Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CÁC CHỈ số ĐÁNH GIÁ TÍNH dễ bị tổn THƯƠNG và PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.35 KB, 9 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 203

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
Cấn Thu Văn
(1)
, Nguyễn Thanh Sơn
(2)

1
Khoa KTTV-TNN, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
2
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN

Thiên tai lũ lụt ngày càng trở nên khó lường cả về tần suất, độ lớn và độ biến động.
Thực tế trên phạm vi cả nước, thiên tai lũ lụt đã gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và
của. Các phương pháp dự báo, đánh giá, quản lý lũ…nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại do
lũ lụt gây ra đã được quan tâm nghiên cứu. Trong đó vấn đề đánh giá mức độ dễ bị tổn
thương do lũ lụt đối với từng địa phương cụ thể, xét đến các yếu tố kinh tế - xã hội, khả năng
chống chịu và môi trường đang là vấn đề thời sự, bổ sung một công cụ hỗ trợ cho việc ra
quyết định nhằm giảm thiểu tác hại do lũ lụt ở địa phương.
Từ khóa: Dễ bị tổn thương, thiên tai lũ lụt.

1. Khái niệm tính dễ bị tổn thương
Cách hiểu về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm gần đây.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị
tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thương


giữa các ngành, lĩnh vực cũng rất phong phú và đa dạng.
Khái niệm dễ bị tổn thương, trong những năm gần đây, đã được quan tâm hơn,
đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý lũ. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một hệ thống
nhằm phân tích các rủi ro từ ngoại cảnh cũng như nội hàm của hiện tượng, quá trình.
Điều này nhằm mục đích tăng khả năng phục hồi của xã hội bằng cách gia tăng khả
năng chống chịu đối với các yếu tố dễ bị tổn thương.
Có nhiều khái niệm dễ bị tổn thương được đưa ra, có thể chỉ ra 3 trường phái
tiêu biểu: (1) Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm họa sinh lý bao gồm phân tích
điều kiện phân bố các hiểm họa, khu vực hiểm họa mà con người đang sống, mức độ
thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác động (Alexander 1999); (2) Chú trọng đến các
khía cạnh xã hội và các tổn thương liên quan đến xã hội nhằm đối phó với các tác
động xấu trong cộng đồng dân cư bao gồm cả khả năng chống chịu và khả năng tự
phục hồi đối với hiểm họa (Blaikie và cộng sự 1994); (3) Kết hợp cả hai phương pháp
và xác định tính dễ bị tổn thương như là hiểm họa, nơi mà chứa đựng những rủi ro sinh
lý cũng như những tác động thích ứng của xã hội (Cutter 1996, Weichselgartner 2002);
* Về biến đổi khí hậu
Năm 1996, SAR đã xác định tính dễ bị tổn thương như là mức độ do biến đổi
khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; nó không chỉ phụ thuộc vào độ
nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều
kiện khí hậu mới, được xem như những tác động dư của biến đổi khí hậu sau khi các
biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2001). Định nghĩa này bao gồm sự
phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để đề kháng các nguy hiểm
tiềm tàng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

204 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Xu hướng phát triển quan điểm các nghiên cứu theo trường phái thứ 3 ngày
càng nhiều. Trong đó nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hoạt động con người và tác

