Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu phát triển mô hình nông, lâm kết hợp tại huyện tân lạc, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 144 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






MAI MẠNH TƯỞNG




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG – LÂM
KẾT HỢP TẠI HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






MAI MẠNH TƯỞNG




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG – LÂM
KẾT HỢP TẠI HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN


HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Mai Mạnh Tưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN



ðược sự ñồng ý của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã tiến hành thực hệ ñề tài luận văn tốt nghiệp
cao học: “Nghiên cứu phát triển mô hình Nông lâm kết hợp tại huyện Tân
Lạc, tỉnh Hòa Bình”
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân cũng như sự
giúp ñỡ của các thầy, cô giáo kho Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nôi, ñặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
ñã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn của mình.
Qua ñây tôi cũng xin cảm ơn cán bộ, chính quyền huyện Tân Lạc, ñặc biệt là

anh ðoàn Xuân Quyết – cán bộ khuyến nông của huyện cùng với tập thể lớp
QLKTE- K21 ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình triển khai ñề tài này.
Tôi xin cam ñoan ñề tài ñược thực hiện bởi tôi và số liệu, tài liệu sử
dụng ñược trình bày trong luận văn này là của riêng tôi và chưa ñược sử dụng
ở bất cứ ñề tài nào.
Mặc dù ñã có nhiều cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về kinh
nghiệm cũng như như thời gian nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy,
tôi kính mong nhận ñược sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn ñồng
nghiệp ñể ñề tài của tôi ñược hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn



Mai Mạnh Tưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
PHẦN I. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiên chung 2
1.2.2. Mục tiên cụ thể 2
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng phát triển kinh tế 5
2.1.2. Lý luận về hệ thống canh tác 8
2.1.3. Lý luận về mô hình NLKH 13
2.2. Cơ sở thực tiễn 20
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển mô hình NLKH trên thế giới 20
2.2.2 Mô hình NLKH ứng dụng tại Việt Nam 22
2.3. Những vấn ñề rút ra từ nghiên cứu lý luận với thực tiễn tại ñịa bàn
nghiên cứu 28
2.4. Những nghiên cứu liên quan ñến ñề tài ñã công bố 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

PHẦN III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 31
3.1.1. ðặc ñiểm chung 31
3.1.2. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 37
3.1.3. ðánh giá những thuận lợi , khó khăn về ñiệu kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội tại ñịa bàn nghiên cứu 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1. Phương pháp tiếp cận 46
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 47

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 47
3.2.3. Phương pháp phân tích 48
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích kinh tế 50
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
4.1. Thực trạng xây dựng mô hình NLKH tại huyện Tân Lạc. 57
4.1.1. Tình hình sử dụng ñất ñai trong mô hình NLKH tại Tân Lạc 57
4.1.2. Mô hình NLKH tại các xã ñược ñiều tra 72
4.2. ðánh giá kết quả phát triển mô hình NLKH của huyện Tân Lạc 92
4.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh mô hình NLKH tại ñịa bàn nghiên cứu 92
4.2.2. Phân tích vốn ñầu tư và kết quả sản xuất từ mô hình NLKH 94
4.2.3. ðánh giá kết quả và hiệu quả phát triển mô hình NLKH của huyện
Tân Lạc 99
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, ñịnh hướng và ñề xuất giải pháp phát
triển mô hình NLKH của huyện Tân Lạc 106
4.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển NLKH huyện Tân Lạc 106
4.3.2. ðịnh hướng phát triển mô hình NLKH 110
4.3.3. ðề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH 112



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
5.1. Kết luận 122
5.2. Kiến nghị 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
PHỤ LỤC 129

