Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đánh giá ảnh hưởng tới môi trường của một số dự án khai thác và chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 91 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TRẦN MẠNH TOÀN



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT
SỐ DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SẮT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





TRẦN MẠNH TOÀN



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT
SỐ DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SẮT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung

thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.

Tác giả luận văn



Trần Mạnh Toàn



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang
Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều tâm huyết để truyền đạt những
kiến thức quí báu về chuyên ngành khoa học môi trường cho chúng tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, chuyên viên Chi cục
Bảo vệ Môi trường thuộc Sở TNMT tỉnh Phú Thọ; Trung tâm Quan trắc và
Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ; Phòng Tài nguyên và môi trường huyện
Thanh Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập
thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện
tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Phú Thọ, ngày 07 tháng 08 năm 2014
Tác giả luận văn




Trần Mạnh Toàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tổng quan về tình hình khai thác quặng kim loại trên thế giới 3
2.2. Tổng quan về tình hình khai thác quặng kim loại tại Việt Nam 7
2.2.1. Tình hình khai thác quặng kim loại tại Việt Nam 7
2.2.2. Các vấn đề môi trường liên quan tới hoạt động khai thác 13
2.3. Tình hình khai thác khoáng sản tại tỉnh Phú Thọ 19
2.3.1. Tổng quan về đặc điểm phân bố và chất lượng khoáng sản 19
2.3.2. Thực trạng khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh: 25
2.3.3 Ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi trường 30
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đối tượng nghiên cứu 34
3.2. Phạm vi nghiên cứu 34
3.3. Nội dung nghiên cứu 34
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 34
3.3.2. Tình hình hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của các dự án khai
thác, chết biến quặng sắt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng tới chất lượng môi trường của hoạt động khai thác và
chế biến quặng Sắt; 34
3.3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại khu vực
khai thác và chế biến quặng Sắt. 34
3.4. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 34
3.4.2. Phương pháp so sánh 40
3.4.3 Phương pháp chuyên gia 40
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 40
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Thanh Sơn 41
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên huyện Thanh Sơn 41
4.1.2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Sơn 45
4.2. Thực trạng khai thác quặng sắt trên địa bàn huyện Thanh Sơn 50
4.2.1. Khái quát chung về quặng sắt khu vực Thanh Sơn 50
4.2.2. Nguồn phát sinh chất thải từ các hoạt động của các dự án khai thác
quặng sắt 54
4.2.3. Hiện trạng các giải pháp môi trường đang được áp dụng tại các dự án khai
thác quặng sắt trên địa bàn huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ: 60
4.2.4. Ảnh hưởng khai thác quặng sắt đến môi trường huyện Thanh Sơn – tỉnh
Phú Thọ 65
4.2.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của khai thác quặng sắt
đến môi trường 77
PHẦN V. KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QCVN :

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCVN :

Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS :

Chất rắn lơ lửng
BQ :

Bình quân
BOD :

Nhu cầu oxy sinh hóa
COD :

Nhu cầu oxy hóa học
DO :

Lượng oxy hòa tan


















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1. Vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trọng điểm năm 2009 4
2.2. Tổng vốn đầu tư các dự án khai thác năm 2010 theo khu vực 5
2.3. Tổng vốn đầu tư khai thác kim loại năm 2010 theo quốc gia 6
2.4. Tổng hợp sản lượng khai thác khoáng sản năm 2013 26
3.1. Phương pháp phân tích mẫu khí 36
3.2. Phương pháp phân tích mẫu nước mặt 37
3.3. Phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm 38
3.4. Phương pháp phân tích chất lượng nước ngầm 39
4.1. Nhiệt độ, độ ẩm năm 2013 trên địa bàn huyện Thanh Sơn 43
4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn qua một số năm 45
4.3. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2009 - 2013 46
4.4. Tình hình khai thác, chế biến quặng sắt ở khu vực Thanh Sơn 51
4.5. Nguổn phát sinh chất thải từ hoạt động khai thác quặng sắt 54

