Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống cây trồng thích hợp trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.99 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




BÙI HOÀI GIANG


ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ðỀ XUẤT
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG THÍCH HỢP TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÍCH TÂN






HÀ NỘI - 2012


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng ñược công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.


TÁC GIẢ



Bùi Hoài Giang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngoài sự
cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, ñộng viên giúp ñỡ
nhiệt tình của người thân trong gia ñình; của lãnh ñạo, ñồng nghiệp nơi công
tác; của các thầy, cô giáo bộ môn Canh tác học, của khoa Nông học và của
Viện ðào tạo Sau ñại học - trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi cũng
nhận ñược sự giúp ñỡ quí báu của UBND huyện Lâm Thao, Sở NN&PTNT

tỉnh Phú Thọ và các ñơn vị trực thuộc. ðặc biệt, tôi ñã nhận ñược sự hướng
dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Ích Tân – Trưởng Bộ môn Canh tác
học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Nguyễn Ích
Tân, các thầy cô giáo trong bộ môn Canh tác học ñã hướng dẫn tận tình, góp ý
giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn các cơ quan, ñơn vị nơi học tập, công tác, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Và cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến toàn thể gia ñình, người
thân ñã khích lệ và tạo mọi ñiều kiện giúp tôi hoàn thành chương trình học tập
và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, ngày 15 tháng 9
năm 2012
TÁC GIẢ



Bùi Hoài Giang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
MỤC LỤC iii
CHỮ VIẾT TẮT vi
PHẦN I: ðẶT VẤN ðỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.1.1 Khái niệm hệ thống 4
2.1.1.2 Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN): 5
2.1.1.3 Hệ thống nông nghiệp 5
2.1.1.4 Hệ thống canh tác ( Farming systems) 7
2.1.1.5 Hệ thống trồng trọt 7
2.1.1.6 Hệ thống cây trồng (HTCT) 8
2.1.1.7 Cơ cấu cây trồng (CCCT) 9
2.1.1.8 Hệ thống trồng trọt tiến bộ 11
2.1.1.9 Cơ cấu cây trồng hợp lý 11
2.1.1.10 Công thức luân canh (CTLC) 12
2.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống 13
2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thống nông nghiệp 13
2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu hệ thống cây trồng 14
2.1.3 Những yếu tố chi phối HTCT 16
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.1.3.1 Yếu tố tự nhiên 17
2.1.3.2 Yếu tố xã hội 21
2.2 Cơ sở thực tiễn của ñề tài 25

2.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới 25
2.2.2 Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng tại Việt Nam 27
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.2.1 ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ 31
3.2.2 ðánh giá thực trạng hệ thống cây trồng huyện Lâm Thao 31
3.2.3 Nghiên cứu thực nghiệm góp phần hoàn thiện hệ thống cây trồng tại
huyện Lâm Thao 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 32
3.3.2. ðiều tra có sự tham gia của người dân (PRA) và ñiều tra nhanh
nông thôn (RRA): 32
3.3.3. Thử nghiệm một số giống lúa mới ở vụ xuân trong công thức luân
canh: Lúa xuân muộn- Lúa mùa sớm - Ngô ñông 32
3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 35
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 ðiều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 36
4.1.1 ðiều kiện tự nhiên 36
4.1.1.1 Vị trí ñịa lý 36
4.1.1.2. ðặc ñiểm ñịa hình 37
4.1.1.3. Thời tiết khí hậu 37
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.1.1.4 Tài nguyên ñất 41

4.1.1.5 Hiện trạng sử dụng ñất 43
4.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 46
4.1.2.1 Kinh tế 46
4.1.2.2 Về xã hội 54
4.1.2.4 Nhận xét chung 60
4.2 Thực trạng hệ thống cây trồng hàng năm tại huyện Lâm Thao 63
4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm 63
4.2.2 Một số hệ thống cây trồng chính của huyện Lâm Thao 67
4.2.3 Thực trạng CCCT hàng năm của huyện Lâm Thao 68
4.2.3.1 Cơ cấu cây trồng vụ xuân 69
4.2.3.2 Cơ cấu cây trồng vụ mùa. 70
4.2.3 3 Cơ cấu cây trồng vụ ñông 72
4.2.3.4 Thực trạng sử dụng giống lúa của huyện năm 2010 73
4.2.3.5 Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm hộ ñiều tra. 74
4.2.3.6 Công thức luân canh chính 75
4.2.4 ðánh giá chung về HTCT hàng năm tại huyện Lâm Thao. 77
4.3 Kết quả thử nghiệm 79
4.4 ðề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả HTCT 83
4.4.1 Cơ sở lựa chọn các giải pháp 83
4.4.2 Một số giải pháp cụ thể tại các vùng nghiên cứu 83
4.4.2.1 Chuyển ñổi CTLC 83
4.4.2.2 Chuyển ñổi cơ cấu giống 85
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 90
5.1 Kết luận 90
5.2 ðề nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 96
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ
CCCT Cơ cấu cây trồng
CTLC Công thức luân canh
CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
GTSX GTSX
HQKT Hiệu quả kinh tế
HST Hệ sinh thái
HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
HTCT Hệ thống cây trồng
HTNN Hệ thống nông nghiệp
HTTT Hệ thống trồng trọt
KT-XH Kinh tế - Xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TBKHKT Tiến bộ Khoa học kỹ thuật
UBND Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bố trí cơ cấu cây trồng trong một năm 17

