Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
..........................................................................................................................2
I. Sự cần thiết hình thành khu công nghiệp Tiên Sơn .................................3
II. Vị trí ............................................................................................................4
1. Vị trí địa lý................................................................................................5
III. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp.............................................7
1. Hệ thống giao thông nội bộ.......................................................................7
2. Hệ thống cấp điện......................................................................................7
3. Hệ thống cấp thoát nước............................................................................8
4. Hệ thống thông tin liên lạc........................................................................9
5. Các cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác:...........................................................9
IV. Thời gian hoạt động danh sách các dự án đã đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.............................................................................................12
KẾT LUẬN...........................................................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nằm trong vành đai phát triển của thế giới với rất
nhiều thuận lợi để vươn lên. Với quyết tâm xây dựng đất nước trở thành một
nước công nghiệp vào năm 2020, Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà:
“Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không
cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
Việt Nam”( Trích Luật Đầu tư Số 59/2005/QH11 ngày 29, tháng 11, năm 2005).
Từ khi chúng ta chính thức mở cửa thị trường vào những năm 90, rất nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước đã tìm đến Việt Nam để phát triển nguồn vốn của
mình. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2000 mới chỉ có 2,7 tỷ
USD đã tăng lên thành 20,3 tỷ USD trong năm 2007.
Đứng trước nhu cầu đầu tư với quy mô và loại hình vô cùng phong phú
và đa dạng như trên, Chính phủ đã cho phép hình thành nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất với quy mô lớn ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tính đến nay đã
có khoảng trên 30 khu công nghiệp đã hoàn thiện và đi vào sử dụng. Điển hình
như các khu công nghiệp Biên Hoà (Đồng Nai), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Nam
Thăng Long (Hà Nội), Tân Thuận (Tp Hồ Chí Minh), …. Ngoài các khu công
nghiệp tập trung ở các đô thị, còn có rất nhiều khu công nghiệp địa phương ở
các thành phố , thị xã, thị trấn. Các khu công nghiệp này không lớn lắm, nhưng
vai trò và vị trí của nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của
đô thị, của các ngành nghề chế biến tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình
hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã xuất hiện
nhiều bất cập cần phải được nhanh chóng giải quyết để nâng cao niềm tin của
các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam như quy hoạch, luật pháp, …
Không nằm ngoài xu hướng chung của cả nước, tỉnh Bắc Ninh trong
những năm đổi mới cũng đã có rất nhiều cố gắng nhằm cải tạo mỗi trường chính
sách, thu hút các nhà đầu tư từ nhiều nơi đến với tỉnh mình. Với vị thế hết sức
thuận lợi, nằm trong tam giác phát triển của miền Bắc, Bắc Ninh đã cho xây
dưng nhiều khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư. Khu công
nghiệp Tiên Sơn, được hình thành và xây dựng năm 1999, là khu công nghiệp
điển hình của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của khu vực miền Bắc nói chung. Đây
là một trong những khu công nghiệp đâù tiên của cả nước được xây dựng đồng
bộ cả về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các
dịch vụ hạ tầng xã hội.
2
I. Sự cần thiết hình thành khu công nghiệp Tiên Sơn
Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất rất quan trọng. Với lợi thế của nó
việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ góp phần to lớn phát triển kinh
tế địa phương.
- Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một
khối lượng vốn đầu tư rất lớn không chỉ vốn trong nước mà còn phải thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nguồn vốn rất lớn và quan trọng, tuy
nhiên yêu cầu của chủ đầu tư về môi trường đầu tư, quy hoạch xây dựng, các
nguồn đầu vào,… cũng rất cao! Để đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, đồng
thời để quản lí nhà nước được đơn giản, gọn nhẹ và thuận lợi cho việc sản xuất
của các doanh nghiệp sau này, sự ra đời của những nơi sản xuất tập trung như
KCN là một điều tất yếu.
- Đầu tư không chỉ đem lại lợi ích kinh tế trước mắt cho địa phương, mà
còn giúp trình độ công nghệ tăng lên đáng kể. Việc tiếp thu công nghệ và kỹ
năng là mục đích mà các nước đang phát triển rất quan tâm, chú ý. Thông qua
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, những
công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể
giới. Quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra dưới nhiều hình thức đã giúp đào
tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất, nâng cao
tay nghề. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của
nước ngoài.
-Đầu tư vào KCN thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH. Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước
ngoài mang lại, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn
lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là bộ phận
dân cư ngay tại địa phương đặt KCN đó. Ngoài ra, KCN còn góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho địa phương.
Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành
công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCN góp phần quan trọng
đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước.
Cùng với các địa phương trong cả nước tỉnh Bắc Ninh bước vào thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều lợi thế như là gần Hà
Nội và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hạ tầng thuận lợi, nguồn
3
nhân lực dồi dào... Đặt ra mục tiêu đưa Bắc Ninh sớm trở thành thành phố công
nghiệp hiện đại với trình độ công nghiệp công nghệ cao .Để đạt được yêu cầu
này, một trong những vấn đề cần thiết là tỉnh phải tập trung qui hoạch các khu
công nghiệp. Từ đó, tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng,
đẩy nhanh tốc độ đột phá về phát triển công nghiệp. Nhằm phát huy các thế
mạnh này, ngày 18/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1129/QĐ-TTg để thành lập Khu công nghiệp Tiên Sơn và giao cho Tổng Công
ty VIGRACERA làm Chủ đầu tư. Chính Phủ và UBND Tỉnh Bắc Ninh đã đặt
mục tiêu phấn đấu phát triển KCN Tiên Sơn – khu công nghiệp đầu tiên và lớn
nhất của tỉnh trở thành khu vực kinh tế động lực, góp phần quan trọng hàng đầu
tạo đà cho Bắc Ninh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trở thành tỉnh công nghiệp kiểu
mẫu.
II. Vị trí
Tỉnh Bắc Ninh với diện tích khoảng 800 km2, dân số gần 1 triệu người, là
một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa,
mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu
đời, mảnh đất trù phú nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội -
Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh
- Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng.
Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc. Mạng lưới đường
thuỷ có các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Đây là
những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu
với bên ngoài.
4
Với mục tiêu như vậy, KCN Tiên Sơn đặc biệt chú trọng trong quy hoạch
và đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và tiên tiến, từ hệ thống
giao thông thuận lợi, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc hiện đại và
hoàn hảo, đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ hỗ trợ đa dạng và phong
phú, tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho các Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong KCN.
Hơn nữa, các Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tiên Sơn được hưởng tất cả
các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Nhà nước và đặc biệt của Tỉnh
Bắc Ninh mà nhiều KCN khác không thể có được.
1. Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Tiên Sơn có diện tích 350 ha, có vị trí địa lý tự nhiên và
hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. Khu công
nghiệp nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và Quốc lộ 1A mới đi Lạng Sơn, phía Bắc
giáp Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường sắt quốc gia, phía Đông giáp kênh thoát
nước phục vụ nông nghiệp xã Nội Duệ, phía Tây giáp xã Đồng Nguyên và
đường tỉnh lộ 295. Từ Khu công nghiệp Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía
5