Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đánh giá kết quả áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 150 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THÀNH THĂNG





ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC
TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI HUYỆN LÝ NHÂN,
TỈNH HÀ NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



NGUYỄN THÀNH THĂNG




ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỆM LÓT
SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TẠI HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA


HÀ NỘI, năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả




Nguyễn Thành Thăng




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của Khoa kinh tế và Phát triển
Nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện; Phòng NN&PTNT huyện Lý Nhân, các hộ dân của 5 xã Chân Lý,
Công Lý, Chính Lý, Nhân Thịnh và Phú Phúc huyện Lý Nhân.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Bộ môn
Phân tích Định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tiến sỹ, Nguyễn Thị Dương Nga, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Chi cục Chăn nuôi-Thuỷ sản, Sở NN&PTNT
tỉnh Hà Nam, nhân dân trong huyện đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi để Luận
văn tốt nghiệp được thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả
khả năng của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong các thày, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thành Thăng



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC HỘP ix

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của chăn nuôi lợn quy mô nông hộ 11
2.1.3 Cơ sở khoa học của sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 14

2.1.4 Kết quả và hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 22
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng việc áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 24
2.2 Cơ sở thực tiễn 29
2.2.1 Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn ở Việt nam 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng đệm lót sinh học ở trong nước và
thế giới 32
2.2.3 Tình hình áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn ở một số địa
phương trong nước 36
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng ngành chăn nuôi trên
địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 44
3.1.3 Thực trạng ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Lý Nhân 52
3.2 Phương pháp nghiên cứu 53
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 53
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 55
3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 57
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
4.1 Kết quả triển khai áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Lý Nhân 61
4.1.1 Công tác lãnh đạo chỉ đạo và chủ trương của huyện đối với việc ứng
dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 61
4.1.2 Kết quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện từ năm 2011 đến nay 63
4.2 Đánh giá kết quả việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt 70

4.2.1 Đặc điểm các hộ điều tra
70
4.2.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
74
4.2.3 Hiệu quả môi trường do áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 92
4.2.4 Hiệu quả xã hội 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3 Đánh giá khả năng áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện 97
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô ứng dụng đệm lót sinh
học trong chăn nuôi lợn 104
4.4.1 Quan điểm và mục tiêu mở rộng ứng dụng đệm lót sinh học vào chăn
nuôi lợn thịt 104
4.4.2 Giải pháp 106
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
5.1 Kết luận 114
5.2 Kiến nghị 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 120


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


Bảng 2.1 Phân bố trang trại chăn nuôi theo vùng sinh thái 31
Bảng 2.2 Cơ cấu nông hộ chăn nuôi theo quy mô 31
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Lý Nhân năm 2011-2013 43
Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Lý Nhân năm 2011-2013 45
Bảng 3.3 Tình hình phát triển sản xuất của huyện Lý Nhân 2011 -2013 49
Bảng 3.4 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 54
Bảng 3.5 Phân bố hộ điều tra tại các xã 55
Bảng 4.1 Kinh phí hỗ trợ cho hộ dân tham gia dự án 62
Bảng 4.2 Số xã, diện tích tham gia ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn
nuôi lợn 64
Bảng 4.3 Số người dân tham gia tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng
đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 69
Bảng 4.4 Đặc điểm chung của các hộ
70
Bảng 4.5 Điều kiện sản xuất chăn nuôi lợn của các hộ
71
Bảng 4.6 Thông tin về chăn nuôi lợn của hộ
73
Bảng 4.7 Kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ trong lứa xuất chuồng
gần đây nhất
76
Bảng 4.8 Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ trong lứa 79
Bảng 4.9 Chi phí thuốc thú y cho chăn nuôi lợn thịt của các hộ trong lứa 80
Bảng 4.10 Thiệt hại do bệnh dịch gây ra với các hộ chăn nuôi lợn
81
Bảng 4.11 Đánh giá về tình hình dịch bệnh của lợn sau và trước khi áp 82
Bảng 4.12 Lao động cho chăn nuôi lợn
84
Bảng 4.13 Đánh giá về mức độ tiết kiệm lao động trong chăn nuôi lợn của85

Bảng 4.14 Chi phí thức ăn và điện nước cho lứa lợn xuất chuồng gần đây nhất 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

