Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp về chức năng, nhiệm vụ của sở kế hoạch và đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.55 KB, 35 trang )

lời nói đầu
Sau một thời gian dài học tập và rèn luyện dưới mái trường, chúng em
những sinh viên trường Đại học KTQD đã được trang bị những kiến thức cơ
bản cần thiết từ các thầy giáo, cô giáo đầy kinh nghiệm và nhiệt huyết nhưng
để những kiến thức này có thể được củng cố và phát huy thì cần phải được
trải nghiệm trong thực tế. Do đó kỳ thực tập cuối khoá là một giai đoạn quan
trọng, nó sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta làm quen với thực tế, vận dụng
những kiến thức, lý luận của nhà trường vào việc phân tích, lý giải và xử lý
các vấn đề do thực tế đặt ra qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được
trang bị trong nhà trường để có thể tự tin trước khi rời khỏi mái trường Đại
học.
Trong thời gian thực tập điều đầu tiên mà sinh viên phải thực hiện là tìm
hiểu về đặc điểm, tình hình của cơ sở thực tập, các vấn đề về cơ cấu tổ chức
bộ máy, chức năng nhiệm vụ của cơ sở… để có cái nhìn tổng quát, cơ bản về
nơi mà mình đang thực tập. Đồng thời riêng bản thân em và những sinh viên
chuyên ngành kế hoạch - Khoa Kế hoạch & Phát triển nói chung phải làm
quen và thực hành các nội dung nghiệp vụ cụ thể của chuyên ngành kế hoạch.
Từ đây sẽ rèn luyện tác phong học hỏi kinh nghiệm còng nh công tác làm việc
của các cán bộ kế hoạch, trao đổi quan điểm, năng lực tổ chức quản lý giải
quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Qua thời gian đầu thực tập tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Nguyên,
được sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn cùng với những tìm hiểu, nghiên cứu
của mình tại báo cáo thực tập tổng hợp này em xin trình bày khái quát về
chức năng, nhiệm vụ của sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời xin nêu một vài
nét về thành tích đạt được của Sở trong quá trình phát triển và phương hướng
trong các năm tiếp theo. Qua đây có thể thấy được đóng góp của Sở đến
những bước phát triển mới của Tỉnh nhà song hành cùng với sự phát triển
không ngừng của đất nước, cùng cả nước thực hiện nhiệm vụ “ Tạo nền tảng
phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại ” mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra.
Bố cục báo cáo tổng hợp được chia làm hai phần:


Phần I: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức quản lý của cơ quan thực tập.
Phần II: Một số thành tích đạt được và phương hướng của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Phần I
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu

Tại thông tư liên tịch số 02/2004/TTLT/BKHĐT - BNV liên Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nội Vụ đã hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
và cơ cấu tổ chức quản lý của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư ở địa phương như sau:
1. vị trí và chức năng
Sở kế hoạch & Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham
mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh, đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa
phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND
tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch & Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.1. Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực
quy hoạch, kế hoạch đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội
dung các văn bản đã trình.
2.2. Trình UBND tỉnh quyết định phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh
vực kế hoạch đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành của tỉnh

theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tổ chức
thực hiện các quy định phân cấp đó.
2.3. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch và đầu tư ở địa phương;
trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả
nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dông các nguồn lực để phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh.
2.4. Về quy hoạch và kế hoạch;
2.4.1. Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể kế hoạch
dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân
sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh; trong đó có
cân đối tích luỹ tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư và phát triển, cân đối tài chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
2.4.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và
chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý,
năm để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh điều hoà, phối hợp việc thực hiện các
cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh.
2.4.3. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện
kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
2.4.4. Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2.4.5. Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, ngành và
quy hoạch, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện đảm bảo phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt.