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng ñất của huyện Tân Lạc 36
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Tân Lạc 38
Bảng 3.3. Hệ thống thủy lợi chính của huyện Tân Lạc năm 2013 41
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất trên ñịa bàn huyện Tân Lạc giai ñoạn 2011-2013 45
Bảng 4.1. Cơ cấu sử dụng ñất nông nghiệp huyện Tân Lạc năm 2013 58
Bảng 4.2. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Tân Lạc 2011-2013 60
Bảng 4.3. Các mô hình NLKH theo các vùng tại huyện Tân lạc năm 2013 65
Bảng 4.4. Tổng hợp ñất ñai và lao ñộng xây dựng các mô hình kinh tế nông
lâm kết hợp ñang sử dụng năm 2013 69
Bảng 4.5. Kết quả sản xuất của các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp 71
Bảng 4.6. ðặc ñiểm cơ bản của các chủ mô hình nông lâm kết lập ñiều tra 75
Bảng 4.7. Kết quả sản xuất kinh doanh từ mô hình R-V-A-C-Rg 80
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của mô hình R-V-A-C-Rg 81
Bảng 4.9. Kết quả sản xuất kinh doang từ mô hình R-V-C-Rg 83
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của mô hình R-V-C-Rg 84
Bảng 4.11. Kết quả sản xuất kinh doang từ mô hình R-V-A-C 87
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình R-V-A-C 88
Bảng 4.13. Kết quả sản xuất kinh doanh từ mô hình R-V-C 89
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của mô hình R-V-C 90
Bảng 4.15. Kết quả sản xuất kinh doanh từ mô hình R-A-C-Rg 91
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của mô hình R-A-C-Rg 92
Bảng 4.17. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân từ mô hình NLKH 93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ ñồ thể hiện mối quan hệ trong hệ thống nông trại 11
Hình 3.1. ðịa giới hành chính huyện Tân Lạc, Hòa Bình 31
Hình 4.1. Sơ ñồ lát cắt hệ thống RVACRg ñiển hình 78
Hình 4.2. Sơ ñồ lát cắt hệ thống RVCRg 82
Hình 4.3. Sơ ñồ lát cắt hệ thống RVAC ñiển hình 86
Hình 4.4. Sơ ñồ phân tích SWOT trong phát triển NLKH ñối với 3 vùng của
huyện Tân Lạc 107

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

A
Ao

Lao ñộng
BQ
Bình quân
NLKH

Nông lâm kết hợp
C
Chuồng
NN
Nông nghiệp
CĂQ

Cây ăn quả
QT
Quá trình
CC
Cơ cấu
R
Rừng
CCN
Cây công nghiệp
Rg
Ruộng
CLN
Cây lâm nghiệp
SX
Sản xuất
CN-

TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ
công nghiệp
SXKD

Sản xuất kinh doanh
DN
Doanh nghiệp

Thức ăn
DT
Diện tích
TN

Thu nhập
GO
Giá trị sản xuất
TSCð
Tài sản cố ñịnh
HTCT
Hệ thống canh tác
TT
Trông trọt
KHKT
Khoa học kỹ thuật
V
Vườn



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất nước ñang trong quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng, cùng với
sự phát triển chung của kinh tế ñất nước, các ngành các lĩnh vực ñều có những
bước phát triển dài, hàm lượng khoa học ñược ứng dụng cao phát huy hiệu
quả tối ña của nó. Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp căn bản ñang
dần dần lấy ñà phát triển chung của nền kinh tế nông nghiệp thế giới: Các mô
hình ñược xây dựng, kết hợp tạo hiệu quả kinh tế cao mang lại giá trị lớn, các
vùng kinh tế nông nghiệp hay còn gọi là những “ ñô thị nông nghiệp xanh”
ñang dần ñược hình thành tại các khu vực, vùng có vị trí ñịa lý thuận lợi và

hướng ñến một nền kinh tế xanh bền vững. Một trong những mô hình có tính
khoa học, ñộ ứng dụng cao phù hợp với các vùng miền núi, trung du ở Việt
Nam ñang ñược áp dụng ñó là mô hình Nông – Lâm kết hợp. Mô hình này
ñang phát huy tối ña lợi ích của ñất và giá trị sử dụng của ñất. Nói về góc ñộ
kinh tế nó ñang mang lại giá trị cao cho những vùng áp dụng tốt mô hình này,
nói về góc ñộ môi trường nó chính là mô hình giúp cho việc hạn chế các rủi
ro về thiên tai gây ra, tạo ra một không gian xanh, ñộ phủ của ñất cao chống
xói mòn và hạn chế tối ña những tác ñộng có hại của môi trường. ðối với góc
ñộ của kinh tế hộ gia ñình, ñây là một mô hình ñược ứng dụng rộng rãi, mang
lại hiệu quả kinh tế cao, ổn ñịnh và dễ áp dụng ñối với những vùng kinh tế
khó khăn, ñịa hình phức tạp.
Huyện Tân Lạc có ñịa hình ñồi núi thấp, ít núi cao, ñộ dốc trung bình
khoảng 30 – 40 ñộ có khí hậu nhiệt ñới gió mùa phù hợp với việc trồng rừng
tái sinh, các giống cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, tạo ñiều kiện
cho việc phát triển ñồng rừng với quy mô rộng rãi. Tuy nhiên hiện nay nhân
dân ở các xã của Tân Lạc vẫn là áp dụng triệt ñể các nguồn lực vốn có của
mình, tình trạng ñốt nương, phát rừng, ñốt rừng vẫn diễn ra, mô hình Nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Lâm kết hợp không ñược thực hiện triệt ñể, dễ bỏ giữa chừng làm mất ñi giá
trị kinh tế của mô hình. Làm cho việc ứng dụng mô hình không ñược phổ biến
mất ñi giá trị thực của nó.
Qua khảo sát, thực tiễn tại các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ,
cho thấy mô hình NLKH ñang mang lại giá trị kinh tế cao, lâu dài và bền
vững cho các hộ có những ứng dụng sáng tạo vào nguồn lực mình ñang có
của mình và là phương thức ứng dụng canh tác phổ biến ở khắp các vùng trên
cả nước. Tuy nhiên ñể có những bước phát triển vững chắc, mô hình kết hợp
nào là hợp lý nhất, hiệu quả nhất và tính khả dụng cao nhất vào thực tiễn ñang

