Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÁCH sử DỤNG một số THIẾT bị dạy học địa lý THEO PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực lieu 2011+2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.3 KB, 12 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

 !"
#$%$$ &'(
$)*+,-.
/(0123)4+56+789:+89+)+7)9;<,
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân
tài”, hình thành những con người có năng lực, lao động sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ
đất nước. Vấn đề này ngày càng trở nên bức thiết hơn khi đất nước bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa. Vì vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, làm thế nào để hình thành
nên những con người phát triển toàn diện để xây dựng, để làm chủ đất nước. Đây là nhiệm
vụ khó khăn mà tất cả những người làm công tác giáo dục đang hết sức băn khoăn trăn trở.
Trong nền giáo dục ở nước ta hiện nay có nhiều phương pháp được cải cách sao cho phù hợp
với xu hướng phát triển của xã hội, nhằm trang bị cho học sinh vốn tri thức cơ bản về xã hội
loài người và những kinh nghiệm tốt để bước vào xây dựng nền kinh tế xã hội nước nhà. Bộ
môn Địa Lý ở bậc THCS đã góp phần không nhỏ vào điều đó, vì Địa Lý là môn khoa học
luôn gắn liền với thực tiễn xã hội.Để làm được điều đó yêu cầu đặt ra đối với học sinh là
phải có khả năng nắm bắt tri thức từ những bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ…và biết xử lý
thông tin. Nhưng thực tế ở trường hiện nay đa số học sinh chưa có kỹ năng khai thác kiến
thức từ đồ dùng dạy học, do đó chất lượng bộ môn địa lí chưa cao.Vì vậy rèn luyện kĩ năng
khai thác kiến thức Địa lí cho học sinh từ các phương tiện thiết bị dạy học là một yêu cầu
bức thiết trong dạy học Địa Lí hiện nay.Xuất phát từ lí luận đó làm thế nào để sử dụng có
hiệu quả các thiết bị dạy học theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay? nhằm giúp học
sinh dễ hiểu bài, hiểu sâu và thích thú học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng bộ
môn đồng thời còn rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học cho học sinh . Đó
là lí do mà tôi chọn chuyên đề này.
=(>3?03)+7)9@+3AB,
Có thể nói: “Cách sử dụngbản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình trong dạy học Địa
Lí theo phương pháp dạy học tích cực”nhằm những mục đích như sau: làm cho học sinh
hứng thú, tránh nhàm chán trong học tập. Học sinh dễ tiếp thu, nắm bắt tốt các khái niệm cơ
bản, các qui luật trong Địa Lí, đồng thời tạo cho lớp học thêm sinh động.Bên cạnh đó còn


rèn luyện các kĩ năng: phân tích, so sánh các khái niệm và vận dụng vào thực tiễn đặc biệt là
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.Hình thành đức tính của người lao động mới: thận
trọng, ngăn nắp, gọn gàng.Bản thân thể hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy phù
hợp với đặc trưng phương pháp mới là phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
C()9;<D>+7)9@+3AB,
Là một giáo viên bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra giải pháp tốt nhất để tổ chức, điều
khiển quá trình nhận thức của học sinh một cách tích cực và có hiệu quả, với phương châm
“ lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm phát huy tính tự giác, chủ động của học sinh trong giờ
học với nhiều hình thức khác nhau.Học sinh được làm việc, được suy nghĩ nhiều hơn với các
nguồn cung cấp tri thức, được trình bày lại những kết quả làm việc của mình nhiều hơn.
- 1 -
E($)F<D9+7)9@+3AB,
 Đề tài “Cách sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình trong dạy học Địa Lí
theo phương pháp dạy học tích cực” đã được tôi áp dụng trong các giờ dạy Địa Lí khối
6,7,8,9 ở Trường THCS Nhơn Phú.
G($)HI+7J)6J+7)9@+3AB,
Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình bản thân tôi đã thực hiện phương pháp
nghiên cứu như sau:
KThực hiện dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan (bản đồ, lược đồ, mô hình….) cho tiết
dạy.
K Tham gia dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
K Qua thực tế, thăm dò học sinh đã được dạy theo phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
K Nghiên cứu các lý thuyết về phương pháp giáo dục theo hướng tích cực.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp.
$)*+(
/(I5LMNMBO+,
Theo qui luật nhận thức của con người là đi từ: trực quan sinh động, đến tư duy trù
tượng,đến thực tiễn khách quan. Do vậy,việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy
học nói chung

