Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.47 KB, 46 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
MỤC LỤC
3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 37
3.2.3 Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị 40
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 01: Trang thiết bị của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC giai
đoạn 2009 – 2013 Error: Reference source not found
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC giai đoạn 2009 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 03: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2013 Error: Reference
source not found
Bảng 04: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC giai đoạn 2009 – 2013 Error: Reference source not found
Bảng 05: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TTC theo nhóm sản phẩm
Error: Reference source not found
Bảng 06: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TTC theo nhóm khách hàng
Error: Reference source not found
Bảng 07: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TTC theo khu vực Error:
Reference source not found
Sơ đồ 01 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
Error: Reference source not found
Sơ đồ 02: Hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC Error: Reference source not found
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
MỞ ĐẦU
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước với vai trò nâng
đỡ các doanh nghiệp và giúp họ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Còn
hiện nay, khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo hành


lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Muốn đứng vững và tồn tại được trong
xu hướng hội nhập, mở cửa nền kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt, thì mỗi doanh
nghiệp phải tự hạch toán cả đầu vào, đầu ra, tự sản xuất sản phẩm và quan trọng hơn là
phải tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình sản xuất.
Để đạt tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận và siêu lợi nhuận, các doanh nghiệp
không còn cách nào khác là phải luôn đề ra những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh
công tác tiêu thụ sản phẩm. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào việc doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm hay không? Tiêu thụ không những là
mấu chốt quyết định sự tăng trưởng mà còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chỉ khi nào công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì khi đó
doanh nghiệp mới có doanh thu, có điều kiện để tái sản xuất, tăng nguồn tích lũy cho
bản thân doanh nghiệp và cho toàn xã hội. Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả phải là một doanh nghiệp biết giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản
phẩm và ngày càng mở rộng được thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, cùng với
mong muốn được rèn luyện bản thân qua quá trình nghiên cứu thực tế, trong thời gian
thực tập tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC, em đã cố gắng
nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Được sự giúp
đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn là Thạc sỹ Nguyễn Thị Phương Lan và từ
phía Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm
tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC” làm chuyên đề thực tập
của mình.
- Chuyên đề đi sâu nghiên cứu những vấn đề lí luận về hoạt động tiêu tiêu thụ
sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Trên cơ sở đó ứng dụng vào phân tích đánh giá thực trạng công tác tiêu thụ
sản phẩm tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC, và đề xuất một số
biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
1

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
- Chuyên đề tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại
công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC.
- Để làm chứng tỏ luận điểm trong chuyên đề tác giả sử dụng các phương pháp
như thống kê, tổng hợp, phân tích… để trình bày vấn đề.
- Ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương sau:
Chương 1 : Tổng quan về công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ
TTC.
Chương 2 : Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH
kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC.
Chương 3 : Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TTC
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
Tên gọi: Công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
Tên giao dịch: T.T.C development technology and technique company
limited
Tên viết tắt: TTC Co., Ltd
Địa chỉ đăng ký: Số 6, H2, Khu B, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Từ Liêm - Hà Nội
Trụ sở giao dịch: Số 6, H2, Khu B, Trường ĐH Mỏ Địa Chất, Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3763460
Fax: 04.37634605
Email:

Giám đốc Công ty: Lê Đức Thụy
Xưởng sản xuất: 217 Hỏa Lò – Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội
Quản đốc xưởng: Nguyễn Tiến Tú
Điện thoại xưởng: 04.37634604.
Sản xuất: ống gió, van gió và cửa gió cho hệ thống ĐHKK
* Tài khoản tại các Ngân Hàng:
- Số: 212176700118- Ngân hàng TM cổ phần doanh nghiệp ngoài Quốc doanh
Việt Nam (VPBANK CN Cầu Giấy – Hà Nội)
- Số: 53818219 Ngân hàng ACB CN Hai Bà Trưng - Hà Nội
1.1.2. Quá trình phát triển công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
Công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC - tiền thân là xưởng sản
xuất và gia công các mặt hàng cơ khí, được thành lập và hoạt động từ năm 2005, trong
thời gian đó, xưởng sản xuất cơ khí được chính thức làm hàng gia công cho một số
Công ty và các cơ sở sản xuất tại địa bàn Hà Nội.
Đến năm 2007, thị trường điều hoà không khí và cơ điện nhiệt có nhiều biến đổi
mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này không theo kịp xu
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
hướng phát triển ngày càng cao của thị trường. Thực tế này đặt ra những yêu cầu và
đòi hỏi cấp thiết. Qua tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu kỹ thị trường, xưởng sản xuất
và gia công mặt hàng cơ khí nhận thức đây là một thị trường hoạt động tiềm năng và
có nhiều thách thức. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh cũng như mô hình tổ chức
hiện tại của Xưởng sản xuất không còn phù hợp với loại hình hoạt động mới này. Vì
thế, sau khi bàn bạc và cân nhắc kỹ lưỡng, Ban Giám đốc xưởng quyết định chuyển
đổi xưởng sản xuất thành mô hình một Công ty, mở rộng ngành nghề kinh doanh và
lĩnh vực hoạt động. Ngày 15/3/2007 công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ
TTC chính thức được thành lập.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển
công nghệ TTC

