BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN TIẾN VIỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN TIẾN VIỆT
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO
HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagei
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiế
n Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pageii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị và
cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn
này.
Nhân dị
p này, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ
môn Phân tích định lượng, cũng như các khoa, phòng, ban của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS Trần Đình Thao, người hướng dẫn khoa học, đã luôn quan tâm, chỉ
dẫn tận
tình và trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và
các phòng, ban, ngành của huyện Gia Lâm, các địa phương, đơn vị trên địa bàn đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin, hỗ trợ thu thập số liệu và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biế
t ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Việt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pageiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN II 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của lao động nông
thôn 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.1.1 Khái niệm về đô thị hóa 4
2.1.1.2 Khái niệm về việc làm của lao động nông thôn 10
2.1.2 Đặc trưng của đô thị hóa và đặc điểm việc làm của lao động nông
thôn trong quá trình đô thị hóa 17
2.1.2.1 Đặc trưng của quá trình đô thị hóa 17
2.1.2.2 Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn 19
2.1.2.3 Một số xu hướng việc làm của lao động nông thôn trong quá trình
đô thị hóa 21
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
đến việc làm của lao động nông thôn trong
quá trình đô thị hóa 23
2.1.3.1 Sự biến động về đất đai 23
2.1.3.2 Dân số và tỷ lệ tăng dân số 24
2.1.3.3 Thị trường hàng hóa sức lao động 24
2.1.3.4 Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước 25
2.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưở
ng của đô thị hóa đến việc làm của lao động
nông thôn 26
2.2.1 Thực tiễn trên thế giới 26
2.2.1.1 Hàn Quốc 26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pageiv
2.2.1.2 Trung Quốc 29
2.2.2 Thực tiễn ở Việt Nam 30
2.2.2.1 Thành phố Hà Nội 30
2.2.2.2 Tthành phố Đà Nẵng 32
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 33
2.3 Một số nghiên cứu có liên quan 34
PHẦN III 37
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
3.1.1.1 Vị trí địa lý 37
3.1.1.2 Đất đai và tài nguyên 38
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 40
3.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 40
3.1.2.2 Dân số và lao động 40
3.1.2.3
Hệ thống kết cấu hạ tầng 41
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn huyện Gia Lâm 45
3.1.3.1 Những thuận lợi cơ bản và cơ hội phát triển 45
3.1.3.2 Một số khó khăn chủ yếu và thách thức đặt ra 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu 47
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 47
3.2.1.1
Thu thập số liệu thứ cấp 47
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp 48
3.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 49
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả, so sánh 49
3.2.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố 49
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54
3.2.3.1 Chỉ tiêu về đô thị hóa 54
3.2.3.2
Chỉ tiêu về việc làm 54
3.2.3.3 Chỉ tiêu phân tích nhân tố 54
- Hệ số Cronbach’s Alpha 54
- Chỉ tiêu KMO (Kaiser- Mayer- Olkin) và Bartlett 54
- Chỉ tiêu phân tích hồi qui 54
- Chỉ tiêu phân tích phương sai 54
- Chỉ tiêu phân tích hệ số tương quan 54
PHẦN IV 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 Thực trạng đ
ô thị hóa và việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm55
4.1.1 Thực trạng đô thị hóa ở huyện Gia Lâm 55
4.1.1.1 Khái quát về đô thị hóa ở huyện Gia Lâm 55
4.1.1.2 Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ đô thị hóa của huyện 56
4.1.1.3 Một số nhân tố khác có liên quan 58
4.1.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm 59
4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động nông thôn huyện Gia Lâm 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagev
4.1.2.2 Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm 66
4.1.2.3 Một số xu hướng việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm
dưới tác động của đô thị hóa. 73
4.2 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đô thị hóa đến việc làm của lao động
