Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu TƯƠNG QUAN mực nước TRÊN SÔNG KÊNH, RẠCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH PHỤC vụ CÔNG tác GIẢM NGẬP ÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.69 KB, 8 trang )


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 165

NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN MỰC NƯỚC TRÊN SÔNG KÊNH,
RẠCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ
CÔNG TÁC GIẢM NGẬP ÚNG
Bảo Thạnh, Vũ Thị Hương
Phân viện Khí tượng Thủy văn & Môi trường Phía Nam

Bài báo đưa ra một số kết quả phân tích tương quan giữa mực nước các trạm trên
sông chính với một số trạm trên kênh rạch TP. Hồ Chí Minh để tìm hiểu diễn biến mực nước
tại các trạm đo mực nước, đồng thời tính toán, xác định các tác động của các thành phần
ngoài triều đến mực nước triều trên các sông, rạch của TP. Hồ Chí Minh.
Từ khóa: ngập úng, TP.Hồ Chí Minh, mực nước

1. Mở đầu
Từ hơn một thập niên vừa qua, tình trạng ngập úng đô thị diễn ra ngày càng
trầm trọng và dẫn đến những tranh luận về nguyên nhân cũng như giải pháp trọn vẹn
cho vấn đề này. Ngập lụt đối với thành phố Hồ Chí Minh được nhận định do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau như mưa, triều, lũ thượng nguồn và do tác động của con
người Một trong những nguyên nhân chủ đạo đó là do mực nước triều gây lên.
Sau khi tiến hành thu thập tài liệu, dựa trên những phân tích thống kê số liệu
mực nước thu thập từ các trạm thủy văn trên sông chính và một số các trạm trên các
kênh rạch gần các vùng có xảy ra ngập thường xuyên trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh,
báo cáo đưa ra một số kết quả phân tích tương quan giữa mực nước các trạm trên sông
chính với một số trạm trên kênh rạch để tìm hiểu diễn biến mực nước tại đó.
2. Phương pháp nghiên cứu, số liệu sử dụng
Để tính tương quan mực nước giữa các điểm đo trên kênh, rạch với các trạm đo
mực nước trên sông chính nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để tính toán.


Theo hướng đó, nghiên cứu lựa chọn khảo sát và chỉnh lý số liệu mực nước tại
một số vị trí trên kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ tính toán (các vị trí lựa
chọn thuộc khu vực hay bị ngập - có tính nhạy cảm): Tại điểm cầu Kiệu trên Kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Quận Bình Thạnh); tại điểm cầu kênh Tẻ trên Kênh Tẻ (Quận
8); tại điểm cầu Gò Dưa trên Rạch Gò Dưa (Quận Thủ Đức); tại điểm chân cầu Mương
Chuối trên Kênh Mương Chuối (Huyện Nhà Bè).


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

166 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Trạm trên sông chính để tính tương quan là trạm đo mực nước Phú An và trạm
đo mực nước Nhà Bè.
Hình 1 dưới đây biểu thị khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm đo đạc, thu thập
số liệu mực nước.

Hình 1. Bản đồ thể hiện quá trình mực nước tại các vị trí thu thập và đo đạc
3. Phân tích tương quan mực nước trên sông kênh rạch TP.Hồ Chí Minh
 Tương quan mực nước điểm đo trên rạch Gò Dưa, kênh Mương Chuối với mực
nước trạm Nhà Bè, Phú An
Bảng 1. Tương quan mực nước giữa điểm đo trên rạch Gò Dưa, Mương Chuối với
trạm Nhà Bè, Phú An
Đặc trưng
Tương quan với H
NhàBè