2.4.6. Phối hợp với sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ
ngân sách cho các địa phương trong tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.5. Về đầu tư nước ngoài.
2.5.1. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
Uỷ ban nhân dân tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu
hót vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường
hợp cần thiết.
2.5.2. Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
Uỷ ban nhân dân tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu
vốn đầu theo ngành, theo lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn
cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức
hỗ trợ tính dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà
nước tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các
chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án khác do tỉnh quản lý trên địa
bàn.
2.5.3. Chủ trì, phối hợp với Sở tài chính và các Sở, ban, ngành có liên
quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ
bản các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh
quản lý.
2.5.4. Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư
vào địa bàn tỉnh theo phân cấp.
2.5.5. Làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động đầu tư
trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và
cấp giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền.
2.6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ
2.6.1. Là cơ quan đầu mối vận động, thu hót điều phối quản lý vốn ODA
và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành
xây dựng danh mục và nội dung các trương trình sửu dụng vốn ODA và các

nguồn viện trợ phi chính phủ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bào cáo
Bộ kế hoạch & Đầu tư.
2.6.2. Chủ trì, theo dõi đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA
và các nguồn viện trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc
giữa Sở tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng,
giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có
liên quan đến nhiều sở, ban ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo
cáo về tình hình và hiệu quả thu hót sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi
chính phủ.
2.7. Về quản lý đầu thầu:
2.7.1. Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản
trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu
các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
2.7.2. Hướng dẫn theo dõi, giám sát thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự
án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
2.8. Về quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất:
2.81. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan thẩm định và
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế
xuất trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
2.8.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công
nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp phùc hợp với tình
hình phát triển thực tế ở địa phương.
2.9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
2.9.1. Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh chương trình kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà
nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc

sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
2.9.2. Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các Đề án thành
lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng
hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình
phát triền các doanh nghiệp thuôc các thành phần kinh tế khác.
2.9.3. Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa
bàn thuộc thẩm quyền của sở; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho
cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với
các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các
phạm vi đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập,
lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
2.9.4. Chủ trì, phối hợp với Sở, ban ngành đề xuất các mô hình và cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn
theo dõi, tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh.
2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên
môn của Uỷ ban nhân dân huyện thưvj hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
2.11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ; thực hiện công tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch
và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động
đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
2.12. Thanh tra kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật.
2.13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện

nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân tình và Bộ Kế hoạch
& Đầu tư.
2.14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực
ngành kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
2.15. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được
nhà nước phân bổ theo quy định của phát luật và phân cấp của Uỷ ban nhân
dân tỉnh
2.16. Thực hiện những nhiệm vụ khác do chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
giao.
3. Tổ chức quản lý CủA Sở Kế HOạCH ĐầU TƯ TỉNH THáI NGUYÊN
Sơ đồ tổ chức quản lý của sở được thể hiện nh sau:
3.1. Lãnh đạo sở
Tại thông tư liên tịch ( tháng 6 năm 2004 ) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
quy định lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có giám đốc và không quá 3 phó
giám đốc; trên cơ sở đó lãnh đạo sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên hiện
nay bao gồm như sau:
1. Đồng chí Đặng Viết Thuần - giám đốc
Có các nhiệm vụ:
- Phô trách chung toàn cơ quan
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Công tác thẩm định, đề
xuất lập dự án, đấu thầu, chỉ thầu các dự án. tổng hợp trình các quy hoạch - kế
hoạch.
- Phê duyệt và ký các văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Uỷ,
HĐND và UBND tỉnh, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.
- Phô trách công tác nghiên cứu, tham gia xây dựng vận dụng các cơ chế
chính sách về kinh tế xã hội, XDCB trên địa bàn. Là đầu mối quan hệ khai
thác mọi nguồn lực vào địa phương.

