Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.64 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
3.2.1.Các biện pháp trong việc thực hiện các bước tuyển dụng nhân lực tại công
ty 37
3.2.2.Các biện pháp trong việc đào tạo nhân lực tại công ty. 48
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế các tổ
chức cũng có những biến động lớn. Một số doanh nghiệp nhờ có sự thích ứng hợp với
cơ chế để có thể cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như
củng cố vị thế nâng cao thương hiệu của mình trong nền kinh tế có nhiều loại hình sở
hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có những
doanh nghiệp còn thụ động phản ứng chậm chạp với những biến động của nền kinh tế
không phát huy được những thế mạnh khắc phục những điểm yếu của mình để đến tới
những kết cục trong đào thải trong quy luật vốn có như nền kinh tế thị trường. Có
SV: Nguyễn Hoàng Quân
1
Chuyên đề thực tập
nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những
yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự…
Nguồn lực nào cũng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công
của doanh nghiệp ấy. Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn
mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy
móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm.
Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là
nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, hiệu quả làm việc của
người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực
tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử dụng tốt nguồn này thì
đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Công việc đầu
tiên trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là việc đào tạo nguồn nhân lực.
Công việc đào tạo có hiệu quả thì đó mới là cơ sở để có đội ngũ lao động giỏi. Mỗi
doanh nghiệp có quá trình tuyển dụng và đào tạo phù hợp. Vì thế, em đã chọn đề tài:


"Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH xuất
nhập khẩu Thành Đô" làm chuyên đề thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô. Từ đó đưa ra những
nhận xét đánh giá về ưu, nhược điểm để làm căn cứ đưa ra một số giải pháp nhằm đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong ý kiến đóng góp của thày cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Hoàng Quân
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH ĐÔ
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty
1.1.1Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Bảng 1.1: Tóm tắt về Công ty
Tên Công ty Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô
Địa chỉ Số 9- Ngách 21, ngõ 169 Kim Mã, Ba Đình- Hà Nội
Điện thoại 043.3720.188 – 043.3720.588
Fax 04.3927.5947
Xưởng sản xuất của công ty đặt tại tỉnh Bắc Ninh
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô (TNHH) được thành lập năm 2002 là
Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sứ gia dụng và
SV: Nguyễn Hoàng Quân
3
Chuyên đề thực tập
mỹ nghệ cao cấp. Được thành lập trên ý tưởng, ý chí, nghị lực Giám đốc. Công ty
TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số 2300224741 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 09
tháng 04 năm 2002, thay đổi lần thứ 7, ngày 19 tháng 04 năm 2011. Ban đầu Công ty

chỉ kinh doanh thương mại sau đó chuẩn bị cơ sở vật chất và xây dựng nhà máy. Trải
qua nhiều biến cố và thăng trầm, Công ty ngày càng khẳng định vị thế của mình trên
thị trường, ngày càng nâng cao nguồn vốn kinh doanh, vốn điều lệ, cho đến nay đã thay
đổi lần thứ tám ngày 19 tháng 04 năm 2011 với số vốn điều lệ là 186.000.000.000 đồng
(một trăm tám mươi sáu tỷ đồng chẵn ).
1.1.2 Sự thay đổi của Công ty cho đến nay
Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sứ gia dụng và mỹ nghệ cao cấp hiện nay, Thành
Đô được đánh giá là một doanh nghiệp có những sản phẩm chất lượng tốt, được khách
hàng tín nhiệm. Từ khi khởi nghiệp đến nay Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô
luôn tiên phong trong việc mang đến cho khách hàng những mặt hàng có tính nghệ
thuật cao, chất lượng tốt, giá thành mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Sản phẩm
của công ty được kết tinh từ sự tài hoa, năng động của người Giám đốc dám nghĩ, dám
làm và đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết nhiệt tình, nắm vững nghiệp vụ, sự tài
hoa, khéo léo của người công nhân. Công ty ngày càng cố gắng cải tiến kỹ thuật, không
ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hiện nay, Công ty đã đầu tư xây dựng 05 xưởng sản xuất, đầu tư trang thiết bị,
dây chuyền máy móc hiện đại nhập từ Châu Âu nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa
chất lượng sản phẩm và năng suất để đáp ứng nhu cầu ngày của thị trường.
Qua nhiều năm gây dựng uy tín trên thị trường, đến nay Công ty đã trở thành
nhà cung cấp chính thức các sản phẩm sứ gia dụng cao cấp, với mạng lưới phân phối
rộng khắp trên 63 tỉnh thành cả nước. Dựa trên dây truyền sản xuất hiện đại, đội ngũ
công nhân lành nghề và tiềm lực sẵn có, Thành Đô đã và đang từng bước khẳng định
thương hiệu trên thị trường và hướng tới xuất khẩu.Chất lượng sản phẩm của Thành
Đô được đảm bảo thông qua: khả năng chịu va đập mạnh, độ trắng sáng, độ bóng nhẵn
SV: Nguyễn Hoàng Quân
4
Chuyên đề thực tập
bề mặt sản phẩm và khả năng chịu nhiệt độ cao. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử
dụng sản phẩm của sứ Thành Đô với lò vi sóng và máy rửa chén bát, đặc biệt thích hợp
với những nhà hàng, khách sạn.

