Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.97 KB, 27 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………………….




Chu Mạnh Trinh





XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM
TỈNH QUẢNG NAM




Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số : 62.85.15.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG









Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chu Hồi
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường



Phản biện 1:………………………………………………………

Phản biện 2:…………………………………………………………

Phản biển 3:…………………………………………………………





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

họp tại:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Vào hồi… giờ…. ngày… tháng… năm……




Có thể tìm hiểu luận án tại:
1) Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2) Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Nam
3) Thư viện Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, tài nguyên và môi trường (TN&MT) biển là chỗ dựa sinh kế của
hơn 20 triệu người sống dựa vào nguồn lợi ven bờ, trong đó có hơn 157 xã nghèo
ven biển và trên hải đảo. Sự phụ thuộc này càng trở nên quan trọng sống còn khi
công tác quản lý TN&MT biển còn có những bất cập và các biểu hiện suy thoái môi
trường, cạn kiệt tài nguyên biển ngày càng rõ nét. Khai thác không hợp lý, ô nhiễm
biển, thiên tai ở vùng biển, quản lý đơn ngành, thiếu sự phối hợp giữa trung ương và
địa phương,… đặc biệt là sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa cộng đồng và Nhà nước
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng TN&MT biển vẫn là những vấn đề bức xúc.
Việc phối hợp giữa Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder)

để bảo vệ và sử dụng hợp lý TN&MT nói chung và biển nói riêng là một trong
những hiệu quả đem lại của đồng quản lý (ĐQL). Qua thực tế áp dụng ĐQL ở một số
nước trên thế giới, thì cộng đồng địa phương được tham gia trong quá trình quy
hoạch, lập kế hoạch phân vùng và ra quyết định thường chú ý các tác động ảnh
hưởng TN&MT ở địa phương có hệ thống hơn. Gần đây, trong chừng mực khác
nhau cơ chế ĐQL được nghiên cứu ứng dụng và bước đầu đã hố trợ công tác quản lý
nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, ven biển ở một số địa phương như: Bến
Tre, Tiên Yên (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Đầm Thị Nại (Bình Định), Về
mặt chủ trương, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở theo
nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có thể nói, hoạt động bảo vệ
TN&MT biển của cộng đồng luôn gắn liền với quá trình sản xuất tại hiện trường
(trên biển, hải đảo và ven biển) và là một nhiệm vụ không thể tách rời hoạt động sản
xuất. Vì thế, bảo vệ TN&MT biển phải được xem là một yếu tố nằm ngay trong quá
trình sản xuất, cộng đồng phải được giao quyền và được bảo đảm về lợi ích (quyền
và lợi) để họ thực sự tự giác và chủ động tham gia vào sự nghiệp bảo vệ TN&MT
biển và ven biển của đất nước.
Mặc dù sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ TN&MT nói chung và biển
nói riêng đã dần được pháp lý hoá, được cụ thể hoá trong nhiều văn bản chính sách,
pháp luật khác nhau (Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
CSVN ngày 26/8/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nghị quyết số 41-NQ/TW ban hành
ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản ban hành tháng 11/2003,…)
nhưng đến nay vẫn chưa có một mô hình ĐQL theo đúng nghĩa của nó được áp dụng
đại trà, đặc biệt không có ĐQL cho Khu bảo tồn biển (KBTB). Vì vậy, việc “Xây
dựng mô hình ĐQL TN&MT biển ở KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam” để
cộng đồng tham gia với tư cách là “chủ thể”, không phải “khách thể”, để trách nhiệm
và lợi ích của họ được bảo đảm trong quá trình quản lý KBTB này là một đòi hỏi
khách quan và là một nhu cầu thực tế ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra giải pháp tối ưu để vận động cộng đồng địa phương tham gia chia sẻ

trách nhiệm, quyền lợi trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý TN&MT ở KBTB Cù
Lao Chàm theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi.


3. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
a. Tổng quan các mô hình ĐQL hoặc liên quan đến ĐQL (quản lý có sự tham
gia của người dân, quản lý dựa vào cộng đồng) trong quản lý TN&MT vùng bờ biển
(gọi tắt là vùng bờ).
b. Làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn, cơ chế và tiêu chí ĐQL, và
việc ứng dụng mô hình ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
c. Thiết kế mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm.
d. Triển khai ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL TN&MT trong quá trình
lập kế hoạch phân vùng chức năng, xây dựng quy chế, kế hoạch quản lý, tuần tra
giám sát, cải thiện sinh kế và chuyển đổi sinh kế thay thế cho người dân trên đảo.
e. Phân tích cơ chế và giải pháp hỗ trợ tính bền vững của mô hình ĐQL
TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm để có thể nhân rộng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng và các vấn đề ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm.
5. Pham vị nghiên cứu
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
6.Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất, nền tảng ĐQL và xây dựng mô hình ĐQL TN&MT
tại KBTB Cù Lao Chàm
- Nghiên cứu nhu cầu sử dụng TN&MT, văn hóa - xã hội - nhân văn của
cộng đồng địa phương Cù Lao Chàm.
- Nghiên cứu tri thức địa phương đối với quản lý TN&MT tại KBTB CLC
- Nghiên cứu các phương pháp, công cụ và kỹ thuật làm việc với cộng đồng
để kêu gọi sự tham gia chia sẻ trách nhiệm quản lý.
- Nghiên cứu vai trò lãnh đạo, thúc đẩy của các cấp chính quyền, nhất là
chính quyền địa phương đối với cộng đồng.

7. Đóng góp khoa học mới của luận án

••
• Về lý luận
- Xây dựng được khung phân tích logic quá trình ĐQL, khung phân tích nền
tảng hệ quả ĐQL, và mô hình ĐQL trong bảo vệ TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm.
- Xác định được sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng, các
bên liên quan và tính ổn định của mô hình.
- Lượng hóa được mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình
quản lý TN&MT.
- Xác định các phương pháp kinh điển theo PRA, DPSIR, SWOT, SMART,
LFA, CBA như là bộ công cụ chủ yếu để làm việc với cộng đồng trên cơ sở đồng
thuận tham gia trong các bước: nghe, biết, bàn, làm và giám sát trong quá trình ĐQL.
- Xác định được tính hiệu quả của việc dựa vào cộng đồng ĐQL TN&MT khi
mối quan hệ mật thiết của cộng đồng địa phương với TN&MT được tôn trọng và
quyền sử dụng nguồn lợi được bảo vệ, và khi tri thức địa phương của cộng đồng
được phát huy cùng với năng lực cán bộ tổ chức cộng đồng được quan tâm, trao dồi.
- Quá trình ĐQL đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các khái niệm
quản lý tổng hợp, quản lý thích ứng và quản lý dựa vào hệ sinh thái trong quản lý
TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm.



••
• Về thực tiễn
- Kêu gọi được sự tham gia vào công việc bảo tồn và góp phần cải thiện sinh
kế thay thế cho cộng đồng Cù Lao Chàm dựa vào tính bền vững của TN&MT ở địa
phương.
- Tạo thuận lợi cho cộng đồng địa phương thực hiện quyền tiếp cận TN&MT
tại KBTB Cù Lao Chàm.

- Lồng ghép được tri thức địa phương với kiến thức khoa học trong quá trình
ĐQL của các hoạt động như quy hoạch, phân vùng, xây dựng quy chế, kế hoạch
quản lý, phát triển sinh kế, du lịch sinh thái tại KBTB Cù Lao Chàm.
- Xác định được vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc huy động nguồn
lực và sự hỗ trợ bên ngoài, trong việc ban hành văn bản pháp quy, phê duyệt quy
hoạch phân vùng, quy chế bảo vệ, kế hoạch quản lý và giao quyền quản lý, khai thác,
sử dụng lợi ích từ TN&MT cho cộng đồng Cù Lao Chàm.

••

Về kết quả nghiên cứu
- Tổng hợp được quá trình xây dựng, phát triển, tính khả thi và hiệu quả của
KBTB Cù Lao Chàm theo nguyên tắc: Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng
lợi, đáp ứng được mục tiêu bảo tồn và hỗ trợ phát triển sinh kế của người dân địa
phương.
- Xác định cơ chế và giải pháp hỗ trợ tính bền vững của mô hình ĐQL tài
nguyên và môi trường tại KBTB Cù Lao Chàm, và cơ sở nhân rộng mô hình này. Mô
hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm trở thành một trường hợp nghiên cứu
điển hình (case-study) trong lĩnh vực bảo tồn biển và vận động cộng đồng tham gia.
- Chứng minh được ĐQL không phải là việc chia sẻ quyền lực trực tiếp giữa
Nhà nước và nhân dân, mà là sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) trong
quá trình quản lý TN&MT biển ở địa phương.
- Xác định được chu trình tối thiểu để áp dụng ĐQL TN&MT và đã đánh giá
được cấp độ ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm sau 07 năm áp dụng (2003 - 2010).
- Xác định được lợi ích của người dân sống trong KBTB Cù Lao Chàm so
với người ngoài từ các hoạt động sinh kế như thủy sản, du lịch sinh thái mang lại
trong quá trình bảo tồn, và các thách thức đối với KBTB CLC trong tương lai.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội
dung luận án được kết cấu thành 4 chương

Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan đồng quản lý
Chương 3: Xây dựng và ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL.
Chương 4: Kết quả ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL.
Chương 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu chung
- Sử dụng cách tiếp cận đa ngành, cộng đồng và hệ thống theo hướng tổng
hợp, phân tích lý luận và thực tiễn, định tính và định lượng thông tin, đồng thời kết
hợp theo chuỗi sự kiện lịch sử và logic.


