Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY CP dược VTYT THÁI BÌNH năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.71 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
I. Giới thiệu sơ lược về công ty CP dược VTYT Thái Bình
1. Giới thiệu chung
Tên doanh nghiệp phát hành: Công ty Cổ Phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình
Tên giao dịch: THAIBINH PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: THABIPHAR

Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 0803000050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
tỉnh Thái Bình cấp ngày 04/4/2002, thay đổi lần thứ 3 ngày 04/6/2007
Trụ sở công ty đặt tại số 64, phố Hai Bà Trưng, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố
Thái Bình, Thái Bình.
Ngày hoạt động: 01/04/2002 (Đã hoạt động 13 năm)
Điện thoại: 0363831464 0 Fax: 0363831497
Giám đốc: NGÔ DƯƠNG BÀN
Vốn điều lệ: 19.000.000.000 đồng
 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Dược Vật tư Y tế Thái Bình tiền thân là Xí nghiệp liên hợp Dược Thái Bình,
được thành lập theo Quyết định số 71/TC0UB ngày 13 tháng 12 năm 1982 của UBND
tỉnh Thái Bình về việc sáp nhập Công ty Dược Thái Bình, Xí nghiệp Dược phẩm Thái
1
Bình và Trạm nghiên cứu dược liệu thuộc Sở Y tế Thái Bình thành Xí nghiệp liên hợp
Dược Thái Bình.
Ngày 21 tháng 02 năm 1997, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định số 61/QĐ0UB về
việc sáp nhập Công ty Vật tư Y tế Thái Bình với Xí nghiệp liên hợp Dược Thái Bình
thành Công ty Dược Vật tư Y tế Thái Bình.
Ngày 22 tháng 10 năm 2001, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Thái Bình có Quyết định số
1342/QĐ0UB của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Thái Bình về việc chuyển Công ty Dược Vật
tư Y tế Thái Bình thành Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế Thái Bình.
 Các ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu, hoá chất, tinh dầu, dược thực
phẩm


- Bán buôn, bán lẻ vật tư, thiết bị, biểu mẫu y tế, mỹ phẩm
- Hoạt động phòng khám: Phòng chẩn trị y học cổ truyền
- Trồng cây dược liệu
- Trồng hoa, cây cảnh
- Hoạt động dịch vụ trồng trọt
 Các thành tựu đạt được
Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình là một doanh nghiệp đầu đàn trong ngành
dược cả nước. Các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh của công ty luôn
phát triển, đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong địa bàn tỉnh nhà, góp phần cung cấp thuốc
cho thị trường cả nước nhằm bình ổn giá đảm bảo việc làm cho gần 500 lao động trong
tỉnh.
Trong những năm qua do có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh nên Công ty đã
được các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như Tổng bí thư Nông Đức
Mạnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm và khen ngợi, Để khẳng định những thành
tích đó, Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng những danh hiệu cao quý.
- Huân chương lao động hạng nhất
- Huân chương lao động hạng nhì
- Huân chương lao động hạng ba
- Huân chương tiến công hạng ba
- Nhiều bằng khen của Uy ban nhân dân tỉnh, của bộ nội vụ, của Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, Bộ y tế.
2
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị Ban giám đốc
P. Tổ chức hành chính
P. Kinh doanh thị trường
P. Tài vụ
P. Kế hoạch vật tư
P. Kỹ thật cơ điện

P. Nghiên cứu
P. Kiểm tra chất lượng
Tổng kho công ty
Các trung tâm dược
Thái Thụy
Tiền Hải
Vũ thư
Kiến Xương
Đông Hưng
Hưng Hà
Quỳnh Phụ
Thành phố
TT. dược vật tư y tế
TT. dược y học cổ truyền

2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Ngoài các phòng ban cơ bản của 1 công ty sản xuất thông thường, công ty CP dược
VTYT Thái Bình còn bao gồm 10 trung tâm dược thực hiện kinh doanh các sản phẩm
thuốc, dược phẩm và v tư y tế, đồng thời hoạt động phòng khám đông y.
Các trung tâm:
- Giám đốc các trung tâm là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về
toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dược phẩm và vật tư cũng
như hoạt động phòng khám theo quy định của công ty.
3
Ban
kiểm
soát
- Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, hàng năm được công ty giao, phải
xây dựng phương án tồ chức và quản lý, các hoạt động bao gồm lao động, kinh
doanh, thiết bị, tiền lương theo các quy định của Công ty, theo các quy trình

và quá trình đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
3. Sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp cung cấp thị trường
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm dược phẩm và vật tư y tế đa dạng, cùng với các dịch
vụ phòng khám cổ truyền, công ty còn tự sản xuất rất nhiều các sản phẩm dược phẩm,
dược liệu và thực phẩm chức năng. Một số sản phẩm tiêu biểu có thể kể ra:
- Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau:
o Pepa
o Paraxetamol 500mg
o …
- Nhóm hạ huyết áp
o Rutin C
o Cao Rutin C
o …
- Nhóm bồi dưỡng
o Vitamin B
1
o Vitamin 3B (B
1
, B
6
, B
12
)
o Polyvitamin
o …
- Thực phẩm chức năng
o Chè thanh nhiệt Thái Bình (chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của công
ty và được đông đảo khách hàng trong nước ưa chuộng)
o Chè nụ vối Thái Bình
o …

