Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ứng dụng chỉ số chất lượng nước nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đáy tại tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 129 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ðINH QUANG TUÂN






ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NHẰM
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG ðÁY
TẠI TỈNH HÀ NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI – 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




ðINH QUANG TUÂN





ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NHẰM ðÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG ðÁY TẠI
TỈNH HÀ NAM






Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã ngành : 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN DANH THÌN







HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn



ðinh Quang Tuân







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình ñiều tra, nghiên cứu ñể hoàn thiện luận văn, tôi ñã nhận
ñược sự hướng dẫn, giúp ñỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ
quan, tổ chức, nhân dân và các ñịa phương.
Tôi xin ñược bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS. Trần Danh Thìn ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong khoa
Môi trường, Ban ñào tạo sau ñại học và trường ðại học Nông Nghiệp - Hà Nội,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc TNMT Hà Nam … ñã nhiệt
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, những người thân, cán bộ, ñồng
nghiệp và bạn bè ñã tạo ñiều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phủ Lý, ngày… tháng… năm 2013
Tác giả luận văn




ðinh Quang Tuân










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan…………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………… ii
Mục lục………………………………………………………………………… iii
Danh mục bảng………………………………………………………………… v
Danh mục hình và biểu ñồ……………………………………………………….vi
Danh mục viết tắt……………………………………………………………….vii
MỞ ðẦU i
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt 3
1.2. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt 3
1.2.1. Khái niệm 3
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước 4
1.2.3. Các dạng ô nhiễm nước 6
1.2.4. Hoạt ñộng của con người và vấn ñề ô nhiễm nước 9
1.3. Cơ sở ñánh giá chất lượng nước 12
1.3.1. Thông số vật lý 13
1.3.2. Thông số hóa học 13
1.3.3. Thông số sinh học 14
1.4. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI): 14
1.4.1. Tổng quan về chỉ số môi trường 14
1.4.2. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI) 15
1.4.3. Kinh nghiệm xây dựng WQI của một số quốc gia trên thế giới 20
1.4.4. Tình hình nghiên cứu và kết quả ñạt ñược về xây dựng WQI ở

Việt Nam 30
CHƯƠNG II - ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ðối tượng, phạm vi nghiên cứu 40
2.2. Nội dung nghiên cứu 40
2.3. Các phương pháp nghiên cứu 40
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu 40
2.3.2. Phương pháp ñiều tra khảo sát thực ñịa 41
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lý số liệu 41
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích theo quy chuẩn quy
ñịnh hiện hành 42
2.3.5. Phương pháp so sánh, ñánh giá các chỉ tiêu môi trường 45
2.3.6. Phương pháp bản ñồ 47
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 48
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 48
3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế-xã hội 52
3.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt sông ðáy: 57
3.2.1. ðánh giá theo tiêu chuẩn 58
3.2.2. ðánh giá theo chỉ số chất lượng nước……………………………… 74
3.3. ðề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước mặt sông ðáy 79
3.3.1. Giải pháp chung 79
3.3.2. Giải pháp riêng trên từng ñoạn sông 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHÁO 87










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Trị số trung bình một số thành phần trong nước thải ñô thị 5
Bảng 1.2: Các ñặc ñiểm lý học, hóa học và sinh học của nước thải 7
Bảng 1.3: Các phương pháp tính toán WQI cuối cùng 19
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn về nồng ñộ các thông số trong nước mặt 25
Bảng 1.5: Các thông số sử dụng ñể tính toán chỉ số WQI 28
Bảng 1.6: Lựa chọn thông số chất lượng nước quan trọng với các trọng số 31
Bảng 1.7: Phân loại nguồn nước mặt theo chỉ số WQI 32
Bảng 1.8: Mức hướng dẫn các thông số trong tính toán WQI 36
Bảng 1.9: Phân loại các vùng sông 39
Bảng 2.2: Các thông số ñánh giá ô nhiễm chất lượng nước mặt 42
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các thông số 43
Bảng 2.4: Vị trí lấy mẫu nước mặt 45
Bảng 2.5 : Giới hạn các chỉ tiêu theo Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT 45
Bảng 2.6 : Bảng ñánh giá chất lượng nước 47
Bảng 3.1: Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn năm 2012 50
Bảng 3.2: Một số ñặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Hà Nam 51
Bảng 3.3: Quy mô dân số qua các năm 52