Bảng 4.1 ðiều kiện thời tiết - khí hậu huyện Lâm Thao trung bình 2005-
2010 40


Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng ñất 2005-2010 45

Bảng 4.3 Quy mô và tốc ñộ tăng GTSX huyện Lâm Thao 47

Bảng 4.4 Cơ cấu GTSX huyện Lâm Thao 47

Bảng 4.5 Quy mô và tốc ñộ tăng GTSX ngành nông lâm nghiệp, thủy
sản 48

Bảng 4.6 Cơ cấu GTSX ngành nông lâm nghiệp và thủy sản 48

Bảng 4.7. Diện tích gieo trồng cây hàng năm từ 2006-2010 49

Bảng 4.8. Phát triển chăn nuôi tại huyện Lâm Thao giai ñoạn 2005-2010 50

Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Lâm Thao 54

Bảng 4.10 Dân số, biến ñộng dân số và tình hình lao ñộng 57

Bảng 4.11 Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm tại huyện Lâm
Thao 64

Bảng 4.12 Năng suất một số cây hàng năm tại huyện Lâm Thao 65

Bảng 4.13 Sản lượng một số cây trồng hàng năm tại huyện Lâm Thao 66

Bảng 4.14 Một số hệ thống cây trồng chính của huyện Lâm Thao 67

Bảng 4.15 Cơ cấu cây trồng vụ xuân năm 2010 69


Bảng 4.16 Cơ cấu cây trồng vụ mùa năm 2010 71

Bảng 4.17 Cơ cấu cây trồng vụ ñông năm 2010 72

Bảng 4.18 Thực trạng sử dụng giống lúa của huyện năm 2010 73

Bảng 4.19 Tình hình sử dụng giống lúa của các nhóm hộ ñiều tra 74

Bảng 4.20 Hiệu quả của một số CTLC chính trên các vùng nghiên cứu
tại huyện Lâm Thao 76

Bảng 4.21 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai 80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

thử nghiệm trong vụ xuân 2012 (ñối chứng là giống KD18) 80

Bảng 4.22 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thuần 80

thử nghiệm trong vụ xuân 2012 (ñối chứng là giống KD18) 80

Bảng 4.23 HQKT của một số giống lúa thử nghiệm (tính cho 1ha) 82

Bảng 4.24 Chuyển ñổi cơ cấu giống lúa tại các vùng nghiên cứu 86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

PHẦN I
ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Lâm Thao là huyện ñồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với
ñồng bằng, ñồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các
tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông ñường bộ, ñường sắt và ñường thủy
khá phát triển thuận lợi mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam
Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và
các tỉnh lân cận. Với vị trí ñịa lý ñó, Lâm Thao là ñầu mối giao lưu quan
trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa
các khu vực…
Trong những năm qua, Lâm Thao luôn là huyện dẫn ñầu toàn tỉnh trong
sản xuất nông nghiệp cả về năng suất, sản lượng, GTSX trên ñơn vị diện tích;
cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực, nhiều tiến bộ khoa học công nghệ
mới ñã ñược nông dân ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất. Tuy nhiên, sản
xuất nông nghiệp của huyện chưa tương xứng với tiềm năng, tăng trưởng
trong sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
chậm ñặc biệt là cơ cấu cây trồng trên ñất màu, chưa tạo ñược sản phẩm hàng
hóa tập trung có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, thực hiện Qui hoạch tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ và Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH ñến
năm 2020 của huyện, huyện Lâm Thao cơ bản ñạt tiêu chí huyện công nghiệp,
theo ñó, cơ cấu kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng CN-XD và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng Nông lâm nghiệp - Thủy
sản; diện tích ñất dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm ñể tăng cường quĩ
ñất cho phát triển công nghiệp, ñô thị, dịch vụ thương mại Do vậy, ñể thực
hiện tốt vai trò ñầu tàu trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, phát huy và khai
thác triệt ñể tiềm năng, lợi thế sẵn có, trước thực tế qui mô, tỷ trọng ngành
nông nghiệp ngày càng giảm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