1.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty
1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Kết quả sản xuất sản phẩm trong những năm qua
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các mặt hàng dân dụng, tiêu dùng gia đình,
các nhà hàng – khách sạn và một số sản phẩm trang trì như: Bát, Tô, Âu – Thố Tiềm,
đồ đựng vị, ấm chén café, ấm chén các loại, đồ ăn uống, đồ trang trí… Do tính thủ
công trong quá trình sản xuất nên chất lượng sản phẩm còn chưa đồng đều giữa các lô
sản xuất và các sản phẩm cùng loại với nhau. Mẫu mã sản phẩm còn tương đối đơn
điệu chưa có nhiều sản phẩm mới. Tuy vậy Công ty đang từng bước hoàn thiện dây
chuyền sản xuất qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã chủng loại
cho các lô hàng được tiêu thụ.Có thể nói sự cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm
của Công ty được thể biểu hiện rõ rệt qua các năm.Vì Công ty hiểu rõ rằng chất lượng
sản phẩm, cũng như kiểu dáng mẫu mã có ảnh hưởng quan trọng thế nào đến quá trình
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Bảng 1.2: Số lượng sản xuất sản phẩm
Stt
Tên sản phẩm dịch
vụ
Sản phẩm (đơn vị: triệu SP)
2009 2010 2011 2012 2013
1 Sản phẩm trắng thô 18 22 30 28 25
2
Sản phẩm trắng cao
cấp
10 15 18 42 55
3
Sản phẩm rán hoa,
đề can
5 7 22 50 70
Tổng

35 50 70 120 150

Bảng số lượng cho biết sản phẩm sản xuất ra qua các năm là rất lớn. Tổng sản
lượng sản xuất năm 2009 là 35 triệu sản phẩm, năm 2010 đạt trên 50 triệu sản phẩm,
SV: Nguyễn Hoàng Quân
5
Chuyên đề thực tập
năm 2011 đạt trên 70 triệu sản phẩm. Điển hình như năm 2012 công ty sản xuất được
120 triệu sản phẩm các loại, trong đó 85% bán trong nước, 15% xuất khẩu sang các
nước lân cận
3.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ các sản phẩm
Stt
Tên sản
phẩm
dịch vụ
Doanh thu (tỷ VNĐ)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/ 2013
Nội
địa
Xuất
khẩu
Nội
địa
Xuất
khẩu
Nội
địa
Xuất
khẩu

Nội
địa
Xuất
khẩu
Nội
địa
Xuất
khẩu
1
Sản phẩm
trắng thô
20.30 0.00 29.20 0.00 46.00 0.00 60.20 0.00 88.50 0.00
2 Sản phẩm
trắng cao
cấp
7.25 0.00 13.80 0.00 18.20 0.00 18.40 4.30 25.00 11.60
3 Sản phẩm
rán hoa,
đề can
1.45 0.00 3.00 0.00 4.80 0.00 6.40 10.70 14.50 20.40
Từ bảng số liệu trên ta tính tỷ lệ doanh thu mỗi loại sản phẩm trên tổng doanh
thu các loại sản phẩm, đươc trình bày ở bảng dưới đây.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
6
Chuyên đề thực tập
Bảng 1.4: Bảng cơ cấu doanh thu các loại sản phẩm
Stt
Tên sản phẩm dịch
vụ
Tỷ lệ doanh thu theo sản phẩm (%)