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế 53
Bảng 3.5. Lưu lượng một số nguồn thải gây ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ,
sông ðáy ñoạn qua tỉnh Hà Nam 56
Bảng 3.6: Bảng quy ñịnh các giá trị q
i
, BP
i
67
Bảng 3.7: Bảng quy ñịnh các giá trị BP
i
và qi ñối với DO
% bão hòa
68
Bảng 3.8: Bảng quy ñịnh các giá trị BPi và qi ñối với thông số Ph 69
Bảng 3.9: Thang màu ñánh giá chất lượng nước 70
Bảng 3.10: Kết quả phân tích các thông số môi trường nước mặt sông ðáy
năm 2013 71
Bảng 3.11: Kí hiệu vị trí lấy mẫu 73
Bảng 3.12: Chỉ số WQI trên sông ðáy, tháng 2 năm 2013 73
Bảng 3.13: Chỉ số WQI trên lưu vực sông ðáy, tháng 6 năm 2013 74
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU
Hình 1.1: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước 4
Hình 1.2: Số lượng các biến ñược sử dụng trong các báo cáo WQI 17
Hình 1.3: Tần suất sử dụng các thông số trong các mô hình WQI 17
Hình 2.1: Sơ ñồ các bước thực hiện nghiên cứu khảo sát hiện trạng nước mặt 41
Hình 3.1: Bản ñồ hành chính tỉnh Hà Nam 49
Hình 3.2: Bản ñồ lưu vực sông Nhuệ - ðáy 51

Biểu 3.1: Dân số trung bình tỉnh Hà Nam giai ñoạn 2006-2012 52
Hình 3.3: Sơ ñồ lấy mẫu quan trắc (nguồn: Sở TN&MT Hà Nam, 2013) 57
Biểu 3.2: Thông số DO lưu vực sông ðáy tháng 12/2012 58
Biểu 3.3: Thông số DO trung bình lưu vực sông ðáy năm 2012 59
Biểu 3.4: Biểu ñồ biểu thị sự biến thiên DO từ năm 2009-2013 59
Biểu 3.5: Hàm lượng TSS trung bình tại các ñiểm quan trắc lưu vực sông ðáy
năm 2012 60
Biểu 3.6: Hàm lượng TSS trung bình LVS ðáy từ năm 2009-2013 60
Biểu 3.7: Hàm lượng BOD
5
trung bình năm lưu vực sông ðáy 61
Biểu 3.8: Hàm lượng COD trung bình lưu vực sông ðáy 62
Biểu 3.9: Hàm lượng NH
4
+
lưu vực sông ðáy 63
Biểu 3.10: Hàm lượng trung bình NH
4
+
lưu vực sông ðáy từ năm 2009-2013 63
Biểu 3.11: Nồng ñộ Nitrit lưu vực sông ðáy năm 2012 64
Biểu 3.12: Tổng Coliform lưu vực sông ðáy năm 2012 65
Hình 3.4: Bản ñồ thể hiện màu chỉ số chất lượng nước sông ðáy tháng 2 năm
2013 76
Hình 3.5: Bản ñồ thể hiện màu chỉ số chất lượng nước sông ðáy tháng 6 năm
2013 77
Biểu 3.13: Biểu diễn giá trị WQI của sông ðáy ñoạn chảy qua ñịa phận tỉnh Hà
Nam 78




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 CLN Chất lượng nước
5 CCN Cụm công nghiệp
6 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
7 NXB Nhà xuất bản
8 QH Quốc Hội
9 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
10 KCN Khu công nghiệp
11 KT-XH Kinh tế xã hội
12 TN&MT Tài nguyên và môi trường
13 TCMT Tổng cục môi trường
14 TCCP Tiêu chuẩn cho phép
15 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
16 TTQT PTTNMT Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên môi trường
17 CLN Chất lượng nước
18 UBND Ủy ban nhân dân
19 WHO Tổ chức y tế Thế giới
20 WQI Water Quality Index – Chỉ số chất lượng nước


