SỞ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
TP.HỒ CHÍ MINH
-----
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIẺM THỦY ĐỊA HÓA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHỤC VỤ QUI HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG
Cơ quan thực hiện : Sở Tài nguyên & Môi trường
Tp.HCM
Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Thu Hằng
Đồng chủ nhiệm : ThS. Nguyễn Văn Ngà
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
TP.HỒ CHÍ MINH
-----
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIẺM THỦY ĐỊA HÓA CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHỤC VỤ QUI HOẠCH, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG
Sở khoa học & Công nghệ
Tp.HCM
Cơ quan thực hiện : Sở Tài nguyên & Môi trường
Tp.HCM
Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Thị Thu Hằng
Đồng chủ nhiệm : ThS. Nguyễn Văn Ngà
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2007
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Lời tựa
Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ phát triển lớn nhất nước, cho nên nước là
một trong những nhu cầu cần thiết nhất. Nước dưới đất là nguồn cung cấp nước
sạch rất quan trọng, nhưng chưa được bảo vệ một cách đúng mức. Tình trạng suy
thối nguồn nước là vấn đề mà thành phố đang phải đối mặt. Tuy nhiên nhiều
nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rải rác và bỏ ngỏ. Vì vậy đề tài nghiên cúu thủy
địa hóa đã được giải quyết với mục đích phục vụ cho cơng tác quy hoạch quản lí
tổng thể nguồn nước và bảo vệ môi trường bền vững.
Kết quả của đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sau:
• Làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn
• Xác lập được đặc điểm thủy địa hóa của ba tầng chứa nước chính
(Pleistocen, Pliocen trên và Pliocen dưới)
• Tiến hành phân đới thủy địa hóa.
Kết quả cho thấy theo phương thẳng đứng, vùng nghiên cứu có 4 dạng thủy hóa: ổn
định, thuận, nghịch, hỗn hợp; theo phương nằm ngang từ bắc xuống nam hoặc đông
bắc – tây nam, đa phần chất lượng nước có xu hướng biến đổi từ siêu nhạt -> nhạt > lợ -> mặn. Bức tranh phức tạp về thủy địa hóa cho thấy vùng chủ yếu chịu ảnh
hưởng q trình xâm nhập mặn từ phía đơng nam theo sơng Nhà Bè; q trình rửa
lũa hịa tan trên con đường thấm của nước mưa cho nước dưới đất ở phía tây bắc,
một phần đơng bắc; q trình hỗn hợp ven sơng Sài Gịn và q trình rửa nhạt
khơng hồn tồn của các q trình biển tiến.
• Đánh giá hiện trạng nhiễm bẩn nitơ, sắt, vi sinh trong nước dưới đất.
• Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng Pleistocen bằng phương pháp
DRASTIC đã cho thấy vùng có khả năng nhiễm bẩn cao phân bố ở trung tâm
thành phố, Củ Chi, Nhà Bè và vùng có khả năng nhiễm bẩn rất cao phân bố ở
Phú Hịa Đơng – Củ Chi, Linh Xuân – Thủ Đức, Đông Hưng Thuận – quận
12.
• Sơ bộ nhận định nguồn gốc hình thành thành phần hóa học nước dưới đất
trong trầm tích Kainozoi.
• Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đối với thủy địa hóa
thành phố để từ đó đề xuất những giải pháp quản lí nguồn nước của thành
phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo quan trọng cho
các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lí, các trường học và làm cơ sở quy hoạch
tổng thể quản lí tài nguyên nước của thành phố trong thời gian tới.
Đề tài gồm có 162 trang thuyết minh, 26 biểu bảng, 8 hình vẽ, 12 bản đồ,
46 tài liệu tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước.
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai cố vấn TS. Vũ Văn Nghi,
PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ cùng với những ý kiến đóng góp quan trọng và những hỗ
trợ quý báu của các nhà khoa học: GS. Nguyễn Kim Cương, TS.Vũ Văn Vĩnh, TS.
Paul Cao, ThS. Bùi Trần Vượng, ThS. Võ Thị Kim Loan với sự phối hợp thực hiện
của các cán bộ chun mơn thuộc Phịng quản lí tài ngun Nước và Khống sản và
Liên đồn địa chất thủy văn – địa chất cơng trình miền Nam. Nhân dịp này tác giả
bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
1
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Ho Chi Minh city has the highest development rate in Viet Nam, thus, the water’s
need becomes one of the highest priorities. Groundwater is one of the most
important natural resources, yet it’s unprotected. The depletion of water resource is
one of the urgent problems the city is facing. However, researches on this are still
sporadic and rare. Thus, there is a great need for researches in the area of water
conservation scheme and how to protect water supply long term in our country.
Our project has attempted to address the following area:
• Define hydrogeological condition
• Set up hydrochemical and geological characteristics of three main aquifers
(Pleistocen, Upper Pliocen and Lower Pliocen)
• Separate hydrochemical geology.
There are four forms of hydro-chemistry: stable, propitious, reverse, mixed;
following the horizontal direction (parallel to the surface), from north to south, or
northeast to southwest, almost water quality has a changed tendency from super unsalted -> un-salted -> brackish -> salted water. Complex hydrochemical and
geological map shows that the zone is influenced by salt contamination from the
southeast along the Nha Be’s river. The permeation pathway of rain water into
underground water from northwest; part of the northeast; the mixing process along
the bank of SaiGon’s river and the incomplete de-salting process due to ocean water
transgression.
• Assess nitrogen’s contaminated state, iron, micro-organism in underground
water.
• Assess polluted Pleistocen aquifer’s ability by DRASTIC method showed
that the zones have high polluted ability distribute: the city center, Cu Chi
and Nha Be. In addition, the zones with very high polluted ability are in Phu
Hoa Dong, Cu Chi, Cu Chi, Thu Duc, Dong Hung Thuan and District 12.
• Preliminary examination of the source – by analyzing samples of chemical
elements of the underground water in Kainozoi sediment.
• Assess the effects of economical and social activities on the hydrochemical
geology and propose water resource management solutions for HCMC.
The result will be a basic and important guide to researchers, managements,
education centers whose main’s interest is HCMC future water resource
management plan.
The project has 162 pages, 26 tables, 8 pictures, 12 maps, 46 reference
documents of authors who live in the homeland and oversea.
The research is done under the guidance of the two conlsultants: Dr. Vu Van
Nghi, Ph. D. ; Prof. Nguyen Viet Ky, Ph. D. along with many highly valuable
contributions of many scientists including Prof. Nguyen Kim Cuong ; Vu Van Vinh,
Ph. D. ; Paul Cao, Ph. D.; Bui Tran Vuong, M.S. ;Vo Thi Kim Loan, M.S. and with
the help of many experts of Water Resource and Minerals Management division and
the division of Hydrogeology and Engineering Geology for the South of Viet Nam.
In this occasion, I would like to express my deep gratitude. Without their help, this
project would not be possible.
