Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nộp sau bv ảnh hưởng của sangrovit đến sinh trưởng, sinh hóa máu của lợn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SANGROVIT ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA LỢN NUÔI Ở TRẠI ĐỒNG HIỆP – HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐỖ THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SANGROVIT ĐẾN
TĂNG TRƯỞNG, TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA LỢN NUÔI Ở TRẠI ĐỒNG HIỆP – HẢI PHÒNG
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI
Mã số : 60.62.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VŨ DUY GIẢNG
TS. TRẦN HIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2014
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
HỌC VIÊN


Đỗ Thị Phương Thảo
i
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS Vũ Duy Giảng và TS Trần Hiệp, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Lời cám ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa; Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy Sản,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân
của xí nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp – Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Cao Văn và các
giảng viên Bộ môn Chăn nuôi thú y – Trường Đại học Hùng Vương cùng gia
đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
HỌC VIÊN
Đỗ Thị Phương Thảo
ii
MỤC LỤC
3.2. Ảnh hưởng của Sangrovit và Sangrovit farmpack đến lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng
thức ăn của lợn thịt 45
3.3. Ảnh hưởng của Sangrovit farmpack đến năng suất, chất lượng thịt và các chỉ tiêu sinh hóa máu 7
3.3.3. Ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu liên quan đến chức năng gan thận của lợn 16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
1, Kết luận 21

2, Kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Tiếng Việt 22
Tiếng nước ngoài 23
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADG Tăng trọng hàng ngày
ADFI Lượng thức ăn thu nhận
BQ Bảo quản
CB Chế biến
ĐC Đối chứng
FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn
HSCH TĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn
KS Kháng sinh
KL Khối lượng
LSM Least Squares Means (Bình phương trung bình nhỏ nhất)
Mean Giá trị trung bình
mg/kg TĂ Miligam/ kg thức ăn
Min Giá trị nhỏ nhất
Max Giá trị lớn nhất
PA Protopine alkaloids
QBA Quaternary Benzophenanthridine alkaloids
SE Sai số ngẫu nhiên
SEM Square Error Mean (Sai số bình phương trung bình)
StDev Độ lệch chuẩn
SGR Tốc độ sinh trưởng
Farmpack Sangrovit farmpack
TĂ Thức ăn
TL Tỷ lệ
TLMNBQ, CB Tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến

TTTĂ/kg TT Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Mức sử dụng sangrovit cho vật nuôi 10
Bảng 1.3. Nhu cầu axít amin trong khẩu phần cho lợn thịt 18
Bảng 2.1. Thiết kế thí nghiệm bổ sung Sangrovit cho lợn thịt 34
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cho lợn thịt của Đồng Hiệp 35
iv
Bảng 3.1. Sinh trưởng của lợn thịt ở các công thức nuôi khác nhau (n=60) 40
Bảng 3.2. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt 47
Bảng 3.3. Chi phí và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt 4
Bảng 3.4. So sánh năng suất thân thịt của lợn theo công thức 8
Bảng 3.5. So sánh năng suất thân thịt của lợn theo tính biệt 10
Chỉ tiêu 10
Tính biệt và Công thức (n=3) 10
Tính biệt chung (n=6) 10
♀TN 10
♂TN 10
60,30 11
60,42 11
60,06 11
60,11 11
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn theo công thức 12
sau 24 giờ bảo quản 12
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn theo công thức 13
sau 48 giờ bảo quản 13
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn theo tính biệt 14
sau 24 giờ bảo quản 14
♀TN 14
♂TN 14