Bảng 4.15 Hạch toán chi phí chăn nuôi cho 100kg lợn hơi của hộ chăn nuôi
89
Bảng 4.16 Hạch toán kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn sử dụng và không sử 90
Bảng 4.17 Đánh giá chất lượng môi trường khi áp dụng ĐLSH trong chăn
nuôi 92
Bảng 4.18 Đánh giá của các hộ dân sống xung quanh khu vực chăn nuôi 94
Bảng 4.20 Thay đổi kiến thức, kỹ năng và thái độ của người chăn nuôi sau
và trước khi áp dụng đệm lót sinh học 97
Bảng 4.21 Đánh giá của hộ áp dụng về kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học 98
Bảng 4.22 Nguyên nhân dẫn tới hộ không muốn áp dụng đệm lót sinh học
100
Bảng 4.23 Ý kiến về áp dụng ĐLSH cho chăn nuôi lợn trong thời gian tới
103
Bảng 4.24 Dự kiến các lớp tập huấn kỹ thuật về việc sử dụng đệm lót sinh
108


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
STT Tên hình, biểu đồ Trang

Hình 2.1 Cơ cấu sản lượng thịt các loại của Việt nam, 2010-2012 30
Hình 2.2 Quy mô và tăng trưởng đàn lợn ở Việt Nam, giai đoạn 1990-2012 30

Hình 4.1 Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn 66
Biểu đồ 4.1 Tổng đàn lợn được chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học 67
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ đàn lợn được chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học 68



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang

Hộp 4.1 Ý kiến của người mua lợn 91
Hộp 4.2 Tâm sự của người chăn nuôi lợn sau khi sử dụng đệm lót sinh học
vào chăn nuôi lợn 96
Hộp 4.3 Ý kiến của cán bộ chuyên môn về việc áp dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi lợn 101
Hộp 4.4 Nguyên nhân không muốn áp dụng đệm lót sinh học vào chăn
nuôi lợn 102
Hộp 4.5 Ý kiến của hộ về lý do muốn áp dụng đệm lót sinh học vào trong
chăn nuôi lợn thịt 104




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU


1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân đã gắn liền với cây lúa và
con lợn. Chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn lượng thịt trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi người dân mà chăn nuôi lợn còn tận dụng được thức ăn thừa
trong gia đình và thu hút lao động dư thừa trong ngành nông nghiệp. Trồng trọt
và chăn nuôi là hai bộ phận chính trong phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế, trong
điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng giảm và thu hẹp thì việc phát triển
ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy càng phải quan tâm
chú trọng đến việc phát triển của ngành chăn nuôi.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã
chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nông
nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do
thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc
tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn
nuôi. Chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng
mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000- 2010 và đến
năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập
trung, trong đó chăn nuôi lợn được xác định là ngành chăn nuôi chính. Trong
những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tăng
trưởng rõ nét về số lượng đầu con cũng như sản lượng thịt. Theo báo cáo thống
kê 6 tháng đầu năm 2013, tổng đàn lợn cả nước đạt 26,5 triệu con, tổng số thịt
lợn hơi xuất chuồng đạt 1,9 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2013). Những năm
gần đây đời sống của nhân dân ta đã không ngừng được cải thiện và nâng cao,
nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi cao về
vệ sinh an toàn thực phẩm, đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2