- Áp dụng các phương pháp phân tích kinh điển theo PRA (participatory
rural assessment - đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của cộng đồng); DPSIR
(Driven, Pressure, State, Impact, Resspondes - động lực, áp lực, tình trạng, tác động,
đáp ứng); SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat - điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, đe dọa) [65]; SMART (Specific, Measurable, Available, Reasonable, Time -
công việc cụ thể, có thể cân đo được, thiết thực, khả thi, mốc thời gian); LFA (logical
framework approach - tiếp cận khung logic); CBA (cost benefit analysis - phân tích
chi phí và lợi ích); và chọn mẫu điều tra.
- Sử dụng kết quả của chương trình ghi nhật ký khai thác (log-book) và chương
trinh giám sát đa dạng sinh học và môi trường tại KBTB Cù Lao Chàm.
Chương 2
TỔNG QUAN ĐỒNG QUẢN LÝ
2.1. Quan niệm về ĐQL
- Thế giới xem đồng quản lý (ĐQL, co-management) là sự phối hợp, trong đó
người khai thác, sử dụng (user) nguồn lợi, chính quyền, các bên liên quan và các cơ
quan bên ngoài vùng quản lý thông qua tư vấn và thương thuyết cùng thỏa thuận về
vai trò, chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý TN&MT. ĐQL được
chia thành 5 cấp độ: hướng dẫn, tư vấn, phối hợp, cố vấn và thông tin. Đi cùng với

ĐQL còn có quản lý có sự tham gia (participatory management), quản lý dựa vào
cộng đồng (community-based management) và ĐQL dựa vào cộng đồng
(community-based co-management).
- Việt Nam đã cụ thể hóa quan niệm nói trên, rằng ĐQL là sự tham gia của
cộng đồng địa phương và các bên liên quan thống nhất chia sẻ trách nhiệm và lợi ích
trong quản lý TN&MT theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng lợi,
và theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuy nhiên, quá trình
triển khai ở Việt Nam cần chú trọng kỹ năng làm việc với cộng đồng để phát huy
hiệu quả thực tế của ĐQL.
Như vậy có thể thấy, luận điểm nào cũng phải dựa vào sức mạnh tiềm ẩn
trong cộng đồng người dân, nhất là về vấn đề bảo vệ TN&MT nếu Nhà nước không
dựa vào các thành phần cộng đồng, mà chủ yếu là thành phần chính quyền và người
dân địa phương thì việc quản lý, bảo vệ TN&MT sẽ không thành công. Vì từ xưa đến
nay hệ thống “tài nguyên dùng chung” (common pool resource “CPR”) là một hệ
thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi rất phức tạp vẫn
được quản lý theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Do đó, Nhà nước cần đặc biệt
quan tâm đến phương pháp, cách làm như thế nào để có được sự đồng thuận, đồng
lòng của dân chứ không chỉ đơn thuần là tập hợp được sức mạnh “cơ bắp” của lực
lượng quần chúng nhân dân.
2.2. Áp dụng thực tiễn đồng quản lý
- ĐQL bảo vệ rạn san hô, rừng ngập mặn trong vùng bờ và lưu vực sông đã
được áp dụng thành công ở Kon Chang, Pak - Phanang, Thái Lan.
- Việt Nam cũng đã triển khai áp dụng thực tế mô hình ĐQL khai thác và nuôi
trồng thủy sản, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức và trung tâm nghiên cứu quốc tế về
cộng đồng, và về bảo vệ TN&MT. Nhiều mô hình quản lý dựa vào cộng đồng và
ĐQL tài nguyên ven biển, rừng ngập mặn, nghề cá, phát triển nông thôn đã và đang


được tổ chức thực hiện trên 9 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế sinh thái: Vùng Trung
du miền núi phía Bắc (Quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La); Vùng Đồng bằng sông Hồng

(Hải Phòng, Nam Định); Vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế);
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận);
Vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai); Vùng Tây Nam bộ (An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre,
Cà Mau); Vùng Tây nguyên (Đắc Lắc).
Nhìn chung, các mô hình ĐQL/Quản lý dựa vào cộng đồng đã, đang áp dụng
được xem như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý nhà nước hiện nay trong nhiều
lĩnh vực quản lý tài nguyên ven biển, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, phát triển
nông thôn, quản lý nghề cá nói riêng, thủy sản nói chung. Hầu hết các mô hình mang
lại hiệu quả khả quan đã xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, cũng như qua
phỏng vấn 100% người dân và cán bộ chính quyền, đều thấy được sự cần thiết phải
thực hiện mô hình ĐQL để bảo vệ nguồn lợi. Trên những địa phương có áp dụng
ĐQL, các quy định về quản lý nguồn lợi được tuân thủ tốt hơn, giảm thiểu được các
phương tiện khai thác hủy diệt, giảm ô nhiễm môi trường từ nuôi trồng thủy sản và
đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân.
Tuy nhên, có những địa phương do chưa hiểu đúng về bản chất và cách tiếp
cận ĐQL, nên việc triển khai thực hiện ĐQL chưa hiệu quả. Tính hợp pháp của mô
hình chưa cao, thiếu văn bản quy định của chính quyền về giao quyền, phân định
quyền sử dụng và ranh giới quản lý vùng nước hoặc đã có nhưng chưa rõ ràng, chưa
có văn bản chính thức của chính quyền địa phương phê chuẩn các quy chế, cam kết
việc tham gia thực hiện mô hình ĐQL, đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và
hiệu quả mô hình. Mức độ phối hợp giữa chính quyền, cộng đồng và các bên liên
quan trong ĐQL chưa chặt chẽ. Cán bộ tổ chức cộng đồng tham gia với tâm lý “đi
làm dự án” hơn là một công việc thường xuyên. Cách tổ chức cộng đồng chưa thống
nhất và liên tục, còn nặng về hình thức thành lập các ban bệ hơn là triển khai cụ thể
các hoạt động cộng đồng, ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình; nên chưa có sự
chuyển biến nổi bật về môi trường, nguồn lợi tại một số nơi thực hiện mô hình. Do
đó, tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình chưa cao.
Dựa vào các khái niệm, nhận định và những bài học kinh nghiệm qua thực tế
áp dụng ĐQL của Thế giới và Việt Nam; cũng như dù đứng ở góc nhìn nào đối với
hệ thống tài nguyên có nhiều đối tượng cùng sử dụng và hưởng lợi rất phức tạp này,

thì tác giả đề tài cũng đồng tình với định hướng phối kết hợp sự tham gia giữa người
sử dụng hưởng lợi với Nhà nước và các bên lên quan cùng chia sẻ trách nhiệm và
duy trì lợi ích hợp lý của các thành phần cộng đồng theo hướng Nhà nước và nhân
dân cùng làm, cùng hưởng lợi để quản lý hệ thống này hiệu quả hơn.
Tuy đã và đang có nhiều chương trình ĐQL bảo vệ TM&MT dựa vào cộng
đồng đạt được những kết quả khả quan, thế nhưng hiện nay quá trình ĐQL đã được
áp dụng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới, thực chất mới chỉ dựa vào các khái
niệm định tính của từ ngữ để đưa ra các tiêu chí, cơ chế khi thực hiện một chương
trình quản lý TN&MT nào đó có cộng tham gia, đều được gọi là mô hình ĐQL. Do
chưa có một mô hình ĐQL nào làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận ĐQL và nền tảng
của ĐQL dựa vào cộng đồng để xây dựng một mô hình ĐQL khả thi về mặt thực
tiễn, đã dẫn đến thực trạng ĐQL hiện nay được triển khai trên mỗi địa phương mỗi


khác. Hầu hết các mô hình được gọi là ĐQL đều chưa có phương pháp luận khoa học
để được tổ chức thực hiện một cách bài bản. Cho nên, ĐQL dựa vào cộng đồng là
điều cần phải được chứng minh cả về lý luận lẫn thực tiễn, nhằm minh chứng lý luận
ĐQL đáp ứng được thực tiễn ĐQL.

CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐỒNG QUẢN LÝ

3.1 Xây dựng khung logic ĐQL
Nội dung một chu trình ĐQL được thể hiện trong hình 3.1 tại trang 8.

3.2. Phân tích khung logic ĐQL
Tác giả đề tài phân tích, làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn, cơ
chế và tiêu chí ĐQL TN&MT dựa vào cộng đồng bằng cách tiếp cận theo công thức
(1).
1

2
1
1
)(
1
)(
==


=
=
n
j
j
n
j
j
S
S
ĐQL (1)
Nếu gọi
)(
1
j
S là phần trăm tham gia của Nhà nước vào hoạt động
j
có liên
quan đến quản lý TN&MT và
)(
2

j
S là phần trăm tham gia của cộng đồng vào hoạt
động
j
có liên quan đến quản lý TN&MT thì %10021
)()(
=+
jj
SS . Như vậy

=
n
j
j
S
1
)(
1 và

=
n
j
j
S
1
)(
2 , với ), 3,2,1( njj
=
là sự tham gia của Nhà nước và cộng
đồng vào toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ TN&MT như: nâng cao

nhận thức, năng lực cộng đồng, quy hoạch, phân vùng chức năng, xây dựng quy chế
và kế hoạch quản lý, cải thiện sinh kế, quản lý rác thải, phát triển du lịch sinh thái,
phê chuẩn quy hoạch phân vùng bảo vệ, phê chuẩn quy chế, kế hoạch quản lý, và ra
các quyết định. Đồng thời ta cũng có


=
)()(
21
jj
SS hay là 1
2
1
1
)(
1
)(
=


=
=
n
j
j
n
j
j
S
S

. Nếu
gọi tỷ số
A
S
S
j
j
=
)(
)(
2
1
thì
A
có thể nằm trong 3 trường hợp: A>1; A<1; hoặc A=1.
A>1 là biểu hiện phần trăm sự tham gia của Nhà nước nhều hơn hoặc chiếm
ưu thế hơn phần trăm tham gia của cộng đồng trong hoạt động
j
.


A<1 là biểu hiện phần trăm tham gia của cộng đồng nhiều hơn hoặc chiếm
ưu thế hơn phần trăm tham gia của Nhà nước trong hoạt động
j
.
A=1 là biểu hiện phần trăm tham gia của Nhà nước tương đương với phần
trăm tham gia của cộng đồng trong hoạt động
j
, hay là
1

50
50
2
1
)(
)(
==
j
j
S
S
. Đây là tỷ số
ĐQL lý tưởng đối với hoạt động
j
có liên quan đến quản lý TN&MT.
Như vậy, A là tỷ số ĐQL của từng hoạt động cộng đồng khác nhau. Ví dụ:
Nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng, quy hoạch và phân vùng, xây dựng quy
chế và kế hoạch quản lý, cải thiện sinh kế, quản lý rác thải, phát triển du lịch sinh
thái là những hoạt động thiên về cộng đồng và cần cộng đồng cũng như các bên liên
quan tham gia nhiều hơn Nhà nước thì A< 1. Trong khi phê chuẩn quy hoạch và
phân vùng cấm, phê chuẩn quy chế, kế hoạch quản lý, ra các quyết định là những
hoạt động thiên về quản lý nhà nước tham gia nhiều hơn cộng đồng thì A >1. Trong
quá trình ĐQL, Nhà nước phải thực hiện một quy trình từng bước tổ chức các hoạt
động thực tiễn dựa vào cộng đồng, xây dựng cơ sở cộng đồng đó đủ vững mạnh và
cộng đồng phải được nâng cao nhận thức, năng lực để cùng Nhà nước đồng thuận
chia sẻ trách nhiệm quản lý trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng
lợi. Và đây sẽ là những động lực quan trọng để cộng đồng cũng đồng thuận hợp tác
tham gia, quản lý bảo vệ TN&MT.

Tỷ số ĐQL A = 1

50
50
2
1
)(
)(
==
j
j
S
S
là tỷ số chứng minh nền tảng hệ quả ĐQL
dựa vào cộng đồng, Nhà nước và nhân dân cùng đồng thuận, trên dưới đồng một
lòng bảo vệ TN&MT.
Ngoài ra
)(
1
j
S
hoặc
)(
2
j
S
không thể bằng 0% hoặc là 100%, nhưng tỷ số
0
100
là Nhà nước quản lý 100% trong vấn đề an ninh quốc phòng; hoặc
100
0

là Nhà
nước giao 100% quyền quản lý cho cộng đồng là điều không thể có ở Việt Nam. Vì
không những ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên Thế giới, Nhà nước nào cũng
phải tập trung quyền lực quản lý về an ninh quốc phòng, về bảo mật quốc gia để bình
ổn đất nước; còn người dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Như
vậy, tỷ số ĐQL thể hiện sự cùng đồng thuận chứ không phải đồng quyền lực hay chia
sẻ quyền lực; cũng như không phải tất cả mọi hoạt động quản lý nào của Nhà nước
cũng cần có cộng đồng tham gia.




Hình 3.1. Khung logic ĐQL
Khái niện ĐQL
• ĐQL của Thế giới
• ĐQL của Việt Nam

Thực tiễn ĐQL
• Thế giới áp dụng ĐQL
• Việt Nam áp dụng ĐQL


Nhận định về khái niệm,
thực tiễn ĐQL Thế giới và
Việt Nam
• Các bài học kinh nghiệm
Hồ sơ vùng nghiên cứu
• Nguồn lợi tài nguyên
(tiềm năng và đe dọa)
• Cấu trúc và đặc điểm của

cộng đồng, sự phụ thuộc và các
mâu thuẫn

Các vấn đề tồn tại trong quản

• Xác định các vấn đề chính
cần phải ĐQL
• Xác định theo thứ tự ưu tiên
các hoạt động cộng đồng
(1,2,3,4,5,6,…)

Kế hoạch đồng quản lý

1. Nâng cao nhận thức
cộng đồng
2. Quy hoạch phân
vùng
3. Nâng cao năng lực
cộng đồng
4. Xây dựng quy chế
và kế hoạch quản lý
5. Chương trình cải
thiện sinh kế
6. Quản lý rác thải
7. Phát triển du lịch
sinh thái
8. Xây dựng cơ chế tài
chính bền vững
9. Xây dựng chương
trình quan trắc, giám

sát
Giai đoạn thực thi kế hoạch đồng quản lý
• Kỹ năng tổ chức cho cộng đồng tham gia
• Cách tham gia của cộng đồng
• Cấp độ tham gia của cộng đồng

Đánh giá, so sánh kết quả
• Các kết quả cuối cùng
• Kết luận / Khuyến nghị

Các tỷ số ĐQL của từng hoạt động cộng đồng




70%
30%
S2

S1
(4)
(1)
(3)
(5)
(2)
Σ
ΣΣ
Σ S1= Σ
ΣΣ
Σ S2

100%

S1: Quản lý Nhà nước
S2: Cộng đồng tham gia

Nhà nước và nhân dân cùng làm cùng
hưởng lợi

(6)


3.3. Thiết kế mô hình đồng quản lý
Trên tất cả các cơ sở đó, tác giả đề tài đã thiết kế mô hình ĐQL tài nguyên
môi trường dựa vào cộng đồng như một công cụ để hỗ trợ cho công đoạn ứng dụng
thử nghiệm tại KBTB Cù Lao Chàm (Hình 3.2 tại trang 10).
Nếu mô phỏng lợi ích chung của cộng đồng là B, thì lợi ích này bao gồm
tính đa dạng sinh học được bảo vệ, nguồn lợi thủy sản được phục hồi, khai thác sử
dụng, chất lượng môi trường đảm bảo, thu thập hộ gia đình ổn định,…được biểu diễn
theo công thức (2)
∑ ∑
= =
=
n
i
n
j
ij
BB
1 1
)(

(2)
Trong đó

i
: số thứ tự của mỗi nhóm cộng đồng nghề nghiệp trong địa phương
j
: số thứ tự của mỗi thành viên trong mỗi nhóm cộng đồng nghề nghiệp
)(ij
B : lợi ích của thành viên
j
trong mỗi nhóm cộng đồng nghề nghiệp
i

Như vậy, nếu gọi lợi ích của mỗi thành viên trong mỗi nhóm cộng đồng nghề
nghiệp là
)(y
h
B ( )3,2,1
=
y thì
)(ij
B sẽ bao gồm lợi ích của nhiều
)(y
h
B . Mục tiêu
của ĐQL ở đây là làm thế nào để
)(ij
B đạt nhiều
)(y
h

B , có nghĩa là càng được nhiều
lợi ích từ nhiều nhóm cộng đồng nghề nghiệp. Trường hợp nếu có 0
)(
=
y
h
B , thì
cũng có nghĩa là một vài hộ gia đình nào đó không tham gia váo các nhóm cộng
đồng nghề nghiệp trong địa phương.
Tương tự
Nếu mô phỏng trách nhiệm chung của cộng đồng là R, thì trách nhiệm này
bao gồm việc tham gia quản lý bảo vệ rạn san hô, giữ gìn thôn xóm, bãi biển xanh -
sạch - đẹp, môi trường không khí trong lành,… được biểu diễn theo công thức (3)
∑ ∑
= =
=
n
i
n
j
ij
RR
1 1
)(
(3)
Trong đó

i
: số thứ tự của mỗi hộ gia đình trong cộng đồng địa phương
j

: số thứ tự của mỗi thành viên trong mỗi hộ gia đình
)(ij
R : trách nhiệm của mỗi thành viên
j
trong mỗi hộ gia đình
i
trong cộng đồng
địa phương.
Như vậy, nếu gọi trách nhiệm của mỗi thành viên trong mỗi hộ gia đình đối
với TN&MT là
)( y
h
R ( )3,2,1
=
y , thì
)(ij
R sẽ bao gồm trách nhiệm của nhiều
)( y
h
R . Mục tiêu của ĐQL ở đây là làm thế nào để từng thành viên trong mỗi hộ gia
đình đều có trách nhiệm quản lý, bảo vệ TN&MT đối với cộng đồng địa phương.