2009 2010 2011 2012 6/2013
1 Sản phẩm trắng thô 70.00 63.48 66.67 60.20 55.31
2
Sản phẩm trắng cao
cấp
25.00 30.00 26.38 22.70 22.88
3
Sản phẩm rán hoa,
đề can
5.00 6.52 6.96 17.10 21.81
Tổng
100.00 100.00 100.00 100.00 100.00
Bảng số liệu cho biết doanh thu do tiêu thụ của các loại sản phẩm tăng qua các
năm. Qua 6 năm xây dựng và phát triển kể từ năm 2005, công ty TNHH xuất nhập
khẩu Thành Đô chuyên sản xuất đồ sứ gia dụng không ngừng đi lên, sản xuất ổn định
và doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước .Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các
năm là rất lớn, tổng doanh thu ước đạt 120 tỷ đồng, tháng 6/2013 sản xuất được 150
triệu sản phẩm trong đó 80% bán trong nước, còn lại xuất khẩu.
Ngoài ra, qua bảng cơ cấu doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm, cho thấy cơ cấu
tiêu thụ sản phẩm đang chuyển dịch theo hướng tăng các loại sản phẩm rán hoa, đề can
(từ 5% năm 2005 lên 21.81% tháng 6/2013 ) và giảm các loại sản phẩm trắng thô (từ
70% năm 2009 xuống còn 55.31% tháng 6/2013 ). Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của
việc cải tiến mẫu mã đề can cũng tăng trong tổng cơ cấu doanh thu các loại sản phẩm.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
7
Chuyên đề thực tập
Kết quả doanh thu và lợi nhuận
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009 tới tháng
6/2013 (đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu

Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tháng
6/2013
1 Vốn điều lệ 5,000 30,000 30,000 50,000 186,000
2
Nguồn vốn kinh doanh Trong
đó:
24,500 52,000 48,300 60,000 250,000
- Vốn tự có 9,900 33,000 30,000 20,000 150,000
- Vốn đi vay 14,600 19,000 18,300 40,000 100,000
3 Tổng doanh thu 29,000 46,000 69,000 100,000 160,000
4 Giá vốn hàng bán 26,073 41,471 61,561 88,881 12,345
5 Lợi nhuận gộp (6)=(4)-(5) 2,927 4,529 7,439 11,119 147,655
6 Doanh thu hoạt động tài chính 595 450 1,260 2,170 8,421
7 Chi phí hoạt động tài chính 200 745 3,340 3,750 7,432
8 Chi phí bán hàng 500 650 1,230 1,470 3,100
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,150 2,760 2,300 2,540 5,378
10 Lợi nhuận thuần 672 824 1,829 5,529 29,061
11 Thu nhập khác 300 250 - 45 1,250
12 Chi phí khác 473 458 129 574 3,711
13 Lợi nhuận trước thuế 499 616 1,700 5,000 26,600
14
Chi phí thuế TNDA

(14)=(13)*25%
12 154 425 1,250 6,650
15 Lợi nhuận sau thuế 375 462 1,275 3,750 19,950
16 Tổng số lao động (người) 150 200 280 300 420
17
Thu nhập bình quân của
CBCNV/tháng
1.3 1.8 2.5 3.0 4.2
Trước tiên qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy được. Về doanh thu, do là
những năm đầu bước vào hoạt động sản xuất nên nhìn chung doanh thu năm 2009
SV: Nguyễn Hoàng Quân
8
Chuyên đề thực tập
không cao chỉ là 29 đồng (năm 2009). Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng dần đều
qua các năm, trong 3 năm, năm 2010 là 46 tỷđồng, năm 2011 là 49 tỷ đồng, 2012 là100
tỷ đồng và đặc biệt đến tháng 6/2013 đạt con số là 160 tỷ đồng. Con số thay đổi rõ rệt
giữa năm chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng, mặt
hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng hàng hóa nhiều hơn. Tỉ lệ tăng doanh thu
của các năm như bảng dưới đây.
Bảng 1.6: Tỷ lệ tăng doanh thu so với năm trước (đơn vị: lần)
Năm 2009 2010 2011 2012 6/2013
Doanh thu thuần
29,000 46,000 69,000 100,000 160,000
Tỷ lệ tăng doanh thu so với năm trước
-
1.59 1.5 1.45 1.6
Mặc dù doanh thu các qua các năm đều tăng, nhưng tỉ lệ tăng doanh thu của
doanh nghiệp qua các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 giảm, từ 1.59 lần (năm 2010)
xuống còn 1.45 lần (năm 2012). Phải đến tháng 6/2013 tỉ lệ tăng doanh thu của doanh
nghiệp mới tăng vọt lên so với các năm trước đó đạt 1.6 lần.

Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm
2009 là 375.25 triệu đồng, năm 2010 là 462 triệu đồng, năm 2011 là 1.275 tỷ đồng,
năm 2012 đạt 3.75 tỷ đồng và tháng 6/2013 đột biến tăng lên 19.95 tỷ đồng. Có được
kết quả như vậy là do tháng 6/2013 doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ nhiều hơn
làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Thể hiện ở kết quả doanh thu đạt
được tháng 6/2013 là 160 tỷ đồng, vượt trội so với các năm trước. Hơn nữa, doanh thu
hoạt động tài chính của tháng 6/2013 cũng tăng đáng kể đạt 8.421 tỷ đồng. Trong khi
đó, các loại chi phí của doanh nghiệp tăng không nhiều, chi phí bán hàng là 3.1 tỷ
đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ là 5.378 tỷ đồng.
Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân đầu người
Công ty có ba hình thức trả lương như sau: đới với nhân viên lao động gián tiếp
( trừ nhân viên phòng kinh doanh ) Công ty trả lương theo thời gian làm việc. Mức
lương của từng nhân viên văn phòng do Giám đốc Công ty trực tiếp xem xét và quyết
định tùy thuộc vào khả năng làm việc và vị trí làm việc của từng người, từng bộ phận.
Đối với nhân viên của phòng kinh doanh, lương được trả theo doanh số bán hàng, điều
này kích thích khả năng làm việc của nhân viên hơn. Đối với lao động trực tiếp Công
SV: Nguyễn Hoàng Quân
9
Chuyên đề thực tập
ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm.Công ty luôn trả lương đầy đủ và đúng
thời gian quy định. Qua bảng báo cáo cho biết đến thời điểm này Công ty đã trả mức
lương bình quân cho người lao động là 4.2 triệu đồng/tháng…Ngoài việc trả lương
theo qui định, Công ty còn có các chế độ thưởng khác cho nhân viên vào các ngày lễ
tết, hay đối với những nhân viên hoàn thành tốt công việc.
Hàng năm công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và chính
sách bảo hiểm xã hội đúng qui định.Không chỉ quan tâm tới hoạt động kinh doanh mà
Thành Đô rất quan tâm tới các hoạt động xã hội. Công ty luôn coi trọng việc quan tâm
đến các hoạt động xã hội, từ thiện, hưởng ứng các phong trào từ thiện do mặt trận tổ
quốc các cấp phát động, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển
của Công ty.

