Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu công nghiệp quang châu tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 88 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THANH HUYỀN





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
KHU CÔNG NGHIỆP QUANG CHÂU – TỈNH BẮC GIANG




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIẾM




HÀ NỘI - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những đóng góp riêng dựa trên số liệu
khảo sát thực tế, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Những kết quả nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác đều
được trích dẫn theo đúng quy định.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các công trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả





Nguyễn Thanh Huyền














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
của nhiều cá nhân và cơ quan đơn vị. Nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
PGS.TS. Đoàn Văn Điếm người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt
Nam đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc Môi trường– Sở Tài nguyên
Môi trường Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Bắc Giang, tháng 9 năm 2013
Học viên



Nguyễn Thanh Huyền













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Yêu cầu: 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Môi trường không khí 3
1.1.1 Khái quát chung 3
1.1.2 Vai trò của không khí 4

1.2 Môi trường không khí 6
1.2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình môi trường không khí tại Việt Nam 6
1.3 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam 8
1.4 Hiện trạng môi trường không khí tại các KCN ở Việt Nam 11
1.5 Các hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí 15
1.5.1 Lưu huỳnh đioxit (SO
2
) 15
1.5.2 Cacbon oxit (CO) 16
1.5.3 Ôxit nitơ (NO
x
) 17
1.5.4 Bụi 18
1.5.5 Khí Cacbondioxit (CO
2
) 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.6 Hệ thống quản lý môi trường tại các KCN 20
1.6.1 Hệ thống văn bản quản lý môi trường tại các KCN 20
1.6.2 Hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp 23
1.7 Các vấn đề tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp 25
1.7.1 BQL các KCN chưa đủ điều kiện thực hiện chức năng đơn vị đầu
mối chịu trách nhiệm chính quản lý môi trường KCN 25
1.7.2 Chưa triển khai triệt để việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan
quản lý và đơn vị thực hiện 26
1.7.3 Trách nhiệm của các bên về BVMT bên trong KCN còn nhiều
bất cập 26

1.7.4 Quy định quản lý môi trường nội bộ KCN chậm được phổ biến 27
1.8 Tài chính và nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường khu công
nghiệp 28
1.9 Quy mô đầu tư các KCN tỉnh Bắc Giang 29
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 31
2.3.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu không khí 31
2.3.3 Phương pháp phân tích, so sánh 34
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu và minh họa 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1 Đặc điểm tự nhiên xã Quang Châu 35
3.1.1 Vị trí địa lý 35
3.1.2 Địa hình 36
3.1.3 Khí hậu 36
3.1.4 Thủy văn 37
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Quang Châu 37
3.2.1 Sản xuất nông nghiệp 37
3.2.2 Tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ 37
3.2.3 Công tác quản lý tài nguyên - môi trường 38
3.3 Tình hình sản xuất của KCN Quang Châu 39
3.3.1 Vị trí của KCN Quang Châu 39
3.3.2 Quy hoạch phân khu chức năng của KCN Quang Châu 40
3.3.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng các khu vực sản xuất của KCN Quang Châu 41
3.4 Hiện trạng đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN Quang Châu 42

3.5 Các loại hình sản xuất chính của các doanh nghiệp KCN Quang Châu 44
3.5.1 Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành lắp ráp linh kiện
điện, điện tử 44
3.5.2 Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất, gia công
tấm cảm ứng, màn hình tinh thể lỏng 46
3.5.3 Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất, lắp ráp
ống và dây dẫn cho ô tô, xe máy; sản xuất sản phẩm cao su 47
3.5.4
Quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi 48
3.5.5 Quy trình sản xuất của nhóm ngành may mặc 49
3.6 Đánh giá chung về quy trình và công nghệ sản xuất của các loại
hình sản xuất đầu tư vào KCN Quang Châu 50
3.7 Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý về BVMT của các doanh
nghiệp trong KCN Quang Châu 50
3.8 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí của KCN 54
3.8.1 Hiện trạng chất lượng môi trường khí thải 54
3.8.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu làm việc 55
3.8.3 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh 57
3.9 Đánh giá tình hình quản lý tại KCN Quang Châu 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.9.1 Ưu điểm chính 58
3.9.2 Một số tồn tại, hạn chế 60
3.10 Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường KCN Quang Châu 61
3.10.1 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại KCN 61
3.10.2 Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường KCN 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1 Kết luận 70

