Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯¯ ¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯



TRIỆU PHƯƠNG THẢO



NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH QUAN TR
ẮC
TỔNG THỂ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẢ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ



HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Triệu Phương Thảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng
cục Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công
tác. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể bạn bè đồng nghiệp tại phòng Quan
trắc môi trường đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương, lãnh đạo các phòng ban
chuyên môn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra, khảo sát và thu thập số liệu trên hiện trường.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan
tâm, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Triệu Phương Thảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1


2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2

2.1. Mục đích nghiên cứu 2

2.2. Yêu cầu của đề tài 2

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1.

Cơ sở lý luận của quan trắc chất lượng nước 3

1.1.1.

Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 3

1.1.2.

Phương pháp tiếp cận thiết kế mạng lưới quan trắc tổng thể LVS. 4

1.2.

Cơ sở thực tiễn quan trắc chất lượng nước 7

1.2.1.

Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu (GEMS/Water) 7

1.2.2.


Hệ thống quan trắc chất lượng nước tại Việt Nam 10

1.3.

Cơ sở pháp lý của quan trắc và bảo vệ môi trường nước 30

1.3.1.

Các bộ luật liên quan 30

1.3.2.

Các văn bản dưới Luật 31

1.3.3.

Các quy chuẩn môi trường liên quan tới quan trắc chất lượng nước
LVS 32

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34

2.2.

Nội dung nghiên cứu 34

2.2.1.


Các nguồn áp lực dọc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.2. Đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc và chất lượng môi trường
nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34

2.2.3.

Đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực
sông sông Cả 34

2.3.

Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 35

2.3.2.

Phương pháp kiểm kê nguồn thải 35

2.3.3.

Phương pháp ước tính nguồn thải 36


2.3.4.

Phương pháp điều tra khảo sát 40

2.3.5.

Phương pháp lựa chọn điểm quan trắc 41

2.3.6.

Phương pháp kế thừa 43

2.3.7.

Phương pháp chuyên gia 43

2.3.8.

Phương pháp xử lý số liệu 43

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1.

Các nguồn áp lực dọc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 44


3.1.2.

Các nguồn thải chính trên LVS Cả thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An 53

3.1.3.

Phân bố các nguồn thải trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An 61

3.2.

Đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc và chất lượng môi trường
nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 62

3.2.1.

Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước LVS Cả thuộc tỉnh
Nghệ An 62

3.2.2.

Diễn biến chất lượng nước LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 65

3.2.3.

Đánh giá ưu nhược điểm của mạng lưới quan trắc môi trường nước
LVS Cả tỉnh Nghệ An 68

3.3.

Đề xuất chương trình tổng thể quan trắc nước LVS Cả 70


3.3.1.

Đề xuất các điểm quan trắc 70

3.3.2.

Đề xuất về thành phần môi trường quan trắc 80

3.3.3.

Đề xuất các thông số quan trắc 81

3.3.4.

Đề xuất thời gian và tần suất quan trắc 85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.5.

Đề xuất chương trình QA/QC 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

Kết luận 95

Kiến nghị 96


TÀI LIỆU THAM KHẢO 97


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các nước thành viên của Hệ thống GEMS/Water 8

Bảng 1.2. Số lượng dữ liệu của các đợt quan trắc của hệ thống
GEMS/Water 10

Bảng 1.3. Các loại hình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia 13

Bảng 1.4. Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia 14

Bảng 1.5. Tình hình thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia 16

Bảng 1.6. Danh sách các trạm quan trắc không thuộc Bộ Tài nguyên &
Môi trường 17

Bảng 1.7. Thông tin về các LVS chính ở Việt Nam 18

Bảng 1.8. Thông tin về tình hình thiết kế các chương trình quan trắc tổng
thể 29


Bảng 1.9. Thông tin về các nhiệm vụ thiết kế Chương trình quan trắc tổng
thể của Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường 30

Bảng 2.1. Tải lượng ô nhiễm trung bình trên đầu người theo WHO 36

Bảng 2.2. Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO 38

Bảng 2.3. Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHO 38

Bảng 2.4. Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài vật nuôi 39

Bảng 2.5. Định mức phát sinh CTR y tế theo WHO 40

Bảng 3.1. Phân bố diện tích một số sông nhánh lớn của hệ thống sông Cả
trên địa bàn tỉnh Nghệ An 46