1.2 1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống ghế ngồi cho các nhà thi đấu thể thao, sân vận
động, hội trường, nhà hát, của các hãng PLAKOR (Hàn Quốc), Grofillex (Pháp)
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống máy phát điện
- Cung cấp và lắp đặt hệ thống bảng điện tử
- Các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị tự động công nghiệp (các
loại dây cáp điện, dây tín hiệu chống nhiễu, các loại đèn chiếu sáng, các thiết bị ổn áp,
thiết bị báo cháy, báo khói và thiết bị chống trộm và các thiết bị điện phòng cháy nổ)
- Thiết kế, cung cấp và thi công trọn gói các dự án về điện, nước, điều hoà không
khí và các trang thiết bị ngành nhiệt.
- Bảo trì các hệ thống cơ - điện - nhiệt.
- Huấn luyện, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực điều hoà không khí và
tự động hoá.
Việc thi công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí phải tuân theo các tiêu chuẩn
về điều hoà không khí TCV 5639-1991 hiện hành trong nước và cải tiến tiêu chuẩn
xây lắp khác có liên quan. Chất lượng không khí theo tiêu chuẩn TCVN 5937 -1995 và
TCVN 5938-1995.
Việc lắp đặt hệ thống điều hoà không khí được tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn
lắp đặt hệ thống điều hoà không khí và xây dựng hiện hành trong nước và các tiêu
chuẩn xây lắp khác có liên quan. Tất các công việc lăp đặt, thi công phải dựa trên cơ
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
sở các bản vẽ thiết kế thi công chi tiết được xác định thực tế hiện trường và được sự
đồng ý của Ban quản lý công trình.
1.2.2 Quy mô của Công ty
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng ( Một tỷ đồng)
Trong quá trình phát triển của mình công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC luôn tìm cách đầu tư công nghệ, cải tiến kỹ thuật để đưa ra các sản phẩm
mới có chất lượng cao thay thế dần hàng ngoại nhập và mở rộng lĩnh vực kinh doanh

của mình trên nhiều phương diện.
Cuối năm 2007 Công ty đưa ra thị thường sản phẩm cửa gió kỹ thuật cao bằng
nhôm định hình, sơn tĩnh điện dùng cho hệ thống điều hoà trung tâm trước đây phải
nhập khẩu. Sản phẩm này ngay lập tức được thị trường đón nhận nhiệt tình do giá cả
hợp lý, mở ra một hướng kinh doanh mới cho công ty.
Với những thành công của năm trước, công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC xác định nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ thi công lắp đặt điều hoà
thông gió, tiếp tục coi đây là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của Công ty.
Hiện nay Công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC đang kinh doanh
các loại sản phẩm dịch vụ:
- Các loại máy điều hoà không khí (Water Chillers, Air Cooled or Water Cooled
Package Air Conditioners, , VRF, VRV, Splim Package, Split type and Window type
Air Conditioners ).
- Các loại máy điều hoà không khí dân dụng thuộc các chủng loại: cửa sổ, treo
tường, cassette, áp trần, tủ đứng, âm trần,
- Các loại máy điều hoà không khí công nghiệp thuộc các chủng loại: Water
Cooled or Air Cooled Water Chillers, Water Cooled or Air Cooled Packaged, Chilled
Water FanCoil Units & Airhandling Units )
- Các thiết bị phụ và các phụ kiện cho hệ thống điều hoà không khí (Tháp giải
nhiệt, Bơm nước, Van nước, ống nước, ống dẫn khí lạnh, các vật liệu bảo ôn, cách
nhiệt )
Từ một Công ty khi bắt đầu thành lập mới chỉ có khoảng 15-20 công nhân, sản
phẩm sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho thị trường Hà Nội, diện tích nhà xưởng còn trật
hẹp, trang thiết bị máy móc còn nhiều hạn chế.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
5
VRV - VRF
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Trải qua 7 năm hình thành và phát triển đến nay công ty TNHH TTC đang trên đà
phát triển, mở rộng qui mô sản xuất với Diện tích nhà xưởng là: trên 1500m

2

Nhu cầu xây dựng nhà ở, khu làm việc, khu giải trí, cao ốc, các nhà máy sản xuất
tại các khu công nghiệp ngày càng cao. Nhu cầu này gắn liền với đòi hỏi về tính bền
vững của sản phẩm, tính mỹ quan của các công trình xây dựng và các trang thiết bị
tiện nghi, hiện đại như điều hoà, hệ thống điện, nên công ty TNHH kỹ thuật và phát
triển công nghệ TTC đó quyết tâm đầu tư máy móc công cụ dụng cụ hiện đại để sản
xuất gia công đường ống gió và các loại van gió chất lượng cao nhất và thẩm mỹ nhất
để phục vụ các công trình lớn
Bảng 01: Trang thiết bị của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
giai đoạn 2009 – 2013
( ĐVT: Chiếc)
Chủng loại thiết bị SL
Năm
sản
xuất
Thuộc loại
Công suất TB
Chất
lượn
g
Sở
hữu
Đi
thuê
Máy hàn điện (có bánh xe) 5 2001 2 - 24 kW 95%
Thiết bị kiểm tra chuyên dụng
đa năng của hãng GENERAL
1 2001 - 1 95%
Thiết bị kiểm tra chuyên dụng

đa năng của hãng Mitsubishi
3 2000 - 1 90%
Máy khoan bàn 2 2001 2 - 2,2 kW 85%
Kìm bấm đầu cốt thuỷ lực 2 2001 2 - 350 mm2 90%
Bộ uốn cáp điện NTT 6 2003 2
φ350
95%
Kích thuỷ lực (Mỹ) 4 2002 2 - 10 tấn 90%
Máy nén khí 1 2000 1 - 0,5 kW 80%
Máy mài, cắt 2 2000 2 - 2 kW 75%
Máy thuỷ chuẩn Nikon AX 2 2003 1 Độ c/x 1/1000 95%
Máy tính 7 2008 2 - 95%
Tời điện 1 2001 1 - 15 kW 95%
Xe vận tải HYUNDAI 4 2008 1 - 5 tấn 90%
Đồng hồ đo lưu lượng gió 1 2001 1 - 95%
Đồng hồ đo tốc độ gió 1 2001 1 - 98%
Nhiệt - ẩm kế 1 2001 1 - 98%
Đồng hồ vạn năng 1 2008 1 - 95%
Máy khoan BT Makita Janpan 6 2006 1 - 2,2 kW 90%
Máy cắt kim loại Makita Japan 1 2005 1 - 2,2 kW 90%
Máy bắn đinh của TQ 5 2006 2 - 750 W 90%
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC)
Với những thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cũng như
với sự đóng góp tích cực về vấn đề phát triển doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và doanh
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
nghiệp Việt Nam nói chung, công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
không ngừng phấn đấu để vươn xa hơn nữa.
1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công

