Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

dịch vụ nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\





NGUYỄN THÚY HÀ



DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
[\





NGUYỄN THÚY HÀ



DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THANH CÚC









HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Người thự
c hiện luận văn



Nguyễn Thúy Hà


















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn bè về
tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc, trưởng Bộ môn Phát triển nông thôn, là thầy giáo
hướng dẫn của tôi, đã tậ
n tình đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Trần Đình Thao, trưởng khoa Kinh tế và PTNT, đã giúp đỡ tôi được
bảo vệ luận văn trước hội đồng; các thầy cô trong bộ môn PTNT, khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt những kiế
n thức, kinh nghiệm để tôi có thể nghiên cứu nội dung đề tài.
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và PTNT, Trung tâm nước

sạch và VSMT Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn phòng kinh tế, phòng TNMT huyện Đông Anh,
UBND xã Hải Bối và xã Liên Hà, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cùng Xí
nghiệp kinh doanh nước sạch Đông Anh, BQL Dự án Công ty TNHH MTV nước
sạch Hà Nội và người dân của ba xã huyện Đông Anh đ
ã cộng tác và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp. Để có được kết quả ngày hôm nay, một phần do sự nỗ lực cố
gắng của bản thân nhưng phần lớn là do công lao của gia đình bố mẹ, anh chị em,
bạn bè, đồ
ng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2015
Tác giả



Nguyễn Thúy Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Pageiii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 0
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ ix

1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên c
ứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH 5
2.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ cung cấp nước sạch 5
2.1.1 Mộ
t số khái niệm 5
2.1.2 Vai trò của dịch vụ cung cấp nước sạch đối với đời sống người dân 16
2.1.3 Nội dung của dịch vụ cung cấp nước sạch 18
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp nước sạch 23
2.2 Cơ sở thực tiễn về dịch vụ cung cấp nước sạch 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageiv

2.2.1 Kinh nghiệm dịch vụ cung cấp nước sạch trên thế giới 29
2.2.2 Kinh nghiệm về dịch vụ cung cấp nước sạch ở Việt Nam 32
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 40
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 40
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 56
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 56
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 57
3.2.3 Phương pháp xử lý tài liệu và phân tích thông tin 58

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 59
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
4.1 Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ nước sạch trên địa bàn huyện 61
4.1.1 Các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn 61
4.1.2 Tổng hợp hoạt độ
ng của các đơn vị kinh doanh dịch vụ cung cấp nước
sạch trên địa bàn huyện. 67
4.1.3 Giá cung cấp dịch vụ nước sạch và chất lượng nước trên địa bàn huyện 68
4.1.4 Thực trạng sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân 70
4.1.5 Đánh giá hiệu quả dịch vụ cung cấp nước sạch tại huyện Đông Anh 73
4.2 Các yếu tố ảnh hưở
ng đến chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa
bàn Huyện 88
4.2.1 Yếu tố từ môi trường tự nhiên 88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagev

4.2.2 Yếu tố từ nguồn cung 89
4.2.3 Yếu tố từ người dân sử dụng nguồn nước sạch 92
4.2.4 Các yếu tố từ chủ trương, chính sách của Nhà nước 94
4.3 Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch
cho người dân huyện Đông Anh. 97
4.3.1 Giải pháp về công nghệ cấp nước, quản lý các công trình cấp nước 97
4.3.2 Giải pháp đối vớ
i môi trường kinh doanh nước sạch trên địa bàn huyện 98
4.3.3 Giải pháp về hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp
nước sạch 99
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100
5.1 Kết luận 100
5.2 Khuyến nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 103



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Tên ký hiệu
Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BQ Bình quân
BYT Bộ Y tế
CN – TTCN&XD Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng
CNH Công nghiệp hóa
Đất NN Đất nông nghiệp
Đất TN Đất tự nhiên
HĐH Hiện đại hóa
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
m
3
/ngđ Mét khối/ngày đêm
LĐNN Lao động nông nghiệp
NSNN Ngân sách Nhà nước
NTM Nông thôn mới
Nxb Nhà xuất bản
ODA Nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TNMT Tài nguyên môi trường
SH Sinh hoạt
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ nhi đồng thế giới
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam Đồng
VSMT Vệ sinh môi trường
WB Ngân hàng thế giới
WHO Tổ chức Y tế thế giới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pagevii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các giá trị tiêu chuẩn của nước sạch 8
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho điểm dân cư 17
Bảng 2.3 Phân cấp quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung 22
Bảng 2.4: Khung giá nước quy định 28
Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai của huyện Đông Anh qua các năm 44
Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng trang thiết bị của huyện Đông Anh trong giai đo
ạn
2011 – 2013 48
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Đông Anh các năm 2011 – 2013 . 50
Bảng 3.4: Tình hình dân cư và lao động huyện Đông Anh các năm 2011 –
2013 54
Bảng 4.1: Tình hình cung cấp nước sạch của Xí nghiệp trên địa bàn huyện
Đông Anh năm 2013 64
Bảng 4.2: Tình hình cung cấp nước sạch của Nhà máy trên địa bàn huyện
Đông Anh năm 2013 66