Hình 3.2. Mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm
3.4. Luận giải mục tiêu ứng dụng mô hình ĐQL
Hiện nay, ĐQL là một vấn đề mới, nhạy cảm do cách hiểu còn khác nhau,

nên còn đang gây tranh cãi. Để làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận ĐQL dựa vào cộng
đồng, đề tài này đã cố gắng làm sáng tỏ nền tảng của hệ quả ĐQL dựa vào cộng đồng
QLNN cấp
trung ương
UBND tỉnh
thành phố
UBNDquận
huyện
UBND
phường, xã
Tổ dân phố,
thôn

Các bên liên
quan
Cơ quan
ĐQL
Dịch vụ
sản xuất

Hỗ trợ
bên ngoài
DANIDA
- NGOs
- GEF
- NIO
- WWF
- IUCN
UNESCO
- NOAA

- Trường
đại học
- Viện
nghiên
cứu
Chương
trình phát
triển cộng
đồng,
- Sinh viên
thực tập,
tình
nguyện
viên…

j1

j3
j2
jn
i1
in
i2
i3
Tư vấn kỹ
thuật cộng
đồng
∑ ∑
= =
=

n
i
n
j
ij
BB
1 1
)(



để có căn cứ xây dựng mô hình. Nhưng hệ quả này còn phải được kiểm chứng về
mặt thực tiễn qua quá trình ứng dụng thử nghiệm mô hình ĐQL tại KBTB CLC
ĐQL bảo vệ TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm được ứng dụng theo nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Quá trình ĐQL nâng cao nhận thức để bảo
vệ TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm đã được phát triển theo hoạt động thực tiễn và
hoạt động nhận thức phù hợp với hoàn cảnh cụ thể tại KBTB Cù Lao Chàm. Hoạt
động thực tiễn đối với ĐQL KBTB Cù Lao Chàm là quá trình dựa vào cộng đồng,
từng bước xây dựng cơ sở cộng đồng đó vững mạnh, đem lại lợi ích thiết thực cho
cộng đồng nhằm vận động cộng đồng đồng thuận cùng tham gia quản lý bảo vệ
TN&MT tại địa phương.
3.5. Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện ĐQL
Bản chất của ĐQL: “Đồng” có nghĩa Nhà nước đồng thuận, người dân cũng
đồng thuận, đồng hành, đồng tâm hợp lực với chính quyền, với các bên liên quan để
cùng giải quyết vấn đề và còn có nghĩa là trên dưới đồng một lòng cùng tham gia
quản lý, bảo vệ TN&MT.
Dựa vào cộng đồng: là dựa vào những gì cộng đồng đã, đang và sẽ có về
hiện trạng TN&MT, về tình hình kinh tế - xã hội - chính trị trên nền tảng văn hóa
truyền thống và tri thức bản địa của người dân địa phương nhằm xây dựng cộng đồng
đó đủ vững mạnh về nhận thức, năng lực và kinh tế, để có được sự đồng thuận tham

gia của cộng đồng và Nhà nước cũng có cơ sở để đồng thuận chia sẻ trách nhiệm
quản lý, bảo vệ TN&MT.
Các hình thức quản lý liên quan: Hiện nay, liên quan đến ĐQL còn có
những hình thức quản lý khác như:quản lý có sự tham gia, quản lý dựa vào cộng
đồng là những hình thức quản lý mang tính hỗ trợ quá trình ĐQL.
Các thành phần chính trong cơ cấu ĐQL: Bao gồm cộng đồng địa phương,
Nhà nước/chính quyền địa phương và các bên liên quan cùng phối kết hợp với nhau
trong mối quan hệ và sự tham gia tam phương của quá trình ĐQL.
Mức độ chia sẻ: ĐQL không phải là vấn đề chia sẻ quyền lực, mà là phân
công trách nhiệm Nhà nước thực hiện những công việc cụ thể nào và đem lại lợi ích
gì cho cộng đồng để có được sự đồng thuận của người dân tham gia quản lý
TN&MT. Ngược lại, cộng đồng địa phương thực hiện những công việc phù hợp nào
để phát huy được khả năng tự quản của mình.
Xác định các vấn đề cần phải ĐQL: Cần phải điều tra, khảo sát điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội, tình trạng TN&MT, phong tục tập quán, năng lực tổ chức,
quản lý cộng đồng ở một địa phương, một vùng hoặc một khu vực. Trên cơ sở đó xác
định các vấn đề cần phải ĐQL là gì?. Đồng thời sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt
động cần phải ĐQL và theo đó tiến hành phân công trách nhiệm giũa Nhà nước,
cộng đồng và các bên liên quan.
Khi nào thực hiện ĐQL hiệu quả nhất: Khi người dân tự phát hiện hoặc
được hướng dẫn để nhận thấy những dấu hiệu khan hiếm nguồn lợi, ô nhiễm môi
trường có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và cộng đồng, đã lên tiếng
kêu gọi sự quan tâm của chính quyền địa phương; đồng thời, thể hiện sự đồng thuận
hợp tác tham gia hành động trong một kế hoạch, một dự án được tài trợ. Tuy nhiên,
tìm kiếm được nguồn hỗ trợ về tài chính và pháp lý là điều kiện cần đầu tiên và quan


trọng; nhưng tìm kiếm được một người tổ chức cộng đồng ĐQL có tâm huyết, hiểu
rõ bản chất ĐQL dựa vào cộng đồng, có khả năng tổ chức các hoạt động có cộng
đồng tham gia, phải nắm vững các kỹ năng làm việc với cộng đồng và phải xây dựng

được nền tảng của ĐQL để phát triển bền vững mới là điều kiện đủ và cũng không
kém phần quan trọng.
3.6. Lý do chọn Cù Lao Chàm để ứng dụng thực tiễn mô hình
- Cù Lao Chàm là địa danh của KBTB - một trong 16 KBTB trong hệ thống
quốc gia được Chính phủ phê duyệt tháng 5 năm 2010 và KBTB trình diễn với sự hỗ
trợ của Danida, Đan Mạch.
- KBTB Cù Lao Chàm được thành lập nhằm cải thiện nghề cá và du lịch biển-
đảo, để bảo tồn đa dạng sinh học biển và cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.
Đây là khu vực có các hệ sinh thái nhạy cảm như rạn san hô, thảm cỏ biển, và vấn đề
rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường biển, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng
TN&MT trong KBTB này.
- Quần đảo Cù Lao Chàm tách biệt với đất liền nhưng lại có cộng đồng sinh
sống gắn bó với quần thể hệ sinh thái tự nhiên, như: rạn san hô, thảm cỏ biển, biển,
ghềnh đá, bờ cát, rừng, nhưng đến nay chưa có mô hình mẫu về sự tham gia của họ
vào quá trình quản lý và ra quyết định cho các vấn đề quan trọng của KBTB CLC
- Người dân Cù Lao Chàm đã trải qua bao đời có sinh kế phụ thuộc vào nguồn
lợi tự nhiên biển-đảo, gắn bó chặt chẽ với nhau trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển-đảo của Tổ quốc, trong phát triển kinh tế và đối mặt với thiên tai, trong cuộc
sống hàng ngày.
3.7. Tiến trình thử nghiệm mô hình ĐQL
Mô hình ĐQL tại KBTB Cù Lao Chàm bắt đầu thực hiện từ 10/2003 và được
kết thúc, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá mức độ ĐQL vào 10/2010.

••
• Xác định sự khởi xướng
ĐQL được khởi xướng từ bên ngoài.

••
• Xây dựng hồ sơ cộng đồng Cù Lao Chàm
Bộ hồ sơ cộng đồng Cù Lao Chàm được xây dựng dựa trên các yếu tố:


••
• Phối kết hợp mối quan hệ và sự tham gia tam phương
Ở KBTB Cù Lao Chàm, mối quan hệ tam phương được xác định qua các thành
phần cộng đồng và sự tham gia tam phương được phân tích qua trách nhiệm - quyền
lợi các bên tham gia ĐQL gồm: Nhà nước (chính quyền địa phương) và cộng đồng
và các sở, ban, ngành liên quan. Mối quan hệ tam phương dần dần được hình thành
theo tiến trình thực hiện ĐQL và quá trình thành lập KBTB
• Thiết lập mối quan hệ tam phương: Mối quan hệ tam phương dần dần được hình
thành theo tiến trình thực hiện ĐQL và quá trình thành lập KBTB Cù Lao Chàm, cụ
thể là:
Hỗ trợ pháp lý: Tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định thành lập Dự án Bảo tồn biển
Cù Lao Chàm, Ban Quản lý dự án BTB Cù Lao Chàm, KBTB Cù Lao Chàm thuộc
UBND tỉnh.
Hỗ trợ tài chính: Được tài trợ từ Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch.
Xác định cán bộ tổ chức cộng đồng: Tác giả đề tài này đã đảm đương công việc của
cán bộ tổ chức cộng đồng.