2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 73
PHỤ LỤC 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BTNMT Bộ tài nguyên và Môi trường
BOD
5
Hàm lượng oxy hóa sinh học
CT- UB Chỉ thị- Ủy ban
COD Hàm lượng oxy hóa hóa học
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
DO Hàm lượng oxy hòa tan
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GHCP Giới hạn cho phép
HTMT Hiện trạng môi trường
KCN Khu công nghiệp
KLN Kim loại nặng
LVS Lưu vực sông
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLQH Quản lý quy hoạch
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNN Tài nguyên nước
TT Thông tư

TCMT Tổng cục môi trường
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TB Trung bình
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm 14
1.2 Các ảnh hưởng đến sức khỏe của CO 17
1.3 Các văn bản về quản lý môi trường các KCN đã ban hành 21
1.4 Danh sách các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 30
3.1 Cơ cấu kinh tế xã Quang Châu từ 2007-2012 38
3.2 Quy hoạch sử dụng đất của KCN Quang Châu 41
3.3 Danh sách các doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động trong KCN
Quang Châu 43
3.4 Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý, quy định và nội dung
cam kết về BVMT của các doanh nghiệp 51
3.5 Kết quả phân tích chất lượng khí thải của các loại hình sản
xuất chính 54
3.6 Kết qủa phân tích chất lượng môi trường không khí khu làm việc 56
3.7 Kết qủa phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 57
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix


DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

2.1 Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi
trường KCN 24
3.1 Vị trí xã Quang Châu trên sơ đồ đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 35
3.2 Cơ cấu tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ xã Quang Châu 38
3.3 Sơ đồ vị trí KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 39
3.4 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành lắp ráp linh
kiện điện, điện tử 45
3.5 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất,
gia công tấm cảm ứng, màn hình tinh thể lỏng 46
3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất, lắp
ráp ống và dây dẫn cho ô tô, xe máy; sản xuất sản phẩm cao su 47
3.7 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm ngành sản xuất
thức ăn chăn nuôi 48
3.8 Sơ đồ quy trình sản xuất của nhóm ngành may mặc 49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước Việt Nam
đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên

kéo theo đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường gây tác hại tới sức
khoẻ con người. Các hoạt động của con người đã đưa vào môi trường các chất
thải và chất độc hại. Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất
đang bị suy thoái trầm trọng gây ảnh hưởng sâu sắc tới sinh vật và con người.
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc nằm trên trục đường
xuyên Á và hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Hòa cùng công cuộc Công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của cả nước Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang
đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên song song với quá trình phát
triển vượt bậc về kinh tế là những tác động to lớn tới môi trường. Minh chứng
rõ nhất cho điều này là chất lượng ngày một đi xuống của dòng sông Thương,
đoạn chảy qua Thành phố Bắc Giang.
Khu Công nghiệp Quang Châu là KCN tập trung thuộc loại hình xây
dựng mới của tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng cho phép triển khai thực hiện.
Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu thuộc địa bàn xã Quang Châu, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền
các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Sự hình
thành và hoạt động của KCN Quang Châu hoàn toàn phù hợp với định hướng,
chiến lược và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang nói riêng
và Việt Nam nói chung, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, hoạt động của
KCN Quang Châu đã đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong vấn đề quản lý
và một số vấn đề về chất lượng môi trường tại KCN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Khu Công nghiệp Quang châu
– tỉnh Bắc Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tình hình sản xuất, các
nguồn phát sinh khí thải của Khu công nghiệp Quang Châu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường khu công nghiệp.
3. Yêu cầu:
- Nắm được quy mô, số lượng và các loại hình công nghiệp, các nguồn
phát thải từ quá trình sản xuất của khu công nghiệp.
- Các mẫu phân tích phải lấy đại diện trong khu vực chịu tác động của
các hoạt động sản xuất trong Khu Công nghiệp.
- Đề xuất được một số giải pháp khả thi về quản lý môi trường khu
công nghiệp.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Môi trường không khí
1.1.1 Khái quát chung
Khí quyển là một lớp hỗn hợp khí: N
2
, O
2
, Ar, CO
2
, Ne, He, Kr, H
2