II. Vị trí thực tập
Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi được thực tập tại phòng Tài vụ.
Phòng tài vụ của công ty gồm trưởng phòng Phạm Minh Tân là kế toán trưởng của
công ty và 9 nhân viên thường trực hoạt động tại trụ sở công ty. Ngoài ra con 10 nhân
viên có thể coi là 10 kế toán viên hoạt động tại 10 trung tâm dược, có nhiệm vụ thu
thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở mỗi trung tâm vào chứng
từ kế toán và b cáo lên phòng để tổng hợp. Công vi thực tập của tôi là được tiếp xúc
với một số các báo cáo từ các trung tâm và xem xét sơ qua báo cáo tài chính các năm
trước để đưa ra được những phân tích so sánh từ lý thuyết bản thân với thực tế.
4
Nói về phòng tài vụ có chức năng, nhiệm vụ, quyền han và trách nhiệm như sau:
 Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
o Công tác tài chính
o Công tác kế toán tài vụ
o Công tác kiểm toán nội bộ
o Công tác quản lý tài sản
o Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế
o Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty
o Quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn
công ty
o Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
 Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty tham mưu cho giám đốc phê
duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử
dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của, chủ trì tham mưu trong
việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay
trong toàn công ty.

Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực
thuộc là các trung tâm dược.
Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn công ty.
Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với các phòng
khác của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám
đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý
thu chi tài chính của cơ quan, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho
cán bộ công nhân viên theo phê duyệt của Giám đốc;
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà
nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty. Phân tích tình hình tài chính,
cân đối nguồn vốn, công nợ… trong Công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu
cầu của giám đốc. Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác
5
tài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình giám đốc ban hành
hoặc đề xuất với lãnh đạo công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì làm việc
với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.
Lập hồ sơ vay vốn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động vốn từ các nguồn
khác phục vụ cho hoạt động của công ty. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ
chức tài chính có liên quan.
Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn công ty
theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế
toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính,
kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế
toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về
công tác tài chính kế toán.
Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu chi tài
chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện đúng các
chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán năm của
các đơn vị trực thuộc. Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ

giải ngân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong công ty cũng như nguồn
vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện. Chủ
trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán theo đúng
quy định. Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của công ty.
Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo yêu cầu.
 Quyền hạn:
Được quyền yêu cầu các đơn vị trong công ty phối hợp và quan hệ với các cơ quan có
liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.Được quyền
tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và của Công ty
để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủy quyền của giám đốc. Được
tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề
xuất với giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực
thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do giám đốc ký quyết định thành
lập. Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của công ty vào mục đích phục
vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên. Được quyền từ chối thực hiện những
nhiệm vụ do lãnh đạo giao nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy
trình thực hiện công việc đó.
6
 Trách nhiệm:
Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được
quy định tại mục trước, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác
tham mưu. Bảo đảm tuân thủ theo quy định của công ty và pháp luật của nhà nước
trong quá trình thực hiện công việc.
Thường xuyên báo cáo giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, …thuộc công việc của phòng theo đúng quy
định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được công ty giao.

Chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ
nêu trên.
III. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty
1. Phân tích quy mô chung
1.1. Dựa vào bảng cân đối kế toán
CHỈ TIÊU
2014 2013 Chênh lệch
Triệu
đồng
Tỷ trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ Lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 80,313 67.38% 76,903 67.09% 3,410 4.43% 0.29%
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
3,968 3.33% 4,250 3.71% -282 -6.64% -0.38%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%