nông thôn huyện Gia Lâm 81
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 81
4.2.1.1 Thang đ
o Biến động đất đai 81
4.2.1.2 Thang đo Biến động dân số 81
4.2.1.3 Thang đo Phát triển hạ tầng 82
4.2.1.4 Thang đo Phát triển khu công nghiệp 83
4.2.1.5 Thang đo Chính sách 84
4.2.1.6 Thang đo Mức độ thay đổi chung của việc làm 85
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 85
4.2.2.1 Kết quả kiểm định EFA
85
4.2.2.2 Nhân tố khám phá 87
4.2.2.3 Mối quan hệ giữa các biến quan sát với từng nhân tố 89
4.2.3 Phân tích mô hình hồi qui về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
làm của lao động nông thôn 91
4.2.3.1 Kết quả phân tích mô hình hồi qui 91
4.2.3.2 Kiểm định các giả thuyết và mô hình hiệu chỉnh 95
4.3 Giải pháp nhằm gi
ải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá
trình đô thị hóa ở huyện Gia Lâm 97
4.3.1 Mục tiêu phát triển và định hướng giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm. 97
4.3.1.1 Mục tiêu phát triển 97
4.3.1.2 Định hướng giải quyết việc làm 98
4.3.2 Nhóm giải pháp tác động đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc
làm của lao
động nông thôn 99
4.3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn 99
4.3.2.2 Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn 101
4.3.2.3 Phát triển bền vững, có hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và làng nghề 102
4.3.2.4 Tăng cường quản lý, nâng cao chất dân số và lao động trên địa
bàn, quản lý t
ốt lao động di cư 104
4.3.3 Nhóm giải pháp về kinh tế- xã hội nhằm giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn 106
4.3.3.1 Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh ở
nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. 106
4.3.3.2 Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa, du lịch sinh thái 107
4.3.3.3
Tăng cường lồng ghép các chương trình kinh tế- xã hội của địa
phương để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 108
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagevi
4.3.3.4 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huần, dạy nghề cho lao
động nông thôn 110
4.3.3.5 Làm tốt công tác xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn 111
PHẦN V 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 Kiến nghị 114
5.2.1
Đối với Trung ương 114
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 115
5.2.3 Đối với cơ quan, đơn vị sử dụng lao động 115
5.2.4 Đối với người lao động 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO I
PHỤ LỤC V
Phụ lục 1: Sơ đồ nghiên cứu V
Ph
ụ lục 2: Phiếu phỏng vấn điều tra VI
Phụ lục 3: Kết quả chạy phân tích nhân tố trên phần mềm SPSS XIX
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagevii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH Công nghiệp hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
DS Dân số
DV Dịch vụ
ĐTH Đô thị hoá
ĐVT Đơn vị tính
EFA Phân tích nhân tố khám phá
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
G20 Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB Giải phóng mặt bằng
HĐH Hiện đại hóa
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
ILO Tổ chức lao động quốc tế
KMO Đo lường độ xác thực của dữ liệu nghiên cứu
KTQD Kinh tế quốc dân
LD Lao động
NXB Nhà xuất bản
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OED Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
XDCB Xây dựng cơ bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pageviii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ dân đô thị Việt Nam và Hàn Quốc, 1950 - 2010 27
Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ Hàn Quốc 28
Bảng 2.3: Đóng góp của di cư”nông thôn - đô thị”cho tăng trưởng dân số đô thị 28
Bảng 2.4: Số lượng lao động được giải quyết việc làm thời kỳ 1978 – 1990 ở Trung
Quốc 29
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2013 39
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2013 43
Bảng 3.3: Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 - 2013 44
Bảng 3.4: Loại và nguồn thông tin thứ cấp 47
Bảng 3.5: Đối tượng và số lượng phiếu điều tra 48
Bảng 3.6: Thang đo đề xuất 51
Bảng 4.1: Chỉ tiêu phản ánh mức độ đô thị hóa ở huyện Gia Lâm 2012 56
Bảng 4.2: Mật độ dân số ở đô thị và nông thôn qua 2 năm 2010 và 2013 59
Bảng 4.3: Dân số trên địa bàn huyện theo thời gian 60
Bảng 4.4: Thực trạng lao động trên địa bàn huyện theo thời gian 62
Bảng 4.5: Đặc điểm lao động trên địa bàn các xã điều tra 63
Bảng 4.6: Trình độ vă
n hóa của lao động nông thôn Gia Lâm 64