2
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
MỤC LỤC
Mở đầu .......................................................................................................................... 1
Phần chung ................................................................................................................. 5
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên – kinh tế – dân cư ...................................................... 6
1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 6
1.2 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng ......................................................................... 6
1.3 Mạng lưới thủy văn – chế độ thủy triều ........................................................... 7
1.4 Đặc điểm khí hậu .............................................................................................. 8
1.5 Đặc điểm dân cư và hướng phát triển kinh tế ................................................... 9
1.6 Kinh tế và hướng phát triển .............................................................................. 9
1.7 Giao thông vận tải ........................................................................................... 10
1.8 Các nguồn tài nguyên ...................................................................................... 10
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn, thủy địa hóa vùng
nghiên cứu .................................................................................................................. 12
2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................... 12
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 12
Chương 3: Đặc điểm địa chất ..................................................................................... 19
3.1 Địa tầng ........................................................................................................... 19
3.2 Đặc điểm kiến tạo ........................................................................................... 24
3.3 Lịch sử phát triển địa chất ............................................................................... 27
Chương 4: Đặc điểm địa chất thủy văn ..................................................................... 31
4.1 Tầng chứa nước Holoxen ................................................................................ 31
4.2 Tầng chứa nước Pleistocen ............................................................................. 32
4.3 Tầng chứa nước Pliocen trên .......................................................................... 34
4.4 Tầng chứa nước Pliocen dưới ......................................................................... 35
4.5 Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi ............................................ 37
Phần chuyên đề .......................................................................................................... 39
Chương 5: Thủy địa hóa các tầng chứa nước chủ yếu thành phố Hồ Chí Minh ....... 40
3
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
6.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 40
6.2 Đặc điểm thủy hóa nước trên mặt ................................................................... 49
5.2.1 Nước mưa .................................................................................................... 49
5.2.2 Nước mặt .................................................................................................... 51
6.3 Đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất ............................................................. 56
5.3.1 Đặc điểm thủy địa hóa tầng chứa nước Pleistocen .................................... 56
5.3.2 Đặc điểm thủy địa hóa tầng chứa nước Pliocen trên .................................. 66
5.3.3 Đặc điểm thủy địa hóa tầng chứa nước Pliocen dưới ................................ 75
5.3.4 Sự phân đới thủy địa hóa các tầng chứa nước ............................................ 87
5.3.4.1 Phân đới thủy địa hóa theo phương thẳng đứng .................................... 87
5.3.4.2 Phân đới thủy địa hóa theo phương ngang ............................................ 88
5.3.5 Đánh giá hiện trạng nhiễm bẩn nước dưới đất TpHCM ............................ 90
5.3.5.1 Tình hình nhiễm bẩn các hợp chất nitơ và sự phân bố ......................... 90
5.3.5.2 Tình hình nhiễm sắt và sự phân bố ...................................................... 96
5.3.5.3 Tình hình nhiễm vi sinh và sự phân bố ................................................ 97
6.4 Một số nhận định về nguồn gốc hình thành thành phần hóa học nước dưới
đất thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... 98
5.4.1 Cơ sở nhận định nguồn gốc hình thành thành phần hóa học nước dưới đất98
5.4.2 Sơ bộ đánh giá sự hình thành thành phần hóa học của nước dưới đất...... 108
Chương 6: Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng chứa nước Pleistocen ............. 115
6.5 Một số cơ sở lập bản đồ khả năng nhiễm bẩn nước dưới đất ....................... 115
6.6 Thông tin chung về hệ thống DRASTIC ...................................................... 116
6.7 Trình tự lập bản đồ khả năng nhiễm bẩn tầng chứa nước Pleistocen thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 119
6.8 Kết quả .......................................................................................................... 143
Chương 7: Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đối với thủy địa hóa
thành phố ................................................................................................................... 149
Chương 8: Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước của thành phố .............. 157
8.1 Những thách thức đối với công tác quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 157
4
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
8.2 Những thách thức đối với nguồn nước dưới đất thành phố Hồ Chí Minh...... 158
8.3 Đề xuất những giải pháp quản lý bảo vệ nguồn nước dưới đất ..................... 160
Kết luận ..................................................................................................................... 162
Tài liệu tham khảo...................................................................................................... 164
Phần Phụ lục ............................................................................................................. 167
5
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
CÁC BẢN VẼ KÈM THEO
1.
Đồ thị Piper của nước mưa .................................................................... Hình 5.1
2.
Đồ thị Piper của nước sơng .................................................................... Hình 5.2
3.
Mối quan hệ giữa độ tổng khống hóa và loại hình hóa học nước tầng qp
................................................................................................................. Hình 5.3
4.
Đồ thị Piper của tầng Pleistocen ............................................................. Hình 5.4
5.
Mối quan hệ giữa độ tổng khống hóa và loại hình hóa học nước tầng m42 ............
................................................................................................................ Hình 5.5
6.
Đồ thị Piper của tầng Pliocen trên ......................................................... Hình 5.6
7.
Mối quan hệ giữa độ tổng khống hóa và loại hình hóa học nước tầng m41 .......
................................................................................................................. Hình 5.7
8.
Đồ thị Piper của tầng Pliocen dưới ........................................................ Hình 5.8
9.
Bản đồ điểm số chiều sâu tầng chứa nước Pleistocen ...................... Bản đồ số 1
10.
Bản đồ điểm số lượng cung cấp nước của tầng Pleistocen ............... Bản đồ số 2
11.
Bản đồ điểm số môi trường chứa nước của tầng Pleistocen ............. Bản đồ số 3
12.
Bản đồ điểm số môi trường đất phủ của tầng Pleistocen .................. Bản đồ số 4
13.
Bản đồ điểm số phần trăm độ dốc địa hình của tầng Pleistocen ....... Bản đồ số 5
14.
Bản đồ điểm số ảnh hưởng của đới thơng khí tầng Pleistocen ......... Bản đồ số 6
15.
Bản đồ điểm số hệ số thấm của tầng Pleistocen ............................... Bản đồ số 7
16.
Bản đồ khả năng nhiễm bẩn tầng Pleistocen .................................... Bản đồ số 8
17.
Bản đồ thủy địa hóa thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 ...............................
18.
Bản đồ thủy địa hóa tầng Pleistocen thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 .....
19.
Bản đồ thủy địa hóa tầng Pliocen trên thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 ...
20.
Bản đồ thủy địa hóa tầng Pliocen dưới thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50.000 .
21.
Mặt cắt thủy địa hóa tuyến I-I, II-II, III-III,IV-IV, V-V .....................................
