Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao động thương binh và xã hội tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.83 KB, 136 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***




ðOÀN QUANG HIỆP






GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ðỘI NGŨ CÁN
BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH LAO ðỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG





CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN







HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ðOAN

Tên tôi là: ðOÀN QUANG HIỆP
Học viên lớp Cao học Quản lý Kinh tế K21B, chuyên ngành Quản lý
kinh tế, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội.
ðơn vị công tác : Sở Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang.
ðề tài ' ‘‘Giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức,
viên chức ngành Lao ñộng Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang" do
thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn hướng dẫn là công trình của riêng tôi.
Tôi xin cam ñoan tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.
Các nội dung trong luận văn ñúng như nội dung trong ñề cương và yêu
cầu của giáo viên hướng dẫn. Nếu có vấn ñề gì trong nội dung của luận văn
thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam ñoan của mình./.


Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014
TÁC GIẢ







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN


Sau 2 năm phấn ñấu vượt qua nhiều khó khăn ñể học tập nghiên cứu; sự
quan tâm tạo ñiều kiện thuận lợi của cơ quan nơi công tác; sự ủng hộ, giúp ñỡ
tận tình của các thày cô giáo, của Khoa Kinh tế và PTNT- Học viện Nông
nghiệp Việt Nam cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi ñã hoàn thành chương
trình ñào tạo cao học Quản lý kinh tế về ñề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình,
ñầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, thầy PGS.TS:
Nguyễn Tuấn Sơn, sự giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi của cơ quan Sở Lao
ñộng Thương binh và Xã hội; các phòng chuyên môn của Sở và Phòng Lao
ñộng- TBXH các huyện thành phố tỉnh Bắc Giang.
Nhân ñây, bằng tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của mình, tôi
xin ñược ghi nhận và trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và
PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; quý cơ quan về sự ủng hộ, giúp ñỡ,
tạo ñiệu kiện và ñộng viên quý báu ñó.
Trong quá trình thực hiện ñề tài, do ñiều kiện về thời gian và trình ñộ
nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong thầy, cô giáo và các bạn tiếp tục giúp ñỡ, ñóng góp ý kiến ñể
tôi hoàn thiện và phát triển ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2014

TÁC GIẢ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu ñồ x
PHẦN 1: MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ðỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÀNH LAO ðỘNG- THƯƠNG BINH XÃ HỘI
TỈNH BẮC GIANG 5
2.1 Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài nghiên cứu 5
2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức 5
2.1.2 Khái niệm cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng-
Thương binh và Xã hội 11
2.1.3 Khái niệm về chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức 11
2.2 Tiêu chí ñánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành
Lao ñộng- Thương binh và Xã hội 12
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức,
viên chức ngành Lao ñộng- TBXH 15

2.3.1 Các yếu tố khách quan 15
2.3.2 Các nhân tố chủ quan 15
2.4 Cơ sở thực tiễn 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.4.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về nâng cao chất lượng
ñội ngũ cán bộ công chức 18
2.4.2 Kinh nghiệm một số tỉnh về nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ
công chức, viên chức 21
2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Bắc Giang 29
2.4.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 29
PHẦN III ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 31
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 31
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế xã hội 33
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của ngành Lao ñộng
Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang 38
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 43
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 44
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 48
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 48
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
4.1 Thực trạng chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang 50
4.1.1 Số lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng
TBXH tỉnh Bắc Giang 50
4.1.2 Chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng
Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang 56

4.2 ðánh giá chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức ngành Lao ñộng-
TBXH 70
4.2.1 ðánh giá của cấp lãnh ñạo Sở ñối với chất lượng của ñội ngũ
lãnh ñạo cấp phòng và tương ñương 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.2.2 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng ñối với cán bộ công chức, viên
chức 72
4.2.3 ðánh giá của người dân. 83
4.3 Thực trạng công tác xây dựng ñội ngũ cán bộ công chức, viên
chức ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang thời
gian qua 85
4.3.1 Công tác quy hoạch, ñề bạt bổ nhiệm 85
4.3.2 Tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí sử dụng ñội ngũ công chức, viên
chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang 86
4.3.3 ðào tạo và bồi dưỡng ñội ngũ công chức, viên chức. 87
4.4 Các yếu tố cơ bản ñể nâng cao chất lượng ñội ngũ CBCC ngành
Lao ñộng- Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang. 89
4.4.1 Công tác quy hoạch cán bộ 89
4.4.2 Cơ chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức, viên chức 91
4.4.3 ðào tạo, bồi dưỡng 93
4.5 Giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ CBCC ngành Lao ñộng
Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang ñến năm 2020 95
4.5.1 Quan ñiểm về giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ công
chứ, viên chức ngành Lao ñộng- TBXH. 96
4.5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội tỉnh Bắc Giang 98
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
5.1 Kết luận 109