động của thiên tai theo chiều hướng đánh giá tổn thương kinh tế xã hội tăng lên. Khái
niệm về tính dễ bị tổn thương đã dần thể hiện một cái nhìn toàn diện, liên quan đến các
lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã hội trong hệ thống.
Những nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương được sử dụng để biểu thị mức độ
thiệt hại của một khu vực có khả năng sẽ xảy ra bởi tác động của các yếu tố trong lĩnh
vực biến đổi khí hậu (BĐKH). Một vài định nghĩa tính dễ bị tổn thương đang tồn tại
như sau: Chamber (1983) coi tính dễ bị tổn thương có 2 mặt: mặt ngoài là rủi ro, cú
sốc mà cá nhân hoặc hộ gia đình là chủ thể của BĐKH phải hứng chịu và mặt trong là
khả năng tự vệ, đối phó để giảm thiệt hại; Blaikie và cộng sự (1994) định nghĩa tính dễ
bị tổn thương là các đặc trưng của con người hoặc một nhóm người có năng lực để dự
báo, ứng phó, chống lại và phục hồi từ những tác động của BĐKH và những vùng dễ
bị tổn thương được xem xét một cách liên tục cả khả năng tự phục hồi đến mức độ
nhạy cảm. Theo Adger (2002) tính dễ bị tổn thương là mức độ một hệ thống tự nhiên
hoặc xã hội dễ bị thiệt hại do ảnh hưởng của BĐKH. Hậu quả là một hiểm họa có thể
gây hại cho con người ở khía cạnh tổn thương xã hội và những rủi ro mà các hiện
tượng này có thể xảy ra được gọi là độ phơi nhiễm (mức độ tiếp xúc). Theo Watson và
cộng sự (1996) tính dễ bị tổn thương được định nghĩa là mức độ tác động của BĐKH
gây thiệt hại cho hệ thống, theo đó không chỉ có tính nhạy cảm của hệ thống mà còn
khả năng đối phó với các điều kiện khác. Kasperson và cộng sự (2000) cho rằng tính
dễ bị tổn thương là mức độ mà một đơn vị dễ bị tổn thất do tiếp xúc với một nhiễu
loạn hoặc áp lực và khả năng đối phó của các đơn vị tiếp xúc, khả năng tự phục hồi để
trở thành một hệ thống mới hoặc biến mất.
* Về lũ lụt
Tính dễ bị tổn thương mà chúng tôi sử dụng dựa trên khái niệm của UNESCO-
IHE: “Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong những
những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục hồi”
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong
chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) đã đưa ra bản
đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho biết vị trí các vùng nơi mà con người,
môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu

quả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ô nhiễm môi trường”. Tức là, khi định
lượng được tính dễ bị tổn thương của một vùng nào đó và thành lập được bản đồ tổn
thương thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết định
nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác, khái niệm tính dễ bị tổn thương lũ lụt là
việc xem xét lựa chọn tiếp xúc, nhạy cảm, và các chỉ số đối phó của người dân trong
khu vực nghiên cứu. Phân tích các chỉ số này cung cấp một cái nhìn sâu sắc đến các
đặc tính dễ bị tổn thương của người dân bị ảnh hưởng và tác động đối với quản lý
nguy cơ lũ lụt. (Ayoade và Akintola 1980). Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương
của một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra
quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng
chịu.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 205

2. Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương
Một trong các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương là xây dựng “bộ chỉ
số dễ bị tổn thương”. Bộ chỉ số này sẽ thiết lập các tham số tổn thương của một vùng,
tạo ra những giá trị riêng có thể so sánh được theo không gian.
Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương cho một vùng nghiên cứu cụ thể bao gồm
các bước sau: 1- Lựa chọn vùng; 2- Thiết lập các tham số (chúng tôi sử dụng 3 thành
phần dễ bị tổn thương là độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng thích ứng/phục hồi); 3-
Chuẩn hóa các tham số đánh giá; 4- Xác định trọng số tổn thương cho các tham số; 5-
Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương; 6- Phân hạng mức độ tổn thương
Ba thành phần được lựa chọn để đánh giá tính dễ bị tổn thương được có thể
được xác định theo đánh giá thứ 3 của IPCC: “Tính dễ bị tổn thương là một hàm của
các đặc trưng, độ lớn, và tỷ lệ thay đổi nhiệt độ với độ phơi nhiễm của hệ thống, mức
độ nhạy cảm và khả năng đối phó” (McCarthy và cộng sự 2001). Vì vậy, theo định