Thu thập thông tin nhạy cảm: Bước đầu người dân Cù Lao Chàm được chia sẻ thông
tin về một dự án bảo tồn biển, đã nêu lên những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống
nếu như Nhà nước đóng cửa ngư trường vùng rạn trở thành vùng cấm nghiêm ngặt
để bảo vệ nguồn lợi.
Thu thập thông tin chính thức: Được thực hiện thông qua các hoạt động cộng đồng
thực tiễn, có sự tham gia của toàn thể người dân trên đảo với chính quyền địa
phương và các bên liên quan trên địa bàn Cù Lao Chàm.

••
• Điều kiện địa lý - kinh tế - xã hội


••
• Nhu cầu sử dụng tài nguyên và tri thức địa phương bao gồm: nhu cầu về sử
dụng nguồn lợi biển, nhu cầu về sử dụng tài nguyên đất và rừng, nhu cầu về sử dụng
nguồn vốn vay, nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhu cầu về sử dụng địch vụ xã hội và tri
thức địa phương

••
• Cơ cấu tổ chức và luật pháp của chính quyền địa phương

••
• Hiện trạng nguồn lợi và hệ sinh thái Cù Lao Chàm bao gồm: san hô, thân mềm,
tảo, thảm cỏ biển, giáp xác, cá rạn san hô, tình hình khai thác, khai thác không hợp
lý, ảnh hưởng phát triển ven bờ và sao biển gai, các nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.

••
• Hiện trạng quản lý TN&MT theo mô hình DPSIR

••
• Xác định các giải pháp ưu tiên theo nguyên tắc SMART

••
• Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thử thách theo ma trận SWOT

••
• Thiết chế cộng đồng
Thiết chế cộng đồng rất quan trọng trong quá trình ĐQL. Thiết chế cộng đồng
của mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm được bắt đầu bằng:
- Quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế có ý kiến cộng đồng
- Thành lập KBTB và Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm
- Thành lập Trung tâm du khách

- Thành lập Câu lạc bộ bảo tồn biển Cù lao Chàm
- Thành lập các nhóm cộng đồng hạt nhân
- Thành lập ban bảo tồn thôn Cù lao Chàm
- Thành lập và đào tạo đội tuần tra bảo tồn biển
- Thành lập đội quản lý du lịch sinh thái Cù lao Chàm
- Thành lập tổ vệ sinh môi trường
- Xác định người lãnh đạo cộng đồng

••
• Thiết lập sự tham gia tam phương
Sự tham gia tam phương chính là ba thành phần cơ bản trong ĐQL. Mức độ
tham gia phụ thuộc vào nhận thức, năng lực của các thành viên trong mỗi thành
phần.

••
• Nâng cao nhận thức - năng lực cộng đồng

••
• Công tác truyền thông, giáo dục môi trường

••
• Tham quan học tập trong và ngoài nước

••
• Triển khai chương trình cải thiện sinh kế bao gồm:
- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực địa phương
- Mô hình trồng rau sạch
- Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống khí sinh học (biogas)



- Mô hình lưu trú nhà dân (homestay)
- Chương trình Quỹ tín dụng

••
• Xây dựng kế hoạch quản lý có ý kiến cộng đồng

••
• Trách nhiệm tham gia của quản lý Nhà nước
- Thúc đẩy phát triển và duy trì sinh kế thay thế bền vững
- Quản lý mâu thuẫn cộng đồng Cù Lao Chàm dựa vào hai yếu tố
- Xây dựng và vận hành hệ thống rác thải cho Cù Lao Chàm
- Phát động chiến dịch “Cù Lao Chàm nói không với túi ni lông”
- Xây dựng chương trình vì sức khỏe cộng đồng

••
• Thiết lập tài chính bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm
Chương 4
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM ĐỒNG QUẢN LÝ
4.1. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý TN&MT theo cách tiếp cận hệ sinh thái
Mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm đã hỗ trợ cộng đồng tham
gia tích cực vào hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế thay thế tại địa phương. Mô
hình ĐQL đã giúp cho KBTB Cù Lao Chàm giới thiệu và cộng đồng tiếp nhận một
cách tiếp cận mới trong quản lý nguồn lợi trên cơ sở hệ sinh thái một cách kịp thời.
Đồng thời thông qua mô hình ĐQL các khái niệm về quản lý tổng hợp và quản lý
thích ứng đã được lồng ghép trong việc quản lý TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm.
Sự đồng thuận cao của cộng đồng trong quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế
và kế hoạch quản lý của KBTB, cũng như sự phê chuẩn của UBND tỉnh Quảng Nam
cho các cam kết này của cộng đồng đã chứng minh được nhận định trên.
- Cam kết của cộng đồng về kế hoạch phân vùng và quy chế quản lý KBTB
được UBND tỉnh Quảng Nam phê chuẩn theo Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày

20/12/2005 (hình 4.1).
- Ban Quản lý KBTB Cù Lao Chàm được thành lập theo Quyết định số
1193/QĐ-UBND ngày 14/4/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam.
- Tình hình vi phạm quy chế KBTB: Các sinh kế thay thế từ hoạt động du lịch
mang lại phần nào tạo điều kiện cho người dân trong KBTB giảm bớt áp lực đánh bắt
thủy sản gần bờ. Trong thời gian từ tháng 8/2006 đến 10/2010, người ngoài KBTB vi
phạm đến 76,54% tổng số vụ vi phạm, trong khi đó ngư dân KBTB vi pham là
23,46% trong vùng khai thác hợp lý với nghề giã cào.




Hình 4.1. Bản đồ phân vùng KBTB Cù Lao Chàm.
4.2. ĐQL hỗ trợ KBTB quản lý nghề cá ven bờ một cách hiệu quả
Nghề cá tại Cù Lao Chàm đã từng được quản lý theo năng suất khai thác
hàng năm (tấn/năm), tuy nhiên, đối với mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao
Chàm, nghề cá trong vùng được quản lý theo cách tiếp cận hệ sinh thái. Kết quả thử
nghiệm từ tháng 10/2003 đến 10/2010 đã chứng minh được tính hiệu quả của việc
quản lý nghề cá ven bờ theo cách tiếp cận này.
- Phân bổ hậu cần nghề cá trong các vùng đánh bắt: Ngư trường khai thác
thủy sản được chia ra làm ba vùng khác nhau tính từ bờ đảo trở ra. Vùng rạn san hô
từ bờ đảo trở ra khoảng 0,3 km; vùng ngoài rạn từ 0,3-2 km; và vùng nước sâu từ 2-
20 km. Trong vùng rạn tập trung nghề lặn, lưới kình, lưới dí, lưới nhói, lưới bi và bắt
ốc. Trong khi đó các nghề như câu tay lưới trích, lưới dày, lưới thanh hai, lưới thanh
ba, lưới mực thường tập trung trong vùng ngoài rạn. Vùng nước sâu là ngư trường
của các nghề lưới thưa, lưới cao, mành điện, mành mực và câu vàng.
- Sản lượng, sản phẩm đánh bắt: Từ năm 1996 đến năm 2004, mức trung bình
hàng năm là 1.467 tấn. Từ năm 2005 đến năm 2009 chỉ đạt trung bình là 865 tấn
năm. Nếu như trong thời gian trước 2005, tỷ lệ thành phần cá khai thác chủ yếu tập
trung vào các loại cá nổi như cá cơm, cá nục, trích, lầm, thì trong giai đoạn từ năm

2005 đến nay, khai thác phần lớn tập trung vào cá có giá trị kinh tế cao như cá hồng,
cá mú, hố, nhói, chim.
- Trong thời gian từ năm 1998-2004, doanh thu của hoạt động khai thác hải sản
tại Cù Lao Chàm liên tục tăng đều đặn từ hơn 10 tỷ đồng đến 21 tỷ đồng. Sang giai
đoạn từ năm 2005-2009, ngư trường đánh bắt tại đây đã được kiểm soát và bảo vệ
theo quy chế KBTB, vì vậy, sản lượng đánh bắt giảm, kéo theo doanh thu toàn năm
khoảng hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã dần tăng lên và đạt hơn 15 tỷ đồng
trong những năm sau từ 2006-2010.