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1

MỞ ðẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dưới tác ñộng của các yếu tố tự
nhiên và hoạt ñộng của con người, tình hình diễn biến môi trường ñang nảy sinh
hàng loạt các vấn ñề ô nhiễm, ñặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Nhiều vấn ñề về
môi trường cấp bách ñã và ñang diễn ra rất phức tạp ở qui mô ñịa phương và trên
toàn lưu vực cần ñược xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Trước những
yêu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn
ñề nghiên cứu ñánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường là vấn ñề
bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông trên ñịa bàn tỉnh Hà Nam ñang
bị suy giảm nhanh chóng, chủ yếu bắt nguồn từ sông Nhuệ - ðáy, là con sông có
chức năng tiêu thoát nước cho khu vực Hà Nội, các tỉnh lưu vực sông và phục vụ
cho tưới tiêu nông nghiệp. Sông ðáy nguyên là một phân lưu lớn ñầu tiên ở hữu
ngạn sông Hồng, dài 237 km, bắt ñầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng ðông
Bắc - Tây Nam và ñổ ra biển tại cửa ðáy. Nhưng sau khi xây dựng xong ñập ðáy
nước sông Hồng không thường xuyên vào sông ðáy qua cửa ñập ðáy trừ những
năm phân lũ, vì vậy phần ñầu nguồn sông ðáy coi như ñoạn sông chết. Hiện
tượng bồi lắng và nhân dân lấn ñất canh tác cản trở việc thoát lũ mùa mưa.
Lượng nước ñể nuôi sông ðáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là
sông Tích, sông Bôi, sông ðào Nam ðịnh, sông Nhuệ. Sông chảy theo hướng
Tây Bắc – ðông Nam.
Hiện nay sông ðáy ñã bị xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu, phần thượng và
trung lưu cũng ñã bị ô nhiễm do nguồn thải ở vùng dân cư tập trung, khu công
nghiệp của các tỉnh Hà Nam, Nam ðịnh, Ninh Bình và Hà Nội, ñặc biệt là úng,
lụt ở vùng trũng Nam ðịnh, Ninh Bình gây ô nhiễm môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng.
Chỉ số môi trường là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với ñánh giá

từng thông số hay sử dụng các chỉ thị. Rất nhiều các quốc gia trên thế giới ñã
triển khai áp dụng các mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) với nhiều mục ñích
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

khác nhau. Từ nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng các cánh tính toán
phù hợp, ta thu ñược một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một
cách tổng quát nhất về chất lượng nước. Chỉ số chất lượng nước (WQI) với ưu
ñiểm là ñơn giản, dễ hiểu, có tính khái quát cao có thể ñược sử dụng cho mục
ñích ñánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian, là nguồn
thông tin phù hợp cho cộng ñồng, cho những nhà quản lý không phải chuyên gia
về môi trường nước.
Nhận thức ñược ô nhiễm môi trường nước sông ðáy trên ñịa bàn tỉnh Hà
Nam là một vấn ñề quan trọng và có ý nghĩa quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát
triển bền vững của lưu vực sông nói chung và toàn xã hội nói riêng, tôi ñã tiến
hành thực hiện ñề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước nhằm ñánh giá hiện
trạng môi trường nước sông ðáy tại tỉnh Hà Nam”.
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng chỉ số chất lượng nước nhằm ñánh giá
hiện trạng môi trường nước sông ðáy trên ñịa phận tỉnh Hà Nam. Từ ñó ñề xuất
một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông ðáy.
- Yêu cầu:
+ ðánh giá hiện trạng môi trường nước sông ðáy ñoạn chảy qua ñịa phận
tỉnh Hà Nam.
+ Xây dựng chỉ số chất lượng nước WQI theo Quyết ñịnh 879/Qð-TCMT
của Tổng cục môi trường ngày 01/7/2011 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính
toán chỉ số chất lượng nước.
+ ðưa ra một số giải pháp bảo vệ môi trường nước sông ðáy trên cơ sở
hiện trạng môi trường trên ñịa bàn tỉnh Hà Nam.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt
Môi trường: Theo ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới ñời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và sinh vật.[7]
Nước mặt: Theo ðiều 2, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13: Nước
mặt là nước tồn tại trên mặt ñất liền hoặc hải ñảo.[8]
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối. Do kết
hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên
các ñặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, ñặc biệt là oxy;
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao hồ, ñầm
lầy chứa chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo);
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao;
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo;
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Vai trò của nguồn nước mặt:
- Cung cấp nước cho các hoạt ñộng của con người;
- Cung cấp nước cho các nhà máy xử lý nước;
- Nguồn năng lượng thủy ñiện dồi dào;
- Tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản;
- Môi trường sống của các vi sinh vật sống dưới nước;
- Góp phần ñiều hòa nhiệt ñộ;
- Giao thông ñường thủy trên sông.
1.2. Tổng quan về ô nhiễm nước mặt
1.2.1. Khái niệm
Ô nhiễm nước là sự thay ñổi theo chiều xấu ñi các tính chất vật lý – hóa học

– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên ñộc hại với con người và sinh vật, làm giảm ñộ ña dạng sinh học
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

trong nước. Xét về tốc ñộ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là
vấn ñề ñáng lo ngại hơn ô nhiễm ñất.
Hiến chương châu Âu về nước ñã ñịnh nghĩa:
“ Ô nhiễm nước là sự biến ñổi nói chung do con người ñối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho ñộng vật nuôi và các loài hoang dã”[1].
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi
các tác nhân vật lý.
1.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm nước
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
ñồng hóa ñược. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm ñột ngột, các
khí ñộc tăng lên, tăng ñộ ñục của nước, gây suy thoái thủy lực.





Hình 1.1: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước
1.2.2.1. Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt ñộng sống
của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết ñi, chúng bị vi
sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng ñất, sau ñó ăn

sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ
hoặc do các tác nhân ñộc hại của các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận
các công trường kỹ thuật bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất.


Gia tăng dân
s


Phát triển
d
ịch vụ

Hoạt ñộng
nông nghi
ệp

Hoạt ñộng
công nghiệp
Hoạt ñộng sống
c
ủa con ng
ư
ời

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt ) có thể rất

nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính
gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
1.2.2.2. Ô nhiễm nhân tạo
 Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia ñình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan, trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người.
Nước thải ñô thị là loại nước thải tạo thành do sự góp chung nước thải sinh
hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ
trong khu ñô thị.
Bảng 1.1: Trị số trung bình một số thành phần trong nước thải ñô thị
Các thông số ðơn vị Tỉ lệ thay ñổi Phần lắng gạn ñược
pH mg/l 7,5
Tách khô mg/l 1000 – 2000 10%
Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 150 – 500 50 – 60%
BOD
5
mg/l 100 – 400 20 – 30%
COD mg/l 300 – 1000 20 – 30%
TOC (tổng các chất
cacbon hữu cơ)
mg/l 100 – 300
Tổng – N mg/l 30 – 100 10%
N – NH
4
+
mg/l 20 – 80 0%
N – NO
2
-

mg/l < 1 0%
N – NO
3
-
mg/l < 1 0%
Chất tẩy rửa mg/l 6 – 13 0%
P mg/l 10 – 25 10%
 Từ hoạt ñộng công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Hàm lượng nước thải của các ngành công
nghiệp này có chứa xyanua (CN-), H
2
S, NH
3
vượt hàng chục lần tiêu chuẩn cho
phép nên ñã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

ñộ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập
trung là rất lớn.
 Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng
xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát
ñĩa, từ việc làm vệ sinh phòng cũng có thể từ các hoạt ñộng sinh hoạt của bệnh
nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. ðiểm
ñặc thù của nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây
bệnh, nhất là nước thải ñược xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền
nhiễm, lây nhiễm.
 Từ hoạt ñộng nông nghiệp

