Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước tại các rạn SAN hô VÙNG BIỂN cù LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.92 KB, 6 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 361

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI CÁC RẠN SAN HÔ
VÙNG BIỂN CÙ LAO CHÀM, TỈNH QUẢNG NAM
Phạm Hữu Tâm
Viện Hải Dương Học, Nha Trang

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển Cù Lao
Chàm cho thấy, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) tương đối cao (>6 mg/l), hàm lượng nitrate-N
(từ 30µg/l đến 54µg/l), hàm lượng phosphate-P (từ 2,0µg/l đến 3,4µg/l), hàm lượng
ammonia-N biến đổi trong phạm vi rộng (0 đến 63µg/l), trong khi đó nitrite-N có giá trị thấp
hoặc hầu như không hiện diện. Hàm lượng các kim loại nặng (Zn<19,6µg/l; Cu<2,8µg/l và
Pb<3,4µg/l) tương đối thấp, hàm lượng hydrocarbon ở mức tương đối cao.
Nhìn chung, ít có sự khác biệt về giá trị của các thông số môi trường cơ bản như (pH,
nhiệt độ, độ muối, BOD
5
), các muối dinh dưỡng (ammonia-N, nitrite-N, silicate-Si),
hydrocarbon, các kim loại nặng (Zn, Cu và Pb), trong lúc đó hàm lượng của DO, vật lơ lửng
(TSS), nitrate-N, phosphate-P có sự khác biệt không đáng kể giữa 2 đợt khảo sát.

1. Mở đầu
Quần đảo Cù Lao Chàm ở phía đông tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Hội An
18km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nằm ở vị trí
15
o
52’-16
o
00’ vĩ độ bắc và 108


o
22’-108
o
44’ kinh độ đông, bao gồm 8 hòn đảo và lớn
nhất là đảo Cù Lao Chàm với diện tích 1.317ha. Các rạn san hô ở khu vực biển Cù Lao
Chàm phân bố với tổng diện tích khoảng 200ha, được các nhà khoa học đánh giá cao
và đưa vào danh sách bảo vệ, tạo điều kiện lý tưởng cho các loài hải sản sinh trưởng
và phát triển, nơi đây còn có thảm thực vật biển phong phú đa dạng, đặc biệt là nguồn
hải sản và nguồn lợi yến sào. Khu bảo tồn thiên nhiên biển Cù Lao Chàm được thành
lập vào năm 2003 nhằm mục đích bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học cũng như
các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, là 1 trong 5 khu bảo tồn biển của Việt Nam đã
đi vào hoạt động tính đến thời điểm năm 2012.
Tuy nhiên cho đến nay hầu như chưa có công trình công bố nào đề cập đến chất
lượng môi trường nước vùng biển này. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng môi trường
nước tại các rạn san hô vùng biển Cù Lao Chàm là cần thiết và có ý nghĩa khoa học
cao, trên cơ sở đó đưa ra một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý, bảo vệ môi
trường nhằm phát triển bền vững.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thu mẫu
Tiến hành 2 đợt khảo sát để thu mẫu nước biển (tầng mặt và đáy) tại các rạn san
hô trong vùng biển nghiên cứu vào tháng 5/2004 và tháng 6/2008 (Hình 1). Các khu
vực được khảo sát bao gồm: Xung quanh hòn Giai và hòn Mỏ - phía tây Cù Lao Chàm
– phía đông Cù Lao Chàm. Tổng cộng có tất cả 36 mẫu nước biển (bao gồm 9 trạm)
được thu trong 2 đợt khảo sát.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