Sơ đồ 01 : Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC


Giám đốc: Là một trong những sáng lập viên đầu tiên, chỉ đạo điều hành toàn bộ
hoạt động kinh doanh của công ty, ban hành quy định và các quyết định cuối cùng,
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Phòng kinh doanh: Chức năng xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty dựa trên các hợp đồng đã ký.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
7
Phòng kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
vật tư
Đội thi công
số 1
Đội thi công
số 2
Đội thi công
số 3
Phân xưởng
Trung tâm bảo
hành
Giám đốc
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ các sản phẩm của Công ty.

+ Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế theo đúng pháp luật, quản lý và theo
dõi thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
+ Tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo.
Phòng kế toán: Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập được tổ chức
theo mô hình hạch toán tập trung, trước nó không có các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Vì thế phòng kế toán có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhiệm vụ:
+ Thực hiện tốt điều lệ kế toán trưởng và pháp lệnh thống kê do nhà nước ban
hành.
+ Tổ chức hạch toán các dịch vụ và đề xuất các giải pháp giải quyết công tác sản
xuất có hiệu quả kinh tế cao.
+ Giao dịch, quan hệ đảm bảo đủ vố từ các nguồn để phục vụ sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
+ Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các biện pháp đưa vốn vào sản xuất
kinh doanh đúng pháp luật.
Phòng vật tư: Tổ chức thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá
trình sản xuất và quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ:
+ Tạo được mối quan hệ với bạn hàng, đảm bảo nguyên liệu và hàng hóa ổn định
về chất lượng quy cách và chủng loại.
+ Phối hợp đồng bộ với phòng kinh doanh khi thực các hiện hợp đồng nhằm đáp
ứng kịp thời hàng hoá nguyên vật liệu.
Phân xưởng: Là nơi tổ chức sản xuất hàng hoá.
Trung tâm bảo hành: Sửa chữa, thay thế phụ kiện bảo hành các sản phẩm chính
hãng của công ty
Đội thi công số 1, 2, 3: Trực tiếp tham gia thi công, lắp đặt các thiết bị cho công
trình.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
8

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
1.4. Đánh giá hoạt động của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
giai đoạn 2009 - 2013
1.4.1. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật và phát
triển công nghệ TTC giai đoạn 2009 - 2013
Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật
và phát triển công nghệ TTC không ngừng đẩy mạnh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty có những bước tiến vượt bậc và luôn có xu hướng năm sau cao hơn
năm trước. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương
Lan
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC giai đoạn 2009 - 2013
( ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu

số
Thuyết
minh
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 9.020.355.789 9.497.366.740 9.435.237.757 11.402.970.179 12.560.988.729
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-02)
10 9.020.355.789 9.497.366.740 9.435.237.757 11.402.970.179 12.560.988.729
4. Giá vốn hàng bán 11 8.555.789.220 8.995.740.223 8.886.666.656 11.022.064.554 11.959.221.009
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)

20 464.566.569 501.626.517 548.571.101 400.905.625 601.767.720
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 4.223.735 4.793.730 6.035.150 3.507.829 6.525.928
7. Chi phí tài chính
- Trong đó chi phí lãi vay
22 13.024.371 16.016.277
8. Chi phí bán hàng 23
9. Chi phí quản lý kinh doanh 24 405.020.089 447.722.017 420.817.400 378.206.564 500.515.234
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD (30=20+21-
22-24)
30 50.745.844 42.681.953 133.788.851 26.206.890 107.778.414
11. Thu nhập khác 31 198.000.257 199.800.103
12. Chi phí khác 32 296.073.327 2.068.585 170.554.808
13. Lợi nhuận khác
(40=31-32)
40 (98.073.070) (2.068.585) 29.245.295
14. Tổng lợi nhuận kế toán trược thuế (50=30+40) 50 50.745.844 42.681.
953
35.715.781 24.138.305 137.023.709
15. Chi phí thuế TNDN 51 10.557.886 10.670.488 8.928.945 6.035.577 20.924.568
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60=50-51)
60 40.187.958 32.011.465 26.786.836 18.102.728 116.099.141
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC)
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: qua 4 năm biến động không giống
nhau, năm 2010 tăng 477.010.951 đồng so với năm 2009, năm 2011 giảm 62.128.983
đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.967.732.422 đồng so với năm 2011, năm