4.6. Lượng thuốc nổ sử dụng tương ứng lượng khí CO
2
phát sinh do nổ mìn 55
4.7. Bụi phát sinh trong hoạt động khai thác quặng sắt 57
4.8. Bảng lượng chất thải rắn tại các dự án khai thác quặng Sắt 59
4.9. Lượng nước thải quá trình tuyển quặng 59
4.10. Các hạng mục, chương trình nhằm quản lý và giảm thiểu ô nhiễm
không khí tại các dự án khai thác quặng sắt 62
4.11. Bảng lượng chất thải rắn trung bình ngày được thu gom và đưa đi xử lý 65
4.12. Bảng kết quả quan trắc mẫu không khí bên trong khu vực khai thác quặng 66
4.13. Bảng kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường không khí xung quanh
khu vực khai thác 69
4.14. Bảng kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước mặt 72
4.15. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu nước ngầm khu
vực Thượng Cửu - Khả Cửu 75
4.16. Hàm lượng kim loại nặng trong đất khu vực Thượng Cửu - Khả Cửu 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


3.1. Sơ đồ lấy mẫu không khí 35
3.2. Sơ đồ lấy mẫu nước 39
4.1. Bản đồ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 42
4.2. Sơ đồ vị trí các mỏ sắt 50
4.3. Sơ đồ khai thác quặng sắt tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ 52

4.4. Sơ đồ nguyên tắc quy trình tuyển quặng sắt áp dụng tại các mỏ sắt ở
Thanh Sơn (Phú Thọ) 53
4.5. Sơ đồ hề thống thu gom, xử lý nước thải khu vực khai thác 63
4.6. Chỉ số tiếng ồn phát sinh tại khu vực khai thác quặng sắt 67
4.7. Nồng độ bụi phát sinh trong khu vực khai thác quặng Sắt 68
4.8. Nồng độ tiếng ồn phát sinh xung quanh khu vực khai thác quặng Sắt 70
4.9. Giá trị độ rung tại các điểm lấy mẫu khu vực xung quanh các dự án
khai thác quặng Sắt 70
4.10. Hàm lượng Fe trong nước mặt ở khu vực Thượng Cửu - Khả Cửu 73
4.11. Sơ đồ nguyên tắc hồ thải quặng đuôi tại khu tuyển quặng sắt 78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng
về chủng loại gồm các nhóm khoáng sản nhiên liệu (dầu khí, than); nhóm khoáng
sản sắt và hợp kim sắt (sắt, cromít, titan, mangan); nhóm khoáng sản kim loại màu
(bôxit, thiếc, đồng, chì-kẽm, antimon, molipden); nhóm khoáng sản quý (vàng, đá
quý); nhóm khoáng sản hoá chất công nghiệp (Apatít, cao lanh, cát thuỷ tinh); nhóm
khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi xi măng, đá xây dựng, đá ốp lát).Từ khi đất
nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò
khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt nam. Trong công tác
điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát
hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra,
khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy Việt Nam có tiềm năng khoáng sản kha phong
phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như boxit, quặng sắt, đất hiếm,
apatit,… chủng loại khoáng sản đa dạng. Khai thác và chế biến khoáng sản đã mang

lại lợi ích về kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên khai thác khoáng sản tràn lan cũng
gây ra những thách thức to lớn đối với môi trường.
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có
quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu
ở vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ.
Phú Thọ là tỉnh trung du có mức độ điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản
tương đối tốt, có nhiều công trình nghiên cứu địa chất trong nhiều giai đoạn khác
nhau, đến nay đã phát hiện được nhiều mỏ khoáng sản rất đa dạng như: kaolin,
feldspat, đá xây dựng, keramzit, than bùn, quarzit, talc, sắt, nước khoáng… ngoài ra
còn có mica, disten, urani, chủ yếu tập trung ở các huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy
và Yên Lập.
Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang
diễn ra khá mạnh mẽ. Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 147 mỏ
được cấp giấy phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Các hoạt động khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