6
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
CÁC BIỂU BẢNG KÈM THEO
1. Bảng thống kê số liệu quan trắc nước mưa ...............................................Bảng 5.1
2. Bảng thống kê số liệu quan trắc nước sông ..............................................Bảng 5.2
3. Bảng thống kê các trạm quan trắc nước mặt .............................................Bảng 5.3
4. Bảng thống kê chất lượng nước mặt tại các trạm quan trắc ......................Bảng 5.4
5. Bảng thống kê hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước tầng Pleistocen .
.....................................................................................................................Bảng 5.5
6. Bảng phân loại nguồn gốc nước tầng Pleistocen theo đồ thị piper ...........Bảng 5.6
7. Bảng thống kê hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước tầng Pliocen
trên ...................................................................................................................Bảng 5.7
8. Bảng phân loại nguồn gốc nước tầng Pliocen trên theo đồ thị piper ........Bảng 5.8
9. Bảng thống kê hàm lượng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước tầng Pliocen
dưới .................................................................................................................Bảng 5.9
10. Bảng phân loại nguồn gốc nước tầng Pliocen dưới theo đồ thị piper .....Bảng 5.10
11. Thang điểm của các yếu tố DRASTIC ......................................................Bảng 6.1
12. Bậc điểm của các yếu tố DRASTIC ..........................................................Bảng 6.2
13. Bảng cơ sở tính điểm số chiều sâu tầng chứa nước ...................................Bảng 6.3
14. Bảng điểm số chiều sâu tầng chứa nước và sự phân bố ............................Bảng 6.4
15. Bảng điểm số lượng bổ cập và sự phân bố ................................................Bảng 6.5
16. Bảng mô tả đặc trưng môi trường chứa nước của tầng .............................Bảng 6.6
17. chứa nước của tầng ....................................................................................Bảng 6.7
18. Bảng điểm số môi trường chứa nước của tầng và sự phân bố ...................Bảng 6.8
19. Bảng cơ sở tính điểm số môi trường lớp phủ ............................................Bảng 6.9
20. Bảng điểm số môi trường lớp phủ của tầng và sự phân bố .....................Bảng 6.10
21. Bảng điểm số độ dốc địa hình tầng Pleistocen và sự phân bố .................Bảng 6.11
22. Bảng cơ sở tính điểm số mơi trường lớp phủ ..........................................Bảng 6.12
23. Bảng điểm số mơi trường đới thơng khí và sự phân bố ..........................Bảng 6.13
24. Bảng cơ sở tính điểm số hệ số thấm ........................................................Bảng 6.14
25. Bảng điểm số hệ số thấm và sự phân bố ..................................................Bảng 6.15
26. Bảng tổng hợp chỉ số DRASTIC của tầng Pleistocen .............................Bảng 6.16
7
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh
phục vụ quy hoạch, quản lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững.
2. Chủ nhiệm đề tài: CN. Nguyễn Thị Thu Hằng
Đồng chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Ngà
3. Cơ quan chủ trì: Sở Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tính cấp thiết của đề tài
- Nước dưới đất là loại tài nguyên động luôn biến đổi theo thời gian, không
gian và chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên và con người.
- Việc nghiên cứu thuỷ địa hố thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ được đề cập
đến chất lượng nước, tình hình nhiễm mặn, nhiễm bẩn, nguồn hình thành trữ lượng,
điển hình có tác giả Đồn Văn Tín đã nghiên cứu chi tiết hơn, đã nêu được quy luật
phổ biến về thành phần hóa học, sự nhiễm bẩn các nguồn nước, những dị thường
thủy hóa và biểu hiện nước khoáng, sơ lược về vấn đề đồng vị thủy văn, tuy nhiên
việc giải thích những dị thường thuỷ hoá cũng chỉ dừng lại ở nguyên tố Fe và SiO2
và một số các khí CO2, CH4, H2S, chưa đi sâu vào việc tìm hiểu nguồn gốc của các
thành phần hố học có mặt trong nước và đặc biệt là chưa đánh giá được tác động
hoàn cảnh bên ngoài đến nguồn nước. Bên cạnh đó cũng có một số báo cáo nghiên
cứu địa chất thuỷ văn một số vùng cụ thể, tuy nhiên cũng chỉ nêu bật những nét cơ
bản về thuỷ hố, chưa đi sâu giải thích nguồn gốc nước cũng như nguồn gốc hình
thành thành phần hóa học nước dưới đất. Trong khi đó, cùng với quá trình đơ thị
hố, chất lượng nước biến động rất nhanh. Như vậy bản chất nguồn nước, nguồn
gốc hình thành thành phần hoá học nước dưới đất là chưa được cập nhật và làm rõ,
mà điều đó lại cực kì quan trọng trong cơng tác quản lí nguồn nước, khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước bền vững.
- Việc đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đối với thủy địa hoá
Thành phố hiện nay vẫn chưa được đề cập một cách đúng mức.
Đó là lí do chính để chúng tơi tiến hành nghiên cứu thuỷ địa hố thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Mục đích và nội dung nghiên cứu
a-
Mục đích:
Làm rõ đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đưa ra
những giải pháp quản lý nguồn nước một cách hợp lý, bảo vệ mơi trường nói chung
và mơi trường nước nói riêng một cách bền vững.
b-
Nội dung nghiên cứu:
-1-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Nghiên cứu thuỷ địa hố thành phố Hồ Chí Minh
- Làm rõ đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn thành phố Hồ Chí Minh, tập
trung vào các tầng chứa nước đang khai thác mạnh: Pleistocen, Pliocen trên, Pliocen
dưới.
- Làm rõ đặc điểm thủy địa hóa các tầng chứa nước chính, tiến hành phân đới
thủy địa hóa, đánh giá hiện trạng nhiễm bẩn nước dưới đất thành phố.
- Sơ bộ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thành phần hóa học
của nước (khí tượng, thủy văn, địa hình, địa mạo, thành phần thạch học, mức độ
trao đổi nước, sự trao đổi cation, cấu trúc địa chất, cổ địa lý, sự phát triển kinh tế –
xã hội...)
- Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng Pleistocen.
- Đánh giá tác động của các hoạt động kinh tế xã hội đối với thủy địa hóa
thành phố.
Đề xuất giải pháp quản lí, bảo vệ nguồn nước của thành phố.
6. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a-
Phạm vi của đề tài:
- Tập trung vào nghiên cứu đánh giá đặc điểm thủy địa hóa các tầng chứa
nước chủ yếu (Pleistocen, Pliocen trên, Pliocen dưới).
- Sơ bộ nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn nước dưới đất ( tầng
Pleistocen) theo chỉ số DRASTIC.
b-
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, chúng tôi dựa trên số liệu thu thập
được từ các báo cáo, các cơng trình nghiên cứu và kết quả điều tra khảo sát kết hợp
với các ứng dụng tin học, kiến thức chuyên ngành để thành lập các dạng bản đồ và
lí giải nguồn gốc hình thành các thành phần hóa học nước dưới đất.
Các phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập tài liệu: tận dụng toàn bộ tài liệu sẵn có liên quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được,
xem xét, đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được. Đề ra phương hướng
tiếp theo như tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin ngồi thực địa như khảo
sát, lấy và phân tích mẫu một số vùng trọng điểm về công nghiệp, nông nghiệp…
- Phương pháp điều tra: tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu
để đánh giá hiện trạng chất lượng nước trên địa bàn 8 vùng chịu ảnh hưởng của các
tác động kinh tế xã hội đến nước dưới đất.
-2-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
- Phương pháp lý thuyết: vận dụng lý thuyết đã biết để nghiên cứu các số liệu
thu thập được, đưa ra những nhận định về nguồn gốc thành phần hoá học, và ứng
dụng một số phần mềm tin học như Mapinfo, Aquachem, Visual Modflow, vẽ kĩ
thuật Autocad để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ: lập và số hoá bản đồ, mặt cắt để minh hoạ đặc điểm
thuỷ địa hố thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá khả năng nhiễm bẩn tầng chứa nước
Pleistocen.
- Phương pháp tương tự: thuỷ địa hố có liên quan mật thiết với địa chất thuỷ
văn, nên từ những nghiên cứu về địa chất thuỷ văn ta có thể dẫn đến những kết luận
có liên quan đặc điểm thuỷ địa hoá.
- Phương pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo để lấy ý kiến đóng góp cho các
kết quả nghiên cứu được từ các nhà khoa học.
- Phương pháp phân tích lịch sử tự nhiên: nghiên cứu quá trình hiện nay đang
xảy ra để suy ngược lại về quá khứ.