và dạy học Địa Lí nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Đồ dùng dạy học thay thế cho những
sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể
tiếp cận trực tiếp được. Nhờ có các phương tiện dạy học các biểu tượng được hình thành rõ
nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng Địa Lý gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Theo Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho
học sinh.”Có rất nhiều phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh,
việc sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình trong dạy học Địa Lí nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức , tạo ra những con người
năng động,có năng lực giải quyết vấn đề.
=(I5LP)Q3P9R+,
Sự phát triển của đồ dùng dạy học đã đưa đến hình thành một danh mục các loại đồ dùng
dạy học rất đa dạng và phong phú gồm: Bản đồ treo tường, lược đồ, tranh ảnh, lát cắt, sơ
đồ…
Một kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, học sinh nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được
nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do đó sử dụng các thiết bị
dạy học sẽ làm cho học sinh vừa hiểu bài nhanh hơn, vừa nhớ được nhiều kiến thức hơn. Sự
phát triển của đồ dùng dạy học đã đưa đến hình thành một danh mục các loại đồ dùng dạy
học rất đa dạng và phong phú gồm: Bản đồ treo tường, lược đồ, tranh ảnh, lát cắt, sơ đồ mô
hình…
Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cho học sinh. Nó còn có tác
dụng về mặt giáo dục góp phần hình thành cho các em thế giới quan khoa học. Đó cũng là
phương tiện gắn liền giữa học sinh và cuộc sống thực tế của xã hội.
- 2 -
Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp sẽ phát huy được sự tham gia xây dựng bài của học sinh
với phương châm “thầy chủ động – trò chủ đạo” không chỉ truyền đạt kiến thức mới mà còn
có tác dụng củng cố kiến thức , kiểm tra kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành. Từ đó giờ
dạy sinh động tránh tình trạng giáo viên truyền đạt kiến thức chung chung một cách khô

khan cứng nhắc.
Trong quá trình dạy học Địa Lí, việc sử dụng đồ dùng dạy học đảm bảo cho HS lĩnh hội tốt
những biểu tượng, khái niệm, các quan hệ nhân quả, các giả thuyết, các quy luật, giúp HS
nắm được và rèn luyện những kĩ năng Địa Lí một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp GV
trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được chất lượng hơn. Điều đó phù hợp
với quy luật nhận thức, đặc điểm môn học, mục tiêu giáo dục của môn Địa Lí.
/(S+))S+)3)B+7,
T)BO+MU9,
K Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường và đặc biệt là sự hổ trợ tích cực
của tổ bộ môn.
KBản thân đã tham gia dự các buổi thao giảng, chuyên đề của PGD tổ chức, các tiết thao
giảng, dạy tốt của trường.
K Giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.
K Được tiếp xúc với các nguồn thông tin phong phú qua các phương tiện thông tin như:
sách, báo,đài…
K Đa số học sinh có ý thức trong học tập, có sự phấn đấu vươn lên.
K Đồ dùng dạy học được cấp tương đối đầy đủ, tranh ảnh sinh động sử dụng trong các bài
giảng làm cho học sinh dễ tiếp thu hơn, hứng thú học tốt hơn.
TV)W8)X+,
KỞ trường chưa có phòng chức năng.
K Hầu hết các em học sinh nhà xa trường và xuất thân gia đình nông dân nên thời gian lao
động của học sinh còn nhiều vì thế một bộ phận học sinh chưa có động cơ, thái độ học tập
tốt.
KCòn một số học sinh e dè chưa mạnh dạn trước giáo viên và các bạn cùng lớp, chưa mạnh
dạn tiếp xúc, làm việc với bản đồ, tranh ảnh…
K Một bộ phận học sinh còn có quan niệm môn chính,môn phụ.( xem Địa Lí là môn phụ nên
ít đầu tư cho môn học).
KMột số kí hiệu trong sách giáo khoa và bản đồ không giống nhau nên học sinh khó nhớ.
K Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
($$,