5.2 Kiến nghị 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHIẾU ðIỀU TRA 114


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
CBCC,VC Cán bộ công chức, viên chức
TP. Thành phố
HCNN Hành chính Nhà nước
HðND Hội ñồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
ðVT ðơn vị tính
TNXH Tệ nạn xã hội
QLNN Quản lý Nhà nước
LðTBXH Lao ñộng thương binh xã hội
NV Nghiệp vụ
LðXH Lao ñộng xã hội
TBXH Thương binh và Xã hội
Gð và PGð Giám ñốc và Phó giám ñốc
PTP Phó trưởng phòng
CNH,HðH Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa
TW Trung ương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Bảng thu thập thông tin, số liệu ñã công bố 44
3.2 Số phiếu ñiều tra ở các nhóm ñối tượng 45
4.1 Số lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng-
thương binh xã hội tỉnh Bắc Giang giai ñoạn 2011-2013 51
4.2 Số lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành lao ñộng
TBXH năm 2013 phân theo các ñơn vị 53
4.3 Thực trạng cán bộ công chức ngành Lao ñộng-TBXH phân theo
ñộ tuổi năm 2013 54
4.4 Thực trạng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc
Giang phân theo giới tính tại các ñơn vị năm 2013 55
4.5 Chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức ngành lao ñộng TBXH
phân theo ngạch công chức giai ñoạn 2011-2013 57
4.6 Số lượng ñội ngũ CBCC ngành lao ñộng TBXH Bắc Giang phân
theo ngạch công chức ở các ñơn vị năm 2013: 59
4.7 Chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng- TBXH
Bắc Giang phân theo trình ñộ ñào tạo (giai ñoạn 2011-2013) 61
4.8 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang
phân theo trình ñộ ñào tạo ở các ñơn vị năm 2013 62
4.9 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang
phân theo trình ñộ chính trị ( giai ñoạn 2011-2013) 63
4.10 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang
phân theo trình ñộ lý luận chính trị 2013 64
4.11 Chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức phân theo cơ cấu ñảng viên. 65
4.12 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang
phân theo trình ñộ QLNN ( giai ñoạn 2011-2013) 66


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

4.13 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc
Giang phân theo trình ñộ QLNN năm 2013 68
4.14 Chất lượng cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang
phân theo trình ñộ tin học, ngoại ngữ ( giai ñoạn 2011-2013) 69
4.15 Thâm niên công tác của cán bộ công chức ngành Lao ñộng- TBXH 70
4.16 ðánh giá của Lãnh ñạo Sở về chất lượng của ñội ngũ lãnh ñạo
cấp phòng và tương ñương 71
4.17 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về mức ñộ thực hiện chức
trách, nhiệm vụ ñược giao của ñội ngũ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng- TBXH 72
4.18 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về trình ñộ hiểu biết kiến thức
của ñội ngũ công chức viên chức ngành Lao ñộng - TBXH. 74
4.19 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về năng lực chuyên môn của
ñội ngũ công chức, viên chức ngành Lao ñộng - TBXH. 76
4.20 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về năng lực quản lý, lãnh ñạo
của ñội ngũ công chức, viên chức ngành Lao ñộng - TBXH. 78
4.21 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về kỹ năng trong thực hiện
nhiệm vụ ñược giao của ñội ngũ công chức, viên chức ngành
Lao ñộng - TBXH. 79
4.22 ðánh giá của cấp lãnh ñạo phòng về phẩm chất chính trị, ñạo
ñức và lối sống của ñội ngũ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng - TBXH. 81
4.23 ðánh giá của cấp chuyên viên ñối với lãnh ñạo cấp phòng và
tương ñương 82
4.24 ðánh giá của người dân về năng lực của ñội ngũ công chức viên
chức ngành Lao ñộng - TBXH tỉnh Bắc Giang. 83
4.25 Mức ñộ hài lòng của người dân khi tham gia dịch vụ hành chính
công tại các ñơn vị có thực hiện cơ chế “Một cửa”. 84