7. Khối lượng công việc đã thực hiện:
7.1- Thu thập các loại tài liệu của thành phố Hồ Chí Minh:
- Tài liệu địa chất, địa chất thuỷ văn, thuỷ địa hố đã có trong vùng nghiên
cứu và cập nhật các tài liệu mới.
- Tài liệu chất lượng nước và tình hình ơ nhiễm mơi trường nước từ các đề án
khai thác nước dưới đất hoặc từ các đơn vị hoạt động có liên quan.
- Tài liệu quan trắc chất lượng nước dưới đất do Liên đoàn địa chất thủy văn
– địa chất cơng trình miền Nam và Phịng quản lí tài ngun Nước và Khống sản
thực hiện. Và một số tài liệu về chất lượng nước mặt lấy từ sơng Sài Gịn – Đồng
Nai, các kênh rạch do Phịng quản lí Mơi trường, Chi cục bảo vệ môi trường quan
trắc.
- Tài liệu cổ địa lý khu vực phía Nam.
- Tài liệu quan trắc về khí tượng thuỷ văn ở Đài khí tượng thuỷ văn khu vực
Nam Bộ.
- Tình hình phát triển kinh tế – xã hội (đất đai, công nghiệp, nông nghiệp)
(Báo cáo quy hoạch sử dụng đất, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp).
7.2- Khảo sát chất lượng nước ở một số vùng trọng điểm:
a- Mục đích:
Khảo sát tình hình ơ nhiễm chất lượng nước dưới đất ở một số khu vực trên
thành phố, lấy mẫu nước ở một số vùng tập trung phát triển nông nghiệp, cơng
nghiệp, nơi có cửa sổ thuỷ lực nhằm đánh giá thêm chất lượng nước dưới đất khu
vực thành phố Hồ Chí Minh.
b- Khối lượng cơng việc:
Chúng tơi tiến hành khảo sát trên 8 vùng:
Về nông nghiệp: vùng trồng lúa Củ Chi với diện tích khảo sát là 2km2, vùng
chăn ni Củ Chi với diện tích khảo sát là 2km2.
Về cơng nghiệp: KCN Vĩnh Lộc – Bình Chánh (2km2) với diện tích khảo sát
tính thêm cho vùng lân cận, tổng là 5 km2; KCN Tân Thới Hiệp – Quận 12
-3-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
(1,58km2) với diện tích khảo sát tính thêm cho vùng lân cận, tổng là 3km2; KCN
Tây Bắc Củ Chi (3,45km2) với diện tích khảo sát tính thêm cho vùng lân cận, tổng
là 6km2.
Nơi có cửa sổ thuỷ lực như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Mơn, Gị Vấp, quận
9… : chúng tơi chọn Gị Vấp, Hóc Mơn và quận 9; Gị Vấp với diện tích khảo sát là
2km2, Hóc Mơn với diện tích khảo sát là 2km2, quận 9 với diện tích khảo sát 2km2.
Vậy tổng diện tích cần khảo sát trên những vùng trọng điểm là 24km2.
Trên 8 vùng với diện tích là 24km2 cần khảo sát, chúng tôi lấy tổng tất cả là
200 mẫu trong đó có 100 mẫu hố lý, 50 mẫu vi lượng, 50 mẫu vi sinh. Lấy mẫu
dàn trải trong vịng 2 tháng: tháng 5 và tháng 12.
7.3- Cơng tác lập báo cáo tổng kết:
Công tác lập báo cáo tổng kết là tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu
nguyên thuỷ một cách logic để luận giải đưa ra các số liệu, lập các bản vẽ, bản đồ,
biểu đồ, biểu bảng, phụ lục… kèm theo với báo cáo thuyết minh để trả lời mục tiêu
do đề tài đặt ra.
Một cách tổng quát nội dung những công việc được định mức trong báo cáo
tổng kết gồm:
a. Tổng kết các tài liệu: tài liệu lỗ khoan, tài liệu chất lượng nước, tài liệu
phân tích mẫu nước, các tài liệu thu thập được về địa chất, địa chất thuỷ văn, thuỷ
hoá, cổ địa lý, khí tượng thuỷ văn, tình hình phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp.
b. Tính tốn, phân tích, nhận định các tài liệu đã tổng hợp để:
- Tìm hiểu đặc điểm thủy địa hoá vùng nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng nhiễm bẩn của tầng chứa nước Pleistocen.
- Đưa ra các kiến nghị trong việc quản lí nguồn nước dưới đất phục vụ cho
việc quản lí, quy hoạch, sử dụng, bảo vệ tránh các tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước.
c. Thành lập các bản đồ, bản vẽ, biểu bảng theo đề cương đã duyệt.
d. Viết báo cáo thuyết minh.
7.4- Cơng tác số hố bản đồ:
Cơng tác số hố bản đồ là đưa loạt bản đồ và mặt cắt thuỷ địa hoá cũng như
bản đồ khả năng nhiễm bẩn đã lập được lên máy tính vừa để lưu trữ vừa để minh
họa cho báo cáo.
7.5- Công tác chuyên gia:
- Tổ chức 1 buổi hội thảo để lấy ý kiến về việc thành lập bản đồ thủy địa hóa
thành phố Hồ Chí Minh và ba tầng chứa nước Pleistocen, Pliocen trên, Pliocen dưới
và bản đồ khả năng nhiễm bẩn tầng Pleistocen.
- Mời hai chuyên gia cố vấn trong suốt quá trình làm việc.
8. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 08 / 2005 đến tháng 08 / 2007
9. Kinh phí thực hiện: 280.000.000 ngàn đồng.
10. Kết quả và sản phẩm đạt được:
- Báo cáo chính trình bày các khối lượng cơng tác đã thực hiện được kèm các
biểu bảng, phụ lục minh họa.
-4-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
- Bản đồ và mặt cắt thuỷ địa hố thành phố Hồ Chí Minh và của từng tầng
chứa nước tỷ lệ 1/50.000 (Tầng Pleistocen, Pliocen trên, Pliocen dưới)
- Sơ đồ khả năng nhiễm bẩn tầng chứa nước Pleistocen tỷ lệ 1/50.000.
-5-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
-6-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Chương I
ĐẶC ĐIỂM
TỰ NHIÊN – KINH TẾ – NHÂN VĂN
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2095km2 (thống kê năm 2000) phân bố
thành dải hẹp kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Thành phố trải dài 150 km
theo phương tây bắc – đông nam từ Củ Chi đến Cần Giờ, chiều ngang lớn nhất:
50km qua Thủ Đức – Bình Chánh, hẹp nhất: 31km qua Long Đức Hiệp – Nhà Bè.
Thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn bởi tọa độ địa lí:
Từ 100 38’00” đến 110 10’00” vĩ độ Bắc
Từ 1060 2’00” đến 1060 54’00” kinh độ Đơng
Ranh giới phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, đông
và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tây và tây
nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp biển Đơng với bờ biển
dài 15 km. Thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận huyện.
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, THỔ NHƯỠNG
1.2.1 Địa hình:
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh là sự chuyển tiếp hài hồ giữa đồi núi miền
Trung và địa hình trũng thấp của đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng cao tập trung ở phía bắc và phía đơng với cao độ tuyệt đối từ 10 – 25m
ở huyện Củ Chi, Hóc Mơn đến 20 – 30m ở quận Thủ Đức và quận 9.