/YZ9D[97962D9@+,
K Giáo viên phải chuẩn bị nhiều thời gian và công sức để soạn một bài dạy tốt.
KThường xuyên cập nhật tin tức trong nước, thế giới, trên báo đài,internet để kịp thời
cung cấp cho học sinh.
KPhải trau dồi, học hỏi từ các bạn đồng nghiệp trong cũng như ngoài nhà trường để
không ngừng thay đổi phương pháp dạy học nhất là phương pháp sử dụng một số thiết bị
dạy học cho học sinh.
K Tự làm thêm đồ dùng dạy học,nếu đồ dùng đó không được cấp.
KTích cực học hỏi, sưu tầm tài liệu và phải có bề dày kiến thức về chuyên môn.
=YZ9D[9)4359+),
KPhải chuẩn bị bài thật tốt.
- 3 -
K Trang bị đầy đủ đồ dùng học tập như:sách giáo khoa, tập bản đồ (nếu có)
K Phải tự trang bị những hiểu biết cơ bản về Địa Lí.
K Nắm vững các nguyên tắc khi sử dụng bản đồ, lược đồ…
K Biết vận dụng các kiến thức để khai thác các phương tiện thiết bị phục vụ việc dạy và
học Địa Lí.
CY\P5Z79]9J)6J,
^Y]+?_MHU3?_(
Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học Địa Lí, là kiến thức từ cuốn sách thứ
hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài Địa Lí. từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy
vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu…cho học sinh.Do đặc điểm của
các đối tượng, sự vật Địa Lí được trải rộng trong không gian. GV không thể dẫn học sinh
đến nơi được.Vì vậy, dạy học Địa Lí không thể không có bản đồ. Trong mỗi bản đồ Địa Lí
đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các
quan hệ Địa Lí - kiến thức “ẩn”. Dựa vào bản đồ, GV có thể nêu ra những vấn đề cho học
sinh suy nghĩ,nhận thức, phát triển tư duy Địa Lí và khai thác đặc trưng quan trọng của Địa
Lí, tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ.
T63`H[38)^9P)6389:+P)A3Pa`]+?_MHU3?_:
+ Đọc tên bản đồ để biết được nội dung bản đồ.

+ Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ.
+ Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng Địa Lí trên bản đồ.
+ Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ Địa Lí, để nêu đặc điểm của các đối tượng, giải
thích các đặc điểm và sự phân bố ( nếu cần).
*  Khai thác kiến thức từ lược đồ :
-b01>: Trong bài Thiên nhiên Châu Âu, (Địa lí 7- Tiết 59)
+ Bước 1:GV đọc tên lược đồ H51.1 Lược đồ tự nhiên
Châu Âu .GV giới thiệu phần chú giải.
+ Bước 2:Học sinh xác định vị trí địa lí Châu Âu.
+ Bước 3:Học sinh xác định các biển: Địa trung Hải, Măng Sơ, Biển Bắc, Ban –tích, Biển
Đen(Hắc hải), Biển Trắng (Bạch Hải). Học sinh xác định các bản đảo: Xcanđinavi, I-bê-rích,
Italia, Ban căng.
+ Bước 4: Quan sát lược đồ xác định các đồng bằng lớn và các dãy núi chính ở Châu Âu.
- b01>: Trong bài Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, (Địa lí 9- Tiết 42)
+Bước 1:GV đọc tên lược đồ H35.1 Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.
GV giới thiệu phần chú giải.
+ Bước 2:Học sinh xác định vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ của vùng, các nước và vịnh
biển tiếp giáp.
+ Bước 3:Học sinh nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đối với việc phát triển kinh tế- xã
hội.
* Sử dụng bản đồ kết hợp với phương pháp phát vấn để khai thác kiến thức Địa Lý.
-b01>,Khi dạy bài “Đặc điểm địa hình Việt Nam” (Địa Lý 8 – Tiết: 33).
Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam. Xác định:
+ Các dạng địa hình chính ở Việt Nam?
+ Hướng nghiêng chính của địa hình?
+ Nhận xét gì về đặc điểm địa hình Việt Nam?
=> Từ đó học sinh rút ra được:
- 4 -
+ Đồi núi là bộ phận trong cấu trúc của địa hình Việt Nam.
+ Hướng nghiêng địa hình: Tây Bắc – Đông Nam.