Bảng 4.7: Thực trạng kinh tế của các hộ điều tra 65
Bảng 4.8: Số lượng lao động theo ngành trên địa bàn huyện 68
Bảng 4.9: Lao động trong các ngành nghề theo địa phương 71
Bảng 4.10: Tỷ lệ lao động trong các ngành nghề theo tuổi 72
Bảng 4.11: Nguồn thu nhập chính của hộ nông dân bị thu hồi đất 72
Bảng 4.12: Tỷ lệ
làm việc trong các ngành nghề ở 3 xã nghiên cứu 73
Bảng 4.13: Tình trạng việc làm của lao động 74
Bảng 4.14: Thu nhập bình quân của các hộ gia đình 75
Bảng 4.15: Nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất của công việc 77
Bảng 4.16: % người không tích cực trong tìm việc mới 80
Bảng 4.17: Nguyên nhân dẫn đến tính không tích cực trong tìm kiếm việc làm của
người lao động 80
Bảng 4.18: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo MD 81
Bảng 4.19: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo DS 82
Bảng 4.20: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo HT lần 1 82
Bảng 4.21: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo HT lần 2 83
Bảng 4.22: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo KCN lần 1 83
Bảng 4.23: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo KCN lần 2 84
Bảng 4.24: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo CS 84
Bảng 4.25: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đ
o VL 85
Bảng 4.26: Kiểm định KMO và Bartlett của nhân tố độc lập 86
Bảng 4.27: Tổng phương sai trích của các nhân tố độc lập 86
Bảng 4.28: Kiểm định KMO và Bartlett của nhân tố phụ thuộc 87
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pageix
Bảng 4.29: Tổng phương sai trích của nhân tố phụ thuộc 87
Bảng 4.30: Ma trận thành phần xoay nhân tố độc lập 88
Bảng 4.31: Ma trận thành phần của nhân tố phụ thuộc 89
Bảng 4.32: Hệ số biến quan sát của từng nhân tố độc lập 90
Bảng 4.33: Hệ số biến quan sát của nhân tố phụ thuộc 90
Bảng 4.34: Phân tích tương quan riêng 92
Bảng 4.35: Phân tích mô hình hồi qui tổng thể
b
92
Bảng 4.36: Phân tích ANOVA 92
Bảng 4.37: Phân tích hệ số tương quan 93
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagex
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm 37
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 50
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 96
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Pagexi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Số lượng dân số di cư vào huyện Gia Lâm phân theo vùng từ năm 2005
– I/2014 60
Biểu đồ 4.2: Số lượng người tăng do di cư vào các xã nghiên cứu từ năm 2005 –
I/2014 61
Biểu đồ 4.3: Trình độ của lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2014 66
Biểu đồ 4.4: Lao động hoạt động trong các ngành nghề theo thời gian 67
Biể
u đồ 4.5: Số lượng lao động của các xã, thị trấn tính đến 6/2014 69
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ lao động trong các ngành ở các địa bàn nghiên cứu năm 2014 69
Biểu đồ 4.7: Sự thay đổi công việc của lao động 76
Biểu đồ 4.8: Ý định thay đổi công việc hiện nay của lao động 77
Biểu đồ 4.9: Đánh giá tính bền vững của công việc của lao động 78
Biểu đồ 4.10: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến xu hướng việc làm của lao động 79
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đô thị hóa là quá trình tất yếu và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam. Không một nước nào có thể phát triển kinh tế với mức độ thu nhập cao
nếu không phát triển đô thị trước, và trong thực tế, hầu hết các nước đề
u phải đô thị
hóa ít nhất là 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ.
Các nước phát triển thường có mức độ đô thị hóa cao nhưng phần lớn đô thị đã ổn
định nên tốc độ đô thị hóa chậm lại và thấp hơn nhiều so với các nước đang phát
triển. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển diễ
n ra mạnh mẽ
nhưng thường không cùng với quá trình công nghiệp hóa, làm cho tình trạng đô thị
hóa trở nên không kiểm soát được, gây khó khăn, trở ngại đối với các vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội. Đô thị hóa ở Việt Nam, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mớ
i cần phải được giải
quyết.
Bên cạnh đó, việc làm của lao động nông thôn ở nước ta đang là một trong
những vấn đề kinh tế - xã hội rất quan trọng, chịu sự tác động, ảnh hưởng nhiều mặt
của quá trình đô thị hóa. Việt Nam là một nước nông nghiệp, có lực lượng lao động
nông thôn khá đông đảo, đầy tiềm năng và có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế -
xã hội c
ủa đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và có nhiều chủ trương, chính sách về lao động và việc làm.