nghĩa này, tính dễ bị tổn thương có ba thành phần: tiếp xúc (độ phơi nhiễm), mức độ
nhạy cảm và khả năng ứng phó. Ba thành phần này được mô tả như sau:
+ Độ phơi nhiễm được hiểu như là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức
độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực như: Bản đồ tự nhiên; bản đồ sử dụng
đất; bản đồ ngập lũ (tần suất, thời gian, lượng lũ); Dân số, tỷ lệ dân cư nông thôn,
thành thị, dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán, tỷ lệ ngành nghề sản xuất.
+ Độ nhạy cảm mô tả các điều kiện môi trường của con người có thể làm trầm
trọng thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một tác
động nào đó như: Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình; tỷ lệ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,
giáo dục, hệ thống giao thông, liên lạc, thời gian ở trong khu vực ảnh hưởng lũ, kinh
nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự chuẩn
bị cho việc xuất hiện lũ.
+ Khả năng ứng phó là khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng nhằm ngăn
chặn các tác động tiềm năng như: Năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có
thể nhận được từ chính quyền địa phương, Cấu trúc nhà ở, hệ thống đê điều phòng và
chống lũ, dịch vụ y tế công cộng, hiện trạng hệ sinh thái.
3. Phương pháp xác định chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt
3.1. Chuẩn hóa các chỉ số
Rõ ràng các chỉ tiêu có đơn vị và tỷ lệ khác nhau, vì thế khi sử dụng trong 1
hàm quan hệ cần phải được chuẩn hóa trước khi tính toán giá trị tính dễ bị tổn thương
lũ lụt. Trong công bố này đã sử dụng phương pháp trong đánh giá chỉ số phát triển con
người (HDI) của UNDP (2006) để chuẩn hóa bằng cách qui đồng nhất giá trị từ 0-1.
Trước đó phải xác định mối tương quan giữa các chỉ tiêu/tham số với tính dễ bị tổn
thương. Có hai loại quan hệ có thể xảy ra: Quan hệ thuận - tính dễ bị tổn thương tăng
lên/giảm xuống với sự tăng lên/giảm xuống của các giá trị tham số. Ví dụ như tham số
về lượng lũ, cường độ lũ, rõ ràng rằng giá trị các chỉ tiêu này càng lớn thì tính dễ bị
tổn thương của vùng đó càng lớn. Quan hệ nghịch có nghĩa là tính dễ bị tổn thương
tăng lên/giảm xuống với sự giảm/tăng của các giá trị tham số này. Ví dụ như tham số
tỷ lệ người biết chữ, nhận thức về nguy cơ lũ, sự chuẩn bị đối phó với lũ…rõ ràng là


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

206 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

các tham số này càng tăng thì mức độ tổn thương càng giảm. Điều này chúng tôi coi là
các biến số:
+ Hàm quan hệ thuận với tính dễ bị tổn thương và chuẩn hóa sử dụng công
thức:






ij ij
ij
ij ij
ax
i
ii
X Min X
x
M X Min X

=

(1)
+ Mặt khác khi xem xét đến các biến mà giá trị của biến càng cao mà khả năng
gây tổn thương càng thấp thì công thức đối với hàm quan hệ nghịch sẽ là:







ij ij
ij
ij ij
ax
ax
i
ii
M X X
y
M X Min X

=

(2)
Từ hai công thức này cho thấy rằng các giá trị chuẩn hóa của các biến thu được
sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Cho ví dụ số liệu thu thập của một khu vực như sau:
Bảng 1: Số liệu thu thập giá trị các biến
Vùng
Giá trị biến
Chênh lệch mực
nước (m)
Sản lượng lương
thực (tấn/ha)
Tỷ lệ người biết chữ
(%)

I
1,2
3,4
70
II
1,8
3,6
80
III
1,5
2,8
60
Kết quả tính toán giá trị chuẩn hóa:
Bảng 2: Số liệu chuẩn hóa giá trị các biến
Vùng
Giá trị chuẩn hóa
Tổng
Trung
bình
Chênh lệch mực
nước
Sản lượng lương
thực
Tỷ lệ người biết
chữ
I
0,0
0,25
0,5
0,75