ñất nước, yêu cầu ñặt ra cho ngành nông nghiệp huyện Lâm Thao là phát triển
nông nghiệp theo hướng hiện ñại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo
ra sự bứt phá về năng suất, chất lượng sản phẩm; vừa ñảm bảo an toàn lương
thực trên ñịa bàn tỉnh, huyện, vừa phát triển sản xuất nông nghiệp cận ñô thị
với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Với những yêu cầu ñặt ra như trên, một trong những giải pháp quan
trọng là ñẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh, tăng
vụ, chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu cây trồng của huyện, bố trí và xây dựng
hệ thống cây trồng ña dạng có hiệu quả kinh tế cao, bền vững, thân thiện với
môi trường và phù hợp với ñiều kiện cụ thể của huyện. ðây ñược coi là một
trong những nhiệm vụ hàng ñầu của cán bộ và nhân dân trong huyện.
ðứng trước nhu cầu thực tiễn ñó chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“ðánh giá hiện trạng và ñề xuất hệ thống cây trồng thích hợp trên ñịa bàn
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục ñích
ðánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng trên ñịa bàn, tìm ra các hạn chế
và tiềm năng, xác ñịnh các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một ñơn
vị diện tích ñất nông nghiệp, tăng hiệu quả thâm canh cây trồng, tăng thu
nhập cho người nông dân từ ñó ñề xuất các hệ thống cây trồng thích hợp, có
hiệu quả cao cho huyện Lâm Thao.
1.3 Yêu cầu
- Phân tích thực trạng và ñánh giá ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện kinh tế -
xã hội của huyện;
- ðánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và hệ thống cây trồng trên
ñịa bàn huyện;

- ðề xuất một số giải pháp nhằm góp phần chuyển ñổi hệ thống cây
trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung phương pháp luận ñể
xây dựng hệ thống cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy ñược
tối ña các lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lâm Thao;
- Làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
tới sự phát triển hệ thống cây trồng tại ñịa phương;
- Từ cơ sở khoa học, ñịnh hướng cho việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp
lý, ña dạng hoá sản phẩm theo hướng hàng hoá, thân thiện với môi trường và
phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Lâm Thao.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở khoa học ñể xác ñịnh hệ thống cây trồng phù hợp với từng
vùng của huyện theo hướng cận ñô thị, sản xuất bền vững, tăng thu nhập và
hiệu quả trên một ñơn vị diện tích, cải thiện và nâng cao ñời sống của người
dân;
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài là tài liệu phục vụ công tác quản lý, chỉ
ñạo sản xuất, khuyến cáo tốt cho nông dân áp dụng, góp phần nâng cao năng
suất, sản lượng cây trồng và tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, tăng
hiệu quả sử dụng ñất.











Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm hệ thống
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt ñộng
ñều diễn ra bởi các hợp phần liên hệ, tương tác hữu cơ với nhau và ñược gọi
là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt ñộng
nào ñó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và
tính hệ thống là ñặc trưng, bản chất của chúng (ðào Châu Thu, 2004 [32]). Lý
thuyết hệ thống ñã ñược nhiều người nghiên cứu và ñược áp dụng ngày càng
rộng rãi trong nhiều ngành khoa học, giúp cho sự hiểu biết và giải thích các
mối quan hệ tương hỗ. Cơ sở lý thuyết hệ thống ñã ñược L.Vonbertanlanty ñề
xướng vào ñầu thế kỷ XX, ñã ñược sử dụng như một cơ sở ñể giải quyết các
vấn ñề phức tạp và tổng hợp. Trong vài năm gần ñây quan ñiểm về hệ thống
ñược phát triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và
nông nghiệp.
Hệ thống là một tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu
tố có liên quan ñến nhau (hay tác ñộng lẫn nhau). Thành phần hệ thống chính là
các yếu tố và yếu tố là thành phần không biến ñổi của hệ thống. Trong hệ
thống, các yếu tố có mối quan hệ và tác ñộng qua lại với nhau và với các yếu tố

bên ngoài hệ thống. Các mối liên hệ và sự tác ñộng bên trong hệ thống thường
mạnh hơn so với mối liên hệ và tác ñộng với các yếu tố bên ngoài hệ thống.
Các mối quan hệ và tác ñộng ñó theo một cách thức nhất ñịnh nào ñó ñể sản
sinh ra những kết quả nhất ñịnh. Những kết quả này chính là sản phẩm của cả
một hệ thống chứ không phải là của một bộ phận nào ñó trong hệ thống. Kết
quả ñó phụ thuộc vào cách thức tác ñộng bên trong và bên ngoài hệ thống. Như
vậy mối quan hệ, sự tác ñộng bên trong và bên ngoài hệ thống là ñiều kiện ñể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

duy trì sự tồn tại và phát triển của một hệ thống.
Khái niệm về hệ thống giống như một cách tư duy ñặc biệt về thế giới,
nó giúp chúng ta có thể khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
hiệu quả hơn. ðồng thời khái niệm này còn giúp chúng ta ñịnh ra một kế
hoạch cho sự phát triển trong tương lai vững chắc hơn so với quá khứ (Vũ
ðình Tôn, 2006 [35]).
Như vậy, khái niệm về hệ thống có thể hiểu như sau: Hệ thống là tập hợp
các yếu tố có liên quan với nhau thông qua các mối quan hệ và tạo thành một tổ
chức nhất ñịnh ñể thực hiện một số chức năng nào ñó.
2.1.1.2 Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN):
Là một vùng hoặc một ñơn vị sản xuất nông nghiệp (SXNN). Chúng
vốn là các hệ sinh thái (HST) tự nhiên ñược biến ñổi bởi con người ñể sản
xuất ra lương thực, thực phẩm, sợi và các sản phẩm nông nghiệp khác. Con
người ñã duy trì các HSTNN trên cơ sở các quy luật khách quan của HST với
mục ñích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt hàng ngày càng tăng của mình (Cao
Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan, 1995 [19])
2.1.1.3 Hệ thống nông nghiệp
Khái niệm hệ thống nông nghiệp (agricultunal systems) ñược các nhà
ñịa lý dùng từ lâu ñể phân kiểu nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự

