Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

SỰ THAM GIA của CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN tại HUYỆN yên KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.9 KB, 132 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HÌI



NGUYỄN THỊ MỸ TRINH



SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN YÊN KH\ÁNH,

TỈNH NINH BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI - 2015




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ MỸ TRINH




SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH,
TỈNH
NINH BÌNH





CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ:
60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN




HÀ NỘI, NĂM 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Mỹ Trinh






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến các thầy, cô giáo Bộ môn Phát triển nông thôn; các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND các xã Khánh Nhạc,
Khánh Mậu, Khánh Thiện, Khánh Thành huyện Yên Khánh; UBND huyện
Yên Khánh; Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Thống kê, Phòng Công
Thương, Phòng Tài chính - Kế ho
ạch huyện Yên Khánh đã giúp đỡ, tạo điều
kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn thành
Luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị
Minh Hiền đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ
bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiệ
n nghiên cứu
đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như
trong quá trình học tập, nghiên cứu!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả Luận văn



Nguyến Thị Mỹ Trinh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH, HỘP vii
DANH MỤC VIẾT TĂT viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 6

2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao
thông nông thôn 6

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao
thông nông thôn 17

2.1.3 Đặc điểm của đường giao thông nông thôn 18
2.1.4 Nội dung và các mức độ tham gia của cộng đồng 20
2.1.5 Các hình thức tham gia của cộng đồng 23
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
đường giao thông nông thôn 24


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv


2.2 Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao
thông nông thôn 27

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển đường giao thông nông thôn có sự tham gia của
cộng đồng tại một số nước trên thế giới 27

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển đường giao thông nông thôn có sự tham gia của
cộng đồng tại Việt Nam 31

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 34
2.3 Những công trình nghiên cứu và kết quả có liên quan 35
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Đặc điểm của huyện Yên Khánh 38
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 46
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 46
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 49
3.2.3 Các chỉ tiêu phân tích 50
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao thông
nông thôn tại huyện Yên Khánh 51

4.1.1 Khái quát về hệ thống giao thông nông thôn tại huyện Yên Khánh 51
4.1.2 Mức độ và sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch 56
4.1.3 Mức độ và sự tham gia của cộng đồng trong huy động tài chính 64
4.1.4 Mức độ và sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng 68
4.1.5 Mức độ và sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, quản lý 73

4.1.6 Mức độ và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, duy tu, bảo dưỡng 74
4.1.7 Kết quả sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao thông nông
thôn tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 78

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường giao
thông nông thôn 82
4.2.1
Điều kiện kinh tế của cộng đồng 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev

4.2.2 Năng lực, nhận thức của cộng đồng về việc phát triển đường giao thông
nông thôn 83

4.2.3 Quy chế dân chủ ở địa phương 86
4.2.4 Các chính sách phát triển giao thông nông thôn 88
4.2.5 Tổ chức xây dựng, phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 88
4.2.6 Trình độ chuyên môn, nhận thức của cán bộ quản lý 90
4.2.7 Sự phối hợp của các bên liên quan 91
4.3 Định hướng và giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát
triển đường giao thông nông thôn tại huyện Yên Khánh 92

4.3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng 92
4.3.2 Căn cứ đưa ra giải pháp 93
4.3.3 Một số giải pháp 95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
5.1 Kết luận 105
5.2 Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Yên Khánh giai đoạn 2009 – 2011 41
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Khánh giai đoạn
2009 – 2011 43
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Khánh trong giai đoạn 2010 – 2012 45
Bảng 3.4 Nội dung và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 47
Bảng 3.5 Các phương pháp PRA và cách thức thực hiện 48
Bảng 4.1 Hiện trạng đường GTNT huyện Yên Khánh đến năm 2013 52
Bảng 4.2 Ý kiến của cộng đồng về sự tham gia vào giai đoạn tr
ước khi xây
dựng đường GTNT 61

Bảng 4.3 So sánh sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch làm đường GTNT
do ngân sách Nhà nước đầu tư và do cộng đồng tự đóng góp 63