362 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường



Hình 1: Vị trí các trạm thu mẫu
2.2. Phương pháp phân tích
Các mẫu nước biển được xử lý, bảo quản và phân tích theo các phương pháp
tiêu chuẩn hiện hành (APHA, 2005) [1]. Được tiến hành phân tích tại phòng Thủy Địa
Hóa – Viện Hải Dương Học, Nha Trang.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hiện trạng môi trường nước vùng biển Cù Lao Chàm tháng 5/2004
Từ các dẫn liệu thống kê ở Bảng 1 và 2 cho thấy: trong đợt khảo sát tháng
5/2004, phần lớn giá trị của tất cả các thông số cơ bản, muối dinh dưỡng và kim loại
nặng đều biến đổi trong phạm vi rất hẹp. Trong đợt khảo sát này, vùng nghiên cứu có
giá trị pH tương đối cao (>8). TSS luôn ở mức thấp (<22mg/l), đặc biệt hàm lượng ôxy
hòa tan khá cao (>6,3 mg/l), BOD
5
rất thấp (<1,1mg/l).
Xem xét yếu tố muối dinh dưỡng cho thấy hàm lượng muối phosphate-P rất bé
(<6,8µg/l), nitrate-N thấp (<55µg/l), ammonia-N và nitrite-N có giá trị rất thấp tại 3
khu vực khảo sát, tương tự silicate-Si cũng có giá trị tương đối thấp. Hàm lượng của
các kim loại nặng ở khu vực phía tây thường cao hơn 2 khu vực còn lại. Hàm lượng
của phần lớn các kim loại nặng đều thấp (Zn<20µg/l, Cu và Pb<2,4µg/l). Tuy nhiên,
hàm lượng hydrocarbon lại ở mức cao (470-731µg/l).
Bảng 1: Giá trị thống kê các thông số cơ bản và hydrocarbon theo các khu vực
(5/2004)
Khu vực
Giá
trị
pH
Nhiệt độ
Độ muối
DO
BOD

5

TSS
HC
(
o
C)
(%o)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(µg/l)
Xung quanh
khu vực Hòn
Giai-
Hòn Mỏ
CT
8,04
26,60
29,00
6,28
0,82
18,00
525

8,15
27,89
31,00
6,64
1,08

21,80
562
TB
8,11
27,26
29,67
6,51
0,95
20,38
543,5
n
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,03
0,74
0,82
0,15
0,10
1,61
26,16
Phía tây
Cù Lao
Chàm
CT

8,11
27,18
29,00
6,43
0,64
17,50
598

8,16
28,36
31,00
6,82
0,95
23,20
671
TB
8,14
27,70
29,50
6,69
0,80
19,92
634,5
n
6
6
6
6
6
6

6

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 363

Khu vực
Giá
trị
pH
Nhiệt độ
Độ muối
DO
BOD
5

TSS
HC
(
o
C)
(%o)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(µg/l)
Độ lệch chuẩn
0,05
0,93
0,84

0,16
0,11
2.12
51,62
Phía đông
Cù Lao
Chàm
CT
8,15
25,31
28,00
6,52
0,65
16,40
470

8,19
27,66
30,00
6,84
1,03
21,10
731
TB
8,16
26,54
29,17
6,72
0,86
18,63

600,5
n
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,06
1,04
0,75
0,12
0,14
1,66
184,55
CT: cực tiểu; CĐ: cực đại; TB: trung bình; n: số mẫu
Bảng 2: Giá trị thống kê các muối dinh dưỡng và kim loại nặng theo các khu vực
(5/2004)
Khu vực
Giá
trị
NO
2
-N
NO
3
-N
NH

3,4
-N
PO
4
-P
SiO
3
-Si
Zn
Cu
Pb
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
Khu vực
xung quanh
Hòn Giai-
Hòn Mỏ
CT
2,50
45,00
31,00
2,00
211
13,40

1,40
2,30

3,60
50,00
53,00
5,00
317
16,70
2,80
2,50
TB
3,12
47,17
44,67
3,10
261
15,05
2,10
2,40
n
6
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn

0.37
1,94
11,93
1,05
44,85
2,33
0,99
0,14
Phía tây
Cù Lao
Chàm
CT
2,20
51,00
25,00
2,00
153
16,30
2,10
2,20

3,20
55,00
56,00
3,00
255
19,60
2,60
3,40
TB

2,58
52,83
37,33
2,45
211,8
17,95
2,35
2,80
n
6
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,36
1,72
16,44
0,37
40,20
2,33
0,35
0,85
Phía đông
Cù Lao
Chàm
CT

2,70
38,00
32,00
1,80
169
14,30
1,70
2,50

4,90
44,00
50,00
6,80
285
15,80
1,70
3,20
TB
3,37
40,67
39,00
3,68
219
15,05
1,70
2,85
n
6
6
6