2. Đồng chí Vũ Hùng - Phó giám đốc
Giúp giám đốc thực hiện các công việc sau:
- Phó giám đốc thường trực, thay mặt giám đốc điều hành công việc của
Giám đốc khi Giám đốc đi vắng.
- Phô trách công tác hành chính - quản trị ở văn phòng.
- Theo dõi công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về
lĩnh vực văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Giúp giám đốc tham gia vào các Ban chỉ đạo của tỉnh ở lĩnh vực liên
quan.
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh
nghiệp nhà nước.
- Theo dõi và đôn đốc công việc của phòng Tổ chức hành chính, phòng
văn hoá- xã hội, tổ doanh nghiệp.
3. Đồng chí Lê văn Ninh - Phó giám đốc
Giúp giám đốc thực hiện những nội dung công việc sau:
- Phô trách công tác hợp tác kinh tế đối ngoại, công tác đăng ký kinh
doanh, công tác thực hiện UĐ ĐT trong ngoài nước.
- Phô trách công tác hỗ trợ, xúc tiến đầu tư.
- Giúp Giám đốc tham gia vào các ban chỉ đạo của tỉnh ở lĩnh vực liên
quan nh: thường trực Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, ban hội nhập
kinh tế quốc tế…
- Theo dõi và đôn đốc công việc của phòng Hợp tác kinh tế đối ngoại,
phòng ĐKKD, trung tâm xúc tiến đầu tư.
4. Đồng chí Nguyễn văn Tiến - Phó giám đốc
Giúp Giám đốc thực hiện những nội dung công việc sau:
- Theo dõi lĩnh vực phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh về quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm.
- Theo dõi lĩnh vực các khu công nghiệp Thái Nguyên.
- Theo dõi và đôn đốc công việc của phòng Kinh tế.
- Giúp giám đốc tham gia các ban chỉ đạo của tỉnh ở các lĩnh vực liên

quan.
3.2. Cơ cấu tổ chức của sở
Cơ cấu tổ chức của sở gồm có các phòng:
+ Văn phòng sở
+ Phòng tổng hợp
+ Phòng văn hoá xã hội
+Phòng thẩm định, giám sát và đánh giá đầu tư
+ Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Phòng hợp tác và kinh tế đối ngoại
+ Phòng kinh tế
+ Thanh tra Sở
Ngoài các phòng trực thuộc sở còn có đơn vị trực thuộc sở là Trung tâm
tư vấn và xúc tiến đầu tư
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của các phòng và đơn vị trực thuộc Sở:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy
định tại thông tư Liên Bộ số 02/TTLB/BLH -BNV ngày 01/6/2006 thì chức
năng nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Thái
Nguyên được quy định như sau:
Về chức năng:
Các phòng, Thanh tra Sở và Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư đều có
chức năng tham mưu đắc lực cho ban giám đốc thẹc hiện các chức năng và
nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch & Đầu tư được quy định tại thông tư
02 ngày 22/ tháng 12 / năm 2004 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bé nội
vụ.
Về nhiệm vụ:
3.2.1. Văn phòng sở
a. Tổng hợp và tham mưu
- Nghiên cứu đề xuất và tham mưu với giám đốc Sở về bố trí bộ máy,
nhân sự trong cơ quan, giúp Giám đốc trực tiếp quản lý biên chế, hồ sơ của
CBCC; tham mưu về chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn về quy

chế làm việc trong nội bộ cơ quan.
- Tổng hợp và tham mưu về công tác TĐKT, kỷ luật CBCC
- Tham mưu cho lãnh đạo về thực hiện kế hoạch xét nâng lương hàng
năm; công tác Bảo hiểm; Bảo vệ sức khoẻ… cho CBCC.
b. Hành chính quản trị:
- Thực hiện việc soạn thảo, in Ên, kiểm duyệt các báo cáo, tài liệu chủ
yếu của cơ quan trướckhi phát hành chính thức. Tiếp nhận, quản lý, và cung
cấp hồ sơ tài liệu công văn theo quy định. Lưu trữ và bảo mật tài liệu theo quy
định của nhà nước. Quản lý bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “
một cửa”.
- Trực tiếp quản lý bộ phận kế toán tài vụ, quản lý tài sản của cơ quan,
quản lý và đảm bảo vcác phương tiện làm việc cho CBCC, có trách nhiệm
thường trực bảo vệ công sở.
- Phối hợp với các phòng khác tổ chức các líp đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho CBCC của ngành; các hội nghị do sở chủ trì; công tác đối
ngoại, đối nội chung của cơ quan.
- Kiểm tra, duy trì và tổng hợp tình hình thực hiện về kỷ luật lao động,
nội quy, quy định và kế hoạch hàng tháng của cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.2. Phòng Tổng hợp
Tham mưu cho Giám đốc về quản lý nhà nước các lĩnh vực kế hoạch,
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp quy hoạch, nghiên cứu xây dựng đề xuất kế hoạch trung hạn,
hàng năm và định hướng phát triển bền vững ở tất cả các ngành, các huyện,
thành thị trong toàn tỉnh.
- Tổng hợp, cân đối kế hoạch KT - XH và đầu tư XDCB trên cơ sở
được đề xuất từ các phòng chuyên môn khác để báo cáo lãnh đạo tham mưu
cho tỉnh.
- Tham gia xây dựng, đề xuất và cụ thể hoá các cơ chế chính sách của
Nhà nước ở địa phương.