Vùng trung bình, độ cao từ 5 – 10m, phân bố ở khu vực trung tâm thành phố,
gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12, huyện
Hóc Mơn và phía tây huyện Củ Chi.
Vùng thấp nhất có độ cao < 5m tạo thành một dải hẹp ven theo hoặc bao
quanh địa hình đồi thấp ở phía bắc và phát triển thành diện rộng ở phía nam thành
phố và bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch, vùng có độ cao 1 – 2m thường bị ngập
nước khi thuỷ triều lên cao. Phân bố ở phía nam – tây nam và đơng nam thành phố,
thuộc các quận 7, 8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
-7-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
1.2.2 Thổ nhưỡng:
Vùng cao và vùng trung bình (5 – 25m): phát triển trên các trầm tích
Pleistocen (phù sa cổ). Trên chúng cũng đã hình thành đất xám, có thành phần cơ
giới chủ yếu là cát pha đến đất thịt, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy
nơi và tùy mùa biến động, sâu từ 1 – 2m đến 15m. Đất chua, độ pH khoảng 4,0 –
5,0.
Vùng trũng thấp (<5m): trầm tích cấu tạo nên các bề mặt là phù sa trẻ có
nhiều nguồn gốc khác nhau nên trên chúng đã hình thành nhiều loại đất khác nhau:
nhóm đất phù sa chiếm 7,8% diện tích đất thành phố, nhóm đất phèn chiếm 21,2%
và đất phèn mặn chiếm 23,6%. Ngồi ra, có một diện tích nhỏ (0,2%) là "giồng" cát
gần biển và đất feralit vàng nâu bị xói mịn trơ sỏi đá ở vùng đồi gị. Vùng có liên
quan với đất phèn mặn do địa hình thấp trũng, hệ thống sơng rạch tự nhiên mật độ
rất dày nên vùng thấp lại rất thuận lợi đối với phát triển giao thông đường thủy.
1.3 MẠNG LƯỚI THỦY VĂN – CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU:
1.3.1 Thủy văn:
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng nước thành phố năm 2001, thành phố có
mạng lưới thủy văn dày đặc thuộc hệ thống sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng
Nhà Bè.
* Hệ thống sơng Đồng Nai:
Bắt nguồn từ vùng ven rìa cao nguyên Di Linh có độ cao 800 – 1000m và đổ
ra biển ở cửa Soài Rạp. Chiều dài tổng cộng theo dịng chính là 628km. Diện tích
lưu vực là 38610 km2. Do có độ dốc đáng kể tại thượng lưu nên sơng Đồng Nai
thích hợp cho các dự án thuỷ điện.
- Sông Đồng Nai chảy qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh từ phía đơng
quận 9 tới phường Thạnh Mỹ Lợi gặp sông Nhà Bè dài khoảng 40km, rộng từ 200 –
300m.
- Sơng Sài Gịn: chảy vào thành phố đoạn từ xã Phú Mỹ tới Thạnh Mỹ Lợi
quận 2 gặp sông Nhà Bè. Sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước
năm 1984 ranh mặn trên sơng Sài Gịn với hàm lượng Cl - Na 1g/l có mặt ở Thủ
Dầu Một và 4g/l có mặt ở cầu Lái Thiêu. Sau 1984 có các hồ chứa nước ở thượng
lưu hoạt động thì tình hình này được cải thiện đáng kể. Cụ thể, khi có hồ Trị An xả
2110 m3/s, giới hạn mặn của sơng Sài Gịn đã được đẩy lùi, trước đây ranh mặn ở
trên ngã ba Hiệp Bình thì nay đẩy xuống 10km ngang ngã ba Cát Lái.
* Hệ thống sơng Nhà Bè:
Phía bắc Nhà Bè có mạng lưới thuỷ văn dày đặc như sơng Cần Giuộc, sơng
Chợ Đệm, rạch Cây Khơ, Bà Phó, Ơng Lớn và rất nhiều rạch và kênh nhỏ khác.
- Sông Cần Giuộc gồm nhiều nhánh, trong đó có hai nhánh chính là rạch Cần
Giuộc và sơng Bà Lào. Hai nhánh chính của sơng gặp nhau ở đơng nam rồi chảy ra
ngồi vùng công tác. Kết quả quan trắc cho thấy sông có chế độ bán nhật triều. Về
-8-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ mơi trường bền vững”
thành phần hố học của nước, kết quả phân tích cho hàm lượng Clo từ 425,4 –
5184,56mg/l, tổng khoáng hoá từ 0,83 – 9,28g/l, độ pH từ 6,9 – 8,32.
Sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, nước sơng có chất lượng kém, nước
đục, mặn và rất bẩn, không thể dùng cho sinh hoạt và cơng nghiệp.
- Sơng Chợ Đệm ở phía tây thành phố, chảy về đông bắc, nối liền với rạch
Cần Giuộc, kênh Đơi, và kênh Lị Gốm. Sơng Chợ Đệm dài khoảng 5 km, sâu từ 5 –
10m, rộng từ 80 – 120m. Sông chịu chế độ bán nhật triều. Kết quả phân tích mẫu
nước cho thấy hàm lượng Clo từ 418,31 – 4564,19mg/l, tổng khoáng hoá từ 0,82 –
8,2g/l, độ pH từ 6,88 – 7,33.
Chất lượng nước sông Chợ Đệm thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa mưa nước
nhạt hơn mùa khô. Sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, nước sơng có chất lượng
kém, nước đục, mặn và rất bẩn, khơng thể dùng cho sinh hoạt và cơng nghiệp.
Ngồi các con sơng chính kể trên, trong vùng cịn có các hệ thống kênh rạch
rất phát triển và có đặc điểm thuỷ văn và chất lượng giống các con sông kể trên.
* Kênh rạch của thành phố có hai hệ thống chính: hệ thống các kênh rạch đổ
vào sơng Sài Gịn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè; Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch
Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hố – Lị Gốm ...
1.3.2 Thủy triều:
Tồn bộ mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch trong thành phố đều chịu ảnh hưởng
chế độ bán nhật triều, thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố,
gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nơng nghiệp và hạn chế việc tiêu thốt
nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,18m. Tháng có
mực nước cao nhất là tháng 10 – 11, thấp nhất là các tháng 6 – 7. Về mùa khơ, độ
mặn 4%o có thể xâm nhập trên sơng Sài Gịn đến q Lái Thiêu, có năm đến tận
Thủ Dầu Một và trên sông Đồng Nai đến Long Đại. Dịng triều rất mạnh nên các
cửa sơng đều rộng và sâu. Mùa mưa, ranh mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị
giảm đi nhiều. Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm Bến Lức, Gị
Dầu Hạ (trên sơng Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ Dầu Một (trên
sơng Sài Gịn) cho thấy biên độ dao động thuỷ triều dọc sơng Sài Gịn thay đổi và
giảm dần từ cửa sông đến hồ Dầu Tiếng và biên độ dao động của thuỷ triều trên
sông Vàm Cỏ Đông nhỏ hơn trên sơng Sài Gịn rất nhiều. Với chế độ dịng triều như
vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dịng chảy giữa hai sơng Sài Gịn
và Vàm Cỏ Đơng rất yếu và đó cũng là ngun nhân tạo ra các giáp nước (nơi dòng
chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc gần bằng 0) trên sơng Bến Lức và
kênh Thầy Cai.
1.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Thành phố Hồ Chí Minh có chế độ khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ.
