Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.7 KB, 27 trang )


Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả



MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
Chương 1: TÍNH BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN –
KẾT QUẢ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Nguyên nhân 4
1.1.2 Nguyên cớ 4
1.1.3 Điều kiện 4
1.1.4 Kết quả 5
1.2 Phân loại nguyên nhân 5
1.2.1 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: 5
1.2.2 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: 6
1.2.3 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: 6
1.3 Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả 6
1.3.1 Tính khách quan 6
1.3.2 Tính phổ biến 7
1.3.3 Tính tất yếu 8
1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả 9
1.4.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả 9
1.4.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 11
1.4.3 Sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả 11
Chương 2: TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO QUA


GÓC NHÌN BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT
QUẢ 13
2.1 Tình hình tội phạm công nghệ cao 14
2.1.1 Trong lĩnh vực ngân hàng 17
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




2
2.1.2 Trong lĩnh vực viễn thông 18
2.1.3 Trong lĩnh vực thương mại điện tử 20
2.2 Phân tích tình hình tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng
của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả 22
2.2.1 Nguyên nhân của việc gia tăng tội phạm công nghệ cao 22
2.2.2 Kết quả và việc tác động trở lại của kết quả gia tăng tôi phạm công nghệ
cao đối với những nguyên nhân đã phát sinh ra nó 23
2.2.3 Sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




3
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới
đều tồn tại trong mối liên hệ nhân – quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả
trong thời gian dài vô tận. Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận
động, phát triển không ngừng. Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu
tố bên trong sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự
ra đời của sự vật, hiện tượng mới. Từ đó xuất hiện mối liên hệ nhân quả.
Trong tình hình hiện nay, tội phạm mà đặc biệt là tội phạm công nghệ cao
ngày càng gia tăng đáng kể và những tác động của loại này để lại hậu quả rất lớn
đến đời sống kinh tế. Việc đấu tranh và phòng ngừa đối với nhóm tội phạm công
nghệ cao là vấn đề quan tâm hàng đầu. Những hậu quả do nhóm tội phạm này gây
ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự của xã hội.
Do đó, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật đối với mối
quan hệ nhân – quả, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội
phạm công nghệ cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh và phòng
ngừa nhóm hành vi phạm tội này.
Vì vậy, đề tài “Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện
chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả” cần được tiến hành.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Việc gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, người viết
phân tích, đánh giá tình hình tội phạm công nghệ cao ở nước ta hiện nay, qua đó đề
ra các định hướng khắc phục của mối quan hệ nhân quả này.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





4
Chương 1:
TÍNH BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT
QUẢ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân là một phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định nào
đó.
1

Ví dụ: Nguyên nhân để làm bóng đèn phát sáng là do có dòng điện đi qua dây
tóc bóng đèn.
Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện, nguyên cớ và điều kiện xuất
hiện cùng lúc với nguyên nhân nhưng không sinh ra kết quả.
1.1.2 Nguyên cớ
Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với
kết quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất.
Ví dụ: Để có được dòng điện (nguyên nhân) đi qua dây tóc bóng đèn, làm
bóng đèn sáng lên (kết quả), thì phải có hành động bật công tắc của bóng đèn
(nguyên cớ).
1.1.3 Điều kiện
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả do nguyên
nhân gây ra, phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Điều kiện là hiện tượng cần
thiết cho một biến đổi nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng lại không gây nên sự
biến đổi ấy. Đó là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả,
thành hiện thực. Các điều kiện cùng với các hiện tượng khác có mặt khi nguyên



1
Giáo trình triết học Mác – Lê nin (tái bản lần thứ 3), NXB Chính trị Quốc gia, tr 105
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




5
nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh. Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu
được cho sự xuất hiện kết quả.
Ví dụ: để có sự nảy mầm (kết quả) của một hạt cây nào đó, là do sự khác nhau giữa
các yếu tố trong hạt cây đó (nguyên nhân), nhưng phải có những điều kiện nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất thích hợp của môi trường… mới xuất hiện kết quả được.
1.1.4 Kết quả
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
1.2 Phân loại nguyên nhân
Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp. Một kết
quả thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra; đồng
thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả khác nhau. Vì sự phối
hợp tác động của nhiều nguyên nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất, vai trò của
mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả cũng như sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các nguyên nhân và phân loại các nguyên nhân. Căn cứ vào tính chất và vai trò của
nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả có thể phân tích các nguyên nhân ra
thành:
 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:
 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
1.2.1 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

Nguyên nhân chủ yêu là nguyên nhân mà không có nó thì kết quả không thể
xuất hiện. Nó quyết định những đặc trưng tất yếu của sự vật, hiện tượng.
Nguyên nhân thứ yêu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc
điểm nhất thời, tác động có giới hạn và có mực độ vào việc sản sinh ra kết quả
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