là vấn ñề ñược quan tâm, chú trọng nhất.
Xuất phát từ cơ sở khoa học của mô hình và các vấn ñề thực tiễn tại ñịa
phương tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ Nghiên cứu phát triển mô hình
Nông – Lâm kết hợp tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiên chung
Nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình NLKH tại huyện Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình, trên cơ sở ñó ñề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển mô
hình NLKH, góp phẩn ổn ñịnh và phát triển bền vững nông lâm nghiệp, nông
thôn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
1.2.2. Mục tiên cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình NLKH .
- ðánh giá thực trạng phát triển và kết quả xây dựng mô hình NLKH
của huyện Tân Lạc, Tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng phát triển mô hình
NLKH tại huyện Tân Lạc.
- ðịnh hướng và ñề xuất các giải pháp phát triển mô hình NLKH trên
ñịa bàn toàn huyện trong những năm tới cùng với việc phát triển kinh tế
chung của tỉnh Hòa Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn về phát triển mô hình
NLKH tại huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng ñến việc phát triển
mô hình NLKH của huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức, triển khai mô hình NLKH trên ñịa

bàn huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.
- ðối tượng trực tiếp ñược ñiều tra, phỏng vấn là các hộ nông dân, các
kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các chủ thể có liên quan ñến việc phát triển
mô hình NLKH trên ñịa bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
ðề tài tập trung nghiên cứu mô hình NLKH tại huyện Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình.
- Phạm vi không gian:
Căn cứ vào ñiều kiện thực tế của ñịa bàn, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tại
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, tiến hành nghiên cứu cụ thể tại các xã Thanh
Hối, Quyết Chiến và Phú Cường và một số vùng trọng ñiểm của huyện.
- Phạm vi thời gian:
ðề tài tiến hành nghiên cứu việc ứng dụng và phát triển mô hình
NLKH tại huyện Tân Lạc trong thời gian từ 2011 ñến 2013 và ñề tài xin tập
trung nghiên cứu mô hình áp dụng thời ñiểm năm 2013, ñồng thời nghiên
cứu, ñịnh hướng và ñề xuất giải pháp phát triển mô hình NLKH tới năm 2015.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Nông lâm kết hợp Là gì ? Mô hình nông lâm kết hợp là như thế nào ?
+ Hiệu quả từ Nông lâm kết hợp là như nào ?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

+ Áp dụng mô hình Nông lâm kết hợp có hợp lý nhất ñối với các tỉnh
miền núi ?
+ Phát triển mô hình nông lâm kết hợp có ưu nhược ñiểm gì ?
+ Thực trạng phát triển và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở huyện
Tân Lạc như thế nào ?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến xây dựng và phát triển mô hình

nông lâm kết hợp ?
+ Lợi thế xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Tân Lạc ?
+ Những giải pháp ñể phát triển bền vững mô hình nông lâm kết hợp ?




















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 . Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng phát triển kinh tế

2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng thường ñược dùng ñể chỉ sự tăng thêm, lớn lên về quy mô
của một hiện tượng nào ñó. Tăng trưởng kinh tế ñược hiểu theo nghĩa rộng là sự
tăng thêm về quy mô, sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất ñịnh
(thường là một năm). ðó là kết quả ñược tạo ra bằng tất cả các hoạt ñộng sản
xuất và các hoạt ñộng dịch vụ của nền kinh tế. Ví dụ sự tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam năm 2010 thể hiện qua GDP ñạt 6,8% ; năm 2011 GDP ñạt 5,9% và
năm 2012 5,4% thấp nhất trong các năm giai ñoạn từ 2010- 2013 [1].