Bảng 1.7: Bảng Chi phí hỗ trợ cộng đồng
Tiêu chí
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tháng
6/2013
Chi phí hỗ trợ cộng
đồng
75 180 300 500
1.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khác
- Đoàn thể
Hàng năm công ty tổ chức các công tác đoàn thể như: Cho nhân viên đi nghỉ
mát mỗi năm một lần, năm vừa qua công ty cho nhân viên đi nghỉ mát ở Sầm Sơn.
Ngoài ra vào các ngày nghỉ như ngày mùng 2/9 ngày 20/10… công ty đều tổ chức ăn
uống liên hoan cho nhân viên trong công ty để tạo cho công ty có không khí đoàn kết
góp phần cho công việc được thuận lợi hơn. Qua công tác đoàn thể nhân viên công ty
sẽ thân thiết và hiểu nhau hơn.
- Hỗ trợ nhân viên:
Các nhân viên của công ty đều được cán bộ công ty rất chú ý quan tâm như khi
nhân viên nữ sinh đẻ thì đều được nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ và được mọi người
SV: Nguyễn Hoàng Quân
10
Chuyên đề thực tập
trong công ty tới thăm tặng quà. Đặc biệt là đối với những nhân viên gặp những sự số
bất ngời như tai nạn… thì đều được công ty đến hỏi thăm và tặng quà…
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Là một Công ty TNHH hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay mô hình cơ cấu tổ
chức bộ máy của Công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến - chức năng. Đây là
kiểu cơ cấu kết hợp hai kiểu trực tuyến và chức năng.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tố chức Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô
(Nguồn của phòng Tổ chức - Hành
chính)
Cơ cấu hành chính của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô gồm có Ban
Giám đốc và các phòng ban.
• Ban Giám đốc: gồm một Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách theo dõi chung hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
11
Chuyên đề thực tập
* Giám đốc: là người đứng đầu điều hành mọi hoạt động của Công ty là chủ tài
khoản vừa là đại diện pháp nhân của Công ty vừa là người đại diện cho tập thể những
người lao động. Giám đốc là người có quyền quyết định ký và thực hiện các hợp đồng,
thực hiện các cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh của
Công ty. Là người sau khi tham khảo các ý kiến của phòng ban chức năng cho ra quyết
định cuối cùng.
* Phó Giám đốc: là người được cử ra để giúp cho Giám đốc chỉ đạo trực tiếp
từng bộ phận trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Cụ thể là chịu trách nhiệm giám
sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt chất lượng và đúng kế
hoạch đề ra, thay mặt giám đốc giải quyết điều hành các công việc của Công ty khi
giám đốc đi vắng.
Ban Giám đốc là nơi đề ra các quyết định, còn các phòng ban phải thực thi quyết
định đó và có quyền đề xuất ý kiến hay tham mưu cho Giám đốc trong phạm vi chuyên
môn của mình để giúp ban Giám đốc ra quyết định kịp thời đầy đủ và chính xác.
• Các phòng ban chức năng:
*Phòng kinh doanh: Giúp cho hoạt động tiêu thụ và quảng bá sản phẩm tốt
hơn.Phòng kinh doanh với công việc chính là nghiên cứu và mở rộng thị trường nhằm

tìm kiếm, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoài nước để đẩy mạnh xúc tiến thương
mại.Bên cạnh đó, các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch Marketing, kế hoạch bán hàng, tổ
chức các chương trình bán hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và các chương trình
chăm sóc khách hàng sau bán hàng , xây dựng các mạng lưới tiêu thụ nhằm giới thiệu
sản phẩm và đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cũng do phòng kinh doanh đảm nhiệm.
Việc phối hợp tốt cùng các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty
để xây dựng các phương án kinh doanh và kế hoạch tài chính là hết sức quan trọng và
cần thiết. Có nhiệm vụ triển khai các hoạt động quảng cáo, tiếp thị,
* Phòng tổ chức - hành chính: Giúp ban Giám đốc về các mặt công tác hành
chính hàng ngày trong công ty, quản lý điều độ sản xuất hàng ngày. Phòng tổ chức –
hành chính có nhiệm vụ đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong Công ty thực hiện
đúng chức năng nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc.Các bộ phận thực hiện đúng
SV: Nguyễn Hoàng Quân
12
Chuyên đề thực tập
nhiệm vụ tránh chồng chéo đổ lỗi. Đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ
cán bộ công nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của Công ty. Từ việc tuyển dụng lao
động, đào tạo, sắp xếp và bố trí các cán bộ có năng lực vào đúng vị trí sở trường của
họ. Giúp ban Giám đốc về Công tác tổ chức, cán bộ tiền lương, chế độ lao động xây
dựng kế hoạch về nhân sự trong lĩnh vực được giao phụ trách.
* Phòng kế toán: Giúp ban Giám đốc về công tác kế toán – thống kê – tài
chính. Phòng kế toán với nhiệm vụ hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, cung cấp những thông tin tài chính về kết quả kinh doanh làm cơ sở cho việc
ra quyết định của ban Giám đốc. Phòng kế toán cung cấp thông tin chính xác và toàn
diện về tình hình cung ứng và dự trữ, sử dụng tài sản từng loại (tài sản cố định, nguyên
vật liệu, vốn bằng tiền) cùng với nguồn hình thành lên từng loại tài sản đó, góp phần
bảo vệ và sử dụng tài sản một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Phòng kế toán có nhiệm vụ giám sát tình hình kinh doanh và giải quyết các vấn
đề thu chi liên quan đến lợi ích của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh,
tổ chức sắp xếp lưu trữ chứng từ kế toán khoa học hợp lý vừa phù hợp với chế độ theo