đoạn mới. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chăn nuôi lợn với phương thức tận
dụng là chủ yếu, giá thành chăn nuôi được đánh giá là cao hơn nhiều so các
nước có nền chăn nuôi lớn như Braxin và Trung Quốc song chất lượng sản
phẩm lại thấp, tính cạnh tranh yếu, trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay
đặt ra cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phải không ngừng nâng cao sức cạnh
tranh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
Huyện Lý Nhân nằm về phía đông tỉnh Hà Nam, là huyện trọng điểm về sản
xuất nông nghiệp của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là
chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Do tính chất địa bàn có truyền thống
chăn nuôi lợn lâu đời, đã cung cấp lượng thịt thương phẩm lớn cho thị trường Hà
Nội, các địa phương phụ cận trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi
lợn hiện nay của huyện ngoài mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi ra thì phần lớn
tập trung trong các nông hộ. Chăn nuôi còn theo tính tự phát, chăn nuôi theo tính
chất lấy công làm lãi, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và sinh hoạt, tận dụng
lao động nhàn rỗi trong gia đình. Do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tính
chất chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất còn rất hạn
chế. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu
dân cư, vì vậy đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất
thải từ chăn nuôi lợn chưa được đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường nước, không
khí diễn ra rất nghiêm trọng và không kiểm soát được là nguyên nhân gây ra các
loại dịch bệnh phát triển. Vấn đề xử lý về môi trường hiện nay đã vượt ra ngoài sự
kiểm soát của các hộ gia đình. Công tác quản lý vệ sinh môi trường và phòng chống
dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra đã gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến sản
xuất, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân. Chăn nuôi càng phát triển, chất
thải trong chăn nuôi ngày càng lớn và chưa được xử lý, tình trạng ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng cao nếu không
có biện pháp kiểm soát tốt.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, các nhà
khoa học đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ nhằm giảm thiểu
ô nhiễm như sử dụng biogas, hồ sinh thái, công nghệ vi sinh Hiện nay tại Việt
Nam đã ứng dụng thành công mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân lập và nuôi cấy được chủng vi
sinh và đã tiến hành áp dụng thử nghiệm mô hình nuôi lợn tại một số địa phương
trong cả nước như ở Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Sóc Sơn Thành phố Hà Nội; tỉnh
Hưng Yên Tại tỉnh Hà Nam, việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
lợn đã được triển khai tại huyện Lý Nhân từ năm 2011, bước đầu đã có một số
kết quả tốt. Tuy nhiên việc áp dụng rộng rãi đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
thịt tại huyện trong thời gian tới một cách bền vững cần có một đánh giá sát thực
về hiệu quả của công nghệ này đặc biệt trên phương diện kinh tế. Cho tới nay
chưa có một nghiên cứu nào đánh giá vấn đề này tại Lý Nhân. Với lý do đó,
chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả áp dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả của việc ứng dụng đệm lót sinh học
trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lý Nhân, đưa ra các khuyến cáo và đề xuất các
giải pháp nhằm triển khai áp dụng kỹ thuật này trong thời gian tới một cách hợp lý.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong chăn nuôi lợn nói chung và đệm lót sinh học nói riêng.
- Đánh giá thực trạng của việc áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
thịt tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá kết quả, khả năng mở rộng áp dụng đệm lót sinh học trong chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Lý Nhân trong thời gian tới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

- Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng quy mô áp dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lý Nhân trong thời gian tới một cách hợp lý.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế- xã hội- môi trường khi áp dụng công nghệ/ kỹ thuật mới trong chăn nuôi lợn, cụ
thể là áp dụng đệm lót sinh học.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
*Nội dung của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
lợn thịt của các hộ dân tại các xã của huyện Lý Nhân, tập trung vào khía cạnh hiệu
quả kinh tế, đây là một trong các yếu tố quyết định tới việc áp dụng kỹ thuật mới
này. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích các lợi ích xã hội và môi trường từ việc áp dụng
kỹ thuật mới và sự sẵn lòng của hộ chăn nuôi trong áp dụng kỹ thuật này khi không
có hỗ trợ của địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy
mô sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Lý Nhân trong thời
gian tới một cách hợp lý.
*Phạm vi không gian của đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu kết quả áp dụng và khả năng áp dụng đệm lót
sinh học trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ dân trên địa bàn huyện, lựa chọn điều
tra trực tiếp ở 5 xã là Nhân Chính, Chính Lý, Chân Lý, Phú Phúc và Nhân Thịnh.
*Về thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khả năng áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt
các hộ dân tại các xã của huyện Lý Nhân từ tháng 1/2011 đến tháng 3/2014. Thu
thập các thông tin số liệu điều tra trong 3 năm gần đây từ năm 2011 - 2013. Các số
liệu dự kiến phát triển đến năm 2015. Riêng số liệu và kết quả chăn nuôi lợn thịt
của các hộ điều tra tính toán của một lứa gần đây nhất. Các số liệu có liên quan