Ước tính Việt Nam đang có khoảng 20 chính sách khác nhau liên quan tới vấn đề
lao động, việc làm ở khu vực nông thôn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra
nhanh chóng, ảnh hưởng nhiều mặt đến việc làm của lao động nông thôn.
Gia Lâm là huyện ven đô, đang có quá trình đô thị hóa nhanh nhưng đồng
thờ
i cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong việc giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn. Trong những năm gần đây, huyện Gia Lâm được qui hoạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
nằm trong khu vực phát triển đô thị trung tâm, với chức năng chính là phát triển
dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế gắn với phát triển đô thị và các ngành công
nghiệp công nghệ cao nên có thêm nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình đô thị
hóa. Bên cạnh đó, việc làm của lao động nông thôn huyện Gia Lâm thời gian qua
chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và đang gặp phải nhiều khó kh
ăn.
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm
của lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” trên cơ sở vận dụng
phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích ảnh hưởng của đô thị
hóa đến việc làm của
lao động nông thôn, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của đô thị hóa
đến việc làm của lao động nông thôn.
Hai là, đánh giá quá trình đô thị hóa và thực trạng việc làm của lao động
nông thôn huyện Gia Lâm.
Ba là, phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của lao động nông
thôn huyện Gia Lâm bằng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis).
Bốn là, đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung liên quan về ảnh hưởng của đô thị
hóa đến việc làm của lao
động nông thôn dưới góc độ kinh tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Các chủ thể: Hộ, người lao động, doanh nghiệp sử dụng lao động và các nhà
quản lý về lao động, việc làm.
Các cơ chế, chính sách có liên quan đến việc làm của lao động nông thôn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm
của lao động nông thôn, đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huy
ện Gia Lâm.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội và khảo sát ở 3 xã, đại diện cho 3 vùng đặc trưng của huyện Gia
Lâm gồm: Xã Đa Tốn, xã Đặng Xá và xã Yên Viên.
- Phạm vi về thời gian: Sử dụng số liệu, thông tin thứ cấp thu thập từ năm
2011 đến năm 2013. Sử dụng số liệu, dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra,
khảo sát năm 2014. Các giải pháp đề xuất được áp dụng cho đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1) Nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của lao động nông
thôn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
2) Quá trình đô thị hóa và thực trạng việc làm của lao động nông thôn ở
huyện Gia Lâm hiện nay ra sao?
3) Đô thị hóa ở huyện Gia Lâm có
ảnh hưởng đến việc làm của lao động
nông thôn không? Những nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất?
4) Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa
trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian tới cần có những giải pháp nào?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của lao động nông
thôn
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị
Các quan niệm về đô thị đều có tính chất tương đối, xuất phát từ sự khác
nhau về trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, đặc điểm văn hóa, hệ thống dân cư của
mỗi quốc gia.
Nếu xét trên phương diện chung nhất, theo Hà Ngọc Trạc (1995), đô thị là
một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong
những vực kinh tế phi nông nghiệp.
Trên quan điểm xã hội học, đô thị là một hình thức tồn tại của xã hội trong
một phạm vi không gian c
ụ thể và là hình thức cư trú của con người. C.Mác và
Ph.Ăng ghen (1993) cho rằng: “Sự tồn tại của đô thị tự bản thân nó khác hẳn vấn
đề đơn giản là xây dựng nhiều nhà cửa độc lập với nhau, ở đây cái tổng hợp, cái
chung nhất không phải là con số cộng của những bộ phận cấu thành. Đó là cơ thể
sống riêng biệt theo kiểu của nó”.
Trên góc độ
quản lý kinh tế - xã hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
(2009) định nghĩa như sau: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ
cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính
trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành ph
ố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.