, O
3
,
hơi nước,…Tuy nhiên chủ yếu là N
2
, O
2
, O
3
, CO
2
và H
2
O. Chúng được phân
bố trong khí quyển như sau:
- Nito chiếm 78% nhiều nhất trong khí quyển, nó được sinh ra dưới tác
dụng của các vi sinh vật ở rễ cây họ đậu, nó dễ trở thành hợp chất được thực
vật hấp thụ.
- Oxy chiếm 20,04% đóng vai trò chủ yếu trong các phản ứng hóa học
trong khí quyển. Nó không thể thiếu trong sự hô hấp của động – thực vật, nó
là sản phẩm của tác dụng quang hợp của thực vật.
- CO
2
chiếm 0,032% được sinh ra do quá trình đốt cháy các chất hữu
cơ. Nó rất cần thiết cho đời sống hữu cơ.
- O
3
có rất ít ở tầng thấp khí quyển, chỉ sinh ra khi có sấm sét. Ở độ cao
20–30km thì hình thành ở một tầng dày, nó được hình thành từ các sản phẩm
chứa oxy như SO

2
, NO
2
, aldehyde khi hấp thụ bức xạ tử ngoại. Sự sinh hủy
ozon có liên quan đến việc ngăn cản sự bức xạ tử ngoại lên mặt đất và nhiệt
độ tầng khí quyển lên cao.
- Hơi nước nơi ẩm đến 4%, nơi khô chỉ 0,01%. Lượng hơi nước trong
khí quyển ít nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc biến đổi thời tiết và
quá trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Ngoài các chất khí trong khí quyển còn có các hạt vật chất khác ở thể
lỏng hoặc thể rắn có kích thước nhỏ từ 6.10 – 8nm đến 0,1mm như bụi, phấn
hóa, vi khuẩn,…
Bụi được gió cuốn từ mặt đất lên, do núi lửa phun ra và do nham thạch
phong hóa sinh ra. Ngoài ra nó còn được tạo ra từ sao băng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Những hạt nước, hạt băng, hạt bụi nhỏ bay lơ lửng trong không khí tạo
thành mây và sương mù. Chúng ảnh hưởng đến tầm nhìn xa nhưng giữ vai trò
quan trọng trong việc ngưng kết của hơi nước trong khí quyển.
Ngoài ra trong khí quyển còn có các hạt ngưng kết, ngưng hoa, điện tử,
ion,… chúng có tác dụng hút ẩm mạnh tạo điều kiện cho hơi nước ngưng kết
mặc dù hơi nước trong khí quyển chưa đạt bão hòa.
Khói trong khí quyển do việc đốt nhiên liệu bằng phương pháp cổ truyền
sinh ra, do cháy rừng…Khói là các hạt vật chất nhỏ chúng làm vẩn đục khí
quyển và ảnh hưởng đến tầm nhìn xa.
Như vậy, khí quyển hầu như trong suốt nhưng nó là một dung dịch, trong
đó không khí sạch là dung môi, còn các loại hạt khác là chất hòa tan.
1.1.2. Vai trò của không khí
- Không khí sạch và nước cùng với thực phẩm là một trong các điều

kiện hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự sống của các loại động –
thực vật nói chung. Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống hàng chục ngày vẫn
không chết nhưng nếu con người ngưng thở trong vài phút đã có thể dẫn
đến tử vong.
- Hàng ngày, một người trung bình phải hít thở khoảng trên dưới 15kg
không khí để phục vụ cho sự sống. Yêu cầu đối với không khí đó là sự trong
sạch của nó. Thời xa xưa nếu không kể đến các hiện tượng thiên nhiên xảy ra
như núi lửa, động đất, bão cát, sa mạc hay dịch phấn hoa thì môi trường thiên
nhiên vốn là trong sạch, yên tỉnh, không bị ô uế. Nó rất thuận lợi và tiện nghi
cho con người cũng như các loài sinh vật khác. Một cách tương đối, có thể coi
không khí đó là “không khí sạch”.
- Không khí là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Người ta cũng có
thể gọi không khí nêu trên là không khí ẩm vì thành phần của chúng ngoài các
chất khí ra, chúng còn chứa hàm lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt
độ và áp suất của khí quyển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Lượng hơi nước chứa trong không khí có ảnh hưởng rất lớn đến vần
đề ô nhiễm môi trường. Cùng với các yếu tố ảnh hưởng của khí quyển, chúng
có thể là môi trường tạo nên các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm với
nhau đặc biệt là với các chất khí có tính “háo nước” dễ tạo thành các axit, đây
là nguyên nhân tạo nên các trận mưa acid.
- Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ các chất nào ở
dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây
ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, phát
triển của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường đều
gây ô nhiễm môi trường, hay nói khác đi là không khí đó đã bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm không khí có thể là pha trộn các thể rắn, lỏng, khí. Những
thể mà chúng được phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu. Khi xảy