trong một vài năm trở lại đây cũng được thu thập từ các cơ quan trong huyện, tỉnh
và các nguồn khác.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong sản xuất nông nghiệp khi xác định kết quả và hiệu quả kinh tế bị chi
phối bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố đó là lợi thế so sánh của từng vùng như điều
kiện tự nhiên, xã hội, tập quán canh tác; đặc điểm của từng mô hình; thị trường yếu
tố đầu vào như giá cả, tư liệu sản xuất, vốn, thuê lao động; thị trường đầu ra sản
phẩm hàng hoá, tập quán sản xuất và các cơ chế chính sách.
Các kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hoá được để so sánh,
nhưng có những yếu tố không thể so sánh được như: môi trường sinh thái, an
ninh xã hội. Các yếu tố trên tác động rất mạnh vào quá trình sản xuất trong nông
nghiệp và từng tổ chức sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất. Do vậy, việc
đánh giá kết quả của các mô hình trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng càng trở nên phức tạp và phải đánh giá các các kết quả thực
hiện và hiệu quả thực hiện của các mô hình trên nhiều khía cạnh như về kinh tế,
xã hội, môi trường,…
Kết quả áp dụng các mô hình là phạm trù phản ảnh những cái thu được sau
một quá trình thực hiện các chính sách, thực hiện đẩy mạnh việc sử dụng các mô hình
chăn nuôi hay cụ thể là những cái thu được từ việc áp dụng mô hình đệm lót sinh học
vào trong chăn nuôi lợn trong khoảng một thời gian nào đó (cụ thể ở đây là từ khi
chính sách áp dụng mô hình đệm lót sinh học vào chăn nuôi lợn) được đề cập và thực
hiện. Nếu nhìn nhận việc đánh giá kết quả áp dụng mô hình theo nghĩa rộng thì bên

cạnh tính toán các chỉ tiêu kết quả đạt được tất yếu phải xem xét đến chất lượng của
các hoạt động ấy, tức là xem xét đến chỉ tiêu “hiệu quả”. Nếu kết quả là mục tiêu của
quá trình thực hiện thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được các mục tiêu đó. Vì
nếu các mô hình có hiệu quả thì các kết quả mới bền vững, mới được người dân chấp
nhận và áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Như vậy, việc đánh giá kết quả bao
gồm đánh giá các kết quả đạt được như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập, giá
trị về mặt xã hội, môi trường và bên cạnh đó phải đánh giá được hiệu quả từ các mô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

hình về mọi mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường,…
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh
tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường Trong giới hạn đề tài này, hiệu quả kinh tế
được sử dụng để đánh giá sử dụng một kỹ thuật mới/công nghệ mới trong sản
xuất nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế là một phạm trù kinh
tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực như (nhân lực, tài lực, vật lực) để đạt được
mục tiêu xác định.
Trong kinh tế học, quan điểm hiệu quả kinh tế có thể được xem
xét trên nhiều phương diện. Farell (1957) cho rằng một doanh nghiệp/ đơn vị sản
xuất đạt
HQKT khi đạt đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, hay:
HQKT(EE) = Hiệu quả kỹ thuật(TE) * Hiệu quả phân bổ(AE)
Như vậy hiệu quả kinh tế bao gồm hai bộ phận TE và AE, Hiệu quả kỹ thuật
phản ánh số sản phẩm đầu ra thu thêm trên một đơn vị đầu vào nào đó, Hiệu quả
phân bổ là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm. Hiệu quả kinh
tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm do đó HQKT đạt được khi hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa. Vì đó yếu tố thời gian, hiệu quả tài chính, xã
hội, môi trường đã được tính toán trong hiệu quả kinh tế [Hoàng Hùng, 2001]. Hiệu

quả kỹ thuật (TE) được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất
mức đầu ra tối đa với một tập hợp các yếu tố đầu vào và công nghệ cho trước.
Trong phạm vi đề tài này, việc xác định hiệu quả kinh tế của việc áp dụng
một kỹ thuật mới trong sản xuất không đi sâu vào phân tách thành hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ, mà chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng của việc áp dụng kỹ
thuật mới này. Do vậy, nội dung, bản chất và phương pháp xác định hiệu quả kinh
tế sẽ được trình bày theo các quan điểm dưới dây.