tiến hóa của chúng.
Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian, của sự phối hợp các
ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện ñể thỏa mãn các nhu
cầu. Nó biểu hiện một sự tác ñộng qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh
thái và môi trường tự nhiên; là ñại diện của một hệ thống xã hội- văn hóa, qua
các hoạt ñộng xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Hệ thống nông nghiệp
thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất
ñịnh do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên,
xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là hệ thống liên hệ giữa các hệ sinh thái
nông nghiệp (HSTNN) ở các mức ñộ không gian khác nhau với các hoạt ñộng
kinh tế xã hội của con người trong phạm vi không gian của hệ thống. ðó là sự
kết hợp giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong phạm vi sản xuất
nông nghiệp.
Theo Phạm Chí Thành và cộng sự, 1993 [30]: Hệ thống nông nghiệp là
một phức hợp của ñất ñai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao ñộng, các
nguồn lợi và ñặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tùy
theo sở thích, khả năng và kỹ thuật có thể có.
Mặc dù mỗi tác giả có một ñịnh nghĩa khác nhau về hệ thống nông
nghiệp, nhưng nhìn chung họ ñều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực
sự là một hệ sinh thái nông nghiệp ñược ñặt trong một ñiều kiện kinh tế, xã
hội nhất ñịnh, tức là hệ sinh thái nông nghiệp ñược con người tác ñộng bằng
lao ñộng, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách… Hệ thống nông
nghiệp là một hệ thống hữu hạn, trong ñó con người ñóng vai trò trung tâm,
con người quản lý và ñiều khiển các hệ thống nhỏ trong ñó theo những quy
ñịnh nhất ñịnh, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống nông nghiệp.

Hệ thống nông nghiệp = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế,
xã hội. Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như hệ phụ trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến, ngành nghề; quản lý, lưu thông và phân phối.
Hiện nay có một số ñịnh nghĩa sau về HTNN:
- HTNN là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất
và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện ñể thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện
ñặc biệt sự tác ñộng qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường
tự nhiên là ñại diện và một hệ thống văn hóa - xã hội qua các hoạt ñộng xuất
phát từ nhứng thành quả kỹ thuật (Vũ ðình Tôn, 2006 [35]).
- HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường ñược hình thành
trong lịch sử và một lực lượng sản xuất thích ứng với các ñiều kiện và nhu cầu của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

xã hội tại thời ñiểm ấy (Mazoyer, 1985) (dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2006 [35])
- Nói theo một cách ñơn giản hơn thì HTNN tương ứng với những
phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất ñịnh do một xã
hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội -
văn hóa, kinh tế kỹ thuật.
2.1.1.4 Hệ thống canh tác ( Farming systems)
Theo Phạm Chí thành và cộng sự, 1996 [29] thì hệ thống canh tác là
một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị,
quản lý kinh tế ñược bố trí một cách hệ thống và ổn ñịnh phù hợp với mục
tiêu trong từng nông trại hay từng tiểu vùng nông nghiệp.
Muốn phát triển một vùng nông nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác
dụng hơn ñộ phì của ñất. Như vậy hệ thống canh tác là sự bố trí một cách
thống nhất và ổn ñịnh các ngành nghề trong nông trại ñược quản lý bởi hộ gia
ñình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế- xã hội, phù hợp với mục
tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của nông hộ.

2.1.1.5 Hệ thống trồng trọt
Hệ thống trồng trọt là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời
gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật ñược thực hiện nhằm ñạt ñược năng suất
cây trồng cao và nâng cao ñộ phì của ñất ñai.
Theo Phạm Chí Thành và CS, 1996 [29]: Hệ thống trồng trọt còn là
trung tâm của hệ thống nông nghiệp. Hệ thống trồng trọt còn là hệ thống cây
trồng trên ñồng ruộng, nó sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và các chất
vô cơ ñơn giản như: CO
2
, H
2
O ñể tạo nên cơ thể thực vật làm thức ăn cho con
người, vật nuôi và làm nguyên liệu cho công nghiệp. Hệ thống trồng trọt là cơ
sở quyết ñịnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và một số ngành nghề liên quan
như chăn nuôi, chế biến…
Mặt khác hệ thống trồng trọt là hệ thống con và là trung tâm của
HTNN, cấu trúc con của nó quyết ñịnh sự hoạt ñộng của hệ thống con khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

như chăn nuôi, chế biến, ngành nghề khác. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là
một vấn ñề phức tạp, vì nó liên quan ñến môi trường ñất ñai; vấn ñề khí
quyển, khí hậu, thời tiết; vấn ñề sâu bệnh, mức ñầu tư, trình ñộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp; vấn ñề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng.
Theo Dufumier, 1992 [56] hệ thống trồng trọt (HTTT) là thành phần các
giống và loài cây ñược bố trí trong không gian và thời gian của một HSTNN
nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vấn ñề phức tạp
của nghiên cứu HTTT là nó liên quan chặt chẽ ñến các yếu tố môi trường như:
ñất ñai, khí hậu, sâu bệnh, mức ñầu tư, trình ñộ của người sản xuất do vậy cần

