Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.64 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
THEMCO Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
TM – XNK Thương mại - Xuất nhập khẩu
BV Bệnh viện
CSSK Chăm sóc sức khỏe
QT – QLNS Quản trị - Quản lý nhân sự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BQLDA Ban quản lý dự án


KD Kinh doanh
TC Tài chính
VITIC Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ
Công Thương
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa 4
Bảng 1: Tình hình kinh doanh chung của THEMCO từ năm 2011 đến tháng 6-2015 6
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu của THEMCO từ năm 2011 đến tháng 6-2015 8
Bảng 2: Cơ cấu hàng nhập khẩu từ năm 2011 đến tháng 6-2015 9
Bảng 3: Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế từ năm 2011 đến tháng 6-2015 11
Bảng 4: Các nhóm khách hàng trong nước của THEMCO từ năm 2011 đến tháng 6
năm 2015 13

2
LỜI MỞ ĐẦU
Khi đời sống sức khỏe của con người ngày càng được chú trọng thì lĩnh vực y
tế càng được đề cao, do đó càng ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển đối với các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam. Hòa chung với xu thế đó,
trong một thời gian dài hoạt động, Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
(THEMCO) đã có những bước tiến triển. Nhập khẩu trang thiết bị y tế cho phép
THEMCO khai thác các tiềm năng thế mạnh về trang thiết bị y tế của các nước trên
thế giới, bổ sung các thiết bị trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không
đủ nhu cầu tiêu dùng. Đất nước ngày càng hiện đại thì đời sống của con người ngày
càng được nâng cao. Hơn nữa, Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện để giúp cuộc
sống người dân trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, vấn đề sức khỏe, an sinh xã hội

càng được chú trọng. Do đó, THEMCO cũng ý thức được trách nhiệm to lớn của
mình trong việc đồng hành cùng Nhà nước, Chính phủ và các Bộ Ban ngành Trung
Ương trong việc mang lại cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân Việt Nam.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu tại phòng Thương mại – Xuất
nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa, cùng với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn và các anh chị phòng ban, em xin chọn đề tài: “Hoạt động
nhập khẩu trang thiết bị y tế của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa”.
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh
Hóa
Chương II: Hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của Công ty cổ phần

thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
Chương III: Đề xuất của cá nhân nhằm phát triển hoạt động nhập khẩu của
Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
Với thời gian thực tập còn ngắn cùng với hạn chế về mặt kiến thức nên khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhân được sự
đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
I. Vài nét khái quát chung về Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA

Tên giao dịch: Thanh Hoa Medical Materials Equipment Joint Stock Company
Tên viết tắt: THEMCO
Tiêu chuẩn chất lượng: Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Danh hiệu sao vàng đất việt:
Đứng trong danh sách
200 doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam năm 2013
Địa chỉ: Số 109 Nguyễn Trãi, phường Ba Đình, TP Thanh Hoá.
Điện thoại: 037.3854524 - Fax: 037.3756565
E-mail: - Website: www.themco.com.vn
Công ty Cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa là một Doanh nghiệp cổ phần
được thành lập theo Quyết định số 3136-UB/ĐMDN của Chủ tịch UBND tỉnh

Thanh Hóa ngày 08 tháng 12 năm 2000.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2800588271 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 25/12/2000, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 31/12/2014.
* Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
* Giới thiệu công ty:
4
Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Y tế Thanh Hóa sau hơn 14 năm cổ phần hóa
và phát triển với những nỗ lực đi lên không ngừng đã trở thành một trong những
doanh nghiệp cung cấp Trang Thiết bị Y tế lớn ở Việt Nam. Hiện nay công ty đã
cung cấp thiết bị, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm xét nghiệm, và dược
phẩm cho nhiều đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Công ty cũng là đơn vị
uy tín thực hiện các gói thầu quốc tế với nguồn vốn ODA, World Bank và ADB.

Ngay từ khi mới thành lập, với phương châm “Đồng hành vì sức khỏe”, THEMCO
không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tăng cường hợp tác với các
đối tác trong và ngoài nước nhằm mang lại cho khách hàng những lợi ích cao nhất.
THEMCO đã dần dần hoàn thiện các quy trình làm việc để đạt được hiệu quả tốt
hơn. Toàn bộ quá trình hoạt động của THEMCO đều được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ
thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức WQA của
Vương quốc Anh giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả về mọi mặt, ngoài việc liên kết với các đối
tác trong nước, THEMCO còn hợp tác với gần 100 công ty, hãng sản xuất trên toàn
thế giới. Đến năm 2013 THEMCO đã liên doanh với công ty AEONMED Thailand
xây dựng nhà máy sản xuất dịch lọc thận tại Khu công nghiệp Lễ Môn - Thanh Hoá.
Ngoài ra, THEMCO còn nhiều dự án đầu tư thiết bị y tế công nghệ cao liên doanh

với các bệnh viện đa khoa để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ nhân dân như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện Đa khoa khu vực
Ngọc Lặc và nhiều bệnh viện khác.
2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của THEMCO
- Chức năng, nhiệm vụ:
• Công ty cung cấp thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm, sinh phẩm
xét nghiệm và dược phẩm cho tất cả các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế Thanh
Hóa, các Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa tuyến
huyện, Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, Phòng y tế tuyến huyện và các
Bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, cũng như các tỉnh khác trên
toàn quốc.
5

• Cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh toàn bộ các loại vật tư y tế tiêu hao,
vật tư y tế thông dụng, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ cho công tác
khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi
- Mục tiêu: Với phương châm “Đồng hành vì sức khỏe”, THEMCO không ngừng
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước, nhằm mang lại cho khách hàng những lợi ích cao nhất và cam kết cung
cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất, có nguồn gốc tin cậy, phục
vụ cho công tác khám chữa bệnh trong cả nước.
3. Cơ cấu tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG PT VÀ QLĐT
CHI NHÁNH HÀ NỘI
TRUNG TÂM KÍNH THUỐC
PHÒNG QT - QLNS
PHÒNG KẾ TOÁN - TC
PHÒNG TM -XNK
PHÒNG KD- THỊ TRƯỜNG

BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
6
TRUNG TÂM KỸ THUẬT
CÔNG TY TNHH AEONMED
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa
Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng, quyền quyết định chủ yếu tập trung ở Ban giám đốc, thực hiện nhiệm vụ
do các phòng ban chức năng, các trưởng phòng đảm nhiệm. Trong sơ đồ tổ chức
nhân sự trên, Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo, theo dõi tất cả các vấn đề liên quan
đến Công ty, trong đó Tổng giám đốc giữ vai trò cao nhất và 4 Phó Tổng giám đốc
hỗ trợ quản lý, phụ trách các bộ phận phòng ban. Việc này mang lại lợi ích vô cùng
to lớn vì nó vừa giúp lãnh đạo của công ty có thể theo sát tình hình của các bộ phận,

đồng thời vừa ủy thác nâng cao chuyên môn nguồn nhân lực của công ty. Ban giám
đốc đưa ra các quyết định công việc, các phòng ban chức năng giúp Ban giám đốc
7
về chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ huy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là quan hệ phối hợp; quan hệ cấp dưới là
quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm cụ thể hóa để thực thi mệnh lệnh của Ban
giám đốc. Đây là sự cải tiến hiệu quả cách thức tổ chức của một công ty cổ phần với
rất nhiều sự phân cấp theo phòng ban và theo chức năng khác nhau. Tuy nhiên sự
phân cấp này đòi hỏi Ban giám đốc phải thường xuyên tiến hành các cuộc họp định
kỳ với các phòng ban và xí nghiệp để có thể theo dõi và đưa ra quyết định kịp thời.
Hơn nữa, khi cân nhắc đến các vấn đề về hướng đi, chiến lược hay chính sách phát
triển của công ty, Ban giám đốc sẽ lắng nghe rất nhiều ý kiến trái chiều và tốn nhiều

thời gian để có thể thống nhất và đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, Công ty đã sử
dụng các bộ phận tham mưu ở các phòng ban để có thể đưa ra quyết định chính xác,
thuyết phục và thống nhất tất cả các bên. Có thể nói sơ đồ cơ cấu tổ chức của
THEMCO phù hợp, thể hiện sự thích nghi cao trong cách xử lý nội bộ công ty.
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Trong những năm vừa qua, Công ty tập trung thực hiện các hoạt động kinh
doanh chính như sau:
- Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng thiết bị
vật tư y tế.
- Kinh doanh, sản xuất, sửa chữa kính thuốc, kính thời trang, thiết bị về kính.
- Kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm.
- Dịch vụ tư vấn, lập dự án trang thiết bị bệnh viện và các đơn vị y tế.

- Đầu tư tài chính trong các dịch vụ y tế và bệnh viện
- Liên kết đào tạo dạy nghề với các đơn vị có chức năng.
- Đầu tư tài chính và thiết bị vào các lĩnh vực hoạt động của các bệnh viện và các
cơ sở y tế.
- Liên doanh, liên kết khám chữa bệnh với các cơ sở khám chữa bệnh và bệnh
viện.
Thông qua những hoạt động kinh doanh này, Công ty đã thu về những kết quả
hoạt động kinh doanh đáng mong đợi. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng số liệu
sau:
8
Bảng 1: Tình hình kinh doanh chung của THEMCO giai đoạn 2011 - 2014
Đơn vị tính: VND

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
trước thuế
Lợi nhuận
sau thuế
2011 404.014.849.321 385.277.370.266 18.737.479.055 15.432.212.007
2012 538.444.119.023 518.001.417.019 20.442.702.004 16.823.005.360
2013 645.154.797.088 616.630.480.493 28.524.316.595 21.359.479.142
2014 902.144.188.143 863.908.214.564 38.235.973.579 29.816.464.973
( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính THEMCO)
Thông qua bảng số liệu về tình hình kinh doanh chung của THEMCO giai đoạn
2011-2014, có thể nhận thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai
đoạn vừa qua có xu hướng tiến triển tốt, liên tục tăng và ổn định qua các năm.

Năm 2012, doanh thu và lợi nhuận tăng lên khá cao nhưng chưa đáng kể so với
năm 2011. Cụ thể, doanh thu tăng lên 134.429.269.702 VND và lợi nhuận tăng lên
1.390.793.353 VND so với năm 2011. Có được mức tăng ổn định này là do Công ty
đã có những định hướng đúng đắn trong sự nghiệp phát triển lâu dài bền vững của
mình, đầu tư cho tương lai, thực hiện tốt kế hoạch 5 năm từ 2011-2015 mà công ty
đã đề ra. Công ty ngày càng liên kết, hợp tác với nhiều nhà cung cấp nước ngoài ở
các quốc gia khác nhau để có thể nhập khẩu những sản phẩm chất lượng cao mà giá
cả hợp lý cho khách hàng trong nước. Công ty đã mở rộng tìm kiếm khách hàng
không chỉ trong tỉnh mà còn trên khắp cả nước, điều này một phần giải thích chi phí
tăng lên do đóng gói và vận chuyển sản phẩm cũng như quảng bá sản phẩm cho
nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
Tiếp nối mức tăng trưởng năm 2012, năm 2013 Công ty cũng có những thành

tựu rõ rệt. Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 là 20% với mức chênh lệch là
106.710.612.065 VND, lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng gấp 1,27 lần so với năm
2012 (tăng lên 4.536.473.782 VND). Với sự tăng trưởng đáng kể này thể hiện Công
ty đã có những chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả, tạo dựng thương hiệu, thu
hút nhiều đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh trở thành bạn hàng quen thuộc. Cùng với
đó năm 2013, Công ty TNHH AEONMED Việt Nam (liên doanh giữa THEMCO,
AEONMED Company Limited và doanh nhân Thái Lan Thalearngsak Maneenet)
9
đã khởi công Dự án xây dựng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm y tế và dung dịch
lọc thận tại Khu công nghiệp Lễ môn – TP. Thanh Hóa. Hơn nữa, THEMCO đã
khởi công xây dựng Trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị y tế - Kho thiết bị y tế,
dược phẩm – Xưởng sản xuất thiết bị y tế tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga. Do đó,