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn theo tính biệt 15
v
sau 48 giờ bảo quản 15
♀TN 15
♂TN 15
khẩu phần bổ sung Sangrovit farmpack 17
vi
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1.1. Họ thực vật Papaveraceae 4
Hình 1.2. Macleaya cordata 6
Hình 1.3. Cấu tạo hóa học của PA và QBA 7
Hình 1.4. Quy trình sản xuất Sangrovit 8
Hình 1.5. Chế phẩm Sangrovit và Sangrovit farmpack 9
Hình 1.6. Sự phân giải axít amin của enzyme vi khuẩn đường ruột 12
Hình 1.7. Quá trình phân giải tryptophan và tổng hợp serotonin 13
Hình 1.8. Sangrovit bảo vệ axít amin trong đường ruột 13
Hình 1.9. Quá trình phân giải các axít amin của vi sinh vật thành các hợp chất trung gian 14
Hình 1.10. Tác dụng chống viêm của Sangrovit 15
Hình 3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt 41
Hình 3.2.Tăng trọng hàng ngày của lợn thịt 42
Hình 3.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn thịt 3
Hình 3.4. So sánh chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg tăng khối lượng 6
Hình 3.5. So sánh năng suất và hiệu quả của việc bổ sung Sangrovit 7
Hình 3.6. Các chỉ tiêu GOT, GPT, Albumin, Creatinin trong máu 19
Hình 3,7, Các chỉ tiêu về Bilirubin và Ure trong máu 19
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trước đây kháng sinh có tính kìm khuẩn và diệt khuẩn nên ngoài việc

sử dụng để điều trị cho gia súc gia cầm, kháng sinh còn được sử dụng như
một chất kích thích sinh trưởng khi bổ sung vào khẩu phần ăn với một lượng
thích hợp làm cho gia súc tăng trưởng cao hơn đối chứng 4-16%, tăng hiệu
suất lợi dụng thức ăn lên 2-7% (Vũ Duy Giảng, 2009).
Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trong một thời
gian dài cũng đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, điển hình là cơ chế phát
sinh tính kháng thuốc của vi khuẩn. Để thay thế kháng sinh hóa học, một vài
giải pháp thay thế đã được đề xuất, trong đó phụ gia có chiết chất nguồn gốc
thảo dược được coi là giải pháp xu hướng cho phát triển chăn nuôi bền vững
vì vừa mang lại hiệu quả cho chăn nuôi, vừa an toàn đối với người tiêu dùng
khi sử dụng các sản phẩm chăn nuôi, thân thiện với môi trường.
Sangrovit là một phụ gia thảo dược của Phytobiotic chứa các hoạt chất
Quaternary Benzophenanthridine và Protopine (Lenfeld và cs., 1981) chiết rút
từ một số thực vật thuộc họ Papaveraceae mà chủ yếu là cây Macleaya
cordata. Các hoạt chất của cây Macleaya cordata bao gồm: sanguinarine
(SG); chelerythrine (CH); dihydrosanguinarine (DHSG); dihydrochelerythrine
(DHCH); protopine; homochelidonine; alpha-allocryptopine; angoline;
boconine Chiết chất alkaloid của Macleaya cordata có tên gọi chung là
saguiritrin, chứa chủ yếu là SG và CH và một lượng rất nhỏ protopine và
alpha-allocryptopine (Stibolova và cs., 2008).
Các hoạt chất của Sangrovit có một số tác dụng chính như: ức chế
enzyme phân giải axít amin của vi sinh vật đường ruột nên tăng được hàm
1
lượng và tính khả dụng của axít amin trong máu, tiết kiệm được axít amin
cung cấp từ thức ăn, kích thích tăng trưởng, giảm hiệu quả chuyển hóa thức
ăn (FCR), hạn chế các sản phẩm độc hại sinh ra trong quá trình phân giải axít
amin của vi sinh vật như indol và scatol; chống viêm đường ruột, giảm tổn
thương niêm mạc ruột, ngăn ngừa sự hoạt hoá của yếu tố gây viêm ở cytosol
trước khi đi vào nhân tế bào; nâng cao năng lực miễn dịch ruột và năng lực
miễn dịch toàn cơ thể, nhờ vậy tăng được sức khoẻ cho con vật (Lenfeld và

