Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình phát triển của làng nghề thêu ren của THANH HÀ (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.16 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Nghiên cứu: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình phát triển của
làng nghề thêu ren của THANH HÀ (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Từ xa xưa, hệ thống các làng nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các vùng
quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp rất có ý
nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trước đây kinh tế của người Việt chủ yếu sống dựa vào nghề trồng lúa
nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Chỉ những ngày đầu
vụ và cuối vụ người dân mới có việc làm còn những ngày còn lại thì rất nông
nhàn. Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm
nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng
ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ
công nghiệp ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Nhiều làng
nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra việc làm thường xuyên cho trên 50% lao
động và sử dụng được phần lớn lao động nông nhàn
Thanh Hà (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là xã có nghề thêu ren
truyền thống từ lâu đời. Những năm gần đây, các làng nghề thêu ren ở xã
được khôi phục và phát triển ở tất cả các thôn, xóm. Có thể nói, phát triển các
làng nghề thêu ren là một thế mạnh thực sự để xã tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn địa phương. Các làng nghề đã từng bước làm thay đổi
bộ mặt nông thôn của xã, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao mức sống người dân địa phương. Một số làng nghề
thêu ren từ lâu đã trở nên nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như làng nghề thêu
ren An Hoà, Hoà Ngãi,... sản phẩm thêu ren của những làng nghề này đã có
mặt ở nhiều nước trên thế giới.


vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài : “Tìm hiểu, phân tích và đánh giá
tình hình phát triển của làng nghề thêu ren của THANH HÀ (huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá tình hình phát triển các làng nghề thêu ren trên
địa bàn xã Thanh Hà trong những năm qua. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó
khăn trong phát triển các làng nghề thêu ren và đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã trong thời gian tới.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành nghề và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề kinh tế có liên
quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của nghề thêu ren
trong các làng nghề trên địa bàn xã Thanh Hà.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Tại các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà, trong đó tập
trung vào 2 làng nghề thêu ren An Hoà và Hoà Ngãi.
+ Về thời gian:
- Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 5 năm (từ năm
2001 đến năm 2005) và số liệu điều tra qua 2 năm 2006, 2007.
- Dự kiến giai đoạn 2008 - 2010, định hướng phát triển đến năm 2015.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm
Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và được hình
thành từ rất sớm. Làng ra đời gắn với hai yếu tố “định canh" và "định cư”. Ở
những khu vực nào mà dân cư đã định canh sẽ đưa đến việc định cư và đã
định cư, định canh thì làng xuất hiện.
Tiểu thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công
và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có
nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp (làng nghề): là làng có nghề tiểu thủ
công nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN
nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của
người dân trong làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt
Nam đang có xu hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập
của làng từ nghề thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm.
2.2. Phân loại làng nghể tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
- Theo thời gian (sự hình thành của làng nghề):
+ Làng nghề truyền thống: là làng nghề có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời. Sản phẩm của làng nghề có nét độc đáo, có tính riêng biệt mang
đặc thù của địa phương, chứa đựng cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, được
nhiều người biết đến và được tiêu thụ ở nhiều nơi. Làng nghề truyền thống có thể
đang phát triển, có thể đang bị mai một hoặc không còn làm nghề nữa.
+ Làng nghề mới: là làng nghề mới được hình thành do yêu cầu phát triển
sản xuất và đời sống trên cơ sở tận dụng tiềm năng và lợi thế của địa phương.
- Theo nghề TTCN:
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ (sản xuất ra các sản phẩm như: thêu
ren, thảm, khảm, sơn mài, gốm sứ mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, kim hoàn,...).
+ Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
+ Làng nghề vật liệu xây dựng.
+ Làng nghề dệt nhuộm.
+ Làng nghề tái chế chất thải (giấy, nhựa, kim loại,...).v.v...
- Theo tính chất của sản xuất: làng nông nghiệp kiêm nghề thủ công,
làng nghề thủ công chuyên nghiệp, làng nghề thủ công xuất khẩu.v.v...
2.3. Đặc điểm chung nhất của làng nghề
A, Đặc điểm của làng nghề TTCN
Nhìn chung, các làng nghề TTCN ở nước ta đều có những đặc điểm
chung nổi bật sau đây:
Một là, tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề TTCN theo hộ
gia đình là chủ yếu.