Bảng 3.2. Đặc trưng hình thái một số tiểu LVS trên LVS Cả 46

Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí trung bình (
0
C) trên địa bàn tỉnh Nghệ An 48

Bảng 3.4. Tổng hợp mực nước và lượng mưa các Trạm Thủy văn
thuộc LVS Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 49

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


Bảng 3.6. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng các chất ô
nhiễm trong nguồn nước thải sinh hoạt trên LVS Cả thuộc địa
bàn tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 54

Bảng 3.7. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt của LVS Cả
trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2011 - 2012 55

Bảng 3.8. Ước tính lượng nước hồi quy từ hoạt động trồng trọt trên LVS
Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 55

Bảng 3.9. Thống kê số lượng vật nuôi và ước tính tổng nước thải chăn
nuôi trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 56

Bảng 3.10. Ước tính tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi trên
LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 56

Bảng 3.11. Ước tính CTR phát sinh của các loại vật nuôi trên LVS Cả thuộc
tỉnh Nghệ An năm 2011-2012 57

Bảng 3.12. Số cơ sở khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả năm
2011-2012 57

Bảng 3.13. Ước tính khối lượng nước thải y tế trên LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ
An năm 2011 - 2012 58

Bảng 3.14. Ước tính lượng CTR y tế phát sinh tỉnh Nghệ An thuộc LVS Cả
năm 2011-2012 58

Bảng 3.15. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp phổ biến
thuộc LVS Cả thuộc tỉnh Nghệ An 59


Bảng 3.16. Thông tin về các điểm quan trắc môi trường nước LVS Cả thuộc
mạng lưới quan trắc tỉnh Nghệ An 64

Bảng 3.17. Các điểm quan trắc kế thừa các vị trí cũ của mạng lưới điểm
quan trắc tỉnh Nghệ An 73

Bảng 3.18. Mô tả vị trí các điểm quan trắc đề xuất mới trên LVS Cả 76

Bảng 3.19. Các thông số quan trắc chất lượng phân theo thành phần môi
trường trên LVS Cả thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An 83

Bảng 3.20. Danh sách các điểm được quan trắc bổ sung các thông số đặc
thù trên LVS Cả 86

Bảng 3.21. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường 91

Bảng 3.22. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm 92
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các bước xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS 5

Hình 1.2. Các nước thành viên của hệ thống GEMS/Water trên thế giới 8

Hình 1.3. Phân bố các trạm quan trắc thuộc hệ thống GEMS/Water trên
thế giới 9

Hình 1.4. Cấu trúc mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam 13

Hình 1.5. Hệ thống các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia 15

Hình 1.6. Sơ đồ vị trí các LVS chính trên địa bàn cả nước 19

Hình 1.7. Hàm lượng NH
4
+
đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011 21

Hình 1.8. Hàm lượng BOD
5
trên sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang
giai đoạn 2007-2011 21

Hình 1.9. Hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2007 -2011 21

Hình 1.10. Hàm lượng BOD
5
tại một số sông trong nội thành Hà Nội 23

Hình 1.11. Hàm lượng COD một số sông trong nội thành Hà Nội 23

Hình 1.12. Diễn biến hàm lượng COD dọc sông Đáy giai đoạn 2007 - 2011 24

Hình 1.13. Diễn biến hàm lượng BOD
5


trên phụ lưu sông Đồng Nai 25

Hình 1.14. Diễn biến hàm lượng BOD
5
trên sông Đồng Nai đoạn qua
TP. Biên Hòa năm 2007 – 2011 25

Hình 1.15. Diễn biến hàm lượng N-NH
4
+
tại khu vực trung lưu sông Đồng
Nai giai đoạn 2007 - 2011 26

Hình 1.16. Diễn biến giá trị BOD
5
trên sông Sài Gòn năm 2007 - 2011 27

Hình 1.17. Hàm lượng N-NH
4
+
tại phân lưu: sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng
Tranh năm 2007 – 2011 27