Bảng 4.3: Tổng hợp các công trình kinh doanh dịch vụ nước sạch 67
trên địa bàn Huyện 67
B
ảng 4.4: Bảng giá nước sinh hoạt năm 2009 đến 2013 68
Bảng 4.5: Bảng giá nước sinh hoạt nâng theo lộ trình 69
Bảng 4.6: Tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng nguồn nước tại các xã thuộc
huyện Đông Anh năm 2012. 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageviii

Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh trên địa bàn huyện Đông Anh, Sóc Sơn qua các
năm của Xí nghiệp 75
Bảng 4.8: Mức độ chấp nhận giá bán nước của nhóm đối tượng dùng nước . 81
Bảng 4.9: Mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước 83
Bảng 4.10: Tình hình sức khỏe người dân qua một số bệnh tật liên quan đến
nước sạch 84
Bảng 4.11: T
ổng hợp mức độ chấp nhận dịch vụ cung cấp nước của người dân 86
Bảng 4.12: Mức sử dụng nước sạch thay đổi khi giá tăng 93
Bảng 4.13: Hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch của Huyện 96





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Pageix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Dây chuyển công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm 21

Sơ đồ 2.2: Dây chuyển công nghệ cấp nước sử dụng nước mặt 21
Sơ đồ 2.3 : Phân cấp quản lý và giám sát các công trình cấp nước 35
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đông Anh – Hà Nội 41
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2013 51
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động của Đông Anh biế
n đổi qua các năm 53
Biểu đồ 4.1: Các nguồn nước hiện đang sử dụng tại huyện Đông Anh 72








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page1

1. MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch một nhu cầu cơ bản và quan trọng trong đời sống hàng ngày
của con người. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, vai trò của nước sạch đối với
sự sống trên trái đất càng được khẳng định và đang trở thành đòi hỏi bức bách
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển văn minh
của xã hội loài người. Nền kinh tế phát triển, dân số thế giới cũng không
ngừng tăng cao, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải
phát triển mạnh khiến nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng, nhất là đối với
người dân đang sinh sống tại các nước đang và kém phát triển.
Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng thế giới (Unicef) và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) thì hiện nay có đến 2,6 tỷ ngườ

i trên trái đất (chiếm 40% dân số
thế giới) thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản, và hơn 1 tỷ người đang sử
dụng nguồn nước không an toàn cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Liên
Hợp Quốc: từ năm 2002 đến năm 2025, trên thế giới, cứ 3 người thì có một
người bị đe dọa vì thiếu nước ngọt.
Ở Việt Nam trong nhiều năm tr
ở lại đây, vấn đề cung cấp nước sạch đã
được chú ý và cải thiện rất nhiều, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng nước tăng
mạnh (từ 79,61 tỷ m
3
/năm vào năm 2000 có thể lên đến vài trăm tỷ m
3
/năm
vào những thập niên đầu thế kỷ 21), tỉ lệ dân số sử dụng nước không đúng
tiêu chuẩn vẫn còn rất cao và xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực nông
thôn trên cả nước. Việt Nam là một nước nông nghiệp, tỉ lệ dân cư sống ở khu
vực nông thôn có khoảng 61.488.000 triệu người, chiếm khoảng 70% dân số
cả nước (Theo báo cáo của cục thống kê năm 2010)
. Sử dụng nước sạch ở
nông thôn đang trở thành vấn đề quan trọng, cấp bách trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page2

nói riêng. Ở khu vực nông thôn, tình trạng cấp nước sạch trở nên quan trọng
hơn hết. Mặc dù nhiều huyện của thành phố Hà Nội đã được Nhà nước kết
hợp với người dân đầu tư xây dựng các công trình xử lý và cấp nước sạch
nhưng hiệu quả đạt được không nhiều. Chẳng hạn, tại huyện Đông Anh, dù đã
hoàn thành dự án đầu tư cấp nước cho xã Hải B
ối và khu vực còn lại của xã

Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, nhưng tỷ lệ dân số được cung cấp và sử
dụng nước sạch cũng chỉ đạt 44,4% (năm 2012). Hay như huyện Sóc Sơn mới
chỉ có 3/26 xã, huyện Ứng Hòa mới có 10% dân số được sử dụng nước
sạch… Nguồn nước để cung cấp cho sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu được khai
thác từ dưới đất bằng hình thức gi
ếng đào, giếng khoan… Trong mùa mưa,
nhiều vùng vẫn sử dụng nước mưa, đựng trong các bể chứa, chum, vại như là
một nguồn cung cấp nước quan trọng. Hơn 3/4 số dân ngoại thành đang phải
dùng nước mưa, giếng khoan và giếng đào. Nguồn nước tự khai thác này ngày
càng không bảo đảm do ô nhiễm môi trường và biện pháp khai thác thiếu vệ
sinh. Kết quả điều tra mới đây cho thấy, chỉ 11% dân s
ố nông thôn sử dụng
nước giếng đào hợp vệ sinh; có đến 6.662/18.351 mẫu nước ngầm lấy từ
giếng khoan gia đình ở 174 xã, thị trấn của 12 huyện trên địa bàn Hà Nội mở
rộng bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép, hàm lượng thạch tím trong
nước cao (0,01mg/l) (13)
Đông Anh là một huyện nằm sát trung tâm thành phố Hà Nội, đang trở
thành khu vực trọng điểm về kinh tế - xã hội của thủ đô. Mặc dù trong những
năm qua, huyện đã được thành phố đầu tư các dự án cấp nước sạch phục vụ
nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt của người dân nhưng tỉ lệ dân số được sử
dụng nước sạch còn thấp, nhiều xã vẫn còn đang dùng những nguồn nước bị ô
nhiễm. Hiện nay mới có khoảng 38% dân số được sử d
ụng dịch vụ nước sạch.
(14). Với con số như vậy cho thấy sự không phù hợp so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và đô thị hóa của huyện Đông Anh. Để có những định hướng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page3

đầu tư đúng đắn và có hiệu quả của dịch vụ cung cấp nước sạch cho người
dân trên địa bàn huyện Đông Anh, chúng ta cần đánh giá chính xác tình hình

cung cấp, công tác quản lý nhà nước; nhu cầu và mức độ chi trả của người
dân khi sử dụng dịch vụ nước sạch… Đảm bảo cung cấp nước sạch đầy đủ
cho nhu cầu sinh hoạt của người dân có vai trò hết sức quan trọng trong công
tác chăm lo s
ức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự phát triển xã hội bền vững, đặc
biệt là đối với một huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế và mở rộng quy mô
đầu tư lớn như Đông Anh. Xuất phát từ thực tiễn cấp bách đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Dịch vụ nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
1.2 M
ục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Từ thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Đông
Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ nhằm đưa ra những giải pháp nâng
cao chất lượng dịch, và khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn cho người dân
trên địa bàn Huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luậ
n và thực tiễn về dịch vụ cung cấp nước sạch;
- Đánh giá thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch của các công trình cấp
nước trên địa bàn huyện Đông Anh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình cung
cấp nước sạch trên địa bàn huyện;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung
c
ấp nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Đông Anh
- Các hộ dân trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình cung cấp nước sạch trên phạm vi
huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong đó, khi tiến hành đánh giá chất lượng hoạt
động cung cấp nước sạch của các công trình cấp nước, chúng tôi tập trung vào
các hộ dân thuộc các xã:
+ Xã Liên Hà: sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch từ công trình cấp
nước Đại Vỹ;
+ Xã Hải Bối: sử dụng dịch v
ụ cung cấp nước sạch từ dự án cấp nước
nhà máy nước Bắc Thăng Long;
+ Xã Nguyên Khê: sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch của XN Kinh
doanh nước sạch Đông Anh
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu, thông tin được sử dụng cho việc đánh giá thực trạng cung
cấpnước sạch trên địa bàn huyện Đông Anh được thu thập từ năm 2008 – 2013;
+ Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao ch
ất lượng cung cấp nước sạch
trên địa bàn Huyện có thể áp dụng cho những năm 2013 – 2020.
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ cung cấp nước sạch trên
địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng trong dịch vụ của nhà
quản lý cũng như trong việc sử dụng nước sạch của người dân; các giải pháp chủ
yếu nhằ
m nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân trong
thời gian tới.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH

2.1 Cơ sở lý luận về dịch vụ cung cấp nước sạch
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nước và nước sạch
Nước ở trạng thái lỏng là một dạng chất liệu giúp cho mọi sự sống trên
địa cầu. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi những tế bào chứa ít nhất
60% nước.
Nước ở dạng tinh khiế
t là chất lỏng không mầu, không mùi vị, trong
thực tế hầu như không gặp nước ở dạng tinh khiết. Tùy điều kiện môi trường
và nguồn xuất xứ, nước thường chứa các khoáng hóa, các hợp chất vô cơ, hữu
cơ và vi sinh vật ở dạng hòa tan, dạng keo, lơ lửng hoặc không tan. Sự tồn tại
những hợp chất trong nước tạo nên những đặc trưng về chất l
ượng của nước
thiên nhiên. Nước bị coi là nhiễm bẩn khi hàm lượng các chất ngoại lai quá
lớn (vượt quá giới hạn cho phép) và điều tất yếu là phải xử lý chúng (làm sạch
nước) khi sử dụng cho các mục đích đời sống hay sản xuất.
Nước sạch: theo các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khi
tìm hiểu về nước sạch dùng cho sinh hoạt của con người đều thống nhất với
cách hiể
u đó là: “Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi
vị, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại”. (Tìm hiểu môi trường.
Bradley F.Smith và Eldon Đ.Enger. Nxb LĐ – XH.2008)

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch, thì nước sạch là
nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng
làm nước ăn uống trực tiếp. Nế
u dùng trực tiếp cho ăn uống thì phải xử lý để
đạt Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page6

1329/2002/QĐ–BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Và hiện nay
nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định
của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN
02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
Theo đó, nước sạch cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn của 22 chỉ tiêu sau:
1. Màu sắc
- Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
- Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các
quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm
giảm độ màu của nước. Khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử
dụng Clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư.
2. Mùi vị
- Nước giếng ngầm: mùi trứng thối là do có khí H2S, kết quả của quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước
ngầm. Mùi tanh của sắt và mangan.
- Nước mặt (sông, suối, ao hồ): mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của
các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
- Nước máy: mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại
mùi vị mà có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo

tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính,…
3. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do
sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác khó
chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh. Các quy trình xử lý như
keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page7

4. pH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và
bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường
chứa nhiều ion gốc axit.
Bằng chứng dễ thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người
sử dụng là nó làm hỏng men răng pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn
thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi
trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH
> 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo
thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của
nước uống là 6,5 – 8,5.
5. Độ cứng
Độ cứng là đại lượng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nước, nhiều
nhất là ion canxi và magiê. Nước mặt thường không có độ cứng cao như nước
ngầm. Nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt, hoặc gây hiện
tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt
hay lò hơi. Ngược lại, nước cứng thường không gây hiện tượng ăn mòn
đường ống và thiết bị. Theo tiêu chuẩn nước sạch, độ cứng được quy định nhỏ
hơn 350 mg/l. Đối với nước ăn uống, độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Tuy nhiên,
khi độ cứng vượt quá 50 mg/l, trong các thiết bị đun nấu đã xuất hiện cặn

trắng. Trong thành phần của độ cứng, canxi và magiê là 2 yếu tố quan trọng
thường được bổ sung cho cơ thể qua đường thức ăn. Tuy nhiên, những người
có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm
lượng cao.
Có thể khử độ cứng bằng phương pháp trao đổi ion.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page8

Bảng 2.1: Các giá trị tiêu chuẩn của nước sạch
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc TCU 15
2 Mùi vị Không có mùi vị lạ
3 Độ đục NTU 5
4 pH 6.0-8.5(**)
5 Độ cứng mg/l 350
6 Amoni (tính theo NH
4
+
) mg/l 3
7 Nitrat (tính theo NO
3
-
) mg/l 50
8 Nitrit (tính theo NO
2
-
) mg/l 3
9 Clorua mg/l 300

10 Asen mg/l 0.05
11 Sắt mg/l 0.5
12 Độ ô-xy hoá theo KMn0
4
mg/l 4
13 Tổng số chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1200
14 Đồng mg/l 2
15 Xianua mg/l 0.07
16 Florua mg/l 1.5
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa
17 Chì mg/l 0.01
18 Mangan mg/l 0.5
19 Thuỷ ngân mg/l 0.001
20 Kẽm mg/l 3
II. Vi sinh vật
21 Coliform tổng số vi khuẩn /100ml 50
22 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt vi khuẩn /100ml 0
(Nguồn Quyết định số 1329/2002/QĐ–BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page9