phải nghiên cứu nó trên quan ñiểm hệ thống.
Trong HTTT lại bao gồm hệ thống cây trồng (HTCT) và hệ thống các biện
pháp kỹ thuật ñi kèm nên khi nghiên cứu HTTT trước hết phải nghiên cứu HTCT.
2.1.1.6 Hệ thống cây trồng (HTCT)
Có nhiều khái niệm của nhiều tác giả khác nhau về hệ thống cây trồng.
ðào Thế Tuấn, 1984 [37]; Zandstra, 1981, ñã ñưa ra một khái niệm tổng quát:
Hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa
các loại cây trồng, giống cây trồng ñược bố trí hợp lý trong không gian và
thời gian.
ðối tượng nghiên cứu của hệ thống cây trồng là: Các công thức luân
canh; Cơ cấu cây trồng, tỷ lệ diện tích, mùa vụ dành cho cây trồng nhất ñịnh; Kỹ
thuật canh tác cho cả hệ thống ñó.(Dẫn theo Phạm Chí Thành và CS, 1996 [29]).
Theo Zandstra và ctv, (1981)[54]: HTCT là hoạt ñộng sản xuất cây
trồng của nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần thiết ñể tạo ra tổ hợp các
cây trồng, mối quan hệ của chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm
tất cả các yếu tố vật lý, sinh học cũng như kỹ thuật, lao ñộng và quản lý.
Trong HTNN thì HTTT là một hệ phụ trung tâm, sự thay ñổi cũng như
phát triển của HTTT sẽ quyết ñịnh xu hướng phát triển của HTNN, vậy khi
nói ñến nghiên cứu HTNN luôn gắn liền với nghiên cứu HTTT. Trong HTTT,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

HTCT lại là trung tâm của nghiên cứu và kèm theo là hệ thống các biện pháp
kỹ thuật.
Nghiên cứu HTTT nhằm bố trí lại các bộ phận trong hệ thống hoặc
chuyển ñổi chúng ñể tăng hệ số sử dụng ñất, sử dụng ñất có hiệu quả hơn, tận
dụng lợi thế của mỗi vùng sinh thái nông nghiệp cũng như sử dụng một cách
có hiệu quả tiền vốn, lao ñộng và kỹ thuật ñể nâng cao GTSX cũng như lợi
nhuận trên một ñơn vị diện tích canh tác ñể tiến tới xây dựng nền nông nghiệp

bền vững.
2.1.1.7 Cơ cấu cây trồng (CCCT)
Cơ cấu cây trồng (CCCT) là tỷ lệ diện tích các loại hay giống cây trồng
ñược bố trí theo không gian và thời gian ở một vùng hay cơ sở sản xuất nhằm
tận dụng hợp lý nhất ñiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng hay cơ sở
sản xuất.
CCCT hay tỷ lệ diện tích dành cho những mùa vụ cây trồng nhất ñịnh;
kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống ñó. CCCT về mặt diện tích, là tỷ lệ các loại
cây trồng trên diện tích canh tác, tỷ lệ này phần nào nói lên trình ñộ sản xuất
của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực
phẩm thấp, phản ảnh trình ñộ phát triển sản xuất thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng
có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất
khẩu thấp, chứng tỏ sản xuất nông nghiệp ở ñó kém phát triển và ngược lại.
Vì vậy, khi nói ñến HTCT là nói ñến CCCT vì HTCT thay ñổi thế nào,
ñược xác lập ra sao là do CCCT trong ñó quyết ñịnh.
Chuyển ñổi CCCT là sự thay ñổi theo tỷ lệ % diện tích gieo trồng, nhóm
cây trồng trong tổng thể và nó chịu tác ñộng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã
hội. Quá trình chuyển ñổi CCCT là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện
trạng CCCT cũ sang CCCT mới (ðào Thế Tuấn, 1978 [37]).
Nguyễn Duy Tính, 1995 [34] cho rằng chuyển ñổi CCCT là cải tiến hiện
trạng CCCT cũ sang CCCT mới nhằm ñáp ứng những yêu cầu của sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Thực chất của chuyển ñổi CCCT là thực hiện hàng loạt các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật, chính sách xã hội nhằm thúc ñẩy CCCT phát triển, ñáp ứng những
mục tiêu của xã hội. Cải tiến CCCT là rất quan trọng trong ñiều kiện mà ở ñó
kinh tế thị trường có nhiều tác ñộng ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp.
Lê Huy Thước, 1997 [33], chuyển ñổi CCCT chính là phá vỡ thế ñộc