sự tăng lên về doanh thu không chỉ do nhiều đơn đặt hàng từ khách hàng trong nước
mà còn do Công ty bắt đầu chú trọng hơn đến hoạt động cung cấp dịch vụ bảo
dưỡng trang thiết bị cho khách hàng. Chi phí tăng lên một phần do đầu tư xây dựng
các dự án và nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng phục vụ bạn hàng trong nước.
Đến năm 2014, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã tăng một cách đáng kể.
Cụ thể, doanh thu năm 2014 so với năm 2013 là 140% với mức chênh lệch
256.989.391.055 VND; lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng gấp 1,4 lần so với năm
2013. Lợi nhuận trong vòng 4 năm 2011-2014 tăng lên 193%. Có thể thấy hai dự án
năm 2013 đã đưa vào hoạt động đã bắt đầu ổn định, cùng với việc kinh doanh
thương mại diễn ra suôn sẻ, càng có nhiều khách hàng biết đến Công ty với số
lượng phân phối các trang thiết bị ngày càng tăng. Điều này góp phần khẳng định
chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa sản phẩm đáp ứng thỏa

mãn nhu cầu của khách hàng. Với những con số khả quan như vậy phần nào giúp
Công ty tạo dựng các mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác kinh doanh mới, tạo uy
tín trong thị trường cung cấp trang thiết bị y tế.
10
CHƯƠNG II – HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ Y TẾ
I. Tình hình kinh doanh nhập khẩu của THEMCO
1. Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2011 đến tháng 6-2015
Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu của THEMCO từ năm 2011 đến tháng 6 -2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn : Phòng Thương mại – Xuất nhập khẩu
THEMCO)

Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2011 đến tháng 6 -2015 liên tục biến đổi do mặt
hàng y tế có giá trị lớn và khác nhau theo từng nhóm mặt hàng. Đối với những
nhóm mặt hàng máy móc thiết bị có giá trị lớn, sử dụng lâu dài thường từ vài trăm
triệu trở lên như Máy siêu âm màu, Máy thở, Máy phân tích máu… Cho nên những
năm nào Công ty bán được nhiều máy móc thiết bị thì năm đó sẽ cao. Còn đối với
những mặt hàng dụng cụ y tế, hóa chất thường có giá trị không cao so với máy móc,
thiết bị nên nó chiếm tỷ lệ giá trị hàng nhập khẩu thấp hơn. Năm 2011 bắt đầu thực
hiện kế hoạch 5 năm từ 2011-2015, Công ty bắt đầu có sự mở rộng thị trường nhập
khẩu, ký hợp đồng với nhiều đối tác nước ngoài hơn. Tình trạng này được duy trì
trong suốt gần 5 năm qua, tuy nhiên năm 2013 có sự sụt giảm về kim ngạch xuống
còn khoảng 93,6 tỷ VND. Một phần lý do được nêu ra ở trên khi năm 2012, một vài
bệnh viện đã đặt mua sản phẩm với mỗi sản phẩm lên đến hàng chục tỷ đồng như

HT máy chụp vi tính cắt lớp toàn thân 64 dãy, máy siêu âm Doppler màu… Để khắc
phục tình trạng lên xuống về kim ngạch này, THEMCO đã tích cực tìm kiếm thị
trường với cả thị trường cung cấp nguồn hàng hóa và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, các thị trường luôn luôn thay đổi,
không phải các doanh nghiệp nước ngoài nào cũng có khả năng cung cấp các trang
thiết bị phù hợp với yêu cầu của Công ty, do đó THEMCO đã tìm kiếm thêm nhiều
nguồn cung cấp khác nữa như các nước công nghiệp phát triển cho các sản phẩm
trang thiết bị y tế. Hơn thế nữa Công ty còn thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước,
thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm nhập khẩu của khách hàng tăng lên không chỉ bằng
cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm mà còn cung cấp trọn vẹn dịch vụ hỗ trợ sau
11
bán hàng. Khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên cũng thể hiện cần nhập khẩu

nhiều máy móc, thiết bị hơn giúp cho kim ngạch nhập khẩu tăng. Điều này được
thực hiện một cách hiệu quả khi năm 2014, kim ngạch nhập khẩu đã lên đến gần
128 tỷ đồng và đến tháng 6 năm 2015, con số đó đã vào khoảng hơn 75 tỷ đồng và
sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm.
2. Cơ cấu hàng nhập khẩu
Các trang thiết bị y tế của công ty có thể chia làm các nhóm sau:
- Nhóm máy móc, thiết bị: thiết bị thăm dò chức năng, thiết bị chuẩn đoán hình ảnh,
thiết bị labo xét nghiệm, thiết bị hồi sức cấp cứu…
- Nhóm dụng cụ: găng tay, dao mổ, bơm kim tiêm, kéo, hộp đựng dụng cụ y tế….
- Nhóm hóa chất: hóa chất xét nghiệm, hóa chất phòng chống dịch….
Bảng 2:Cơ cấu hàng nhập nhập khẩu giai đoạn 2011 – tháng 6 năm 2015
Năm Nhóm máy móc,

thiết bị
Nhóm dụng cụ Nhóm hóa chất
Giá trị (VND) Tỷ trọng
(%)
Giá trị (VND) Tỷ trọng
(%)
Giá trị (VND) Tỷ trọng
(%)
2011 46.622.822.90
1
58% 26.526.778.547 33% 7.234.575.967 9%
2012 72.327.047.22

8
61% 36.519.230.403 31% 9.722.652.251 8%
2013 52.609.989.13
5
56% 31.828.107.306 34% 9.173.983.872 10%
2014 75.406.315.26
8
59% 40.898.340.484 32% 11.502.658.263 9%
6 tháng
đầu 2015
45.383.077.53
1