ðể biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của
tổng sản lượng nền kinh tế (tính toán bộ hay tính bình quân theo ñầu người)
của thời kỳ sau so với thời kỳ trước.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận ñộng ñã xác ñịnh về hướng của sự vật :
hướng từ thấp ñến cao, từ kém hoàn thiện ñến hoàn thiện.
Phát triển là khái niệm dùng ñể khái quát những vận ñộng theo chiều
hướng tiến lên từ thấp ñến cao, từ ñơn giản ñến phức tạp, từ kém hoàn thiện
ñến hoàn thiện hơn. Cái mới ra ñời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra ñời thay thế
cái lạc hậu.
Hay sự phát triển là tăng hơn nhiều về mặt số lượng, phong phú về mặt
chủng loại và chất lượng, phù hợp về mặt cơ cấu và phân bố. Phát triển còn là
sự tăng lên bền vững các tiêu chuẩn sống. Có thể nói phát triển là bao hàm ý
niệm về sự tiến bộ, bởi vậy phát triển là sự tăng trưởng cộng với sự thay ñổi
về cấu trúc và thể chế liên quan ñến mục ñích hay mục tiêu chủ ñịnh nào ñó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

ðánh giá sự phát triển phải xem xét vấn ñề một cách toàn diện. Các giải
pháp phát triển không chỉ chú ý ñến việc tăng trưởng kinh tế của ngành sản

xuất này mà còn phải chú ý cả ñến các vấn ñề nhằm cải thiện chất lượng sản
phẩm trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và ñảm bảo sức khỏe
con người là nội dung trong việc phát triển bền vững.
2.1.1.3. Khái niệm về mô hình và ñặc ñiểm của phát triển mô hình NLKH
ðể nghiên cứu các hiện tượng, vấn ñề kinh tế xá hội, chúng ta phải sử
dụng phương pháp gián tiếp, trong ñó các ñối tượng nghiên cứu trong hiện
thực ñược thay thế bởi hình ảnh của chúng gọi là các mô hình. ðây là phương
pháp tiếp cận mô hình của các ñối tượng và các vấn ñề kinh tế. Mô hình của
một ñối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của ñối tượng, sự hình
dung, tưởng tượng ñối tượng bằng những ý nghĩa của người nghiên cứu và
trình bày nó bằng lời văn, sơ ñồ, hình vẽ. Mô hình của các ñối tượng trong
lĩnh vực hoạt ñộng kinh tế gọi là mô hình kinh tế.
Như vậy nói ñến mô hình là nói ñến 1 hệ thống bao gồm các yếu tố quan hệ
hòa ñồng lẫn nhau. Sự bố trí 1 cách hợp lý các yếu tố trong mô hình giúp cho
hệ thống phát triển toàn diện . Mô hình sản xuất cho thu nhập cao tức là
những mô hình ñã ñược bố trí sản xuất hợp lý ñể có ñược hiệu quả kinh tế cao
nhất. ðây là mô hình trên cở sở thực trạng ñất ñai và dưới dạng tác ñộng của
các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường cụ thể, con người ñưa ra
quyết ñịnh về cơ cấu sản xuất, về các loại mô hình sản xuất cũng như việc ñầu
tư các yếu tố sản xuất hợp lý cho thu nhập cao nhất.
Cũng giống như khái niệm về phát triển, phát triển mô hình nông lâm
kết hợp là một phương thức quản lý sử dụng ñất bền vững trong việc phát
triển kinh tế, là phát triển các chuỗi sản phẩm trong hệ thống mô hình một
cách hợp lý và khoa học trong ñó các sản phẩm từ nông nghiệp và lâm nghiệp
ñược sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên ñơn vị diện tích thích hợp ñể tạo
ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng ñồng dân cư ñịa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7