canh trong trồng trọt nói riêng và trong nông nghiệp nói chung ñể hình thành
một CCCT phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao dựa vào ñặc tính sinh học của
từng loại cây trồng và ñiều kiện cụ thể của từng vùng.
Nghiên cứu cải tiến CCCT phải ñánh giá thực trạng, xác ñịnh CCCT
phù hợp với thực tế phát triển về ñịnh lượng và dự tính, dự báo ñược mô hình
sản xuất trong tương lai: Phải kế thừa những cơ cấu giống cây trồng truyền
thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai ñể kết hợp các yếu
tố tự nhiên, kinh tế xã hội (Lê Trọng Cúc, Trần ðức Viên, 1995 [1]; Võ Minh
Kha, 1990 [16]).
Chuyển ñổi CCCT phải ñược bắt ñầu bằng việc phân tích hệ thống canh
tác truyền thống, chính từ kết quả ñánh giá, phân tích ñặc ñiểm cây trồng tại khu
vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh ñể ñề xuất cơ cấu cây
trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển ñổi CCCT cần căn cứ vào yêu cầu thị trường
ñể khai thác có hiệu quả các tiềm năng về ñiều kiện tự nhiên và ñiều kiện kinh
tế - xã hội của mỗi vùng; lợi dụng triệt ñể các ñặc tính sinh học của mỗi loại cây
trồng ñể bố trí phù hợp với các ñiều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối ña sự phá hại
của dịch bệnh và các ñiều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra, tích cực áp dụng khoa
học kỹ thuật ñể sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu cải tiến CCCT là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiên bộ kỹ thuật vào HTCT
hiện tại hoặc ñưa ra những HTCT mới. Hướng vào các hợp phần tự nhiên,
sinh học, kỹ thuật, lao ñộng, quản lý thị trường ñể phát triển CCCT trong
những ñiều kiện mới nhằm ñem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Nghiên cứu cải tiên CCCT là phải ñánh giá thực trạng, xác ñịnh CCCT
phù hợp với thực tế phát triển cả về ñịnh lượng và ñịnh tính, dự báo ñược mô
hình sản xuất trong tương lai, phải kế thừa những CCCT truyền thống và xuất

phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai ñể kết hợp các yếu tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội (Lê Trọng Cúc, Trần ðức Viên, 1995 [1]; Trương ðích, 1995 [9]).
Nghiên cứu CCCT là một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm
mục ñích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất cây
trồng và chất lượng sản phẩm (Nguyễn Duy Tính, 1995 [34]).
Nhiều tác giả cho rằng: Cốt lõi của vấn ñề chuyển dịch CCCT là chuyển
dịch hệ thống, sử dụng diện tích ñất thích ứng với các ñiều kiện sinh thái và kinh
tế xã hội theo hướng tăng vụ và có hàng hóa tập trung, ñưa ra những giống cây
trồng, loại cây trồng và kỹ thuật trồng trọt thích ứng vào sản xuất.
2.1.1.8 Hệ thống trồng trọt tiến bộ
Muốn có HTTT tiến bộ, trước hết chúng phải là các HTCT ñược sắp xếp
hợp lý với các ñiều kiện sinh thái của một vùng nhất ñịnh và sau ñó ñược thay thế
bằng một hoặc một số biện pháp kỹ thuật mới trên cơ sở của các tiến bộ kỹ thuật
hiện hành như các tiến bộ về giống cây trồng, kỹ thuật canh tác cải tiến như kỹ
thuật tưới nước, kỹ thuật bón phân, mật ñộ trồng, biện pháp chăm sóc
Trong HTCT, yếu tố tạo thành cơ bản của hệ thống này chính là CCCT,
các CTLC và các biện pháp kỹ thuật kèm theo. Tất cả các yếu tố trên ñây cần
phải ñược xác ñịnh hợp lý cho mỗi vùng sản xuất bằng các kỹ thuật hiện có
và tiến bộ hơn các kỹ thuật trước ñể ñạt ñược tiêu chuẩn HTCT tiến bộ và
cũng là góp phần tạo dựng hệ thống canh tác tiến bộ.
2.1.1.9 Cơ cấu cây trồng hợp lý
CCCT hợp lý là sự ñịnh hình về mặt tổ chức cây trồng trên ñồng ruộng
về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời ñiểm, nhằm tạo ra sự cộng hưởng
các mối quan hệ hữu cơ giữa các loại cây trồng với nhau ñể khai thác và sử
dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

tiêu phát triển kinh tế - xã hội (ðào Thế Tuấn, 1978) [36].