60% 23.370.023.319 31% 6.634.071.149 9%
(Nguồn: Phòng Thương mại – Xuất nhập khẩu THEMCO)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cơ cấu các mặt hàng qua các năm gần đây không
có nhiều biến động lớn. Nhóm hàng về máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ lệ hơn 55%,
cùng với đó là nhóm dụng cụ chiếm tỷ lệ hàng năm khoảng hơn 30%. Có thể thấy 2
nhóm hàng này thuộc những mặt hàng mà khách hàng trong nước có nhu cầu sử
dụng cao. Về máy móc thiết bị, trong những năm gần đây, nhiều bệnh viện có nhu
cầu đổi mới hệ thống máy móc của bệnh viện thay thế những thiết bị cũ. Hơn nữa,
máy móc, thiết bị là những đồ công nghệ cải tiến theo từng ngày, do đó, các bệnh
viện, trung tâm y tế luôn luôn cần thay thế phù hợp với nhu cầu khám và chữa bệnh.
12
Nắm bắt được tình hình và nhu cầu này nên THEMCO thường hay nhập khẩu

những máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phân phối trong nước. Nhóm
dụng cụ cũng thường nhập về thường xuyên với số lượng lớn đặc biệt như găng tay
cao su hay một số thiết bị cho phẫu thuật. Hằng năm, THEMCO luôn phải nhập
khẩu găng tay từ Malaysia để phục vụ cho chính công ty cũng như hầu hết các bệnh
viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. Về cơ cấu mặt hàng thì hóa chất vẫn chiếm tỷ
lệ khoảng 10% do đơn đặt hàng của khách hàng trong nước không nhiều, cũng như
thường có những công ty dược phẩm chuyên cung cấp về mặt hàng này.
3. Thị trường nhâp khẩu thiết bị y tế của THEMCO từ 2011 đến tháng 6- 2015
Trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015, THEMCO bắt đầu mở rộng thị trường
nhập khẩu cũng như tăng giá trị nhập khẩu của mỗi lô hàng. Từ 9 thị trường nhập
khẩu năm 2011 lên đến 17 thị trường năm 2015 và giá trị hàng nhập khẩu từ hơn 80
tỷ năm 2011 lên đến hơn 127 tỷ năm 2014. Những số liệu cơ bản này cho thấy trong

5 năm vừa qua THEMCO không ngừng nâng cao chất lượng tìm kiếm nguồn hàng
phục vụ cho các đơn vị, trung tâm y tế trong và ngoài tỉnh. Điều đó được thể hiện rõ
hơn qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3: Thị trường nhập khẩu thiết bị y tế từ năm 2011 đến tháng 6-2015
(Nguồn: Phòng Thương mại – Xuất nhập khẩu THEMCO)
STT Tên nước Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị (VND) Tỷ
trọng
(%)
Giá trị (VND) Tỷ
trọng
(%)

Giá trị (VND) Tỷ
trọng
(%)
Giá trị (VND)
1 CH Séc 122.056.171 0,15 72.380.000 0,06 - -
2 Nhật Bản 19.585.490.855 24,5 66.156.000.000 55,8 11.401.537.625 12,2 54.789.367.890
3 Mỹ 4.867.811.000 6,08 2.827.244.000 2,38 1.650.000.000 1,76 4.356.345.000
4 Italia - - 89.994.000 0,08 - - 101.654.324
5 Đức 4.659.124.333 5,82 3.835.500.126 3,33 4.817.345.764 5,15 5.595.000.000
6 Đài Loan 3.878.457.111 4,84 2.872.680.456 2,52 3.209.120.379 3,43 3.767.856.000
7 New
Zealand

- - 124.000.000 0,12 484.220.000 0,52 650.890.000
8 Trung Quốc 1.456.777.567 1,82 1.360.000.000 1,25 3.342.768.127 3,57 2.550.567.127
9 Hàn Quốc 7.889.567.890 9,86 7.259.875.753 6,42 26.667.500.000 28,5 13. 789.665.888
10 Thụy Sỹ - - 198.200.000 0,17 - -
11 Singapore - - 79.000.000 0,07 - - 340.765.000
12 Pháp 2.800.658.489 3,53 2.408.590.000 2,03 - - 2.500.619.834
13 Malaysia 35.124.234.000 43,4 30.003.124.785 25,7 39.457.234.783 42,1 39.780.450.667
14 Phần Lan - - 243.000.000 0,2 - - 353.760.000
15 Mexico - - 39.358.762 0,04 17.789.000 0,02
16 Hungary - - - - 2.407.200.890 2,57 2.570.222.119
17 Thụy Điển - - - - 157.363.745 0,18 160.770.000
80.064.742.447 100 118.568.929.882 100 93.612.080.313 100 127.807.314.01

13
14
Từ bảng thống kê trên ta thấy có một số thị trường trở thành bạn hàng quen
thuộc của Công ty trong gần 5 năm qua, tiêu biểu là Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc,
Malaysia, Đài Loan. 6 thị trường trên thường chiếm tỷ lệ giá trị nhập khẩu lên đến
khoảng 90%. Sở dĩ THEMCO nhập nhiều mặt hàng từ các thị trường này bởi
những tập đoàn sản xuất trang thiết bị hàng đầu trên đều ở các nước phát triển này.
Điển hình là các tập đoàn thiết bị y tế Human, Roche của Đức; các tập đoàn thiết bị
y tế Toshiba, Nihon Kohden, Hitachi của Nhật; của Malaysia có Công ty sản xuất
vật tư Soonsoon… và nhiều công ty khác. Luôn muốn cung cấp những sản phẩm
chất lượng cho người tiêu dùng với giá cả phù hợp với từng nhóm khách hàng nên
công ty luôn cố gắng tìm kiếm nhiều nguồn hàng khác nhau trên thế giới. Nếu như

những sản phẩm của Nhật, Đức hay Mỹ thường được các bệnh viện tuyến tỉnh, thì
những trang thiết bị của Hàn Quốc, Đài Loan hay Malaysia thường được dùng trong
các bệnh viện tuyến huyện tuy độ bền không bằng nhưng có giá thành sản phẩm
thấp hơn và chức năng tương đương. Hiện nay thì Công ty bắt đầu nhập khẩu từ
một số thị trường tiềm năng khác như Phần Lan, Hungary, Thụy Điển với mục đích
thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng.
Nhìn một cách cụ thể, vẫn có một số thị trường biến động nhất định qua từng
năm. Điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ. Sự biến động này chỉ xuất hiện
trong 2 năm 2012-2013. Ở Nhật Bản, năm 2012 có một số bệnh viện lắp hệ thống
máy chụp cắt lớp lên đến vài chục tỷ đồng như BV Sơn Tây, BV Phổi. Đến năm
2013, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam chỉ đáp ứng 25 giường bệnh
cho 10.000 người. Cùng với đó là hệ thống thiết bị y tế ở các bệnh viện vẫn thiếu,