* Sử dụng bản đồ kết hợp với phương pháp mô tả, giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức
Địa Lý.
-b01>, Khi dạy về hình dạng Châu Âu (Địa Lý 7- Tiết: 59)
Giáo viên sử dụng bản đồ mô tả hình dạng Châu Âu:
+ Mở rộng ở phía tây.
+ Bờ biển bị cắt xẻ mạnh.
+ Núi già ở phía bắc và trung tâm, núi trẻ ở phía nam.
+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông.
* Sử dụng bản đồ kết hợp với phương pháp so sánh.
-b01>, Khi dạy bài “ Các Hệ thống Sông lớn ở nước ta” (Địa Lý 8 – Tiết: 39)
Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ sông ngòi Việt Nam xác định:
+ Lưu vực sông ngòi Bắc Bộ.
+ Lưu vực sông ngòi Nam Bộ.
+ Nhận xét gì về lưu vực của sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ?
=> Từ đó học sinh so sánh và rút ra đặc điểm của hai lưu vực sông.
* Sử dụng bản đồ đồng nghĩa với việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng phát hiện mối liên
hệ trên bản đồ giữa các đối tượng Địa Lý.
-b01>/: Khi dạy đặc điểm của môi trường đới nóng, đới lạnh.
Giáo viên giúp học sinh xác định được vị trí, giới hạn của hai đới:
+ Nhận xét gì vị trí, giới hạn các đới nóng lạnh?
+ Từ đó học sinh rút ra được: do vị trí, giới hạn khác nhau trên Trái đất nên nhận được bức
xạ của mặt trời khác nhau, ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng cũng khác
nhau.
TRèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS(
+ Kĩ năng xác định các đối tượng Địa Lí trên bản đồ.
+ Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ.
+ Kĩ năng xác định toạ độ Địa Lí.
+ Kĩ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ.
+ Kĩ năng mô tả các đối tượng Địa Lí trên bản đồ.
+ Kĩ năng phát hiện mối quan hệ Địa Lí.

`(63)5c1>+78)^9P)6389:+P)A3PaPd^+)]+)e^0(
* Khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa Lí.
Trong dạy học Địa Lí, tranh ảnh cũng là nguồn tri thức có giá trị để cho học sinh khai thác
kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa Lí. Đây là loại đồ dùng dạy học thể hiện hình ảnh, cấu
trúc, đặc tính….của các sự vật, hiện tượng Địa Lí được nghiên cứu trong nhà trường , chúng
có trong SGK, trong tập tranh ảnh được xuất bản phục vụ cho dạy học, hoặc sưu tầm Việc
lựa chọn tranh ảnh cũng cần phải xuất phát từ nội dung bài học và hoạt động học tập của học
sinh.Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh Địa Lí cũng được tiến hành
qua các bước sau:
+ Yêu cầu HS đọc tên bức tranh (hoặc ảnh) nhìn bao quát xem nội dung bức tranh (ảnh) là
gì?
- 5 -
+ Đối tượng Địa Lí nào được thể hiện ? Vị trí của đối tượng trên bản đồ?
+ Quan sát tranh ảnh và chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng Địa Lí được thể
hiện trên tranh( ảnh)?
+ Hướng dẫn và yêu cầu HS dựa vào kiến thức Địa Lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ,…
Giải thích các đặc điểm, thuộc tính, sự phân bố của các đối tượng Địa Lí.
- Ví dụ:Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong bài: Châu Nam Cực châu lục lạnh nhất thế
giới (Địa Lí 7 - Tiết 54)
+ Bước 1: Giáo viên cho HS đọc tên tranh (H47.4)
- Giáo viên giới thiệu bao quát H 47.4
+ Bước 2: Học sinh nhận xét phương tiện kĩ thuật của trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác tranh để thấy mục đích khai thác châu Nam Cực
(vì mục đích hoà bình là chủ yếu.)
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thấy được vì sao phải nghiên cứu châu Nam
Cực.Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, không ngại gian khó của các
nhà khoa học nghiên cứu châu Nam Cực và thám hiểm Địa Lí.
Trong các tranh ảnh sử dụng để khai thác các kiến thức Địa Lý. Nhờ vào việc thường
xuyên quan sát tranh ảnh giáo viên đã luyện cho học sinh thói quen quan sát các vật thể một
cách khoa học có xem xét phân tích và rút ra kết luận.