CCCT hợp lý là CCCT phù hợp với ñiều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
của vùng. CCCT hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây
trồng ñược bố trí trên ñồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt trong
nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất
thâm canh gắn với ña canh, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả kinh tế cao.
CCCT là một thực tế khách quan, nó ñược hình thành từ ñiều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội cụ thể và vận ñộng theo thời gian.
CCCT hợp lý là phát triển HTCT mới trên cơ sở cải tiến HTCT cũ hoặc
phát triển HTCT mới trên cơ sở thực tế là sự tổ hợp lại các CTLC, tổ hợp lại các
thành phần cây trồng và giống cây trồng, ñảm bảo các thành phần trong hệ thống
có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc ñẩy lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất lợi
thế, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái. ðứng về
quan ñiểm sinh thái học, bố trí CCCT hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong
hệ sinh thái nhân tạo, làm thế nào ñể ñạt năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh
tế, CCCT hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa
cao, bảo ñảm việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận
dụng nguồn lợi tự nhiên, ngoài ra còn phải ñảm bảo việc ñầu tư lao ñộng và vật tư
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
Xác ñịnh CCCT hợp lý ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ giữa cây trồng
với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cần phải dựa trên phương hướng sản xuất
của vùng. Phương hướng sản xuất quyết ñịnh CCCT, nhưng CCCT hợp lý sẽ là cơ
sở cho các nhà hoạch ñịnh chính sách xác ñịnh phương hướng sản xuất.
2.1.1.10 Công thức luân canh (CTLC)
Luân canh là sự luân phiên thay ñổi cây trồng theo không gian và thời
gian trong một chu kỳ nhất ñịnh.
CTLC số cây trồng và trình tự thay ñổi của nó ñược trồng trên cánh ñồng
trong một năm (Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng ðăng Chinh, 1987) [23].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


2.1.2 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống (System approach): ðây là phương pháp nghiên cứu
dùng ñể xét các vấn ñề trên quan ñiểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và
giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng.
Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao, phương pháp
này coi trọng phân tích ñộng thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch
sử. Qua ñó, sẽ xác ñịnh ñược sự phát triển của hệ thống trong tương lai, ñồng
thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển ñó.
FAO (1992) ñưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho ñây
là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các HTNN và cộng ñồng nông
thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống canh tác tiến
bộ phải ñược bắt ñầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống.
Phạm Chí Thành, ðào Châu Thu, Phạm Tiến Dũng, Trần ðức Viên
(1996) [29] và Mai Văn Quyền (1996) [26] ñã có ñúc kết các phương pháp
tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống canh tác ñó là tiếp cận từ dưới lên trên
(bottom - up): dùng phương pháp quan sát phân tích tìm ñiểm ách tắc của hệ thống
ñể xác ñịnh phương pháp can thiệp thích hợp và có hiệu quả. Trước ñây, thường
dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì
nhà nghiên cứu không thấy ñược hết các ñiều kiện của nông dân, do ñó giải pháp ñề
xuất thường không phù hợp và ñược thay thế bằng phương pháp ñánh giá nông
thôn có sự tham gia của nông dân (PRA).
2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thống nông nghiệp
Hiện nay chưa có phương pháp nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thống
nhất. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu ñã ñưa ra một số nguyên tắc cơ bản là:
Nghiên cứu chủ yếu hướng vào người nông dân; ðề cập tới tính chất của
HTNN;Yêu cầu tham gia của nhiều bộ môn (ða ngành); Chú ý tới việc làm ở
nông trại; Tính chất nhắc lại và liên tục.
Quá trình nghiên cứu có thể chia thành 3 bước: Chẩn ñoán và phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14

loại; Thiết kế và làm thử; Mở rộng.
Chẩn ñoán nhằm tìm hiểu hệ thống nông nghiệp, xác ñịnh những ñiều
kiện quyết ñịnh tới sự phát triển và các hạn chế, cản trở của hệ thống, bao
gồm phân kiểu và chẩn ñoán HTNN, ñặc biệt là HTNN hộ nông dân thường
rất phức tạp và không ñồng ñều, do ñó phải phân thành các kiểu phổ biến ñể
tìm hiểu sự biến ñộng của hệ thống và xác ñịnh kiểu chiếm ưu thế ñể ñịnh ưu
phát triển. Vì vậy không nên chia thành quá nhiều hệ thống mà thường chỉ
nên phân thành 3-4 kiểu HTNN ñại diện. Có thể phân kiểu hộ nông dân theo
các tiêu chí khác nhau như: Mức thu nhập, nhân tố sản xuất, chiến lược sản
xuất, mục tiêu sản xuất. Hiện nay chưa có kết luận nên phân kiểu theo tiêu chí
nào. Dựa vào mục ñích nghiên cứu khác nhau mà ta lựa chọn tiêu chí phân
kiểu hộ nông dân khác nhau.
Còn giai ñoạn thiết kế, làm thử và giai ñoạn mở rộng là các giải pháp
cụ thể.
2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu hệ thống cây trồng
Nghiên cứu HTCT là một bộ phận của nghiên cứu hệ thống canh tác
ñược giới hạn ở cây trồng trong phạm vi vùng hoặc trang trại. Khi cây trồng
thay ñổi thì hoạt ñộng trồng trọt cũng thay ñổi, muốn cho nông dân chấp nhận
HTCT mới, các nhà nghiên cứu phải tiếp cận các biện pháp kỹ thuật mới tiến
bộ hơn ñể áp dụng vào sản xuất cho nông dân nhằm ñạt hiệu quả cao cho cả
hệ thống.
Năm 1981, Zandstra H.G và cộng sự [54] ñã ñề xuất một phương pháp
nghiên cứu HTCT của nông trại. Các tác giả ñã chỉ rõ: sản lượng hàng năm
trên một ñơn vị diện tích ñất có thể tăng lên bằng cách cải thiện năng suất cây
trồng hoặc trồng tăng thêm các cây trồng khác trong năm. Nghiên cứu HTCT
là tìm kiếm những giải pháp ñể tăng sản lượng bằng cả hai cách.
Phương pháp nghiên cứu HTCT về sau ñược Viện nghiên cứu lúa Quốc