6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,79
1,97
6,69
2,07
41,41
1,06
0
0,49
3.2. Hiện trạng môi trường nước vùng biển Cù Lao Chàm tháng 6/2008
Kết quả phân tích các thông số môi trường nước theo từng khu vực vào tháng
6/2008 (Bảng 3 và 4) cho thấy: phần lớn giá trị của tất cả các thông số môi trường
khảo sát đều biến đổi trong phạm vi hẹp, ngoại trừ ammonia và nitrite có giá trị biến
đổi đáng kể. Tương tự chuyến khảo sát trước đó, giá trị pH cũng cao (>8). TSS cũng ở
mức thấp (khoảng 35mg/l), ôxy hòa tan có giá trị cao và giá trị cao thường tập trung ở
phía đông Cù Lao Chàm, hàm lượng BOD
5
ở mức tương đối thấp (<1,5mg/l).
Hydrocarbon biến thiên đáng kể (302-767µg/l).
Về mặt muối dinh dưỡng, hàm lượng phosphate-P tương đối thấp (<12,8µg/l),
nitrate-N cũng thấp (<37µg/l), ammonia-N và nitrite-N có giá trị bé hoặc không hiện
diện. Hàm lượng cao của phosphate và ammonia thường tập trung ở khu vực xung
quanh hòn Giai-hòn Mỏ. Tương tự đợt khảo sát tháng 5/2004, hàm lượng của hầu hết
các kim loại nặng Zn, Cu và Pb cũng đều thấp (Zn<18µg/l, Cu và Pb<2,2µg/l). Giá trị
cao của các kim loại nặng thường tập trung ở khu vực phía đông Cù Lao Chàm.





Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

364 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Bảng 3: Giá trị thống kê các thông số cơ bản và hydrocarbon theo các khu vực
(6/2008)
Khu vực
Giá
trị
pH
Nhiệt độ
Độ muối
DO
BOD
5

TSS
HC
(
o
C)
(%o)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(µg/l)

Khu vực
xung quanh
Hòn Giai-
Hòn Mỏ
CT
8,07
26,70
29,00
5,77
0,35
31,00
405

8,17
27,80
30,00
6,26
1,01
34,00
738
TB
8,14
27,23
29,50
5,97
0,71
32,28
601
n
6

6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,04
0,64
0,75
0,18
0,28
2,68
109,89
Phía tây
Cù Lao
Chàm
CT
8,14
27,10
28,00
5,12
0,58
29,60
302

8,18
28,30
30,00
6,72

1,30
34,00
657
TB
8,16
27,75
28,67
6,19
0,82
31,62
544
n
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
0,02
0,43
0,82
0,56
0,27
1,96
129,66
Phía đông
Cù Lao
Chàm

CT
8,14
25,30
28,00
6,16
0,66
32,00
303

8,18
27,70
30,00
6,67
1,44
35,20
767
TB
8,16
26,60
29,33
6,41
0,97
32,95
578
n
6
6
6
6
6

6
6
Độ lệch chuẩn
0,02
1,06
0,82
0,17
0,26
1,21
157,26
Bảng 4: Giá trị thống kê các muối dinh dưỡng và kim loại nặng theo các khu vực vào
tháng 6/2008
Khu vực
Giá
trị
NO
2
-N
NO
3
-N
NH
3,4
-N
PO
4
-P
SiO
3
-Si

Zn
Cu
Pb
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
(µg/l)
Khu vực
xung quanh
Hòn Giai-
Hòn Mỏ
CT
0,30
32,00
34,00
10,60
161
8,20
0,90
1,00

3,30
35,00
68,00
12,80
208

11,60
1,90
1,80
TB
1,15
33,75
47,75
11,88
189
9,70
1,45
1,48
n
6
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
1,50
1,97
13,49
1,05
25,89
2,48
0,40
0,45

Phía tây
Cù Lao
Chàm
CT
0
30,00
0
8,10
151
10,00
1,10
0,80

7,00
37,00
63,00
12,20
205
14,20
1,80
1,80
TB
2,07
34,00
17,00
10,53
165
11,52
1,42
1,42

n
6
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
3,24
2,45
25,72
1,65
20,00
1,49
0,27
0,45
Phía đông
Cù Lao
Chàm
CT
0
31,00
0
9,10
140
8,40
1,50
1,00


5,90
35,00
0
13,40
182
18,00
2,20
2,10
TB
2,10
33,33
0
11,12
158,5
13,43
1,85
1,62
n
6
6
6
6
6
6
6
6
Độ lệch chuẩn
2,69
1,63