Cho đến nay, trên thế giới đều thống nhất coi đô thị là một điểm dân cư tập
trung với số lượng lớn, mật độ cao và tỷ lệ người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều
hơn hẳn người làm nông nghiệp. Tuy nhiên, về tiêu chí cụ thể thì có sự khác nhau
giữa các nước, xuất phát từ đặc
điểm riêng của từng nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Ở nước ta, một địa bàn hay khu vực nào đó được gọi là đô thị phải đáp ứng
một số tiêu chuẩn theo qui định. Theo Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001),
đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 4.000 người trở lên, trong đó có
trên 65% lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, với mật độ dân cư tối thiểu
6.000 người/km
2
.
Từ các quan niệm trên đây, có thể rút ra khái niệm chung về đô thị như sau:
Đô thị là một không gian cư trú của con người, ở đó cư dân sống tập trung
với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, có cơ sở
hạ tầng, kinh tế, xã hội phát triển, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một lãnh thổ nhấ
t định.
Quan niệm như vậy nhằm nhấn mạnh hai mặt là phát triển xã hội và phát
triển kinh tế ở đô thị:
Về mặt xã hội, đô thị là một hình thức cư trú, ở đó có mật độ dân cư cao,
mức sống cao, tiện nghi đầy đủ hơn cùng với những thể chế luật lệ tiến bộ. Không
gian đô thị bao gồm không gian kiến trúc, hạ t
ầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường.
Về mặt kinh tế, hoạt động sản xuất ở đô thị chủ yếu là công nghiệp và dịch
vụ. Để có sự phát triển kinh tế- xã hội, đô thị phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên
tiến. Nhờ có sự phát triển về kinh tế- xã hội mà đô thị có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hộ
i của vùng hoặc cả nước. Như vậy, khi nói tới đô thị cần đề cập
đến các yếu tố cơ bản cấu thành đô thị như quy mô, mật độ dân số, sự phát
triển kinh tế, xã hội, hình thức lao động và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng và vai trò
của đô thị đối với vùng và cả nước.
Đô thị hóa
Điều c
ần ghi nhận trước tiên là đô thị hoá đã xảy ra khá sớm trong lịch sử
phát triển của loài người, từ thiên niên kỷ thứ tư trước công lịch, song cụm từ”đô thị
hoá”lại mới chỉ xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX, nghĩa là loài người
phải mất 5000 năm mới bắt đầu ý thức được việc mình làm. Tuy vậy, theo các nhà
khoa học thì thuật ngữ”
đô thị hoá”đã ra đời từ năm 1867 trong tác phẩm Lí luận
chung về đô thị hóa (Teoria General de la Urbanizacion) của kỹ sư cầu đường người
Tây Ban Nha Ildefonso CERDA. Điều thú vị là, CERDA đã quan niệm đô thị hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
không chỉ là sự mở rộng đô thị, tăng dân số đô thị mà còn là quy hoạch đô thị, xây
dựng đô thị. Mọi nhận thức đó được CERDA dự báo sẽ nằm trong khuôn khổ của
một Khoa học về đô thị hoá cần được xây dựng nhưng phải đến năm 1967, người ta
mới đánh giá được những nhận định và phát kiến mới mẻ và đ
úng đắn của CERDA
không những về mặt lý luận quy hoạch đô thị xây dựng đô thị mà còn về thực tiễn
xây dựng và cải tạo Barcelona. Nhưng trước hết là sự sáng suốt và hiện đại của
CERDA trong quan niệm về đô thị hoá như một hiện tượng nhiều tầm và đa diện:
Kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường ở những biểu hiện cụ thể
về phát triển thủ
công nghiệp rồi công nghiệp, sản xuất hàng hoá, phân công lao động xã hội, chuyển
đổi nơi ở và nghề nghiệp, thay đổi lối sống và mức sống, sự hình thành xã hội tiêu
thụ.
Với đa số những người không chuyên thì khía cạnh dễ nhận thấy nhất của đô
thị hoá là sự tăng dần tỷ trọng của dân cư đô thị trên tổng dân số c
ủa một đô thị, một
quốc gia, một châu lục hay của toàn thế giới. Vì thế nên POKXISEVXKYI và
HOKMAN mới định nghĩa đô thị hoá là”sự tăng trưởng nhân khẩu đô thị”. Nguồn
cung cấp dân cư cho sự tăng trưởng nhân khẩu đô thị là nông thôn, cho nên người ta
còn xem đô thị hoá là hiện tượng nhập cư vào đô thị làm cho đô thị tăng lên về số
l
ượng và mở rộng về không gian. Đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư vào các
đô thị và sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu của công
nghiệp hoá.