Bảng 4.4 Mức đóng góp theo từng loại đường của người dân 65
Bảng 4.5 Kết quả vai trò của cộng đồng trong các hoạt động xây dựng đường
giao thông thôn xóm 69

Bảng 4.6 Ý kiến của cộng đồng về sự tham gia vào giai đoạn xây dựng đường GTNT 71
Bảng 4.7 Ý kiến của cộng đồng trong tham gia giám sát, theo dõi xây dựng
đường GTNT 73

Bảng 4.8 Ý kiến của cộng đồng về sự tham gia vào giai đoạn quản lý sử dụng,
duy tu bảo dưỡng đường GTNT 76


Bảng 4.9 Kết quả trong xây dựng đường GTNT 78
Bảng 4.10 Kết quả trong các nội dung xây dựng, quản lý đường GTNT 79
Bảng 4.11 Thu nhập bình quân và tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Khánh giai
đoạn 2011 – 2013 82

Bảng 4.12 Trình độ của cộng đồng tham gia phát triển đường GTNT
84
Bảng 4.13 Lý do cộng đồng sự tham gia vào phát triển đường GTNT 85
Bảng 4.14 Ý kiến của cộng đồng về hình thức phát triển đường GTNT 87
Bảng 4.15 Phân cấp trách nhiệm quản lý đường GTNT 89
Bảng 4.16 Trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia phát triển đường GTNT . 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 2.1 Vai trò của cộng đồng trong phát triển đường GTNT 22
Hình 4.1 Mô hình lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa đường tuyến huyện, liên xã,
trục xã 57

Hình 4.2 Cây vấn đề về nguyên nhân cộng đồng không có vai trò xác định nhu
cầu, khảo sát thiết kế, lập kế hoạch thực hiện công trình GTNT 58

Hình 4.3 Mô hình lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa đường thôn xóm 59
Hình 4.4 Cây vấn đề về vai trò của cộng đồng trong lập kế hoạch xây dựng, sửa
chữa đường giao thông thôn xóm. 60

Hình 4.5 Sơ đồ người dân quản lý, duy tu, bảo dưỡng đường GTNT 75
Hộp 4.1 Niềm vui của cộng đồng khi có đường mới 67
Hộp 4.2 Ý thức đóng góp của người dân địa phương 85

Hộp 4.3 Việc làm đường chỉ thành công khi có sự hưởng ứng của cả cộng đồng 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii

DANH MỤC VIẾT TĂT

BQ Bình quân
BTXM Bê tông xi măng
CC Cơ cấu
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
DT Diện tích
CSHT Cơ sở hạ tầng
GTNT Giao thông nông thôn
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
KT – XH Kinh tế - xã hội
QLDA Quản lý dự án
SL Số lượng
UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, 70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn. Vì thế,
để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp có trình độ khoa học tiên tiến thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Cơ sở hạ
tầng (CSHT) nông thôn phát triển sẽ

tác động đến sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị
trường nông nghiệp, nông thôn.
Giao thông nông thôn (GTNT) là một bộ phận quan trọng trong kết cấu
hạ tầng, là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) khu vực nông
thôn. Thực tế đã chứng minh, n
ơi nào CSHT giao thông hoàn chỉnh thì ở đó
KT – XH phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt là hiện nay việc đầu tư xây
dựng CSHT giao thông còn là một trong những tiêu chí và là nền tảng cho
việc xây dựng nên diện mạo nông thôn mới. GTNT là một trong những mắt
xích thiết yếu, nối các vùng nông thôn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, khu đô
thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Những vùng có mạng lưới giao thông đảm
bảo sẽ góp phầ
n thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở
rộng thị trường nông thôn, kích thích kinh tế hộ nông dân tăng gia sản xuất,
làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống
nông dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn.
Chính vì vậy, việc phát triển đường GTNT là vấn đề có vai trò quan trọng
trong chủ trương phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa (CNH – HĐH), không nh
ững cần sự tham gia của các cấp
chính quyền mà còn cần sự tham gia của cộng đồng để mang lại lợi ích cho tất
cả các bên liên quan. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2

dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước", Chính phủ đã dành
nguồn vốn đáng kể đầu tư phát triển hệ thống đường GTNT, góp phần quan
trọng trong việc phát triển KT – XH nói chung và phục vụ sản xuất nông

nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng. Hiện nay, nước ta đã có mạng lưới
giao thông với đủ các phương thức vận tải, phân bổ tương đối hợp lý trên
khắp mọi miền
đất nước, từ quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn,
bản, góp phần thực hiện các chương trình quốc gia và phát triển nông thôn.
Với mục đích thúc đẩy phát triển KT – XH khu vực nông thôn, thực
hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn tới đòi hỏi GTNT
phải được ưu tiên, tập trung đầu tư xây dựng tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ cả
về s
ố lượng cũng như chất lượng. Đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực cho
cộng đồng ở nông thôn, Đảng và Chính phủ đã ban hành các văn bản như: Chỉ
thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của
Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Nghị định 24/1999/NĐ-
CP ngày 16/4/1999 c
ủa Chính phủ Về việc ban hành Quy chế tổ chức huy
động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây
dựng CSHT của các xã, thị trấn là cách tiếp cận, đánh giá đúng tình hình ở cơ
sở, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế hoá, pháp quy hoá của Nhà
nước về những nội dung, nguyên tắc, phương châm cho sinh hoạt dân chủ và
huy động nguồn lực của c
ộng đồng.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế, chưa đồng đều giữa các vùng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển:
nhiều tuyến đường bị hư hỏng hoặc không thể đi lại được trong mùa mưa; số
liệu báo cáo Chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến 2020, tầm nhìn
2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt, mục tiêu đến năm 2010 đảm bảo 100%
các xã (gồm 9.111 xã) có đường ô tô đến trung tâm xã đã không đạt được, có
149 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm; chất lượng đường còn rất thấp; dịch


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

vụ vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, chất lượng. Ở nhiều nơi
cộng đồng không tham gia xây dựng, quản lý công trình, sự tham gia của
cộng đồng trong xây dựng và quản lý công trình chưa được quan tâm đúng
mức hoặc có chỉ mang tính hình thức do bị tác động theo kiểu huy động, áp đặt
một chiều từ trên xuống dưới. Tình trạng người dân khai thác công trình quá
công suất thi
ết kế, lấn chiếm đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, sử
dụng sai mục đích, vai trò của cộng đồng chưa được đánh giá đúng mức, là
những vấn đề bức xúc trong công tác phát triển đường GTNT hiện nay.
Để góp phần tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, tôi thực hiện nghiên cứu
thực tế tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đây là nơi có vị trí khá thuận
lợi cho phát triển KT – XH. Trong những năm qua, huyệ
n Yên Khánh đã
bước đầu xây dựng mô hình Nông thôn mới và đạt được những kết quả đáng
kể. Trong đó, phải kể đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường
GTNT của địa phương. Vậy, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình triển
khai thực hiện và đảm bảo chất lượng công trình như thế nào? Phương thức
tham gia của cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đ
ã được phát huy như
thế nào? Những vấn đề tồn tại nào cần giải quyết? Đây là những vấn đề bức
thiết cần được trả lời.

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sự tham gia
của cộng đồng trong phát triển đường giao thông nông thôn tại huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát

triển đường GTNT tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, tìm ra những yếu tố
chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồ
ng trong phát
triển đường GTNT; từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia
của cộng đồng và chất lượng của sự tham gia trong phát triển đường GTNT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến sự
tham gia của cộng đồng trong phát triển đường GTNT.
- Đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng vào phát triển đường
GTNT tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển đường GTNT tại Yên Khánh.
- Đề xuất m
ột số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng và
chất lượng của sự tham gia trong phát triển đường GTNT.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để tập trung giải quyết được mục tiêu của đề tài đặt ra cần trả lời được
những câu hỏi sau:
- Phát triển đường GTNT là gì? Sự tham gia của cộng đồng là gì, được
thể hiện như thế nào trong phát triển đường GTNT? Thực tiễn s
ự tham gia của
cộng đồng trong phát triển đường giao thông tại các quốc qia, địa phương
khác như thế nào? Bài học kinh nghiệm được rút ra là gì?
- Thực trạng phát triển đường GTNT tại huyện Yên Khánh hiện nay
như thế nào?
- Mức độ tham gia của cộng đồng thể hiện như thế nào và mức độ tham
gia được đánh giá ra sao?

- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của c
ộng đồng trong
phát triển đường GTNT? Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Có
những thuận lợi và còn tồn tại những bất cập, khó khăn nào trong việc tham
gia phát triển đường GTNT?
- Cần có giải pháp nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển đường GTNT?



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chủ thể nghiên cứu là sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
đường GTNT tại huyện Yên Khánh với đối tượng là người dân, doanh nghiệp,
chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường
GTNT nên tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu về
đường GTNT, thực trạng phát triển và sự
tham gia của cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển đường GTNT tại huyện Yên Khánh và các biện pháp
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường GTNT.
Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về đường GTNT, sự tham gia của cộng
đồng trong việc đóng góp, xây dựng, sử dụng và quản lý đườ
ng GTNT trên
địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Phạm vi thời gian
- Số liệu được thu thập trong 4 năm từ 2009 – 2013.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 8/2013 – tháng 8/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

2.1 Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đường
giao thông nông thôn
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Cộng đồng
Mặc dù đã có từ cuối thế kỷ 19 nhưng đến năm 1915, khái niệm cộng
đồng mới được bắt đầu khảo sát một cách khoa học qua nghiên cứu của
C.J.Galpin về mối quan hệ giữa các làng thôn với môi trường xung quanh. Từ đó
đến nay đã có rất nhiề
u tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau về cộng đồng dựa trên
việc chú trọng đến các yếu tố khác biệt như lãnh thổ, nhân sự, đời sống,
McMillan (1976) cho rằng khái niệm cộng đồng chỉ có được khi hội tụ
đủ những yếu tố: một căn cước chung, cảm giác cá nhân mình quan trọng đối
với tất cả những người khác và đối với cộng đồng, niềm tin chung về lợ
i ích
của bản thân như một thành viên của cộng đồng.
Cohen (1985) nhận xét biên giới cộng đồng có thể là biên giới địa lý,
ghi được trên bản đồ, nhưng cũng có thể là biên giới theo ý nghĩa khác như
chung tộc, tôn giáo, như: cộng đồng người Mỹ gốc Hoa, cộng đồng người
theo Thiên Chúa giáo, cộng đồng người theo Phật giáo,
Dựa trên nghiên cứu của các tác giả trước đó, Willmott (1986) đã đề

cập đế
n ba yếu tố quan trọng tạo nên cộng đồng: lãnh thổ; mối quan tâm
chung (về chủng tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, quyền lợi, ); sự gắn bó giữa các
thành viên, đây là yếu tố quan trọng nhất vì một nhóm người ở gần nhau
nhưng sống cô lập, không có quan hệ với nhau thì không thể tạo nên một cộng
đồng giữa họ được.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

Từ những phân tích trên, có thể thấy khái niệm cộng đồng được sử
dụng để chỉ mối quan hệ và tương tác giữa các cá nhân trong những nhóm
người khác nhau; là đặc thù mang tính tập thể trong tất cả các lĩnh vực đời
sống, hoạt động xã hội có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô và
hoạt động. Cộng đồng có thể chung cho tất cả mọi người như cộ
ng đồng nhân
loại, cộng đồng dân tộc, nhưng cũng có thể rất cụ thể cho các đơn vị xã hội cơ
bản như làng, xã, hay một nhóm xã hội có những đặc tính xã hội chung về lý
tưởng, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, Như vậy, khi nhắc đến một cộng
đồng, ta phải xác định được thành viên cộng đồng gồm những ai, đặc điểm
đặc thù của cộ
ng đồng đó và sự ràng buộc, kết nối giữa các thành viên trong
cộng đồng với nhau là gì.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng
chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập
thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điể
m và lợi ích
chung đó rất đa dạng: đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường,
huyết thống, tổ chức, vùng địa lý hoặc các khía cạnh về tâm lý, quan điểm,
mối quan tâm. Cộng đồng có quy mô khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng

chung của mỗi cộng đồng được xác định. Cộng đồng có thể là một nhóm
người cùng sống với nhau trong một khu vực địa lý cụ thể, cũ
ng có thể có
chung đặc điểm tâm lý, nhu cầu sử dụng các tài nguyên và tương tác trao đổi
thường xuyên để đạt được những mục đích chung của họ. Tuy nhiên, cộng
đồng cũng có thể là những nhóm người từ các khu vực địa lý khác nhau
nhưng có chung các đặc điểm chung về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường,
huyết thống, tổ chức, quan điểm và mối quan tâm,
Như vậy, cộng đồng là mộ
t nhóm người có cùng một hay nhiều đặc
điểm chung nào đó. Tuy nhiên, khái niệm cộng đồng không đơn thuần để chỉ
một đơn vị xã hội cụ thể. Cộng đồng là một khái niệm động, cung cấp một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8

phương thức tiếp cận các đối tượng xã hội dựa vào các tiêu chí nghiên cứu
hay các hoạt động cụ thể. Một cá nhân có thể đồng thời là thành viên của
nhiều cộng đồng khác nhau. Một cộng đồng lớn có thể bao gồm các cộng
đồng hợp phần (Trương Văn Tuyển, 2007).
Tóm lại, ta có thể hiểu cộng đồng là một tập thể, nhóm sinh sống, làm
việc trong một khu vực nhất đị
nh hoặc cộng đồng là một tập hợp những đối
tượng cùng sống chung trong một môi trường (môi trường kinh tế, văn hóa,
xã hội, ), thường có mối quan tâm chung như nhu cầu, lợi ích, nguy cơ,
Trong đề tài này, tôi tập trung tìm hiểu về cộng đồng hưởng lợi từ các
công trình đường GTNT trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đó
là người dân địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
2.1.1.2 CSHT nông thôn
Cơ sở hạ tầng
CSHT là t

ổng thể các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc
đóng vai trò nền tảng cơ bản cho hoạt động KT – XH được diễn ra một cách
bình thường.
Hệ thống CSHT bao gồm: CSHT kinh tế và CSHT xã hội
- CSHT kinh tế là những công trình phục vụ sản xuất như hệ thống giao
thông, hệ thống điện, sân bay…
- CSHT xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết b
ị và công trình phục vụ cho
hoạt động văn hóa, nâng cao dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư như trường
học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…
CSHT nông thôn
CSHT nông thôn là một bộ phận của tổng thể CSHT vật chất – kỹ thuật
của nền kinh tế quốc dân. Đó là một hệ thống các thiết bị và công trình vật
chất kỹ thuật được tạo lập, phân bổ phát triể
n trong các vùng nông thôn và
trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở điều kiện chung cho
phát triển KT – XH ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

Hệ thống CSHT nông thôn bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị
và công trình chủ yếu sau:
- Hệ thống giao thông bao gồm các tuyến giao thông liên thôn, liên xã,
liên huyện và các tuyến đường làng, ngõ xóm và giao thông nội đồng.
- Hệ thống các công trình thủy lợi, thủy nông, phòng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai tài nguyên môi trường trong nông ngiệp, nông thôn
như: đề điều, kè đập, cầu cống, kênh mương thủy lợi, các trạ
m bơm…
- Mạng lưới thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc.
- Công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư

nông thôn.
- Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên
vật liệu, mà chủ yếu là các công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
- Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuy
ển giao khoa học công
nghệ kỹ thuật; trạm, trại sản xuất và cung ứng giống vật nuôi cây trồng.
Nội dung CSHT nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc, trình độ phát
triển của nó có sự khác biệt đáng kể của nó giữa các khu vực, quốc gia cũng
như địa phương và các vùng lãnh thổ. Tại các nước phát triển, CSHT nông
thôn còn bao gồm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lý và
làm sạch nguồn nướ
c tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân dịch vụ
khuyến nông (Hoàng Mạnh Quân, 2007).
2.1.1.3 Đường giao thông nông thôn
Đường giao thông nông thôn
Đường GTNT là một bộ phận của CSHT nông thôn bao gồm các đường
liên thôn, liên xã, liên huyện và hệ thống giao thông nội đồng, phục vụ sự đi
lại trong nội bộ nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu KT –
XH của các làng, xã, thôn xóm. Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương
tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô s
ơ qua lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

Trong quá trình nghiên cứu đường GTNT cần phân biệt rõ với hệ thống
GTNT. Hệ thống GTNT bao gồm: đường GTNT, phương tiện vận tải và
người sử dụng. Như vậy, đường GTNT chỉ là bộ phận của hệ thống GTNT.
GTNT không chỉ là sự di chuyển của người dân nông thôn và hàng hóa của
họ, mà còn là phương tiện để cung cấp đầu vào sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ
cho khu vực nông thôn của các thành ph

ần kinh tế quốc doanh và tư nhân (Đỗ
Hoài Nam và Lê Cao Đoàn, 2001). Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của hệ
thống GTNT sau khi xây dựng mới hay nâng cấp là người dân nông thôn tại
nơi triển khai dự án bao gồm các nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi lại
khác nhau như nông dân, doanh nhân, cán bộ đơn vị phục vụ công cộng làm
việc tại nông thôn…
Hệ thống đường GTNT, bao gồm:
- Đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, c
ầu cống, phà trên tuyến.
- Đường sông và các công trình trên bờ.
- Đường GTNT ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn, đường đất không
cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy…đi lại).
Vai trò của đường GTNT
- Tạo điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế và tăng lợi ích xã hội cho
nhân dân trong khu vực có mạng lưới giao thông (Đỗ Xuân Nghĩa, 2009).
+ Tác động kinh tế của đường GTNT gắn với sự phát triển sản xuất nông
nghiệp được thể hiện cụ thể bằng việc nâng cao sản lượng cây trồng, mở rộng
diện tích đất canh tác và nâng cao thu nhập của người nông dân. Nhờ đường sá
đi lại thuận tiện người nông dân có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, quay vòng vốn nhanh để tái sản xuất kịp thời vụ, nhờ
vậy họ càng thêm hăng hái đẩy mạnh sản xuất. Mặt khác, khi có đường giao
thông tốt các vùng sản xuất nông nghiệp lại từng phần thuận tiện, các lái buôn
mang ô tô đến mua nông sản ngay tại cánh đồng hay trang trại lúc mùa vụ. Điều
này làm cho nông dân yên tâm về khâu tiêu thụ, cũng như nông sản đảm bảo
được chất lượng từ nơi thu hoạch đến nơi chế biến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11

Tóm lại, việc mở mang mạng lưới giao thông ở nông thôn là yếu tố
quan trọng làm thay đổi các điều kiện sản xuất nông nghiệp, giảm bớt thiệt