chưa đồng bộ và lạc hậu, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện. Vậy nên trong thời
gian này các bệnh viện tuyến huyện thường mua nhiều những sản phẩm từ Hàn
Quốc nên con số giá trị thiết bị nhập khẩu lên đến 26,6 tỷ đồng. Với thị trường Thụy
Sỹ thường nhập một số hóa chất hoặc máy móc theo yêu cầu khách hàng vì những
năm này công ty chưa có nhiều kinh nghiệm và bạn hàng trên thị trường này. Thay
vì đó ở thị trường châu Âu, THEMCO hay nhập của Pháp và Đức.
Tuy có những biến động ở một số thị trường trong vòng 3 năm 2011-2013
nhưng bắt đầu năm 2014, công ty bắt đầu quen thuộc hơn với các thị trường nước
ngoài và bắt đầu nhập khẩu ở một số thị trường mới như Hungary, Mexico, Thụy
15
Điển. Hơn nữa, các mặt hàng nhập khẩu bắt đầu trải dài qua nhiều thị trường, giúp
công ty có nhiều sự lựa chọn về giá cả cũng như chất lượng của mặt hàng, đảm bảo

tốt việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng trong nước. Qua bảng số liệu cho thấy
sự cố gắng, nỗ lực của công ty trong những năm dù phải trải qua những khó khăn
ban đầu khi tìm hiểu thị trường.
4. Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu từ năm 2011 đến tháng 6 - 2015
Trong giai đoạn vừa qua, THEMCO bắt đầu mở rộng thị trường tiêu thụ không
bị giới hạn bởi khu vực vùng địa lý, không phân biệt thành thị và nông thôn. Chính
sách mở rộng các trung tâm y tế xuống các huyện, vùng cao, vùng sâu. Điều đó
được thể hiện rõ trong năm 2011 Công ty chỉ mới cung cấp hàng nhập khẩu cho
khoảng 20 đơn vị với 78 đơn đặt hàng thì đến năm 2014 con số đó đã lên đến 42
đơn vị với 123 đơn đặt hàng. Căn cứ vào nguồn lợi khách hàng đem lại cho công ty
thì phân loại thành các nhóm và giá trị thực hiện hợp đồng của mỗi nhóm như sau:
Bảng 4: Các nhóm khách hàng trong nước của THEMCO từ 2011 đến tháng 6 - 2015

Năm Nhóm khách hàng lớn Nhóm khách hàng vừa Nhóm khách hàng nhỏ
Giá trị
(nghìn đồng)
Tỷ
trọng
Số đơn
hàng
Giá trị
(nghìn đồng)
Tỷ
trọng
Số đơn

hàng
Giá trị
(nghìn
đồng)
Tỷ
trọng
Số đơn
hàng
2011 42.478.234 32% 5 75.664.345 57% 37 14.601.892 11% 36
2012 58.988.318 31% 7 114.170.939 60% 45 17.125.640 9% 34
2013 60.541.479 30% 7 119.064.908 59% 53 22.198.542 11% 40
2014 72.112.345 30% 8 146.628.434 61% 68 21.633.703 9% 47

(Nguồn: Phòng Thương mại – Xuất nhâp khẩu THEMCO)
- Nhóm khách hàng lớn: chiếm 10% số lượng khách hàng hiện có, đem lại giá trị rất
lớn cho doanh nghiệp nhưng số lượng đơn hàng không nhiều. Giá trị thực hiện hợp
đồng với nhóm này chiếm khoảng 30% tổng giá trị thực hiện hợp đồng của công ty.
Điển hình là BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và BV Nhi Thanh Hóa. Hằng năm, Công
ty ký hợp đồng với các đơn vị này với nhiều lô hàng với mỗi lô có giá trị 7-10 tỷ
đồng.
- Nhóm khách hàng vừa: nhóm khách hàng này chiếm khoảng 30% số khách hàng
hiện có với mỗi đơn hàng có giá trị 2-3 tỷ. Tuy không mang lại nhiều lợi nhuận như
doanh nghiệp lớn nhưng đây là nhóm khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp với giá
trị thực hiện hợp đồng vào khoảng 60% tổng giá trị thực hiện. Số đơn hàng cùng với
16

giá trị thực hiện hợp đồng của nhóm này tăng lên theo từng năm (giá trị từ 75,6 tỷ
năm 2011 lên 146,6 tỷ năm 2014 với số đơn hàng từ 37 lên 68 đơn hàng). Một số
khách hàng của nhóm này là Sở Y tế Thanh Hóa, BV Ngọc Lặc, BV Nội tiết Thanh
Hóa, Sở y tế Đồng Nai, BV Phụ sản, BV Đa khoa Quảng Xương, BV Đa khoa Nghệ
An Trung tâm CSSK Sinh sản Thanh Hóa…Ở đây đã xuất hiện thêm những khách
hàng ngoài tỉnh và những bệnh viện tuyến huyện.
- Nhóm khách hàng nhỏ: chiếm 60% số khách hàng, tuy nhiên giá trị đem lại cho
Công ty lại ít, thông thường chỉ ký hợp đồng đơn hàng có giá trị vài trăm triệu
đồng, số lượng mua hàng không thường xuyên như BV Đa khoa Hậu Lộc, BV Đa
khoa Thiệu Hóa, BV Đông Sơn…
* Thị phần của THEMCO: trong báo cáo hàng năm của Công ty, theo Trung tâm
Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công thương (VITIC), THEMCO luôn

nằm trong 15 công ty chiếm thị phần trang thiết bị nhập khẩu cao nhất trên thị
trường. Điển hình năm 2011 thị phần của Công ty chiếm 2,1% nhu cầu trang thiết bị
trong nước và theo báo cáo năm 2014, con số đó là 2,8%.
* Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay xuất hiện nhiều công ty sản xuất kinh doanh, công ty
xuất nhập khẩu đều hướng đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu trang thiết bị y tế chất
lượng cao của thị trường tiêu thụ. Trên thị trường tồn tại những công ty sản xuất
thiết bị máy móc trong nước tích cực phát triển như Công ty nhựa y tế
MEDIPLAST, Trung tâm công nghệ NACENLAS…và những công ty có tên tuổi
trên tuổi trên thị trường như Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội, Công ty cổ
phần thiết bị y tế Việt Nhât, Công ty dược Hậu Giang cùng với nhiều doanh nghiệp
thuộc khối tư nhân khác như Công ty TNHH Thanh Phương, Công ty TNHH
Thương mại Tâm Hợp. Vì sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh,