- Tham mưu cho Giám đốc về việc thẩm định các báo cáo KTKT, thẩm
định và trình duyệt chỉ định thầu các dự án là báo cáo KTKT thuộc lĩnh vực
phòng theo dõi. Đề xuất chủ trương lập DAKT (dự án kinh tế) và tham gia
thẩm định DAKT.
- Đề xuất chủ trương lập dự án; báo cáo đầu tư xây dựng trụ sở các
huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị
xã hội an ninh quốc phòng.
- Trực tiếp hướng dẫn xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch KT - XH
ở các huyện, thành phố, thị xã.
- Phối hợp để xây dựng và tổng hợp kế hoạch thu, chi ngân sách và các
nguồn vốn khác do nhà nước quản lý; các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tổng hợp kế hoạch an ninh quốc phòng.
- Tổng hợp để soạn thảo các báo cáo về KT - XH, ANQP, XDCB…
Theo yêu cầu của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND và Bộ Kế hoạch & Đầu tư theo
định kỳ và đột xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.3. Phòng Văn hoá - xã hội
Tham mưu cho giám đốc quản lý nhà nước về lĩnh vực kế hoạch các
ngành trong khối văn hoá xã hội; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tham mưu và đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển của
các ngành thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội. Theo dõi và đề xuất việc thực hiện
các chính sách xã hội.
- Tham mưu đề xuất các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách
liên quan đến lĩnh vực Văn hoá Xã hội.
- Hướng dẫn lập và tổng hợp công tác quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra đôn
đốc việc thực hiện công tác này của các ngành nêu trên.
- Đề xuất chủ trương lập các dự án và tham gia thẩm định các dự án đầu
tư các ngành trên và các dự án đầu tư xây dựng trụ sở của khối Văn hoá xã
hội.
- Tham mưu với Giám đốc về việc thẩm định và trình duyệt các báo cáo