- Nhiệt độ trung bình vùng quanh năm cao và tương đối ổn định.
- Lượng mưa cao, bình quân 1.949 mm/năm. Khoảng 90% lượng mưa hàng
năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6
-9-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa khơng
đáng kể, nhỏ nhất là 1.392 mm (1958). Trong phạm vi Thành phố, lượng mưa phân
bố khơng đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục tây nam-đông bắc. Đại bộ phận
các quận nội thành và các huyện phía bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận
huyện phía nam và tây nam, lượng mưa ở Thủ Đức 1944mm, ở Duyên Hải
1010mm.
Độ ẩm tương đối cao, cao nhất 94 – 95%, thấp nhất 68 – 71%, trung bình là
78 – 79%.
- Lượng bốc hơi lớn, thay đổi từ 1075,4 – 1738,4mm. Lượng bốc hơi cao nhất
vào cuối mùa khô từ 140,3 – 161,2mm. Lượng bốc hơi thấp nhất vào cuối mùa mưa
(tháng 9 và tháng 10) có từ 55 – 60mm. Lượng bốc hơi trung bình từ 79 – 80mm.
- Gió: hai hướng gió chính và thịnh hành là gió mùa tây – tây nam và bắc –
đơng bắc. Gió tây – tây nam từ Ấn Độ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ
tháng 6 đến tháng 10. Gió bắc – đơng bắc từ biển đơng thổi vào trong mùa khơ.
Ngồi ra, cịn có gió tín phong, hướng nam – đơng nam, khoảng từ tháng 3 đến
tháng 5.
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140Kcal/cm2/năm. Nhiệt độ khơng
khí trung bình 270C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C),
tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C).
Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 – 280C.
1.5 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Dân số thành phố tăng nhanh. Dân cư chủ yếu là người Việt, các dân tộc còn
lại như người Hoa chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ tăng dân số là 1,83.
Thành phố có 17 trường đại học và cao đẳng cùng nhiều viện và các trung tâm
nghiên cứu. Lực lượng chất xám chiếm 37% tổng số cán bộ khoa học trong cả nước.
Đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo rất đơng đảo. Hiện nay, thành phố
Hồ Chí Minh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.
1.6 KINH TẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỀN:
Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều cơ sở, đầu mối buôn bán
lớn, sầm uất cùng với các hoạt động dịch vụ phong phú, đa dạng. Dịch vụ – thương
mại đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (52%), phát triển đa dạng theo
hướng hiện đại, định hướng tăng 9,5% hàng năm.
Cơng nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm 46% tỷ trọng GDP
(năm 2004). Ngoài các cơ sở tồn tại từ trước được nâng cấp cải tạo hay mở rộng,
thành phố đã có 7 khu chế xuất, khu công nghiệp đi vào hoạt động, phát triển mạnh
nhất là 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ
trọng lớn trong hoạt động tồn ngành cơng nghiệp. Riêng 3 ngành chế biến lương
thực – thực phẩm, nước giải khát và dệt may đã chiếm 50% lực lượng lao động của
thành phố. Ngồi ra cịn nhiều các cơ sở sản xuất lớn như xí nghiệp đơng lạnh xuất
khẩu, cơng nghiệp vật tư xây dựng, xí nghiệp giày da xuất khẩu, các xưởng cơ khí,
chế biến hải sản cũng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tồn ngành cơng nghiệp...
-10-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Về nông nghiệp gồm có trồng trọt, chăn ni. Trồng trọt chủ yếu là cây lúa,
hoa màu và rừng nước mặn. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 1.408 tỷ VNĐ vào
năm 1999.
1.7 GIAO THÔNG VẬN TẢI:
Hệ thống đường bộ lan toả đi các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ theo dạng
toả tia với các trục chính: Quốc lộ 1A, quốc lộ 22 và quốc lộ 13, quốc lộ 50, quốc lộ
51 tuyến đường sắt Bắc Nam.
Hệ thống đường thuỷ: Dọc sông Sài Gòn là một cụm cảng kéo dài trên chục
km từ Nhà Bè lên đến cầu Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất quốc gia. Hệ thống
cảng Sài Gịn hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải 15 – 20 ngàn tấn, với năng lực
hoạt động 10 triệu tấn/năm và có khả năng mở rộng, nâng cấp lên đến 17 – 20 triệu
tấn/năm.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất
bắc – nam.
Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những sân bay quốc tế lớn trong khu vực
Đông Nam Á; hiện tại có 12 đường bay trong nước, trên 20 đường bay quốc tế nối
hầu hết các châu lục.
1.8 CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN:
1.8.1 Tài nguyên đất:
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có 6 nhóm đất chính sau đây:
- Đất cát: Đất cát biển có diện tích 6.704 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên,
phân bố ở Cần Giờ.
- Đất mặn: Có diện tích 25.559 ha, chiếm khoảng 12,2% diện tích tự nhiên,
phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ.
- Đất phèn: Chủ yếu là đất phèn trung bình và phèn nhiều, có diện tích 57.613
ha, chiếm khoảng 27,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu
thốt nước kém ở nam Bình Chánh (cũ), Nhà Bè, ven sơng Đồng Nai, Sài Gịn và
bắc Cần Giờ.
- Đất phù sa: Có diện tích 26.397 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên, trong đó
loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5%, phân bố chủ yếu ở vùng nam Bình
Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Mơn, độ cao khoảng 1,5 m. Các chất dinh
dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu.
- Đất xám: Có diện tích 40.434 ha, chiếm khoảng 19,3% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, đồi gị ở quận 9, Củ Chi, Hóc Mơn, Thủ Đức,
quận 9 và phía bắc Bình Chánh (cũ).
- Đất đỏ vàng: Có diện tích 3.143 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên, phân bố
trên vùng gò đồi ở Củ Chi và Thủ Đức, quận 9. Đất hình thành trên các sản phẩm
phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm
đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến
là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fulvic, chất hồ tan dễ bị rửa trơi.
-11-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
1.8.2 Tài nguyên nước
- Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống
sông Đồng Nai – Sài Gịn, giáp với biển Đơng, nên nguồn nước ngọt của sơng Đồng
Nai là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm
cung cấp 15 tỷ m3 nước.
- Nước ngầm: sẽ đề cập trong phần địa chất thủy văn.
1.8.3 Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh có 33.857,86
ha đất lâm nghiệp; chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên.
1.8.4 Tài nguyên biển
Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở Cần Giờ là có biển với chiều dài bờ biển
khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với
hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
1.8.5 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố khơng nhiều, chủ yếu là
khống sản rắn, tuy nhiên trữ lượng và chất lượng đạt yêu cầu khai thác sử dụng
khơng nhiều. Ngồi ra cịn có vật liệu xây dựng như sét, gạch, ngói, cát, sỏi;... phân
bố ở ngoại thành, tiềm năng khai thác ít, phù hợp với quy mô khai thác vừa và nhỏ.
- Mỏ đất sét làm gạch ngói: phân bố ở Hóc Mơn, Thủ Đức, Củ Chi.
- Mỏ đá xây dựng: tập trung chủ yếu ở khu vực quận 9 và diện tích nhỏ ở ấp
Giồng Chùa (Cần Giờ).
- Mỏ cát đen: ở Thủ Đức chưa xác định trữ lượng.
- Mỏ cuội sỏi: ở Thủ Đức và Củ Chi.