Các hoạt ñộng chăn nuôi gia súc; phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý ñưa vào môi trường và các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp
khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất
hóa học ñộc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.[10]
1.2.3. Các dạng ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào
môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và ñại dương. Hoặc dựa
vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
1.2.3.1. Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi ñược thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng,
tức làm tăng ñộ ñục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có
thể ñược vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại
càng làm tăng tốc ñộ ñục của nước và làm giảm ñộ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu
cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như
muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol làm cho nước có vị không
bình thường. Các chất amoniac, sulfua, xyanua, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật ñơn bào làm nước có mùi tanh của
cá. [21]
Bảng 1.2: Các ñặc ñiểm lý học, hóa học và sinh học của nước thải
ðặc ñiểm Nguồn
Lý học
Màu
Nước thải sinh hoạt hay công nghiệp thường do
sự phân hủy của rác

Mùi
Nước thải công nghiệp, sự phân hủy của chất
thải hữu cơ trong nước thải
Chất rắn
Nước cấp, nước thải sinh hoạt, công nhiệp, xói
mòn ñất
Nhiệt Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Hóa học
Carbohydrate Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Dầu, mỡ Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Thuốc trừ sâu Nước thải nông nghiệp
Phenols Nước thải công nghiệp
Protein Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Chất hữu cơ bay hơi Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Các chất nguy hiểm Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Các chất khác
Do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong nước
thải, trong tự nhiên
Tính kiềm Chất thải sinh hoạt, nước cấp, nước ngầm
Chlorides Nước cấp, nước ngầm
Kim loại nặng Nước thải công nghiệp
Nitrogen Nước thải sinh hoạt, công nghiệp
pH Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp
Phosphorus
Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp,
rửa trôi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Sulfur

Nước thải sinh hoạt, thương mại, công nghiệp,
nước cấp
Hydrogen sulfide Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Methane Sự phân hủy của nước thải sinh hoạt
Sinh học
ðộng vật Các dạng chảy hở và hệ thống xử lý
Thực vật Các dạng chảy hở và hệ thống xử lý
Eubacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
Archaebacteria Nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý
(Nguồn: Wastewater Engineering: treatment, reuse, disposal, 1991)
1.2.3.2. Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải ñô thị hay công nghiệp bao gồm
các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy ñường, giấy
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên
men ñược, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh hoạt, phân
tiêu, nước rửa của các nhà máy ñường, giấy, lò sát sinh
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các
bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quôc gia
chưa kể ñến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn
mầm bệnh.
1.2.3.3. Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các
chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất
ñộc cho thủy sinh vật.
ðó là chì ñược sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác như
ñồng, kẽm, chrom, nikel, cadnium rất ñộc ñối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng ñáng lo ngại.
Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các
cây trồng chỉ hấp thụ ñược khoảng 30 – 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hóa sông
hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
1.2.3.4. Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa
1.2.4. Hoạt ñộng của con người và vấn ñề ô nhiễm nước
Trong hoạt ñộng sống của mình, hàng ngày con người ñã thải vào môi
trường xung quanh một khối lượng nước bẩn tương ñương với khối lượng nước
sạch ñã ñược cung cấp. Nước bẩn thải ra từ các khu dân cư, ñô thị, thành phố, các
nhà máy xí nghiệp v.v. có chứa một khối lượng lớn chất bẩn rất ña dạng. Khi
nước bẩn chảy vào nguồn nước sẽ làm thay ñổi những ñặc tính cơ bản của nguồn
nước tự nhiên; như thay ñổi tính chất cảm quan của nước, làm cho nước có màu,
mùi ñặc biệt, hoặc thay ñổi thành phần hoá học của nước, làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ, muối khoáng xuất hiện các hợp chất ñộc hại, hoặc thay ñổi hệ sinh
vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Ngày nay, với mật
ñộ dân ñô thị ngày càng tăng, chính phủ và cộng ñồng ngày càng quan tâm tới
lĩnh vực bảo vệ môi trường, mối liên quan giữa chất lượng môi trường và sức
khoẻ ngày càng ñược hiểu rõ, ñồng thời những tổn thất kinh tế do ô nhiễm nước
gây ra cũng ñược ñánh giá chính xác hơn nên ñã thúc ñẩy cải thiện các biện pháp
áp dụng nhằm kiểm soát ô nhiễm
.
.[4]
1.2.4.1. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành ñã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là vấn ñề rất ñáng lo ngại.
Tốc ñộ công nghiệp hoá và ñô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề ñối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều ñô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm

bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản
xuất công nghiệp ñang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và
thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng; ở
ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

thường có ñộ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu
cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên ñến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất
rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m
3
/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang
thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản
xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ
cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, ñúc ñồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm
ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m
3
/ngày không qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các ñô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống
xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt
khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện
và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn

trong thành phố không thu gom hết ñược… là những nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nước. Hiện nay, mức ñộ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố
lớn là rất nặng.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các ñô thị khác như
Hải Phòng, Huế, ðà Nẵng, Nam ðịnh, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng
không ñược xử lý ñộ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải ñều vượt quá
tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy
hoà tan (DO) ñều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số ñang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không ñược
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

xử lý nên thấm xuống ñất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn
nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn FecalColiform trung bình biến ñổi từ
1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới
3.800 - 12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.[11]
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc BVTV, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn ñến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT),
tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ñến năm 2012 của cả
nước là 1.059.000 ha.[2]
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ
thuật nên ñã gây nhiều tác ñộng tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử
dụng nhiều và không ñúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì
các thức ăn dư lắng xuống ñáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô

nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện
một số tảo ñộc; thậm chí ñã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều ñỏ ở một số vùng
ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn ñến tình trạng ô nhiễm
môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá,
hiện ñại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn ñề
môi trường còn chưa cao… ðáng chú ý là sự bất cập trong hoạt ñộng quản lý,
bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ
chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu
sắc và ñầy ñủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy
hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục ñối với ñời sống con người cũng như
sự phát triển bền vững của ñất nước.
1.2.4.2. Tình trạng ô nhiễm nước ở lưu vực sông Nhuệ - ðáy
Theo các kết quả nghiên cứu và quan trắc của nhiều cơ quan, lưu vực sông
ðáy hiện nay ñang có nhiều ñiểm nóng mà chất lượng môi trường nước ở ñó ñã
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

tới mức báo ñộng. Nhiều nơi trên sông Nhuệ và sông Châu có hiện tượng cá chết
do nước bị ô nhiễm (thôn Thường Ấm, xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Nam);
thành phố Phủ Lý nhiều lần ñã phải ngừng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân
do mức ñộ ô nhiễm nước sông Nhuệ, sông ðáy quá nặng [9]
Sông Nhuệ ñang bị ô nhiễm nặng do những con sông tiêu thoát, nước thải
sinh hoạt và công nghiệp chưa ñược xử lý và nước tiêu nông nghiệp. Môi trường
nước bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, sản
xuất nông nghiệp, các khu khai khoáng, các khu ñô thị và tập trung dân cư cao
trong lưu vực.
Sông ðáy chảy qua ñịa phận huyện Mỹ ðức, Hà Nội ñến ngã ba sông cầu
Hồng Phú, thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nước từ phía tả ngạn. ðoạn
hạ lưu nơi hợp dòng với sông Nhuệ, sông ðáy bị ô nhiễm ở mức ñộ nghiêm trọng