Hình 2.1: Mô tả phương pháp lựa chọn điểm quan trắc 42

Hình 3.1. Sơ đồ Lưu vực sông Cả trên địa bàn tỉnh Nghệ An 45

Hình 3.2. Diễn biến dân số tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 -
2010,
dự báo tới năm 2020 51


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

Hình 3.3. Sơ đồ phân bố các nguồn thải chính trên LVS Cả thuộc địa bàn 62

Hình 3.4. Sơ đồ các điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường
nước LVS Cả hiện có trên địa bàn tỉnh Nghệ An 63

Hình 3.5. Giá trị một số thông số quan trắc chất lượng nước trên sông Cả
giai đoạn 2011 - 2013 66

Hình 3.6. Giá trị một số thông số chất lượng nước sông Hiế
u
giai đoạn 2011 - 2013 67

Hình 3.7. Giá trị một số thống số quan trắc chất lượng nước trên các Phụ
lưu sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2013 68

Hình 3.8. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc đề xuất trên LVS Cả 70

Hình 3.9. So sánh số lượng các điểm quan trắc trong chương trình mới với
các điểm quan trắc của địa phương. 71

Hình 3.10. Sơ đồ các điểm quan trắc đề xuất kèm theo các nguồn thải
trên LVS Cả tỉnh Nghệ An 80






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTTT Chương trình tổng thể
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GEMS/Water Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm Công nghiệp
LVS Lưu vực sông
QA/QC Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng
QC Kiểm soát chất lượng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QT Quan trắc
QT&PT Quan trắc và phân tích
QT&PTMT Quan trắc và Phân tích môi trường
SOP Quy trình thao tác chuẩn
TCMT Tổng cục Môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TP Thành phố

TT Trung tâm
WHO Tổ chức Y tế Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, có 109 sông
chính, 16 LVS có diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km
2
, có 10/16 lưu vực có diện tích
trên 10.000 km
2
với tổng diện tích các LVS lên đến 1.167.000 km
2
, trong đó, phần
lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72% (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2013). Lưu vực sông có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản
xuất của người dân xung quanh lưu vực. Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân,
ở hạ lưu hầu hết các LVS, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan
hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường
xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn
đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Thêm vào đó, chất lượng nước các LVS ở Việt Nam đang có dấu hiệu ô
nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do phải tiếp nhận chất thải từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề. Các
hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thủy từ thượng nguồn các lưu vực
cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, canh tác công - nông nghiệp, khai

khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng
đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước các lưu
vực sông chính tại Việt Nam. Vấn đề ô nhiễm nước sông đang trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Chính vì vậy, liên tục từ năm 2005 đến nay, Cục Bảo vệ môi trường
trước đây, nay là Tổng cục Môi trường đã giao Trung tâm Quan trắc môi trường
thiết kế và tổ chức thực hiện 10 chương trình quan trắc tổng thể môi trường không
khí và nước, trong đó có 7 chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước các
LVS chính và quan trọng trong toàn quốc, gồm các LVS: Cầu, Nhuệ-Đáy, Đồng
Nai, Mã, Hồng-Thái Bình, Đà, Vu Gia-Thu Bồn và quan trắc môi trường nước mặt
vùng Tây Nam bộ. Các chương trình quan trắc được thực hiện tại các LVS nêu trên
trong các năm qua đã góp phần cung cấp chuỗi số liệu về hiện trạng và diễn biến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

chất lượng môi trường nước các LVS, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và bảo
vệ môi trường các LVS. Tuy nhiên, đến nay, còn có rất nhiều các lưu vực sông
chính khác của Việt Nam vẫn chưa có chương trình quan trắc tổng thể được thiết kế
và trình cấp có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở cho việc thực hiện quan trắc định
kỳ hàng năm. Trong khi đó, chất lượng môi trường nước các LVS ngày càng có dấu
hiệu bị ô nhiễm, suy thoái nhưng các cơ quan quản lý lại thiếu các số liệu quan trắc
môi trường nước trên bình diện toàn lưu vực để theo dõi, giám sát vấn đề này. Do
đó, việc “Nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước
lưu vực sông Cả” có ý nghĩa khoa học và phù hợp với yêu cầu thực tế.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực
sông Cả làm cơ sở pháp lý thực hiện quan trắc môi trường nước định kỳ hàng năm trên
bình diện quốc gia.
2.2. Yêu cầu của đề tài

Chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước được xây dựng phù hợp
với lưu vực sông Cả và có khả năng áp dụng thực tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của quan trắc chất lượng nước
1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1.1. Lưu vực sông (LVS):
Theo Luật Tài nguyên Nước năm 2012 Lưu vực sông là “vùng đất mà trong
phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa
chung hoặc thoát ra biển”. LVS gồm có LVS liên tỉnh và LVS nội tỉnh. Trong đó:
 LVS liên tỉnh là LVS nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trở lên.
 LVS nội tỉnh là LVS nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.1.1.2. Quan trắc môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 “Quan trắc môi trường là quá trình theo
dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp
thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác
động xấu đối với môi trường”.
1.1.1.3. Chương trình quan trắc tổng thể là một chương trình quan trắc được lập
ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về
thông tin, địa điểm quan trắc, thành phần môi trường và thông số quan trắc, tần
suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích,
đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực hiện.
1.1.1.4. Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường
là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm
bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã
quy định.

1.1.1.5. Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là
việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt
được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn
chất lượng này.
1.1.2. Phương pháp tiếp cận thiết kế mạng lưới quan trắc tổng thể LVS.
1.1.2.1. Nguyên tắc thiết kế mạng lưới quan trắc tổng hợp LVS của Việt Nam
Việc thiết kế và xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS ở nước ta
phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau:
 Tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Tài
nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;
 Chương trình có tính mở, linh hoạt để có thể đáp ứng với những yêu cầu
mới, nhất là khi có những biến động phức tạp về môi trường ở các địa phương thuộc
LVS;
 Kế thừa và tận dụng tối đa các điểm quan trắc đã và đang được thực hiện
trên LVS nhằm khai thác, kế thừa chuỗi số liệu quan trắc đã có.
 Chương trình quan trắc được thiết kế không thay thế cho chương trình
quan trắc của địa phương. Mục tiêu quan trắc môi trường của Trung ương là trên
bình diện toàn lưu vực, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính của địa phương,
tập trung quan trắc tại các nhánh sông chính và phản ánh được chất lượng nước của
toàn lưu vực sông.
 Thiết kế chương trình trên bình diện toàn LVS, không bị chia cắt bởi ranh
giới hành chính.
1.1.2.2. Phương pháp tiếp cận thiết kế chương trình quan trắc tổng thể LVS
Phương pháp tiếp cận thiết kế chương trình quan trắc tổng thể LVS ở nước ta
được quy định trong Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm

soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Trình tự thiết kế chương trình quan trắc
tổng thể LVS được chỉ ra trong Hình 1.1.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
















Hình 1.1. Các bước xây dựng chương trình quan trắc tổng thể LVS
Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2012
Bước 1: Xác định mục tiêu quan trắc và nhu cầu thông tin cần thu thập
Căn cứ vào nhu cầu và sự cần thiết để xây dựng chương trình tổng thể môi
trường nước lưu vực sông, làm cơ sở để tiến hành quan trắc định kỳ hàng năm, theo
dõi diễn biến chất lượng nước các lưu vực sông theo không gian và thời gian; phục
vụ công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm nước các lưu vực sông.
Bước 2 + 3: Khảo sát thực tế và xác định nguồn tác động

Dựa trên các thông tin thu thập được sẽ tiến hành khảo sát thực tế. Việc khảo
sát thực tế để nhằm thu thập, cập nhật thêm các thông tin về nguồn thải, mạng lưới
quan trắc môi trường địa phương, quy hoạch sử dụng nước, để nhằm rà soát và lựa
chọn chính xác các điểm quan trắc phù hợp.
Bước 4 +5 : Xác định kiểu, loại quan trắc và thành phần môi trường quan trắc và
thông số quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc để xác định kiểu, loại quan trắc cho phù hợp.
Đồng thời,
dựa trên thông tin về điểm quan trắc cũng như những nguồn tác
Bước 1: Xác định mục tiêu
chương trình quan trắc
Bước 2: Khảo sát thực tế khu
vực cần quan trắc