ra hiện tượng giảm áp các khối không khí chuyển động làm cho các chất gây
ô nhiễm trở nên đậm đặc, thảm họa ô nhiễm có thể xảy ra. Tương tự như vậy,
các chất vô hại dưới tác dụng của áp suất sẽ bốc lên và có thể trở thành chất
gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường không khí khi chúng kết hợp với
chất khác cùng có trong môi trường không khí.
- Các nhân tố góp phần tạo nên ô nhiễm không khí bao gồm cả nhân tố
tự nhiên và do con người. Các nhân tố tự nhiên bao gồm các quá trình tự
nhiên như: động đất, núi lửa, bão cát sa mạc cháy rừng, sóng thần hay dịch
phấn hoa và quá trình thối rữa của động – thực vật. Thông thường, các nhân
tố tự nhiên thường xảy ra ở xa ngoài tầm kiểm soát của con người.
- Các nhân tố ô nhiễm do con người tạo ra thì dễ kiểm soát hơn. Chất
gây ô nhiễm do con người tạo ra thường phát sinh từ quá trình công nghiệp,
giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, phá rừng và kể cả các
hoạt động trong chiến tranh gây ra. Chất ô nhiễm không khí do con người tạo
ra về tổng quan có thể chia làm các dạng sau: ô nhiễm do bụi, hơi khí độc,
nhiệt thừa, chất phóng xạ và các vi sinh vật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.2. Môi trường không khí
1.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới
- Lịch sử nhân loại đã xảy ra khá nhiều hiểm họa về ô nhiễm không khí.
Những hiểm họa này nó không chỉ có những ảnh hưởng to lớn đến khí quyển
mà nó còn có tác động mạnh mẽ đến đời sống và sức khỏe của con người.
- Ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lý,
chặt phá rừng bừa bãi…, làm cho tầng ozon bị thủng, gây nên hiệu ứng nhà
kính và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu gây nên hiện tượng Elnino và
Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão khủng khiếp và hạn hén kéo dài. Kết
quả cuối cùng là dẫn đến thiệt hại nhân mạng và tài sản của cộng đồng cùng
nạn cháy rừng nghiêm trọng như đã xảy ra tại Bangladesh, Trung Quốc, Mỹ,

Nhật, Indonesia và các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kèm
theo các hiện tượng này là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí không chỉ
trên phạm vi một nước mà nó có thể ảnh hưởng tới các nước lân cận.
- Trên thế giới hàng năm khí quyển phải đón nhận: 20 tỉ tấn CO
2
; 1,53
triệu tấn SiO
2
; hơn 1 triệu tấn Niken; 700 triệu tấn bụi; 1,5 triệu tấn asen; 900
tấn coban; 600000 tấn Zn, hơi thủy ngân, hơi chì; và các chất độc hại khác.
Khiến cho không khí trở nên ngột ngạt và sương mù, gây bệnh cho nhiều
người. Bên cạnh đó nó còn gây ra các cơn mưa acid làm hủy hoại các khu
rừng và các cách đồng.
- Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc
như CO
2
, NO
x
, CH
4
, CFC… gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Có nhiều
khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi vào thời gian sắp tới đẩy nhanh quá trình
nóng lên của Trái Đất, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng lên khoảng
3,6
o
C, nếu như con người không có những biện pháp thích hợp để khắc phục
hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
1.2.2 Tình hình môi trường không khí tại Việt Nam

- Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khá nghiêm trọng so với các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
- Hiện nay ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn
đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và kể cả ở các vùng nông
thôn. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh dẫn tới các nguồn gây ô
nhiễm không khí cũng gia tăng nhanh, gây biến đổi xấu về chất lượng môi
trường không khí.
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Việt Nam:
• Hoạt động của các khu công nghiệp
• Giao thông vận tải
• Xây dựng
• Các làng nghề tiểu – thủ công nghiệp
• Cháy rừng
• Sinh hoạt đun nấu của người dân.
- Các khu công nghiệp: các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây
dựng, luyện kim và các nhà máy hóa chất cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường không khí. Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công
nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực
thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen
kẽ trong các khu dân cư. Công nghệ sản xuất và xử lý khí thải còn lạc hậu là
một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khí thải từ các nhà máy tuy đã
được xử lý nhưng vẫn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

