Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 107 trang )


B
Ộ GIÁO DỤC V
À ĐÀO T
ẠO

B
Ộ NÔNG NGHIỆP V
À PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






LÊ NHẬT LINH





ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH







CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI




HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn





Lê Nhật Linh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN!

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai với đề tài: “Đánh giá việc thực
hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa
bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh”
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS.
Đỗ Nguyên Hải, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu đề tài và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy
giáo, cô giáo khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí lãnh đạo
UBND thành phố Hà Tĩnh, phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự
án và các xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Trân trọng cảm ơn đối với tất cả tập thể, người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ng
ày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Lê Nhật Linh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn! ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 4
1.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4
1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 5
1.1.3 Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 7
1.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường 7
1.2 Chính sách bồi thường ở một số nước và các tổ chức trên thế giới 10
1.2.1 Hàn Quốc 10
1.2.2 Singapore 11
1.2.3 Trung Quốc 13
1.2.4 Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 14
1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở
Việt Nam qua các thời kỳ 16
1.3.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993 16

1.3.2 Thời kỳ 1993 đến 2003 17
1.3.3 Từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay 19
1.4 Một số quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 21
1.4.1 Chính sách bồi thường 21
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.2 Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 25
1.4.3 Chính sách tái định cư 25
1.5 Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Hà Tĩnh
và thành phố Hà Tĩnh 26
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Tĩnh 31
2.2.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn TP Hà Tĩnh 31
2.2.3 Đánh giá việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 2 dự án
nghiên cứu 31
2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng đến đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất 31
2.2.5 Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện chính sách bồi thường
giải phóng mặt bằng 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 32
2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 32
2.3.3 Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu 32
2.3.4 Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Tĩnh 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai 37
3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh 44
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 44
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thành phố Hà Tĩnh 48
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3 Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
2 dự án nghiên cứu 48
3.3.1 Khái quát về các dự án nghiên cứu 48
3.3.2 Trình tự thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
thành phố Hà Tĩnh 51
3.3.3 Đánh giá kết quả bồi thường tại các dự án nghiên cứu 54
3.3.4 Đánh giá chính sách hỗ trợ 62
3.3.5 Đánh giá chính sách tái định cư 65
3.3.6 Đánh giá chung về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các
dự án nghiên cứu 69
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải
phóng mặt bằng đến đời sống của các hộ dân bị thu hồi đất 71
3.4.1 Thay đổi về thu nhập 71
3.4.2 Thay đổi về tài sản của hộ 74
3.4.3 Đánh giá của người dân về việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội
sau khi bị thu hồi đất 76
3.5 Đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách BTHTTĐC 78
3.5.1 Giải pháp về chính sách 78
3.5.2 Giải pháp về sử dụng đất 78
3.5.3 Giải pháp đảm bảo đời sống cho người dân có đất bị thu hồi 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 83
1 Kết luận 83

2 Đề nghị 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Mức lũ của sông Rào Cái 37
3.2 Hiện trạng phân bố dân cư thành phố Hà Tĩnh năm 2013 40
3.3 Cơ cấu lao động của thành phố Hà Tĩnh năm 2013 41
3.4 Đặc điểm chính hệ thống kênh tiêu thành phố Hà Tĩnh 42
3.5 Diện tích đất bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường tại dự án nâng
cấp, cải tạo Quốc lộ 15 A đoạn nối QL 1A đến đường Hồ Chí Minh 55
3.6 Kết quả bồi thường về đất tại dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 15 A
đoạn nối QL 1A đến đường Hồ Chí Minh 56
3.7 Diện tích đất bị thu hồi thực hiện dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến
cầu Thạch Đồng đủ điều kiện được bồi thường 57
3.8 Kết quả bồi thường về đất tại dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến
cầu Thạch Đồng 58
3.9 Dự án đường Quốc lộ 15 A đoạn nối QL 1A đến đường Hồ Chí Minh 61
3.10 Dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng 61
3.11 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tại dự án Đường án Quốc lộ 15 A
– đoạn nối QL 1A đến 64
3.12 Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tại dự án Đường Nguyễn Du kéo
dài đến cầu Thạch Đồng 65
3.13 Kết quả bồi thường bằng tiền cho người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở mới 66
3.14 Kết quả giao đất tái định cư tại dự án đường Quốc lộ 15 A đoạn nối
QL 1A đến đường Hồ Chí Minh 67