6
1.2.2 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân tác dụng ngay bên trong sự vật, được
chuẩn bị và xuất hiện trong tiến trình phát triển của sự vật, phù hợp với đặc điểm về
chất của nó.
Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động giữa các sự vật khác nhau đem lại sự
biến đổi nhất định giữa các sự vật đó.
Nói chung, nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định sự hình, tồn tại và
sự phát triển của các sự vật. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác động
thông qua những nguyên nhân bên trong.
1.2.3 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý
thức của con người.
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý
thức, hành động của con người.
Nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì
sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các hiện tượng sự vật, trong trường hợp ngược lại, sẽ
kìm hãm sự phát triển ấy.
1.3 Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác khẳng định mối liên hệ nhân quả

có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
1.3.1 Tính khách quan
Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo không thừa nhân mối liên hệ nhân
quả không tồn tại ngay trong sự vật hiện tượng mà cho rằng mối liên hệ ấy chỉ tốn
tại ở một lực lượng siêu nhiên hoặc ở thượng đế.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi khái niệm nguyên nhân và kết quả chỉ là
những kí hiệu mà con người dung để ghi những cảm giác của mình, sự phát triển
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




7
của khoa học và thực tiễn đã bác bỏ những quan điểm sai lầm trên, những nhà duy
vật biện chứng khẳng định rằng mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan
của bản thân sự vật, nó tồn tài ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào
việc con người có nhận thức được nó hay không, con người chỉ có thể tìm ra mối
quan hệ ấy trong giới tự nhiên khách quan chứ không phải trong tư duy của mình
2
.
1.3.2 Tính phổ biến
Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng
trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không có hiện
tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức
hay chưa mà thôi, sự vật hiện tượng này nảy sinh từ những sự vật hiện tượng khác.
Trong đó, cái sản sinh ra cái khác gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra gọi là kết
quả
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều
đó cho thấy vật chất đang vận động quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất, là

nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình. Và mỗi sự vật, hiện tượng, quá
trình đều có căn cứ của nó trong những sự vật, hiện tượng, quá trình khác. Cho nên
không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm
ra nguyên nhân của hiện tượng đó, và cũng không có một hiện tượng nào không
sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm được kết quả của nó.
Chủ nghĩa duy tâm đang ra sức phủ nhận nguyên tắc này, mà thay vào đó là
nguyên tắc “vô định luận” một học thuyết sai lầm cho rằng không có sự ràng buộc
nhân – quả trong tự nhiên, rằng có những hiện tượng không có nguyên nhân.


2
Thư viện điện tử Kilobooks: />nhan-va-ket-quaa-y-nghia-phuong-phap-luan-cua-no-trong-hoat-dong-thuc-tien-271452, [Truy cập ngày
12/01/2015]
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




8
Hiện nay, vấn đề này đang được tranh luận đặc biệt sôi nổi trong vật lý học
hiện đại giữa một bên là những người khẳng định “quyết định luân” và một bên là
những người khẳng đinh “ vô định luận” trong các hiện tượng vi mô
3
.
1.3.3 Tính tất yếu
Tính tất yếu của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân nhất
định trong những điều kiện giống nhay sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy vậy, trong
thực tế không có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện và hoàn cảnh hoàn toàn
giống nhau.

Do vậy, tính tất yếu của quan hệ nhân quả trên thực tế phải là nguyên nhân tác
động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả
do chúng gây ra càng ít khác nhau bấy nhiêu.
Kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất đinh,
những điều kiện này là cần thiết cho một biến cố có thể xảy ra, thực tiễn cho thấy
rằng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện nhất định chỉ có thể gây ra
kết quả nhất định
4
.
Ví dụ: Nước từ chất lỏng thành chất khí trong điều kiện 100 độ C, vậy trong
điều kiện 100 độ C, do có tác động của nhiệt độ bên ngoài như vậy, nước không thể
giữ nguyên trạng thái của mình hoặc chuyển thành chất rắn mà kết quả phải là chất
khí.
Trong thiên nhiên không thể có những sự vật hoàn toàn giống nhau. Vì vậy,
khái niệm nguyên nhân như nhau trong những hoàn cảnh hoàn toàn như nhau bao
giờ cũng cho kết quả y hệt nhau là một khái niệm trừu tượng.
Tuy nhiên, có những sự vật những hiện tượng về cơ bản là giống nhau những
trong hoàn cảnh tương đối giống nhau sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ
bản.