Bước 3: Xác định các nguồn tác
động trong khu vực quan trắc

Bước 4: Xác định kiểu, loại quan
trắc và thành phần môi trường
quan trắc

Bước 5: Xác định các thông số
quan trắc

Bước 6: Thiết kế phương án
lấy mẫu

Bước 7: Xác định tần suất và
thời gian quan trắc


Bước 8: Xác định Phương
pháp lấy mẫu và phân tích

Bước 9: Xác định quy trình
lấy, bảo quản và xử lý mẫu,
loại và số lượng mẫu (QC)

Bước 10: Lựa chọn dụng cụ
và các thiết bị quan trắc
Bước 11: Xác định phương
tiện vận chuyển mẫu

Bước 12: Lập kế hoạch thực
hiện QA/QC

Bước 13: Bố trí nhân lực thực
hiện chương trình quan trắc

Bước 14: Lập dự toán kinh
phí thực hiện chương trình
quan trắc

Bước 15: lập danh sách các
tổ chức, cá nhân tham gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

động tại mỗi điểm quan trắc để xác định thành phần và thông số quan trắc.
Với mục tiêu quan trắc chất lượng nước sông sẽ tập trung đánh giá chất lượng

nước mặt lục địa thông qua nhóm các thông số lý hóa cơ bản, các thông số
hữu cơ, dinh dưỡng và nhóm các thông số kim loại. Tuy nhiên, tùy vào đặc
tính các nguồn thải đặc trưng: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai thác
khoáng sản, để xác định các thông số đặc thù phù hợp.

Bước 6: Xác định địa điểm quan trắc
Dựa trên kết quả khảo sát thực tế dự kiến của các điểm trên LVS; Căn cứ vào
mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn thải, điều kiện khí tượng - thuỷ văn trong khu
vực sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm quan trắc đại diện và đặc trưng nhằm đánh giá các
tác động môi trường của các lưu vực sông (bao gồm: tên điểm quan trắc, kinh độ, vĩ
độ ) và tiến hành mã hoá, biểu diễn các điểm quan trắc dự kiến trên sơ đồ, bản đồ.
Bước 7: Xác định tần suất và thời gian quan trắc
Căn cứ vào đặc điểm nguồn thải, mục tiêu quan trắc, đặc điểm khí hậu tại
khu vực quan trắc sẽ xác định tần suất và thời gian quan trắc phù hợp.
Bước 8: Xác định phương pháp quan trắc và phân tích môi trường
Căn cứ vào văn bản, quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quy trình quan trắc môi trường cho các thành phần môi trường và căn cứ vào
năng lực, trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường cho phù hợp.
Bước 9: Xác định quy trình lấy, bảo quản và xử lý mẫu, loại và số lượng mẫu (QC)
Căn cứ vào SOP trong quan trắc và phân tích môi trường nước để thực hiện
quy trình lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu theo đúng các quy định hiện hành của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Bước 10: Lựa chọn dụng cụ và các thiết bị quan trắc
Căn cứ vào thành phần môi trường cần quan trắc để xác định các dụng cụ lấy
mẫu và thiết bị đo nhanh hiện trường cho phù hợp.
Bước 11: Xác định phương tiện vận chuyển mẫu
Bước 12: Xây dựng chương trình QA/QC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong
quan trắc môi trường (QA/QC) và kế hoạch thực hiện chương trình bảo đảm chất
lượng, kiểm soát chất lượng (QAPP);
Bước 13: Bố trí nhân lực thực hiện chương trình quan trắc
Bước 14: Lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc
Căn cứ vào kinh phí được cấp hàng năm để xây dựng dự toán kinh phí thực
hiện chương trình quan trắc phù hợp.
Bước 15: Lập danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia
Trong quá trình triển khai, cần tăng cường phối hợp thực hiện với các cơ
quan, đơn vị có liên quan trong Tổng cục Môi trường và địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn quan trắc chất lượng nước
1.2.1. Hệ thống quan trắc chất lượng nước toàn cầu (GEMS/Water)
Hệ thống GEMS/Water là mạng lưới quan trắc môi trường nước toàn cầu
cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước lục
địa của các quốc gia trên thế giới. Hệ thống này được xây dựng dựa trên đề xuất của
cơ quan môi trường Canada vào năm 1987. Hệ thống này hiện nay được điều hành
bởi một số cơ quan của tổ chức Liên Hiệp Quốc như: Cơ quan Bảo vệ môi trường
toàn cầu (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESSCO), Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), Cơ
quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) và một số tổ chức liên quan tới môi
trường nước toàn cầu, cùng chính phủ các quốc gia thành viên.
Tính đến hết năm 2012, Toàn bộ hệ thống GEMS/Water có 3.869 trạm quan
trắc chất lượng nước được phân bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong đó,
châu Mỹ có số lượng trạm quan trắc lớn nhất 2.446 trạm, tiếp đó là châu Á 596
trạm, châu Phi với 368 trạm, châu Âu với 344 trạm và châu Úc với 39 trạm. Hình
1.2 chỉ ra bản đồ các quốc gia thành viên của hệ thống GEMS/Water.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8