- Mỏ cao lanh: phân bố ở Củ Chi, Hóc Mơn và Linh Xn – Thủ Đức.
- Mỏ cát trằng: phân bố ở Linh Xuân – Đông Ba – Thủ Đức.
- Mỏ than bùn: phân bố ở An Nghĩa – Gị Dầu – Cần Giờ.
Ngồi các khống sản nói trên phải kể đến các nguồn nguyên liệu quan trọng
cung cấp cho Thành phố từ các khu vực lân cận: dầu mỏ từ khu vực thềm lục địa
phía Nam (trữ lượng 3 – 4 tỷ tấn), bôxit từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lăk, Gia Lai,
Kon Tum và một phần tỉnh Bình Dương.
Nhìn chung, các khống sản nói trên tuy đa dạng nhưng lại phân bố khá phân
tán và chỉ có một số khống sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của Thành
phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, nguyên liệu từ dầu mỏ
và khí đốt, ngun liệu từ bơxit... Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại
màu (trừ nhơm), than đá... đều khơng có triển vọng hay chưa được phát hiện.
-12-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Chương II
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT
THỦY VĂN, THỦY ĐỊA HÓA VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC:
Đầu thế kỷ XX, lĩnh vực thuỷ địa hố mới được hình thành nhưng đã phát
triển nhanh chóng nhất là ở Liên Xô trước đây. Ở Liên Xô lần đầu tiên đã có viện
Thuỷ địa hố do giáo sư Karpinski P.A phụ trách và tiếp đó là viện sĩ Alokin O.A.
Viện này đã xuất bản tạp chí "Tài liệu thuỷ địa hố". Năm 1948, cuốn sách "thuỷ
hoá đại cương" của Alokin O.A – Liên Xô đã được công bố.
Các nhà khoa học Xô Viết đã đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực như sự hình
thành thành phần hố học của nước dưới đất, thuỷ địa hoá các mỏ khoáng sản; nước
khoáng, nước nóng, nước cơng nghiệp; ĐCTV đồng vị, vật chất hữu cơ trong nước,
họ đi sâu cả lý luận và thực nghiệm.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC:
2.2.1 Tình hình nghiên cứu địa chất, địa chất thủy văn trong nước:
- Giai đoạn trước năm 1975
Trong thời gian này đặc điểm địa chất – địa chất thủy văn đã được các nhà địa
chất người Pháp, Nhật và Việt Nam nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là các cơng
trình sau:
Năm 1932: Các nhà địa chất người Pháp đã khảo sát trên diện tích hai tờ bản
đồ Sài Gịn và Nha Trang, tỷ lệ 1/500.000. Vùng nghiên cứu thuộc tờ Sài Gòn.
Năm 1937: F. Saurin và I. Bowet tiếp tục khảo sát tỷ mỉ hơn khu vực Sài
Gòn.
Năm 1942: J.Fromaget cho phát hành tờ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ
1/500.000.
Năm 1962: F. Saurin đã hiệu chỉnh và tái bản tờ bản đồ địa chất Đơng
Dương tỷ lệ 1/500.000. Trong đó một số ranh giới địa chất đã được xác định lại.
Năm 1973: Theo u cầu của chính quyền Sài Gịn, ơng Himuratate (người
Nhật) đã nghiên cứu vùng Hóc Mơn, với mục đích xây dựng nhà máy nước ngầm ở
phía bắc Sài Gòn. Họ đã tiến hành khảo sát bằng các tuyến địa vật lý và các lỗ
-13-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
khoan để nghiên cứu địa tầng tới độ sâu 120m. Dựa vào kết quả điều tra đã thiết kế
70 lỗ khoan khai thác với cơng suất nhà máy 210.000m3/ngày.
Ngồi ra trong thời gian từ 1962 đến 1975, chính quyền Sài Gịn cũng đã
khoan nhiều lỗ khoan khai thác nước để phục vụ ăn uống, sản xuất với chiều sâu
khai thác 40 đến 100m ở khu vực nội thành Sài Gịn.
Tóm lại, trong thời gian này các cơng trình nghiên cứu cịn sơ lược, chủ yếu là
nghiên cứu địa chất. Các cơng trình nghiên cứu địa chất thuỷ văn cịn mang tính
thực dụng tìm kiếm tầng chứa nước để khai thác ngay, chưa có cơng trình mang tính
hệ thống.
- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:
Sau này Việt Nam giải phóng, cơng tác điều tra nghiên cứu địa chất, địa chất
thuỷ văn ở phía Nam nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã
được tiến hành mạnh mẽ và có hệ thống.
Các cơng trình nghiên cứu gồm:
Năm 1978 – 1982 tác giả Nguyễn Xuân Bao đo vẽ, biên hội, chỉnh lí thành
lập bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, trong đó có vùng nghiên cứu.
Năm 1983 tác giả Trần Hồng Phú đã thành lập tờ bản đồ ĐCTV Việt Nam tỷ
lệ 1/500.000. Tác giả đã xếp vùng nghiên cứu vào phần rìa bồn actezi đồng bằng
sơng Cửu Long với 3 tầng chứa nước cơ bản: QI-III, N2-QI và N2.
Năm 1981 – 1984 tác giả Tô Văn Nhụ đã tiến hành khảo sát thăm dị vùng
Hóc Mơn, với mục tiêu trữ lượng 50.000m3/ngày. Báo cáo đã làm sáng tỏ phần nào
về đặc điểm địa chất – địa chất thuỷ văn vùng.
Năm 1983 – 1988: tác giả Đồn Văn Tín đã tiến hành lập bản đồ ĐCTV –
ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đã chi tiết hoá địa tầng, diện
phân bố, khả năng chứa nước cùng đặc tính thuỷ hố của các tầng chứa nước có mặt
trong vùng.
Bản đồ địa chất tờ Đơng Nam Bộ tỷ lệ 1/50.000 do tác giả Ma Công Cọ làm
chủ biên.
Năm 1988: tác giả Vũ Văn Nghi lập báo cáo đánh giá trữ lượng nhà máy
nước ngầm Hóc Mơn. Báo cáo đã được hội đồng xét duyệt trữ lượng Khoáng sản
Nhà Nước thông qua, với cấp trữ lượng phê duyệt: cấp B = 46.000m3/ngày, cấp C1
= 9.150m3/ngày, cấp C2 = 47.850m3/ngày.
Năm 1991: tác giả Nguyễn Quốc Dũng lập báo cáo kết quả thăm dị sơ bộ
vùng Củ Chi – Hóc Môn tỷ lệ 1/25.000. Báo cáo đã được hội đồng đánh giá trữ
lượng khống sản thơng qua, với cấp trữ lượng được phê duyệt: Cấp A+B =
53.000m3/ngày, cấp C1 = 30.000 m3/ngày.
Năm 1992: tác giả Bùi Thế Định lập bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ 1/200.000
Nam Bộ.
Năm 1993: tác giả Lương Quang Luân lập báo cáo “Kết quả tìm kiếm đánh
giá nước dưới đất vùng Bình Chánh tỷ lệ 1/25.000”, với trữ lượng đã được Bộ Công
nghiệp nặng phê duyệt cấp B = 33.420m3/ngày, cấp C1 = 9.080m3/ngày, cấp C2 =
165.027m3/ngày.