3
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER): />chung-duy-vat/bea13cdd, [Truy cập ngày 12/01/2015]
4
Giáo trình triết học Mác – Lê nin, 2003, NXB Chính trị Quốc gia, tr 105 - 106
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





9
Ví dụ: Thóc gieo xuống một mảnh ruộng, hoặc nhiều mảnh ruông khác nhau
thì vẫn sẽ cho lúa chứ không cho ngô, khoai…
1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả
1.4.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân có trước, kết quả có
sau. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và phát huy tác động
5
. Nhân -
quả có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian nhưng không phải bất cứ sự vật hiện tượng
nào có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng đều là mối quan hệ nhân quả của
nhau (Nguyên cớ - điều kiện). Ví dụ : Ngày luôn luôn đến sau đêm, nhưng không
phải là nguyên nhân của đêm.
Cái để phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian
là ở chỗ quan hệ nhân quả bao giờ cũng là quan hệ sản sinh, mối quan hệ mà trong
đó nguyên nhân phải sản sinh ra kết quả.
Ví dụ : Ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp
chớp…nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân
của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm… Nguyên nhân của ngày và đêm là do
sự quay của quả đất quanh trục Bắc – Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu
sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời. Nguyên nhân của các mùa
trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có
độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên hai nữa cầu Bắc và Nam luân
phiên ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa….và cứ thế nó cứ lập thành một vòng
tuần hoàn.
Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp. Một kết
quả thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra; Ví
dụ : nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu



5
Giáo trình triết học Mác – Lê nin, 2003, NXB Chính trị Quốc gia, tr .106.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




10
bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật… đồng thời một nguyên nhân cũng
có thể sản sinh ra nhiều kết quả.
Ví dụ : Chặt phá rừng có thể gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay
đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật… Vì sự phối hợp tác
động của nhiều nguyên nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất, vai trò của mỗi loại
nguyên nhân đối với kết quả cũng như sự liện hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
nguyên nhân và phân loại các nguyên nhân.
Ví dụ : Trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị
trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung. Các thành phần kinh tế vừa
tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẩn với nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát
triển. Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản
xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành
phần kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ
hỗn loạn, mất cân đối, triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy, phải tìm hiểu kĩ vai trò vị trí của
từng nguyên nhân để có những giải pháp phù hợp.
Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều lên sự vật thì hiệu quả của từng

nguyên nhân tới việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hướng tác
động của nó, thường nếu nguyên nhân tác động cùng lúc lên sự vật thì có xu hướng
dẫn đến kết quả nhanh hơn
6
.
Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành
kết quả chậm lại, thâm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.


6
PGS.TS Trần Văn Phòng, 2007, Tìm hiểu môn học Triết học Mác – Lê Nin (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý
luận chính trị, tr.60.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




11
1.4.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Mối liên hệ nhân quả có tính chất tác động qua lại lẫn nhau, trong đó không
những nguyên nhân sinh ra kết quả mà kết quả còn tác động trở lại đối với nguyên
nhân đã sản sinh ra nó, làm cho những nguyên nhân cũng biến đổi bởi vì nguyên
nhân sinh ra kết quả bao giờ cũng là một quá trình. Sự tác động trở lại của kết quả
đối với nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng thường xuyên lẫn nhau giữa nguyên
nhân và kết quả, gây ra sự biến đổi giữa chúng
7
.
Ví dụ: Trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục.
Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là
kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí
cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.
1.4.3 Sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Điều này có nghĩa là
một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong
mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
Ăng ghen nhận xét rằng: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có
ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt
nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối
liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau
trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên
nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có
bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay
kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể Trong mối quan hệ này,
nó là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là kết quả, và ngược lại.


7
Giáo trình triết học Mác – Lê nin , 2003, NXB Chính trị Quốc gia, tr 107.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




12
Một sự vật, hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân
nào đó sinh ra thì đến lượt mình nó trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng khác.
Quá trình đó cứ tiếp tục mãi không bao giờ ngưng, tạo nên một chuỗi nhân – quả

vô cùng vô tận
8
.
Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và
kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét
trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì
nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại
phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây
giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại
9
.
Vì vậy khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó là nguyên nhân hay kết quả cần
phải đặt trong một mối quan hệ cụ thể.
Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau
khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng
đó có thể diễn ra theo hai hướng:
Hướng tích cực, tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân.
Hướng tiêu cực, tức cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.





8
Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER): />chung-duy-vat/bea13cdd, [Truy cập ngày 21/01/2015]
9
C. Mác – Ph. Ăng–ghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ Matcova, trang 22
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





13
Chương 2:
TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO QUA GÓC
NHÌN BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ

Theo Triết học Mác – Lênin: Tình hình tội phạm là một hiện tượng tiêu cực
và nguy hiểm, nó tồn tại trong xã hội dưới những điều kiện cụ thể và mang tính
khách quan. Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác thì một hiện tượng
tồn tại trong xã hội bao giờ cũng có nguồn gốc phát sinh và có những điều kiện cho
nó tồn tại, tuy nhiên một hiện tượng muốn phát sinh phải có sự tác động qua lại
của nhiều hiện tượng cùng tồn tại. Sự tác động qua lại của các hiện tượng để làm
phát sinh một hiện tượng khác được gọi là sự tương tác, vì vậy mà chúng ta có thể
hiểu nguyên nhân bao giờ cũng là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định, kết quả là những biến đổi
xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau.
Xu hướng các loại tội phạm xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp, thủ
đoạn hoạt động ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Bọn tội phạm luôn tìm mọi cách để
thực hiện hành vi phạm tội một cách nhanh gọn, tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý
của các cơ quan chuyên môn. Chúng dùng cả kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và ứng
dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội. Có trường
hợp, chúng còn giả tạo hiện trường, đánh lạc hướng sự điều tra của các cơ quan
chuyên môn, hoặc tự tử, thủ tiêu, giết người bịt đầu mối
Hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra ngày một lớn hơn so với trước, nhất là
trong các vụ phạm tội kinh tế. Những năm trước, trong các vụ án, hậu quả xảy ra
không nhiều, thiệt hại không lớn (chỉ vài chục triệu đồng, hoặc vài trăm triệu
đồng), nhưng những năm gần đây, số vụ phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra

ngày càng nhiều, có vụ gây thiệt hại đến hàng nghìn tỷ đồng như vụ EPCO - Minh
Phụng, Tân Trường Sanh (khoảng trên 7 ngàn tỷ đồng)
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




14
Trong điều kiện khoa học - công nghệ phát triển ở mức cao, trình độ nhận
thức của người dân được nâng lên, khoa học phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
ngày càng phát triển. Các cơ quan điều tra tội phạm được trang bị nhiều công cụ,
phương tiện, kỹ thuật hiện đại, nhất là trong quá trình nghiên cứu, phát hiện, thu,
bảo quản, giám định các loại dấu vết hình sự. Mọi dấu vết do tội phạm gây ra đều
có thể được phát hiện, nghiên cứu, khai thác, sử dụng nhằm chứng minh tội phạm.
Do đó, để thực hiện hành vi phạm tội, tránh được sự phát hiện, điều tra, xử lý của
các cơ quan chuyên môn, bọn tội phạm thường nghiên cứu sử dụng các thành tựu
của khoa học - công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội một cách trót lọt, đạt được
mục đích và khó bị phát hiện. Hơn nữa, chúng còn sử dụng thành tựu của khoa học
- công nghệ để tiêu huỷ chứng cứ, gây khó khăn cho quá trình điều tra. Số người
phạm tội có trình độ học vấn cao ngày càng tăng, nhất là trong các vụ phạm tội về
kinh tế, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, giết người, cố ý gây thương
tích
Nguyên nhân của tình hình tội phạm là tổng hợp những ảnh hưởng và quá
trình xã hội, xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng. Đó là những hiện
tượng, quá trình xã hội làm phát sinh tình hình tội phạm
10
.
Tình hình tội phạm nói chung, tội phạm công nghệ cao nói riêng luôn gia tăng
và làm ảnh hưởng đến trật tự kinh tế - xã hội. Trong phạm vi nguyên cứu của đề tài,

người viết phân tích ở góc độ tình hình tội phạm công nghệ cao.
2.1 Tình hình tội phạm công nghệ cao
Từ điển Bách khoa CAND đưa ra khái niệm tội phạm sử dụng công nghệ cao
là: “Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật và công
nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách cố
ý hoặc vô ý gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường là
những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát


10
Trường Đại học Luật Hà Nội , 2008, Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an Nhân dân, tr. 135.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




15
hiện. Hậu quả do loại tội phạm này gây ra không chỉ là những thiệt hại lớn về mặt
kinh tế, xã hội mà nó còn xâm hại tới an ninh quốc gia.
Tội phạm công nghệ cao chủ yếu hoạt động ở những khu vực kinh tế năng
động, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết đề cập đến khu vực cụ thể là
thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng thời gian từ năm 2012 – 2014, các cơ quan tố
tụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã khởi tố 46 vụ 142 bị can, đề nghị truy tố 23
vụ 79 bị can, xét xử 19 vụ 70 bị can các vụ án có liên quan đến các tội sử dụng
công nghệ cao
11
. Trong đó, các hành vi phổ biến của loại tội phạm này là: làm giả
các loại hồ sơ, giấy tờ, thẻ ATM, thẻ tín dụng rất tinh vi để rút tiền từ ngân hàng, sử
dụng đường truyền internet tốc độ cao và lắp đặt các thiết bị, các máy phát song trái

phép sử dụng mạng viễn thông, mạng viễn thông, mạng internet để truy cập bất hợp
pháp vào tài khoản của cá nhân sau đó cấu kết với các đối tượng trong nước, giả
danh là cán bộ các cơ quan nhà nước rồi gọi điện thoại cho nạn nhân để hù dọa yêu
cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.
Theo như tổ chức hình sự quốc tế, cứ 14 giây thì có một vụ liên quan đến
tấn công mạng, liên quan đến sử dụng công nghệ cao. Trong khi đó Interpol đánh
giá loại tội phạm này nguy hiểm thứ 2 sau tội phạm khủng bố. Ở Việt Nam, loại tội
phạm này ngày càng có diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm của nó chỉ xếp sau
tội phạm hình sự và tội phạm ma túy. Theo tính toán, hiện nay Việt Nam có 131
triệu thuê bao điện thoại di động, 4,8 triệu thuê bao internet băng thông rộng, 15,7
triệu thuê bao 3G. Số người dùng internet ở Việt Nam khoảng 31 triệu (chiếm 34%
so với tỷ lệ người dân), có 8,5 triệu người dung mạng xã hội facebook…
Cả nước có 14.400 máy ATM, 116.700 điểm thanh toán tự động (POS),
trên 62,4 triệu thẻ với 410 thương hiệu, 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet


11
Trang thông tin điện tử VKSND TP Hồ Chí Minh, Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
công nghệ cao,
/>ate=2014-07-30T16:30:00Z, [Truy cập ngày 12/01/2015]
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




16
Banking, 09 tổ chức cung cấp hơn 1,3 triệu tài khoản ví điện tử, có 136 doanh
nghiệp đã được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử
12

.
Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn
công. Chính vì điều đó, việc nhận định đánh giá về tội phạm công nghệ cao trong
những năm tới sẽ diễn biến hết sức phức tạp.
Có thể nói tội phạm công nghệ thông tin hiện có hai loại:
Một là tội phạm liên quan đến vấn đề an ninh mạng, mục tiêu của các đối
tượng là máy tính và mạng máy tính… để trộm cắp dữ liệu, phá hoại, làm tắc nghẽn
đường truyền, lây lan virut trong hệ thống máy tính.
Hai là loại tội phạm truyền thống nhưng sử dụng công nghệ cao, tức sử dụng
máy tính và mạng máy tính để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như sau khi chúng
tấn công vào các cơ sở dữ liệu để lừa đảo, chúng có thể lấy cắp thông tin cá nhân
đề làm thẻ giả, trộm cắp tiền và thực hiện lừa đảo thông qua hình thức nhắn tin,
thương mại điện tử, bán hàng giả để chiếm đoạt…
Một dạng khác của loại tội phạm này còn là sử dụng công nghệ cao để chơi
cờ bạc, cá độ bóng đá, kinh doanh trái phép, trốn thuế, xâm phạm bản quyền máy
tính, bản quyền sở hữu trí tuệ, xuất bản…
Chúng còn sử dụng công nghệ cao để thực hiện các hành vi buôn lậu, chuyển
tiền điện tử hòng rửa tiền, buôn bán ma túy, vũ khí…
Một số tội phạm sử dụng công nghệ cao để thành lập các trang web, diễn đàn
nói xấu chế độ, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy…
Phạm vi hoạt động của chúng cũng rất rộng rãi, các đối tượng không chỉ hoạt
động trong nước mà còn là người nước ngoài cho nên trong phòng ngừa đấu tranh
với tội phạm sử dụng công nghệ cao không còn khái niệm một quốc gia mà nó
mang tính toàn cầu. Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam thì nó cũng


12
Trang thông tin điện tử Báo điện tử VTC News: />nghe-cao.7.473062.htm, [Truy cập ngày 12/01/2015]
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





17
giống toàn bộ thủ đoạn, phương thức, đặc thù… như tội phạm công nghệ cao ở
nước ngoài, không phân biệt biên giới, lãnh thổ. Ở quốc gia này có thể tấn công
quốc gia khác, hoặc chúng có thể mượn một quốc gia thứ 3 để che giấu tung tích
của mình khi tấn công.
Trong đề tài người viết tập trung vào các lĩnh vực: ngân hàng, viễn thông,
thương mại điện tử. Cụ thể:
2.1.1 Trong lĩnh vực ngân hàng
Trong thời gian gần đây, theo đánh giá của Bộ Công an cho thấy, Việt Nam
đang bị nhiều nhóm tội phạm công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực tài chính, chứng
khoáng, ngân hàng
13
. Đặc biệt, với sự phát triển năng động trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, tình hình phạm tội công nghệ cao lại càng diễn ra càng phức tạp hơn.







Ảnh minh họa
Hiện tại, các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán đều áp dụng giao dịch điện
tử qua mạng; do đó các đối tượng tiếp cận với mạng máy tính đã lợi dụng nhiệm
vụ được giao và sở hở về bảo mật mạng của đơn vị để thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản; các đối tượng này vào hệ thống mạng của đơn vị thực hiện giao dịch

mua bán chứng khoán khống, nộp tiền, chuyển tiền khống, rút tiền mặt để chiếm


13
Trần Đoàn Hạnh: Giải pháp phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, Tạp chí tài chính,
số 4/2014.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