0,25
II
1,0
0,0
0,0
1,0
0,33
III
0,5
1,0
1,0
2,5
0,83
Như vậy sau bước tính này sẽ thiết lập được bộ các số liệu đã chuẩn hóa đã
đồng nhất về đo lường và có thể tiến hành các bước tiếp theo.
3.2. Xác định trọng số cho các biến/tham số
Sau khi số liệu được chuẩn hóa, các chỉ số cần được gán trọng số riêng. Có 2
phương pháp để xác định trọng số của các chỉ số là: phương pháp trọng số bằng nhau
và phương pháp trọng số không bằng nhau. Trong công bố này chúng tôi trình bày
phương pháp xác định trọng số không bằng nhau theo thuật giải của Lyengar và
Sudarhan
Giả sử có M vùng, K chỉ tiêu dễ bị tổn thương và x
ij
(i = 1-M, j=1,K) là các giá
trị chuẩn hóa. Mức độ hoặc một giai đoạn phát triển của vùng thứ i,
i
y
được xác định
theo tổng tuyến tính sau:


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 207

ij
1
w
K
j
i
j
yx
=
=

(3)
Ở đây (0 < w < 1 và tổng

w
j
= 1) là những trọng số. Theo Lyengar và
Sudarshan các trọng số này được giả định là tỷ lệ nghịch với phương sai của chỉ tiêu
dễ bị tổn thương, trọng số w
j
được xác định theo công thức:
ij
w
ar( )
j
i

c
vx
=
(4)
Ở đây c là hằng số chuẩn hóa được xác định:
1
1
ij
1
ar( )
K
j
i
c
vx

=


=



(5)
Sự lựa chọn các trọng số theo cách này sẽ đảm bảo rằng sự thay đổi lớn trong
bất kỳ một chỉ tiêu nào sẽ không chi phối quá mức sự đóng góp của các chỉ tiêu còn lại
của các chỉ số và gây sai sót khi so sánh giữa khu vực. Chỉ số dễ bị tổn thương vì vậy
được tính toán sẽ nằm trong phạm vi từ 0 đến 1, với giá trị = 1 chỉ số tổn thương là
lớn nhất còn lại với giá trị = 0 chỉ số tổn thương là không bị ảnh hưởng.
Với mục đích phân loại, sự sắp xếp đơn giản cho các vùng dựa vào các chỉ tiêu

y
i
là đủ. Tuy nhiên, với đặc trưng có ý nghĩa của các vùng dễ bị tổn thương khác nhau,
phân loại chi tiết phù hợp từ một phân bố xác suất giả định là cần thiết. Phân bố xác
suất phù hợp trong trường hợp này là phân bố Beta lấy giá trị từ 0-1 như Lyengar và
Sudarshan (1982) đã áp dụng. Những khoảng này có thể được sử dụng để mô tả những
trạng thái khác nhau của tính dễ bị tổn thương như sau; 1- Mức độ không tổn thương
nếu 0<
i
y
<z1, 2- Mức độ tổn thương ít nếu z
1
<
i
y
<z
2
, 3- Mức độ tổn thương vừa phải
nếu z
2
<
i
y
<z
3
, 4- Mức độ tổn thương cao nếu z
3
<
i
y

<z
4
, 5- Mức độ tổn thương rất cao
nếu z
4
<
i
y
<1.
Một ví dụ tính toán chỉ số dễ bị tổn thương với một trận lũ điển hình đối với 20
vùng nhỏ (số liệu được giả định) dưới đây:
Bảng 3: Các biến trong đánh giá tính dễ bị tổn thương (ví dụ)
Yếu tố
Số
TT
Chỉ tiêu
Hàm
quan hệ
Ý nghĩa

Độ phơi nhiễm

1
Diện tích ngập lũ- % (E1)
Thuận
Giá trị lớn
tổn thương
càng nhiều
2
Độ sâu ngập lũ trung bình- m (E2)

Thuận
3
Vận tốc lũ – m/s (E3)
Thuận

Tính nhạy

1
Phần trăm diện tích tưới/diện tích gieo trồng (S1)
Nghịch

2
Tỷ lệ nông hộ (S2)
Thuận

3
Mật độ dân cư (S3)
Thuận

Khả năng
thích
ứng/chống chịu
1
Tỷ lệ người biết chữ-% (A1)
Nghịch
Giá trị này
càng lớn thì
tổn thương
ít
2

Sự hỗ trợ của chính quyền -% (A2)
Nghịch
3
Kinh nghiệm chống lũ của người dân (A3)
Nghịch
4
Phần trăm gia đình có nhà kiên cố (A4)
Nghịch