III. Các khoản phải thu 36,445 30.58% 32,236 28.12% 4,209 13.06% 2.45%
IV. Hàng tồn kho 37,838 31.74% 37,878 33.05% -40 -0.11% -1.30%
V. Tài sản ngắn hạn khác 2,061 1.73% 2,538 2.21% -476 -18.76% -0.48%
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 38,882 32.62% 37,719 32.91% 1,163 3.08% -0.29%
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
II. Tài sản cố định 37,406 31.38% 36,231 31.61% 1,176 3.24% -0.23%
III. Bất động sản sản đầu tư 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
V. Tài sản dài hạn khác 1,476 1.24% 1,488 1.30% -13 -0.84% -0.06%
7
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
119,19
5
100.00%
114,62
2
100.00% 4,573 3.99% 0.00%
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 99,444 83.43% 94,877 82.77% 4,568 4.81% 0.66%
I. Nợ ngắn hạn 99,444 83.43% 94,877 82.77% 4,568 4.81% 0.66%
II. Nợ dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 19,751 16.57% 19,745 17.23% 6 0.03% -0.66%
I. Vốn chủ sở hữu 19,750 16.57% 19,744 17.23% 6 0.03% -0.66%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1 0.00% 1 0.00% 0 0.00% 0.00%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
119,19
5
100.00%

114,62
2
100.00% 4,573 3.99% 0.00%
Thực trạng tài chính của công ty được biểu hiện rõ nét trên bảng cân đối kế toán, nói
lên sự biến động trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn đồng thời cũng chi rõ việc doanh
nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả giữa hai kỳ kế toán liên tiếp hay không.
1.1.1. Phân tích chiều ngang
- Về cơ cấu tài sản:
Qua bảng trên, ta thấy trên bảng cân đối kế toán tổng số tài sản hiện công ty đang quản
lý và sử dụng là 119,194,985,206 đồng, tăng so với năm 2013 là 4,573,397,489 đồng
với tỷ lệ tăng tương đối là 3.99%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty là
tăng so với năm 2013. Ở mức tăng 4,573,397,489 đồng không phải là cao nhưng cũng
là điều kiện đế công ty mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Trong nên kinh tê hiện
nay, ngoài việc duy trì hoạt động, để có thê cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng
ngành khác thì việc quy mô vốn kinh doanh là cần thiết. Đó cũng là điều phù hợp và tất
yếu mà công ty phải đạt đến.
Với tài sản ngắn hạn, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 là
3,410,425,825 đồng tương ứng 4.43%.Trong đó:
Lượng tiền giảm tương đối tương đối là -6.64%. Điều này có thể xem là ảnh hưởng
không tốt đến khả năng thanh toán tiền mặt của công ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng lên đáng kể 4,208,676,387 đồng tương
đương 13.06%. Đây là hiện tượng cần xem xét vì ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu
tùy thuộc tình huống,có thể là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng hoặc
quá trình tiêu thụ sản phẩm có vấn đề.
Hàng tồn kho: hàng tồn kho ớ công ty giảm nhẹ không đáng kể (giảm -40,071,273
đồng với mức 0.11%).
Tài sản ngắn hạn khác lại bị giảm đến mức -18.76% với số tiền -476,050,569 đồng.
Khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ nên điều này cũng không ảnh hưởng lớn tới doanh
8
nghiệp, việc giảm có thể giải thích là công ty giảm đi các khoản tạm ứng hay chi phí

trả trước trong năm.
Tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng. Năm 2014 giảm so với năm 2013 là
1,162,971,664 đồng tương ứng 3.08% chứng tỏ Công ty đầu tư thêm tài sản cố định đề
mở rộng qui mô kinh doanh.
Có thể nói tài sản cố định là trọng tâm của tài sản dài hạn bởi vì công ty không hề có
các khoản phải thu dài hạn cũng như không hề đầu tư bất động sản hay tài chính dài
hạn. Tài sản cổ định năm 2014 tăng 3.24% so với năm 2013 tương ứng với tăng
1,175,517,570 đồng. Ngoại trừ tài sản dài hạn khác giảm 0,84% không đáng kể thì có
thể nói công ty đang cố gắng cải tạo và đầu tư mới tài sản cố định nhằm mục đích cạnh
tranh và nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Về cơ cấu nguồn vốn
Qua số liệu được nêu bên trên, năm 2014 so với năm 2013 nguồn vốn tăng
4,573,397,489 đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 3.99% cũng như tài sản. Điều này cũng
tương đương với khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của công ty tăng do đó công ty điều
kiện mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu, cho thấy mức độ tăng giữa 2 năm nợ phải trả là 4.81% và nguồn vốn chủ
sở hữu là 0.03%. Điều đáng lo ngại là mặc dù vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng
nhưng thực sự là quá ít trong khi đó là sự gia tăng của nợ phải trả là 4,567,557,823 tỷ
đồng. Như vậy, tốc độ tăng nợ phải trả nhanh hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn nói
chung từ đó cho thấy được công ty mở rộng kinh doanh chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn
từ bên ngoài. Nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ nhanh nhất cung cấp vốn tậm thời tuy nhiêu
việc sử dụng kém hiệu quả sẽ làm mất an toàn trong hoạt động công ty khi mất khả
năng chi trả.
1.1.2. Phân tích chiều dọc
Nhìn chung việc biến đổi về tỷ trọng của các khoản mục thực sự là không đáng kể, chỉ
có duy nhât 2 mục biến đổi quá 1% ( khoản phải thu tăng 2.45% và hàng tồn kho giảm
1.30% ) nhưng cũng không phải quá lớn. Điều này chứng tỏ cơ cấu tỷ trọng tài sản và
nguồn vốn của công ty khá là ổn định, 1 cơ cấu hiệu quả và đã được sử dụng lâu dài tại
công ty nhưng có thể chưa phải là cơ cấu tốt nhất.
Nói về việc tăng tỷ trọng khoản phải thu có thể là việc chậm trễ trong khâu tiêu thụ sản