thác chế biến khoáng sản đã cơ bản thực hiện theo quy định pháp luật. Một số
doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, lựa chọn công nghệ tiên
tiến chế biến khoáng sản nhằm mức tiêu nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
Các hoạt động khai thác khoáng sản đã đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu lớn
cho các ngành giao thông, công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ngoài
ra các hoạt động này còn thu hút, giải quyết công ăn việc làm cho bà con nhân dân ở
địa phương, tạo thêm phúc lợi xã hội tại địa phương và các dịch vụ kèm theo đã
phần nào cải thiện đời sống người dân. Việc thực hiện bảo vệ môi trường ở các cơ
sở khai thác, chế biến khoáng sản được chú trọng, đã áp dụng các phương pháp,
công nghệ xử lý chất thải hiện đại, giảm thiểu khói bụi gây độc hại trong khai thác,
vận 2 chuyển và chế biến khoáng sản. Nhiều cơ sở xây dựng hồ chứa, bể lắng, bể
lọc chất thải trong khai thác, chế biến theo tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn còn một số cơ sở chạy theo sản lượng, lợi nhuận còn chưa thực sự chú trọng

đến bảo vệ môi trường, gây khiếu kiện trong nhân dân. Các hoạt động khai thác
khoáng sản cũng đã gây nên những tác động rất đa dạng ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường xung quanh
Để đánh giá ảnh hưởng tác động, diễn biến thay đổi môi trường xung quang của
một số dự án khai thác quặng sắt đã được Tỉnh phê duyệt thực hiện, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “Đánh giá ảnh hưởng tới môi trường của một số dự án khai thác
và chế biến quặng sắt trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế
biến quặng Sắt tới chất lượng môi trường .
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại khu vực thực
hiện khai thác và chế biến quặng Sắt tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu trung thực, khách quan phản ánh cho các vấn đề môi trường tại địa
điểm nghiên cứu;
- Giải pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Tổng quan về tình hình khai thác quặng kim loại trên thế giới
Theo Raw Materials Group (RMG), đến cuối năm 2010, tổng số vốn đầu
tư khai thác kim loại toàn cầu đạt 562 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2009. Mức độ
tăng trưởng cho thấy sự khủng hoảng trong ngành công nghiệp này đã qua, nguồn
vốn cho các dự án tăng cao và tiếp tục tăng khi nhu cầu về kim loại tăng.
Đầu tư khai thác các kim loại trọng điểm
Theo thứ tự, quặng sắt, đồng, vàng và niken là những kim loại quan trọng
nhất được các công ty mỏ đầu tư khai thác. Bốn kim loại này chiếm tới 84% trong

tổng số vốn của các dự án đầu tư. Xét theo tổng giá trị sản lượng, bốn kim loại này
cũng chiếm ưu thế trong kinh doanh mỏ. Trong năm 2008, tổng giá trị sản lượng
của chúng ước định đạt 280 tỷ USD (76% tổng giá trị sản lượng khoáng sản phi
nhiên liệu). Nhu cầu sử dụng và giá cả tăng cao khiến cho quặng sắt dần trở thành
nguồn kim loại quan trọng nhất. Tổng vốn đầu tư cho các dự án khai thác quặng sắt
trong năm 2010 đạt 162 tỷ USD, vượt mức đầu tư cho dự án đồng (155 tỷ USD) và
cao hơn nhiều so với vàng (83 tỷ USD) và niken (69 tỷ USD), tiếp theo mới là
nhóm urani, chì/kẽm và nhóm các kim loại chứa platin PGMs (Platinum Group
Metals) với mức đầu tư 15 tỷ USD – 20 tỷ USD. Để tiện so sánh, bảng 1 giới thiệu
mức vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trọng điểm trên thế giới vào năm 2009.
Theo số liệu công bố của Raw Materials Group (RMG), trong năm 2010, đã có
thêm 105 dự án mới trong khai thác quặng kim loại với tổng vốn đầu tư lên tới 60 tỷ
USD được đăng ký, trong đó có 36 dự án khai thác vàng, 22 dự án khai thác quặng sắt
và 12 dự án khai thác đồng. Tổng vốn đầu tư trung bình cho một dự án khai thác quặng
sắt xấp xỉ 1,3 tỷ USD (tăng từ mức 750 triệu USD), còn đối với các dự án khai thác
vàng con số này vẫn giữ mức ổn định 204 triệu USD. Như vậy, trong tổng vốn đầu tư
các dự án được công bố trong năm 2010, ngành khai thác quặng sắt chiếm 47%. Theo
dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho sản
lượng thép tiếp tục tăng trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Giá kim loại tăng cao dẫn đến nhu cầu thăm dò và đầu tư khai thác các mỏ mới
tăng cao. Điển hình là trong năm 2010, giá bạc tăng khiến cho hàng loạt dự án mới
được triển khai, đặc biệt là trong thời gian cuối năm. Sáu dự án khai thác bạc với tổng
vồn đầu tư 4 tỷ USD được công bố. Ngoài ra, những động thái gần đây cho thấy Trung
Quốc có khả năng ngừng xuất khẩu đất hiếm nhằm giữ thế độc quyền đối với nguồn tài
nguyên khoáng sản quan trọng này đã dẫn đến việc 4 dự án khai thác đất hiếm với số
vốn đầu tư trên 3 tỷ USD đã được triển khai ngoài lãnh thổ nước này.
Bảng 2.1. Vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trọng điểm năm 2009