ðồng thời thí ñiểm và nhân rộng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, lợi ích
thu lại nhiều và khả năng phát triển tại các ñịa bàn có cùng ñiều kiện kinh tế.
Việc phát triển mô hình nông lâm kết hợp còn phụ thuộc nhiều vào các
yếu tố như : chính sách phát triển ñịa phương, trình ñồ áp dụng và khả năng
áp dụng. Nhận thấy Tân Lạc có tiềm năng phát triển kinh tế theo mô hình kết
hợp này và có khả năng nhân rộng ra các ñịa phương khác.
Về phương pháp khoa học nghiên cứ sự phát triển NLKH có 2 xu
hướng [2]
+ Xu hướng 1 : gọi là cải tiến tiềm năng chi phí cao. Theo xu hướng là
cải tạo giống có tiềm năng sinh học cao, ñầu tư các công trình và tăng ñầu vào
ñáp ứng tiềm năng ñể ñạt ñược ñầu ra cao. Xu hướng này có nhược ñiểm kém
bền vững về mặt hệ thống. ðầu tư cao không phù hợp với ñiều kiện nông dân
ñặc biệt với nông dân vùng cao vùng khó khăn mặc dù có ưu ñiểm là tạo ñà
phát triển về kinh tế.
+ Xu hướng 2 : là cải tiến tiềm năng chi phí thấp. Theo xu hướng này
NLKH sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có của ñịa phương bằng cách
phối hợp khác nhau giữa hệ canh tác cây trồng, vật nuôi, ñất, nước, khí hậu,
con người, từ ñó chúng sẽ bổ sung cho nhau tạo hiệu quả tổng hợp lớn nhất,
với mục tiêu là : ñảm bảo tính bền vững, tỷ lệ rủi ro thấp, chi phí thấp, dễ
thích ứng, dễ áp dụng, ít gây trở ngại cho hoạt ñộng khác, ñược chấp nhận cả
về mặt tâm lý xã hội.
Hiện nay trên ñịa bàn Tân Lạc phần lớn ñiều kiện kinh tế của các hộ ở
mức trung bình nên ñiều kiện áp dụng xu hướng 2 là chủ yếu. Một số hộ có
mức vốn lớn, diện tích rộng tiến hành các biện pháp cải tiến theo xu hướng 1
bằng cách áp dụng tiến bộ mới về cây giống, con giống ñang từng bước cho
thấy những hiệu quả rõ rệt. Và sự kết hợp của 2 xu hướng phát triển này ñã
từng bước ñẩy mạnh việc phát triển mô hình NLKH trên toàn huyện và các
ñịa phương lân cận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8

2.1.2. Lý luận về hệ thống canh tác
2.1.2.1. Các khái niệm về hệ thống và hệ thống canh tác
- Khái niệm về hệ thống :
Có rất nhiều khái niệm hệ thống, sau ñây xin ñịnh nghĩa một số ñịnh
nghĩa cơ bản và có tính chất khoa học ñược sử dụng nhiều trong bài giảng và
giáo trình khoa học :
+ Hệ thống là một tập hợp của những thành phần có tương quan với
nhau trong một ranh giới (Theo Von Bertalanffy, 1978 ; Conway, 1984).
+ Hệ thống là tổ hợp những thành phần có tương quan với nhau, giới
hạn trong một ranh giới rõ rệt, hoạt ñộng như một tổng thể cùng chung mục
tiêu, có thể tác ñộng qua lại và với môi trường bên ngoài (Spedding, 1979).
+ Hệ thống là một tập hợp có tổ chức các phần tử với những mối liên hệ
về cấu trúc và chức năng xác ñịnh, nhằm thực hiện những mục tiêu cho trước.
+ Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một
chỉnh thể thống nhất và vận ñộng, nhờ ñó xuất hiện những thuộc tính mới,
thuộc tính ñó gọi là tính trội (Tính trội là một thuộc tính có sự vận ñộng và
phát triển mới, ưu việt hơn so với bản chất của sự vật trước nó).
+ Hệ thống là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ
qua tác ñộng qua lại . Mỗi hệ thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành,
ñến lượt mình nó lại là bộ phận cấu thành của bộ phận lớn hơn trong một hay
nhiều hệ thống lớn hơn nó.
Tóm lại hệ thống không phải là phép cộng ñơn giản của các phần tử,
thành phần mà nó là sự tương tác, tác ñộng và hỗ trợ với nhau trong cùng một
tập hợp ñể tạo ra một tính trội nào ñó, nghiên cứu và xác ñịnh ñược bản chất,
chức năng của các phần tử trong hệ thống có thể thay thế ñể có hệ thống tốt
hơn và ñiều khiển nó một cách hiệu quả nhất.
Như vậy hệ thống có ñặc ñiểm cơ bản tạo nên nó ñó là :
+ Bao gồm nhiều thành phần, ña dạng, nhiều thuộc tính


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

+ Các thành phần này tương tác với nhau
+ Và có sự vận ñộng trong một ranh giới xác ñịnh ñể tạo ra một thuộc
tính mới hay một mục tiêu chung nào ñó mà nó hướng tới
Các yếu tố bên ngoài hệ thống nhưng có tác ñộng tương tác với hệ
thống gọi là yếu tố môi trường. Những yếu tố môi trường tác ñộng lên hệ
thống gọi là yếu tố ñầu vào, những yếu tố môi trường chịu tác ñộng trở lại của
hệ thống gọi là yếu tố ñầu ra .
Trong thiên nhiên co hai hệ thống cơ bản :
+ Hệ thống kín : Là hệ thống mà ở ñó các yếu tố tương tác với nhau
trong phạm vi hệ thống.
+ Hệ thống mở : Là hệ thống mà ở ñó các yếu tố tương tác với nhau
giữa các yếu tố ñầu vào và ñầu ra, giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài .
Hiện nay nghiên cứu hệ thống có hai phương pháo cơ bản, ñó là nghiên
cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống ñã có sẵn và nghiên cứu xây dựng
hệ thống mới.
Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu, các lĩnh vực ñặc thù thì có các loại hệ
thống như :
+ Hệ thống thông tin
+ Hệ thống quản lý chất lượng
+ Hệ thống trồng trọt…
+ Hệ thống cây trồng vật nuôi
+ Hệ thống canh tác
Sau ñây, ñề tài xin ñi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống canh tác :
- Khái niệm về hệ thống canh tác (HTCT)
HTCT ñang là mối quan tâm của rất nhiều nước trên thế giới vì ñó là
ñầu mối ñể có thể phát triển Nông lâm nghiệp (NLN) của mỗi quốc gia. Với