Hai là, hầu hết các làng nghề sử dụng công nghệ thủ công và thô sơ.
Cho đến nay vẫn chỉ có một số mặt hàng có khả năng cơ giới hoá được một số
công đoạn sản xuất
Ba là, ở các làng nghề TTCN thường có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội
ngũ thợ lành nghề
Bốn là, nguyên liệu sử dụng cho sản xuất của làng nghề chủ yếu là
nguyên liệu sẵn có ở địa phương và trong nước như tre nứa, song mây, gỗ,
sừng, tơ tằm... Ngoài ra có nhập khẩu một số nguyên liệu từ nước ngoài;
việc tận dụng phế liệu cho sản xuất cũng được coi trọng.
Năm là, sản phẩm của làng nghề: thường là những sản phẩm độc đáo,
được sản xuất theo kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nhiều sản phẩm không
thể sử dụng máy móc vào quá trình sản xuất được mà chỉ có bàn tay con
người mới thực hiện được
Sáu là, làng nghề TTCN ở Việt Nam không nhũng chỉ phản ánh mối
quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh
thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy
định khác.
Bảy là, nguyên liệu tiêu hao ít nhưng lao động kết tinh trong sản
phẩm nhiều, vì thế có giá trị sản phẩm lớn.
Như vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố
văn hoá và phần nào còn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề
ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính còn có đặc
trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích rất cao.
* Đặc điểm của nghề thêu ren trong các làng nghề Việt Nam:
Thêu là một nghề thủ công truyền thống mang tính chất nghệ thuật
trang trí tạo hình truyền thống của nước ta, xuất hiện từ thuở vua Hùng dựng
nước. Nghề thêu ren phát triển thành làng nghề vào thế kỷ thứ 17. Kế thừa
những kinh nghiệm quý báu của cha ông truyền lại, người thợ thêu đã vận
dụng kỹ thuật thêu một cách hiệu quả vào việc tạo nên những mẫu thêu đạt
trình độ nghệ thuật cao, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu, góp phần tăng thu nhập trong từng hộ gia đình, chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất, đời sống và trong nền kinh tế quốc dân.
Nghề thêu ren không quá phức tạp, đòi hỏi lớn nhất với những người
làm nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể. Công cụ dùng
trong nghề thêu ren khá đơn giản. Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vật liệu
ở mức tối thiểu như khung thêu, kim thêu các cỡ (kiểu tròn và kiểu chữ nhật),
kéo, thước, bút lông, phấn mỡ, vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa...), chỉ thêu các
màu. Chính vì thế, nghề thêu ren rất phù hợp với khả năng nguồn lao động
của nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn. Mũi kim thoăn thoắt đưa đi đưa lại
những đường chỉ cùng đó là những hình thù với màu sắc sống động dần hiện
ra. Các sản phẩm thêu ren trước hết là những vật phẩm có giá trị nghệ thuật
cao, không bao giờ lỗi mốt, chúng rất gần gũi với cuộc sống con người và tô
điểm cho cuộc sống của con người kể từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc
sống, từ những tấm khăn tay đến các loại khăn trải bàn, ga gối, rèm cửa, quần
áo,... đến tranh thêu.
Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng thêu ren còn
có giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo.
Vì vậy , nghề thêu ren cần phát triển cho tương xứng với tiềm năng của nó.
B, Đặc điểm của làng nghề thủ công xã Thanh Hà
Xã Thanh Hà (Thanh Liêm) nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 9.699
người ở 7 thôn. Trong số 2.626 hộ thì có 2.002 hộ làm nghề thêu ren chiếm
76,2%, với 5.740 lao động tham gia, trong số này lao động chính có 2.684
người, lao động phụ là 2.896 người và lao động thuê là 160 người. Những con
số trên chứng tỏ Thanh Hà là xã mà số hộ và số lao động làm nghề thêu ren
nhiều nhất tỉnh.
Nghề thêu ren ở xã thanh Hà phát triển rộng rãi không ngừng, phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, với các mặt hàng ngày càng đa dạng và
phong phú đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng.
Toàn bộ làng nghề hiện có hơn 5.000 khung thêu, 30 hộ có thiết bị giặt
là và in, ngoài ra còn có các dụng cụ khác như: kim, kim móc, dao, kéo…