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

208 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Giá trị thu thập của các chỉ tiêu tố tổn thương
Bảng 4: Giá trị thu thập các biến (ví dụ)
Vùng
Diện lộ/Tiếp xúc
Tính nhạy
Khả năng thích ứng/chống
chịu
E1
E2
E3
S1
S2
S3
A1
A2
A3
A4

1
27.53
2.21
1.51
57
26.97
368.56
65.4
21.2
66.8
49
2
24.22
2.39
2.27
0.9
10.79
413.99
74.3
21.1
65.4
17.4
3
30.53
2.55
2.38
54.4
28.5
571.94
77.0

21.2
66.2
54.2
4
18.16
2.29
2.31
42.8
19.15
227.93
64.3
21.1
66.5
73.1
5
42.81
1.85
2.36
50.1
18.78
3415.54
68.1
21.1
67.4
61.2
6
37.39
1.08
2.23
59.7

17.1
536.1
77.9
21.2
67.4
82.3
7
30.6
1.03
2.31
33.6
16.54
248.91
63.6
21.2
67.2
83.2
8
15.89
1.11
2.34
66.4
13.75
2144.53
82.3
21.4
67.7
86.6
9
2.54

1.68
2.18
63.1
16.01
615.99
76.3
21.8
67.7
95.9
10
14.74
1.16
2.41
69.6
16.82
2362.98
85.5
21.8
68.3
95.2
11
22.18
1.73
2.39
80.3
13.59
1970.31
84.6
21.4
67.1

81.7
12
24.18
1.34
2.44
68.6
11.88
268.97
68.1
21.1
67.2
78.5
13
32.65
1.94
2.43
73.9
12.49
278.87
72.2
21.1
66.7
89.1
14
18.03
1.84
2.49
61.8
12.77
746.98

77.8
21.2
66.9
77
15
23.76
4.77
2.35
53
21.21
381.3
71.6
21.2
66.4
72.9
16
17.85
2.33
2.42
40.3
17.7
408.9
73.7
21.1
66.3
65.5
17
28.16
1.93
2.31

36.9
12.8
1452.7
84.4
21.1
66.3
87.9
18
15.79
2.89
2.23
25.9
19.39
340.25
81.5
21.1
66.5
80.3
19
13.3
0.59
2.31
69.6
12.24
400
76.1
21.3
66.4
81.5
20

18.06
1.82
2.07
42.4
2.04
995.27
87.6
21.3
66.3
50.1
Các giá trị chuẩn hóa:
Bảng 5: Giá trị chuẩn hóa các biến (ví dụ)
Vùng
Diện lộ/Tiếp xúc
Tính nhạy
Khả năng thích ứng/chống
chịu
E1
E2
E3
S1
S2
S3
A1
A2
A3
A4
1
0.621
0.388

0.000
0.293
0.942
0.044
0.926
0.833
0.522
0.597
2
0.538
0.431
0.776
1.000
0.331
0.058
0.555
1.000
1.000
1.000
3
0.695
0.469
0.888
0.326
1.000
0.108
0.443
0.917
0.725
0.531

4
0.388
0.407
0.816
0.472
0.647
0.000
0.973
0.944
0.622
0.290
5
1.000
0.301
0.867
0.380
0.633
1.000
0.813
0.972
0.308
0.442
6
0.865
0.117
0.735
0.259
0.569
0.097
0.404

0.861
0.295
0.173
7
0.697
0.105
0.816
0.588
0.548
0.007
1.000
0.889
0.386
0.162
8
0.332
0.124
0.847
0.175
0.443
0.601
0.220
0.611
0.181
0.118
9
0.000
0.261
0.684
0.217

0.528
0.122
0.469
0.014
0.207
0.000
10
0.303
0.136
0.918
0.135
0.559
0.670
0.086
0.000
0.000
0.009
11
0.488
0.273
0.898
0.000
0.437
0.547
0.125
0.528
0.392
0.181
12
0.537

0.179
0.949
0.147
0.372
0.013
0.812
0.972
0.353
0.222
13
0.748
0.323
0.939
0.081
0.395
0.016
0.642
1.000
0.542
0.087