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

4.26 Bảng tổng hợp kết quả ñào tạo cán bộ, công chức viên chức của
ngành Lao ñộng- TBXH Bắc giang 2011-2013 88
4.27 Kết quả bồi dưỡng ñội ngũ công chức viên chức ngành Lao
ñộng- TBXH Bắc Giang giai ñoạn 2011 -2013 88



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

4.1 Biểu ñồ cơ cấu ñộ tuổi cán bộ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng- TBXH Bắc Giang 54
4.2 Biểu ñồ cơ cấu tỷ lệ giới CBCC, VC ngành Lao ñộng- TBXH
Bắc Giang 56
4.3 Biểu ñồ chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức ngành lao ñộng
TBXH phân theo ngạch công chức giai ñoạn 2011-2013 58
4.4 Biểu ñồ thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng-
TBXH Bắc Giang phân theo trình ñộ ñào tạo (giai ñoạn 2011-
2013) 61
4.5 Biểu ñồ thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng- TBXH Bắc Giang phân theo trình ñộ chính trị (giai ñoạn
2011-2013) 63
4.6 Biểu ñồ chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức phân
theo cơ cấu ñảng viên ( giai ñoạn 2011-2013) 65

4.7 Biểu ñồ chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng- TBXH Bắc Giang phân theo trình ñộ QLNN ( giai ñoạn
2011-2013) 66
4.8 Biểu ñồ chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng- TBXH Bắc Giang phân theo trình ñộ tin học, ngoại ngữ (
giai ñoạn 2011-2013) 69
4.9 Biểu ñồ thâm niên công tác của cán bộ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng- TBXH Bắc Giang 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN 1: MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người và là một trong những nguồn
lực quan trọng, yếu tố quyết ñịnh ñối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Bất cứ
một sự phát triển nào cũng cần có ñộng lực, nhưng chỉ có nguồn nhân lực mới
tạo ra ñộng lực phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng
phải thông qua nguồn nhân lực.
ðể thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, phát triển
ñi ñôi với giải quyết các vấn ñề xã hội, nâng cao ñời sống người dân, thực hiện
chính sách an sinh xã hội ñòi hỏi chúng ta cần nhận thức thật ñầy ñủ giá trị có ý
nghĩa quyết ñịnh của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo từ ñó xây
dựng chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát
huy tối ña nhân tố con người, tạo ra ñộng lực cho sự phát triển bền vững.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã khẳng ñịnh “Mọi việc thành công
hay thất bại ñều do cán bộ tốt hay kém” và “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”. Vận dụng tư tưởng ñó của Người, trải qua các thời kỳ cách mạng, ðảng
và Nhà nước ta ñã luôn ñặc biệt quan tâm ñến việc xây dựng, phát triển ñội
ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Trong giai ñoạn hiện nay, Việt Nam ñã hội

nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và ñang ñẩy mạnh thực hiện công
nghiệp hóa – hiện ñại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, ñòi hỏi chất
lượng ñội ngũ cán bộ, công chức phải không ngừng tăng lên mới có thể ñáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước.
ðại Hội ðảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 01/2011) ñã ñánh giá trong
nhiệm kỳ ðại Hội X (2006 – 2010) chất lượng nguồn nhân lực vẫn là một
ñiểm yếu cản trở sự phát triển; năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ,
ñảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế. Trên cơ sở ñó, ðại hội ñề ra
mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2011 – 2015 là: “Xây dựng ñội ngũ cán bộ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