2013 tăng 1.158.018.550 đồng so với năm 2012. Năm 2011 doanh thu giảm là do
nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Doanh thu năm 2012, 2013
tăng trở lại là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ công ty đang tăng quy mô hoạt động,
nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư them thiết bị, dây chuyền công nghệ nên có
sự cải tiến về quy trình sản xuất.
- Giá vốn hàng bán: Ta thấy doanh thu tăng giảm không giống nhau đồng thời giá
bán hàng năm cũng tăng giảm không đều, năm 2010 tăng 439.951.003 đồng so với
năm 2009, năm 2011 giảm 109.073.567 đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng
2.135.397.898 đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 937.156.450 đồng so với năm
2012. Trong khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng cũng là điều có thể
chấp nhận được. Năm 2010, 2013 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tốc độ
tăng của giá vốn hàng bán, nhưng năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lại
nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là do hàng loạt các chi phí như chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công và sản lượng tăng
cao làm cho giá vồn hàng bán tăng lên. Công ty cần chú trọng hơn trong việc tiết kiệm
chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
năm 2010 giảm 8.063.891 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 911.106.898 đồng
so với năm 2010, năm 2012 giảm 107.581.961 đồng so với năm 201, năm 2013 tăng
81.571.524 đồng so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế giảm không đều qua các năm
(Năm 2010 lợi nhuận sau thuế giảm 8.176.493 đồng so với năm 2009. Năm 2011 lợi
nhuận sau thuế giảm 5.224.629 đồng so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế
giảm 8.684.108 đồng so với năm 2011. Năm 2013 tăng 97.996.413 đồng so với năm
2012) nhưng nhìn chung thì công ty vẫn có lợi nhuận. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế
tăng rõ rệt là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
Công ty phần nào cũng đã có chiều hướng tốt, tuy vậy để Công ty kinh doanh ngày
càng có hiệu quả hơn thì cần có chính sách tăng doanh thu bằng cách tăng khối lượng
hàng hóa tiêu thụ, tăng giá bán hoặc cả hai. Nhưng trong nền kinh tế cạnh tranh gay
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
11

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
gắt như hiện nay thì việc tăng giá bán là rất khó khăn, vì vậy tìm biện pháp tăng khối
lượng hàng hóa tiêu thụ là yếu tố khả thi nhất.
- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
8.555.789.220
Năm 2009 = X 100 = 94,85%
9.020.355.789
8.886.666.656
Năm 2011 = X 100 = 94,19%
9.435.237.757
8.995.740.223
Năm 2010 = X 100 = 94,72%
9.497.366.740
11.022.064.554
Năm 2012 = X 100 = 96,66%
11.402.970.179
11.959.221.009
Năm 2013 = X 100 = 95,21%
12.560.988.729
Kết quả trên cho thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần qua các năm
biến động không giống nhau (Năm 2009 để đạt được 100 đồng doanh thu Công ty phải
bỏ ra 94,85 đồng giá vốn, năm 2010 để đạt được 100 đồng doanh thu Công ty phải bỏ
ra 94,72 đồng giá vốn tăng so với năm 2009, năm 2011 để đạt được 100 đồng doanh
thu Công ty phải bỏ ra 94,19 đồng giá vốn giảm so với năm 2010, năm 2012 để đạt
được 100 đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 96,66 đồng giá vốn tăng so với năm
2011, năm 2013 để đạt được 100 đồng doanh thu Công ty phải bỏ ra 95,21 đồng giá
vốn tăng so với năm 2012). Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tăng giảm
không đồng đều cho thấy việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán của Công ty
chưa thực sự tốt. Để đạt được hiệu quả cao hơn đòi hỏi Công ty cần có chính sách tiết
kiệm chi phí để giảm giá vốn hàng bán.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:
40.187.958
Năm 2009 = X 100 = 0,45%
9.020.355.789
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
32.011.465
Năm 2010 = X 100 = 0,38%
9.497.366.740
26.786.836
Năm 2011 = X 100 = 0,28%
9.435.237.757
18.102.728
Năm 2012 = X 100 = 0,19%
11.402.970.179
116.099.141
Năm 2013 = X 100 = 0,92%
12.560.988.729
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng biến động không đồng đều
qua các năm (Năm 2009 trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì công ty
thu được 0,45 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 trong 100 đồng doanh thu thuần
thực hiện được thì công ty thu được 0,38 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 trong 100
đồng doanh thu thuần thực hiện được thì công ty thu được 0,28 đồng lợi nhuận sau
thuế và năm 2012 trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện được thì công ty thu được
0.19 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2013 trong 100 đồng doanh thu thuần thực hiện
được thì công ty thu được 0.92 đồng lợi nhuận sau thuế). Hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty năm 2013 được đánh giá là tốt hơn những năm khác vì tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2009 cao hơn.
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:

Trong thời gian qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo theo tình hình
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủa ổng định vì vậy các khoản nộp ngân sách nhà nước
của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC giảm qua các năm.
Bảng 03: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2013
( ĐVT: Đồng )
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nộp ngân
sách
10.557.886 10.670.488 8.928.945 6.035.577 20.924.568
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC )
Hàng năm công ty nộp vào ngân sách Nhà nước đầy đủ theo quy địnhư. Năm
2009 nộp ngân sách là 10.557.886 đồng thì đến năm 2010 tăng lên là 10.670.488 đồng
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
(mức tăng không nhiều), năm 2011 giảm là 1.741.543 đồng, năm 2012 giảm là
2.893.368 đồng, năm 2013 tăng 14.888.991 đồng. Các khoản nộp ngân sách tăng cũng
phần nào chứng tỏ doanh thu, lợi nhuận hàng năm của công ty giảm. Năm 2013 nộp
ngân sách tăng là một dấu hiệu đáng mừng.
1.4.2. Đánh giá hoạt động khác của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC
Thực hiện mục tiêu trở thành một công ty được xã hội mong đợi, công ty TNHH
kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC rất tích cực tham gia xây dựng một đất nước
Việt Nam tươi đẹp hơn. Ngoài các hoạt động đoàn thể giao lưu văn nghệ …, Công ty
còn tham gia công tác giáo dục và từ thiện. Mỗi năm công ty TNHH kỹ thuật và phát
triển công nghệ TTC dành khoảng 100 triệu cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xây
nhà tình thương, ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt . Đồng thời Công ty còn hỗ trợ nhân
viên xe cơ quan đưa đón, thường xuyên nâng cao chất lượng bữa cơm dành cho nhân
viên. Tạo điều kiện và môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
1.5 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của