- Ví dụ: khai thác kiến thức trong bài : Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.( Địa 7-
Tiết: 25)
+ Bước 1: Giáo viên cho HS đọc tên tranh (H22.2 và H22.3)
+ Bước 2: Học sinh chỉ ra những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng được biểu hiện trên
bức tranh.( người La- Pông ở Bắc Âu đang chăn dắt đàn tuần lộc; người I- núc đang câu cá
qua hố băng, có tuyết bao phủ…).
+ Bước 3: Học sinh nêu biểu tượng và khái niệm trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính đó
( Khí hậu rất lạnh lẽo khắc nghiệt,đới lạnh là nơi rất ít dân, Sự thích nghi của con người ở
đới lạnh…)
- Từ đó học sinh sẽ hiểu rằng ở đới lạnh có hiện tượng đóng băng, giải thích tại sao có hiện
tượng đóng băng,với đặc điểm khí hậu này các hoạt động của con người ở đây có sự khác
biệt so với các hoạt động của con người ở các đới khác .
- Những bài học như thế này giúp các em tiếp thu một cách chủ động và gây hứng thú học
tập cho các em đồng thời các em sẽ biết được trên Trái Đất, các hoạt động của con người ở
các đới khí hậu khác nhau dẫn đến: sinh hoạt, tập quán, các sản phẩm tạo ra từ hoạt động sản
xuất ra cũng có sự khác nhau.
c. Khai thác kiến thức từ biểu đồ nhiệt độ :
Biểu đồ là một phương tiện trực quan. Mỗi loại biểu đồ đều có nhiều chức năng thể hiện đối
tượng Địa Lý, nhưng do đặc tính riêng của mình nên mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn
cho việc thể hiện một đặc điểm nào đó của đối tượng…
- Ví dụ: Khai thác kiến thức từ biểu đồ nhiệt độ trong bài: Châu Nam Cực châu lục lạnh
nhất thế giới (Địa Lí 7 - Tiết 54)
Để giúp HS rút ra đặc điểm khí hậu châu Nam Cực GV có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu tên biểu đồ ( giới thiệu bao quát nội dung biểu đồ: vị trí, chỉ số nhiệt độ,
đường biểu diễn nhiệt độ)
- 6 -
+ Bước 2: HS xác định vị trí của 2 trạm: Lit – tơn A-mê-ri-ca và Trạm Vô-xtốc.
+ Bước 3: Phân tích biểu đồ, nhận xét nhiệt độ 2 trạm.
+ Bước 4: Dựa vào hiểu biết và kênh hình rút ra nhận xét chung khí hậu châu Nam Cực.
1( V)^9P)6389:+P)A3PaM6P3fP?e^M0 :

- Ví dụ: Khai thác kiến thức từ lát cắt trong bài: Châu Nam Cực châu lục lạnh nhất thế giới
(Địa Lí 7 - Tiết 54).
+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu lát cắt, nêu khái quát nội dung lát cắt ( bề mặt thực địa, độ
cao, khiên băng…)
+ Bước 2: Học sinh nhận xét đặc điểm nổi bật của địa hình lục địa Nam cực.
+ Bước 3: Kết hợp bản đồ, tranh ảnh giải thích sự hình thành núi băng, cao nguyên băng và
hiện tượng băng tan nhiều ở châu Nam Cực hiện nay. 
a) Mô hình trực quan:
Ngoài bản đồ, mô hình trực quan là nguồn trí thức Địa Lý quan trọng có khả năng phản
ánh đối tượng Địa Lý một cách cụ thể mà không một phương tiện dạy học nào làm được.
Giúp cho học sinh khai thác củng cố kiến thức và tư duy trong quá trình học Địa Lý.
b1. Mô hình quả Địa Cầu
Quả Địa Cầu là công cụ duy nhất giúp các em tiếp cận nhanh với hình ảnh Trái đất vì
quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.
Quan sát quả Địa Cầu các em có cảm giác mình là một nhà khoa học thật sự được bay
bổng trong không gian khám phá về bề mặt Trái đất.
Vì vậy khi sử dụng quả Địa Cầu, người giáo viên cần nắm vững quy luật chuyển động
của Trái đất, phải phân tích được quan hệ nhân quả của các hiện tượng Địa Lý và các hình
thể có trên quả Địa Cầu. Phải nêu được những nét chung và riêng giữa quả Địa Cầu với Trái
Đất.
Để học sinh khắc sâu được hình ảnh quả Địa Cầu – Trái Đất, giáo viên cần cho học
sinh quan sát tỉ mỉ các đường nét chính của quả Địa Cầu.
+ Quả Địa Cầu có hình dạng gì? Nó gồm những bộ phận gì?
+ Lồng hình vẽ trên bảng với quả Địa Cầu làm nổi bật lên mạng lưới kinh vĩ tuyến,
vòng cực bắc – vòng cực nam, xích đạo.
Giáo viên luôn tạo tình huống gợi mở để học sinh tư duy nhận thức vấn đề:
+ Trục của quả Địa Cầu có hướng nghiêng như thế nào so với mặt phẳng quỹ đạo?
+ Giải thích vì sao các đường vĩ tuyến không đều nhau?
+ Trái đất quay quanh trục sinh ra những hệ quả gì?
Thông qua quả Địa Cầu, giáo viên giúp học sinh giải thích được các hiện tượng Địa