bởi nước sông Nhuệ có chứa các chất ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và lượng ôxy
rất thấp.[16]
Sông Châu (sông Phủ Lý) xưa kia cũng là phân lưu của sông Hồng chảy
vào sông ðáy tại Phủ Lý, nhưng cửa sông ñã bị bồi lấp, hiện sông Châu chỉ còn
là con sông tiêu nước cho vùng 6 trạm bơm lớn của tỉnh Hà Nam và Nam ðịnh.
Qua kết quả khảo sát thực ñịa cho thấy chất lượng nước của sông Châu chỉ bị ô
nhiễm do hàm lượng cặn, chất hữu cơ không ñạt tiêu chuẩn loại A, hàm lượng
kim loại nặng trong cả 2 mùa thấp, nằm trong giới hạn cho phép. Mùa khô hàm
lượng các yếu tố có xu hướng cao hơn so với mùa mưa, hàm lượng thuốc trừ sâu
thấp. Chất lượng nước ở ñây ñáp ứng ñược yêu cầu chất lượng phục vụ cho tưới
tiêu nhưng hiện không thể sử dụng cho mục ñích lấy nước phục vụ ăn uống, sinh
hoạt.[18]
1.3. Cơ sở ñánh giá chất lượng nước

Nước sông ngòi, ao hồ chứa nhiều các chất hữu cơ, vô cơ, các loại vi sinh
vật khác nhau. Tỷ lệ thành phần của các chất trên có trong một mẫu nước phản
ánh chất lượng nước của mẫu. Bố trí những vị trí lấy mẫu, phân tích ñịnh tính
ñịnh lượng thành phần các chất trong mẫu nước trong phòng thí nghiệm là nội
dung chủ yếu ñể ñánh giá chất lượng và phát hiện tình hình ô nhiễm nguồn nước.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Có ba loại thông số phản ánh ñặc tính khác nhau của chất lượng nước và
thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
1.3.1. Thông số vật lý
Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt ñộ của nước, lượng các chất rắn
lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước và
màu sắc của nước khi ñã nhiễm bẩn. Loại và mật ñộ chất bẩn làm thay ñổi màu
sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường ngã sang màu

sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước ñược phản ánh qua ñộ ñục của nước.
1.3.2. Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những ñặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ của
nước.
ðặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa tan
trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật ñể phân hủy các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả.
Nước tự nhiên ñã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các chất này
luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều
thì lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy càng lớn, do ñó lượng oxy hòa tan
sẽ giảm xuống, ảnh hưởng ñến quá trình sống của các sinh vật trong nước.
Phản ánh ñặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l)
Các thông số trên ñược xác ñịnh qua phân tích trong phòng thí nghiệm mẫu
nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất, phản ánh
mức ñộ nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
ðặc tính vô cơ của nước bao gồm ñộ mặn, ñộ cứng, ñộ pH, ñộ acid, ñộ
kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), ñồng (Cu), kẽm (Zn), các hợp
chất chứa Nito hữu cơ, amoniac (NH
3
, NO
2
, NO
3
) và phosphat (PO
4
).


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

1.3.3. Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật ñộ các vi khuẩn
gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. ðối với nước cung cấp cho
sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong ñó ñặc biệt chú ý ñến thông số này.
1.4. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI):
Ngày 01 tháng 7 năm 2011, Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi
trường ñã ban hành quyết ñịnh số 879/Qð-TCMT về việc “Ban hành sổ tay
hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước” nhằm ñánh giá hiện trạng, mô tả
ñịnh lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước ñó.
1.4.1. Tổng quan về chỉ số môi trường
Mô hình tháp dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa các mức ñộ sử dụng dữ liệu
từ chi tiết ñến tổng hợp.
- Dữ liệu thô: Là các thông tin về môi trường thu ñược mà chưa qua phân
tích ñánh giá.
- Dữ liệu ñã ñược xử lý: Là các thông tin, số liệu ñã ñược tổng hợp, phân
tích, ñánh giá từ số liệu thô thu ñược từ ñiều tra, khảo sát, quan trắc.
- Chỉ thị môi trường: Chỉ thị môi trường là thước ño tổng hợp, cô ñọng các
thông tin môi trường ñể ñánh giá tình trạng môi trường.
- Chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị ñược tích
hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức ñộ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng
ñược tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu ñể giải thích cho một hiện tượng nào
ñó. Chỉ số môi trường truyền ñạt các thông ñiệp ñơn giản và rõ ràng về một vấn
ñề môi trường cho người ra quyết ñịnh không phải là chuyên gia và cho công
chúng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15