THEMCO phải biết nhấn mạnh vào khả năng cạnh tranh chất lượng sản phẩm của
hàng hóa nhập khẩu từ các nước phát triển có trình độ công nghệ hiện đại. Cùng với
đó, Công ty đã và đang tiến hành cung cấp sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu
cầu của từng lớp khách hàng khác nhau. Công ty còn xây dựng hệ thống kho bãi,
trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và hệ thống phương tiện vân chuyển chuyên dụng
để có thể tăng sự chú ý với các nhà gọi thầu, thực hiện những gói thầu mang giá trị
cao.
17
II. Khái quát quy trình nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty
Cùng với sự phát triển của buôn bán quốc tế, phân công lao động quốc tế với
mức độ và quy mô chuyên môn hóa ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được
chuyên môn hóa, do các tổ chức, các nghiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến

hành và giao nhận đã chính thức trở thành một nghề. Để hạn chế thời gian cũng như
việc nhận hàng nhập khẩu được thuận tiện hơn, THEMCO đã ký kết hợp đồng giao
nhận với một số công ty giao nhận trong nước, thay mặt người nhập khẩu
(THEMCO) làm các dịch vụ được quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy mà quy
trình nhập khẩu của THEMCO trải qua các bước sau: Nghiên cứu thị trường; đàm
phán và ký hợp đồng nhập khẩu; thanh toán; thủ tục thông quan hàng hóa và nhận
hàng.
1. Nghiên cứu thị trường
1.1. Xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu
Công ty nhập khẩu hàng hóa để cung cấp, lắp đặt cho các bệnh viện, các sở ban
ngành trong tỉnh. Do đó, cần phải xác định nhu cầu cụ thể về mặt hàng, quy cách,
chủng loại, số lượng, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được. Sau đó, công ty

sẽ tổng hợp các nhu cầu của khách hàng, cân đối với lượng hàng tồn kho, quyết
định hàng hóa cần nhập khẩu. Yêu cầu các mặt hàng cần nhập khẩu sẽ là căn cứ để
ký kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài.
1.2. Điều tra, nghiên cứu thị trường nước ngoài và lựa chọn đối tác kinh
doanh
Việc điều tra, nghiên cứu thị trường nước ngoài là rất cần thiết. Khi công ty biết
rõ thị trường cũng như đối tác trong thị trường đó giúp cho công ty không bị lừa
gạt, hay chịu những khoản lỗ không đáng có. Hiện nay, THEMCO có quan hệ hợp
tác với gần 100 công ty trên khắp thế giới từ các nước Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hàn
Quốc, Đài Loan, Malaysia… Hơn thế nữa, cung cấp trang thiết bị y tế là một ngành
khá đặc thù, nhu cầu trang bị các thiết bị y tế ở các cơ sở y tế luôn luôn tồn tại và
không kể thời điểm nào trong năm. Vấn đề công ty cần quan tâm trước khi ký kết

hợp đồng là giá cả hàng nhập khẩu. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
giá cả (nhân tố cạnh tranh, sự biến động của tỉ giá hối đoái) nhà nhập khẩu nắm
18
được xu hướng biến động của chúng. Từ đó công ty tiến hành xác định mức giá cho
loại hàng mà họ chủ trương nhập khẩu.
2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
II.1. Giao dịch, đàm phán
Trong kinh doanh quốc tế nói chung có 3 hình thức đàm phán cơ bản đó là: đàm
phán qua thư tín, điện tín hoặc gặp gỡ trực tiếp. Hầu như THEMCO đều đàm phán
qua thư tín, điện tín, đặc biệt với những đối tác truyền thống, lâu năm. Còn đàm
phán qua việc gặp gỡ trực tiếp thường rất ít vì một phần là lý do tốn kém chi phí,
thời gian và việc gặp gỡ chỉ xảy ra khi công ty hợp tác với một bạn hàng hoàn toàn

mới. Quá trình đàm phán theo lý thuyết theo một quy trình như sau : Hỏi hàng –
Chào hàng – Đặt hàng - Hoàn giá – Chấp nhận – Xác nhận. Về cơ bản, quá trình
đàm phán của công ty cũng trải qua những bước này, thời gian đàm phán dài hay
ngắn phụ thuộc vào mối quan hệ cũng như tinh thần hợp tác giữa hai bên. Như đã
đề cập ở trên, thông thường những giao dịch này đàm phán hầu như qua thư tín
hoặc điện tín.
Bước đàm phán này trên thực tế của công ty diễn ra khá đơn giản, nhất là đối
với những đối tác lâu năm. Hơn thế nữa, công ty còn có nhiều sự lựa chọn về việc
nhập khẩu của hãng nào, thị trường nào. Vì vậy, công ty có thể lựa chọn đơn hàng
nào có giá cả cũng như nhu cầu phù hợp.
II.2. Ký kết hợp đồng
Sau khi giao dịch và đàm phán, hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở
thương mại ở các quốc gia khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở
hữu hàng hóa sang cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Theo
điều 24, khoản 2 luật Thương mại 2005: « Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng
hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy
định đó ».
Tuy theo luật Thương mại 2005 không quy định các điều khoản chủ yếu của hợp
đồng nhưng thông thường, hợp đồng có những điều khoản sau: Tên hàng, số lượng,
quy cách, phẩm chất, bao bì, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao nhận
hàng. Ngoài ra, khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, công ty thường đưa vào
thêm các điều khoản như bất khả kháng và điều khoản bảo hành.
19