Lý.
Ví dụ: Giải thích hiện tượng ngày – đêm:
Đây là kết quả của sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục. Giáo viên dùng
quả Địa Cầu kết hợp với phương pháp diễn giải thuyết trình làm tái hiện lại hiện tượng
trên: Thực hiện một động tác xoay quả Địa Cầu chầm chậm trước một ngọn đèn (hiện
tượng Trái Đất quay quanh Mặt Trời). Chính sự chuyển động này đã sinh ra ngày và
đêm. Và vì Trái Đất luôn chuyển động từ tây sang đông nên phần phía đông bao giờ
cũng sớm hơn phía tây.
- 7 -
Sử dụng quả Địa Cầu không chỉ đơn thuần là tái hiện lại kiến thức mà nó còn tạo cho
khả năng quan sát của các em được mở rộng tư duy phát triển. Từ đó các em nhận thức được
đúng bản chất của hiện tượng Địa Lý.
b2. Mô hình “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời”
Nếu như không có mô hình Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời thì giáo viên là người
làm việc rất căng thẳng nhưng hiệu quả không cao. Sử dụng mô hình giúp học sinh hứng thú
khám phá tìm tòi hơn.
Kết quả của cuộc thí nghiệm đã chứng minh cho học sinh thấy được Trái Đất chuyển
động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo nhất định và khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái
Đất cũng tự chuyển động quanh trục để sinh ra ngày và đêm.
Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xác định được tại sao có năm tháng có các
mùa: Xuân – hạ – thu – đông? Tại sao có mùa lạnh – mùa nóng? Tại sao có ngày – đêm dài
ngắn khác nhau trên Trái Đất?
b3. Mô hình Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Với mô hình này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ
Mặt Trời.
Giáo viên cho học sinh quan sát các mô hình với yêu cầu:
- Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần
Mặt Trời.
→Từ đó học sinh nhận biết được Trái Đất ở vị trí thứ ba trong số tám hành tinh

theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
b4. Mô hình hệ thống sông và lưu vực sông
Với mô hình này nhiệm vụ của người giáo viên là làm cho học sinh mô tả được hệ
thống sông qua mô hình để làm được điều này, giáo viên cần phải tiến hành khai thác trên
mô hình bằng phương pháp vấn đáp:
+ Sông là gì?
+ Sông được thể hiện bằng màu gì trên mô hình?
+ Những bộ phận nào hợp thành một hệ thống sông?
+ Mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì?
+ Dòng chảy lớn nhất gọi là gì?
Từ đó học sinh rất dễ dàng xác định được đâu là phụ lưu, đâu là chi lưu, và đâu là sông
chính của bất kỳ một con sông nào trên bản đồ treo tường.
b5. Mô hình Cao nguyên và Bình nguyên
Với mô hình này giáo viên có thể cho học sinh nhận biết được các dạng địa hình, hiểu
thế nào là địa hình Cao nguyên và Bình nguyên, và những đặc điểm khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 14 “Địa hình bề mặt Trái Đất” (phần tiếp theo - Địa Lý 6). Ở
mục 1. Bình nguyên (đồng bằng) và mục 2. Cao nguyên
Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình nhận xét đặc điểm của Cao nguyên và
Bình nguyên về:
- Diện tích, hình thái bề mặt.
- 8 -
- Độ cao tuyệt đối.
- Độ dốc.
- Nguồn gốc hình thành.
- Giá trị kinh tế.
→Từ đó học sinh sẽ rút ra được khái niệm (dấu hiệu nhận biết), phân loại – đặc tính
nổi bật – giá trị kinh tế của địa hình Bình nguyên, Cao nguyên.