2.1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, quan điểm chung cho rằng hiệu quả kinh tế
(HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh của các hoạt động sản xuất vật chất. Mục
tiêu của sản xuất là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã
hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở lên khan hiếm. Việc nâng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, mà mục tiêu
lâu dài của người sản xuất kinh doanh là không ngừng tìm mọi biện pháp để tối đa hoá
lợi nhuận. Muốn đạt được mục tiêu đó thì các nhà sản xuất kinh doanh đặc biệt quan
tâm đến HQKT. Vấn đề HQKT không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà sản xuất
mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Khi bàn về HQKT có nhiều quan điểm
khác nhau, trong đó có một số quan điểm chủ yếu sau.
* Quan điểm thứ nhất
Các nhà nghiên cứu thuộc quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác
định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Công thức tính toán: H = Q/C.
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế; Q là kết quả sản xuất; C là chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất.
Quan điểm này cho rằng “Hiệu quả sản xuất là kết quả của một nền sản

xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt kết quả
đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn,
tổng sản phẩm chia cho số vật tư được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho
số lao động được hiệu suất lao động”. Cách tính này đã chỉ rõ mức độ hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các
đơn vị sản xuất có quy mô sản xuất khác nhau. Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về
HQKT, tác giả Nguyễn Thị Thu cho rằng “Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh
giữa kết quả và chi phí của nền sản xuất xã hội”.
Tuy nhiên nếu xét rộng ra, với các đơn vị sản xuất chịu nhiều tác động của
điều kiện tự nhiên thì không thể biết được những ảnh hưởng của tự nhiên đến
HQKT như thế nào, vì tác động của điều kiện tự nhiên không tính được bằng tiền.
Do vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các địa điểm không gian và thời gian khác
nhau sẽ cho HQKT khác nhau cho dù có chi phí sản xuất như nhau.
Theo chúng tôi, HQKT theo quan điểm thứ nhất có hạn chế là không cho ta
thấy được quy mô của hiệu quả. Bởi lẽ: cho dù tỷ số (Q/C) tuy có cao nhưng giá trị
tuyệt đối là rất nhỏ cả về kết quả và chi phí thì việc tính toán HQKT không mang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

nhiều ý nghĩa.


* Quan điểm thứ hai
Các nhà nghiên cứu khoa học thuộc quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT
được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí đã bỏ ra để đạt
kết quả đó.
Công thức tính toán H = Q- C
Theo quan điểm này ta có thể xác định được quy mô của HQKT song lại
không thể so sánh được HQKT giữa các đơn vị sản xuất có quy mô khác nhau. Có

thể cùng một lượng tuyệt đối của lợi nhuận nhưng với quy mô khác nhau sẽ có sự
khác nhau về chi phí sản xuất và khác nhau về kết quả sản xuất. Theo quan điểm
này, giữa 2 đơn vị sản xuất đạt được hiệu số của kết quả trừ chi phí sản xuất như
nhau ta không thể xác định được hao phí lao động xã hội trong sản phẩm, và năng
suất lao động.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu về HQKT, tác giả Đỗ Thịnh cho rằng “Thông
thường hiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí Tuy
nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép
trừ không có ý nghĩa, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu HQKT là một kết quả tốt
phù hợp với mong muốn”.
* Quan điểm thứ ba
Các nhà khoa học theo hệ thống quan điểm thứ ba xem xét HQKT theo lý
thuyết cận biên tức là xem xét tỷ số của sự gia tăng kết quả và gia tăng chi phí.
Công thức tính toán H
CB
= ∆Q/∆C


Trong đó: H
CB
là hiệu quả kinh tế cận biên;
∆Q: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất;
∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Theo quan điểm này HQKT được phân tích theo đầu tư chiều sâu. Vấn đề
này đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay khi mà các tiến bộ khoa học-

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất ngày càng nhiều hơn. Để đạt