sự phát triển của xã hội ngày càng cao thì việc ñáp ứng ña dạng các sản phẩm
NLN càng tỏ ra cấp thiết hơn. Chính vì thế, phương thức sản xuất ñộc canh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

cây trồng sẽ trở nên không thích hợp với sự phát triển của xã hội. Các HTCT ñã
thể hiện ñược tính ưu việt của nó về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy
nhiên, ñể tìm ra ñược một HTCT hợp lý cho mỗi vùng ñang là bài toán khó [3]
Cũng giống như khái niệm hệ thống thì hệ thống canh tác là một phức
hợp (tổ hợp) của ñất ñai, cây trồng , vật nuôi, lao ñộng và các nguồn lợi ñặc
trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ (hay gọi là hộ nông dân) quản lý
theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có. Và nó là một tập hợp tương tác
qua lại nhau giữa hệ thống trồng trọt, hệ chăn nuôi và hệ phi nông nghiệp của
một hộ nông dân và có thể mở rộng cho một vùng sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt ñộng của con người sử dụng tài
nguyên (tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong một phạm vi nhất ñịnh ñể tạo ra sản
phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người.
HTCT là sự bố trí một cách thống nhất và ổn ñịnh các ngành nghề
trong nông trại, ñược quản lý bởi hộ gia ñình trong môi trường tự nhiên, sinh
học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của
môi hộ gia ñình.
Khi nói ñến hệ thống canh tác chúng ta thường mặc ñịnh ñó là hệ thống
canh tác nông nghiệp.
Phát triển hệ thống canh tác là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển hệ
thống nông trại và cộng ñồng nông thôn trên cơ sở bền vững
Hệ thống nông trại là các nông hộ, có thể chia thành ba phân hệ cơ bản
chúng liên kết chặt chẽ trong mối tác ñộng qua lại lẫn nhau : Nông hộ như là
một ñơn vị ra quyết ñịnh ; Trang trại với các hoạt ñộng trồng trọt và chăn
nuôi ; Các thành phần ngoài trang trại. Trong phát triển hệ thống canh tác, hệ

thống nông trại ñược xem như một thể thống nhất của các hệ thống canh tác
chiếm ưu thế trong cộng ñồng nông thôn.
Cộng ñồng nông thôn là những hệ thống lớn hơn, bao gồm các nông hộ
có hoặc không có trang trại. Các hệ thống nông hộ không trang trại bao gồm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

nhiều phân hệ. Chúng liên kết và tác ñộng chặt chẽ lẫn nhau. Các nhà buôn lớn,
những người buôn bán lẻ, các nhóm xã hội, cơ quan nhà nước, cơ cấu lãnh ñạo,…
tất cả ñều thuộc hệ thống ngoài nông trại. Hệ thống nông trại thường tham gia và
có tác ñộng qua lại với một vài hay toàn hộ các hệ thống này.
Nông trại là hệ thống chủ yếu và là tâm ñiểm tập trung nghiên cứu
HTCT ; hệ thống nông trại gồm 3 phân hệ, chúng có mối liên hệ và tác ñộng
qua lại nhau rất chặt chẽ : Hộ gia ñình, các hoạt ñộng nông nghiệp trên ñất
canh tác và các hoạt ñộng phi nông nghiệp :

Hình 2.1. Sơ ñồ thể hiện mối quan hệ trong hệ thống nông trại
Chuyển ñổi hệ thống canh tác là một trong những nội dung chủ yếu của
dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói chung.
Trong nông nghiệp cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng sản xuất trồng trọt, chuyển sang sản xuất chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ
nông nghiệp. Trong trồng trọt sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng giảm
tỷ lệ sản xuất cây lương thực chuyển dần sang sản xuất cây thực phẩm, công
nghiệp ngắn, dài ngày và cây ăn quả. Rõ ràng, ñể thực hiện ñược quá trình
chuyển ñổi ñó, chuyển ñổi hệ thống canh tác là trọng tâm của chuyển dịch vụ
cấu kinh tế nông nghiệp.
Chuyển ñối hệ thống canh tác là thực hiện một bước chuyển từ trạng
thái hiện trạng của hệ thống sang một trạng thái của hệ thống mới mà mình