phẩm, cũng có thể là doanh nghiệp triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc sản
xuất sản phẩm mới. Còn việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho cũng có thể tốt hoặc xấu tùy
thuộc vào việc quản trị hàng tồn kho hiệu quả ra sao sẽ được phân tích ở phần sau.
Bắt đầu nói về cơ cấu tỷ trọng (lấy năm 2014):
- Về cơ cấu tài sản:
9
Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn 67.38% trên tổng tài sản, một con số khá là hợp lý
khi so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ta có thể tham khảo thêm một số doanh
nghiệp lớn trong ngành như Dược Hậu Giang và Traphaco lần lượt có tỷ lệ tài sản ngắn
hạn trên tổng tài sản năm 2014 là 69% và 71%. Vì vậy con số gần 70% có thể là con số
hợp lý nhất mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm và cũng
không ngoại lệ với công ty CP dược VTYT Thái Bình. Việc duy trì tỷ lệ này đem lại sự
ổn định trong cách hoạt động cùng với đạt được mục đích của công ty.
Trong tài sản ngắn hạn khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm phần lớn lần lượt là
30.58% và 31.74%.
Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 32.62% tập trung vào tài sản cố dịnh tới 31.38%. Có thể
nói là tài sản dài hạn của công ty hầu hêt là tài sản cố định, luôn giữ một tỷ trọng ổn
định, có đầu tư thêm tuy nhiên chưa có nhiều thay đổi rõ rệt.
- Về cơ cấu nguồn vốn:
Nợ phải trả chiếm tới 83.43% và toàn bộ đều là nợ ngắn hạn. Đây có thể là dấu hiệu
xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của công ty. Có thể so sánh chỉ số Nợ
phải trả/Tổng nguồn vốn với 2 công ty đầu ngành là Dược Hậu Giang và Traphaco,
năm 2014 2 công ty có chỉ số tương ứng là 34% và 30% rất thấp so với 83.43%. Tất cả
nợ đều là nợ ngắn hạn phản ánh phần nào về việc phụ thuộc đầu vào, kém uy tín của
doanh nghiệp cũng như làm ăn không tốt mấy năm gần đây.
Ngược lại với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cho biết khả năng tự chủ tài chính của công
ty. Với tỷ trọng chỉ là 16.57% cho thấy sự thiếu an toàn hoạt động của công ty với khả
năng tự chủ tài chính là rất kém.
1.2. Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể xác định tỷ lệ từng

chỉ tiêu, chỉ ra quan hệ tỷ lệ của chi phí và lợi nhuận với doanh thu thuần, xu hướng
biến động của từng chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận, giúp nhận biết hiệu quả trong
kinh doanh.
Chỉ tiêu
2014 2013 Chênh lệch
Triệu
đồng
Tỷ trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ Lệ (%)
Tỷ
trọng
(%)
1.Doanh thu BH và CCDV 168,287 100.00% 174,717 100.00% -6,430 -3.68% 0.00%
2.Các khoản giảm trừ doanh
thu
562 0.33% 730 0.42% -168 -22.99% -0.08%
3.Doanh thu thuần về BH và
CCDV
167,725 99.67% 173,987 99.58% -6,262 -3.60% 0.08%
4.Giá vốn hàng bán 149,479 88.82% 152,558 87.32% -3,079 -2.02% 1.51%
5.Lợi nhuận gộp về BH và
CCDV
18,245 10.84% 21,429 12.26% -3,183 -14.85% -1.42%