được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, thì mỗi doanh nghiệp hay người sản xuất phải
lựa chọn cho mình một cách đi riêng, trong ngắn hạn nguyên tắc chung để lựa chọn
sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là MR= MC (trong đó
MR là doanh thu cận biên, MC là chi phí cận biên). Như vậy người sản xuất sẽ tăng
sản lượng sản xuất đến khi nào doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên, đến khi
MR= MC thì dừng lại. Đây chính là sản lương tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận.
Việc tính toán HQKT cận biên cho người quản lý thấy được có nên mở rộng sản
xuất hay không. Nếu phần tăng kết quả lớn hơn phần tăng chi phí (hay tỷ số ∆Q/∆C lớn
hơn 1) thì nên đầu tư mở rộng sản xuất và ngược lại.
Trong phân tích kinh tế, các chỉ tiêu cận biên có ý nghĩa rất quan trọng, nhất
là trong thời kỳ đổi mới đất nước như ở nước ta hiện nay. Quá trình sản xuất của
con người muốn phát triển được phải thực hiện tái sản xuất mở rộng, bao gồm tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, HQKT cận biên chính là HQKT xét
riêng cho phần tái sản xuất mở rộng đó.
Tuy nhiên, xét HQKT theo quan điểm này thì cũng chưa đầy đủ. Trên thực
tế, kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cả chi phí sẵn có (chi phí nền) cộng
với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí nền khác nhau cho dù chi phí bổ sung có
giống nhau thì HQKT sẽ khác nhau. Mặt khác trong ngành sản xuất nông nghiệp,
các cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển đều có ngưỡng sinh học của nó. Đó
chính là qui luật năng suất cận biên giảm dần. Mặt khác các cây trồng, vật nuôi lại
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ở những mức độ khác nhau dẫn tới HQKT
cận biên khác nhau nên trong một chừng mực nào đó thì tính toán HQKT cận biên
không thể nói hết được bản chất của vấn đề.
* Quan điểm thứ tư
Các nhà nghiên cứu khoa học thuộc quan điểm thứ tư cho rằng HQKT là một
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Nhiều nhà kinh tế học trên
thế giới và ở nước ta hiện nay cho rằng đây là quan điểm mới về phạm trù HQKT.
Một số tác giả khi nghiên cứu HQKT cho rằng: "HQKT là một chỉ tiêu tổng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10

hợp về chất lượng của sản xuất kinh doanh"; "HQKT là một phạm trù phản ánh
tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực của một quá trình sản xuất"; "HQKT là
một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra
những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các
thành viên trong xã hội".
Theo quan điểm này, một số hạn chế khi nhìn nhận về HQKT theo 3 quan
điểm trên đã được bổ sung bởi lẽ HQKT sẽ được xem xét trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Cũng theo quan điểm này, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình các
đơn vị sản xuất phải luôn luôn tính toán để nâng cao HQKT, tức là nâng cao chất
lượng các hoạt động kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vật chất của con người ngày một
tăng trong nguồn lực có hạn. Vì vậy, khi tính toán HQKT, các đơn vị sản xuất phải
tính đúng, tính đủ kết quả thu được và chi phí đã bỏ ra để thấy được xu hướng phát
triển của đơn vị mình cả về lượng và chất, từ đó hoạch định chiến lược và chính
sách kinh tế phù hợp để ngày càng tăng HQKT cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên
cứu về phạm trù HQKT. Theo mỗi quan điểm đều có các chỉ tiêu đánh giá và cách
tính toán khác nhau về HQKT. Từ sự nghiên cứu về các quan điểm trên, chúng tôi
thống nhất với quan điểm thứ tư và nêu lên khái niệm về HQKT như sau “HQKT là
một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra
những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các
thành viên trong xã hội”.
2.1.1.2 Hiệu quả về xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các
mục tiêu xã hội nhất định, ví dụ như tạo ra công ăn việc làm, giảm số người thất
nghiệp, tạo thu nhập ổn định tạo ra công bằng xã hội trong cộng đồng dân cư, cải
thiện đời sống nông thôn, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho
người lao động trên cơ sở giải quyết tốt các mối quan hệ trong phân phối, đảm bảo
và nâng cao sức khỏe cho người lao động Thông thường khu vực công (nhà nước)

là người quan tâm tới hiệu quả xã hội hơn là khu vực tư nhân, do tối đa hóa lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

nhuận là mục tiêu cốt lõi của sản xuất.
2.1.1.3 Hiệu quả về môi trường
Đây là hiệu quả mang tính lâu dài. Vừa đảm bảo được lợi ích trước mắt, lợi
ích lâu dài. Nó gắn chặt giữa quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
và môi trường sinh thái.