công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC
1.5.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Hiện nay, công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC đang sản xuất
kinh doanh sản phẩm chính là các loại van gió, đường ống gió, cửa gió, tấm vật liệu
bảo ôn, máy điều hòa không khí dân dụng, máy điều hòa không khí công nghiệp.
Trước khi đem tiêu thụ ra thị trường phải được bộ phận KCS khẳng định là đảm bảo
về mặt chất lượng, mẫu mã và an toàn sử dụng. Các sản phẩm này có đặc tính là tiêu
thụ theo mùa (tiêu thụ mạnh hơn vào mùa nóng) nên có ảnh hưởng lớn đến công tác
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Vào mùa hè số lượng sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong năm (số lượng sản phẩm được tiêu thụ
trong quí II và quí III thường chiếm khoảng 65% tổng số sản phẩm tiêu thụ trong năm)
nên vào thời điểm này thường xuyên xảy ra tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đáp
ứng kịp nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Tuy nhiên, vào mùa đông và mùa xuân sản
phẩm bán ra với số lượng ít, không đáng kể nên công ty thường dự trữ thành phẩm
trong kho hoặc bán cho các đại lý dự trữ để có sẵn sản phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ của thị trường khi vào mùa tiêu thụ.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
1.5.2 Đặc điểm lao động
Hiện tại lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông song phần lớn người
lao động đã được đào tạo lại có kỹ thuật. Công ty đã có một Trung tâm dạy nghề để
đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động mới tuyển, sau khi tốt nghiệp khóa học tại trung
tâm này người lao động có thể bắt tay ngay vào sản xuất do trong quá trình học tập đã
được tiếp xúc và thực hành trên hệ thống máy móc thiết bị của Công ty. Mặt khác,
trung tâm hàng năm còn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao
động hiện đang làm việc tại công ty. Ngoài mức lương trung bình, hàng tháng Công ty
còn áp dụng các chính sách khuyến khích người lao động như: Bổ xung các khoản phụ
cấp, tiền thưởng và các đãi ngộ khác. Điều này đã động viên khuyến khích người lao
động toàn tâm, toàn lực và thực sự gắn bó với Công ty, phát huy hết khả năng và sức

lực của mình để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển.
1.5.3 Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
Thông qua số liệu trên Bảng 01: Trang thiết bị của công ty TNHH kỹ thuật và
phát triển công nghệ TTC giai đoạn 2009 – 2013 ta thấy như vậy hiện tại Công ty đã
ứng dụng nhiều loại máy móc vào sản xuất. Thiết bị có nhiều nguồn gốc. Tuy nhiên
bên cạnh những thiết bị hiện đại, Công ty còn khá nhiều thiết bị đã lạc hậu như máy
nén khí, máy mài, máy cắt, đồng hồ đo tố độ gió và kìm bấm đầu cốt thủy lực làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ hoàn thành của Công ty. Các phương tiện
vận tải còn ít gây khó khăn cho công tác phân phối sản phẩm, ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư, đổi mới các loại máy
móc, thiết bị sản xuất song phần lớn các thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm của
Công ty đã được sử dụng qua nhiều năm và qua nhiều chu trình sản xuất làm giảm
năng suất lao động. Nhiều nhà xưởng sản xuất chưa được hiện đại hóa làm ảnh hưởng
lớn đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của Công ty, do vậy đã gây ra
không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh công ty TNHH kỹ thuật và phát triển
công nghệ TTC phải cố gắng nỗ lực tìm mọi biện pháp đầu tư, đổi mới các loại máy
móc, thiết bị phục vụ cho công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty cần đầu tư mua
sắm thêm các phương tiện vận tải phục vụ cho việc mở rộng tiêu thụ, xây dựng và cải
tạo lại hệ thống nhà xưởng, phòng ban, trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhằm công
nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất và kinh doanh.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
1.5.4 Giá sản phẩm
Có thể nói rằng giá cả của mọi sản phẩm - dịch vụ luôn là đòn bẩy có sức quyết
định rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ. Nguyên tắc này luôn tồn tại và có
ảnh hưởng rất lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, giá cả cũng được ví như con dao hai lưỡi khi chính sách giá tham
gia vào việc điều tiết thị trường. Nếu có chính sách giá đúng đắn, phù hợp với năng