3.15 Kết quả khu tái định cư dự án đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu
Thạch Đồng 68
3.16 Thu nhập bình quân của người dân tại 02 dự án trước và sau khi thu
hồi đất 72
3.17 Thay đổi thu nhập của người dân trước và sau khi thu hồi đất 72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.18 Phương thức sử dụng tiền của các hộ dân có đất thu hồi tại 02 dự án 73
3.19 Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn tại dự án 01 75
3.20 Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của dự án 02 75
3.21 Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất 76
3.22 Tình hình an ninh trật tự - xã hội trước và sau khi thu hồi đất 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Sơ đồ vị trí thành phố Hà Tĩnh 34
3.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 thành phố Hà Tĩnh 48
3.3 Khu TĐC quốc lộ 15 A – đoạn nối QL 1A đến 49
3.4 Khu TĐC đường Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng 51
3.5 Quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC 54



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, vấn đề thu hồi
đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng và phát triển kinh tế đang là vấn đề nhạy cảm, là mối quan tâm của
Nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và người sử dụng đất bị thu
hồi đất, nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến
yếu tố chính trị - xã hội.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (khóa IX) đưa ra những chủ trương,
chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội toàn quốc
lần thứ IX của Đảng, trong đó có giải pháp thực hiện chính sách điều tiết hữu
hiệu nhất đối với đất đai nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước với tư cách là đại
diện chủ sở hữu về đất đai và là nhà đầu tư lớn nhất về phát triển hạ tầng, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhiều năm qua Nhà nước đã đầu tư rất lớn nguồn ngân sách hàng năm cho
việc thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài xây dựng các
khu đô thị mới, phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng… Luật Đất đai năm 2003 có
nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ pháp luật đối với các chủ thể quản lý, sử dụng đất, trong đó có
công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Những năm gần đây, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc, hiệu quả thấp, kể cả việc thu hồi đất để xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ cho chính cộng đồng dân cư có đất bị thu hồi. Nhiều
địa phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi thiết kế dự án, chờ đợi do
không giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu
quả là làm ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

tình hình chính trị - xã hội ở các địa phương. Tồn tại lớn nhất và xảy ra ở hầu
hết các địa phương là thực hiện không đúng quy trình, áp giá đền bù thấp,
không công khai, thiếu dân chủ, cơ chế, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư đối với người bị ảnh hưởng có nhiều bất cập, phát sinh tiêu cực,
tham nhũng dẫn tới khiếu kiện về thu hồi đất ngày càng tăng…
Trong những năm qua, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư để xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng
trên địa bàn thành phố đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, việc
làm và môi trường của người dân trên địa bàn thành phố. Đây là vấn đề đang
được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm nhất là đối với dự án
đường Quốc lộ 15 A đoạn nối QL 1A đến đường Hồ Chí Minh và Đường
Nguyễn Du kéo dài đến cầu Thạch Đồng .
Nhằm tìm hiểu tác động của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, GPMB để thực hiện các dự án phát triển kinh tế đến đời sống, việc
làm của người dân và góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất, hạn chế khiếu kiện trong nhân dân cần có những nghiên
cứu, đánh giá nghiêm túc việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ đối
với các dự án phát triển kinh tế, từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề ra giải
pháp hợp lý, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho những dự
án tiếp theo. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá việc thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành
phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với
địa bàn nghiên cứu.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố
Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
* Yêu cầu nghiên cứu
- Các nghiên cứu, số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác, tin cậy, có cơ
sở khoa học, phù hợp với thực tế.
- Nắm vững hiểu rõ các chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phản ánh được sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
TĐC, GPMB đến đời sống và việc làm của người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư phải phù hợp với thực tế địa phương.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1.1.1.1 Bồi thường

“Bồi thường” hay “đền bù” có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị công
lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác
Nguyễn Như Ý (2001). Việc bồi thường có thể vô hình hay hữu hình, có
thể do các quy định của pháp luật điều tiết hoặc do sự thỏa thuận giữa các
chủ thể.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất
đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định Tổng
cục (Quản lý đất đai, 2009).
Theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay, người sử dụng đất khi bị
thu hồi đất sẽ được bồi thường về đất, tài sản trên đất và các chi phí đầu tư vào
đất (Quốc hội 1992, Hiến pháp 1992).
1.1.1.2 Hỗ trợ
Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào (Nguyễn Như Ý, 2001). Hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông
qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới.
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: (1) hỗ trợ di chuyển,
hỗ trợ TĐC đối với trường hợp thu hồi đất ở; (2) hỗ trợ ổn định đời sống và sản
xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi
đất nông nghiệp; (3) hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

vườn, ao không được công nhận là đất ở; (4) hỗ trợ khác. Việc hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất được quy định cụ thể tại các điều 18, 19, 20, 21, 22 và 23 của
Nghị định 69/2009/NĐ-CP (Sơn Hà, 2012).