cs., 1981; Agarwal và cs., 1991).
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bổ sung Sangrovit vào khẩu phần cho
lợn cho thấy: Tăng trọng hàng ngày của lợn tăng 3-13 %, hiệu quả sử dụng
thức ăn được cải thiện được 4,0 - 12,5%, giảm 9% axít aminkhẩu phần, nhờ
đó giảm chi phí thức ăn (Gaubinger, 2013). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
Sangrovit cải thiện được chất lượng thân thịt như: giảm độ dày mỡ lưng, tăng
độ dày thăn thịt, tăng tỷ lệ nạc, cải thiện sức khoẻ gan, ngăn ngừa gan nhiễm
mỡ, cải thiện sức khoẻ ruột, ngăn ngừa tổn thương ruột do nhiễm khuẩn.
Ở nước ta, Sangrovit được đưa vào Việt Nam năm 2012. Các nghiên
cứu về tác dụng của Sangrovit được thực hiện chủ yếu ở miền Nam, các chỉ
tiêu nghiên cứu còn đơn giản như: lượng thức ăn thu nhận (ADFI), tăng trọng
hàng ngày (ADG) và hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCR), chưa phản ánh
được đầy đủ tác dụng sinh hóa của phụ gia thảo dược Sangrovit. Nghiên cứu
này được thực hiện nhằm đánh giá đầy đủ hơn các tác dụng của Sangrovit
trên lợn thịt đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi, chất lượng thịt và các chỉ tiêu
sinh hóa máu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tác dụng của phụ gia thảo dược Sangrovit (Sangrovit và
Sangrovit Farmpack) trong khẩu phần thức ăn của lợn thịt đến: Khả năng sinh
2
trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, năng suất và chất lượng thịt, một số chỉ
tiêu sinh hóa máu ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đáp ứng hướng nghiên cứu sử dụng giải pháp thay thế kháng
sinh với mục đích kích thích sinh trưởng cho vật nuôi.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn cho việc sử dụng
Sangrovit ở Việt Nam, góp phần phát triển chăn nuôi lợn, tạo ra sản phẩm an
toàn và thân thiện với môi trường.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Họ thực vật Papaveraceae
Họ Anh túc hay họ A phiện (danh pháp khoa học: Papaveraceae) là
một họ thực vật có hoa. Họ này phân bổ rộng khắp thế giới trong các khu vực
ôn đới và cận nhiệt đới (Wikipedia tiếng Việt, 2012).
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Họ thực vật Papaveraceae phần lớn là cây thân thảo, chỉ có một số ít là
cây bụi và cây gỗ nhỏ. Trong họ có khoảng 44 chi và 770 loài.
(Nguồn: Ernst and Arnold Arbor, 1962)
Ghi chú: A. Ra hoa và kết quả ở nhánh; B. Hoa đang nở; C. Hoa; D. Nhị; E.Nhụy; F. Hai lá mầm;
G. Hạt; H. Hạt giống.
Hình 1.1. Họ thực vật Papaveraceae
Cây sống hàng năm, cao 0,7 – 1,5m, ít phân nhánh, thân mọc thẳng. Lá
mọc cách, lá phía dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào
4
thân, mép có răng cưa. Lá hình trứng, dài 6 – 50cm, rộng 3,5 – 30cm, đầu trên
nhọn, ở phía dưới cuống tròn hoặc hơi có hình tim. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới.
Hoa to đơn độc mọc ở đầu thân hoặc đầu cành, cuống dài 12 – 14cm.
Đài hoa gồm 2 lá đài màu xanh sớm rụng khi hoa nở, lá đài dài 1,5 – 2cm.
Tràng 4 cánh, dài 5-7cm, màu trắng hay tím hay hồng. Nhị nhiều, bao quanh
một bầu có một ngăn gồm 15-20 lá noãn dính liền nhau thành hình cầu.
Quả là một nang hình cầu hoặc hình trứng dài 4-7cm, đường kính 3-
6cm, ở đỉnh núm, quả có cuống phình ra ở chỗ nối. Quả khi chín thì có màu
vàng xám hay nâu đen. Hạt nhỏ và nhiều (25000-30000 hạt/quả), hình cầu
hoặc hơi giống hình thận, dài 0,5-1mm, trên mặt có vân hình mạng, màu xám
hay vàng nhạt hoặc xám đen.
Các loài cây trong họ này có nhựa mủ. Toàn thân cây chỗ nào cũng có
nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển thành nâu đen. Tất cả các bộ phận đều
chứa một hệ thống ống dẫn khá phát triển (các ống dẫn này được gọi là các