- Tại các khu vực nông thôn: ô nhiễm khói, bụi và một số khí độc hại như
CO, NO
2
, SO

2
,… sinh ra chủ yếu do hoạt động đun nấu của các hộ gia đình
và hoạt động của các làng nghề.
- Nhìn chung tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam thường tập trung
ở một số thành phố lớn và các khu công nghiệp. Các thành phố lớn và khu
công nghiệp của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới tuy quy mô và tầm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

cỡ chưa bằng, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
môi trường không khí nói riêng đang có nguy cơ ngày một tăng, có nơi ở
mức độ nghiêm trọng. Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi
trường mới được các cơ quan chức năng thực hiện trong những năm gần đây
vì thế chưa có đủ số liệu đánh giá một cách chính xác tình hình ô nhiễm
không khí của nước ta. Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nên diện mạo khu đô thị và công nghiệp thay đổi rất
nhanh, do vậy phải thường xuyên cập nhật thông tin, điều tra, giám sát bổ
sung thì mới có cơ sở để đánh giá và đề xuất các chính sách quản lý và giám
sát thích hợp.
1.3. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
Chúng ta biết rằng, trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi phải có một
nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ
thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của
nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất
công nghiệp tập trung tại các KCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn
không chỉ riêng cho sự phát triển của ngành công nghiệp, mà còn đổi mới cả
nền kinh tế - xã hội ở một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình
thành và phát triển của các KCN.
Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai sinh” ra mô

hình các KCN trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Từ đó đến nay, với nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc thành
lập, hoạt động của các KCN được ban hành, điều chỉnh đã tạo ra hành lang
pháp lý cho sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn cả nước. Tính đến
năm 2010, Việt Nam đã có 250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN
(chiếm 68% tổng số KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang
trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Các KCN chủ yếu được thành lập ở ba
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; vùng kinh tế trọng
điểm phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), cho đến nay cả nước có
57 tỉnh, thành phố có KCN được thành lập.
Hiện nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài
nước với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước
ngoài hơn 52 tỉ (chiếm 30% FDI cả nước), còn lại là vốn đầu tư của các doanh
nghiệp trong nước. Nếu tính về giá trị sản xuất công nghiệp, các KCN hiện
nay đã đóng góp hơn 30% giá trị công nghiệp của cả nước đã tạo việc làm cho
hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp. Ngoài ra, các
KCN phát triển đã kéo theo sự đầu tư về cơ sở hạ tầng (điện, đường, nước ).
Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của KCN góp phần cho phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xuất
nhập khẩu; thu hút vốn đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm
cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ công
nghệ sản xuất; tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN thật
sự là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ và những đóng góp to lớn của các KCN là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN Việt Nam trong
thời gian qua còn tồn tại không ít những thách thức, bất cập, như: vấn đề quy
hoạch tổng thể còn yếu, dẫn đến phát triển KCN mang tính "phong trào",

không ít các KCN gặp khó khăn trong việc thu hút các doanh nghiệp đến đầu
tư; cơ chế quản lý và hoạt động hành chính đối với KCN chưa thật sự hiệu
quả; nguồn nhân lực cho KCN chưa đáp ứng kịp, nhất là lao động kỹ thuật;
một số chính sách của Nhà nước cũng có tác động nhất định đến các KCN;
tình trạng ô nhiễm môi trường trong nhiều KCN đang gây bức xúc trong dư
luận; nhiều KCN gặp khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở do mức
hỗ trợ vốn ngân sách từ Trung ương còn thấp; việc cấp các loại giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa trong các KCN còn nhiều vướng mắc; thiếu đồng bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