1.1.1.3 Tái định cư
Tái định cư (TĐC) là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước
đây để sinh sống và làm ăn. TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường về
đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại
cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó.
Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về KT
- XH đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung.
Hiện nay, ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở
thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức
sau: (1) bồi thường bằng nhà ở; (2) bồi thường bằng giao đất ở mới; (3) bồi
thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.
Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan
trọng trong chính sách GPMB.
1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ, thì trước hết các chủ đầu tư
cần phải giải phóng mặt bằng (GPMB); đó là công việc trọng tâm, hết sức
quan trọng, nhưng phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của.
Ngày nay, việc giải phóng mặt bằng ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất
đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. GPMB liên quan đến lợi ích của nhiều
cá nhân, tập thể và của cả cộng động dân cư trên một địa bàn nhất định với
những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Tính đa dạng: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau
với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí khác nhau.
- Khu vực trung tâm đô thị (mật độ dân cư rất cao, giá trị đất và tài sản
trên đất lớn, mức sống và trình độ dân cư cao).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


- Khu vực ven đô (mật độ dân cư khá cao, hoạt động sản xuất: công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ đa dạng, mức sống
và trình độ dân cư trung bình).
- Khu vực nông thôn, (mật độ dân cư thấp hơn, hoạt động sản xuất chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp, mức
sống và trình độ dân cư thấp).
Tính đa dạng của đối tượng GPMB dẫn đến dẫn đến quá trình thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có những đặc điểm khó khăn,
phức tạp khác nhau, đòi hỏi việc thực hiện GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ
trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt đối với từng địa bàn.
- Tính phức tạp: Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng
trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất,
thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ
vẫn không cho thuê; tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động
dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp
là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Ở khu vực đô thị, việc
thu hồi đất, bồi thường GPMB liên quan đến đất ở lại càng phức tạp hơn do
đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của
người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở; nguồn gốc sử dụng
đất phức tạp, tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép chưa được xử lý
dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất
nhiều khó khăn. Tình trạng chung thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái
định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu
cầu Sự tồn tại cơ chế 2 giá với sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước và
giá thị trường làm cho việc áp dụng gia đất ở để tính bồi thường không được
sự đồng thuận của những người dân.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.1.3 Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải
tuân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ được tiến hành.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải
đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải gắn
với việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người có đất bị thu hồi.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải
được thực hiện công khai, dân chủ với sự tham gia của cộng đồng.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất phải kết
hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tư vấn thuyết
phục để người dân tự giác thực hiện là quan trọng.
1.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường
1.1.4.1 Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được Chính phủ
không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai.
Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng
nhu cầu về mặt bằng cho sự phát triển các dự án đầu tư. Thực tiễn triển khai
cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hệ
thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng
nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, chưa đồng bộ, chặt
chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật.
1.1.4.2 Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ
chức việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực sự trở thành vấn đề cần quan


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

tâm của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức. Bất kỳ một
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nào đều dựa trên quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả
kinh tế- xã hội cao nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính
sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng
tới giá chuyển nhượng quyền SDĐ; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường,
HT&TĐC.
1.1.4.3 Yếu tố giao đất, cho thuê đất
Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, phải căn cứ vào
quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực
hiện tốt nguyên tắc này; hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy
định không rõ ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn
cho công tác bồi thường GPMB.
1.1.4.4 Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính
Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò
quan trọng hàng đầu để quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản, là
cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Trước tháng 12/2004, rất nhiều địa
phương chưa lập đầy đủ HSĐC theo quy định; đặc biệt có nhiều xã, phường, thị
trấn chưa lập sổ địa chính. Để phục vụ yêu cầu quản lý việc sử dụng đất đai, một