10
6.Doanh thu hoạt động tài
chính
162 0.10% 176 0.10% -15 -8.29% 0.00%
7.Chi phí tài chính 1,682 1.00% 2,725 1.56% -1,044 -38.29% -0.56%
Trong đó: Chi phí lãi vay 1,682 1.00% 2,725 1.56% -1,044 -38.29% -0.56%
8.Chi phí bán hàng 11,977 7.12% 15,121 8.65% -3,145 -20.80% -1.54%
9.Chi phí quản lý DN 4,665 2.77% 3,993 2.29% 673 16.85% 0.49%
10.Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
83 0.05% -234 -0.13% 318 0.18%
11.Thu nhập khác 126 0.07% 346 0.20% -220 -63.59% -0.12%
12.Chi phí khác 94 0.06% 0 0.00% 94 0.06%
13.Lợi nhuận khác 32 0.02% 346 0.20% -314 -90.75% -0.18%
14.Tổng LN kế toán trước
thuế)
115 0.07% 112 0.06% 3 2.82% 0.00%
15.Chi phí thuế TNDN hiện
hành
25 0.02% 28 0.02% -3 -9.52% 0.00%
16.Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
17.Lợi nhuận sau thuế
TNDN
90 0.05% 84 0.05% 6 6.93% 0.01%
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
1.2.1. Phân tích chiều ngang
Theo số liệu cho thấy doanh thu thuần năm 2014 giảm so năm trước 6,262,028,937
đồng với tỷ lệ giảm 3.60%, giá vốn hàng bán tương ứng giảm 3,078,909,955 với tốc độ

giảm là 2.02%. Doanh thu giảm và cả giá vốn hàng bán cũng thế bước đầu cho ta thấy
sụt giảm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không vì thế mà lợi nhuận
gộp năm 2014 lại giảm. Bởi vì lý do các chi phí năm 2013 quá cao và giảm mạnh trong
năm 2014, chi phí lãi vay giảm tới 38.29% tương đương giảm 1,043,592,560 đồng, chi
phí bán hàng giảm 3,144,623,922 đồng tương đương 20.80% trong khi đó chi phí quản
lý doanh nghiêp chỉ tăng 672,865,644 đồng tương ứng 16.85%. Với việc năm 2013 lợi
nhuận gộp đã âm tới -234,171,273 đồng, cùng với cắt giảm được 1 khoản chi phí
không hề nhỏ công ty đã cải thiện được tình hình kinh doanh của mình một cách rõ rệt.
Có thể để ý thêm là lợi nhuận khác của công ty năm 2013 rất cao, bù lại được khoản lỗ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh (có thể là từ hoạt động chuyển nhượng tài sản hay
thu được nợ khó đòi) vì vậy mặc dù lợi nhuận khác giảm tới 90.75% thì lợi nhuận
trước thuế của doanh nghiệp cũng chỉ tăng 2.82% (tăng 3,166,581 đồng). Con số tuy bé
nhưng thể hiện được xu hướng tích cực. Lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng là
5,839,666 tương đương 6.93%.
1.2.2. Phân tích chiều dọc
Xét đến tỷ trọng các chỉ tiêu, có thể nói là giống với BCĐKT đã cho thấy, cơ cấu tỷ
trọng của công ty khá là ổn định. Có thể nói là hoạt động của công ty chưa được cải
thiện hiệu quả so với năm trước.
11
Dựa vào bảng trên có thể thấy là tỷ trọng của lợi trước thuế hay là sau thuế rất thấp so
với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (0.07% và 0.05%), rất khó để nói là công
ty làm ăn thực sự hiệu quả. Vậy để tìm ra sự kém hiệu quả do đâu chúng ta sẽ dựa vào
phần phân tích tiếp theo đây.
2. Phân tích tỷ số
2.1. Tỷ số hoạt động
Hệ số Công thức 2014 2013
Vòng quay khoản phải thu 4.62 5.42
Vòng quay hàng tồn kho 3.95 4.03
Vòng quay tổng tài sản 1.41 1.52
Vòng quay tài sản cố định 4.50 4.82

Hệ số vòng quay khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng
trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó, tỷ số này càng lớn
chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Đối với công ty, hệ số giảm từ 5.42
lần trong năm 2013 xuống 4.62 lần trong năm 2014 chứng tỏ tốc độ thu hồi cac khoản
phải thu chậm đi.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho nó thể hiện số
lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Cũng như vòng quay khoản
phải thu hệ số càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng cao. Năm 2013 là 4.03 và
năm 2014 là 3.95, có thể nói là giảm nhưng không đáng kể. Lượng hàng và nguyên vật
liệu dự trữ tương đối ổn định có thể là kế hoạch của doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của
công ty thông qua việc biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh
thu được tạo ra. Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty
vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Công ty đã bị sụt giảm hệ số này
từ 1.52 xuống 1.41 có nghĩa rằng công ty đã sử dụng tài sản kém đi. Tuy nhiên muốn
có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản công ty chúng ta sẽ
so sánh hệ số vòng quay tài sản với 1 số công ty khác. 2 doanh nghiệp đầu ngành Dược
Hậu giang và Traphaco năm 2014 có hệ số sử dụng tài sản là 1.19 và 1.49, có thể nói là
việc sử dụng tài sản của công ty là hiệu quả.
Tương tự là hệ số tài sản cố định, chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của doanh nghiệp. Hệ số cũng giảm nhẹ từ 4.82 xuống 4.50 so với 4.28 và 7.01
của Dược Hậu Giang và Traphaco. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty khá là
hiệu quả.
12
2.2. Tỷ số thanh khoản
Hệ số Công thức 2014 2013
Tỷ số thanh toán hiện
hành
0.81 0.81
Tỷ số thanh toán nhanh 0.41 0.38

Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.04 0.04
Tỷ số thanh toán hiện hành càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn
trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành trong năm 2014 và 2013 đều là
0.81 nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng
không trả được các khoản nợ khi đáo hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các
khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản
ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Mặc dù tăng từ 0.38 lên 0.41 tuy nhiên
tỷ số vẫn nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán kém. Hơn nữa là so sánh với tỷ số
thanh toán hiện hành cho thấy công ty phụ thuộc khá lớn về hàng tồn kho ( có tới 10
trung tâm hoạt động bán buôn bán lẻ).
Tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể trả được các khoản nợ của mình
nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh
khoản cao nhất. Tuy nhiên tỷ số này chỉ là 0.04 rất thấp nên việc trả các khoản nợ của
công ty là rất chậm.
2.3. Tỷ số về khả năng trả nợ
Hệ số Công thức 2014 2013
Tỷ số Nợ trên Tổng Tài sản 0.83 0.83
Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở
hữu
5.03 4.81
Tỷ số Khả năng trả Lãi 1.07 1.04
Như đã nói ở phần trước, công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là rất cao 0.83 so với
công ty bình thường và mức trung bình ngành chỉ khoảng 0.3 đến 0.4. Vì vậy có thể
nói là công ty đang có vấn đề trong việc kiểm soat nguồn vốn vay, dễ bị rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán và với tỷ số như trên công ty khó có thể huy động vốn
thêm bằng cách đi vay để tiến hành kinh doanh sản xuất.
13
Tương tự là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức xấp xỉ 5 khá cao so với trung bình
ngành cho thấy công ty có khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các
chủ nợ của mình càng lớn. Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy
giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty
phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tỷ số trên của công ty 1.07
(2014) lớn hơn 1 do đó công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay, vay phù hợp so với
khả năng của mình và kinh doanh ở mức lợi nhuận thu được đủ trả lãi vay. Tuy nhiên
do chỉ số lơn hơn 1 không nhiều nên công ty cần khá thận trọng trong hoạt động tránh
giảm chỉ số xuống dưới 1.
2.4. Tỷ số về khả năng sinh lời
Hệ số Công thức 2014 2013
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 0.0008 0.0007
Tỷ suất lợi nhuận thuần 0.0005 0.0005
Tỷ suất lợi nhuận gộp 0.1088 0.1232
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
0.0046 0.0043
Lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh 0.0005 0.0005
ROA đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc
tài chính và cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Với
mức ROA 0.0008 như hiện tại thì hiệu quả công ty là rất thấp so với các doanh nghiệp
trong ngành với mức trung bình là 0.13.
Tỷ suất lợi nhuận thuần cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung
cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số chỉ đạt 0.0005 là khá thấp phản
ánh sự kém hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận gộp cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc lớn vào đặc điểm
của từng ngành. Chỉ số của công ty giảm từ 0.1232 năm 2013 xuông 0.1088 năm 2014,
so sánh với 0.54 (Dược Hậu Giang) và 0.43 (Traphaco) là thấp hơn. Cho nên vẫn chỉ ra
sự kém hiệu quả của công ty.