Tương quan với H
PhúAn


Gò Dưa
Mương Chuối
Gò Dưa
Mương Chuối
Mực nước cao nhất
0.807
0.95
0.82
0.93
Mực nước thấp nhất
0.84
0.98
0.91
0.94
Mực nước trung bình
0.77
0.99
0.95
0.99
Theo Bảng 1 cho thấy tương quan mực nước giữa Gò Dưa và Mương Chuối với
trạm Nhà Bè là quan hệ tương quan chặt. Các hệ số tương quan đều rất cao, mực nước
trung bình tại Mương Chuối với Nhà Bè hệ số tương quan gần 100%. Tại Gò Dưa thấp
nhất cũng lên đến 77% đối với mực nước trung bình.
 Tương quan mực nước điểm đo trên kênh Nhiêu Lộc, Kênh Tẻ với mực nước trạm
Nhà Bè, Phú An
Theo Bảng 2, khác với các điểm trên kênh Mương Chuối và Gò Dưa tương
quan rất tốt với trạm mực nước Nhà Bè, điểm trên kênh Nhiêu Lộc và kênh Tẻ hệ số
tương quan thấp với trạm Nhà Bè. Nhưng tương quan mực nước cao nhất giữa hai
điểm cũng lớn hơn 60%. Đây cũng là điểm đáng lưu ý với khu vực kênh Nhiêu Lộc –


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 167

Thị Nghè và kênh Tẻ, bởi tốc độ phát triển đô thị và dân cư có tác động mạnh tới mực
nước trên các kênh này.
Bảng 2. Tương quan mực nước giữa điểm đo trên rạch Nhiêu Lộc, kênh Tẻ với trạm
Nhà Bè, Phú An


Tương quan với H
NhàBè

Tương quan với H
PhúAn

Nhiêu Lộc
Kênh Tẻ
Nhiêu Lộc
Kênh Tẻ
Mực nước cao nhất
0.6
0.62
0.65
0.67
Mực nước thấp nhất
0.2
0.02
0.23
0.31

Mực nước trung bình
0.62
0.53
0.68
0.77
Tương tự như tương quan với Nhà Bè, hệ số tương quan mực nước trạm Nhiêu
Lộc, Kênh Tẻ với Phú An cũng khá thấp. Mực nước cao nhất, mực nước trung bình
tương quan tốt hơn cả cũng chỉ đạt tương ứng 67% và 77%.
Ngoài tác động triều từ các sông lớn vào các kênh rạch, các tác động khác như
mưa, nước thải dân sinh, bồi lấp… tác động lớn đến mực nước kênh rạch của thành
phố. Cụ thể mức độ tác động như thế nào được thể hiện theo các tính toán dưới đây.
4. Tác động của thành phần ngoại lai ngoài triều đến mực nước triều trên sông,
kênh rạch
Mực nước trên sông kênh rạch tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và các điểm
nghiên cứu trên nói riêng có ưu điểm là các trạm bị ảnh hưởng của dao động mực nước
triều truyền đến. Mực nước trên kênh rạch, đặc biệt như kênh Nhiêu Lộc, kênh Tẻ
ngoài tác động của triều còn bị ảnh hưởng của mưa tức thời, nước thượng nguồn, nước
thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt của vùng xung quanh… Nhưng tính toán thành
phần nước mưa góp lại xuống kênh rạch cũng như góp vào thời điểm nào, giờ nào với
lượng bao nhiêu là rất khó.
Do vậy, để đánh giá phân tích sâu mối tương quan mực nước trên sông, kênh
rạch của TP. HCM đề tài thực hiện phân tích hệ số điều hòa dựa theo phương pháp
phân tích thủy triều thiên văn viết trên ngôn ngữ lập trình Fortran. Theo phương pháp
phân tích thủy triều thiên văn, độ cao thủy triều ở một giờ
t
được tính theo công thức
(4.1) cho khoảng thời gian bất kỳ. Từ đó chọn lấy một độ cao thủy triều cao nhất và
một độ cao thủy triều thấp nhất.