KTKT; thẩm định và trình duyệt chỉ định thầu cá dự án là báo cáo KTKT
thuộc lĩnh vực VHXH mà phòng theo dõi. Việc thẩm định báo cáo KTKT
nhất thiết phải lấy ý kiến của phòng Thẩm định & giám sát đánh giá đầu tư
bằng văn bản.
- Tổng hợp và đề xuất các cân đối về vật chất, các biện pháp đảm bảo
cho phát triển của các ngành và các khối trên.
-Theo dõi và nắm các hoạt động chung và đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý
của các đơn vị TW đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp Nhà nước địa phương
thuộc lĩnh vực VHXH.
- Soạn thảo các báo cáo theo yêu cầu, cung cấp các số liệu cho các
phòng kiên quan đến lĩnh vực phòng quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.4. Phòng Thẩm định và Giám sát, Đánh giá đầu tư
Tham mưu cho Giám đốc quản lý Nhà nước về các lĩnh vực thẩm định
và giám sát, đánh giá đầu tư; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Là đầu mối tổ chức việc thẩm định dự án đầu tư của Sở, thẩm định xét
thầu, giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định Nhà nước ban hành.
- Tham mưu cho Giám đốc trực tiếp chủ trì thẩm định dự án, kế hoạch
đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. làm thư ký Hội nghị tư vấn thẩm
định.
- Việc thẩm định các dự án đầu tư nhất thiết phải lấy ý kiến của các
phòng quản lý liên quan đến DAKT bằng văn bản.
- Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý đầu tư
và xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Phối hợp với Văn phòng và các phòng chuyên môn khác để tổ chức
phổ biến, tập huấn các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và xây dựng.
- Soạn thảo các văn bản trình duyệt; báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án
khả thi; thẩm định kế hoạch và kết quả đấu thầu; báo cáo tình hình thực hiện
đấu thầu; công tác Giám sát đánh giá đầu tư, công tác thẩm định dự án đầu tư;
cung cấp các số liệu cho các phòng liên quan đến lĩnh vực mà phòng quản lý.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.5. Phòng Đăng ký kinh doanh.
Tham mưu cho Giám đốc quản lý nhà nước về lĩnh vực ĐKKD ( đăng ký
kinh doanh) và ưu đãi đầu tư; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại
Nghị định số 109/2004/NĐ- CP ngày 02/4/2004 của chính phủ. Phòng được
UBND tỉnh giao thêm nhiệm vụ tại quyết định thành lập phòng ĐKKD nh
sau:
- Tiếp nhận hồ sơ xem xét cấp, thay đổi bổ sung ĐKKD cho các doanh
nghiệp và các HTX theo quy định của luật doanh nghiệp và Luật HTX.
- Tiếp nhận hồ sơ xem xét tham mưu cho Sở KH & ĐT trình UBND tình
cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;
hướng dẫn cấp huyện thực hiện công tác ĐKKD và ưu đãi đầu tư trên địa bàn
- Nắm tình hình hoạt động các doanh nghiệp dân doanh theo chức năng
nhiệm vụ được giao.
- Theo dõi tổng hợp số liệu về ĐKKD, HTX và hộ kinh doanh cá thể trên
toàn tỉnh.
- Làm đầu mối giúp cho ĐKKD cấp huyện về lĩnh vực cung cấp Ên
phẩm ĐKKD thống nhất trong toàn tỉnh.
- Soạn thảo các báo cáo theo yêu cầu, cung cấp các số liệu cho các
phòng liên quan đến lĩnh vực phòng quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.6.Phòng hợp tác kinh tế và đối ngoại.
Tham mưu cho Giám đốc quản lý nhà nước về lĩnh vực hợp tác và kinh
tế đối ngoại; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tham mưu và đề xuất về quy hoạch, kế hoạch các chương
trình dự án ưu tiên sử dụng và thu hót nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hướng
dẫn các đơn vị xây dựng dự án giới thiệu và gọi vốn đầu tư nước ngoài.
- Đầu mối tổng hợp kế hoạch hàng năm các dự án sử dụng vốn nước
ngoài, tổng hợp kế hoạch đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của ác

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh .
- Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật Nhà nước về hoạt động đầu
tư nước ngoài, vận động viện trợ và thu hót đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
tỉnh ( cả trong và ngoài khu công nghiệp).
- Tiếp nhận, tổ chức thẩm định và tham mưu trong việc cấp phép các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tham mưu cho Giám đốc chủ trì thẩm
định đề nghị phê duyệt dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hướng dẫn việc triển khai và theo dõi việc thực hiện dự án ODA và
việc triển khai giấy phép đầu tư các dự án FDI, tổng hợp, phân tích, đánh giá
hiệu quả đầu tư khi các dự án kết thúc.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về thu hót, quản
lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, các chính sách khuyến khích thu hót
đầu tư nước ngoài vào địa bản tỉnh.
- Thường trực Ban Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
- Soạn thảo các báo cáo theo yêu cầu, cung cấp các số liệu cho các phòng
liên quan đến lĩnh vực quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.2.7. Phòng kinh tế
Tham mưu cho Giám đốc quản lý Nhà nước về lĩnh vực kế hoạch các
ngành trong khối kinh tế; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau;
- Nghiên cứu tổng hợp và đề xuất về quy hoạch, các chương trình, kế
hoạch và các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn.
- Đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến các ngành nghề để góp phần
phát triển kinh tế địa phương.
- Đề xuất chủ trương lập các dự án và tham gia thẩm định các dự án đầu
tư ở địa phương thuộc lĩnh vực kinh tế mà phòng được phân công theo dõi,
các dự án xây dựng trụ sở các sở, ban, ngành và các đơn vị thuộc ngành kinh
tế.
- Trực tiếp thẩm định và trình duyệt các báo cáo KTKT, thẩm định và
trình duyệt chỉ định thầu các dự án là báo cáo KTKT thuộc lĩnh vực kinh tế