Các nhà quy hoạch đô thị xây dựng và thiết kế đô thị, do chức năng nghề
nghiệp, đồng hoá hiện tượng đô thị hoá với sự mở rộng và phát triển không gian đô
thị. Họ cho rằng chưa bao giờ quá trình đô thị
hoá lại phát triển mạnh mẽ và bao
quát các đô thị rộng lớn như ở thế kỷ XX. Dân số đô thị tăng lên hàng năm với sự
xuất hiện các đô thị mới. Các thành phố cực lớn của trái đất mở rộng không ngừng.
Do vậy nhiệm vụ nghề nghiệp của các nhà quy hoạch đô thị xây dựng đô thị là tìm
các giải pháp không gian để đô thị ngày càng
đáp ứng với sự tăng trưởng dân số dân
số đô thị, mở rộng và phát triển đô thị và cuộc sống đô thị ngày càng thay đổi đa
dạng. Môi trường sống của người dân đô thị vì thế phải thay đổi và cải tiến theo yêu
cầu luôn biến động của cuộc sống. Nhiệm vụ của nhà quy hoạch đô thị, xây dựng đô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
thị là phải làm sao tạo ra khuôn khổ cho môi trường sống mới đó, bởi đô thị là một
cơ thể sống trong sự kết tụ của môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo và môi
trường xã hội.
Hiện nay, đô thị hóa là vấn đề quan trọng mang tính chất thời đại nên các
quốc gia trên thế giới đều tập trung nghiên cứu. Xoay quanh khái niệm đô thị hóa có
rất nhiều cách trả lời, nhiều tác giả
đã đưa ra ý kiến của mình. Tuy vậy vẫn cần thiết
phải đề cập vì hơn ai hết khái niệm này vẫn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
từng quốc gia.
Theo Gay Dness và Fremfan (2005), một số quan niệm về đô thị hóa đáng
quan tâm có thể kể đến là: Tiến sĩ Guoming Wen (Trung Quốc), tiến sĩ Toshio
Kuroda (Nhật Bản) và tiến sĩ Jung- Duk Lim (Hàn Quốc).
Khi đưa ra”
Cảnh báo về đô thị hóa ở Trung Quốc”, tiến sĩ Guoming Wen
(Trung Quốc) cho rằng, đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi mang tính lịch sử tư
liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thôn vào thành phố. Thường quá
trình này được nhìn nhận như là sự di cư cùa nông dân nông thôn đến các đô thị và
quá trình tiếp tục của bản thân các đô thị. Trong thực tế đô thị hoá là một quá trình
ph
ức tạp hơn nhiều. Bởi tiến trình này đã bộc lộ không ít dấu hiệu của tình trạng
quá nóng và những vấn đề tiềm ẩn, như áp lực gia tăng đối với việc làm và an ninh
xã hội, tình trạng bong bóng xà phòng trong lĩnh vực bất động sản buộc Chính phủ
Trung Quốc phải hãm phanh xu hướng này thông qua việc xem xét một cách cẩn
trọng và từng bước kiểm soát đối với quá trình đô thị hoá.
Nghiên cứ
u thực tế nước Nhật, tiến sĩ Toshio Kuroda (Nhật Bản) cho rằng,
đô thị hoá trên tổng số dân cư trú ở thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vùng
có mật độ dân cư đông. Đô thị hoá không đơn thuần là một hiện tượng xảy ra sau
chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình trình diễn ra từ đầu thế kỷ XX. Sau năm
1945 quá trình đô thị hoá diễn ra ở Nhậ
t Bản khá rõ do yêu cầu của việc tái thiết
nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Sự di chuyển
của một lượng lớn dân số trẻ từ nông thôn ra thành thị, chủ yếu những người đi tản
cư về. Quá trình này diễn ra đặc biệt nhanh chóng từ cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ
60 do người nhập cư mong muốn có cuộc sống tốt đẹp h
ơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Tiến sĩ Jung- Duk Lim (Hàn Quốc), cho rằng đô thị hoá là sự gia tăng dân số
chủ yếu từ nông thôn ra thành thị mà trước đây, thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mục
đích tìm kiếm việc làm, cơ hội giáo dục và những thú vui, tiện nghi nơi đô thị, trong
giai đoạn ban đầu công nghiệp hoá (1967- 1975).