tế (IRRI) và các chương trình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng quốc gia trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

mạng lưới HTCT châu Á (Asian Cropping System Network - ACSN) sử dụng
và phát triển. Quá trình nghiên cứu liên quan ñến một loạt các hoạt ñộng trong
nông trại. Tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
- Chọn ñiểm: ñịa ñiểm nghiên cứu là một hoặc vài loại ñất có tiềm năng
năng suất, ñại diện cho vùng rộng lớn, nông dân sẵn sàng hợp tác.
- Mô tả ñiểm: ñiểm nghiên cứu sau khi chọn sẽ ñược mô tả về ñặc ñiểm
tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng CCCT cần phải ñược ñánh giá.
- Thiết kế HTCT: các mô hình cây trồng ñược thiết kế trên những ñặc
ñiểm của ñiểm nghiên cứu, nhằm ñạt ñược sản lượng, lợi nhuận cao, ổn ñịnh
và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thử nghiệm cây trồng mới: cây trồng ñược thử nghiệm trên ruộng
nông dân, nhằm xác ñịnh khả năng thích nghi và ổn ñịnh của chúng. Chỉ tiêu
theo dõi gồm năng suất nông học, hiệu quả sử dụng ñất, yêu cầu về tài nguyên
(lao ñộng, vật tư và hiệu quả kinh tế).
- ðánh giá sản xuất thử: những mô hình trồng trọt có năng suất và hiệu
quả ñược xác ñịnh dựa trên kết quả thử nghiệm, sau ñó ñược ñưa vào sản xuất
thử nhằm ñánh giá khả năng thích nghi trên diện rộng của mô hình triển vọng
trước khi xây dựng những chương trình sản xuất ở qui mô lớn hơn.
- Chương trình sản xuất: sau khi xác ñịnh những HTCT thích hợp nhất
và những biện pháp kỹ thuật liên hoàn kèm theo, các tổ chức khuyến nông với
sự giúp ñỡ của chính quyền, xây dựng chương trình quảng bá, thực hiện
chương trình sản xuất.
Mạng lưới HTCT châu Á khi ñưa ra hướng dẫn quá trình thiết kế và thử
nghiệm HTCT cũng chỉ rằng “Nghiên cứu HTCT cải tiến cho một vùng bao
gồm cả thâm canh, thay thế cây trồng năng suất thấp và ñưa vào những kỹ

thuật thâm canh cải tiến. Ở những nơi kỹ thuật thâm canh còn hạn chế hoặc
chưa có sẵn, các nhà nghiên cứu HTCT sẽ thực hiện các thử nghiệm ñơn giản
trên ruộng của nông dân “International Rice Research Institute”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16

Muốn cho hoạt ñộng của HTCT ñạt hiệu quả cao cần phải nắm vững
các yếu tố ảnh hưởng (liên quan) ñến hoạt ñộng của chúng, nếu coi sinh
trưởng và năng suất cây trồng là Y, ta có hàm:
Y = f(M,E)
Trong ñó: M là quản lý bao gồm việc bố trí cây trồng theo không gian,
thời gian cho phù hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác như chọn giống cây
trồng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, mật ñộ, phòng trừ sâu bệnh.
E là môi trường liên quan như: ñất ñai, khí hậu, lượng mưa, nước
ngầm, ñịa hình, lao ñộng, thị trường, do hiệu quả của hệ thống phụ thuộc vào
giá trị ñầu vào, ñầu ra của hệ thống.
Như vậy, muốn cho hệ thống ñạt ñược hiệu quả cao các nhà nghiên cứu
cần tập trung xem xét các thành phần quản lý và môi trường sao cho chúng
ñược sắp xếp phù hợp, lợi dụng tốt nhất các ñiều kiện của thị trường mà vận
dụng vào hệ thống theo từng giai ñoạn.
2.1.3 Những yếu tố chi phối HTCT
HTCT là thành phần, tỷ lệ các loại giống cây trồng ñược bố trí theo
không gian, thời gian trong một HSTNN nhằm tận dụng hợp lý nhất nguồn lợi
tự nhiên, kinh tế xã hội của nó. Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật
tổng hợp nhằm sắp xếp lại những hoạt ñộng của hệ sinh thái khi nó lợi dụng
tốt nhất các ñiều kiện khí hậu nhưng lại né tránh ñược thiên tai. Lợi dụng
ñược ñặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh và cỏ dại, ñảm bảo sản
lượng cao và tỷ lệ hàng hóa lớn (Lê Hưng Quốc, 1994) [24].
Việc xác ñịnh HTCT cho một vùng, một khu vực sản xuất ñảm bảo

hiệu quả kinh tế ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa HTCT với các
ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác còn có mối
quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực ñó. Có thể nêu
ra một số yếu tố chi phối hệ thống cây trồng như sau:

×