mà phòng theo dõi.
- Việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật nhất thiết phải lấy ý kiến của
phòng thẩm định và giám sát, đánh giá đầu tư của sở và các phòng có liên
quan bằng hình thức hội nghị hoặc văn bản góp ý.
- Tổng hợp, đề xuất các cân đối về vật chất chủ yếu nhằm đảm bảo thực
hiện mục tiêu kế hoạch thuộc chức năng quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, tổng hợp và thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch đối với lĩnh vực các ngành kinh tế.
- Theo dõi và nắm các hoạt động kinh tế và đầu tư của các đơn vị kinh tế
TW đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp nhà nước địa phương thuộc lĩnh vực
kinh tế; theo dõi hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
- Làm nhiệm vụ thường trực “ Năm công nghiệp - Doanh nghiệp” của
Sở.
- Soạn thảo các báo cáo theo yêu cầu, cung cấp các số liệu cho các phòng
liên quan đến lĩnh vực phòng quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở trực tiếp giao.
3.2.8. Thanh tra Sở
Tham mưu cho giám đốc lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh tra; trực
tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra trình Giám đốc và
tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt.
- Tổ chức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và
đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở KH&ĐT trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp dân, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyề giải quyết của Giám đốc Sở KH&ĐT.
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền của đơn vị.
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra theo quy định của Giám
đốc Sở KH&ĐT, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ KH&ĐT.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
3.3.9.Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư
a. Trong lĩnh vực tư vấn đầu tư
- Bằng nhiều hình thức cung cấp thông tin cần thiết liên quan đếnlĩnh
vực đầu tư cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp như các định hướng phát
triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của
tỉnh, các quy định của nhà nước và của tỉnh về những cơ chế chính sách ưu
đãi đầu tư và quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tư vấn cho các nhà đầu tư trong việc lùa chọn lĩnh vực đầu tư, địa
điểm đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nh:
+ Được lập dự án đầu tư, lập hồ sơ khảo sát thiết kế, thiết kế mỹ thuật
đối với các dự án đầu tư không dùng vốn ngân sách khi Trung tâm đã có đủ
năng lực theo quy định của pháp luật.
+ Lập hồ sơ xin cấp ĐKKD, ưu đãi đầu tư, lập hồ sơ xin mở văn phòng
hoặc đặt chi nhánh tại tỉnh Thái Nguyên.
- Tư vấn các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư như:
lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất, lập phương án đền bù giải phóng mặt
bằng, các thủ tục cấp điện, cấp nước, phòng cháy, chữa cháy, lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, thủ tục hải quan … theo yêu cầu của nhà đầu
tư.
b. Trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư
- Tham mưu cho Sở và UBND tỉnh trong lĩnh vực thực hiện các chương
trình xúc tiến đầu tư và triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường
đầu tư theo kế hoạch của tỉnh.
- Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền quảng bá tiềm năng và các cơ hội đầu
tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức vận động nhằm
thu hót đầu tư từ tỉnh ngoài vào tỉnh, giới thiệu tìm đối tác đầu tư.
- Liên hệ, chắp nối tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan và lãnh
đạo tỉnh với các nhà đầu tư hoặc giữa các nhà đầu tư với nhau để thực hiện