Vùng Châu phi Châu Mỹ

Châu Á Châu Âu

Châu Úc

Tổng số
Số trạm quan trắc

368 2.446 596 344 95 3.869
Thời gian hoạt
động
1977 - 2010

1965-
2012
1969-
2012
1974-
2011
1979-
2011
1965-2012


Hình 1.2. Các nước thành viên của hệ thống GEMS/Water trên thế giới
Nguồn: UNEP 2013

Tính đến hiện nay, hệ thống GEMS/Water đã có tổng số 106 quốc gia thành

viên tham gia trong đó Châu Á là khu vực có số thành viên đông nhất. Danh sách
các nước thành viên của Chương trình GEMS/Water được trình bày trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các nước thành viên của Hệ thống GEMS/Water
Vùng Số quốc gia Tên Quốc gia
Châu Phi 11
Burundi, D.R.Congo, Gambia, Ghana, Kenya,
Mali, Niger, Senegal, S. Africa, Uganda,
Tanzania.
Châu Mỹ 14
Argentina, Bolivia, Brazil, Canada, Chile,
Colombia, Cuba, Ecuador, Guatemala,
Mexico, Palama, Peru, USA, Uruguay.
Tây Á 12
Egypt, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwail,
Lybian, Arab, Jamahiriya, Pakistan, Morocco,
Saudi Arabia, Sudan, Tunisia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Vùng Số quốc gia Tên Quốc gia
Châu Âu 22
Austria, Belgium, Denmark, Finland, France,
Germany, Luxembourg, Greece, Hungary,
Ireland, Italy, Lithuania, Nertherlands,
Norway, Poland, Portugal, Russian
Federation, Spain, Sweden, Switzerland,
Turkey, United Kingdom.
Đông Nam Á 10
Bangladesh, Cambodia, India, Indonesia, Lao,
Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thailand, Vietnam.

Đông Á/
Thái Bình Dương

11
Australia, China, Fiji, Hong Kong, Japan,
Republic of Korea, Indonesia, Malaysia, New
Zealand, Philipines, Papua New Guine.
Các khu vực khác

26
Tổng số 106

Nguồn:
Như vậy, hệ thống GEMS/Water đã phát triển rất mạnh với 3.869 trạm, cung
cấp hơn 4,5 triệu dữ liệu trong khoảng thời gian từ 1965 - 2012. Các trạm quan trắc
chất lượng nước thuộc hệ thống GEMS/Water được phân chia thành: trạm quan trắc
chất lượng nước sông; trạm quan trắc chất lượng nước hồ; trạm quan trắc chất
lượng nước các hồ chứa; trạm quan trắc chất lượng nước ngầm và các trạm quan
trắc chất lượng đất ngập nước. Sơ đồ phân bố các loại trạm quan trắc của hệ thống
GEMS/Water được chỉ ra trong Hình 1.3.