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 209

Vùng
Diện lộ/Tiếp xúc
Tính nhạy
Khả năng thích ứng/chống
chịu

E1
E2
E3
S1
S2
S3
A1
A2
A3
A4
14
0.385
0.299
1.000
0.233
0.406
0.163
0.407
0.861
0.485
0.241
15
0.527
1.000
0.857
0.344
0.724
0.048
0.667
0.861

0.662
0.293
16
0.380
0.416
0.929
0.504
0.592
0.057
0.579
0.958
0.695
0.387
17
0.636
0.321
0.816
0.547
0.407
0.384
0.132
1.000
0.681
0.102
18
0.329
0.550
0.735
0.685
0.656

0.035
0.253
0.958
0.603
0.199
19
0.267
0.000
0.816
0.135
0.385
0.054
0.479
0.681
0.632
0.183
20
0.385
0.294
0.571
0.477
0.000
0.241
0.000
0.694
0.698
0.583
Các giá trị trọng số của các chỉ tiêu tổn thương:
Bảng 6: Trọng số của các biến
Vùng

Diện lộ
Tính nhạy
Khả năng thích ứng
Tổng
w
j
E1
E2
E3
S1
S2
S3
A1
A2
A3
A4
Trọng
số (w
j
)
0.105
0.114
0.115
0.102
0.111
0.087
0.080
0.082
0.104
0.100

1.00
Sau khi tính toán các trọng số của các chỉ tiêu ta tiến hành xác định chỉ số tổn
thương của từng vùng với các yếu tố chỉ tiêu xem xét:
Bảng 7: Bảng giá trị tổn thương và phân hạng của các vùng
Vùng
Giá trị chỉ
số tổn
thương
(VI)
Phân
hạng
Vùng
Giá trị chỉ
số tổn
thương
(VI)
Phân
hạng
Vùng
Giá trị chỉ
số tổn
thương
(VI)
Phân hạng
1
0.504
10
8
0.364
17

15
0.610
4
2
0.669
1
9
0.259
20
16
0.552
5
3
0.621
3
10
0.295
19
17
0.505
9
4
0.549
6
11
0.394
16
18
0.509
8

5
0.656
2
12
0.447
13
19
0.361
18
6
0.438
14
13
0.475
11
20
0.397
15
7
0.509
7
14
0.450
12



Ta dễ dàng nhận thấy rằng vùng số 2 là vùng có mức độ tổn thương cao nhất với
giá trị VI=0.699 và vùng số 9 có mức độ dễ bị tổn thương là thấp nhất với VI = 0.259.
Từ các chỉ số dễ bị tổn thương của các vùng ta có thể sắp xếp, đánh giá các vùng

dễ bị tổn thương ở 5 mức độ như sau:
Bảng 8: Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các vùng
Stt
Mức độ tổn thương
Vùng
Ví dụ màu thể hiện
1
Không tổn thương
Không có