số địa phương chưa lập đủ sổ mục kê đất đai, sổ cấp GCNQSD đất.
1.1.4.5 Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký đất đai là một thành phần cơ bản quan trọng của hệ thống
quản lý đất đai, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất
động sản, sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, GCNQSDĐ là căn cứ
để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường.
Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn hạn chế, đặc biệt công
tác đăng ký biến động về sử dụng đất.
1.1.4.6 Yếu tố giá đất và định giá đất
Hiện nay, nước ta giá cả đất đai dựa trên chuyển nhượng quyền sử
dụng, là tổng hòa giá trị hiện hành địa tô nhiều năm. Một trong những điểm
mới của Luật Đất đai 2003 là các quy định về giá đất. Nếu như trước đây Nhà
nước chỉ quy định một loại giá đất áp dụng cho mọi quan hệ đất đai khác nhau
thì Luật Đất đai 2003 đề cập nhiều loại giá đất để xử lý từng nhóm quan hệ
đất đai khác nhau.
Trước khi có Luật đất đai năm 2003, việc xác định giá đất, bồi thường,
giải phóng mặt bằng, tái định cư được quy định tại các văn bản dưới luật như
Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định khung
giá các loại đất; Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ
quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và Nghị định số
22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ ban hành quy định về
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Khung giá đất để tính bồi thường

khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Nghị định số 87/CP đã được áp dụng
trong một thời gian khá dài (trên mười năm), mặc dù trong quá trình áp dụng
có quy định việc điều chỉnh khung giá đất để tính bồi thường bằng hệ số K
nhưng mức tăng cao nhất cũng chỉ là 1, 2 lần mức giá của cùng loại đô thị,
cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị.
Do vậy, giá đất để tính bồi thường vẫn thấp hơn nhiều so với giá thực tế, dẫn
đến phát sinh hàng loạt các khiếu kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại
các địa phương.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải
sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tình hình phổ biến
hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng
nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát
sinh khiếu kiện (Tổng cục Quản lý đất đai, 2009).
1.1.4.7 Thị trường bất động sản
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản
được hình thành và ngày càng phát triển. Ngày nay, thị trường bất động sản
đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường
của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúc
đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai.
Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu
việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng
nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường). Đồng thời, người bị
thu hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết
phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường và tái định cư.
1.2 Chính sách bồi thường ở một số nước và các tổ chức trên thế giới

1.2.1 Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di
dân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với
tình trạng thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở
cho dân nhập cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông
dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính
sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và
chính sách tái định cư.
Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho
nên đất công cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để sử
dụng đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch và quy chế được coi như


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

một hình thức pháp luật.
Luật Đất đai của Hàn Quốc được xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô
thị cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị,
Nhà nước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ.
Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế.
Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt
được theo thủ tục thương lượng của pháp luật. Hai là luật “sung công đất”
theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp.
Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện
theo ba giai đoạn:
- Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá
trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng.
Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự
khách quan trong việc bồi thường.

- Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền
sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình
chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai,
thương lượng, chấp nhận thu hồi.
- Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Nhà nước hỗ trợ tích
cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai
cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần
thiết của Nhà nước. Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự
nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB.
1.2.2 Singapore
Luật pháp Singapore quy định Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất và
người dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất. Việc thu hồi đất được
thực hiện dựa trên quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt và tuân thủ các
nguyên tắc chủ yếu sau đây: (i) Thu hồi đất bắt buộc để sử dụng đất vào mục


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

đích công cộng; (ii) Hạn chế việc thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân (chỉ thu hồi
trong các trường hợp cần thiết); (iii) Việc thu hồi đất phải được sự đồng ý của
Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến của cộng đồng; (iv) Việc
thu hồi đất được thực hiện theo quy trình chặt chẽ do pháp luật quy định. Nhà
nước thông báo cho người bị thu hồi đất biết trước từ 2 đến 3 năm trước khi ra
quyết định thu hồi đất. Trường hợp người bị thu hồi đất không thực hiện quyết
định thu hồi đất sẽ bị nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc bị phạt
theo Luật xâm chiếm đất công (State Lands Encroachment Act).
Về mức bồi thường , được xác định căn cứ vào giá trị thực tế bất động
sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ, di chuyển chỗ ở hợp lý; chi phí mua
nguyên liệu xây dựng nhà ở mới; thuế nhà ở mới Trường hợp người bị thu