điều lệ hiện hành về luật kế toán của nhà nước, vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty, theo dõi tình hình sử dụng vốn, giám sát tình
hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước với cấp trên, với các
đơn vị bạn, với xã hội. Ngoài ra, Phòng kế toán còn có trách nhiệm lập và đánh giá các
báo cáo tài chính theo qui định của Luật pháp và của Điều lệ Công ty. Phòng kế toán
với nhiệm vụ chuyên môn của mình có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc về
lĩnh vực tài chính của Công ty.
* Phòng kỹ thuật: Giúp cho quá trình sản xuất hoạt động theo đúng qui trình
công nghệ.Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giúp ban Giám đốc về các mặt kỹ thuật cho
phục vụ sản xuất.Các công việc mà phòng kỹ thuật thực hiện gồm: Quản lý kỹ thuật
sản xuất, quản lý và xây dựng kế hoạch, lịch trình tu sữa máy móc thiết bị, có trách
nhiệm Giải quyết các sự cố máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất.Đặc biệt hơn, phòng
kỹ thuật còn tham gia đào tạo công nhân ở các vị trí đứng máy và tu sửa máy móc thiết
bị.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
13
Chuyên đề thực tập
* Phòng quản lý sản xuất: Có nhiệm vụ giúp cho Giám đốc trong việc quản lý
sản phẩm sản xuất ra, giám sát, kiểm tra chất lượng từng lô nguyên liệu nhập vào cũng
như từng lô thành phẩm xuất ra trước khi sản phẩm được đưa ra bán trên thị trường.
theo kế hoạch của Công ty.Phòng quản lý sản xuất có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám
đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty dài hạn,
ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể.Tổ chức sản xuất và quản lý sản
xuất các sản phẩm mà Công ty kinh doanh cùng với việc lập kế hoạch, sử dụng các
nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất của Công ty làm giảm tối đa chi phí sản xuất trên
một đơn vị sản phẩm. Phòng sản xuất cũng phải phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc
và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và kế
hoạch tài chính.
* Phân xưởng: Hiện nay Công ty đã mở rộng ra thành 5 phân xưởng với 11 tổ
sản xuất trực tiếp là: Mẫu - Thạch cao, Nguyên liệu, Ép lăn, Sửa mộc máy, rót áp lực,

Rót thủ công, Tráng men, Xếp lò, Vẽ dán hoa, Cơ điện, Đốt lò.Các công đoạn của quá
trình sản xuất sản phẩm của phân xưởng đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc.
1.4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân
lực tại công ty
1.4.1Thị trường lao động Hà Nội
Theo thống kê của Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, năm 2010, chỉ có 4.192
lao động thất nghiệp. Nhưng đến năm 2011 đã lên tới khoảng 16.000 người, tăng gần 4
lần. Tuy nhiên, con số 16.000 mới chỉ là những người đã đăng ký thất nghiệp tại các
trung tâm. Trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều vì nhiều người lao động không
đến đăng ký. Năm 2012, tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng chứ không giảm”.
Lý giải nguyên nhân, năm 2011 thị trường lao động trên địa bàn TP Hà Nội có
nhiều biến động là do khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian dài, ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng
xuất khẩu, nên phải cắt giảm nguồn nhân lực Chưa nói tới thực tế người lao động
không đủ năng lực hoặc năng lực có thừa nhưng không đáp ứng được yêu cầu tuyển
SV: Nguyễn Hoàng Quân
14
Chuyên đề thực tập
dụng của doanh nghiệp. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ” ở Hà Nội cũng đẩy các doanh
nghiệp vào tình cảnh khó khăn khi tuyển dụng. Chính vì các lý do trên mà nó ảnh
hưởng không tốt tới công tác tuyển dụng nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng không tốt đối với công tác đào tạo nhân viên vì
trình độ của người lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nên khi đã được
tuyển dụng thì nhân viên đa phần phải được đào tạo lại thì mới làm việc được.
Trong năm 2014 cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động dự báo nguồn nhân lực. Đặc
biệt tăng cường khả năng kết nối cung – cầu lao động của sàn giao dịch việc làm thông
qua công tác thông tin, tư vấn để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn tham gia các phiên giao dịch việc làm, từ đó sẽ tạo
điều kiện thu hút được nguồn cung lao động chất lượng cao
1.4.2 Các quy định luật pháp, chính sách tác động đến công tác đào tạo nguồn