"tế bào nhựa mủ"), sinh ra loại nhựa mủ (latex) dạng sữa, là loại dịch nước
màu trắng bạc, vàng, đỏ. Dựa vào màu sắc hoa, hạt, hình dáng và kích thước
của quả, theo lối cổ điển người ta chia thành các thứ:
- Thứ nhẵn: hoa tím, quả hình cầu rộng, hạt đen tím
- Thứ trắng: hoa trắng, quả hình trứng, hạt trắng vàng nhạt
- Thứ lông cứng: hoa tím, cuống hoa và lá phủ đầy lông cứng
- Thứ đen: Hoa tím, quả hình cầu ở phía dưới, mở lỗ trên mép đầu
nhụy, hạt màu xám.
Cây Macleaya cordata
Macleaya cordata là một loài thực vật có hoa trong họ họ Papaveraceae,
được trồng nhiều ở các nước châu Âu để làm cảnh hay làm thuốc. Loài này được
Willd. R.Br. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1826 (Wikiedia, 2014).
5
Các nghiên cứu của hãng Phytobiotics Futterzusatzstoffe GmbH,
Eltville (CHLB Đức) đã thấy các hoạt chất alkaloids trong cây Macleaya
cordata có tác dụng tốt đến sức khoẻ và thành tích sản xuất của động vật. Từ
những nghiên cứu này, Phytobiotics đã sản xuất chế phẩm Sangrovit làm phụ
gia thức ăn chăn nuôi, chế phẩm đã được thương mại hóa ở nhiều nước trên
thế giới.
Hình 1.2. Macleaya cordata
1.1.2. Hoạt chất alkaloid
Alkaloid là một chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân vòng, có phản
ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có
dược lực tính mạnh và độc, cho kết tủa và phản ứng màu với một số thuốc thử
của alkaloid. Ở thực vật alkaloid thường chứa trong hoa, lá, rễ, hạt, vỏ, quả
nhưng có hàm lượng khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố như mùa thu hái,
tuổi thu hái, khí hậu, thổ nhưỡng….
Alkaloid thường có cấu trúc phức tạp gồm C, H, N và O trong đó N
thường nằm ở mạch vòng (dị vòng có nitơ) và mang lại tính kiềm cho nó.
Alkaloid thường ở thể rắn (alkaloid không bay hơi) trong nhiệt độ

phòng, chỉ một số ít ở thể lỏng (alkaloid bay hơi). Đa số alkaloid có màu
trắng (alkaloid có nitơ bậc 3), một số màu vàng (alkaloid là hydroxyl amoni
bậc 4), một số ở dạng bazơ không màu nhưng muối của nó với axít lại có
6
màu, thường không tan trong nước trừ một số ở trạng thái lỏng nhưng tan tốt
trong dung môi hữu cơ và vị chủ yếu của các alkaloid là vị đắng.
Alkaloid có nitơ hóa trị 3 có tính kiềm tương tự NH
3
(tác dụng với acid)
tạo thành muối. Dạng này giúp alkaloid tan tốt trong nước nên thường được
dùng làm thuốc. Bản thân alkaloid có tính kiềm yếu nên dễ bị các bazơ mạnh
và trung bình đẩy ra khỏi muối của chúng, lợi dụng đặc tính này để ứng dụng
trong chiết xuất alkaloid từ dược liệu.
Alkaloid trong họ thực vật Papaveraceae
Tới nay đã phân lập được khoảng 40 alkaloid trong họ thực vật
Papaveraceae. Tuy nhiên hai alkaloid giữ vai trò dược lực chủ yếu là
Quaternary Benzophenanthridine và Protopine. Các alkaloid này có nhiều
hoạt tính và đã được sử dụng trong nhân y trong nhiều năm. Cấu trúc của PA
và QBA được mô tả tại hình 1.4.