công chức trong sạch, có năng lực ñáp ứng yêu cầu của tình hình mới… Nâng
cao chất lượng ñội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất
ñạo ñức, năng lực lãnh ñạo, chỉ ñạo, ñiều hành, quản lý Nhà nước. Có chính
sách ñãi ngộ, ñộng viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm
vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ,
vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”.
Xã hội phát triển, nguồn nhân lực ñóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ
bản quyết ñịnh sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức. ðặc biệt, trong thời
ñại ngày nay, thời ñại nền kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực ngày càng ñóng
vai trò quyết. Nguồn nhân lực ngành Lao ñộng Thương binh và Xã hội không
phải là ngoại lệ khi tỉnh Bắc Giang cùng với cả nước thực hiện công nghiệp
hóa hiện ñại hóa; nhiều vấn ñề xã hội phát sinh ñòi hỏi phải giải quyết như
các vấn ñề an sinh xã hội; lao ñộng, việc làm, bảo hiểm, thất nghiệp, xóa ñói
giảm nghèo, bất bình ñẳng xã hội vì vậy ñòi hỏi phải có ñội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức của ngành có chất lượng mới có khả năng tham mưu,
thực hiện các chính sách xã hội ñối với mọi công dân của tỉnh, góp phần ổn
ñịnh chính trị xã hội, làm ñộng lực ñể phát triển kinh tế của tỉnh nhanh, bền
vững. Nhận thức là vậy, nhưng tổ chức thực hiện thì vô cùng khó khăn. ðể có

ñược ñội ngũ "biết việc", “thạo việc” cần phải có cả một quá trình công phu,
kiên trì từ chủ quan, nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ, công chức và của cả tổ
chức như về cơ chế chính sách, về quản lý Xuất phát từ thực tiễn tổ chức
thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội, với tâm huyết
của một cán bộ công chức trong ngành, luôn mong muốn góp một phần nhỏ
bé của mình trong việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ñội
ngũ công chức, viên chức Ngành Lao ñộng- TBXH tỉnh Bắc Giang; ñồng thời
khắc phục những hạn chế, tồn tại; tôi lựa chọn ñề tài: “Giải pháp nâng cao
chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng Thương
binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang thời gian qua, ñề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang ñáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế ñi ñôi với giải quyết các vấn ñề xã hội trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan ñến chất
lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành Lao ñộng- Thương
binh và Xã hội;
- ðánh giá thực trạng chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức của
ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang giai ñoạn 2011-2013;
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ñội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã
hội Bắc Giang giai ñoạn 2011-2013.
- ðề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức,

viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội ñáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế và giải quyết các vấn ñề xã hội tỉnh Bắc Giang ñến năm 2020.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn ñề lý luận và thực tiễn về
chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức
ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang. Nội dung về chất
lượng ñội ngũ cán bộ, công chức nói chung, chất lượng ñội ngũ cán bộ công
chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang nói
riêng ñược nghiên cứu trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, ñào tạo
và những vấn ñề có liên quan như tiêu chuẩn, việc ñánh giá công chức cùng
những nhân tố tác ñộng ñến chất lượng ñội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

ðối tượng khảo sát là ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Lao
ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang hiện ñang công tác tài cơ quan
Văn phòng Sở, các ñơn vị trực thuộc Sở, Phòng Lao ñộng- Thương binh và
Xã hội các huyện thành phố của tỉnh Bắc Giang.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu một số vấn ñề lý luận và thực tiễn về giải pháp nâng cao
chất lượng ñội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành Lao ñộng- Thương
binh và Xã hội;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ
công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội;
- ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ
công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội, ñáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ ñược giao.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu tập trung tại 09 phòng chuyên môn, 05 ñơn vị trực thuộc
Sở Lao ñộng- Thương binh Xã hội và 05 Phòng Lao ñộng- Thương binh Xã
hội các huyện, thành phố.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thu thập ñể nghiên cứu trong 3 năm từ 2011-2013.
+ Thời gian thực hiện ñề tài: Từ tháng 10/2013 ñến tháng 11/ 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ðỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH
LAO ðỘNG- THƯƠNG BINH XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG

2.1. Một số khái niệm liên quan ñến ñề tài nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế ñộ
công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực của ñời sống xã
hội. Trong khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta
ñã ñưa ra các cách giải thích khác nhau về các thuật ngữ, “cán bộ”, “công
chức”, “viên chức”.
Khái niệm “công chức” gắn liền với sự ra ñời công chức ở các nước tư
bản phương tây. Vào khoảng giữa những năm nửa cuối thế kỷ XIX, tại
nhiều nước Phương Tây ñã thực hiện chế ñộ công chức. Ngày nay, khái
niệm công chức ñược sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, ñể
chỉ những người giữ công vụ thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức nhà
nước ở trung ương hay ở ñịa phương. “Công chức” ñược hiểu là những công
dân ñược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một
công sở của Nhà nước ở trung ương hay ñịa phương, ở trong nước hay ngoài
nước, ñã ñược xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (Tô