hồi đất không tán thành với phương án bồi thường do nhà nước xác định, họ
có quyền thuê một tổ chức định giá tư nhân để tiến hành định giá lại các chi
phí thiệt hại. Nhà nước trả tiền thuê định giá lại.
Việc xác định mức bồi thường được xác định là giá trị bất động sản do
người bị thu hồi đất đầu tư, không phải là giá trị thực tế của bất động sản.
Phần giá trị tăng thêm do sự đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước được bóc tách
khỏi giá trị bồi thường. Điều này có nghĩa là nhà nước không bồi thường theo
giá bất động sản hiện tại mà bồi thường theo giá thấp hơn do trừ đi phần giá
trị bất động sản tăng thêm từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng xem xét bồi thường cho người bị thu hồi
đất các thiệt hại sau đây: Trường hợp công trình công cộng đi ngang qua bất
động sản gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người sử dụng đất như tiếng ồn,
khói bụi, người đi đường có thể nhìn vào nhà v.v; trường hợp công trình công
cộng gây chia cắt manh mún mảnh đất hiện hữu; chi phí để hoàn tất thủ tục
đứng tên chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đối với phần diện tích đất còn lại.
Nhà nước chi trả 20% tổng giá trị bồi thường khi chủ nhà thực hiện
việc tháo dỡ nhà ở. Phần giá trị bồi thường còn lại được thanh toán khi người


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

bị thu hồi đất ở hoàn tất việc di chuyển chỗ ở. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân có nhu cầu cấp bách về chỗ ở sẽ được nhà nước cho thuê nhà ở với giá
thuê phù hợp.
Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất của Singapore được tiến
hành thận trọng (đặc biệt đối với đất thuộc sở hữu tư nhân) trên cơ sở các quy
định chặt chẽ của pháp luật. Nguyên tắc công bằng, minh bạch được đề cao
trong quá trình thực hiện nên đã nhận được sự đồng thuận của người dân. Tỷ lệ
cưỡng chế khi thu hồi đất thấp (dưới 1% tổng số các trường hợp thu hồi đất).

Vấn đề tái định cư cho người bị thu hồi đất ở rất được Chính phủ
Singapore rất chú trọng thực hiện. Chính sách này được triển khai gắn với
việc bố trí nhà ở do nhà nước xây dựng (nhà ở công) và cung cấp với giá rẻ đi
kèm với một số điều kiện. Cục Phát triển nhà (HDB) được thành lập năm
1960 có nhiệm vụ cung cấp nhà ở công cho người dân, trong đó chủ yếu phục
vụ công tác tái định cư. Tính từ khi thành lập đến nay, HDB đã cung cấp nhà
ở cho 85% dân số; trong đó có 2% người dân được thuê căn hộ.
Việc tái định cư được thực hiện trên cơ sở điều tra xã hội học một cách
cẩn thận, tỉ mỉ nhằm thu thập, xác minh các thông tin: Số lượng thành viên trong
hộ gia đình; nguồn thu nhập; nghề nghiệp; nơi làm việc; tình trạng pháp lý của
bất động sản tạo căn cứ vững chắc cho quá trình thực hiện tái định cư chính
xác, công bằng.
1.2.3 Trung Quốc
Theo pháp luật đất đai của Trung Quốc, chỉ có Chính phủ và chính
quyền cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện (Chính phủ)
quyết định thu hồi đất nông nghiệp từ 35ha trở lên, đối với loại đất khác là
70ha trở lên Dưới hạn mức đất này, chính quyền cấp tỉnh ra quyết định thu
hồi đất. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ chế độ sở hữu tập thể
thành chế độ sở hữu nhà nước. Trách nhiệm bồi thường thuộc về người sử
dụng đất sau khi thu hồi.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