lực của mỗi doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thị trường thì khả năng và cơ hội tiêu
thụ sản phẩm cao, tăng doanh thu và gia tăng lợi nhuận sau quá trình sản xuất. Ngược
lại, chính sách giá không phù hợp với xu thế chung, không dựa trên nền tảng cơ sở là
năng lực của chính doanh nghiệp sẽ làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc và
tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty
TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC đã thường xuyên quan tâm đến chính
sách giá nhằm xây dựng giá bán sản phẩm của công ty phù hợp với giá cả chung của
thị trường. Có những bước đi đúng đắn, điều chỉnh kịp thời giá bán phù hợp với qui
luật cạnh tranh của thị trường. Vì vậy, công ty đã thu được kết quả đáng kể, đó là hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước và mức độ tăng
trưởng trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Trong thời gian qua công ty đã thực hiện triệt để chính sách bán hàng với mục
tiêu tăng lợi nhuận bằng hình thức: Điều chỉnh giá bán sản phẩm để tăng sản lượng
tiêu thụ. Tuy giá bán của công ty có tăng lên nhưng tăng không đáng kể do giá bán của
các loại nguyên vật liệu tăng cao, có loại tăng tới 30% - 40% so với trước đây nên
buộc Công ty phải tăng giá bán. Với hình thức này tuy lợi nhuận đơn vị giảm nhưng
tổng lợi nhuận sản xuất kinh doanh vẫn tăng, thực tế theo số liệu báo cáo thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong những năm qua công ty vẫn không ngừng tăng trưởng.
Ngoài những thuận lợi có được do nhập nguồn nguyên vật liệu ngoại từ thị
trường nội địa, Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn như: chịu sự cạnh tranh của một
số doanh nghiệp khác, giá thành các loại nguyên vật liệu cao luôn là vấn đề bức xúc và
quan tâm hàng đầu của Công ty. Do phần lớn là nguyên vật liệu ngoại nhập nên Công
ty không thể kiểm soát được giá của các loại nguyên vật liệu đầu vào, mặt khác lại
phải nhập nguyên liệu thông qua trung gian nên Công ty phải chịu mất chi phí trung
gian đó. Chính vì vậy, đã làm giảm phần nào số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty
do không cạnh tranh được về giá cả với các Công ty khác trên thị trường.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
1.5.5 Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, ở đâu có nền kinh
tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn tại và
đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường vấn đề cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế với nguyên tắc: Ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn,
người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định
được vị trí để tranh đua, khẳng định mình nhằm nâng cao vai trò của mình trên thương
trường. Uy tín của doanh nghiệp càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng lớn.
Ngược lại, doanh nghiệp nào không có khả năng cạnh tranh bằng sản phẩm của mình,
không tạo được lợi thế trên thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ kém đi để
nhường chỗ cho các sản phẩm có uy tín hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn.
Trong mảng thị trường hiện nay Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
trực tiếp của các công ty kinh doanh cùng loại mặt hàng trong thành phố Hà nội, và
các khu vực tỉnh khác. Trong các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến Công ty THHH An
việt, Công ty TNHH Thiên phú, Công ty TNHH HaCo, công ty TNHH thương mại và
sản xuất Đại Phúc… Đây là những đối thủ ra nhập thị trường sớm hơn và cạnh tranh
trực tiếp với Công ty của chúng ta. Gần đây thị trường kinh doanh thiết bị hệ thống
điều hòa, thông gió ngày càng phát triển do nhu cầu về mức sống của người dân tăng
cao. Cơ hội kinh doanh tăng đồng thời kéo theo là sự gia tăng của các đối thủ cạnh
tranh mới. Gần đây nhất có thể kể đến là sự xuất hiện của công ty Thành Nam. Tuy là
Công ty mới ra nhập thị trường nhưng đã nhanh chóng chiếm được 1 số thị phần đáng
kể. Công ty Thành Nam có trụ sở hoạt động rất gần với khu vực của công ty TNHH kỹ
thuật và phát triển công nghệ TTC. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, công ty
TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC phải luôn tích cực cải tiến cả về mẫu
mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… nhằm mục đích làm cho sản phẩm của mình đáp
ứng được ngày càng nhiều hơn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để đạt được
mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Chỉ có doanh nghiệp nào đáp ứng được
nhu cầu của thị trường thì mới tạo được cho mình chỗ đứng vững chắc trong lòng
người tiêu dùng và tạo được vị thế trên thị trường tiêu thụ. Khi đã tạo được vị thế trên

thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng trở nên thuận lợi và dễ
dàng hơn và cũng từ đó doanh nghiệp sẽ tạo được một thương hiệu riêng cho sản phẩm
mà mình sản xuất.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH KỸ THUẬT VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TTC
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC
2.1.1 Tình hình tiêu thụ chung
Xét một cách toàn diện, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH kỹ thuật
và phát triển công nghệ TTC đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, chỉ tiêu sản
lượng tiêu thụ đã tăng đáng kể so với những năm đầu, thị trường tiêu thụ đã được mở
rộng.
Trong những năm vừa qua, mặc dù có sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường
cung cấp máy điều hòa và các phụ kiện dùng cho lắp đặt hệ thống điều hòa, song Công
ty luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, số lượng
sản phẩm sản xuất đã tăng lên rõ rệt, công tác tiêu thụ được quan tâm hơn nên số
lượng sản phẩm tiêu thụ có dấu hiệu tăng trở lại dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm
cũng tăng vượt bậc.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 04: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC giai đoạn 2009 – 2013
( Đơn vị tính: Đồng )
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

Van gió 1.900.0000.000 1.960.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 1.900.000.000 1.997.000.000 2.200.000.000 2.300.732.413 2.300.000.000 2.388.006.093
Ông gió 500.000.000. 540.000.000 600.000.000 580.000.000 570.000.000 578.000.000 830.000.000 827.000.740 830.000.000 867.732.740
Cửa gió
1.100.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 1.257.000.000 1.260.000.000 1.250.000.000 1.600.000.000 1.649.237.017 1.760.000.000 1.770.230.179
Tấm vật liệu
bảo ôn
1.000.000.000 1.100.355.789 1.100.000.000 1.190.356.740 1.150.000.000 1.180.227.757 1.500.000.000 1.575.000.000 1.600.000.000 1.675.018.550
Máy điều hòa
dân dụng
1.200.000.000 1.500.000.000 1.600.000.000 1.600.010.000 1.500.000.000 1.590.000.000 1.750.000.000 1.750.000.000 1.800.000.000 1.850.000.000
Máy điều hòa
công nghiệp
2.200.000.000 2.720.000.000 2800.000.000 2.870.000.000 2.800.000.000 2.840.000.000 3.000.000.000 3.301.000.000 3.500.000.000 4.00.000.000
Tổng 9.020.355.789 9.497.366.740 9.435.237.757 11.402.970.179 12.560.988.729
( Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC )

SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
19
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Nhìn vào bảng số liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH kỹ
thuật và phát triển công nghệ TTC giai đoạn 2009 - 2013 ta thấy tình hình tiêu thụ sản
phẩm nhìn chung khá tốt. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế cao hơn doanh thu tiêu
thu sản phẩm kế hoạch. Một số sản phẩm chưa đạt nhưng chênh lệch là rất nhỏ. Cụ thể
Năm 2009 doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm thực tế vượt mức đặt ra
920.355.789 đồng trong đó van gió vượt mức 60.000.000 đồng, ống gió 40.000.000
đồng, cửa gió 100.000.000 đồng, tấm vật liệu bảo ôn 100.355.789 đồng, máy điều hòa
dân dụng 100.000.000 đồng, máy điêug hòa công nghiệp 520.000.000 đồng. Năm
2010 doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm thực tế vượt mức đặt ra 147.356.740
trong đó cửa gió 57.000.000 đồng, 90.356.740 đồng, máy điều hòa công nghiệp
70.000.000 đồng, 1 số sản phẩm vừa đạt doanh thu so với kế hoạch đặt ra. Riêng sản

phẩm cửa gió có doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu kế hoạch 20.000.000 đồng.
Năm 2011 doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm thực tế vượt mức đặt ra
275.227.757 trong đó van gió 97.000.000 đồng, ống gió 8.000.000 đồng, cửa gió
10.000.000 đồng, tấm vật liệu bảo ôn 30.227.757 đồng, máy điều hòa không khí dân
dụng 90.000.000 đồng, máy điều hòa không khí công nghiệp 40.000.000 đồng. Năm
2012 doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm thực tế vượt mức đặt ra 228.970.170
đồng trong đó van gió 100.732.413, ống gió 3.000.740 đồng, cửa gió 49.237.017 đồng,
tấm vật liệu bảo ôn 75.000.000 đồng, máy điều hòa không khí công nghiệp 1.000.000
đồng. Năm 2013 doanh thu tiêu thụ của tất cả các sản phẩm thực tế vượt mức đặt ra
770.987.562 đồng trong đó van gió 88.006.093 đồng, ống gió 47.732.740 đồng, cửa
gió 10.230.179 đồng, tấm vật liệu bảo ôn 75.018.550 đồng, máy điều hòa không khí
dân dụng 50.000.000 đồng, máy điều hòa không khí công nghiệp 500.000.000 đồng.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế các năm có xu hướng tăng. Cụ thể: năm
2010 tăng477.010.951 đồng so với năm 2009 trong đó: van gió tăng 40.000.000 đồng,
ống gió tăng 40.000.000 đồng, cửa gió tăng 57.000.000 đồng, tấm vật liệu bảo ôn tăng
80.001.009 đồng, máy điều hòa không khí dân dụng tăng 100.010.000 đồng, máy điều
hòa không khí công nghiệp tăng 150.000.000 đồng. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ sản
phẩm thực tế giảm 62 128 983 đồng so với năm 2010 trong đó: van gió giảm 3.000.000
đồng, ống gió giảm 2.000.000 đồng, cửa gió 7.000.000 đồng, tấm vật liếu bảo ôn giảm
10.128.983 đồng, máy điều hòa không khí dân dụng giảm 10.010.000 đồng, máy điều
hòa không khí công nghiệp giảm 30.000.000 đồng. Năm 2012 doanh thu tiêu thụ sản
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
20
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
phẩm thực tế tăng 1.967.732.413 đồng so với năm 2011 trong đó van gió tăng
303.731.000 đồng, ống gió tăng 249.000.740 đồng, cửa gió tăng 399.237.017 đồng, tấm
vật liệu bảo ôn tăng 394.772.243 đồng, máy điềuhòa không khí dân dụng tăng
160.000.000 đồng, máy điều hòa không khí công nghiệp tăng 461.000.000 đồng. Năm
2013 doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng 1.158.018.550 đồng so với năm 2012
trong đó van gió tăng 87.273.600 đồng, ống gió tăng 50.732.000 đồng, cửa gió tăng

120.993.162 đồng, tấm vật liệu bảo ôn tăng 100.018.550, máy điều hòa không khí dân
dụng tăng 100.000.000 đồng, máy điều hòa không khí dân dụng tăng 699.000.000 đồng.
2.1.2 Theo nhóm sản phẩm
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa cho nên phải có cơ sở hạ
tầng phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế mà nhu cầu về các sản
phẩm của công ty bao gồm: Van gió, ống gió, tấm vật liệu bảo ôn, máy điều hòa không
khí dân dụng, máy điều hòa không khí công nghiệp ngày càng tăng nhanh.
Bảng 05: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TTC theo nhóm sản phẩm
(Đơn vị tính: Sản phẩm)
CT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Van gió 5600 6100 5800 6900 8900
Ống gió 1200 1320 1150 1650 2777
Cửa gió 2000 2200 2050 2400 3600
Tấm vật liệu bảo
ôn
2200 3100 2700 3700 7200
Máy điều hòa
không khí dân
dụng
1000 1200 1100 1400 2400
Máy điều hòa
không khí công
nghiệp
1200 1600 1350
2050
6550
TỔNG 13200 15520 14150 18100 31427
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhìn chung
khá tốt. Sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm có xu hướng tăng qua các năm.