Tử Hạ, 1998).
Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có quan niệm và ñịnh nghĩa khác nhau
về công chức:
Cộng hoà Pháp, ñịnh nghĩa: “Công chức là những người ñược tuyển
dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính
công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm
cả trung ương và ñịa phương nhưng không kể ñến các công chức ñịa phương
thuộc các hội ñồng thuộc ñịa phương quản lý” (Tô Tử Hạ và cs, 1993).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

Ở nước Anh, công chức bao gồm 2 bộ phận sau:
+ Những người do nhà Vua trực tiếp bổ nhiệm hoặc ñược ủy ban dân
sự cấp giấy chứng nhận hợp lệ cho phép tham gia công tác ở cơ quan dân sự.
+ Những người mà toàn bộ tiền lương ñược cấp từ ngân sách thống
nhất của Vương quốc liên hợp hoặc từ các khoản ñược Quốc hội thông qua.
Nhật Bản, công chức ñược phân thành hai loại chính, gồm công chức
nhà nước và công chức ñịa phương: “Công chức nhà nước gồm những người
ñược nhậm chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp,
quốc hội, quân ñội, trường công và bệnh viện quốc lập, xí nghiệp và ñơn vị sự
nghiệp quốc doanh ñược lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức ñịa
phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính ñịa phương”
(Tô Tử Hạ và cs, 1993).
Trung Quốc, khái niệm công chức ñược hiểu là: "Công chức nhà nước
là những người công tác trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trừ nhân
viên phục vụ. Công chức gồm hai loại:
+ Công chức lãnh ñạo là những người thừa hành quyền lực nhà nước.
Các công chức này bổ nhiệm theo các trình tự luật ñịnh, chịu sự ñiều hành của
Hiến pháp, ðiều lệ công chức và Luật tổ chức của chính quyền các cấp.
+ Công chức nghiệp vụ là những người thi hành chế ñộ thường nhiệm,

do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào ðiều lệ công
chức. Họ chiếm tuyệt ñại ña số trong công chức nhà nước, chịu trách nhiệm
quán triệt, chấp hành các chính sách và pháp luật” (Tô Tử Hạ và cs, 1993,).
Từ những khái niệm về công chức của một số nước như trên, có thể
thấy: Công chức là những người ñược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức
vụ hay thừa hành công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước từ
trung ương ñến ñịa phương, ñược hưởng lương từ ngân sách và chịu sự ñiều
hành của Luật công chức.
Cùng cách hiểu tương tự, Từ ñiển giải thích thuật ngữ hành chính ñịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

nghĩa công chức là: “Người ñược tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm việc trong
một cơ quan của Nhà nước ở trung ương hay ở ñịa phương, làm việc thường
xuyên, toàn bộ thời gian, ñược xếp vào ngạch của hệ thống ngạch bậc, ñược
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ
của Nhà nước” (Mai Hữu Khuê, 2002). ðịnh nghĩa này bao quát ñược các
ñiều kiện ñể trở thành công chức là:
- ðược tuyển dụng và bổ nhiệm ñể làm việc thường xuyên;
- Làm việc trong công sở;
- ðược xếp vào một ngạch của hệ thống ngạch bậc;
- ðược hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;
- Có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ.
Ở nước ta, khái niệm “cán bộ”, “công chức” có từ lâu. Nhưng chỉ ñến
năm 1950, sau 05 năm ñất nước ta giành ñộc lập thì khái niệm ñó mới xuất
hiện trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Văn bản ñầu tiên là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy ñịnh quy chế công chức Việt Nam.
ðiều 1 của Sắc lệnh ghi: “Những công dân Việt Nam ñược chính quyền nhân
dân tuyển ñể giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong

nước hay ở nước ngoài ñều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp
riêng biệt do Chính phủ quy ñịnh”.
Trải qua diễn biến phát triển của ñất nước, các khái niện trên cũng có
nhiều cách gọi, ñược thể hiện dưới nhiều thể loại văn bản khác nhau. Cuối
những năm 80 của thế kỷ trước, khái niệm “cán bộ, công chức” ñược gọi
chung là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”. Khái niệm này ñược gọi
chung cho tất cả những người làm việc cho Nhà nước, không có sự phân biệt
rõ ràng. ðội ngũ này ñược hình thành từ nhiều con ñường, có thể do bầu cử,
có thể do phân công sau khi tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, có thể do
tuyển dụng, bổ nhiệm…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