Mục ñích của chỉ số môi trường:
- Phản ánh hiện trạng và diễn biến của chất lượng môi trường, ñảm bảo tính
phòng ngừa của công tác bảo vệ môi trường
- Cung cấp thông tin cho những người những người quản lý, các nhà hoạch
ñịnh chính sách cân nhắc về các vấn ñề môi trường và phát triển kinh tế xã hội ñể
ñảm bảo phát triển bền vững
- Thu gọn kích thước, ñơn giản hóa thông tin ñể dễ dàng quản lý, sử dụng
và tạo ra tính hiệu quả của thông tin.
- Thông tin cho cộng ñồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường cho cộng ñồng.[15]
1.4.2. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI)
1.4.2.1. Giới thiệu chung về WQI
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số tổ hợp
ñược tính toán từ các thông số chất lượng nước xác ñịnh thông qua một công
thức toán học. WQI dùng ñể mô tả ñịnh lượng về chất lượng nước và ñược biểu
diễn qua một thang ñiểm.
Việc sử dụng sinh vật trong nước làm chỉ thị cho mức ñộ sạch ở ðức từ
năm 1850 ñược coi là nghiên cứu ñầu tiên về WQI.
Chỉ số Horton (1965) là chỉ số WQI ñầu tiên ñược xây dựng trên thang số.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia/ñịa phương xây dựng và áp dụng chỉ số
WQI. Thông qua một mô hình tính toán, từ các thông số khác nhau ta thu ñược
một chỉ số duy nhất. Sau ñó chất lượng nước có thể ñược so sánh với nhau thông
qua chỉ số ñó. ðây là phương pháp ñơn giản so với việc phân tích một loạt các
thông số.
Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm:
- Phục vụ quá trình ra quyết ñịnh: WQI có thể ñược sử dụng làm cơ sở cho
việc ra các quyết ñịnh phân bổ tài chính và xác ñịnh các vấn ñề ưu tiên.
- Phân vùng chất lượng nước.
- Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể ñánh giá ñược mức ñộ ñáp ứng/không

ñáp ứng của chất lượng nước ñối với tiêu chuẩn hiện hành.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

- Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian.
- Công bố thông tin cho cộng ñồng.
- Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước
thường không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu
vĩ mô khác như ñánh giá tác ñộng của quá trình ñô thị hóa ñến chất lượng nước
khu vực, ñánh giá hiệu quả kiểm soát phát thải,…[15]
1.4.2.2. Quy trình xây dựng WQI
Hầu hết các mô hình chỉ số chất lượng nước hiện nay ñều ñược xây dựng
thông qua quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn thông số
Có rất nhiều thông số có thể thể hiện chất lượng nước, sự lựa chọn các
thông số khác nhau ñể tính toán WQI phụ thuộc vào mục ñích sử dụng nguồn
nước và mục tiêu của WQI. Dựa vào mục ñích sử dụng WQI có thể ñược phân
loại như sau: Chỉ số chất lượng nước thông thường, chỉ số chất lượng nước cho
mục ñích sử dụng ñặc biệt.
Việc lựa chọn thông số có thể dùng phương pháp delphi hoặc phân tích
nhân tố quan trọng. Các thông số không nên quá nhiều vì nếu các thông số quá
nhiều thì sự thay ñổi của một thông số sẽ có tác ñộng rất nhỏ ñến chỉ số WQI
cuối cùng. Các thông số nên ñược lựa chọn theo 5 chỉ thị sau:
• Hàm lượng Oxy: DO
• Phú dưỡng: N-NH4, N-NO3, Tổng N, P-PO4, Tổng P, BOD5, COD, Các
khía cạnh sức khỏe: Tổng Coliform, Fecal Coliform, Dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, các kim loại nặng
• ðặc tính vật lý: Nhiệt ñộ, pH, Màu sắc
• Chất rắn lơ lửng: ðộ ñục, TSS
Hình dưới ñây chỉ ra số lượng các thông số ñược sử dụng trong các mô

hình WQI khác nhau:

×