0
1,67
18,52
3,47
0,29
0,38
4. Thảo luận
4.1. Sự biến thiên của các thông số môi trường
• Theo không gian:
Dựa vào số liệu thống kê trong các Bảng 1, 2, 3 và 4 cho thấy: vào tháng
5/2004 ít có sự khác biệt về các giá trị (hàm lượng) của các thông số môi trường nước
giữa các khu vực khảo sát. Ngoại trừ, hàm lượng của các kim loại nặng ở khu vực phía
tây thường cao hơn 2 khu vực còn lại.
Số liệu phân tích trong đợt khảo sát 6/2008 (Bảng 3 và 4) cho thấy ít có sự khác
biệt về giá trị (hàm lượng) giữa các khu vực khảo sát. Tuy nhiên, hàm lượng cao của

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 365

ôxy hòa tan thường tập trung ở phía đông Cù Lao Chàm, hàm lượng cao của
phosphate-P và ammonia-N thường tập trung ở xung quanh hòn Giai và hòn Mỏ và
hàm lượng cao của các kim loại nặng (Zn, Cu và Pb) thường tập trung ở phía đông Cù
Lao Chàm (ở những khu vực này thường có lượng tàu thuyền đánh cá tập trung với
mật độ lớn và là nơi tập trung sinh sống của ngư dân). Hàm lượng muối silicate-Si ít
dao động và có giá trị rất bé trong cả 2 đợt khảo sát, điều đó cho thấy khu vực nghiên
cứu là nơi ít chịu ảnh hưởng của dòng nước lục địa.
• Theo thời gian:
Dựa vào dẫn liệu trong các Bảng 1, 2, 3 và 4 cho thấy ít có sự khác biệt lớn về
các giá trị (hàm lượng) của các thông số cơ bản như (pH, nhiệt độ, độ muối, BOD

5
),
các muối dinh dưỡng (ammonia-N, nitrite-N, silicate-Si), hydrocarbon, các kim loại
nặng (Zn, Cu và Pb). Hàm lượng của DO, vật lơ lửng (TSS), nitrate-N và hydrocarbon
ở thời điểm tháng 5/2004 thường cao hơn so với tháng 6/2008, trong khi đó muối
phosphate-P thì có xu hướng ngược lại (tháng 6/2008 thường cao hơn so với tháng
5/2004), điều đó cho thấy sự kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động dân sinh và tàu
thuyền đánh cá trong khu vực nghiên cứu ngày càng tốt hơn.
4.2. Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển Cù Lao Chàm
Như đã trình bày ở phần trên, vùng biển Cù Lao Chàm nằm tương đối xa bờ
(khoảng 18km), nên trong cả 2 đợt khảo sát giá trị pH thường cao, hàm lượng muối
silicate thường bé và dao động trong phạm vi rất nhỏ, điều đó cho thấy môi trường
nước biển ít chịu ảnh hưởng của dòng nước lục địa, nồng độ oxy hòa tan tương đối
phong phú, giá trị BOD
5
không cao, mức dinh dưỡng tương đối thấp. Nồng độ các kim
loại nặng Zn, Cu, Pb cũng ở mức thấp.
Theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ - với mục
đích bảo tồn đời sống thủy sinh, QCVN 10:2008/BTNMT (pH: 6,5-8,5, TSS: 50mg/l,
DO>5mg/l, ammonia: 100µgN/l, Pb: 50µg/l, Cu: 30µg/l, Zn: 50µg/l, hydrocarbon:
không phát hiện), cho thấy vùng biển Cù Lao Chàm chỉ có hydrocarbon luôn vượt giới
hạn cho phép [3]. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm bẩn hydrocarbon là phổ biến ở hầu hết
các khu vực biển Việt Nam (Lê Thị Vinh và cộng sự, 2010; Lê Trọng Dũng, Hồ Hải
Sâm, 2010) [4,5]. Vì vậy, việc tiếp tục kiểm soát nguồn ô nhiễm hydrocarbon từ hoạt
động của tàu thuyền đánh cá tại khu vực nghiên cứu là việc làm cấp bách và cần thiết,
nhằm đưa yếu tố này về giới hạn cho phép được quy định trong qui chuẩn kỹ thuật
quốc gia.
Căn cứ theo giới hạn cho phép được qui định trong tiêu chuẩn nước bảo tồn rạn
san hô của Thái Lan (DO: 6mg/l; Zn: 50µg/l ; Pb: 8,5µg/l; Cu: 8 µg/l; ammonia-N:
70µg/l; nitrate-N: 20µg/l; phosphate-P: 15µg/l) [2], có thể thấy vùng biển nghiên cứu