Hình 1.3. Cấu tạo hóa học của PA và QBA
Trên thực tế người ta chích lấy nhựa từ quả chưa chín hoặc lấy dầu từ
hạt quả chín hoặc lấy trực tiếp từ thân lá của họ thực vật Papaveraceae để
chiết tách lấy các alkaloid. Tùy theo mục đích lấy nhựa, lấy dầu hay chiết
xuất alkaloid từ thân lá mà có sự thu hái khác nhau.
Lấy nhựa từ khi quả còn xanh và bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt,
rạch nhựa vào buổi sáng thu nhựa buổi chiều. Để lấy hạt ép dầu hoặc chiết
alkaloid có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm thu hái. Có thể thu hoạch
10 ngày trước khi hạt chín hoàn toàn, nhưng tốt nhất nên thu hái quả khi quả
7

đã chín hoàn toàn, thân lá đã khô, hạt có hàm lượng dầu và alkaloid tối đa lại
không mất nhiều công phơi sấy bảo quản. Đặc biệt khi thu hoạch phải tiến
hành khi thời tiết hoàn toàn khô ráo, vì khi trời mưa hàm lượng alkaloid giảm
xuống đáng kể.
Việc sản xuất Sangrovit của phytobiotic được chiết tách alkaloid chủ
yếu từ thân và lá của cây Macleaya cordata trong họ Papaveracea. Thời điểm
thu hoạch thích hợp để có được các thành phần alkaloid tốt nhất và nhiều nhất
là vào lúc ra hoa (Stibolova và cs., 2008).
1.2. Chế phẩm Sangrovit
1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Là sản phẩm được sản xuất từ cây Macleaya cordata họ Papaveraceae
theo quy trình của hãng phụ gia thức ăn chăn nuôi Phytobiotics
Futterzusatzstoffe GmbH (Cộng hòa Liên bang Đức). Quy trình sản xuất
Sangrovit của Phytobiotic được trình bày trong sơ đồ hình 1.4.
Hình 1.4. Quy trình sản xuất Sangrovit
8
Sangrovit được sản xuất ở dạng bột. Sản phẩm như một nguyên liệu
phụ gia sử dụng chủ yếu cho các nhà máy sản xuất thức ăn được trang bị hệ
thống cân định lượng, sử dụng nguyên vật liệu và hệ thống trộn vi mô (trộn
các nguyên liệu có lượng sử dụng rất nhỏ).
Có 2 dạng sử dụng của Sangrovit là: Sangrovit nguyên chủng và
Sangrovit mang tính chất chăn nuôi (fampack) bao gồm Sangrovit kết hợp với
vị ngọt tố và các chất mang nhằm kích thích vị giác, tăng tính ngon miệng và
lượng thức ăn thu nhận của vật nuôi.
Hình 1.5. Chế phẩm Sangrovit và Sangrovit farmpack
Thường thì các thành phần hoạt chất từ thực vật họ Papaveraceae có vị
đắng kích thích quá trình tăng tiết các enzyme tiêu hóa, tuy nhiên nếu quá
nhiều thì ảnh hưởng đến tính ngon miệng của thức ăn. Vì vậy trong quá trình
chiết xuất hoạt chất được điều tiết ở mức ổn định, hơn nữa mức bổ sung sử
dụng sangrovit rất nhỏ nên cũng không làm giảm tính ngon miệng và khả