về cơ sở hạ tầng ở trong hàng rào và ngoài hàng rào KCN, v.v.
Những bất cập trên nếu không được tháo gỡ nhanh chóng sẽ làm cản trở
đến chiến lược phát triển KCN ở Việt Nam. Ðể các KCN phát triển đúng
hướng, hiệu quả, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước hết không để kéo dài
tình trạng phát triển các KCN quá “nóng” mang tính “phong trào”. Việc quy
hoạch thành lập các KCN đòi hỏi phải bảo đảm những điều kiện nhất định,
như địa điểm, hạ tầng cơ sở, xu hướng phát triển kinh tế trong vùng, khả năng
cung lao động; Vị trí của các KCN phải gắn với thị trường tiêu thụ, thị trường
cung ứng nguyên vật liệu, đáp ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ
đời sống; Về nguồn nhân lực, các địa phương phải có kế hoạch đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho người lao động. Nhà nước phải
có cơ chế giúp đỡ các địa phương, doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực,
tránh không để tình trạng các doanh nghiệp phải tự mình lo việc đào tạo
nguồn lao động.
Bên cạnh đó, việc phân cấp, ủy quyền để các ban quản lý KCN có thể
triển khai thủ tục hành chính đầy đủ theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” cần tiếp
tục được đẩy mạnh và có những điều chỉnh cho thích hợp hơn; chính sách ưu đãi
đầu tư và thuế thu nhập cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuộc địa bàn
khó khăn cần phải nhất quán, rõ ràng để thu hút và tạo niềm tin cho các nhà đầu

tư; kết hợp tốt việc “lấp đầy” diện tích các KCN với việc nâng cao chất lượng
các dự án đầu tư vào KCN bằng cách khuyến khích, ưu đãi cho các dự án tạo ra
sản phẩm có sức cạnh tranh và phát triển bền vững; xây dựng đồng bộ hạ tầng
trong và ngoài KCN, đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động làm việc tại các KCN, sẽ còn không ít những khó khăn, song trên cơ sở
những gì các KCN đã đạt được, cùng việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt một hệ
thống các giải pháp tháo gỡ những bất cập hiện nay, chắc chắn các KCN ở Việt
Nam sẽ phát triển bền vững, thật sự là nền tảng và động lực to lớn góp phần đưa
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

1.4. Hiện trạng môi trường không khí tại các KCN ở Việt Nam
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức
ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công
nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi
trường không được đầu tư đúng mực thì chính các KCN thở thành nguồn thải
ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động
xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế thì hiện nay
nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN tình trạng khiếu kiện về gây ô nhiễm môi
trường do khí thải tại các KCN, khu chế xuất chưa bức xúc như đối với vấn đề
nước thải và chất thải rắn.
Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai
nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn
điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên,
hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ
nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí
thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất,

có thể gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
1

Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng
theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định hết thành phần khí thải,
nhưng các thành phần chủ yếu bao gồm bụi, cácbon mônôxít (CO), chất làm
lạnh sunfua điôxít (SO
2
), nitơ điôxít (NO
2
), khí cacbon điôxít (CO
2
), khí clo,
hydrô sunfua (H
2
S), bụi kim loại đặc thù, bụi chì trong công đoạn hàn chì, hơi
hóa chất đặc thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù, hơi hữu cơ, dung môi cồn,
mêtan (CH
4
), amoniac (NH
3
)
,
các

hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.
Theo báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường (thuộc Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam), tại thời điểm tháng 5 năm 2009 khu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


vực phía Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi tập trung
nhiều KCN, khu chế xuất nhất, cũng là nơi có phát thải chất ô nhiễm môi
trường không khí nhiều nhất. Tiếp đến là các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh
của nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN, khu chế xuất về cơ bản là tốt, số liệu
quan trắc khí thải các cơ sở đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hiện nay, vấn đề
ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của các nhà máy thuộc các cụm
công nghiệp và KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc
chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên
ngoài, vì vậy hầu hết các thông số quan trắc như bụi, CO và SO
2
không đạt
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Ô nhiễm bụi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở trong và xung quanh các
KCN. Tình trạng ô nhiễm bụi xung quanh các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc
biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm
lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều
vượt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Ô nhiễm CO, SO
2
và NO
2
chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN. Nhìn
chung, nồng độ các khí này trong không khí xung quanh các KCN hầu hết đều
nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên tại một số KCN, do công nghệ sản
xuất lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện
tượng ô nhiễm các khí này


vẫn diễn ra. Ví dụ, ô nhiễm không khí trong không
khí xung quanh KCN Hòa Khánh ở Đà Nẵng. Kết quả quan trắc ngày 20-
27/3/2006 của Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng tại 9 cơ sở có lò nấu
luyện phôi thép nằm trong KCN này cho thấy nồng độ khí CO vượt 67 đến
100 lần quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam; nồng độ khí NO
2
vượt 2 đến 6 lần;
nồng độ chì vượt 40 đến 65,5 lần.
Một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như hơi axit,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

hơi kiềm, NH
3
, H
2
S, các

hợp chất hữu cơ dễ bay hơi… nhìn chung vẫn nằm
trong ngưỡng cho phép.
Ô nhiễm môi trường không khí thường chủ yếu tập trung tại các khu công
nghiệp cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa
được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm môi
trường không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm
các khí thải độc hại như CO, SO
2
, NO
2
, SO
2