luôn đạt tiêu chuẩn nước bảo tồn rạn san hô ngoại trừ trường hợp muối nitrate (luôn
vượt giới hạn cho phép ở cả 2 đợt khảo sát), tuy nhiên hệ số ô nhiễm của thông số này
không cao.
5. Kết luận và kiến nghị
Từ các dẫn liệu trình bày trên, có thể đưa ra một số kết luận về môi trường nước
tại các rạn san hô vùng biển Cù Lao Chàm trong 2 đợt khảo sát như sau:
• Nhìn chung, chất lượng nước ở các khu vực khác nhau trong vùng biển nghiên cứu
tương đối đồng nhất. Chỉ có sự khác biệt không đáng kể hàm lượng của các kim loại

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

366 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

nặng (ở phía tây Cù Lao Chàm), ôxy hòa tan (ở phía đông Cù Lao Chàm) và hàm
lượng của phosphate, ammonia (ở xung quanh hòn Giai và hòn Mỏ) so với các khu
vực còn lại.
• Vùng biển nghiên cứu chưa có hiện tượng ưu dưỡng, mức dinh dưỡng tương đối thấp
(ammonia và nitrite thấp hoặc không có mặt, hàm lượng nitrate, phosphate và silicate
không cao). Hàm lượng ôxy hòa tan tương đối cao, hàm lượng các kim loại nặng (Zn,
Cu, Pb) và giá trị BOD
5
cũng luôn ở mức thấp.
• Ít có sự khác biệt về giá trị (hàm lượng) của các thông số môi trường trong cả 2 đợt
khảo sát. Hàm lượng của ôxy hòa tan, vật lơ lửng, nitrate và hydrocarbon ở thời điểm
tháng 5/2004 thường cao hơn so với tháng 6/2008, trong khi đó muối phosphate thì có
xu hướng ngược lại.
Lời cảm ơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Long, cán bộ phòng Nguồn lợi
thủy sinh, Viện Hải Dương Học đã cho phép sử dụng số liệu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA (2005). Standard Methods for Examination of Water and Wastewater. 21
st

edition - American Public Health Association, Washington D.C.
2. Asean Marine Water Quality Management Guidelines and Monitoring Manual
(2004) - Online Publication.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008). Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- QCVN 10: 2008/BTNMT, trang 757 - 759.
4. Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm, Phạm
Hồng Ngọc, Lê Trần Dũng, Lê Hoài Hương và Lê Hùng Phú (2010). Chất lượng
môi trường biển ven bờ Phan Thiết - Tuyển tập nghiên cứu biển, tập XVII, trang
43-52.
5. Lê Trọng Dũng, Hồ Hải Sâm (2010). Nhiễm bẩn dầu ở vịnh Vân Phong - Tuyển
tập nghiên cứu biển, tập XVII, trang 75-81.

WATER QUALITY AT CORAL REEFS IN WATERS OF
CHAM ISLANDS, QUANG NAM PROVINCE
Pham Huu Tam
Institute of Oceanography, Nhatrang, Vietnam

Data on the water quality at coral reefs in waters of Cham islands showed that DO
concentrations were relatively high (>6mg/l), concentrations of nitrate-N (from 30µg/l to
54µg/l), phosphate-P (from 2,0µg/l to 3,4µg/l) and concentrations of ammonia-N (from 0 to
63µg/l) comparatively varied widely, values of nitrite-N were low or were not found (trace),
heavy metal concentrations (Zn<19,6µg/l; Cu<2,8µg/l and Pb<3,4µg/l) were fairly low,
hydrocarbon concentration was comparatively high.
Generally, there were no differences in values of basic parameters (pH, temperature,
salinity, BOD
5

), nutrients (ammonia, nitrite, silicate), hydrocarbon, heavy metal (Zn, Cu and
Pb), while TSS, DO, nitrate-N and phosphate-P concentrations have differences between two
surveys.

×