Câu 23. Hãy so sánh hoạt động lấy ý kiến đóng góp tham gia xây dựng
và hoạt động thẩm định văn bản đó trong quy trình lập quy của Trung ương.
Có thể kiến nghị gì để hoàn thiện các hoạt động đó?
Trả lời:
- Lấy ý kiến đóng góp tham gia xây dựng dự thảo là hoạt động trong quá trình soạn
thảo văn bản lâp quy, cơ quan chủ trì soạn thảo phải tổ chức lấy ý kiến của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân hữu quan về bản dự thảo văn bản lập quy.
- Thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL (gọi chung là dự án, dự thảo) là hoạt
động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về hình thức và nội dung của dự án, dự thảo
nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo
trong hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời có ý kiến về tính khả thi của dự án,
dự thảo. (được quy định tại điều 63 của Luật ban hành văn bản QPPL).
* Điểm giống nhau giữa hoạt động lấy ý kiến đóng góp tham gia xây dựng và hoạt động thẩm định văn bản
đó trong quy trình lập quy của Trung ương là:
Đều là các bước phải thực hiện trong quy trình lập quy của Trung ương. Đó là hoạt động nhằm mục đích
hoàn chỉnh văn bản dự thảo đúng theo trình tự Luật định.
* Khác nhau:
Hoạt động lấy ý kiến đóng góp Hoạt động thẩm định
-Về chủ thể (rộng hơn), bao gồm:
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam,
TAND tối cao, Viện KSND tối cao,
cơ quan, tổ chức hữu quan, HĐND,
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
TW, các tầng lớp nhân dân.
- Chủ thể thẩm định: Chỉ có cơ
quan Bộ tư pháp; Vụ Pháp chế của
các Bộ, ngành; Sở Tư pháp; Phòng
Tư pháp.
-Phạm vi: Đóng góp về lĩnh vực
nào đó thuộc chuyên môn.
-Thẩm định toàn bộ dự thảo: về
hình thức, nội dung nhằm đảm bảo
tính đồng bộ của dự thảo trong hệ
thống pháp luật hiện hành, tính khả
thi của dự thảo…
- Hình thức: Tham gia đóng góp ý
kiến trực tiếp bằng văn bản theo nội
dung công việc theo yêu cầu của cơ
quan soạn thảo.
- Thẩm định bằng việc tổ chức
cuộc họp thẩm định, thành lập Hội
đồng thẩm định. Hoàn chỉnh hồ sơ
thẩm định và gửi báo cáo thẩm định
về cơ quan soạn thảo theo quy định.
* Kiến nghị:
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 14/2006/CT-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005
của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL”.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành cần củng cố tổ chức và tăng cường lực lượng tổ chức pháp chế của
Bộ, ngành đủ mạnh, bảo đảm để tổ chức này thực hiện tốt chức năng tham mưu cho việc thẩm định, rà soát và hệ
thống hóa văn bản pháp
luật phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL của Bộ, ngành mình.
- Tăng cường công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế các Bộ, ngành. Kết quả thẩm định
của Bộ Tư pháp và của tổ chức pháp chế các Bộ, ngành phải đảm bảo khách quan, khoa học, có sức thuyết phục cao
và là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ trình dự thảo văn bản QPPL. Muốn vậy, cần phải có kế hoạch thường xuyên đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ soạn thảo, hoạch định chính sách, kiến thức am hiểu pháp luật, tích lũy nhiều kinh
nghịêm thực tiễn đối với cán bộ làm công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL.
- Thực hiện nghiêm túc việc lấy kiến tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý đối với các dự án, dự thảo
và ý kiến của các tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của dự án, dự thảo văn bản QPPL, nhất
là các dự án, dự thảo liên quan trực đến quyền và nghiã vụ của dân và doanh nghiệp. Muốn vậy, cần phải tạo mọi
điều kiện cho các đối tượng hữu quan được tham gia đóng góp ý kiến một cách thuận lợi./.
2
2