Tổng vốn đầu tư trong khai thác các kim loại trng điểm năm 2009
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD) %
1. Quặng sắt 127 27
2. Đồng 124 27
3. Vàng 75 16
Niken 65 14
5. Urani 15 3
6. Chì/kẽm 14 3
7. PGMs 13 3
8. Kim cương 8 2
9. Kim loại khác 24 5
Tổng cộng 465 100
(Nguồn : Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, 2009)
Các khu vực và quốc gia dẫn đầu trong đầu tư khai thác kim loại
Như trong bảng 2, Mỹ La tinh giành lại được vị trí số 1 trong bảng xếp hạng
các khu vực có mức đầu tư trong khai thác khoáng sản kim loại cao nhất năm 2010,
thu hút được trên 32% trong tổng vốn đầu tư toàn cầu, cao hơn gấp đôi so với các
khu vực khác. Trong năm 2010, tổng vốn đầu tư tại khu vực này đã tăng thêm 46 tỷ
USD, cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình toàn cầu 21%. Hiện tại, Mỹ La tinh
có 58 dự án có mức đầu tư trung bình trên 1 tỷ USD/dự án, cao hơn 20% so với khu
vực Bắc Mỹ và gấp đôi so với Châu Đại Dương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chiếm 11%, tương đương với 62 tỷ USD, Châu Âu hiện là khu vực có lượng
vốn đầu tư vào ngành khai thác kim loại thấp nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên, xu
hướng này sớm bị phá vỡ do một loạt các dự án mới đang được hình thành tại Thụy
Điển, Phần Lan và Rumani, cho thấy động thái tích cực của Cộng đồng Châu Âu
trong việc cải thiện điều kiện khai thác mỏ tại Châu Âu.
Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư các dự án khai thác năm 2010 theo khu vực

Tổng vốn đầu tư các dự án khai thác năm 2010 tính theo khu vực
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD) %
Châu Phi 80 14
Châu Á 73 13
Châu Âu 62 11
Mỹ La tinh 180 32
Bắc Mỹ 86 15
Châu Đại Dương 81 15
Tổng 562 100
( Nguồn: Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, 2010)
Bảng 2.2 giới thiệu 10 quốc gia đứng đầu trong đầu tư khai thác khoáng sản
kim loại năm 2010. Vị trí đầu tiên thuộc về Australia với tổng vốn đầu tư đạt 64 tỷ
USD, chiếm 11% tổng vốn đầu tư trên toàn cầu. Trong 20 dự án lớn nhất tại
Australia đã có tới 11 dự án dành cho khai thác quặng sắt với vốn đầu tư lên tới trên
1 tỷ USD/dự án. Canada là quốc gia đứng thứ hai, nhưng lĩnh vực khai thác phong
phú hơn, bao gồm 20 dự án khai thác vàng và các kim loại cơ bản.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Bảng 2.3. Tổng vốn đầu tư khai thác kim loại năm 2010 theo quốc gia
10 quốc gia hàng đầu trong đầu tư khai thác kim loại năm 2010
Tổng vốn đầu tư (tỷ USD) % Xếp hạng năm 2009
1. Australia 64 11 2
2. Canada 63 11 1
3. Brazil 51 9 3