Riêng năm 2011 giảm so với năm 2010 nguyên nhân có thể do ảnh hưởng chung của
cuộc khủng hoảng kinh tế đồng thời hoạt động kinh doanh của Công ty chưa được
triển khai tốt. Cụ thể:
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
21
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Van gió: Sản lượng tiêu thụ tăng 500 sản phẩm năm 2010 so với năm 2009, giảm
300 sản phẩm năm 2011 so với năm 2010, tăng 1100 sản phẩm năm 2012 so với năm
2011, tăng 2000 sản phẩm năm 2013 so với năm 2012.
Ống gió là sản phẩm chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của
Công ty. Sản lượng tiêu thụ tăng 120 sản phẩm năm 2010 so với năm 20009, giảm 170
sản phẩm năm 2011 so với năm 2010, tăng 500 sản phẩm năm 2012 so với năm 2011,
tăng 1127 sản phẩm năm 2013 so với năm 2012.
Cửa gió: sản lượng tiêu thụ tăng 200 sản phẩm năm 2010 so với năm 2009, giảm
150 sản phẩm năm 2011 so với năm 2010, tăng 350 sản phẩm năm 2012 so với năm
2011, tăng 200 sản phẩm năm 2013 so với năm 2012.
Tấm vật liệu bảo ôn , máy điều hòa không khí là những sản phẩm chủ đạo của
Công ty. Đây là những sản phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu sản phẩm
tiêu thụ của Công ty qua các năm. Công ty đã nghiên cứu tạo ra sản phẩm tấm vật liệu
bảo ôn, sản phẩm đã và đang cho sản lượng tiêu thụ mạnh. Sản lượng tiêu thụ tăng 900
sản phẩm năm 2010 so với năm 2009, giảm 400 sản phẩm năm 2011 so với năm 2010,
tăng 1000 sản phẩm năm 2012 so với năm 2011, tăng 3500 sản phẩm năm 2013 so với
năm 2012.
Máy điều hòa không khí dân dụng: sản lượng tiêu thụ tăng 200 sản phẩm năm
2010 so với năm 2009, giảm 100 sản phẩm năm 2011 so với năm 2010, tăng 300 sản
phẩm năm 2012 so với năm 2011, tăng 1000 sản phẩm năm 2013 so với năm 2012.
Máy điều hòa không khí công nghiệp: sản lượng tiêu thụ tăng 400 sản phẩm
năm 2010 so với năm 2009, giảm 250 sản phẩm năm 2011 so với năm 2010, tăng 700
sản phẩm năm 2012 so với năm 2011, tăng 4450 sản phẩm năm 2013 so với năm 2012.
2.1.3 Theo nhóm khách hàng

Khách hàng chủ yếu của Công ty là các đại lý, cơ quan, trường học, bệnh viện, các
nhà máy, xí nghiệp. Mỗi khách hàng đều có mục đích sử dụng sản phẩm cho mình vì
thế Công ty cần chú trọng đến công tác bán hàng cho các đối tượng này. Việc tiêu thụ
sản phẩm của các nhóm khách hàng biến động qua các năm.
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
22
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thị Phương Lan
Bảng 06: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TTC theo nhóm khách hàng
(Đơn vị tính: Sản phẩm)
Nhóm khách hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Đại lý 5350 6520 5100 7100 12000
Nhà máy, xí nghiệp,
công ty xây dựng
4650 5000 4900 6000 10500
Cơ quan, trường
học, bệnh viện…
3200 4000 4150 5000 8927
Tổng 13200 15520 14150 18100 31427
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công nghệ TTC)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH kỹ
thuật và phát triển công nghệ TTC có xu hướng tăng. Nhóm khách hàng chủ yếu của
Công ty là các đại lý, nhà máy, xí nghiệp, công ty xây dựng… Năm 2010 tăng 2320
so với năm 2009 trong đó nhóm khách hàng đại lý tăng 1170 sản phẩm, nhóm khách
hàng nhà máy, xí nghiệp, công ty xây dựng tăng 350 sản phẩm, nhóm khách hàng cơ
quan, trường học… tăng 800 sản phẩm. Năm 2011 giảm 1370 sản phẩm trong đó
nhóm khách hàng đại lý giảm 1420 sản phẩm, nhóm khách hàng nhà máy, xí nghiệp,
công ty xây dựng giảm 100 sản phẩm, nhóm khách hàng cơ quan, trường học… tăng
150 sản phẩm. Năm 2012 tăng 3950 sản phẩm trong đó nhóm khách hàng đại lý tăng
2000 sản phẩm, nhóm khách hàng nhà máy, xí nghiệp, công ty xây dựng tăng 1100 sản
phẩm, nhóm khách hàng cơ quan, trường học… tăng 850 sản phẩm. Năm 2013 tăng

13327 sản phẩm trong đó nhóm khách hàng đại lý tăng 4900 sản phẩm, nhóm khách
hàng nhà máy, xí nghiệp, công ty xây dựng tăng 4500 sản phẩm, nhóm khách hàng cơ
quan, trường học… tăng 3927 sản phẩm. Các đại lý là nơi tiêu thụ nhiều nhất các sản
phẩm của Công ty có thể thấy Công ty đã thực hiện khá tốt việc tiêu thụ sản phẩm qua
kênh phân phối gián tiếp.
2.1.4 Theo khu vực
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty TNHH kỹ thuật và phát triển công
nghệ TTC chủ yếu là thị trường miền Bắc. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty chưa
xâm nhập được nhiều vào thị trường miền Trung và Nam Bộ một phần do yếu tố địa
lý ảnh hưởng đến vận chuyển dẫn đến chi phí cao ảnh hưởng tới giá bán, một phần
do có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành ở phía Nam và phần nữa cũng
do sản phẩm của công ty còn ít được người tiêu dùng phía nam biết đến. Điều đó đã
SV: Lê Thị Mai Lớp: KDTH13A01
23

×