4.3. ĐQL hỗ trợ KBTB phát triển sinh kế thay thế tại Cù Lao Chàm
ĐQL đã góp phần phát triển sinh kế thay thế trên cơ sở sử dụng các dịch vụ
sinh thái theo hướng bảo tồn, trong đó quan trong nhất là các hoạt động du lịch cộng
đồng. Nếu như trước đây, sinh kế của người dân địa phương chủ yếu dựa vào khai
thác biển, thì ngày nay, người dân Cù Lao Chàm đã đa dạng được nguồn sinh kế của
họ vào các lĩnh vực khai thác biển, khai thác rừng, dịch vụ biển, dịch vụ bờ, sản xuất
chế biến, chăn nuôi trồng trọt, và thủ công mỹ nghệ.
- Tác động kinh tế hộ gia đình do phân vùng bảo vệ được phân làm 6 mức độ
khác nhau. Mức 6: >50% cho hộ gia đình chấp hành nghiêm túc không đánh bắt
trong vùng cấm và không có nghề nghiệp mới làm sinh kế thay thế, thì thu nhập bị
giảm đi hơn 50% so với trước đây. Mức 5: từ 40%-50%, mức 4: từ 30%-40%, mức
3: từ 20%-30%, mức 2: từ 10%-20%, và mức 1: <10%. Ảnh hưởng đến kinh tế hộ
gia đình này phần lớn nằm trong khoảng 30% trở lại, có nghĩa là 40% số người tham
gia đánh bắt trong vùng rạn san hô trước đây bị ảnh hưởng ở mức 2 (từ 10%-20% thu
nhập), 30% ở mức 3 (từ 20%-30% thu nhập). Một số hộ gia đình bị ảnh hưởng ở múc
4 trở lên, phần lớn là các hộ nghèo, thu nhập chủ yêu phụ thuộc vào việc đánh bắt
bằng thúng chai sơ sài ở vùng rạn san hô. Đây là cơ sở quan trọng xác định thứ tự ưu
tiên, công bằng để hỗ trợ cộng đồng.
- Phát triển ngành nghề: Nghề nghiệp của người dân được phân chia thành 7
nhóm chính: du lịch bờ chiếm 15,70%, dịch vụ biển 1,77%, khai thác biển 65,35%,

khai thác rừng 6,745%, sản xuất chế biến 2,59%, chăn nuôi trồng trọt 8,63% và thủ
công mỹ nghệ 0,26%. Thời gian 5 năm trở lại đây, ngành nghề ở Cù Lao Chàm đa
dạng hơn, tỷ lệ người tham gia trong nhóm nghề khai thác biển theo lứa tuổi giảm
dần từ 24,88% xuống 16,92%, đến 10,20%. Các nhóm ngành nghề dịch vụ bờ, dịch
vụ biển, sản xuất chế biến có xu hướng tăng dần. Nhóm dịch vụ bờ có số người tham
gia tăng dần từ 2,42%, lên 3,79%, đến 8,14%. Đặc biệt nhóm nghề khai thác rừng đã
gia tăng số người tham gia từ 1,47%, lên 1,53% và đến 2,67%. Cù Lao Chàm cần
quan tâm giám sát chỉ số này để bảo tồn tài nguyên rừng.
- Sản phẩm du lịch: Kết quả khảo sát cho thấy mức độ ưa chuộng của du khách
đến với Cù Lao Chàm tập trung phần lớn vào các nhóm sản phẩm khai thác biển
31,67%, nhóm khai thác rừng 15,65%, nhóm sản xuất chế biến 17,08%, nhóm dịch
vụ bờ 19,92%, nhóm dịch vụ biển 12,45% và nhóm thủ công mỹ nghệ 3,2%.
4.4. ĐQL hỗ trợ KBTB góp phần phát triển kinh tế địa phương
ĐQL đã góp phần nâng cao lợi ích của cộng đồng địa phương thông qua các
hoạt động bảo tồn và phát triển sinh kế thay thế trên cơ sở của bảo tồn. Trong những
năm đầu của quá trình ĐQL lợi ích của cộng đồng địa phương trong hoạt động thủy
sản có phần chững lại do người dân phải chấp hành các cam kết không khai thác tại
một số vùng cấm. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo lợi ích cộng đồng đã được
tăng lên nhờ nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng.
- Doanh thu từ các hoạt động kinh tế Cù Lao Chàm: Năm 2007 tổng doanh thu
kinh tế Cù Lao Chàm là 17.580 triệu trong đó khai thác thủy sản là 11.088 triệu, du
lịch là 6.125 triệu và thu phí dịch vụ sinh thái là 367 triệu. Năm 2008, tổng doanh thu
là 21.465 triệu, thủy sản là 13.696 triệu, du lịch là 7.171 triệu và dịch vụ sinh thái là
598 triệu. Năm 2009 là 25.539 triệu, trong đó thủy sản là 16.309 triệu, du lịch là


8.380 triệu và dịch vụ sinh thái là 849 triệu. Chiếm tỷ trọng 36% tổng doanh thu
chung của Cù Lao Chàm.
4.5. Lợi ích KBTB Cù Lao Chàm
- Lợi ích hiện tại của KBTB Cù Lao Chàm: Chi phí cho hoạt động khai thác

thủy sản (chi phí hoạt động, chi phí cố định, chi phí đầu tư, bảo hiểm, thuế), chi phí
cho hoạt động du lịch bao gồm chi phí hình thành nên các sản phẩm du lịch, chi phí
hỗ trợ tổng đầu tư xây dựng từ dự án KBTB, chi phí từ chương trình hỗ trợ sinh kế
của Hợp phần sinh kế KBTB, chi phí do nguồn ngân sách tỉnh Quảng Nam cấp cho
hoạt động của Ban Quản lý KBTB (700 triệu/năm). Lợi ích từ khu bảo tồn biển = Lợi
ích không tính được bằng tiền + (tổng doanh thu từ các hoạt động kinh tế - tổng chi
phí cho các hoạt động).
- Dự đoán lợi ích của KBTB Cù Lao Chàm: Một dự đoán vệ lợi ích có tính mô
phỏng của toàn khu bảo tồn được trình bày như sau:
(1) Thủy sản
+ Ngắn hạn: không tính toán được (hoặc có thể chưa đạt được)
+ Trung hạn (5 đến 10 năm): tăng 5% so với mức độ hiện tại
+ Dài hạn (10 đến 20 năm): tăng 5% so với mức độ hiện tại
(2) Du lịch
+ Ngắn hạn: Lợi ích tăng 38% mỗi năm. Dự tính 50% lợi ích tăng được đầu tư
vào dịch vụ cũng như các cơ sở hạ tầng. Do vậy, lợi ích ròng có thể chỉ tăng 19%
mỗi năm.
+ Trung hạn (5-10 năm): Lợi ích tăng 34%, lợi ích ròng tăng 17%.
+ Dài hạn (10-20 năm): Lợi ích tăng 10%, lợi ích ròng tăng 5%.
(3) Nguồn lợi yến sào
+ Ngắn hạn: không có ảnh hưởng
+ Trung hạn (5-10 năm): mất hẳn lợi ích khoảng 5% (dự báo là do ảnh hưởng
của phát triển du lịch không có giới hạn).
+ Dài hạn (10-20 năm): sự thất thoát có thể lên đến 10%.
- Kế hoạch phát triển Cù Lao Chàm trong thời gian từ năm 2011-2015: Cù
Lao Chàm đã đón được hơn 40.000 lượt khách du lịch vào năm 2010 với doanh thu
hơn 10 tỷ đồng. Theo UBND xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm định hướng đạt mức doanh
thu 65 tỷ đồng vào năm 2015, tính riêng thủy sản và dịch vụ du lịch sẽ đạt giá trị hơn
45 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu doanh thu đề ra, Cù Lao Chàm dự báo phải tiếp
nhận được hơn 100.000 du khách năm 2015 và phải có chiến lược nâng cao nhận

thức, năng lực cho người dân, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động
bảo tồn, thì mới đủ khả năng tiếp nhận được lượng du khách trên. Đối với doanh
nghiệp bên ngoài Cù Lao Chàm, thì doanh thu du lịch liên tục tăng và đạt mức 22 tỷ
đồng vào năm 2010 gấp đôi doanh thu mà người địa phương thu được.
4.6. Tài chính bền vững cho KBTB Cù Lao Chàm
KBTB Cù Lao Chàm được tỉnh Quảng Nam cấp thêm nguồn kinh phí thực
hiện kế hoạch quản lý giai đoạn 2009-2015. Từ năm 2011 trở đi, kinh phí hoạt động
của KBTB bao gồm các nguồn cấp thường xuyên và kế hoạch quản lý KBTB do tỉnh
Quảng Nam cấp và nguồn thu phí dịch vụ sinh thái. Nguồn tài chính này sẽ được
tăng dần từ 2,5 tỷ vào năm 2011 đến 3,7 tỷ vào năm 2015, trong đó phần đóng góp


của lệ phí dịch vụ sinh thái có tỷ trọng từ 47% vào năm 2011 đến 63% vào năm
2015. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên một cách
bền vững, KBTB Cù Lao Chàm cần ưu tiên điều phối các hoạt động cộng đồng một
cách tích cực, đẩy mạnh công tác bảo tồn, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tình hình thu lệ phí tham quan/lặn biển tại KBTB Cù Lao Chàm. Đỉnh cao
nhất vào năm 2010 đạt 43.113 lượt người/năm, khách nội địa là 30.948 và nước
ngoài là 12.165 lượt người/năm. Tổng lệ phí dịch vụ sinh thái (PES) thu được từ năm
2007 đến 2010 là 2.081 triệu. Phân bổ cho KBTB khoảng 1.369 triệu, UBND xã Tân
Hiệp - 508 triệu, Đồn Biên phòng 276 và Đồn Biên phòng 260 mỗi đơn vị 78 triệu,
cho quản lý TN&MT tại Cù Lao Chàm theo Quyết định 220/QĐ-UBND và
28/2007/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam.
4.7. Quan trắc, giám sát
- Bộ chỉ thị KBTB Cù Lao Chàm: được xây dựng cho các lĩnh vực môi trường,
sinh thái, kinh tế, xã hội. Trong đó phần lớn tập trung vào hai mục tiêu lớn là theo
dõi diễn biến đa dạng sinh học và đời sống kinh tế của người dân.
- Bộ chỉ tiêu đánh giá các đối tượng tài nguyên mục tiêu: đã được cộng đồng
người dân địa phương tham gia góp ý kiến xây dựng cho 6 đối tượng tài nguyên chủ
chốt và được lượng hóa một cách rõ ràng, dễ dàng cho người dân tiếp cận, theo dõi,