hại hư hao về chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp, hạ chi phí vận
chuyển và tăng thu nhập của nông dân (Đỗ Xuân Nghĩa, 2009).
+ Về mặt xã hội: Nếu xét về mặt kinh tế đường xá nông thôn có tác
động tới sản xuất, sản phẩm và thu nhập của nông dân, thì mặt xã hội nó lại là
yếu tố đầu tiên góp phần nâng cao văn hoá, sức khoẻ và mở mang dân trí cho
cộng đồng dân cư đông đảo sống ngoài khu vực thành thị.
+ Về y tế: Đường sá tốt tạo cho người dân thuận tiện trong việc đi
khám - chữa bệnh và tới các trung tâm dịch vụ cũng như dễ dàng tiếp xúc,
chấp nhận các tiến bộ y học như bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh các bệnh xã
hội. Và đặc biệt là việc áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, giảm
mức độ tăng dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em và bảo vệ sức khoẻ
cho nguời già…
+ Về giáo dục: Hệ thống đường xá được mở rộng sẽ khuyến khích trẻ
em tới lớp, làm giảm tỷ lệ thất học ở trẻ em nông thôn. Với phần lớn giáo viên
sống ở thành thị xã, thị trấn, đường giao thông thuận tiện có tác dụng thu hút
họ tới dạy ở các trường làng; tránh cho họ sự ngại ngần khi phải đi lại khó
khăn và tạo điều kiện ban đầu để họ yên tâm làm việc.
+ Giao thông thuận lợi còn góp phần vào việc giải phóng phụ
nữ, khuyến khích họ lui tới các trung tâm dịch vụ văn hoá, thể thao ở ngoài
làng xã, tăng cơ hội tiếp xúc và khả năng thay đổi nếp nghĩ. Do đó, có thể
thoát khỏi những hủ tục, tập quán lạc hậu trói buộc người phụ nữ nông thôn
từ bao đời nay, không biết gì ngoài việc đồng áng, nội trợ. Với các làng quê ở
nước ta, việc đi lại, tiếp xúc với khu vực thành thị còn có tác dụng nhân đạo
tạo khả năng cho phụ nữ có cơ hội tìm được hạnh phúc hơn là bó hẹp trong
luỹ tre làng rồi muộn màng hay ngưỡng đường nhân duyên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

Theo trích dẫn của Đỗ Xuân Nghĩa (2009) thì tác động tích của hệ
thống đường GTNT về mặt xã hội đã được William Anderton và Charlers, khi

nghiên cứu về sự phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển như
Colombia, Liberia, Philipines và Jamaica có những điều kiện xã hội và sản
xuất nông nghiệp đã đưa ra kết luận: “Đường GTNT được mở mang xây dựng
tạo điều kiện giao lưu thuận tiện giữa vùng sản xuất nông nghiệp với các thị
trấn, các trung tâm văn hoá, xã hội có tác dụng mạnh mẽ đến việc mở mang
dân trí cho cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để thanh niên nông thôn tiếp cận
cái mới cũng như góp phàn giải phóng phụ nữ”.
- Tác động mạnh và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu KT – XH nông thôn.
Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và
thúc đẩy sản xuất phát triển, thì các nhân tố và điều kiện CSHT giao thông ở
nông thôn cũng đồng thời tác động tới quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất
và cơ cấu kinh tế ở khu vực này.
Trước hết, việc mở rộng hệ thống giao thông không chỉ tạo điều kiện
cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà
còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về
cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu về các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao
động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp, nông thôn. Tại phần
lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong giai đoạn đầu quá độ nông –
công nghiệp, những thay đổi này thường diễn ra theo xu hướng thâm canh cao
các loại cây lương thực, mở rộng canh tác cây công nghiệp, thực phẩm và
phát triển ngành chăn nuôi. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói
chung, các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho loại
cây có giá trị thấp hơn. Đây cũng là thực tế diễn ra ở nhiều vùng nông thôn,
nông nghiệp nước ta hiện nay.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