Trong các loại hiệu quả xem xét trên, thì HQKT là trọng tâm và quyết định
nhất. HQKT được đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài
hoà với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường và phát triển một cách bền vững.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của chăn nuôi lợn quy mô nông hộ
Từ xa xưa lợn sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng, có phổ thức ăn
rộng. Khi được thuần dưỡng thành vật nuôi gia đình, nó có các đặc tính sinh học sau
(Nguyễn Quang Linh, 2005):
Lợn có khả năng sản xuất cao: đặc biệt các giống lợn ngoại nuôi theo phương
thức công nghiệp hiện nay. Một con lợn nái có thể sản xuất 8-12 lợn con/lứa sau
khoảng 4 tháng có chửa và trong điều kiện chăm sóc tốt. Cũng trong khoảng thời gian
như vậy, một con lợn con có thể trưởng thành đạt 100 kg thịt lợn hơi cung cấp
khoảng 42kg thịt, 30 kg thủ, tiết, nội tạng, 28kg mỡ, xương Nông dân nuôi khéo
trong năm có thể được tới 3 lứa hoặc hơn nếu thực hiện gối lứa đều đặn.
Lợn là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt. Chăn nuôi thủ công tận
dụng thường áp dụng các khẩu phần ăn chất lượng thấp với nhiều chất xơ. Tuy
nhiên với chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp hiện nay thường cung cấp cho
lợn thức ăn cấn đối hơn, chất lượng cao với hàm lượng protein cao hơn, kích thích
sinh trưởng và rút ngắn thời gian chăn nuôi lợn.

Lợn có khả năng thích nghi cao và dễ huấn luyện: lợn là một trong những
giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, và dễ huấn
luyện. Đặc điểm này tạo cho lợn có khả năng sinh tồn cao trong các môi trường địa
lý khác nhau. Lợn khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản khá nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

Thịt lợn có chất lượng thơm ngon và tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao trong thân
thịt. Các giống lợn ngoại hoặc lai ngày nay có năng suất thịt cao hơn so cới các
giống lợn truyền thống (khoảng 49%) trọng lượng sống và có tỷ lệ mỡ thấp hơn các
giống lợn địa phương truyền thống. Hiện tại trâu bò/gia cầm chỉ có tỷ lệ thịt sống
khoảng 38-45%.
Lợn có giá trị cho kinh doanh và buôn bán. Trong kinh tế hộ gia đình , chăn
nuôi lợn còn được coi là một giải pháp tích lũy và tiết kiệm.
Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt: như các vật nuôi khác, lợn đóng góp
đáng kể cho sản xuất trồng trọt. Một con lợn trưởng thành có thể sản xuất 600-
730kg phân bón/năm với hàm lượng ni tơ trong phân tươi chiếm khoảng 0.5-0.6%,
Phốt phát 0.5% và ka li là 0.4%. Ở nước ta, phân lợn là nguồn phân hữu cơ chủ yếu
cung cấp cho trồng trọt đặ biệt rau màu.
Bên cạnh các đặc điểm trên, Nguyễn Quang Linh (2005) còn liệt kê một số
hạn chế của chăn nuôi lợn như sau:
Ô nhiễm: Do nhu cầu protein của lợn cao và lượng phân thải ra nhiều nên dễ
gây ô nhiễm cho cộng đồng. Nếu nuôi ở mật độ cao và không xử lý chất thải hợp lý
thì phân và nước tiểu của lợn có thể gây ô nhiễm nguồn nước và dất đai, không khí,
và tiếng ồn cho cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng tới cuộc sống dân cư. Ô nhiễm
là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh cho lợn và cho con người. Điều này có thể
gây ra các xung đột trong cộng đồng dân cư, đặc biệt khu vực cận thành thị nơi mật
độ dân cư cao và kinh tế phi nông nghiệp đang dần thay thế nông nghiệp. Các xung
đột xã hội này có thể gây ra các hậu quả nặng nề tới cộng đồng cũng như phát triển