năng thu nhận thức ăn của vật nuôi, tùy vào loại chế phẩm pha trộn mà có các
mức sử dụng khác nhau trong khẩu phần.
Sangrovit có thể sử dụng cho lợn thịt, lợn nái, bò thịt, bò sữa, gia cầm
và tôm cá. Liều bổ sung vào khẩu phần ăn được ghi ở bảng 1.1.
9
Bảng 1.1. Mức sử dụng sangrovit cho vật nuôi
Các loài động vật Sangrovit (g/tấn thức ăn)
Lợn con 15-50
Lợn vỗ béo 15-50
Lợn nái 30-50
Lợn thịt khởi động 30-50
Lợn thịt sinh trưởng / hoàn thiện 20-30
Gà tây (khởi động) 30-50
Gà tây (hoàn thiện) 20-30
Bê 50-100
Bò sữa 300-600 mg/con/ngày
Bò thịt 150-300 mg/con/ngày
Ngựa 100
Cá và tôm 30-100
(Nguồn: Adifeed, 2012)
1.2.2. Tác dụng và cơ chế tác động của sangrovit
Sangrovit bền với pH đường tiêu hoá, do vậy hoạt chất của nó kháng
với dịch dạ dày và giữ hoạt tính cho tới khi đi tới ruột non, vị trí diễn ra hoạt
động tiêu hóa chủ yếu của nó. Hoạt chất của Sangrovit có những dạng hoá
học khác nhau phụ thuộc vào pH môi trường. Ở pH từ 1-4 hoạt chất ở dạng
cation mang điện dương. Các cation mang điện dương của Sangrovit sẽ phản
ứng với protein (ở các axít amin), đặc biệt là các axít amin mang nhóm SH
thường có phản ứng mạnh với hoạt chất này. Khi vị trí hoạt động ở các axít
amin bị ngăn trở, enzyme khử carboxyl của axít amin tương ứng
(decarboxylase) bị ức chế (Drsata và cs., 1996). Như vậy, có thể nói Sangrovit

10
là một chiếc chìa khoá đặt nhầm vào ổ khoá và bịt lại cơ hội mở khoá cho
những chìa khác. Ở pH 7-12 hoạt chất ở dạng kiềm giả (pseudo-base), trong
phạm vi pH từ 4-7, hoạt chất ở dạng zwitterions (phân tử chứa một ion dương
và một ion âm nhưng không được xem là muối).
Do vai trò ức chế enzyme vi khuẩn đường ruột phân giải axít amin,
Sangrovit có tác dụng bảo vệ các axít amin của thức ăn đặc biệt là tryptophan,
nhờ vậy tăng được hàm lượng và tính khả dụng (availability) của axít amin
trong máu, không những tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh tổng hợp protein
và kích thích tăng trưởng mà còn tiết kiệm được axít amin cung cấp từ thức
ăn. Bên cạnh đó cũng hạn chế các sản phẩm độc hại sinh ra do vi khuẩn phân
giải axít amin như indol và scatol, nhờ vậy bảo vệ được sức khoẻ gan, thận
(Agarwal và cs., 1991).
Trên động vật, Sangrovit kích thích cơ quan tiêu hoá và hoạt động tiêu
hoá như tăng tiết enzyme tiêu hoá, cải thiện tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng,
tăng sức khoẻ ruột, kích thích chức năng “hàng rào” của niêm mạc ruột, cải
thiện khả năng hấp thu và năng lực ngăn ngừa mầm bệnh, từ đó nâng cao
thành thành tích sản xuất, bao gồm tăng thu nhận thức ăn, giảm FCR và kích
thích tăng trưởng cũng như cải thiện chất lượng thân thịt của động vật.
Sangrovit còn có tác dụng chống viêm đường ruột, giảm tổn thương
niêm mạc ruột, ngăn ngừa sự hoạt hoá của yếu tố gây viêm ở cytosol trước
khi đi vào nhân tế bào, nâng cao năng lực miễn dịch ruột và năng lực miễn
dịch toàn cơ thể, nhờ vậy tăng được sức khoẻ cho con vật (Lenfeld và cs.,
1981; Agarwal và cs., 1991).
1.2.2.1. Tác dụng tiết kiệm acid amin
Trong ống tiêu hóa của gia súc luôn có sự thay đổi tế bào (sự tái tạo tế
bào mới, loại thải tế bào già chết) và hoạt động tiết bao gồm các enzym tiêu
hoá; chất nhày bảo vệ niêm mạc ruột. Tất cả những sản phẩm này được gọi là
11
chất nội sinh và đều có bản chất là protein hay axít amin. Vì vậy, axít amin