4. Chile 45 8 6
5. Peru 48 8 5
6. Nga 39 7 4
7. Nam Phi 23 4 8
8. Mỹ 23 4 7
9. Philipin 17 3 9
10. Mexico 13 2 10
Tổng 381 64

( Nguồn: Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, 2010)

Ngoài 10 quốc gia nêu trên, còn phải kể đến một số quốc gia khác như
Guinea, Indonesia, Argentina, Kazakhstan, New Caledonia, Trung Quốc và Papua
New Guinea có tổng vốn đầu tư đạt từ 8 đến 11 tỷ USD/quốc gia trong khai thác
khoáng sản kim loại. Cần lưu ý rằng, các số liệu về đầu tư trong ngành khai thác
kim loại tại Trung Quốc chưa được xem xét và đánh giá đúng mức do rất nhiều dự
án thuộc các công ty nhà nước không được công bố hoặc ghi nhận trong các báo cáo
thống kê của Raw Materials Group (RMG). Qua những báo cáo đối chứng của
Trung Quốc, có thể thấy quốc gia này hoàn toàn được xếp trong nhóm 10 nước nêu
trên. Hầu như các dự án của Trung Quốc đều có quy mô nhỏ, với vốn đầu tư trung
bình đạt khoảng 150 triệu USD/dự án. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong chính
sách cải cách kinh tế, chỉ trong một vài năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành một trong
những quốc gia có ngành khai thác kim loại lớn mạnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2.2. Tổng quan về tình hình khai thác quặng kim loại tại Việt Nam
2.2.1.Tình hình khai thác quặng kim loại tại Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai

sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát
triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65
năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt
Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng
tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ
khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim
loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng.
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm
kiếm thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của
công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng
khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit,
quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng.
Hiện trạng khai thác và chế biến một số khoáng sản kim loại chính:
a. Quặng sắt:
Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có
quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu
ở vùng núi phía Bắc.
Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ
lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh.
Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ
300.000 – 450.000 tấn.(Báo cáo thống kê của tập đoàn khoáng sản Hamico

Công suất khai thác của mỏ hiện nay là thấp hơn rất nhiều so với công suất
thiết kế được phê duyệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị

khai thác cũ và lạc hậu, nên công suất bị hạn chế và không đảm bảo khai thác hết
công suất theo các dự án được phê duyệt.
Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc có nhưng khi
khai thác không theo thiết kế. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, các doanh nghiệp
khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên (Không thu được quặng cám cỡ hạt từ
0-8mm) và môi trường bị ảnh hưởng.
Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000
tấn/năm.
Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện
thép, còn 20% xuất khẩu.
b. Bô xít:
Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên
dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia
Lai, Bình Phước,…
Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối
tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. Mặt khác, thị trường cung – cầu
sản phẩm alumin trên thị trường thế giới hiện nay rất thuận lợi cho phát triển ngành
công nghiệp nhôm ở nước ta. Bên cạnh nước ta là Trung Quốc có nhu cầu nhập
khẩu rất lớn về alumin, hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do vậy, cần phải
khai thác và chế biến sâu bôxít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghiệp
nhôm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
c. Quặng titan:
* Tài nguyên quặng titan:
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và
điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung
bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng.
Xét về tổng thể, quặng titan Việt Nam không nhiều, nhưng đủ điều kiện để
phát triển ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công
nghiệp không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9

nhiều so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và
zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp.
* Hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan:
Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự
chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai
thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển. Ngành Titan hoạt
động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh
tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven
biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng
hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư
nửa vời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít được bán ra
nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây
lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp
trong sản xuất và thị trường. Chế biến quặng tinh và nghiền mịn zircon mới được
thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng titan.
Tóm lại, có thể đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác và tuyển quặng titan
ở Việt Nam như sau:
- Tài nguyên trữ lượng quặng titan – zircon của Việt Nam không nhiều,
chiếm khoảng 0,5% của thế giới.
- Ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ khai thác và
tuyển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt mức tiên tiến của khu vực và
thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Thiết bị cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn có thể sản xuất trong
nước với chất lượng khá tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết bị khai thác chỉ nhập
thiết bị xúc bốc như máy đào, gạt, ôtô vận tải. Tuy nhiên, hiện nay nước ta chưa có
công nghệ chế biến sâu quặng titan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

- Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ
chế biến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập khẩu các
chế phẩm từ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng.
d. Quặng thiếc:
Ở nước ta, thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn
tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô
(cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu
tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp.
Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng
ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò
phản xạ, lò điện hồ quang.
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu
Mỏ và Luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã
đạt được những chỉ tiêu KT-KT tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân
thiếc đạt thiếc thương phẩm loại I: 99,95%; Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim và
Công ty Luyện kim mầu Thái Nguyên đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với
công suất: 500-600t/n xưởng. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm
loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm.
e. Quặng đồng:
Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng
Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc.
Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô
lớn đang thực hiện, chủ đầu tư là Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – với công nghệ và thiết bị nhập
của Trung Quốc. Khu luyện kim và axit được xây dựng tại khu Công nghiệp Tằng
Loỏng - Lào Cai.

Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi đồng
để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhêtit. Khâu
luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản phẩm đồng âm cực được điện
phân cho đồng thương phẩm.
f. Quặng kẽm chì:
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng
trăm năm nay.
Hiện nay, Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy
điện phân kẽm kim loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công
nghệ, thiết bị của Trung Quốc công suất kẽm điện phân là: 10.000t/năm.
Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên, và kết quả thăm dò trong các năm 2008-
2010, Tổng công ty KSVN sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các mỏ kẽm – chì
Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,… với quy mô công suất
tuyển từ 40.000-60.000 tấn quặng nguyên khai/năm. Từ nguồn nguyên liệu là tinh
quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000-100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến
hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Cạn với công
suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm. Xây dựng một nhà máy luyện chì và
tách bạc với công suất 10.000 tấn chì thỏi và 15.000 kg bạc/năm. Các nhà máy điện
phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008-2015.
Như vậy, nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì
dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng
10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm.
g.Đất hiếm:
Ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng
đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ
(13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.

h.Quặng Wolfram:
Tập trung chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái Nguyên. Công ty Tiberon
Minerals đã tiến hành thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượng đạt 110,2 triệu tấn
quặng chứa 227.500 tấn WO
3
, 8,5 triệu tấn CàF
2
, 191.800 tấn Cu, 20,8 tấn Au và
107.000 tấn Bi. Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm chú ý vì có tài nguyên
dự báo đáng kể.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Đánh giá và nhận xét chung:
Về khai thác và tuyển khoáng:
Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ
thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ
điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không
đảm bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các
công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan,
sắt, In-me-nhít…. Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa
học về công nghệ. Một số xí nghiệp khai thác cơ giới cũng chuyển sang khai thác
thủ công như mỏ thiếc Tĩnh Túc, Sơn Dương, Bắc Lũng, Crômit Cổ Định, do cạn
kiệt tài nguyên hoặc do quy mô khai thác giảm, không chịu nổi chi phí của khai thác
cơ giới. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi
trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Về tuyển khoáng cũng được thay thế
công nghệ tuyển cơ giới tập trung bằng những xưởng tuyển “mini” thủ công hoặc
bán cơ giới. Hình thức này bao trùm hầu hết các ngành khai thác khoáng sản kim
loại như thiếc, vàng, crômit, mangan….
Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển

quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn
giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm.
Về luyện kim và chế biến sâu:
Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển.
Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép
và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp.
Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò
cao nhỏ V=100m3).
Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân.
Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay.
Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang.
Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc
hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản
phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc điện phân đạt loại I
thế giới (99,95%Sn).
Tóm lại, ngành khai thác và chế biến khoáng sản kim loại trong nhiều thập
kỷ qua chưa phát triển đúng với tiềm năng, đúng với vị trí, vai trò trong quá trình
phát triển KT-XH của đất nước. Trong bối cảnh mở cửa và giao lưu quốc tế theo cơ
chế thị trường, chúng ta cần liên doanh, liên kết với nước ngoài trong dự án đòi hỏi
vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và thị trường tiêu thụ như dự án sản xuất alumin
và điện phân nhôm, dự án luyện gang, thép từ quặng sắt Thạch Khê, Quý Xa…
Trong thời gian đầu từ 10-15 năm, có thể phải cho nước ngoài nắm cổ phần
chi phối, chúng ta nắm cổ phần ở những khâu thiết yếu như nguồn tài nguyên… có
như vậy ngành công nghiệp khoáng sản kim loại mới có cơ hội phát triển mạnh.
Công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn kém phát triển,
nhưng cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội

của đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.2. Các vấn đề môi trường liên quan tới hoạt động khai thác
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt
động khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam
. Trong những năm qua, hoạt động khai
khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt
được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình
khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường
xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ,
bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã
được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

a. Khai thác khoáng sản ảnh hưởng tới môi trường không khí, nước:
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng
lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.
Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục
bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần
thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới
đất cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần
nhiều nước để kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than.
Bên cạnh đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên.
Những tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm

nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy
trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới vùng khai
mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động lọc và ngưng
đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hoặc chất thải từ khai thác than,
tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng kém và xói mòn của
những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước ngầm nông hoặc đứa nước
chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô nhiễm cả nước mặt lẫn
nước ngầm của những vùng này. Những hồ được tạo ra trong quá trình khai thác than
lộ thiên cũng có thể chứa nhiều a xít nếu có sự hiện diện của than hay chất phế thải
chứa than, đặc biệt là những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít.
Axit sunphuric được hình thành khi khoáng chất chứa sunphit và bị ôxy hóa qua
tiếp xúc với không khí có thể dẫn đến mưa axít. Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn
thường là độc hại và tăng lượng muối của nước mỏ và thậm chí là ô nhiễm nước.
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá
vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy
các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình
tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được
quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung
cấp cho nguồn nước tự nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất
vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các
hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt và nước biển
khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên
đến Cửa Ông.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục
nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg,

ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có
thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng
vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp.
Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại
nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v mà nguyên nhân chính là do nước thải,
chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng

Bụi từ quặng chì do xí nghiệp chì -kẽm
Chợ Điền ( Bắc Kạn) khai thác


Bể nước sạch của các cô giáo Trường
tiểu học Bản Thi., huyện Chợ Đồn - Bắc
Kạn là một vũng nước trong hốc đá đen
quặng chì, bùn và rác.
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất
như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, đã
gây những tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước.
Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí
hàm lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16


Khai thác đá ở Bà Rịa-
Vũng Tàu

Bụi do khai thác đá làm ô
nhiễm không khí


b. Khai thác khoáng sản ảnh hưởng tới môi trường đất:
Mất đất mặt: Bóc lớp đất đá nằm phía trên quặng nếu không hợp lý sẽ chôn vùi
và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất kiệt vô dụng rộng lớn. Những hố
khai mỏ và đất đá phế thải sẽ không tạo được thức ăn và nơi trú ẩn cho đa số các
loài động vật. Nếu không được hồi phục thì những vùng này phải trải qua thời kỳ
phong hóa một số năm hoặc một vài thập kỷ để cho thực vật tái lập và trở thành
những sinh cảnh phù hợp. Nếu hồi phục thì tác động đối với một số loài không quá
nghiêm trọng. Con người không thể hồi phục ngay được những quần xã tự nhiên.
Tuy nhiên, có thể hỗ trợ qua cải tạo đất và những nỗ lực hồi phục theo yêu cầu của
những động vật hoang dã. Hồi phục không theo yêu cầu của những động vật hoang
dã hoặc quản lý không phù hợp một số cách sử dụng đất sẽ cản trở tái lập của nhiều
chủng quần động vật gốc.
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông, lâm nghiệp và
ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường

×