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

mong muốn ñáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thự chất
của chuyển ñổi hệ thống canh tác là một biện pháp nhằm thúc ñẩy hệ thống
canh tác phát triển. Vì vậy có thể nói chuyển ñổi hệ thống canh tác hiện nay là
phát triển hệ thống canh tác trong ñiều kiện môi trường kinh tế - xã hội mới
mà nền kinh tế thị trường ñã và ñang tác ñộng ñến nông nghiệp. Chuyển ñổi
hệ thống canh tác là phát triển hệ thống canh tác mới trên cơ sở cải tiến hệ
thống canh tác hiện tại hoặc phát triển hệ thống canh tác tiến bộ ñể khai thác
có hiệu quả hơn tiềm năng ñất ñai, lao ñộng và vốn, nâng cao tỷ suất hàng hóa
với một hệ sinh thái bền vững.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới HTCT
- Nhóm nhân tố tự nhiên
Theo HG Zandstra của viện IRRI – Viện lúa quốc tế thì nghiên cứu
canh tác với mục ñích chủ yếu là làm tăng lợi nhuận cây trồng và hệ thống
cây trồng trong sản xuất từ những tài nguyên sẵn có. Theo ông ñể tăng sản
lượng hệ thống canh tác là sự phát triển cây trồng, vật nuôi, mà sự phát triển
của nó lại phụ thuộc vào ñiều kiện môi trường tự nhiên và công tác quản lý,
tức là sắp xếp cây trồng, bố trí vật nuôi thành mô hình canh tác. Rõ ràng ñiều
kiện môi trường tự nhiên là yếu tố quyết ñịnh ñến sự hình thành và phát triển
của HTCT.
Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như : khí hậu, thời tiết. ñất ñai,
thủy văn, ñịa hình.v.v… ðó cũng chính là yếu tố cơ bản làm căn cứ ñể bố trí
sản xuất cây trồng gì ? con nuôi nào ? Mô hình sản xuất ra sao ? ñể cây trồng,
vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Nhân tố kinh tế - kỹ thuật
Nhân tố kinh tế - kỹ thuật có nhiều như : cơ sở hạ tầng, sự phát triển lực
lượng sản xuất, chất lượng lao ñộng, thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô
của Nhà nước, v.v…Tất cả những nhân tố ñó tác ñộng ñến sự lựa chọn và

phát triển HTCT. Trong tất cả các nhân tố kinh tế - kỹ thuật, nhân tố thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

trường là nhân tố bao trùm nhất. Bởi vì, theo kinh tế học hiện ñại chỉ có thị
trường mới cho người sản xuất biết ñược nên sản xuất cái gì, cây gì, con gì,
cho ñối tượng nào ñể có thu nhập cao.
Chính sách kinh tế vĩ mô tác dụng thúc ñẩy hay kìm hãm sản xuất hàng
hóa, thúc ñẩy hay kìm hãm chuyển ñổi HTCT. Theo Frank Ellis có 8 chính sách
nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp ñến sản xuất nông nghiệp trong các nước ñang
phát triển, trong ñó có Việt Nam. Ông ñã phân tích sâu sắc 8 chính sách nông
nghiệp ñó và chỉ ra anh hưởng của nó ñến phát triển nông nghiệp ở các nước
ñang phát triển. ðặc biệt các dẫn chứng của ông ñều dựa trên những tác ñộng
của chính sách này tới việc phát triển HTCT, ñó là : chính sách giá cả,
marketing, vật tư ñầu vào, tín dụng, cơ giới hóa, ñất ñai, nghiên cứ và tưới tiêu.
Các nhân tố kỹ thuật ñược ñưa vào áp dụng như : thành tựu về công
nghệ gieo trồng, chăm sóc có chất lượng cao, sản phẩm sản xuất ra ñược thị
trường chấp nhận sẽ kích thích chuyển ñổi HTCT nhanh hơn.
Hiện nay, hộ nông dân ñã trở thành ñơn vị kinh tế tự chủ tương ñối ñộc
lập với các tổ chứ kinh tế nhà nước, họ tự ra quyết ñịnh và tự chịu trách
nhiệm trước kết quả kinh doanh của họ. Tuy nhiên, sản xuất của hộ nông dân
sẽ gặp khó khăn nếu như không có các tổ chức kinh tế hỗ trợ cho nông dân
‘ñầu vào’ và ‘ñầu ra’. Vì vậy, chuyển ñổi HTCT trong các hộ, nông trại phụ
thuộc vào rất nhiều vai trò của nhà nước mà trước hết là cá tổ chứ khuyến
nông, khuyến lâm. Ở nơi nào mà tổ chứ khuyến nông hoạt ñộng hiệu quả, các
tiến bộ kỹ thuật ñược nông dân chấp nhận sẽ là yếu tố thuận lợi thúc ñẩy
chuyển ñổi hệ thống canh tác, ngược lại sẽ hạn chế rất lớn.
2.1.3. Lý luận về mô hình NLKH
2.1.3.1. Các khái niệm về mô hình NLKH