=

+++=
r
i
iiiiit
guVtqHfAz
1
00
])([cos
. (4.1)
Trong đó:
0
A
là mực nước trung bình;
i
f
là các hệ số suy biến, phụ thuộc vào
các tham số quỹ đạo Mặt Trăng;
i
H
là những hằng số điều hòa biên độ của các phân
triều;
i
uV )(
0
+
là pha ban đầu của các phân triều;
i
g
là các hằng số điều hòa về pha
của các phân triều.

Công thức độ cao thủy triều so với mực biển trung bình (4.1) có thể viết gọn
thành:

=
iiit
Hfz

cos
, (4.2)

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

168 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

Trong đó:
i
f
là các hệ số suy biến, phụ thuộc vào kinh độ tiết điểm lên của quỹ
đạo Mặt Trăng
N
;
i

là pha của các phân triều.
Tùy thuộc vào tính chất thủy triều, độ cao triều có thể đạt các cực trị khi kinh
độ tiết điểm lên của quỹ đạo Mặt Trăng

0=N
(đối với nhật triều) hoặc


180=N
(đối
với bán nhật triều). Trong những điều kiện này (

180 ,0=N
) pha của các phân triều
biểu diễn qua các yếu tố thiên văn như trong Bảng 3.
Trong Bảng 3,
t
là thời gian múi giờ trung bình tính từ nửa đêm;
h
kinh độ
trung bình của Mặt Trời;
s
kinh độ trung bình của Mặt Trăng;
p
kinh độ trung
bình của cận điểm quỹ đạo Mặt Trăng;

i
g
góc vị đặc biệt ứng với kinh tuyến
Greenwich.
Bảng3. Biểu thức tính pha và trị số các hệ số suy biến của một số phân triều
Ký hiệu phân triều
Biểu thức pha,


Hệ số suy biến,
f



0=N


180=N

2
M

2
222
M
gsht +

0,963
1,038
2
S

2
2
S
gt 

1,000
1,000
2
N


2
322
N
gpsht ++

0,963
1,037
2
K

2
22
K
ght +

1,317
0,748
1
K

1
90
K
ght ++


1,113
0,882
1
O


1
902
O
gsht +


1,183
0,806
1
P

1
90
P
ght 


1,000
1,000
1
Q

1
903
Q
gpsht ++


1,183

0,806
4
M

4
444
M
gsht +

0,928
1,077
4
MS

4
224
MS
gsht +

0,963
1,038
6
M

6
666
M
gsht +

0,894

1,118
Sa

Sa
gh 

1,000
1,000
SSa

SSa
gh 2

1,000
1,000
Các độ cao cực trị của thủy triều có thể xác định từ biểu thức (4.2) nếu như biết
các trị số của các yếu tố thiên văn t,h,s và p khi tổ hợp đồng thời của chúng ứng với
điều kiện cực trị.
Theo phương pháp trên không chỉ tính toán được mực nước chỉ đơn thuần dưới
tác động của thủy triều mà còn thấy được những tác nhân ngoại lai tác động đến mực
tại các điểm đo. Cụ thể mực nước triều tính toán tại các điểm nghiên cứu được thể hiện
theo các hình (Hình 2 đến Hình 7) dưới đây.

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 169


Hình 2. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại điểm đo trên rạch Gò Dưa



Hình 3. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại điểm đo trên kênh Tẻ


Hình 4. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại điểm đo trên kênh Mương Chuối

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

170 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường


Hình 5. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại điểm đo trên kênh Nhiêu Lộc –
Thị Nghè