giám sát và đánh giá.
4.8. Xu thế thay đổi chất lượng môi trường và đa dạng sinh học theo thời gian
trong KBTB Cù Lao Chàm
- Chất lượng nước: Nhìn chung, giá trị trung bình các yếu tố pH, nhiệt độ, độ
muối, hàm lượng DO ở các mặt cắt khá tương tự nhau qua các năm. Độ muối dao
động trong khoảng từ 28,3‰ đến 32,4‰. Sự giàu có về hàm lượng oxy hòa tan
chứng tỏ vùng biển Cù Lao Chàm có sự trao đổi oxy tốt, ít bị ảnh hưởng của các
thành phần hữu cơ. Hàm lượng BOD5 và COD có sự biến động tương đối.
- Đa dạng sinh học rạn san hô. Kết quả đánh giá nhanh cho thấy so với năm
2004 thì độ phủ trung bình của san hô sống giảm 2,40%, san hô cứng giảm gần 1%
và san hô mềm giảm 1,41%, san hô chết tăng 2,46%. Sự suy giảm này liên quan đến
nhiều yếu tố tác động, trong đó có ảnh hưởng của các tai biến thiên nhiên.
- Cá rạn san hô. Kết quả giám sát tại 10 điểm rạn cố định cho thấy mật dộ
trung bình tổng số cá rạn có sự khác nhau không lớn giữa năm 2004 và 2008, tương
ứng là 84,5 và 94,7 con/100 m
2
. So sánh giữa các vùng được quản lý và bảo vệ khác
nhau cho thấy vùng bảo vệ nghiêm ngặt có mật độ trung bình cá rạn cao hơn (107
con/100 m
2
) so với vùng không bảo vệ nghiêm ngặt (79,2/100 m
2
).
- Động vật không xương sống kích thước lớn. So với năm 2004, số lượng Sao
biển gai và các vết tẩy trắng giảm hơn một nửa. Khu vực giảm nhiều nhất là Hòn
Mồ, từ 66 vết năm 2004 xuống còn 1 vết trong năm 2008. Số lượng Sao biển gai
cũng giảm hơn so với năm 2004, từ 31 cá thể năm 2004 xuống còn 19 cá thể năm
2008. Còn Cầu gai đen có xu thế gia tăng mật độ và diện tích phân bố. Kết quả giám
sát sinh thái tại các điểm cố định cho thấy mật độ trung bình của động vật không
xương sống (ĐVKXS) kích thước lớn tại 10 điểm giám sát cố định vào năm 2008

cao hơn nhiều so với năm 2004 (trung bình tương ứng là 31,0 và 8,7 con/100 m
2
).
Mật độ Cầu gai đen (Diadema spp.) chiếm ưu thế, dao động 67%-85% tổng số.


*Hải sâm (Holothuridae) là nhóm ĐVKXS kich thước lớn cao thứ hai sau
nhóm cầu gai đen. Nhìn chung mật độ nhóm này có sự gia tăng năm 2008 so với năm
2004 (đạt giá trị tương ứng là 1,3 và 5,2 con/100 m
2
). Hải sâm đen (Holothuria atra)
có mật độ cao nhất là 33,8 con/100
2
. KBTB Cù Lao Chàm là nơi có mật độ hải sâm
còn lại trên rạn thuộc vào loại cao nhất Việt Nam hiện nay. Mật độ trung bình của
Thân Mềm (thuộc hai nhóm là Trai tai tượng Tridacna spp. và Ốc đụn Trochus spp.)
tại 10 điểm giám sát cố định hầu như không có sự thay đổi giữa hai lần giám sát năm
2004 và 2008. Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt mật độ tăng từ 6,7 con/100 m
2
lên
41,7 con/100 m
2
, vùng không được bảo vệ nghiêm ngặt tăng từ 11,2 con/100 m
2
lên
17,7 con/100 m
2
.
4.9. Diễn biến quản lý TN&MT
Diễn biến quản lý TN&MT tai KBTB Cù Lao Chàm được thể hiện qua sự

thành lập/ban hành và duy trì các thể chế cộng đồng theo thời gian từ tháng 10/2003
đến tháng 10/2010. Trong quá trình ĐQL các thể chế cộng đồng này là kết quả của
sự đồng thuận giữa các thành phần cộng đồng với nhau trong việc quản lý TN&MT,
đồng thời nhà nước có trách nhiệm thành lập và phê chuẩn các cam kết của cộng
đồng nhằm làm cơ sở pháp lý địa phương hỗ trợ cho công tác quản lý
4.10. Đánh giá kết quả KBTB Cù Lao Chàm theo ý kiến cộng đồng
Việc tổ chức đánh giá hiệu quả của KBTB theo ý kiến của cộng đồng được tổ
chức vào cuối năm 2010, nhằm mục đích tăng cường thêm thông tin cho việc đánh
giá mô hình ĐQL TN&MT tại KBTB Cù Lao Chàm. Bằng phương pháp tập trung,
chia nhóm thảo luận theo các chuyên đề: (i) Nguồn lợi và khai thác; (ii) Sinh kế thay
thế; (iii) Bảo vệ môi trường; và (iiii) Tổ chức cộng đồng, nghiên cứu đã tập hợp được
thông tin thảo luận và nhận định từ đại diện 200 hộ gia đình/560 hộ sinh sống trong
KBTB Cù Lao Chàm, theo các phương pháp đánh giá kinh điển PRA, SWOT.
4.11. ĐQL đã nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quản lý TN&MT tại
KBTB Cù Lao Chàm
- Đánh giá sự phát triển cộng đồng Cù Lao Chàm: Qua quá trình ứng dụng
ĐQL từ tháng 10/2003 đến tháng 10/2010, sự thay đổi của cộng đồng Cù Lao Chàm
rất dễ được nhận diện kể cả bằng số liệu cụ thể và sự thay da đổi thịt của địa phương
này về các vấn đề: quản lý rác thải, tiếp cận ngư trường, công ăn việc làm, tài nguyên
chủ chốt, phát triển du lịch, nhóm/hội sinh kế, tổ chức cộng đồng về bảo tồn và du
lịch, không sử dụng túi nilon, dịch vụ du lịch, thu nhập của người dân,…đã được thể
hiện về diễn biến so sánh theo thời gian.
- Đánh giá cấp độ đồng quản lý thông qua mức độ tham gia và cấp độ hành
động của cộng đồng: Được phân cấp theo các mức độ biết-làm-bàn-kiểm tra-điều
chỉnh-quyết định. Trong 14.827 lượt người tham gia các hoạt động cộng đồng được
phân thành 3 nhóm: nhóm các hoạt động truyền thông được tổ chức cho cộng đồng
được hiểu và biết các nội dung định hướng phát triển, bảo vệ và sử dụng hợp lý
TN&MT với 58% số lượt người tham gia; nhóm các hoạt động nâng cao năng lực-
đào tạo được tổ chức cho cộng đồng bàn luận các nội dung, vấn đề được định hướng
với 20,50% lượt người tham gia; và nhóm các hoạt động cộng đồng cùng phối hợp

thực hiện hoặc tự quyết định thực hiện được tổ chức nhằm triển khai hành động các