- Tiền bồi thường khi thu hồi đất gồm: lệ phí sử dụng đất và tiền bồi
thường cho người bị thu hồi đất.
- Về nguyên tắc và cách thức bồi thường nhà ở, tái định cư: Theo pháp
luật Trung Quốc, khoản tiền bồi thường cho giải tỏa mặt bằng phải đảm bảo
cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Việc

giải quyết vấn đề nhà được thực hiện thông qua hình thức trả tiền bồi thường
về nhà ở. Số tiền này được xác định bao gồm: (i) Giá cả xây dựng lại nhà ở,
sự chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; (ii) Giá đất tiêu
chuẩn; (iii) Trợ cấp về giá cả. Giá xây lại nhà ở mới được xác định là khoản
chênh lệch giữa giá trị còn lại của nhà cũ và chi phí xây dựng lại nhà mới. Giá
đất tiêu chuẩn do nhà nước xác định căn cứ theo giá đất của những nhà
thương phẩm trong cùng một khu vực, rồi quyết định. Việc trợ cấp về giá cả
do chính quyền xác định.
1.2.4 Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Theo Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì
bản chất của công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phục
vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, đồng
thời phải đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh hưởng để họ có một cuộc sống
tốt hơn trước về mọi mặt: giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu
hồi đất. Để thực hiện được phương châm đó thì trong công tác bồi thường, hỗ trợ
và TĐC phải lấy phát triển con người là trung tâm, không chỉ là các chính sách bồi
thường về vật chất. Từ quan điểm đó, chính sách bồi thường công bằng là bồi
thường ngang bằng với tình trạng như không có dự án được áp dụng, sao cho đời
sống của người dân bị ảnh hưởng sau khi được bồi thường phải đạt được ngang
với mức cũ của họ trước khi có dự án. Tuy vậy, các chính sách này cũng có những
khác biệt so với chính sách của Nhà nước Việt Nam như:
- Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi
thường, hỗ trợ và TĐC là một trong những khác biệt có khả năng gây ra


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

những vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách TĐC của WB, ADB. Theo
các tổ chức này thì thiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng tới

bồi thường cho một số nhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả
đối tượng không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh
thần. Ở Việt Nam, trước kia chỉ bồi thường cho những người có chứng thư
hợp pháp nhưng ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP
đã mở rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõ ràng các
trường hợp không được bồi thường về đất, nếu xét thấy cần được hỗ trợ thì
UBND tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
- Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC bao giờ
cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành thực hiện dự án, trong khi ở
Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừa giải
tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào GPMB xong thì thi công trước
khi tránh lấn chiếm đất đai); do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa
chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi bị giải tỏa.
- Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ
các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, TĐC của dự án cho
các hộ mà còn phải tham khảo ý kiến và tìm cách thỏa mãn các yêu cầu chính
đáng của họ trong suốt quá trình thực hiện. Ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc
thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì lịch sử sử dụng đất rất phức
tạp và khó có thể thỏa mãn được yêu cầu rất lớn của người bị thu hồi đất.
- Theo quy định của ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan
thực hiện dự án phải thuê một số tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm
bảo những thông tin khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải
kiểm tra quá trình triển khai của TĐC. Từ đó, có những kiến nghị về biện pháp
giải quyết sao cho công tác TĐC đạt mục tiêu cuối cùng là giải quyết hết những
vướng mắc nảy sinh. Các chính sách hiện hành ở Việt Nam chưa áp dụng cơ
chế giám sát độc lập về TĐC. Vì vậy, việc giám sát độc lập công tác TĐC là


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16


công tác khá mới mẻ ở Việt Nam nên cần có thời gian phù hợp để ban hành
quy định và làm quen với công việc này.
- Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng
còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì phạm vi ảnh hưởng vẫn còn
hạn hẹp.
1.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt
Nam qua các thời kỳ
1.3.1 Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Sau khi Cách mạng tháng tám thành công, nước ta tiến hành xóa bỏ chế
độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân
dân và ban hành Hiến pháp năm 1959. Nghị định số 151/TTg ngày 15/04/1959
của Hội đồng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất trong
đó có quy định về bồi thường về đất. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định số
151/TTg, ngày 06/07/1959 Liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Nội vụ đã
ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TT-LB quy định cụ thể về bồi thường khi
Nhà nước trưng dụng ruộng đất. Theo các văn bản này, nguyên tắc thu hồi và
trưng dụng ruộng đất được quy định cụ thể như sau:
+ Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho công trình xây dựng
đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất.
+ Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được trưng
dụng thừa, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng đất hoang
để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân.
+ Tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa.
- Nguyên tắc bồi thường:
+ Bồi thường bằng đất (là cách tốt nhất và là chủ yếu): vận động nông
dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất cho người có đất bị thu hồi.
+ Bồi thường bằng tiền: căn cứ vào sản lượng đã dùng để tính thuế đất
nông nghiệp và tình hình thực tế tại địa phương (đời sống của nhân dân cao

×