3. Phương thức thanh toán
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quy định rõ phương thức thanh toán. Về
mặt lý thuyết, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: phương thức tín dụng
chứng từ LC, nhờ thu kèm chứng từ, chuyển tiền bằng điện (T/T) hay chuyển tiền
C.A.D… Trên thực tế, Công ty thường hay áp dụng phương thức thanh toán chuyển
tiền bằng điện T/T. Chuyển tiền bằng điện (T/T) là hình thức thanh toán khá đơn
giản, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người nhập khẩu) ủy nhiệm
cho Ngân hàng trích tài khoản của khách hàng một số tiền nhất định chuyển cho
một người khác (người bán, người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định và trong
một thời gian nhất định. Chính vì sự tiện dụng và nhanh chóng của phương thức
này, công ty thường áp dụng với những đối tác truyền thống. Còn với phương thức
thanh toán bằng LC thì thường rất khi được 2 bên lựa chọn. Phương thức này chỉ áp

dụng với những nhà xuất khẩu mới, Công ty chưa có nhiều thông tin về doanh
nghiệp đấy mà vẫn cần mua những mặt hàng từ họ; hoặc áp dụng với những đơn
hàng có giá trị lớn.
4. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần)
Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu cần phải chú ý theo dõi và cập nhật thông
tin của nhà nước về danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện…
để từ đó xem xét xem hàng hóa của mình có thuộc diện phải xin giấy phép nhập
khẩu hay không. Những sản phẩm phải xin giấy phép nhập khẩu được nêu rõ trong
phụ lục 1 ban hành kèm thông tư số 24/2011/TT-BYT hướng dẫn về việc nhập khẩu
trang thiết bị y tế. Ngoài ra, những thiết bị ứng dụng các phương pháp chuẩn đoán,
điều trị mới và lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam cũng cần xin giấy phép nhập khẩu.
Mọi quy trình, hồ sơ, thủ tục và xử lý vi phạm đều quy định ở trong thông tư này và

doanh nghiệp sẽ làm theo hướng dẫn đó để xin cấp giấy phép nhập khẩu.
5. Thủ tục thông quan hàng hóa và nhận hàng
Như đã đề cập ở trên, Công ty sẽ ký hợp đồng với một công ty giao nhận hàng
không nhận hàng và giao đến điểm đích. Hàng hóa, trang thiết bị y tế là mặt hàng có
giá trị lớn, yêu cầu an toàn cao nên hầu như đều được vận chuyển bằng đường hàng
không. Về tờ khai hải quan thông thường cũng sẽ do bên giao nhận làm. Hơn nữa,
người giao nhận ngoài việc thu hồi vận đơn bản gốc số 2 hoặc vận đơn gom hàng,
20
người nhập khẩu còn cần phải cung cấp những chứng từ sau: Giấy phép nhập khẩu
(nếu có), Bản kê khai chi tiết hàng hóa, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Chứng từ
xuất xứ, Hóa đơn thương mại, Giấy chứng nhận phẩm chất và giấy tờ cần thiết
khác. Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi

cước phí thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho
hàng hóa. Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy
tờ hải quan và thông báo thuế. Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi
phí mà người giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.
III. Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty
1. Thành tựu
Trải qua hơn 14 năm phấn đấu và phát triển, Công ty đã đạt được những thành
tựu đáng kể đặc biệt trong hoạt động nhập khẩu trong thời gian vừa qua:
- Kim ngạch nhập khẩu tăng từ năm 2011 là 80.384.177.416VND đến năm 2014 là
127.807.314.015VND. Công ty luôn nằm trong 10 Công ty tiêu biểu về nhập khẩu
trang thiết bị y tế trong cả nước (theo VITIC). Chăm sóc sức khỏe con người càng
ngày càng được chú trọng nên nhiều bệnh viện mua những thiết bị hiện đại để phục

vụ vấn đề sức khỏe của người dân. Cùng với đó là nhu cầu thay đổi trang thiết bị
đồng bộ kịp thời cũng như nhu cầu cung cấp trang thiết bị ở tuyến huyện ngày càng
mở rộng.
- Thị trường nhập khẩu ngày càng mở rộng khi năm 2011 chỉ mới 9 thị trường thì
năm 2015 đã lên đến 17 thị trường với nhiều mặt hàng và chủng loại khác nhau. Kết
quả này đạt được là do đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ kiến
thức về nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu thị trường quốc tế nên giao dịch với bạn
hàng quốc tế thuận lợi hơn.
- Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước tăng cả về số lượng đơn hàng và
giá trị mỗi đơn hàng. Ngoài việc đem lại những sản phẩm chất lượng thì Công ty
luôn cung cấp dịch vụ sau khi mua hàng giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi
mua sắm hàng hóa. THEMCO trở thành đơn vị đáng tin cậy và thu hút được nhiều

khách hàng.
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Công ty vẫn tồn tại những hạn chế sau:
21
- Kim ngạch nhập khẩu nhìn chung tăng nhưng vẫn có những biến động nhất định.
Sở dĩ chưa có sự đồng đều như vậy là do một vài chính sách đề ra mục tiêu 5 năm
2011-2015 chưa thực sự phát huy hiệu quả như nguồn hàng cung cấp ra thị trường
phần lớn địa bàn trong tỉnh và một số khách hàng quen thuộc, bắt đầu mở rộng ra
các tỉnh khác nhưng chưa thu được nhiều kết quả.
- Nhập khẩu trang thiết bị từ hơn 17 thị trường nhưng trong đó khoảng 90% giá trị
hàng nhập khẩu là từ Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc. Đây cũng là con số thống kê
chung của toàn ngành. Đây là các nước xuất hiện những công ty sản xuất trang thiết

bị bậc nhất thế giới với các dòng nhãn hiệu nổi tiếng như Human, Hitachi, GE,
Sanyo, Kodak.
- Thị trường cạnh tranh trong nước ngày càng khốc liệt. Thị trường càng mở cửa tạo
môi trường cho các trung tâm sản xuất thiết bị máy móc mở rộng được cơ sở sản
xuất để sản xuất những sản phẩm hiện đại và chất lượng. Thị trường cung cấp trang
thiết bị vẫn đang rộng mở nên thôi thúc nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thị trường
này.
- Vẫn còn tồn đọng những vấn đề bên phía Hải quan chưa được giải quyết triệt để
khi áp dụng mức thuế với mỗi mặt hàng. Biểu thuế suất cùng với các thông tư, nghị
định vẫn tồn tại những vấn đề chưa thống nhất dẫn đến doanh nghiệp vướng phải
khó khăn trong việc xác định mức thuế cùng những mặt hàng khi phân luồng nhập
khẩu.