ROE cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tiếp tục
so sánh chỉ số này với chỉ số trung bình các công ty dẫn đầu năm 2014 là 0.18 so với
0.0046 thì thực sự là kém xa.
14
Biên lợi nhuận cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Và chỉ số của
công ty rất thấp đạt mức 0.0005.
3. Đánh giá chung tình hình tài chính
Giữ được cơ cấu tỷ trọng các chỉ tiêu rất ổn định, không nhiều biến động giúp công ty
làm chủ được tình hình xấu hay tốt có thể xảy ra và ứng biến kịp thời. Việc giữ ổn định
cơ cấu tài sản cũng đang giúp công ty nắm rõ được lộ trình cũng như kế hoạch kinh
doanh sản xuất từ kinh nghiệm lâu năm đã được rút ra.
Công ty đang nỗ lực mở rông quy mô sản xuất cũng như kinh doanh, tuy nhiên chưa
thực sự rõ ràng. Việc mở rộng này cần gia tăng nguồn vốn tuy nhiên là rất khó khi mà
nợ phải trả chiếm phần lớn cơ cấu nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty có thể đang
thực hiện kế hoạch với một lộ trình trung hoặc dài hạn.
Một điểm tích cực là công ty đã cố gắng giảm được chi phí khá hiệu quả, rõ ràng và
giữ vững được mạch tăng trưởng về lợi nhuận, đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó
là việc sử dụng tài sản hay tài sản cố định đạt mức hiệu quả so với các doanh nghiệp
trong nghành.
Mặc dù việc hoạt động kinh doanh sản xuất có thể đảm bảo trả được lãi vay tuy nhiên
các tỷ số thanh toán thấp đã chỉ ra tình trạng tài chính tiêu cực của công ty, có thể gặp
khó khăn trong việc trả nợ.
Đặc biệt các chỉ số sinh lời cực kỳ thấp cho thấy hiệu quả rất kém trong hoạt động của
công ty, kém hơn so với các doanh nghiệp trung bình trong ngành. Do đó cần một kế
hoạch cụ thể và lâu dài để có thể cải thiện tình trạng xấu hiện tại của công ty (làm ăn
kém hiệu quả và khả năng không trả được nợ cao).
IV. Một số đề xuất và gợi ý
1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và sản xuất
Đầu tiên công ty cần cải tiến hoặc mua mới một số trang thiết bị phục vụ cho khâu sản
xuất nhằm năng cao hiệu quả, hiệu suất. Qua đó còn giảm chi phí giá thành sản xuất

trong dài hạn giúp công ty phát triển bền vững tránh rủi ro từ thị trường.
Tiếp theo công ty cần xây dựng một chính sách giá cả hợp lý. Ngoài việc xác định giá
cả từ giá thành sản xuất, quan hệ cung cầu trên thị trường như hiện nay thì công ty nên
điều chỉnh mức giá theo từng thời điểm, mục tiêu chiến lược kinh doanh, từng khu vực
và đối tượng khách hàng
Cân đối mức giá giữa sản phẩm mới và sản phẩm đã có chỗ đứng chắc trên thị trường.
15
Áp dụng mức giá thấp hơn để đẩy mạnh và mở rộng các kênh phân phối trong tỉnh
cũng như cả nước (chủ yếu là các nhà thuốc chi nhánh của công ty và các nhà thuốc tư
nhân trong tỉnh, nơi mà công ty đang bị mất thị trường trong một vài năm qua).
Các trung tâm và các hiệu thuốc chi nhánh nên tập trung vào một số mặt hàng thuốc
của công ty ngoài các mặt hàng của các doanh nghiệp khác (đặc điểm cá quầy thuốc).
Nên đưa ra một số lợi ích khi đưa hàng vào các kênh phân phối mới như cho trả chậm
tiền hàng hơn và mức chiết khấu ưu đãi.
Tham gia xúc tiến thương mại: các hội nghị, triển lãm thuốc, hội chợ thuốc. Đây là
những cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty đưa sản phẩm ra thị trường mới ,tạo
được sự tin tưởng của khách hàng. Đay cũng là cơ hội học hỏi giao lưu trao đổi kinh
nghiệm giữa các công ty và tìm kiếm các đối tác tiềm năng.
Mặt hàng Chè thanh nhiệt chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của công ty và được đông
đảo khách hàng trong nước ưa chuộng do vậy nên tính đến việc đưa mặt hàng này đi
xuất khẩu.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Đòi hỏi các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, công nhân sản xuất có tay nghề, trình độ
cao và nhân viên bộ phận kinh doanh nhanh nhạy, xuất sắc. Do đó yêu cầu công ty nên
chú trọng tới các công tác tuyển dụng, đào tạo. Ngoài ra cần tập trung xây dựng kế
hoạch quản lý và sử dụng công nhan viên có hiệu quả cao. Tránh các trường hợp tuyển
dụng kém hiệu quả và quá tốn kém. Đồng thời quan tâm tới chế độ đãi ngộ, tiền lương
giúp công nhân viên gắn kết với công ty và tạo động lực làm việc.
3. Nâng cao hiệu quả huy động thu hồi vốn
Đây là việc quan trọng mà công ty nên chú ý bởi vì theo đánh giá tình hình tài chính, ta

có thể thấy rõ được sự rủi ro tài chính trong cách sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn và
tồn tại khoản mục nợ phải trả ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Trước hết nói đến công ty sử dụng nguồn vốn dài hạn mà không bao gồm vay nợ dài
hạn. Điều này có thể giúp công ty tránh được lượng chi phí cao do nợ dài hạn tuy nhiên
lại khiến công ty các chỉ số về khả năng trả được nợ là kém dẫn đến tình trạng là có thể
khó khăn trong việc trả nợ. Do đó bỏ qua những bất lợi có thể xảy ra trong việc huy
động vốn dài hạn, công ty nên xây dựng nguồn vốn trên cơ sở cân đối giữa vốn vay dài
hạn và ngắn hạn giúp giảm thiểu rủi ro không trả được nợ.
16
TÀI LIỆU THAM KHAO
Kaplan, 2009, “Financial Reporting and Analysis”
PGS.TS Nguyễn Xuân Tiến, 3/2009, Giáo trình “Tài Chính – Tiền tệ ngân hàng” –
NXB Thống Kê
PGS - TS. Lưu Thị Hương, 3/2005, Giáo trình "Phân tích tài chính doanh nghiệp" -
NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
/> />17
PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán
Công ty CP Dược VTYT Thái Bình năm 2014
Chỉ tiêu