NLKH là một lĩnh vực khoa học mới ñã ñược ñề xuất vào thập niên
1960 bởi Keng (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau ñược phát
triển ñể diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau ñây là một số khái
niệm khác nhau ñược phát triển cho ñến hiện nay :

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

+ NLKH là một hệ thống quản lý ñất bền vững làm gia tăng sức sản
xuất tổng thể của ñất ñai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng
lâu năm), cây rừng hay với gia súc cùng lúc hay kế kế tiếp nhau trên một diện
tích ñất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ưng với các ñiều kiện văn hóa
xã hội của dân cư ñịa phương (Bene và các cộng sự, 1977).
+ NLKH là một hệ thống sử dụng ñất trong ñó phối hợp cây lâu năm
với hoa màu hay vật nuôi một cách thích hợp với ñiều kiện sinh thái và xã
hôi, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, ñể gia tăng sức sản xuất
tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một ñơn vị
diện tích ñất, ñặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng
ñất khó khăn (Nan, 1987).
+ NLKH là một hệ thống quản lý ñất ñai trong ñó các sản phẩm của
rừng và trồng trọt ñược sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích
ñất thích hợp ñể tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng ñồng
dân cư tạo ñịa phương (PCARRD, 1979).
+ NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng ñất trong ñó các cây
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp…) ñược
trồng có suy tính trên cùng một ñơn vị diện tích ñất với hoa màu hoặc với vật
nuôn dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống
NLKH có mối tác ñộng hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa
các thành phần của chúng (Lundgren và Raintree, 1983).
Các khái niệm trên ñơn giản mô tả nông lâm kết hợp như là một loạt

các hướng dẫn cho một sự sử dụng ñất liên tục, Tuy nhiên, NLKH như là một
kỹ thuật và khoa học ñã ñược phát triển thành mộ ñiều gì khác hơn là các
hướng dẫn. Ngày nay nó ñược xem như là một ngành nghề và một cách tiếp
cận về sử dụng ñất trong ñó ñã phối hợp sự ña dạng của quản lý tài nguyên
thiên nhiên tự nhiên một cách bền vững. Vào năm 1997, Trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu và Nông Lâm kết hợp (gọi tát là ICRAF) ñã xem xét lại khái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng ñất giới
hạn trong các nông trại. Ngày nay nó ñược ñịnh nghĩa như là một hệ thống
quản lý tài nguyên ñặt cơ sở trên ñặc tính sinh thái và năng ñộng nhờ vào sự
phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay ñồng cỏ ñể làm ña dạng và bền
vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của
các mức ñộ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ ñến kinh tế trang trại. Một
cách ñơn giản, NLKH là trồng cây trên nông trại.
2.1.3.2. ðặc ñiểm và phân loại mô hình NLKH
• ðặc ñiểm mô hình NLKH
Theo ñịnh nghĩa về NLKH thì một hệ thống canh tác sử dụng ñất ñược
gọi là NLKH có các ñặc ñiểm sau ñây :
+ Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực
vật hay ñộng vật trong ñó phải có một loại cây gỗ ña niên (trên 2 năm trở lên).
+ Phải ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ mô hình NLKH.
+ Chu kỳ sản xuất thường kéo dài hơn một năm hay một chu kỳ sản
xuất 3 năm ñến 5 năm.
+ ða dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với
canh tác ñộc canh.
+ Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần
cây thân gỗ và thành phần khác.

+ Có sức sản xuất cao
Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất ñốt,
sợi, gỗ, cừ cột và xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu thực
vật, thuốc trị bệnh thực vật…v.v.
Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay ‘dịch vụ’ như bảo tồn ñất và nước
(xói mòn ñất, vật liệu tủ ñất, ) cải tạo ñộ phì của ñất (phân hữu cơ, phân xanh,
bơm dưỡng chất từ tầng ñất sâu, phân hủy và chuyển hóa dưỡng chất), cải
thiện ñiều kiện khí làm hàng xanh, khu du lịch sinh thái…

×