tiến trình hợp tác đầu tư.
- Đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy đầu tư từ các
nhà đầu tư trong tỉnh, đề xuất các biện pháp vận động, các cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư từ ngoài tỉnh vào nhằm thu hót đầu tư
có hiệu quả
Phần II
Một số thành tích đạt được và phương hướng của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên
I. MộT Số THàNH TíCH ĐạT ĐƯợC CủA Sở Kế HOạCH Và ĐầU TƯ TỉNH
THáI NGUYÊN TRONG QUá TRìNH PHáT TRIểN
Sau sự thành lập của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 1995, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thái Nguyên được tái thành lập cùng với sự tái thành lập của tỉnh
Thái Nguyên năm 1997. Từ khi được thành lập đến nay đã trải qua 90 năm,
trong thời gian đó với vị trí và chức năng của mình Sở Kế hoạch và Đầu tư đã
có nhiều đóng góp to lớn vào thành công trong công cuộc đổi mới của tỉnh
nhà. Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ Ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Uỷ
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Kế hoạch và đầu
tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa
phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lý của sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp
luật.
Trong 9 năm kể từ ngày tái lập, Sở kế hoạch và đầu tư đã hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của
mình.
Đó là:
+ Chủ trì và tổng hợp quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch

hàng năm ( cô thể là kế hoạch giai đoạn 1997 – 2000 và kế hoạch 5 năm
2001 – 2006 ) và các kế hoạch hàng năm.
+ Bè trí vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về
kinh tế – xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối
vốn đầu tư và phát triển
+ Phối hợp với sở Tài chính lập dự toán ngấn sách tỉnh và phân bổ ngân
sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Hướng dẫn các sở ban, ngành Uỷ ban nhân dân các huyện xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh đã đề ra.
+ Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành và quy
hoạch kế hoạch vủa UBND huyện ( kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm)
+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá h iệu quả đầu tư của các dự án xây dựng
cơ bản; các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình 135 chương
trình xóa đói giảm nghèo ( giai đoạn 2001 – 20005 ).
+ Cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo
phân cấp: năm 2000 có 9 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đến hết năm
20 04 có 19 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào trong tỉnh và ngoài ra
còn nhiều dự án có vốn đầu tư trong nước khác.
+ Là cơ quan đầu mối vận động thu hót, điều phối quản lý vốn ODA và
các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh: thu hót vốn ODA vào tỉnh trong
giai đoạn 2001 – 2005 liên tục tăng lên qua các năm; đến hết năm 2004 tổng
giá trị các nguồn ODA được cam kết đạt 648,5 tỷ đồng trong đó các dự án
ODA đã thực hiện được 480,6 tỷ đồng.
+ Xóc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: năm
2000 tổng số vốn đăng ký là 46,8 triệu USD. Năm 2004 là khoảng 207,31
triệu USD.
+ Thẩm định và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể khu công nghiệp
Sông Công; dự án cải tạo và nâng cáp sản xuất gang thép Thái Nguyên.
+ Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho nhiều đối tượng doanh

nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh.
+ Trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư thì việc cải thiện môi trường đầu tư đã
có nhiều tiến bộ điều này được thể hiện ở hàng năm có từ 2 –3 dự án có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Các dự án có nguồn vốn từ ODA cũng
tăng lên.
Ngoài ra thì trong 9 năm hoạt động Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái
Nguyên đã hoàn thành nhiều công việc được nêu trong nhiệm vụ và quyền
hạn tại Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vbà c ơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBNDquảnlý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư ở địa phương của Bộ Kế hoạch & Đầu tư – Bộ Nội Vụ.
Có thể nói việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao của Sở đã đóng góp
không nhỏ vào thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh trong các giai đoạn phát triển là: giai đoạn 1997 - 2000 và giai đoạn 2001
- 2005.
Trong giai đoạn 1997 - 2000 Kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những
thành tích nh sau:
Về kinh tế:
- Hoạt động kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn; tiếp tục duy trì nhịp độ phát
triển ở một số ngành và lĩnh vực.
Năm 1997 giá trị tăng trưởng đạt 5,57%; năm 1998 và năm 1999 do
nhiều nguyên nhân khác nhau, giá trị tăng trưởng này vẫn đạt một con số
dương là 1,92% vào năm 1998; 2,58% vào năm 1999 và 6,3% vào năm 2000.
Về giá trị tuyệt đối (theo giá hiện hành) đến năm 1997 đạt được 2.248,8 tỷ
đồng; năm 1998 đạt 2.450,6 tỷ đồng, năm 1999 đạt 2.471,6 tỷ đồng và năm
2000 là 2.558 tỷ đồng, nâng thu nhập bình quân toàn tỉnh từ 2,17 triệu đồng
năm 1997 lên 2,39 triệu đồng một người trong năm 2000.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào các năm 1997, năm 1998 và nhất là
năm 1999 cũng như năm 2000, chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông lâm
nghiệp, dịch vô - công nghiệp (năm 1997 nông lâm nghiệp 36,6%, công
nghiệp, 32,27%, dịch vụ 31,1%; năm 1998 nông lâm nghiệp 39,14%, công