nội dung cộng đồng đã hiểu, đã bàn luận và đã đồng thuận với 21,58% lượt người
tham gia (Hình 4.2.).
- Đánh giá cấp độ đồng quản lý thông qua chuỗi các sự kiện phát triển của
KBTB Cù Lao Chàm
Kế hoạch ĐQL KBTB Cù Lao Chàm triển khai từ tháng 10/2003 với hai mục
tiêu lâu dài là bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế địa phương. Sau khi
được tham gia công tác truyền thông, đào tạo, khảo sát, đánh giá, tham quan học tập,
cải thiện sinh kế, tháng 9/2004, Câu lạc bộ Bảo tồn biển được thành lập là bước đầu
tiên, chứng minh sự chuyển biến nhận thức về bảo tồn của cộng đồng nhằm tập hợp
các thành viên trong cộng đồng tình nguyện tham gia bảo tồn biển và là hạt nhân xúc
tiến hoạt động phân vùng bảo vệ trong KBTB. Quá trình quy hoạch và xây dựng quy
chế quản lý KBTB được tăng cường và xúc tiến. Đến tháng 12 năm 2005, quy hoạch
phân vùng và quy chế quản lý KBTB được người dân đồng thuận và được UBND
tỉnh Quảng Nam phê chuẩn, đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự nghiệp bảo tồn
biển ở Cù Lao Chàm. Tháng 3 năm 2006, Ban Quản lý KBTB Cù Lao Chàm được
thành lập và tuyển đội ngũ nhân viên từ cộng đồng địa phương phục vụ cho công
việc tuần tra giám sát theo quy chế KBTB. Để hỗ trợ cho công tác quản lý KBTB,
một hệ thống phao phân vùng được thiết lập nhằm giúp cho cộng đồng dân địa
phương dễ dàng xác định được các vùng chức năng trong KBTB một cách rõ ràng.
Tháng 12 năm 2006, các Ban bảo tồn thôn được thành lập tại mỗi thôn là tập hợp của
các đại diện người dân trong cộng đồng gồm 20 người, mỗi thôn 5 người; là nhóm
hạt nhân trong cộng đồng, thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn
về bảo tồn biển, phát triển sinh kế, tuần tra giám sát, phát triển du lịch, phân tích các
lợi ích cộng đồng. Tháng 3 năm 2007, đánh giá ảnh hưởng sinh kế cộng đồng từ việc
thả phao phân vùng được tiến hành. Qua khảo sát đánh giá hơn 40 hộ gia đình làm
nghề lặn và 60 hộ gia đình làm nghề lưới có liên quan đã xác định được phần trăm số
hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi việc phân vùng và mức độ ảnh hưởng về kinh tế thu

nhập của các hộ gia đình đó. Đánh giá cũng đã góp phần xác định được thành phần
và số lượng thành viên trong cộng đồng sẽ tham gia vào các hoạt động hỗ trợ phát
triển sinh kế thay thế cũng như vay vốn tín dụng. Tháng 12 năm 2007, Ban Quản lý
Du lịch xã Tân Hiệp được thành lập, nhằm điều phối các hoạt động du lịch tại Cù
Lao Chàm, và sử dụng hiệu quả các hướng dẫn viên du lịch người địa phương đã
được đào tạo trong thời gian xây dựng KBTB. Tháng 12 năm 2008, Kế hoạch quản
lý KBTB Cù Lao Chàm được UBND tỉnh Quảng Nam phê chuẩn, tạo cơ sở pháp lý
cho việc kêu gọi đầu tư và phát triển nguồn tài chính bền vững. Tháng 5 năm 2009,
cộng đồng Cù Lao Chàm thống nhất nói không với túi nilon. Ngày 26 tháng 5 năm
2009, Cù Lao Chàm chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Tháng 9 năm 2009, cộng đồng người dân địa phương Cù Lao Chàm cam kết
tham gia bảo tồn loài cua Đá. Tháng 12 năm 2010, Cù Lao Chàm thống nhất quy chế
bảo vệ các bãi biển thành sản phẩm du lịch chủ đạo thu hút du khách trong và ngoài
nước.
- Đánh giá tổng thể cấp độ đồng quản lý TN&MT KBTB Cù Lao Chàm:
Cấp độ ĐQL ở KBTB Cù Lao Chàm đến tháng 10/2010 được đánh giá chung
là đạt cấp độ “Hợp tác” đồng nghĩa với mức độ “Dân làm”. Quá trình ĐQL TN&MT


tại KBTB Cù Lao Chàm được thể hiện trên một hệ trục tọa độ không gian ba chiều
bao gồm trục thời gian (x) từ tháng 10/2003 và kết thúc một chu kỳ cơ bản vào tháng
10/2010. Cấp độ đồng quản lý (y) khởi đầu từ cấp hướng dẫn và được tăng trưởng
đạt cấp độ hợp tác. Mức độ tham gia/hành động của cộng đồng (z) được thể hiện từ
trạng thái thụ động chuyển biến lên cấp độ thực thi, điều này tương xứng với hành
động của cộng đồng đã được phát triển từ nghe/biết, nói, bàn bạc và làm (Hình 4.3;
Hình 4.4.).


Hình 4.2. Cấp độ chuyển biến hành động của cộng đồng
00,00%


00,00%

00,00%
21,58%
Biết
Điều chỉnh
Làm
Kiểm tra
Bàn
Quyết định
20,50%
57,93%



Hình 4.3. Mối quan hệ giữa hành động, cấp độ ĐQL, và cấp độ tham gia.


Hình 4.4. Cấp độ đồng quản lý tại KBTB Cù Lao Chàm
Hành
đ
ộng của cộng
đ
ồng

Cấp độ đồng quản lý

Cấp độ của sự tham gia


H
ư
ớng dẫn

C
ố vấn

H
ợp tác

T
ư
v
ấn

Thông tin

Quy
ết
đ
ịnh


Nói
Bàn bạc
Làm
Kiểm tra/giám sát
Th

đ

ộng

Ch
ủ động

Th
ực thi

Tuân th


Tâm huy
ết

T
ự quản

Cấp độ tham gia
của cộng đồng CLC
vào năm 2010
Thời gian bắt đầu
tháng 10/2003
Hướng dẫn
Trao đổi thông tin (tờ rơi,
tranh cổ động, truyền
hình, nói chuyện cộng
đ
ồng)

Cố vấn

Bàn luận thông tin (thảo luận
nhóm, hội thảo, họp các tổ
ch
ức cộng
đ
ồng)

Hợp tác
Hành động (tham gia dự án
trình diễn, quản lý, áp dụng,
theo dõi)
Cấp độ
đ
ồng quản lý

Mức độ
tham gia/
hành
động
Thời gian
10/20
03

10/2006
10/2010




KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
1.1. Mô hình ĐQL TN&MT được xây dựng đã góp phần vào công việc bảo tồn và
phát triển sinh kế địa phương thông qua các giá trị về đa dạng sinh học và sinh kế
thay thế tại Cù Lao Chàm. Mô hình đã được giải thích trên cơ sở định lượng các
phần tham gia của Nhà nước và cộng đồng.
1.2. Mô hình ĐQL đã vận động được cộng đồng tham gia trong việc quy hoạch phân
vùng chức năng, xây dựng quy chế quản lý và kế hoạch quản lý KBTB Cù Lao
Chàm, đồng thời đã xác định chu kỳ tối thiểu triển khai hiệu quả của quá trình ĐQL
là 7 năm và đánh giá cấp độ ĐQL vào cuối chu kỳ là cấp độ hợp tác.
1.3. ĐQL đã góp phần hỗ trợ người dân địa phương đa dạng hoá sinh kế thay thế,
giảm khai thác nguồn lợi, nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của kinh tế địa
phương. Hoạt động khai thác thuỷ sản đã được kiểm soát và định hướng theo quản lý
hệ sinh thái.
1.4. ĐQL đã góp phần xác định được diễn biến các mâu thuẩn trong quản lý
TN&MT, đồng thời đã chỉ ra lợi ích cộng đồng chỉ đạt ngưỡng cao nhất khi nó thoả
mãn được lợi ích của các nhóm nghề nghiệp khác nhau tại KBTB.
1.5. ĐQL đã góp phần thúc đẩy việc thực thi kế hoạch quản lý của KBTB thông qua
việc tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa Nhà nước, cộng đồng
và các bên liên quan. Đồng thời ĐQL đã góp phần trong việc xây dựng cơ chế tài
chính bền vững cho hoạt động của KBTB Cù Lao Chàm. Mô hình ĐQL TN&MT tại
KBTB Cù Lao Chàm đã đủ cơ sở trở thành một trường hợp nghiên cứu điển hình
(Case study) cho các khu bảo tồn biển khác tham quan học tập và nhân rộng.
1.6. Đã xác định được khung logic ĐQL và các phương pháp kinh điển theo PRA,
DPSIR, SWOT, SMART, LFA, CBA là bộ cộng cụ chủ yếu để làm việc với cộng
đồng trong quá trình ĐQL.
1.7. Đã chứng minh được ĐQL không phải là việc chia sẻ quyền lực trực tiếp giữa
Nhà nước và nhân dân, mà là sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích (quyền và lợi) trong
quá trình quản lý TN&MT biển ở địa phương.
1.8. Đã tổng hợp được quá trình xây dựng và phát triển của bảo tồn biển tại Quảng

Nam.
1.9. Kết quả đề tài có thể áp dụng cho việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ứng dụng trong việc quản lý lưu vực sông, quản lý
vùng bờ, quản lý rừng đầu nguồn.
1.10. Kết quả đề tài sẽ là một cẩm nang trong hướng dẫn cũng như cung cấp các
phương pháp và công cụ làm việc với cộng đồng; hỗ trợ cho các nhà quản lý những
điều kiện thuận lợi hơn trong công việc tiếp xúc với cộng đồng và các bên liên quan.

2. Kiến nghị
2.1. Cộng đồng Cù Lao Chàm đã nhận được lợi ích từ du lịch sinh thái phát triển trên
nền tảng của bảo tồn, tuy nhiên người dân địa phương mới chỉ nhận được khoảng 1/3
tổng giá trị đó, phần còn lại là thuộc về người ngoài KBTB, vì vậy cần tiếp tục

×