ðến thời kỳ ñổi mới (sau năm 1986), trước yêu cầu khách quan cải cách
nền hành chính và ñòi hỏi phải chuẩn hóa ñội ngũ cán bộ công chức nhà
nước, khái niệm công chức ñược sử dụng trở lại trong Nghị ñịnh 169/HðBT
ngày 25/5/1991 của Chính phủ. Nghị ñịnh nêu rõ: “Công dân Việt nam ñược
tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của
nhà nước ở Trung ương hay ñịa phương, ở trong nước hay ngoài nước, ñã
ñược xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là
công chức nhà nước”.
Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra ñời, là văn bản pháp lý cao
nhất của nước ta về cán bộ, công chức. Dưới Pháp lệnh là Nghị ñịnh số
95/1998/Nð-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
chức. Nghị ñịnh ñã cụ thể hóa khái niệm công chức “là công dân Việt Nam,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người
ñược tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, ñược
phân loại theo trình ñộ ñào tạo, ngành chuyên môn, ñược xếp vào một ngạch
hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ quan, ñơn vị thuộc
quân ñội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”.
Sau hai lần sửa ñổi, năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức cho khái
niệm gộp cả cán bộ, công chức (quy ñịnh tại ðiều 1) như sau:
“Cán bộ, công chức quy ñịnh tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam
trong biên chế bao gồm:
a) Những người do bầu cử ñể ñảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội ở Trung ương; ở tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Những người ñược tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc ñược giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

c) Những người ñược tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức
hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người ñược tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức
hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong ñơn vị sự nghiệp của nhà
nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;
ñ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người ñược tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc ñược giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, ñơn vị thuộc Quân ñội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; làm việc trong các cơ quan, ñơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử ñể ñảm nhiệm chức vụ lãnh ñạo theo nhiệm
kỳ trong thường trực Hội ñồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư
ðảng uỷ; Người ñứng ñầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội xã,
phường, thị trấn;

h) Những người ñược tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã”.
Mặc dù tiến bộ hơn rất nhiều so với Pháp lệnh năm 1998 và sửa ñổi năm
2000, Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa ñổi năm 2003 ñã phân ñịnh ñược ñối
tượng làm việc trong các ñơn vị sự nghiệp nhà nước ñược gọi là “viên chức”.
Khái niệm “viên chức” xuất hiện từ lần sửa ñổi Pháp lệnh năm 2003. Tuy
nhiên, Pháp lệnh vẫn chưa phân biệt rạch ròi giữa khái niệm “cán bộ”, “công
chức” và “viên chức”.
Các khái niệm trên lần lượt ñược Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức của Nhà nước ta bước ñầu phân biệt rõ ràng. Luật Cán bộ, công chức
ñược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp
thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này có hiệu lực thi hành từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

ngày 01 tháng 01 năm 2010. Khoản 1 ðiều 4 quy ñịnh về cán bộ:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, ñược bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của ðảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau ñây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau ñây gọi chung là cấp huyện), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Khoản 2 ðiều 4 quy ñịnh về công chức:
“Công chức là công dân Việt Nam, ñược tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ðảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, ñơn vị thuộc Quân ñội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, ñơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh ñạo, quản lý của ñơn vị sự nghiệp công lập của ðảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau ñây gọi chung là ñơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; ñối
với công chức trong bộ máy lãnh ñạo, quản lý của ñơn vị sự nghiệp công lập
thì lương ñược bảo ñảm từ quỹ lương của ñơn vị sự nghiệp công lập theo quy
ñịnh của pháp luật”.
Tại ðiều 2, Luật Viên chức ñược Quốc hội Nước Công hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thức 8 thông qua ngày 15/11/2010 và có
hiệu lực từ ngày 1/1/2012, quy ñịnh về viên chức: “Viên chức là công dân
Việt Nam ñược tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại ñơn vị sự nghiệp
công lập theo chế ñộ hợp ñồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của ñơn
vị sự nghiệp công lập theo quy ñịnh của pháp luật’.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