18
đoạt. Tình trạng lợi dụng sơ hở trong quản lý và quản trị hệ thống của ngân hàng
không phát hiện kịp thời, một số đối tượng là cán bộ ngân hàng đã “đục nước béo
cò”, tranh thủ tham ô, chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng cho các ngân
hàng. Đơn cử là vụ Ngô Thanh lam – giao dịch viên phòng giao dịch số 1, Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam trong tám tháng lập 311 chứng từ giả, lấy cắp mật
khẩu của kiểm soát viên để duyệt chuyển tiền và bằng các thao tác trên máy vi tính
điều chỉnh cân khớp giữa lượng tiền tồn thực tế hằng ngày với số liệu trên máy tính
của mình, lọt qua sự kiểm soát của ngân hàng, lấy hơn 4,5 triệu USD để chơi bạc,
chỉ đến khi kiểm kê thực tế cuối năm mới phát hiện được.
Một trong các thủ đoạn cũng không kém phần tinh vi là bọn tội phạm mà chủ
yếu là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang thẻ ngân hàng giả để rút
tiền tại các trụ ATM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Vụ án điển hình
14
: Lợi dụng con đường du lịch, Todorov Yordan Valentinov
(31 tuổi, quốc tịch Bulgaria) nhập cảnh vào Việt Nam vào ngày 5/10/2013, mang
theo 38 thẻ giả mang vào Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, Valentinov đã sử

dụng được 27 thẻ giả thực hiện 138 giao dịch để rút tiền, trong đó có 96 lần giao
dịch thành công, rút được hơn 180 triệu đồng. Qua điều xét xử, Tòa án nhân dân TP
Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Todorov Yordan Valentinov 02 năm tù giam về tội “Sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản”.
2.1.2 Trong lĩnh vực viễn thông
Tội phạm thường có hành vi lắp đặt, thuê kênh riêng, sử dụng dịch vụ viễn
thông, sử dụng thiết bị kỹ thuật công nghệ cao để trộm cắp tiền cước điện thoại
viễn thông quốc tế với số lượng lớn không những gây thiệt hại đến nền kinh tế mà
còn làm mất kiểm soát về mặt an ninh thông tin của Nhà nước ta.



14
Trang Báo điện tử CAND: Lật tẩy tội phạm tây trên đất ta, />z/2014/10/245601.cand, [Truy cập ngày 12/01/2015]
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




19







Ảnh minh họa

Một trong các thủ đoạn mà bọn tội phạm thường sử dụng là giả danh các cán
bộ làm trong các cơ quan chức năng: Công an, nhân viên tổng đài VNPT gọi điện
yêu cầu các nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu chuyển tiền vào số
điện thoại chỉ định sẵn.
Vụ điển hình:
Ngày 19/3/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí
Minh đã khởi tố Wu Tung I (quốc tịch Đài Loan) và đồng bọn (7 bị can) về tội
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Wu Tung I đã cấu kết với các đối tượng người Việt
Nam giả danh Công an Hà Nội, nhân viên Tổng đài VNPT gọi điện yêu cầu các bị
hại chuyển tiền vào tài khoản chỉ định tại Sacombank để kiểm tra sau đó rút ra
chiếm đoạt 1.050.000.000 đồng
15
.
Một vụ án khác
16
, Chen Jen Chong là người Đài Loan cấu kết với Lưu Hồ Hải
người Trung Quốc, từ ngày 18/12/2000 đến ngày 02/4/2001 đã thiết lập một hệ
thống chuyển tải các cuộc gọi quốc tế trên 24 kênh nước ngoài vào Việt Nam
không qua sự kiểm soát, được hòa mạng trái phép qua 12 kênh điện thoại công


15
Trang Thông tin điện tử VKSND TP Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
công nghệ cao,
/>ate=2014-07-30T16:30:00Z, [Truy cập ngày 12/01/2015]
16
TS. Phạm Văn Lợi, 2000, Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb Tư pháp, tr. 81-82.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





20
cộng thuê bao Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đoạt hơn 3.500.000.000
đồng cước phí điện thoại quốc tế.
2.1.3 Trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thực tế thời gian qua đã phát hiện một số hành vi phạm tội của các đối tượng
phạm tội sử dụng công nghệ cao để xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của
hình thức thanh toán điện tử. Cụ thể là một số hành vi sau: Hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, hành vi trộm cắp tài sản, hành vi lấy cắp thông tin của các doanh
nghiệp, hành vi giả mạo chữ ký điện tử, hành vi tấn công từ chối dịch vụ, hành vi
sử dụng dịch vụ internet banking của ngân hàng để thực hiện rửa tiền… Tình trạng
lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng, dẫn đến
tình trạng nhiều nước không chấp nhận giao dịch qua mạng internet có địa chỉ IP
xuất phát từ Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Việt
Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và lĩnh vực quốc tế nói chung.