, và ô nhiễm tiếng ồn. Trong khi
đó tại các KCN mới, do được đầu tư công nghệ hiện đại, hệ thống xử lý khí thải
đồng bộ trước xử thải ra môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
không khí tại các KCN này đã được cải thiện một cách rõ rệt.
* Đặc trưng của khí thải tại các KCN
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng
theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định các loại khí gây ô nhiễm,
nhưng có thể phân biệt theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN
như sau:
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ,
tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư
hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại KCN
chủ yếu bởi bụi, một số KCN có hiện tượng ô nhiễm CO, SO
2
, và tiếng ồn.
Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý
tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường nên thường
gặp ít các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 1.1. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành có lò hôi, lò sấy hay
máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung
cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản
xuất
Bụi, CO, SO
2
, NO

2
, SO
2
, VOC
s
, mội
khói, …
Nhóm ngành may mặc: Phát sinh từ
công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy
Bụi, Clo, SO
2

Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ
uống
Bụi, H
2
S
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ
kim loại
Bụi kim loại đặc thù, bịu Pb trong công
đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi
dung môi hữu cơ đặc thù, SO
2
, NO
2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm
nhựa, cao su
SO
2
, hơi hữu cơ, hơi dung môi cồn.

Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh
dưỡng động vật
Bụi, H
2
S, CH
4
, NH
3
Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, H
2
S, NH
3

Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: Bụi, H
2
S, NH
3
, hơi hữu cơ, hơi hóa chất
đặc thù, như:
- Ngành SX sơn hoặc có sử dụng sơn - Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề
mặt kim loại)
- Hơi axit
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa
chất BVTV, phân bón
- H
2
S, NH
3
, lân hữu cơ, clo hữu cơ

Các phương tiện vận tải ra vào các công
ty trong các KCN
SO
2
, CO, NO
2
, VOC
s
, bụi, …

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

* Các tác nhân gây ô nhiễm không khí tại các KCN
- Ô nhiễm bụi – dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN
Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt
vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng
bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt
QCVN.
- Ô nhiễm CO, SO
2
, NO
2
chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN
Nhìn chung nồng độ khí CO, SO
2
, NO
2
trong khí xung quan các KCN
đều nằm trong giới hạn cho phép. Tại một số ít KCN, do công nghệ sản xuất

lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải thì hiện
tượng ô nhiễm CO, SO
2
, NO
2
vẫn diễn ra.
- Ô nhiễm các khí khác – đặc thù cho các loại hình sản xuất
Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như bụi, CO,
SO
2
, NO
2
còn cần quan tâm đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản
xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH
3
, H
2
S, VOC, … nhìn chung các khí
này vẫn nằm trong ngưỡng cho phép.
1.5. Các hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
1.5.1 Lưu huỳnh đioxit (SO
2
)
SO
2
được hình thành từ quá trình ôxy hóa lưu huỳnh trong nhiên liệu và
từ các quá trình công nghệ (như đã nói ở phần 2.1).
Chất ô nhiễm SO
2
đã gây ra những ảnh hưởng nguy hại chủ yếu đến

cây xanh như là bệnh úa vàng, mất dịp lục, hoặc là sự co nguyên sinh, sự gãy
sụp hàng loạt của các tế bào lá cây.
Các ảnh hưởng của SO
2
đến sức khỏe của con người phụ thuộc vào
nồng độ của nó. Nồng độ trên 1ppm, xảy ra một số các bệnh về phổi; trên
10ppm, sự sưng tấy của mắt mũi, và cổ họng bắt đầu được nhận thấy. Nó
cũng kích thích hệ thống nước nhầy kín, một biểu hiện riêng của bệnh viêm
phế quản kinh niên. Bụi có thể làm tăng cường ảnh hưởng của SO
2
. Các hạt

×