2
Tổn thương ít
9, 10, 19, 8, 11, 20

3
Tổn thương vừa phải
6, 12, 14, 13, 1, 17, 18, 7, 4, 16

4
Tổn thương cao
15, 3, 5, 2

5
Tổn thương rất cao
Không có


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

210 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


4. Kết luận
Hiện nay việc nghiên cứu, quản lý và giảm nhẹ tác hại do thiên tai lũ lụt gây ra
đối với đời sống xã hội ngày càng được quan tâm, đặc biệt càng trở nên cấp thiết trong
điều kiện biến đổi khí hậu. Hướng tiếp cận bằng cách đánh giá tính dễ bị tổn thương
do thiên tai lũ lụt nhằm lượng hóa những thiệt hại tiềm năng mà một sự kiện cực đoan
có thể gây ra nhằm đưa ra những biện pháp quản lý đang là hướng nghiên cứu mới và
cần được phát triển.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tính dễ bị tổn thương và cụ thể là tổn thương
do lũ lụt, với đó là những phương pháp tính toán khác nhau. Nghiên cứu lựa chọn một
phương pháp phù hợp để có được bộ chỉ số tốt nhất cho mỗi vùng với các điều kiện cụ
thể sẽ giúp cho việc quản lý lũ được tốt hơn. Bài báo này giới thiệu một trong số nhiều
phương pháp đó. Việc áp dụng cơ sở lý thuyết này để tính toán cho một lưu vực cụ thể
và sẽ được trình bày trong các công trình tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adger, W. N., Huq, S., Brown, K., Conway, D. and Hulme, M. (2002). Adaptation
to climate change: Setting the Agenda for Development Policy and Research.
Tyndall Centre for Climate Change Research Working Paper 16
2. Alexander Fekete, (2009), Assessment of Social Vulnerability for River-Floods in
Germany, Ph.D. thesis techniques, University Fakultat der Rheinischen Friedrichs-
Wilhelm – Bonn.
3. Ayoade, J.O. and F.O. Akintola ( 1980), "Public perception of flood hazard in
two Nigerian cities ", Environment International Vol 4, pages 277-280
4. Chamber, R., 1983. Rural Development: Putting the Last First, Essex: Longman
Blaikie, P., T.Cannon, I.David and B.Wisner, 1994. “At Risk: Natural Hazards
People’s Vulnerability, and Disasters”, Routledge, London
5. Cutter S.L. (1996). Vulnerability to Environmental Hazards. Progress in Human
Geography 20(4):529–39.
6. Đặng Đình Khá, (2011), Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông

Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự
nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội
7. Dang Dinh Kha, Tran Ngoc Anh and Nguyen Thanh Son (2010), Flood
vulnerability assessment of downstream area in thach han river basin, quang tri
province. Journal of Natural Science, Vietnam National University, Hanoi.
8. Downing, TE, Butterfield, R, Cohen, S, Huq, S, Moss, R, Rahman, A, Sokona, Y
and Stephen, L (2001). Vulnerability Indices: Climate Change Impacts and
Adaptation. UNEP Policy Series, UNEP, Nairobi.
9.
10. IPCC (1996). Second Assessment Report
11. IPCC (2001a). Climate change 2001: Impacts, Adaptation and Vulnerability,
Summary for Policymakers, WMO

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 211

12. Iyengar, N.S. and P. Sudarshan. 1982. ‘A Method of Classifying Regions
from Multivariate Data’, Economic and Political Weekly, Special Article: 2048-
52.
13. Janet Edwards (2007). Handbook for Vulnerability Mapping. EU Asia ProEco
project
14. Kasperson, J.X., R.E.Kasperson, B.L.Turner, W.Hsieh, and A.Schiller, 2000.
“Vulnerability to Global Environmental Change”, The Human Dimensions of
Global Environmental Change, Cambridge, MIT Press
15. McCarthy JJ, Canziani OF, Leary NA, Dokken DJ, White KS (eds) (2001)
Climate change 2001: impacts,adaptation and vulnerability. Cambridge University
Press, UK
16. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn, 2012 Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ

bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28, số 3S tr.115-122
17. UNDP (2006) Human development report, United Nations Development
Program. Available at:
18. Watson, R.T., M.C.Zinyowera and R.H.Moss, 1996. “Climate Change 1995:
Impacts, Adaptations and Mitigation of Climate Change: Scientific-Technical
Analyses”, Cambridge University Press, Cambridge.
19. Weichselgartner, J. (2002). About the capacity to be wounded: the need to link
disaster mitigation and sustainable development. Extreme Naturereignisse –
Folgen, Vorsorge, Werkzeuge, DKKV, Bonn. p.150–158

FLOOD VULNERABILITY INDEX AND
METHODOLOGY COMPUTATION
Can Thu Van
1
, Nguyen Thanh Son
2
1
Ho Chi Minh City University for Natural resuorces and environment
2
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, VNU University of Science,
Vietnam National University

Natural disasters-floods are becoming more unpredictable in terms of the frequency,
magnitude and volatility. In Vietnam natural disasters - floods have caused huge damage both
in human lives and property. The methods to forecast, assess, and management flood aiming
to reduce the damage flood have received many studies. In which, assessing flood
vulnerability for specific local that taking into account factors such as socio-economy,
environment and resistance is a topical issue, an additional tool to support decision making
in order to reduce the damage caused by flood in each local.

Key words: Flood vulnerability, diasters-floods

×