6. Amoni – Nitrit - Nitrat
Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni, nitrit,
nitrat, là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ
nước thải. Trong nhóm này, amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các
loài thủy sinh. Nitrit được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và
amôni và với sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành
nitrat. Ngoài ra, nitrat còn có mặt trong nguồn nước là do nước thải từ các
ngành hóa chất, từ đồng ruộng có sử dụng phân hóa học, nước rỉ bãi rác, nước

mưa chảy tràn. Sự có mặt hợp chất nitơ trong thành phần hóa học của nước
cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước.
7. Clorua
Nguồn nước có hàm lượng clorua cao thường do hiện tượng thẩm thấu
từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ các loại nước thải như mạ kẽm, khai thác
dầu, sản xuất giấy, sản xuất nước từ quy trình làm mềm.
Clorua không gây hại cho sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được
lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi kết hợp với clorua sẽ gây vị
mặn khó uống.
8. Asen (thạch tín)
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa
asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị
nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.
Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi.
9. Sắt
Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho
nước có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page10

10. Độ oxy hóa
Được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước.
11. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
Là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là
tổng chất khoáng
12. Đồng
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và
các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo
được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn
nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ

sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn
nước. Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc, chỉ gây ra
mùi khó chịu, khó uống.
13. Xianua
Xianua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải
ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Xianua rất độc, thường
tấn công các cơ quan như phổi, da, đường tiêu hóa.
14. Florua
Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước
ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong
nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi hàm lượng flo đạt 2 mg/l đã làm đen
răng. Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có hàm lượng Flo cao hơn 4
mg/l có thể làm mục xương. Flo không có biểu hiện gây ung thư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page11

15. Chì
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8
mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn
đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.
Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu
hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao
và gây độc.
16. Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít
hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào
thành và đáy bồn chứa.
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao
hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo.

17. Thủy ngân
Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân
được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.
Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn.
18. Kẽm
Kẽm ít khi có trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của
các khu khai thác quặng. Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người,
nhưng ở hàm lượng > 5 mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa.
19. Coliform và E.coli
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ
tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có
dấu hiệu ô nhiễm. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm
lượng E. Coliform bằng 0. Riêng Coliform tổng số trong nước sạch được cho
phép 50 vi khuẩn / 100 ml.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page12

2.1.1.2. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Thống kê tại các nước đang phát triển, hơn 1,2 tỷ người không có điều
kiện dùng nước sạch sinh hoạt, trên 50% dân số sống trong vùng này mắc
bệnh do nguồn nước sinh hoạt không thỏa mãn điều kiện vệ sinh và tiêu
chuẩn cho nước uống. Đả
m bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ
được mức độ an toàn cho sức khỏe con người. Để làm sạch nguồn nước
chúng ta cần xác định những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho
người, phát hiện và tiêu diệt trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân
phối để phục vụ cộng đồng. Những vi sinh vật gây ra bệnh là do chúng thực
hiện các phản ứng trao
đổi trong vật chủ. Đa số vi sinh vật gây bệnh là loại

sống ký sinh và lấy thức ăn từ vật chủ. Còn dạng khác vi sinh vật gây bệnh là
chúng sinh ra các độc tố đối với vật chủ. Trong số những bệnh truyền nhiễm
qua nước thì những bệnh về đường ruột chiếm nhiều nhất. Đa số các loại vi
khuẩn gây bệnh đường ruột đều giống nhau về kích thướ
c, sinh lý và thuộc họ
Euterobacteriaceae. Các loại vi khuẩn của từng bệnh khác nhau về hoạt tính
men, khả năng vận động. Những loại vi khuẩn thường gây bệnh đường ruột ở
người là: Trực khuẩn đường ruột (Escherichia), vi khuẩn bệnh thương hàn và
phó thương hàn Typhos và Paratyphos (Salmonella); vi khuẩn lỵ Disenteriae
(Shigella); vi khuẩn tả Cholera (Vibrion)… (3)
- Các bệnh lây lan trong nước
Đối với loại Escherichia, ngoài trực khuẩn đường ruột E.Coli, còn có
loại trực khuẩn
đường ruột gây bệnh Colienterit ở trẻ em và dạng lỵ
Disenteriae ở người lớn. Những trực khuẩn đường ruột đặc biệt rất nguy hiểm
ở chỗ chúng rất thích nghi với cơ thể người, chúng bền vững với các dịch vị
của người. Trong điều kiện tự nhiên như nước, đất, kể cả thực phẩm, ở da,
chúng có thể tồn tại hàng tuần, th
ậm chí hàng tháng trời.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page13