Ảnh minh họa
Về bản chất, cơ chế hoạt động cũng như các mô hình thực hiện giao dịch
thương mại điện tử như hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa thông qua phương
tiện điện tử. Chẳng hạn, để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đối
tượng sẽ tiến hành lập một website, về mặt hình thức giống như website của doanh

Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




21
nghiệp nổi tiếng và có uy tín, tạo cho khách hàng nhầm lẫn. Sau khi khách hàng
tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa và chuyển tiền vào tài khoản theo hướng dẫn
từ website nhưng khách hàng sẽ không nhận được hàng hóa đã mua.
Vụ điển hình như: Tháng 8/2012, Nguyễn Quốc Đạt và đồng bọn bị Viện
kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Sử dụng mạng internet
nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b). Đạt và đồng bọn có hành
vi vào mạng internet lấy thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài, sử dụng để
mua hàng trực tuyến ở nước ngoài, sau đó chuyển hàng về Việt Nam bán nhằm thu
lợi bất chính. Tổng số tài sản bị chiếm đoạt trị giá khoảng 1,1 tỷ đồng. Ngày
29/1/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố
Trần Văn Tuấn và đồng bọn (05 bị can) về tội “Sử dụng mạng Internet thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản”. Tuấn và đồng bọn đã tổ chức đăng tin quảng cáo trên
website bán các mặt hàng điện tử, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào tài khoản
Agribank và Techcombank. Nhưng khi nhận tiền thì Tuấn không giao hàng mà rút
ra chiếm đoạt. Ngày 29/1/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ
Chí Minh đã khởi tố Nguyễn Ngọc Phương và đồng bọn (5 bị cáo) về tội “Sử dụng
mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Phương và đồng bọn đã tổ
chức đăng tin quảng cáo trên website rao vặt kèm theo số điện thoại để liên lạc mua
hàng, khi khách hàng liên hệ mua hàng Phương và đồng bọn yêu cầu khách hàng
chuyển tiền vào tài khoản chỉ định nhưng không giao hàng và hủy sim điện thoại,
rút tiền chia nhau chiếm hưởng. Tổng số tiền chiếm đoạt là 167.895.999 đồng
17
.



17
Trang Thông tin điện tử VKSND TP Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
công nghệ cao,
/>ate=2014-07-30T16:30:00Z, [Truy cập ngày 12/01/2015]
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




22
2.2 Phân tích tình hình tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của
cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
2.2.1 Nguyên nhân của việc gia tăng tội phạm công nghệ cao
2.2.1.1 Nguyên nhân về kinh tế - xã hội
Đây là nguyên nhân có ý nghĩa cơ bản. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã
hội tác động toàn diện vào nhiều lĩnh vực, nhiều mặt trái của đời sống xã hội, kết
hợp với các nguyên nhân khác để hỗ trợ, thúc đẩy tạo điều kiện cho sự phát triển tội
phạm. Cụ thể, xã hội càng phát triển, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học
công nghệ ngày càng cao, trong đó công nghệ thông tin đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Đồng thời đó cũng là môi trường để tội phạm có thể phạm tội.
2.2.1.2 Nguyên nhân về cơ chế quản lý
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, bọn tội phạm công
nghệ cao cũng ngày càng gia tăng. Điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn thông tin
khác nhau một cách nhanh chóng từ internet nhưng việc kiểm duyệt thông tin là vô
cùng khó khăn. Đồng thời, với thủ đoạn vô cùng tinh vi, trong khi đó việc giám sát,
quản lý công tác này lại chưa được đầu tư tương xứng về cơ sở vật chất, về trình độ
chuyên môn trong giải quyết công tác này.

2.2.1.3 Nguyên nhân về nhân thân và tâm lý xã hội
Đa số những người phạm tội trong lĩnh vực này đa phần đề có cuộc sống và
hoàn cảnh kinh tế khá giả, cao hơn nhiều so với mức sống trung bình trong xã
hội
18
, người phạm tội do điều kiện kinh tế chỉ ở tỷ lệ nhỏ. Yếu tố tâm lý tiêu cực vụ
lợi mà biểu hiện của thể của nó là tính cá nhân, nhu cầu hưởng thụ, tham lam, khát
vọng làm giàm bằng mọi giá, ý thức coi thường pháp luật.


18
GS.TS Nguyễn Xuân Êm, 2003, Tội phạm kinh tế thời hội nhập, Nxb CAND, tr. 178.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




23
2.2.1.4 Nguyên nhân liên quan đến những hạn chế, yếu kém của cơ quan bảo
vệ pháp luật trong việc phát hiện điều tra và xử lý tội phạm
Thời gian qua, cơ quan bảo vệ pháp luật đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa
đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc tổ chức phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật để phát hiện và xử lý tội phạm còn chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức
mạnh tổng hợp của các biện pháp. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực
đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đầy đủ vào theo kịp diễn
biến tình hình thực tế
19
. Trong khi thủ đoạn phạm tội của bọn tội phạm ngày càng
tinh vi nhưng chất lượng và năng lực của cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật

còn hạn chế. Mặt khác sự phối hợp chưa chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ
quan hành pháp và cơ quan quản lý nhà nước đã dẫn đế tình hình tội phạm phát
sinh.
2.2.2 Kết quả và việc tác động trở lại của kết quả gia tăng tôi phạm công
nghệ cao đối với những nguyên nhân đã phát sinh ra nó
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi được gây nên bởi
tương tác giữa những mặt trong sự vật hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng
với nhau. Tuy nhiên, không chỉ nguyên nhân tác đến để sinh ra kết quả, mà kết quả
sau khi ra đời cũng tác động lại nguyên nhân.
Thực tế hiện nay, các vụ tội phạm công nghệ cao cho thấy rằng, những hậu
quả do các hành vi phạm tội gây ra là rất nặng nề, gây thiệt hại lớn cho nhiều tổ
chức, cá nhân. Chính từ việc hậu quả của các hành vi phạm tội từ tội phạm công
nghệ cao gây thiệt hại cho nền kinh tế tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế làm
ảnh hưởng đến các mặt của đời sống xã hội: Hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, hệ
thống máy tính, cơ sở dữ liệu bị tê liệt… mà việc khắc phục cũng như tìm nguyên
nhân là vô cùng khó khăn.


19
TS. Hồ Thế Hòe, Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao trong bối cảnh
toàn cầu hóa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6(243)-2012.
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả




24
Và như phân tích trên, kết quả sẽ có sự tác động trở lại đối với nguyên nhân,
chính những hậu quả mà chúng ta không khắc phục được sẽ tiếp tục là môi trường

thuận lợi cho bọn tội phạm lợi dụng, xem đây là mãnh đất màu mỡ để thực hiện các
hành vi phạm tội một cách dễ dàng, do hệ thống bảo mật trước đó của chúng ta đã
bị bọn tội phạm phá vỡ.
Ví dụ: Do hệ thống bảo mật kém, chứa nhiều lỗ hỏng trong một Ngân hàng
đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm có cơ hội tìm cách dùng những kiến thức về
công nghệ thông tin truy cập bất hợp pháp vào cơ sở dữ liệu của hệ thống, đánh cắp
các thông tin quan trọng của khách hàng. Và từ đó, bọn tội phạm tiến hành thực
hiện hành vi bất hợp pháp như: chuyển tiền, rửa tiền, làm thẻ ATM giả để rút
tiền…Rõ ràng hành vi trên không chỉ thiệt hại đến khách hàng mà chính bản thân
Ngân hàng bị tấn công cũng gánh chịu nhiều hậu quả. Và đương nhiên, những hậu
quả trên Ngân hàng sẽ tiến hành khắc phục và nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho bọn
tội phạm tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới.
2.2.3 Sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Xuất phát từ tâm lý thích thụ hưởng, làm giàu bất hợp pháp của bọn tội
phạm nên đã thúc đẩy bọn tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Và thông thường,
lợi ích mà bọn tội phạm nhận được là quá lớn và trong nhận thức của bọn tội phạm
về việc kiếm tiền đã trở nên quá dễ dàng. Chính kết quả này đã tác động trở lại tâm
lý tội phạm, lợi ích thu về từ việc sử dụng các thiết bị viễn thông và công nghệ cao
đã làm cho bọn tội phạm ngày càng sa lầy vào con đường phạm tội. Mặc khác, do
sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo mô trường thuận lợi cho tội phạm có
cơ hội phát triển.
Và khi tội phạm gia tăng thì về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan chức
năng phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhằm giảm thiểu tình trạng này. Và
chính sự gia tăng của bọn tội phạm lại là nguyên nhân để các cơ quan nhà nước tìm
cách khắc phục những lỗi bảo mật, những lỗ hỏng trong cơ chế quản lý nhằm ngăn
chặn tình trạng phạm tội của tội phạm. Và ở một khía cạnh nào đó, chính trong việc
Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả





25
xây dựng các hệ thống, cơ chế này lại tạo ra môi trường và điều kiện khác nhau để
tội phạm tiếp tục hoạt động.
Do tính chất, phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm công nghệ cao là hết
sức tinh vi bởi đây là những đối tượng có sự am hiểu về công nghệ thông tin rất
vững, đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác này phải nắm chắc
chuyên môn, nghiệp vụ. Chính sự hạn chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
điều tra và xử lý đối với công tác này còn hạn chế dẫn đến việc gia tăng tội phạm
công nghệ cao. Và kết quả của việc gia tăng này lại là nguyên nhân làm cho các cơ
quan thực thi pháp luật phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa: đầu tư
trang thiết bị, trang bị kiến thức về công nghệ thông tin…và để thực hiện được
hành vi phạm tội bọn tội phạm tiếp tục tìm ra những sơ hở cũng như tìm cách để
lách luật để tiếp tục thực hiện việc phạm tội.
Giữa nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau. Trong trường hợp này nó là nguyên nhân nhưng đặt trong trường hợp khác
nó lại là kết quả. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc yếu kém trong khâu quản
lý nhà nước là nguyên nhân của gia tăng nhóm tội phạm này. Tuy nhiên đặt trong
mối quan hệ khác, việc gia tăng của nhóm tội phạm này là nguyên nhân của những
bất ổn về an ninh, trật tự xã hội…

×