trong đường tiêu hoá không chỉ bao gồm các axít amin của thức ăn ăn vào mà
còn chứa các axít amin của các sản phẩm nội sinh. Do vậy, khi cung cấp axít
amin cho con vật phải xem xét đến các yếu tố như: axít amin theo nhu cầu của
vật nuôi, axít amin nội sinh bị tiêu hao do quá trình tiêu hóa nên tỷ lệ axít
amin trong khẩu phần thường cao hơn so với mức cần thiết cho sản xuất.
Sangrovit là chế phẩm được nghiên cứu có tác dụng cải thiện chuyển
hóa protein, làm giảm nitơ mất trong phân và nước tiểu, ức chế enzyme phân
giải của các enzyme vi khuẩn đường ruột đối với axít amin do vậy nó có tác
động tích cực vào việc tiết kiệm axít amin trong khẩu phần, giảm hao hụt
protein, giảm chi phí thức ăn (Drsata và cs., 1996).
Hình 1.6. Sự phân giải axít amin của enzyme vi khuẩn đường ruột
Sangrovit ức chế hoạt động của nhiều enzym của vi khuẩn đường ruột,
trong đó có các enzyme khử carboxyl của axít amin (decarboxylase) đặc biệt
là trytophan. Tryptophan là một thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp
serotonin và có hai chức năng quan trọng: 1- kích thích trực tiếp trung tâm
12
thèm ăn trong não, 2- kích thích sự thèm ăn. Lượng thức ăn thu nhận tăng,
hiệu quả sử dụng thức ăn tăng nên làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Hình 1.7. Quá trình phân giải tryptophan và tổng hợp serotonin
Cải thiện tính sẵn có của các axít amin: Sangrovit gắn vào các enzyme
phân giải axít amin làm mất hoạt tính của các enzyme, giúp bảo vệ các axít
amin đặc biệt là các aicd amin không thay thế làm tăng tính sẵn có của axít
amin tronng máu.
Một khi tính sẵn có của các axít amin được cải thiện thì sẽ: Tối ưu hóa
chuyển hóa axít amin, cải thiện cân bằng nitơ (tăng nitơ/protein tích lũy),
giảm urê trong máu, tăng hấp thu axít amin, giảm protein dư thừa ở ruột già.
Hình 1.8. Sangrovit bảo vệ axít amin trong đường ruột
13
1.2.2.2. Các tác dụng khác
Sangrovit chứa chiết chất alkaloid, đa số có vị đắng, có khả năng bám

vào biểu mô ruột để kích thích các tuyến tiêu hóa tăng tiết các enzyme từ đó
kích thích quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng và cải thiện tỷ lệ tiêu hóa
(hình 1.9). Bên cạnh đó, trong đường ruột hoạt động phân giải các axít amin
của vi khuẩn tạo ra các sản phẩm trung gian như indol, scatol, phenol, cresol
Tất cả các sản phẩm trên là chất độc, chúng thấm qua vách ruột vào máu
và được chuyển về gan để khử độc bằng cách lập các hợp chất kép với acid
sulfuric và acid glucoronic. Đây là hiện tượng trúng độc thường xuyên của cơ
thể. Sangrovit có tác dụng ức chế enzyme phân giải axít amin của vi khuẩn do
đó giảm sinh ra các sản phẩm trung gian từ đó giảm chất gây tổn thương bề mặt
niêm mạc ruột, tăng cường sức khỏe và chức năng hấp thu của ruột.
Hình 1.9. Quá trình phân giải các axít amin của vi sinh vật thành các hợp
chất trung gian
Đặc tính kháng viêm: Sangrovit có tác dụng chống viêm đường ruột,
14

×