2.1.2 Khái niệm cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương
binh và Xã hội
Từ khái niệm cán bộ công chức, viên chức ñược quy ñịnh tại Luật cán bộ
công chức; Luật Viên chức; khái niệm cán bộ công chức, viên chức ngành
Lao ñộng Thương binh Xã hội ñược hiểu là công dân Việt Nam, trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của ñơn vị sự
nghiệp theo quy ñịnh của pháp luật, làm việc trong ngành Lao ñộng- Thương
binh Xã hội do ñược tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
chuyên môn nghiệp vụ hoặc do ñược tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm
việc theo chế ñộ hợp ñồng làm việc tại các ñơn vị sự nghiệp thuộc ngành Lao
ñộng- Thương binh Xã hội.
- Công chức ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội: là công dân Việt
Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc tại các
phòng chuyên môn thuộc Sở Lao ñộng - Thương binh và Xã hội hoặc tại
phòng Lao ñộng - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
- Viên chức ngành Lao ñộng Thương binh Xã hội: là công dân Việt

Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ
lương của ñơn vị sự nghiệp theo quy ñịnh của pháp luật, làm việc tại các ñơn
vị sự nghiệp của Sở Lao ñộng - Thương binh và Xã hội hoặc các ñơn vị sự
nghiệp về lĩnh vực lao ñộng - thương binh và xã hội trực thuộc Uỷ ban nhân
dân các huyện, thành phố.
2.1.3 Khái niệm về chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Theo từ ñiển tiếng Việt thì “chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “cái
tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”
Chất lượng của cá nhân ñược hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhất
ñịnh về sức khỏe, trí tuệ, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất ñạo ñức… Một
cán bộ công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải ñược ñặt trong một
chỉnh thể thống nhất của ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Vì vậy, quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

niệm về chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải ñược ñặt trong
mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng cán bộ với chất lượng của
cả ñội ngũ. Chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên chức bao gồm:
+ Chất lượng của từng cán bộ, cụ thể là phẩm chất chính trị, ñạo ñức,
trình ñộ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ…
+ Chất lượng của cả ñội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở
cơ cấu ñội ngũ ñược tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân ñối, hợp lý về số lượng, ñộ
tuổi bình quân…
Từ những ñặc ñiểm trên, có thể khái niệm: Chất lượng ñội ngũ cán bộ
công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh Xã hội là một hệ thống
những phẩm chất, giá trị ñược thể hiện qua phẩm chất chính trị, ñạo ñức,
trình ñộ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ công chức,
viên chức và cơ cấu, số lượng, ñộ tuổi, thành phần của cả ñội ngũ cán bộ
công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh Xã hội.
2.2 Tiêu chí ñánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức ngành Lao

ñộng- Thương binh và Xã hội
Các tiêu chí cơ bản ñánh giá chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức, viên
chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang bao gồm:
Phẩm chất chính trị, ñạo ñức, trình ñộ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm
vụ ñược giao
- Phẩm chất chính trị: Là tiêu chí quan trọng nhất, quyết ñịnh ñến chất
lượng của mỗi cán bộ, là kim chỉ nam ñể ñịnh hướng và thúc ñẩy cán bộ thực
hiện xuất sắc nhiệm vụ ñược giao. Phẩm chất chính trị ñó là nhiệt tình cách
mạng, tuyệt ñối trung thành với ðảng, Nhà nước, tận tụy với công việc, hết lòng
phụng sự nhân dân; cương quyết ñấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, trái
với ñường lối, chủ trương của ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- ðạo ñức: ðạo ñức cán bộ là gốc, là nền tảng, là sức mạnh của cán bộ.
Mỗi cán bộ công chức, viên chức ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