số
Thuyết
minh
Số năm nay Số năm trước
1 2 3 4 5
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100 80,313,017,559 76,902,591,734
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,968,119,156 4,250,247,876

1. Tiền 111 V.01 3,968,119,156 4,250,247,876
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 0 0
1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0
III. Các khoản phải thu 130 36,444,994,847 32,236,318,460
1. Phải thu của khách hàng 131 28,046,578,324 27,249,433,980
2. Trả trước cho người bán 132 3,003,037,597 0
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 3,598,485,536 3,574,935,759
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng 134 0 0
5. Các khoản phải thu khác 138 V.03 1,740,700,017 1,411,948,721
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 56,193,373 0
IV. Hàng tồn kho 140 37,838,415,930 37,878,487,203
1. Hàng tồn kho 141 V.04 37,838,415,930 37,878,487,203
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 2,061,487,626 2,537,538,195
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 683,115,804 572,125,231
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 135,846,644
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0 78,809,778
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1,378,371,822 1,750,756,542
B0 TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+240+250+260)
200 38,881,967,647 37,718,995,983
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0
3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 0 0
4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0

II. Tài sản cố định 220 37,406,093,503 36,230,575,933
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 36,915,329,656 35,224,713,552
- Nguyên giá 222 50,632,368,369 48,972,751,313
18
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (13,717,038,713) (13,748,037,761)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 0
- Nguyên giá 225 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 0 0
- Nguyên giá 228 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 0
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 490,763,847 1,005,862,381
III. Bất động sản sản đầu tư 240 V.12 0 0
- Nguyên giá 241 0 0
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0
1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0
V. Tài sản dài hạn khác 260 1,475,874,144 1,488,420,050
1. Chí phí trả trước dài hạn 261 V.14 1,430,874,144 1,443,420,050
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0
3. Tài sản dài hạn khác 268 45,000,000 45,000,000
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 119,194,985,206 114,621,587,717
NGUỒN VỐN
A0 NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 99,444,138,462 94,876,580,639
I. Nợ ngắn hạn 310 99,444,138,462 94,876,580,639
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 64,317,652,847 58,112,764,578
2. Phải trả người bán 312 28,618,537,724 32,467,697,203

3. Người mua trả tiền trước 313 3,511,647,884 0
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 58,490,768 0
5. Phải trả người lao động 315 555,619,146 501,361,147
6. Chi phí phải trả 316 V.17 55,794,070 724,452,435
7. Phải trả nội bộ 317 0 0
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng 318 0 0
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 2,326,396,023 3,070,305,276
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0
II. Nợ dài hạn 330 0 0
1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0
3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0
19
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 420) 400 19,750,846,744 19,745,007,078
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 19,750,126,413 19,744,286,747
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 18,999,744,330 18,999,744,330
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 660,299,108 660,299,108
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 90,082,975 84,243,309

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 720,331 720,331
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 720,331 720,331
2. Nguồn kinh phí 422 V.23 0 0
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 423 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 430 119,194,985,206 114,621,587,717
CHỈ TIÊU NGOẢI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ
TOÁN
1. Tài sản thuê ngoài 0 0
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0
4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0
5. Ngoại tệ các loại 0 0
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án 0 0
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
20
Công ty CP Dược VTYT Thái Bình năm 2014
Stt Chỉ tiêu
M
ã
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 168,286,910,926 174,716,810,668
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 562,369,621 730,240,426
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 167,724,541,305 173,986,570,242
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 149,479,104,189 152,558,014,144

5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11) 20 18,245,437,116 21,428,556,098
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 161,741,113 176,361,186
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 1,681,676,119 2,725,268,679
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,681,676,119 2,725,268,679
8 Chi phí bán hàng 24 11,976,658,127 15,121,282,049
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4,665,403,473 3,992,537,829
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 83,440,510 (234,171,273)
11 Thu nhập khác 31 126,166,266 346,495,685
12 Chi phí khác 32 94,115,783 0
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 32,050,483 346,495,685
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +
40) 50 115,490,993 112,324,412
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 25,408,018 28,081,103
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 0 0
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 - 52) 60 90,082,975 84,243,309
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0
21

×