Để phát triển làng nghề, người Thanh Hà đã đầu tư cho việc tiếp thị như
mở nhiều cửa hàng quảng cáo ở khắp mọi miền của đất nước, không ngừng
nâng cao chất lượng hàng, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường
khó tính. Ở Thanh Hà, hiện nay, hầu hết các hộ đều làm vệ tinh cho các doanh
nghiệp. Huyện Thanh Liêm hiện có 2 công ty TNHH và 3 doanh nghiệp tư
nhân với tổng số vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu
ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có làng thêu
ren Thanh Hà.
Ở thanh hà còn gập nhiều khó khăn về vốn, nguồn vốn chủ yếu là
nguồn vốn tự có,vốn vay chủ yếu là nguồn vay ngăn hạn.
Những người thợ có tay nghề cao bình quân thu nhập đạt
300.000-350.000đ/tháng, thợ tay nghề thấp đạt 200.000-
250.000đ/tháng. Như vậy, một hộ có 2 lao động chính, 2 lao động phụ
tay nghề trung bình và khá, một tháng thu nhập từ 800.000-1.000.000đ
và một năm đạt trên dưới 10 triệu đồng.
phát triển làng nghề chính là khai thác tiềm năng lao động, kỹ
thuật, tiền vốn, vật tư nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Không những thế, phát triển làng nghề còn góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động ở nông thôn, giải quyết lao động dư thừa, từng bước xoá
đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của đại đa số nông dân.
Về Thanh Hà hôm nay, chúng ta càng tin tưởng hơn ở lớp thợ mới đang
đứng vững và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường.
III. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng của làng nghề thêu ren xã Thanh Hà
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến
tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ -
thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ
phận dân cư đã được cải thiện.

Tổng giá trị sản xuất của xã tăng từ 71,4 tỷ đồng năm 2003 lên 107,8 tỷ
đồng năm 2007 (theo giá hiện hành), tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
giai đoạn 2003 - 2007 đạt 10,8%, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng
13,4%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 8,2% và ngành nông nghiệp tăng 3,8%.
Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Thanh Hà 2003 - 2007
(theo giá hiện hành)
Đơn vị: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2007
GTSX Cơ cấu GTSX Cơ cấu
GTSX 71,4 100 107,8 100
1. Nông nghiệp - thuỷ sản 20,2 28,3 27,2 25,2
2. Công nghiệp, TTCN - xây
dựng
30,2 42,3 48,1 44,7
3. Dịch vụ - thương mại 21,0 29,4 32,5 30,1
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của UBND xã Thanh Hà, giai đoạn 2003 - 2007
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã thời gian qua có
sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của huyện và tỉnh, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất (về giá trị vẫn
tăng), tăng dần tỷ trọng công nghiệp, TTCN, xây dựng và thương mại, dịch
vụ. Năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 28,3%, công
nghiệp - TTCN - xây dựng 42,3% và thương mại, dịch vụ 29,4% (xem bảng
2.2). Năm 2007, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25,2%, công nghiệp -
TTCN - xây dựng tăng lên là 44,7% và thương mại, dịch vụ tăng là 30,1%.
b, Thực trạng của nghề thêu ren xã thanh hà
Quy mô sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề một số năm qua
có sự tăng trưởng khá nhanh và ổn định, tốc độ tăng sản lượng bình quân hàng
năm đạt 19,4%. Năm 2001, 7 làng nghề thêu ren của xã mới sản xuất được
97.600 bộ hàng thêu và 13.500 m

2
hàng ren thì đến năm 2007 các làng nghề
đã sản xuất ra 282.500 bộ hàng thêu và 39.300 m
2
hàng ren (xem bảng 2.3).
Sự gia tăng liên tục về mặt sản lượng sản phẩm thêu ren những năm gần đây
là do các cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã tăng cường đầu tư, mở rộng sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng lên của thị trường đối với
các sản phẩm thêu ren.
Bảng 2.3: Sản lượng sản phẩm thêu ren ở 7 làng nghề thêu ren xã Thanh Hà qua các năm
TT Loại sản phẩm ĐVT Sản lượng sản phẩm qua các năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1 Hàng thêu bộ 97.600 116.400 138.900 165.700 197.800 236.300 282.500
2 Hàng ren m
2
13.500 16.100 19.200 22.900 27.400 32.800 39.300
Nguồn: Phòng Công thương huyện Thanh Liêm

×