Hình 6. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại trạm Phú An


Hình 7. Quá trình mực nước thực đo và tính toán tại trạm Nhà Bè

Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 171

Từ các Hình 2 đến Hình 7 cho thấy mức độ, tỷ lệ các thành phần khác ngoài
triều (mưa, lưu lượng thượng nguồn, nước thải) tác động đến dao động mực nước trên
sông cũng như trên các kênh rạch. Riêng hai trạm Nhà Bè và Phú An mức độ tác động
bị ảnh hưởng đến dao động mực nước ít hơn so với các điểm sâu trong kênh rạch.
So sánh mực nước tính toán từ phân tích thủy triều và mực nước thực đo cho
thấy chênh lệch trung bình ở Nhiêu Lộc – Thị Nghè là 14%, Phú An là 18% trong khi
Nhà Bè chỉ khoảng 0,96%. Điều này cũng khá hợp lý so với thực tế bởi tại Nhà Bè

mức độ tác động của các yếu tố như đô thị nhất là nước thải dân sinh đều ít hơn so với
Phú An cũng như các điểm khác trên kênh rạch nội thành.
5. Kết luận và kiến nghị
Tương quan mực nước giữa các điểm trên kênh Mương Chuối, Gò Dưa chặt
chẽ với mực nước trạm Nhà Bè và mực nước trạm Phú An. Mực nước trên kênh Tẻ và
Nhiêu Lộc tương quan khá thấp với Nhà Bè và Phú An, tương quan mực nước cao
nhất cũng chỉ đạt trên dưới 60%.
Vấn đề nước thải dân sinh, nước mưa… có tác động không nhỏ đến mực nước
trên các kênh rạch, đặc biệt là ở trên kênh Nhiêu Lôc – Thị Nghè và mực nước ở trạm
Phú An, riêng Nhà Bè mực nước bị tác động ít hơn.
Cần có các trạm đo đạc thường xuyên nhiều hơn, nhất là trên các kênh rạch lớn
để có số liệu dài hơn để nghiên cứu kỹ về đặc điểm thủy triều tại thành phố cũng như
những nguyên nhân làm cho mức độ ngập lụt do triều ngày một tăng để từ đó tìm ra
những giải pháp thích hợp giảm thiểu tác động do ngập lụt. Ngoài ra, cần thực hiện các
công tác lạo vét thường xuyên để lưu thông dòng chảy, vừa đảm bảo vệ sinh môi
trường cũng như giảm thiểu ngập lụt, tăng quan hệ về thủy văn giữa các hệ thống
sông, kênh rạch của thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo Thạnh (2003). Cơ chế thoát lũ dưới ảnh hưởng của thủy triều và các công
trình thủy lợi ven biển ĐBSCL.
2. Bảo Thạnh (2005). Khảo sát các điều kiện môi trường phục vụ nghiên cứu thiết kế
chi tiết cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
3. H. Storch et al. (2009). Adaptation Planning Framework to Climate Changes for
the Urban Area of Ho Chi Minh City, Vietnam. The 5th Urban Research
Sympossium. Marseille, France.
4. Lương văn Việt (2008). Sự phát triển đô thị và xu thế biến đổi khí hậu tại thành
phố.
5. Phan Văn Hoặc, Lương Văn Việt và nnk (2000). Phân bố các đặc trưng mưa liên
quan đến vấn đề tiêu thoát nước, ô nhiễm môi trường và các giải pháp chống ngập

úng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài NCKH Sở Khoa học và Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh.


Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XVI

172 Tập 2: Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường

THE STUDY OF THE WATER STAGE RELATIONSHIP IN RIVERS
AND IN CANALS IN HO CHI MINH CITY FOR SERVING
THE WATERLOGGED REDUCTION
Bao Thanh, Vu Thi Huong
Sub – Institute of Hydrometeorology and Environment of South Vietnam (SIHYMETE)

In over the past decade, urban inundation is exacerbated. Inundation in Ho Chi Minh
City has been identified by many different causes such as rainfall, tide, flood upstream and
human impact One of the major reasons is caused by the tide. This paper presents some
results of the correlation analysis between the water stage in the main river stations and in
the canals stations to show the hydrological evolution characteristic. This is an important
first step in determining research objectives, the problems to be solved in reducing flooding
problems, prevention, harm reduction, remedial damage caused by flooding.

×