Hai là, tác động mạnh mẽ đến các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh khác ngoài nông nghiệp ở nông thôn như: công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, vận tải, xây dựng… Đường xá và các công trình công cộng vươn tới
đâu thì các lĩnh vực này hoạt động tới đó. Do vậy, nguồn vốn, lao động đầu tư
vào lĩnh vực phi nông nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày
càng tăng. Mặt khác, bản thân các hệ thống và các công trình CSHT ở nông
thôn cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho việc duy trì,
vận hành và tái tạo chúng. Tất cả các tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể
trong cơ cấu kinh tế của một vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, sự chuyển dịch theo hướng nông - công nghiệp (hay công nghiệp
hoá) thể hiện rõ nét và phổ biến.
Ba là, đường GTNT là tiền đề và điều kiện cho quá trình phân bố lại
dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp và các ngành khác
ở nông thôn cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò này thể hiện rõ nét
ở trong vùng khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, những vùng nông thôn
đang được đô thị hoá hoặc sự chuyển dịch của lao động và nguồn vốn từ nông
thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp.
- Đường GTNT là điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông nghiệp
nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũng
như lưu thông trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn
thì các yếu tố hạ tầng giao thông cũng đồng thời mở rộng thị trường hàng hoá
và tăng cường quan hệ giao lưu trong khu vực này.
Sự phát triển của GTNT tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát
triển, làm tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và khả năng trao đổi. Điều đó
cho thấy những tác động có tính lan toả của CSHT đóng vai trò tích cực.
Những tác động và ảnh hưởng của các yếu tố đường giao thông không chỉ thể
hiện vai trò cầu nối giữa các giai đoạn và nền tảng cho sản xuất, mà còn góp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14

phần làm chuyển hoá và thay đổi tính chất nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn

theo hướng phát triển sản xuất kinh doanh hàng hoá và kinh tế thị trường.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã
hội ở những nước có nền nông nghiệp lạc hậu và đang trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường.
- Đường GTNT góp phần cải thiện và nâng cao đời sống dân cư nông thôn.
Trước hết có thể nhìn nhận và đánh giá sự đảm bảo của các yếu tố và
điều kiện CSHT giao thông cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời
sống xã hội nông thôn như:
+ Góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá, xã hội, tôn tạo và phát triển
những công trình và giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao dân trí đời sống
tinh thần của dân cư nông thôn.
+ Đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ công cộng
như giao lưu đi lại, thông tin liên lạc… và các loại hàng hoá khác.
+ Cung cấp cho dân cư nông thôn nguồn nước sạch sinh hoạt và đảm
bảo tốt hơn các điều kiện vệ sinh môi trường.
Việc giải quyết những vấn đề trên và những tiến bộ trong đời sống văn
hóa, xã hội nói chung ở nông thôn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng và khả
năng phát triển các yếu tố CSHT nông thôn nói chung và đường GTNT nói
riêng. Sự mở rộng mạng lưới giao thông, cải tạo hệ thống điện nước sinh
hoạt… cho dân cư có thể làm thay đổi và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của cá nhân trong mỗi cộng đồng dân cư nông thôn.
Nói cách khác, sự phát triển đường GTNT sẽ góp phần quan trọng vào
việc cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, làm tăng phúc lợi xã
hội và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Từ đó, tạo khả năng
giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất, văn hoá
giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong nông thôn cũng như giữa nông thôn
và thành thị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page15


Tóm lại, vai trò của các yếu tố và điều kiện đường GTNT nói chung và
ở Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng
trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội của khu vực này. Vai
trò và ý nghĩa của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc trong điều kiện CNH –
HĐH, chuyển nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn từ sản xuất nhỏ sang sản
xuất hàng hoá và kinh tế thị trường. Vì vậy, việc chú trọng đầu tư cho đường
GTNT là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp
chính quyền.
2.1.1.4 Sự tham gia
Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của mình vào
một hoạt động, một tổ chức nào đó.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation)
là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng.
Theo Peter Oakley (1991), tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm
của người dân và làm tăng khả năng tiếp thu và năng lực của người dân nhằm
đáp ứ
ng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương.
Quá trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn lực
và tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm
việc ra quyết định, thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát
triển của người dân.
Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển đường GTNT có một số đặ
c
điểm chủ yếu sau:
- Người tham gia là người hưởng lợi từ các công trình GTNT, họ vừa là
phương tiện vừa là mục đích. Do đó, mọi người dân được tham gia họp, cùng
nhau bàn bạc và cùng nhau giám sát, nghiệm thu thành quả của mình.

×