b(Vgh
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học Địa Lí, để giúp HS học tập có hiệu

quả, HS được hoạt động, được làm việc, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn HS khai
thác kiến thức từ các thiết bị dạy học và làm việc với các thiết bị dạy học theo những yêu
cầu và nguyên tắc trên, đồng thời phải trang bị cho HS các kĩ năng làm việc với các thiết bị
Địa Lí.Trên cơ sở nắm vững được quan điểm dạy học trên trong thời gian qua việc sử dụng
các TBDH được khai thác với phương pháp tích cực hơn, đổi mới hơn trong quá trình sử
dụng, làm cho HS tìm được bản chất “ẩn” bên trong TBDH. Giáo viên hướng dẫn học sinh
phát huy một cách tích cực các cơ quan cảm giác của mình trong quá trình dạy học: được
nghe, thấy, nói ý kiến của mình trước tập thể.
Như vậy, khi đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động của HS- mà hoạt động độc lập
của học sinh với các nguồn tri thức được xem như một dấu hiệu quan trọng- thì các phương
tiện dạy học càng có một vị trí hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho dạy học đề cao chủ thể
nhận thức của HS. Yêu cầu đủ về PTDH và đa dạng về thể loại trở nên có tính bắt buột. Nếu
như trước đây, HS có thể nghe thầy “dạy chay” được khi không có PTDH, thì hiện nay với
PPDH mới, HS không thể “làm chay” được. PTDH Làm cho giờ học sinh động, thu hút
được học sinh tham gia xây dựng bài, học sinh thích học hơn.
Kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học của học sinh ngày càng tốt hơn.Học sinh
dễ nhớ và khắc sâu kiến thức trọng tâm bài giảng.Tuy nhiên do trình độ nhận thức của HS
không đều nhau nên trong từng lớp học vẫn còn một số học sinh có kĩ năng sử dụng PTDH
còn yếu.
(Vgi,

 VjY k V j g Vl
HKI
306
58/306
19
0
/
0
92/306

30,1
0
/
0
140/306
45,8
0
/
0
16/306
5,1
0
/
0

HKII
306
107/ 306
35
0
/
0
114/306
37,2
0
/
0
82/306
26,8
0

/
0
3/306
1
0
/
0
Sau một thời gian giảng dạy với việc phát huy tính tính cực trong việc sử dụng đồ dùng trực
quan vào môn Địa Lý, tôi đã nhận thấy việc sử dụng phương pháp trên đã đem lại kết quả
học tập của học sinh cao hơn.
- Làm cho giờ học sinh động, thu hút được học sinh tham gia xây dựng bài, học sinh thích
học hơn.
- 9 -
- Học sinh dễ nhớ và khắc sâu kiến thức trọng tâm bài giảng.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học của học sinh ngày càng tốt hơn.
- Chất lượng cuối năm tăng lên rõ rệt so với đầu năm.
Muốn phát huy tính tích cực này cần phải trải qua một thời gian dài, mặt khác học sinh còn
phải tiếp tục rèn luyện phương pháp này ở nhà, trong thời gian ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới
thông qua thực hành. Làm giờ học sinh động hơn, thu hút được học sinh tham gia xây dựng
bài. Học sinh thích học hơn.
b(Vm,
Sử dụng thiết bị dạy học là phương tiện hổ trợ tốt nhất, giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong
tiết dạy học Địa Lí nên không thể thiếu được trong giảng dạy môn Địa Lí.
Phạm vi chuyên đề đề cập đến một số kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học theo phương
pháp tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, minh hoạ cho đề tài tập
trung chủ yếu vào bài Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới- Địa lí lớp 7. Và trong
quá trình thực hiện chắc hẳn không tránh khỏi những hạn chế rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô!
Nhơn phú, ngày tháng . năm 2014
Người viết

Duyệt của Tổ

Duyệt Của Hiệu Trưởng
- 10 -
PHÒNG GIÁO DC VÀ ĐÀO TO MANG THÍT
TRnNG THCS NH%N PHÚ
  
- 11 -
GV: NGUYoN TH! HNG LIoU
p ,=q/CK=q/E
- 12 -

×