kinh tế hộ gia đình nông thôn.
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường do chăn nuôi lợn xuất phát cả ở các trang
trại lớn (Ví dụ như tại Biên Hòa, Đồng Nai, hay trang trại Thái Dương (Nghệ an)).
Theo nghiên cứu của các tác giả Vũ Thị Khánh Vân và cộng sự (2012), dựa trên
khảo sát 102 trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp có quy mô từ 100 lợn thịt trở lên
hoặc trên 20 lợn nái quy đổi tại 3 tỉnh/thành phố: Thái Bình (41 trang trại), Đà Nẵng
(30 trang trại) và Đồng Nai (31 trang trại) lần lượt đại diện cho 3 miền Bắc, Trung,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Nam của đất nước, cho thấy: chỉ có khoảng 30% số trang trại áp dụng hình thức thu
gom chất thải rắn và lỏng tách riêng và khoảng 60% số trang trại thu gom chất thải
theo hướng hỗn hợp. Tỷ lệ trang trại xử lý chất thải bằng biogas là 53% ở miền
Nam, 60% ở miền Bắc và 42% ở miền Trung. Tuy nhiên, trong các trang trại có xử
lý biogas, có đến 57%, 71% và 87% trang trại lần lượt ở 3 miền Bắc, Trung, Nam
xả thải biogas thừa trực tiếp ra môi trường. Nồng độ khí NH
3
và H
2
S trong không khí
phát thải từ các vị trí khác nhau của trang trại chăn nuôi lợn miền Bắc lần lượt cao
hơn 7-18 lầ và 5-50 lần so với ngưỡng cho phép. Trong khi đó ở nồng độ của 2 hợp
chất này ở các trang trại miền Trung vượt ngưỡng cho phép ở mức độ thấp và ở miền
Nam nằm trong ngưỡng cho phép. Lượng khí CH
4
phát thải từ hố chứa chất thải
ngay sau chuồng nuôi và hố chứa nước thải sau biogas là rất lớn tại cả 3 miền, trong
khi đó phát thải N
2

O là không đáng kể. Chất thải trong bể biogas đã không được phân
giải được hết để tạo năng lượng sạch mà thải ra bể điều áp, cung cấp cơ chất cho phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Coliform tổng số của nước thải sau biogas, nước rửa
chuồng và nước ở hố tắm cho lợn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 4-2.200. Hàm
lượng BOD và COD trong nước thải sau biogas của các trang trại chăn nuôi ở miền
Bắc vượt cao hơn 3 và 5 lần so với ngưỡng cho phép.
Hầu hết việc đảm bảo vệ sinh môi trường ở đây mới chỉ chú trọng ở các
doanh nghiệp chăn nuôi, còn các hộ chăn nuôi nhỏ chưa được quan tâm. Trong khi,
các hộ chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng việc chăn nuôi của các hộ dân
phần lớn theo tập quán, thói quen xả chất thải xuống kênh, rạch dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển bền vững của ngành Chăn nuôi.
- Gây lây nhiễm bệnh tật và ảnh hưởng sức khỏe con người: Lợn có thể là
một yếu tố truyền bệnh cho con người . Chất thải chăn nuôi tác động đến môi
trường và sức khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp.
Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong
chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa
đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở
mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể
cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Một số bệnh dịch thường gặp ở lợn
Cũng giống như các sinh vật sống khác, cơ thể sống động vật của lợn có hệ
thần kinh cao cấp, có những tính qui luật sinh vật nhất định, chịu ảnh hưởng của

môi trường bên ngoài và mẫn cảm với những dịch bệnh nhất định. Có một số loại
bệnh truyền nhiễm sau lợn hay mắc:
Bệnh phó thương hàn lợn
Bệnh dịch tả lợn
Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh đóng dấu lợn.
Ngoài ra, bệnh tai xanh và lở mồm long móng hiện nay cũng là mối nguy cơ
lớn đối với người chăn nuôi lợn do khả năng bùng phát cao thành dịch và hậu quả
thiệt hại lớn. Một trong các nguyên nhân gây bệnh ở lợn là do vệ sinh chăm sóc
kém, nuôi mật độ cao dẫn tới ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
2.1.3 Cơ sở khoa học của sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
2.1.2.1Giới thiệu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn
Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là dựa trên công nghệ lên men của vi
sinh vật sống trong đệm lót của nền chuồng chăn nuôi. Cách làm nền đệm lót như
sau: Đáy nền chuồng lợn được làm bằng nện đất, sâu hơn mặt đất (âm) 60cm trên
đó rải một lớp độn chuồng (đệm lót bằng mùn cưa, trấu, dăm bào) và chia làm 3
lớp, mỗi lớp đệm dầy 20 cm, phun nước tạo độ ẩm, tưới nước men và rắc hỗn hợp
bột men trộn đều, sau ủ 3-5 ngày để cho vi sinh vật lên men rồi mới đưa gia súc vào
chuồng nuôi.
Trong nền đệm lót sinh học các loại vi sinh vật sinh sôi phát triển sẽ phân
giải toàn bộ nước tiểu và phân gia súc, gia cầm thải ra đã hạn chế được mùi hôi.

×