Hình 1.3. Phân bố các trạm quan trắc thuộc hệ thống GEMS/Water trên thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Với các điểm quan trắc dày đặc được phân bố trên phạm vi toàn cầu hệ thống
GEMS/Water hàng năm cung cấp một chuỗi các dữ liệu liên quan tới các thông số
lý, hóa, sinh học của môi trường nước lục địa tại nhiều quốc gia trên thế gới (Bảng
1.2).
Bảng 1.2. Số lượng dữ liệu của các đợt quan trắc của hệ thống GEMS/Water

(Đơn vị: dữ liệu)
Vùng
Vật lý/
Hóa học
Chất
dinh
dưỡng
Các ion
chính
Các
kim loại

Vật
chất
hữu cơ
Các chất
ô nhiễm
hữu cơ
Vi sinh
vật
Mẫu
thủy sinh

Thời gian
hoạt động
Châu phi 77.945

83.982

116.310


11.531

7.708

2.282

8.165

313

1977-2010
Châu M


232.311

231.994

262.138

313.717

43.031

603.106

27.72
8


13.835

1965
-
2012

Châu Á 270.996

159.558

167.623

104.652

59.110

10.567

49.921

83.609

1969-2012
Châu Âu

271.095

158.652

147.287


217.559

78.511

49.024

41.299

78.075

1974
-
2011

Châu Úc 267.345

111.839

11.160

3.199

14.356

1.438

14.462

22.619


1979-2011
Tổng 1.119.712

746.025

704.518

650.657

202.716

666.417

141.575

198.451

1965-2012
Nguồn: UNEP, 2013
Với các thông số và dữ liệu quan trắc dày đặc, cập nhập liên tục hệ thống
GEMS/Water đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và diễn biến
chất lượng môi trường nước lục địa trên phạm vi toàn cầu góp phần quan trọng phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2.2. Hệ thống quan trắc chất lượng nước tại Việt Nam
1.2.2.1. Sơ lược về mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
a, Lịch sử hình thành
Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 29 tháng 01 năm 2007 theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020”.

Trong Quyết định này đã chỉ rõ Trung tâm Quan trắc môi trường là Trung tâm đầu
mạng của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Tính đến thời điểm năm 2014, trên địa bàn cả nước có 21 Trạm quan trắc
môi trường quốc gia và 56 Trung tâm Quan trắc môi trường địa phương. Như vậy,
sau 20 năm hình thành và phát triển, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và
các địa phương đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

b, Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước ở Việt Nam
Ngày 29 tháng 01 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
16/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi
trường quốc gia đến 2020”. Theo Quyết định này việc xây dựng mạng lưới quan
trắc tài nguyên và môi trường của nước ta được thực hiện theo 3 giai đoạn với
những mục tiêu cụ thể.
Giai đoạn 1: từ 2007 - 2010 tập trung thực hiện các mục tiêu như sau:
 Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành; đào
tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mạng lưới quan
trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;
 Bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình, quy phạm, chỉ tiêu quan trắc một
cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quan trắc của từng lĩnh vực tài
nguyên và môi trường cụ thể;
 Củng cố và từng bước hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi
trường hiện có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/3 số trạm dự kiến xây mới,
trọng tâm là những khu vực, những yếu tố quan trắc có nhu cầu cấp bách phục vụ
phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường;
 Xây dựng, củng cố, nâng cấp các trung tâm thông tin, tư liệu môi trường, tài
nguyên nước, khí tượng thủy văn; tăng cường năng lực và bảo đảm truyền tin thông
suốt giữa các trạm quan trắc, các trung tâm thông tin, tư liệu tài nguyên và môi
trường; tạo lập, quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên

và môi trường.
Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến năm 2015, tập trung thực hiện các mục tiêu
như:
 Tiếp tục củng cố và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường
đã có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm còn lại;
 Nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm thông tin thông
suốt, đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao;
 Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ
của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Giai đoạn 3: Từ năm 2016 - 2020, thực hiện các mục tiêu:
 Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trạm quan
trắc trong Quy hoạch, bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại của mạng
lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia;
 Nâng cao năng lực đội ngũ quan trắc viên, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý,
đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường
quốc gia.
Theo nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được
chia thành 2 mạng lưới cơ bản: Mạng lưới quan trắc nền và mạng lưới quan trắc tác
động.
 Mạng lưới quan trắc môi trường nền: Được xây dựng trên nguyên tắc kế
thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng
lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý.
Nay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam đều đã nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Bộ quản lý và giao nhiệm vụ
quan trắc môi trường nền trực tiếp.
 Mạng lưới quan trắc môi trường tác động: Được xây dựng trên nguyên tắc

kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm
quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam quản lý thực hiện. Theo Quyết định số 16/2007/QĐ-
TTg, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được xác định là
Trung tâm đầu mạng, thực hiện vai trò chỉ huy, điều hành hoạt động của toàn mạng
lưới.
Bản quy hoạch cũng chỉ rõ các loại hình quan trắc cụ thể được thực hiện đối
với từng mạng lưới quan trắc (Bảng 1.3).



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bảng 1.3. Các loại hình quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
STT

Mạng lưới Loại hình quan trắc
1
Mạng lưới
quan trắc
môi trường
nền
Trạm quan trắc môi trường không khí, nước mặt lục địa
(sông, hồ…)
Trạm quan trắc môi trường Biển
Trạm quan trắc môi trường không khí và nước mặt lục địa,
lắng đọng axit.
Trạm vùng quan trắc nền nước dưới đất.

2
Mạng lưới
quan trắc
môi trường
tác động
Tr
ạm v
ùng tác đ
ộng.

Trạm vùng ven bờ.
Trạm vùng biển khơi.
Trạm vùng đất.
Tr
ạm
vùng phóng x


Trạm quan trắc đa dạng sinh học
Trạm quan trắc và phân tích môi trường nước sông
Tr
ạm quan trắc chất thải

Tr
ạm không khí tự động

Nguồn: Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg, 2007
c, Hiện trạng mạng lưới
Mạng lưới quan trắc môi trường ở Việt Nam được chia thành 3 bộ phận:
Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; mạng lưới quan trắc địa phương và mạng

lưới quan trắc môi trường thuộc các bộ, ngành khác (Không thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường). Cấu trúc của mạng lưới quan trắc môi trường của nước ta được thể
hiện trong Hình 1.4.

Hình 1.4. Cấu trúc mạng lưới quan trắc môi trường Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

 Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
Tính đến trước thời điểm có Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ thì mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm 21 trạm (Bảng 1.4)
thực hiện quan trắc các thành phần môi trường như: Nước mặt lục địa, nước dưới
đất, nước mưa, nước biển, đất, phóng xạ, không khí xung quanh và tiếng ồn, chất
thải rắn, môi trường lao động, y tế và công nghiệp…tại hàng nghìn điểm quan trắc
trên toàn quốc (Hình 1.5) với tần suất quan trắc dao động từ 2 - 6 lần/năm.
Bảng 1.4. Danh sách 21 trạm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc môi trường
quốc gia
STT Tên trạm STT

Tên trạm
1 QT&PTMT đất Miền Bắc 12 QT&PTMT mưa axit 1
2 QT&PTMT đất Miền Nam 13 QT&PTMT mưa axit 2
3
QT&PTMT đất Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ
14 QT&PTMT mưa axit 3
4 QT&PTMT vùng Đất liền 1 15 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 1

5 QT&PTMT vùng Đất liền 2 16 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 2


6 QT&PTMT vùng Đất liền 3 17 QT&PTMT Hóa học-Phóng xạ 3

7
QT&PTMT vùng ven bi
ển 1
miền Bắc
18
QT&PTMT Lao động-Vi
ện Y học
lao động và vệ sinh môi trường
8
QT&PTMT vùng ven bi
ển 2 miền
Trung
19
QT&PTMT Lao động-Viện
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật
bảo hộ lao động
9
QT&PTMT vùng ven biển
3
miền Nam
20 QT&PTMT Công nghiệp
10
QT&PTMT vùng biển khơi 4

(Quân chủng Hải quân)
21
QT&PTMT nước sông Hương-
Huế

11
Trạm QT&PTMT vùng bi
ển
khơi 5 (Viện Nghiên c
ứu Hải
sản)
Tổng

21 (Trạm)
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường, 2013

×