Loại vi khuẩn Salmonella là loại gây bệnh thương hàn Typhos và
Paratyphos. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường nước tự nhiên
đến 6 tháng. Khi bị bệnh này thì ruột non bị tổn thương, đồng thời toàn bộ cơ
thể bị nhiễm độc do độc tố nội. Toàn thể hệ thần kinh trung ương bị tác động,
thương tổn, người bất tỉnh.
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ đối với người, chúng xâm nh
ập qua
đường miệng rồi phát triển ở niêm mạc, đại tràng. Khi tế bào vi khuẩn chết,

độc tố nội giải phóng ngấm vào thần kinh và phản ứng lại gây tổn thương
ruột. Khi phát bệnh thì bị tiêu chảy máu lẫn mủ. Tuy không bền vững bằng
Salmonella, nhưng Shigella có thể chịu đựng nhiệt độ thấp hàng tháng và
sống ở môi trường nước tự nhiên đến 3 tháng. Vi khuẩn Vibrio gây bệnh tả
Cholera, đây là bệ
nh truyền nhiễm qua nước. Dịch tả là bệnh rất khủng khiếp,
có tốc độ lan truyền nhanh và tỷ lệ tử vong cao. (3)
- Các loại bệnh liên quan đến hóa học
Những loại bệnh này gây ra bởi sự vượt quá nồng độ các hóa chất đặc
biệt trong nước uống, mà trong đó 2 loại bệnh cần lưu ý là bệnh Flucrosis và
bệnh Methemoglobinemia trẻ em. Bệnh Flucrosis gây ra bởi hàm lượng fluco
quá cao trong nước uống, đặc biệt là n
ước ngầm. Chúng gây ra tác hại làm
hỏng men răng và chảy máu chân răng (bệnh thường gặp ở các vùng Đông
Phi: Ethiopia, Somalia, Kenya…) Bệnh Methemoglobinemia gây ra bởi hàm
lượng nitrat trong nước uống. Nitơrat oxy hóa bemoglobin (thành phần sắc tố
đỏ của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy) thành methemoglobin là chất
không có khả năng vận chuyển oxy. Bệnh gây nghẹt thở, da xanh, gầy yếu, dễ
tử vong. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư

thể mắc một số bệnh khác do dùng nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như
là: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét nước, bệnh lỵ amip, bệnh bại liệt, bệnh viêm
kết mạch, bệnh ghẻ…(3)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page14

Qua phân tích ta thấy được nước sạch đã có ảnh hưởng to lớn như thế
nào đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là tại cộng đồng dân cư sống tập
trung ở các đô thị lớn. Sử dụng nước sạch là để tránh được các bệnh lan
truyền qua nước, thậm chí có thể tránh được các đại dịch như đã từng xảy ra

trong lịch sử. Cũng chính vì lý do
đó, để đảm bảo cho sức khỏe người dân,
ngoài việc khuyên người dân ăn chín, uống sôi từ cuối thể kỷ XIX con người
đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy trình xử lý nước để cung cấp nước sạch
cho người dân.
b. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội
Đà gia tăng dân số trong những năm gần đây đang đi dần đến mức báo
động. Việc t
ăng dân số kéo theo một số nhu cầu, vấn đề khẩn thiết mới cho
con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh… Các nhu
cầu trên có liên hệ hỗ trợ chặt chẽ nhau, do đó không thể có cái nhìn riêng rẽ
và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý
đến các mối liên hệ, đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khỏe con người.
Trong đ
ó vấn đề nước sạch có ảnh hưởng rất to lớn.
Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nguồn nước
sạch ổn định, đầy đủ cung cấp cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng
đồng dân cư đủ sức khỏe, có thể chất cường tráng, tránh được bệnh tật, và đó
sẽ là nền tảng cho mộ
t lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và
chất lượng công việc.
Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế. Đầu tư cho hệ
thống sản xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều
kiện tiền đề cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công
nghiệp, chế
biến thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc,
công nghiệp chế biến gỗ, thuộc da, sản xuất giấy; công nghiệp luyện kim, chế
tạo máy móc thiết bị, xây dựng… Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn
định cho người dân còn là điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như:

×