Ở Việt Nam, đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao, đặc biệt
ở thành phố Hồ
Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Quá trình này vốn đã có từ lâu trong lịch sử nhưng thật
sự tăng tốc từ những năm đổi mới, 1986 đến nay. Tốc độ đô thị hoá càng về sau
càng lớn. Tuy vậy, việc nghiên cứu về đô thị hoá chưa thực sự quan tâm đúng mức.
Trong những công trình đã có, thường ít nghiên cứu lý thuyết mà đa số mô tả, tổng
k
ết thực trạng đô thị hoá ở một số thành phố.
Tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, khái niệm đô thị hoá được
đề cập có thể chưa giống nhau nhưng thống nhất ở chỗ, có hai thành tố luôn được
nhắc tới.
Một là, đô thị hoá là sự tăng lên của cư dân đô thị. Sự tăng lên này theo 3
dòng chính: sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô th
ị, dòng di dân từ nông thôn ra
thành thị và điều chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị. Ba dòng này có
vai trò và vị trí khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Hai là, đô thị hoá mở rộng không gian đô thị, không gian kiến trúc. Mở rộng
không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình đô
thị hoá. Đó cũng có thể, đô thị sát nhậ
p vào đô thị hoặc đô thị hoá mở rộng đô thị ra
ngoại thành hoặc lân cận. Mở rộng không gian đô thị cũng mang tính lịch sử, tuỳ
từng quan niệm của mỗi quốc gia.
Từ những quan niệm trên đây, có tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài
nước, chúng tôi bước đầu đưa ra khái niệm đô thị hoá như sau:
Đô thị hoá là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh t
ế – xã
hội – văn hoá - không gian – môi trường sâu sắc gắn liền với những tiễn bộ khoa
học – kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp
và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung
tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời
sống xã hội và vă
n hoá, nâng cao mức sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
xã hội…làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu
xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường
xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên.
Quá trình đô thị hoá trong lịch sử có thể phân loại như sau:
+ Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay
chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự
di dân nhưng từ trung tâm ra ngoại thành hoặc
vùng ven đô. Đô thị hoá thay thế được quan niệm ở đây bao gồm cả sự mở rộng
không gian đô thị ấy bằng cách phát triển đô thị ra vùng ven và ngoại thành. Để dễ
hình dung ta có thể xem đô thị hoá có hai phần, một là, đô thị hoá ngay trong đô thị
đã có và đô thị hoá mở rộng ra vùng ven. Đô thị hoá nhằm đáp ứng chức năng đ
ô thị
trong từng thời kỳ. Quá trình đô thị hoá luôn luôn xảy ra, song hành cùng lịch sử.
Nó có thể kết thúc khi mọi nhu cầu con người được đáp ứng. Nhưng điều này có thể
nói là không thể. Vì nhu cầu con người luôn luôn mở rộng, điều kiện thành phố luôn
bị”già”đi phải có sự thay thế nhất định. Đô thị hoá êm dịu hơn, khi dân số, không
gian đô thị đi vào ổn định.
+
Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ
nông thôn về thành thị, lý do ngoài kinh tế, tức là không phải trước hết tìm việc làm
hay tìm dịch vụ tốt hơn. Quá trình cưỡng bức xảy ra có thể nông dân chạy vào thành
phố chủ yếu là lánh nạn. Trong quy hoạch thiết kế ban đầu, không tính đến khả
năng này. Do vậy khi dân số tăng lên không phải do yêu cầu phát triển của đô thị,
đứng về phía đô thị là cưỡng bức, đối với người dân chạy vào đô thị là tự bắt buộc.
Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo
quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp
ứng. Đô thị trở nên quá tải, những tiêu cực do đô thị hoá cưỡng bức mang lại ngày
một nặng nề. Khả
năng khắc phục là chưa thể.
+ Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang
đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Thông thường ở giai đoạn đầu công
nghiệp hoá, kinh tế - xã hội đang phát triển, đô thị luôn luôn là nơi tạo ra nhiều việc
làm và các dịch vụ tốt hơn thu hút hướng di dân từ nông thôn trở v
ề thành thị. Sự bổ
sung mọt lực lượng lao động trẻ, nam nhiều hơn nữ, góp phần phát triển kinh tế - xã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
hội ở đô thị. Thực tiễn cho thấy có sự di cư từ đô thị ra bên ngoài, đặc biệt là vùng
nông thôn hoặc các đô thị nhỏ. Theo các học giả Mỹ, hiện tượng này là”đô thị hoá
ngược”hay là”sự phục hưng nông thôn". Quá trình đô thị hoá, di dân từ nông thôn
ra thành thị đã góp phần làm cho nông thôn bị”già”nhanh và mất cân đối dân số.
Quá trình phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính
phủ sẽ đ
iều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san
bằng khoảng cách và chất lượng sống thành thị - nông thôn. Đô thị hoá ngược như
một chỉ báo tổng hợp về sự phát triển rất cao của một đô thị, một quốc gia.
2.1.1.2 Khái niệm về việc làm của lao động nông thôn
Lao động nông thôn
Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và
theo ti
ến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. TheoTS. Mai
Thanh Cúc và TS. Quyền Đình Hà đồng chủ biên (2002), t
rong điều kiện hiện
nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh
sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia
vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị
nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
Lao động là hoạt động có mục đích của con ngườ
i nhằm biến đổi các vật chất
tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong quá trình sản
xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra
sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn
tại của xã hội loài người, là cơ sở của s
ự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là
nhân tố quyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá
trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo
của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
phải thực sự giải phóng sức sả
n xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên
nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng
sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế
đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16- 60; nữ tuổi từ 16- 55).
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ
tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất
nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Nguồn lao độ
ng nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông
thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16
đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn
bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc
làm và những người thất nghi
ệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Thị trường lao động là một dạng đặc biệt của hàng hóa mà nội dung của nó
là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt – sức lao động hay
là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh tế, thị trường lao động
thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ hàng hóa này, sở hữu sức
lao độ
ng (người bán nó) và một bên là người sở hữu vốn (mua sức là động).
Việc làm và giải quyết việc làm
- Khái niệm về việc làm:
Để có thể ra được một chính sách giải quyết việc làm đúng đắn, trước hết
phải làm rõ khái niệm về việc làm. Thật ra, khái niệm việc làm không phải là vấn đề
mới, nhiều nhà kinh tế đã nêu lên quan điểm của họ về khái niệm việc làm. Tuy
nhiên, hiểu thế nào là việc làm, điều này đang có sự khác nhau.
Việc làm đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan tâm ngay từ khi nó
được thành lập vào năm 1919. Hội nghị đầu tiên của tổ chức này đã thông qua công
ước về thất nghiệp yêu cầu các quốc gia hội viên phải báo cáo những biện pháp thi
hành chế độ chống thất nghiệp. Hội nghị của ILO năm 1944 đã tán thành tuyên bố Phi -
la - đen - phia kêu gọ
i đảm bảo việc làm đầy đủ và nâng cao tiêu chuẩn sinh hoạt mà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
mục tiêu của nó đến nay vẫn còn giá trị. Theo ILO, việc làm là những hoạt động lao
động được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chia
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là một phạm trù để chỉ
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và vật liệu sản xuấ
t, hoặc những phương tiện
để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
Điều 13 chương II Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam quan
niệm rằng: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn
cấm đều được thừa nhận là việc làm. Chúng tôi cho rằng đây là một khái niệm phù
hợp, bởi vì, theo quan đ
iểm này, việc làm là các hoạt động lao động được thể hiện ở
các dạng sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật cho công
việc đó.
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm sản xuất nông
nghiệp trên đất do chính thành viên sở hữu, quản lý hoặc có quyền sử dụng, hoặc
các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính thành viên đó làm chủ toàn bộ
hay mộ
t phần.
- Làm các công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình
thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên đất
do chủ hộ hoặc thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc
hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong chủ hộ
làm chủ hoặc quản lý.
Như vậy, có thể hiểu
việc làm của người lao động ở nông thôn là những hoạt
động lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh
tế - xã hội, của một bộ phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu
nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.