22
CHƯƠNG III – ĐỀ XUẤT CÁ NHÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
- Về thị trường:
+ Đối với nguồn cung cấp nước ngoài thì việc mở rộng, đa dạng hóa chủng
loại, đa dạng hóa nguồn cung cấp các sản phẩm hiện nay tăng lên nhưng không phải
như thế đã thực sự đảm bảo cho THEMCO giữ vững được nguồn thị trường cung
cấp này. Mặt khác phải tìm kiếm nguồn cung cấp có lợi hơn nữa đối với Công ty.
Công ty cần phát huy hơn nữa những hiểu biết của mình về các vấn đề sau: nắm
vững chính sách thương mại quốc tế cũng như chính sách bảo hộ mậu dịch của mỗi
quốc gia và những thông tin dự đoán các biến động về kinh tế, chính trị để tránh các

trường hợp bất khả kháng khi thực hiện hợp đồng; nắm bắt các chính sách nhập
khẩu về máy móc, thiết bị sản xuất các trang thiết bị y tế của Nhà nước, tình hình
giá cả của nguyên liệu, thiết bị cũng như điểm mạnh, điểm yếu của thiết bị do từng
nước sản xuất. Những thông tin về thị trường cần phải cập nhật chính xác kịp thời,
sau đó đưa ra phân tích, nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra quyết định.
+ Đối với thị trường trong nước: Công ty cần chú trọng để phát hiện nhu cầu
của các đơn vị, nắm rõ thông tin về tình hình cạnh tranh trên thị trường thiết bị y tế
cũng như chính sách của Nhà nước có liên quan đến nhập khẩu trang thiết bị y tế
cùng biểu thu. Ngoài ra cần phải xác định rõ liệu hàng hóa kinh doanh của công ty
khi bán ra có khả năng tiêu thụ như thế nào trên thị trường.
Để đảm bảo những giải pháp này được đưa vào thực hiện hiệu quả thì vấn đề
đào tạo các cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ngoại thương là rất cần

thiết. Công ty có thể thực hiện các chính sách cử cán bộ đi đào tạo thêm về các
nghiệp vụ ngoại thương, kỹ thuật và ngoại ngữ. Thêm nữa, Công ty cần đưa ra
những phúc lợi, chế độ khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần của cán bộ công nhân
viên.
- Giải pháp về vốn: Muốn có được hiệu quả kinh tế thì phải sử dụng đồng vốn có
hiệu quả cao. Nhu cầu mặt hàng nhập khẩu ngày càng cao trong khi vốn nhập khẩu
23
thì eo hẹp nên để đạt được hiệu quả kinh doanh thì công ty phải làm tốt công tác
quản lý vốn. Công ty cần tính toán thời gian chi phí thu hồi vốn trong kinh doanh
cũng như dự tính trước các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. Ngoài
ra cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách: tăng nhanh tốc độ luân
chuyển các mặt hàng để không cần tăng thêm lượng vốn lưu động mà hiệu quả sử

dụng vốn lại tăng lên; lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi và an toàn để
tránh tình trạng ứ đọng vốn.
- Hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu: Hiện nay các nghiệp vụ mà
THEMCO đang sử dụng là phù hợp và hiệu quả nhưng điều này không có nghĩa là
các nghiệp vụ đó không bao giờ thay đổi. Trong xu thế hội nhập thì nhiều yếu tố mà
công ty không thể kiểm soát như kinh tế, chính trị, pháp luật sẽ thay đổi và sẽ kéo
đến các nghiệp vụ thay đổi phù hợp với tình hình hiện tại. Vì vậy, từ khâu chọn đối
tác kinh doanh đến đàm phán, ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài thì cần hết
sức thận trọng để không bị những bất lợi, sức ép từ đối tác. Đồng thời, ở thủ tục hải
quan để tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu, Công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần
thiết cho bên giao nhận để tránh việc lấy hàng chậm trễ, ảnh hưởng đến phân phối
trong nước.

Trên đây là một số giải pháp để phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty. Để
thực hiện tốt những giải pháp trên thì cán bộ công nhân viên trong công ty cùng các
cấp lãnh đạo đoàn kết, chung sức, có những lộ trình, kế hoạch hợp lý cũng như thực
hiện tốt mục tiêu đề ra. Mỗi cá nhân cần có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao và các cán bộ quản lý thì cần thường xuyên giám sát, đốc
thúc, vạch rõ những nhiệm vụ cho các phòng ban và lập kế hoạch tương lai cho
Công ty để THEMCO ngày càng trở thành đơn vị có uy tín về cung cấp trang thiết
bị y tế trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
24
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa có bề dày 14 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế và đã trở thành một trong những doanh

nghiệp hàng đầu trên cả nước về nhập khẩu cũng như cung cấp các thiết bị máy
móc y tế hiện đại.
Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết bị vật tư y tế có những bước
tiến vượt bậc về kim ngạch lẫn chuyên môn. Trong suốt giai đoạn từ năm 2011-
2015 Công ty luôn là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu về nhập khẩu trang thiết
bị y tế, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 chiếm đến 4,7% kim ngạch nhập khẩu cả
nước về trang thiết bị y tế (theo VITIC). Trong suốt những năm qua, Công ty đầu tư
tập trung vào nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên
môn và nghiệp vụ, nhanh nhạy với thị trường trong nước và nước ngoài.
Công ty ngày càng đa dạng hóa sản phẩm và thị trường nguồn cung cấp, tạo
quan hệ tốt đẹp với nhiều bạn hàng nước ngoài. Hơn nữa, chính vì nhập khẩu những
sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp với từng loại mặt hàng cùng với dịch vụ

cung cấp sau khi mua sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu của nhiều lớp người tiêu
dùng, tạo chỗ đứng cho Công ty trên thị trường cung cấp các trang thiết bị y tế khốc
liệt ở trong nước.
Tuy nhiên, Công ty vẫn có điểm hạn chế nhất định khi làm việc với bên phía
Hải quan vẫn có những vướng mắc dẫn đến việc chậm trễ trong khâu nhận hàng.
Thông qua những tài liệu được cung cấp, những thông tin tìm hiểu được cũng
như sự giúp đỡ của các cán bộ trong Công ty, đặc biệt là các anh chị phòng Thương
mại – Xuất nhập khẩu đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này. Vì kiến thức còn hạn
chế, thời gian không nhiều và kỹ năng phân tích chưa cao nên em mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
25

×