-14-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Năm 1995 tác giả Vũ Văn Nghi lập báo cáo xin phép khai thác nước dưới đất
tầng N22 với công suất 5.000m3/ngày ở nhà máy bia Việt Nam.
Năm 1997: tác giả Trần Hồng Phú lập báo cáo kết quả điều tra địa chất đơ thị
thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/50000.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Hữu Chinh, báo cáo kết quả quan trắc quốc gia
nước dưới đất Nam Bộ.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu kể trên, trong phạm vi TPHCM, cịn có các
đề tài, các luận chứng kinh tế – kỹ thuật cung cấp nước cho một số vùng, cơ sở kinh
tế quan trọng của thành phố, do nhiều ngành, nhiều cơ quan của trung ương và địa
phương đã và đang tiến hành như:
Nhà máy nước ngầm Bình Trị Đơng xây dựng năm 1997, công suất
9.000m3/ngày trong tầng chứa nước N22.
Nhà máy nước ngầm Gị Vấp, xây dựng năm 1999, với cơng suất 15.000
m3/ngày.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu thủy địa hóa trong nước
Thủy địa hóa học ở Việt Nam thực chất đã được đề cập đến trong một số
cơng trình của các nhà địa chất người Pháp khi nghiên cứu một số nguồn nước
khống, nước nóng ở Đơng Dương và Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XIX
và các năm đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên lĩnh vực Thủy địa hóa học thực chất chỉ
được bắt đầu nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 60 trong thế kỷ XX khi
mơn Thủy địa hóa học chính thức được đưa thành môn học của chuyên ngành Địa
chất Thủy văn thuộc khoa Mỏ - Địa chất trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Trước năm 1975, đất nước chia làm 2 miền, miền Nam thì các nghiên cứu về
thủy địa hóa cịn rất hạn chế, chỉ có một vài tài liệu cơng bố thành phần các nguồn
nước khống và nước khai thác từ các giếng khai thác nước ngầm ở một số đô thị.
Miền Bắc, công tác điều tra cơ bản được đẩy mạnh, nghiên cứu các nguồn nước
khống nước nóng, tìm kiếm các mỏ sunfua, các mỏ dầu khí. Nhiều phương án tìm
kiếm nước dưới đất được tiến hành như các phương án tìm kiếm thăm dị nước
ngầm ở Hịn Gai, Cẩm Phả… Trong các phương án này đều tiến hành lấy và phân
tích nhiều mẫu nước nhằm đánh giá chất lượng nước phục vụ cấp nước cho ăn
uống, sinh hoạt.
Sau 1975, Thủy địa hóa được mở rộng trên phạm vi cả nước. Các Liên đoàn
ĐCTV miền Trung, miền Bắc và miền Nam được giao nhiệm vụ thành lập bản đồ
ĐCTV tìm kiếm thăm dị nước dưới đất, đánh giá chất lượng nước làm nguồn cung
cấp nước cho ăn uống sinh hoạt, công nghiệp từ các đô thị đến vùng nơng thơn hẻo
lánh.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về nước khống được công bố và các luận án
tiến sĩ về nước khống cũng được bảo vệ thành cơng như các cơng trình của Cao
Thế Dũng, Võ Cơng Nghiệp, Châu Văn Quỳnh, Ngơ Ngọc Cát, Đỗ Tiến Hùng, …
với các mục đích đánh giá chất lượng nước khoáng phục vụ an dưỡng chữa bệnh,
đánh giá tiềm năng và khai thác năng lượng địa nhiệt và các mục đích khác…
-15-
“Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ quy hoạch, quản
lí tài nguyên nước và bảo vệ môi trường bền vững”
Phương pháp thủy địa hóa tìm kiếm các mỏ khống sản vẫn được Hồ Vương
Bính và các đồng nghiệp duy trì tuy nhiên những năm gần đây vấn đề này lại không
được chú ý như trước (bằng chứng là có rất ít cơng trình đề cập đến vấn đề này).
Vào những năm cuối của thập kỷ 70, một số bài báo, báo cáo về các vấn đề
thủy địa hóa đã được cơng bố trong các hội nghị khoa học của trường Đại học Mỏ
Địa chất.
Năm 1980 trong báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước “Điều kiện ĐCTV Tây
Bắc Việt Nam” đã có tờ bản đồ thủy địa hóa tỷ lệ 1:500.000 do Nguyễn Kim Ngọc
thực hiện.
Năm 1985 trong báo cáo tổng kết đề tài “Nước dưới đất cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” do Vũ Ngọc Kỷ làm chủ nhiệm cũng đã thành lập bản đồ thủy địa
hóa tỷ lệ 1:1.000.000, trong đó có một chương riêng nêu các đặc điểm thủy địa hóa
lãnh thổ Việt Nam.
Sự hình thành thành phần hóa học nước dưới đất ở đồng bằng Bắc Bộ, Nam
Bộ đã được chú ý nghiên cứu không chỉ trong các đề tài khoa học, bài báo khoa học
mà cịn là đề tài luận án phó tiến sĩ của các nghiên cứu sinh: Hoàng Văn Hưng,
Nguyễn Việt Kỳ, Đỗ Tiến Hùng, …Sự hình thành thành phần hóa học nước ngầm
dải ven biển miền Trung cũng đã được quan tâm vào những năm cuối của thế kỷ 20
và đầu thế kỷ 21.
Trong giai đoạn này một hướng mới trong nghiên cứu Thủy địa hóa đó là
“Địa chất thủy văn đồng vị” đã được Bùi Học thực hiện và sau đó là Vũ Kim Tuyến
đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ và hiện cũng đang lôi cuốn một nghiên cứu
sinh khác nghiên cứu theo hướng này.
Những năm gần đây nghiên cứu ô nhiễm càng được quan tâm, đặc biệt nghiên
cứu ô nhiễm các hợp chất nitơ, arsen. Các nghiên cứu về ơ nhiễm đã có nhiều nét
mới là chú ý đến các nguồn tác động trực tiếp đến nước ngầm như nghiên cứu tác
động của các bãi chôn lấp chất thải, các nghĩa trang, nghiên cứu vai trò của các lớp
lót đáy, các bãi chơn lấp chất thải; nghiên cứu đới thơng khí và sự biến đổi thành
phần của các lớp thơng khí …
Lĩnh vực nghiên cứu Thủy địa hóa các mỏ dầu khí cũng được chú ý với các
nghiên cứu của Tơ Quang Nhụ, Hồng Đình Tiến và mới đây Trần Văn Xuân cũng
đã nghiên cứu về thủy địa hóa mỏ dầu Bạch Hổ.
Như vậy trong giai đoạn này (sau 1975) Thủy địa hóa đã được phát triển khá
rộng trên nhiều mặt của ĐCTV mà khơng bó hẹp như các năm 60 –70 của thế kỷ
XX.
- Đối với khu vực Nam Bộ:
Năm 1983, cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế phối hợp với Viện Năng
lượng nguyên tử quốc gia và sau đó có sự cộng tác của Liên đồn địa chất thuỷ văn
– địa chất cơng trình đã tiến hành nghiên cứu thuỷ văn đồng vị ở đồng bằng Cửu
Long đã cho kết luận về tuổi và nguồn gốc nước dưới đất của các tầng chứa nước.
Năm 1986, hai đề tài cấp nhà nước của Trần Hồng Phú và của Trần Lã về tài
nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đánh giá được nguồn
hình thành trữ lượng nước dưới đất.
-16-