thực sự phải là người luôn rèn luyện ñạo ñức cách mạng mọi lúc mọi nơi,
trung thực, gương mẫu chấp hành, hướng dẫn vận ñộng, tuyên truyền nhân
dân chấp hành ñường lối, chủ trương của ðảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước; gắn bó mật thiết với nhân dân; ñồng thời tích cực phát hiện, ñấu tranh,
ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực xã hội như: Quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
lợi dụng chính sách nhà nước trục lợi cho cá nhân…
- Trình ñộ: Trình ñộ của ñội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành ao
ñộng - Thương binh và Xã hội thể hiện trên 4 khía cạnh sau:
+ Trình ñộ học vấn: Là tiền ñề, nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu và
vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của ðảng, Nhà nước về lĩnh
vực Lao ñộng- việc làm và xã hội; hạn chế về trình ñộ học vấn sẽ dẫn ñến hạn
chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện ñường lối, chính
sách của ngành trong phạm vi toàn tỉnh; hạn chế về tầm nhìn, khả năng dự
báo, cản trở việc thực hiện chức trách nhiệm vụ ñược giao.

+ Trình ñộ chuyên môn: Trình ñộ chuyên môn ñược hiểu là những kiến
thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất ñịnh, ñược biểu hiện qua những cấp ñộ:
sơ cấp, trung cấp, cao ñẳng, ñại học, sau ñại học. ðây là những kiến thức mà
cán bộ ngành Lao ñộng- Thương binh và Xã hội phải có ở một trình ñộ nhất
ñịnh ñể giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ ñược giao.
+ Trình ñộ chính trị: Trình ñộ lý luận chính trị là cơ sở xác ñịnh quan
ñiểm lập trường giai cấp công nhân của cán bộ nói chung. Thực tế cho thấy
nếu cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, hoạt ñộng vì mục tiêu, lý tưởng
cách mạng thì sẽ ñược nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ có sức thuyết
phục nhân dân trong quá trình thực thi các chính sách của ngành, tạo ñược sự
ñồng thuận trong nhân dân.
Ngược lại, nếu cán bộ nào lập trường chính trị không vững vàng, lý
luận chính trị non yếu hoặc hoạt ñộng vì lợi ích cá nhân, thoái hoá biến chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

sẽ mất lòng tin ở nhân dân. Bản thân cán bộ ñó hoạt ñộng không ñạt hiệu quả
mà công việc ñòi hỏi, thậm chí còn gây hại cho Nhà nước và nhân dân . Chính
vì thế, ñể nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ công chức của ngành Lao ñộng-
TBXH thì cần phải nâng cao trình ñộ lý luận cho họ.
+ Trình ñộ Quản lý nhà nước: ðó là những kiến thức ñòi hỏi các nhà
quản lý phải có ñể giải quyết các vụ việc cụ thể ñặt ra trong quá trình quản lý
ñiều hành nhằm ñạt ñược các mục tiêu ñã ñề ra với hiệu quả cao nhất, mang
lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước và nhân dân trong ñiều kiện nguồn lực có
hạn. Yêu cầu cán bộ công chức của ngành phải am hiểu sâu sắc về kiến thức
quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức ñó vào giải quyết những vụ
việc cụ thể, ñó là yêu cầu cơ bản và rất bức thiết.
- Năng lực: Hiểu chung nhất thì năng lực là những phẩm chất tâm lý
mà nhờ chúng con người tiếp thu tương ñối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng
- kỹ xảo và tiến hành một hoạt ñộng nào ñó có hiệu quả.

Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ
của con người và trình ñộ văn hóa. Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm
việc tốn ít sức lực, ít thời gian, vật chất nhưng ñem lại hiệu quả cao. Trong
năng lực có năng lực chung và năng lực chuyên môn, giữa chúng có mối quan
hệ ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Năng lực chung cho phép con người có thể
thực hiện ñạt kết quả những hoạt ñộng khác nhau như: học tập, lao ñộng, quản
lý. Việc phát hiện ra năng lực con người thường căn cứ vào những dấu hiệu
cơ bản sau: Sự hứng thú ñối với công việc nào ñó, sự dễ dàng tiếp thu kỹ
năng nghề nghiệp, hiệu quả lao ñộng cao ñối với một loại công việc cụ thể
nào ñó. Có các loại năng lực như:
+ Năng lực tư duy lý luận
+ Năng lực tổ chức thực tiễn
+ Năng lực sáng tạo

×