nghiệp 30,01%, dịch vụ 30,84%; năm 1999 nông lâm nghiệp 38,12%, công
nghiệp xây dựng 30,37%, dịch vụ 31,51%; năm 2000: Nông lâm nghiệp
6,36%, công nghiệp xây dựng 30,67% và dịch vụ 32,97%).
- Bình quân giá trị xuất khẩu địa phương tăng 8,3% mặc dù chịu nhiều
ảnh hưởng biến động của thị trường xuất khầu, thị trường xuất khẩu được
củng cố và mở rộng giá trị xuất khẩu trực tiếp tăng dần từ 51% năm 1997 lên
70% năm 2000.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục được tăng cường và phát triển trên
từng bước.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính đến hiện nay trên địa bàn
tỉnh đã có 14 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký
75,170 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 15,876 triệu USD, bằng 22% so
với tổng số vốn đăng ký
+ Việc thu hót nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) cũng có
những bước tiến triển khá. Nếu chỉ tính riêng 3 năm (1997-1999) trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận được 157.419 triệu đồng Việt Nam, trong đó
nguồn vốn nước ngoài 141.794 triệu, bao gồm: ODA lớn tiếp nhận 146.912
triệu, trong đó vốn nước ngoài 131.287 triệu và vốn ODA phi Chính phủ
được 10.507 triệu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường một bước, nhiều công trình
mới, năng lực mới tăng thêm đáp ứng từng bước cho yêu cầu phát triển kinh
tế-xã hội.
Theo số liệu niên giám thống kê. Sau 3 năm (1997 - 1999), tổng nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn vào khoảng 1780 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 590 - 600 tỷ đồng tập trung cho
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đến năm 2000 đã có 122 xã/145 xã có điện
lưới Quốc gia, điện thoại đến các xã phường khoảng 90%, đường ô tô đến
Trung tâm các cụm xã 99%, Trường phổ thông tiểu học xây dùng cho các xã
74,8% , Trung học 88,6%
Về xã hội:

- Sù nghiệp Giáo dục - Đào tạo, khoa học công nghệ có bước phát triển
mới.
100% số xã, phường, thị trấn đã xoá được mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, có khoảng 33,9% số xã phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận tiêu
chuẩn phổ cập trung học
Khoa học công nghệ và môi trường đã có những bước tiến bộ mới về kỹ
thuật, về giống, về đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thông tin
- Công tác văn hoá, thông tin thể dục thể thao đã đóng góp tích cực
trong việc tuyên truyền đường lối chính sách, bám sát mục tiêu phục vụ
nhiệm vụ chính trị của địa phương, động viên toàn dân tham gia vào công
cuộc phát triển kinh tế-xã hội.
Gần 80% số hộ được nghe chương trình phát thanh, 70% số hộ được
xem chương trình truyền hình, 42% làng bản văn hoá và 50% gia đình văn
hoá.
- Xoá đói giảm nghèo bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ:
Năm 1993 (Bắc Thái cũ) toàn tỉnh có 22,26% hộ đói nghèo giảm xuống còn
11,85% vào năm 1998 và 10,32% năm 1999, năm 2000 tỷ lệ đói nghèo toàn
tỉnh còn 9,02%; (theo chuẩn cò) , bình quân giảm gần 3000 hộ đói nghèo
trong năm.
- Các chương trình phát triển xã hội khác được triển khai thực hiện khá
tốt.
Tỷ lệ tăng dân số đã giảm đáng kể từ 1,41% năm 1997 xuống 1,2% năm
1999 và 1,15% vào năm 2000.
Tuổi thọ bình quân đã được năng lên, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5
tuổi đã giảm đáng kể từ 42% xuống còn 32% dù báo năm 2000

×