nhân lực
Luật pháp và các quy định của Chính phủ:
Khi công ty xác định và đưa ra tuyển dụng và đào tạo thì buộc phải tuân theo các
điều khoản được quy định trong Bộ luật lao động cũng như trong các Nghị Định của
Chính Phủ quy định về mức lương tối thiểu. Hàng năm Nhà Nước đưa ra các chính
sách về mức lương tối thiểu đối với người lao động. Chính vì vậy nó ảnh hưởng tới
công tác tuyển dụng và đào tạo của công ty. Thể hiện ở việc mức lương đối với nhân
viên được tuyển dụng ngày càng cao hơn so với những năm trước. Chính vì vậy mà khi
tuyển dụng công ty thường đưa ra các mức lương cao hơn trước đó để thu hút nhân tài
vào làm việc.
1.4.3 Những nhân tố bên trong Công ty
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì nhân lực cũng là yếu tố quan trọng nhất, do đặc
thù là ngành lao động yêu cầu sự bền bỉ và nhẫn nại trong công việc, đôi khi có những
khâu yêu cầu sự khéo léo nên cơ cấu lao động trong công ty nghiêng về lao động gián
tiếp là chính và lao động nữ của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao 63%. Độ tuổi của người
lao động là khá trẻ, trung bình là 25.5 tuổi. 100% người lao động được cấp phát bảo hộ
SV: Nguyễn Hoàng Quân
15
Chuyên đề thực tập
lao động. Tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 10%, trình độ
trung cấp chiếm 12%, công nhân kỹ thuật chiếm 15%, chứng chỉ nghề chiếm 8%,
THPT chiếm 50%, THCS chiếm 5%.
Bảng 1.8 Số lượng và tỉ lệ lao động của Công ty giai đoạn 2009 – 6/2013
TT

Nội dung

Năm
2009 2010


2011

2012

6/2013
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
người)
Tỉ lệ
(%)

I Trình độ
học vấn
150 100 200 100 280 100 300 100 420 100
1 Đại học 10 6.67 12 6 18 6.43 18 6 30 7.14
2 Cao đẳng 5 3.33 8 4 10 3.57 12 4 13 3.10
3 Trung cấp 18 12 24 12 34 12.14 36 12 50 11.9
4 Công
nhân kỹ
thuật
22 14.67 30 15 42 15 45 15 63 15
5 Chứng chỉ
nghề
12 8 16 8 22 7.86 24 8 33 7.86
4 Lao động
PTTH
75 50 100 50 140 50 150 50 210 50
5 Lao động
THCS
8 5.33 10 5 14 5 15 5 21 5
II Giới tính
150
100
200
100
280
100
300
100
420
100

1 Lao động
Nam
60 40 80 40 130 46.43 141 47 155 36.9
2 Lao động
Nữ
90 60 120 60 150 53.57 159 53 265 63.10
III Tính chất
sử dụng
150 100 200 100 280 100 300 100 420 100.
1 Lao động
gián tiếp
94 62.67 126 63 176 62.86 185 62 265 63.1
2 Lao động
trực tiếp
46 30.67 59 30 82 29.29 85 28 105 25.00
3 Khối văn
phòng
10 6.67 15 8 22 7.86 30 10 50 11.90
SV: Nguyễn Hoàng Quân
16
Chuyên đề thực tập
Đến nay, Công ty có 5 xưởng sản xuất với hơn 400 công nhân, với nhiều công
nhân có kinh nghiệm, trong đó nhiều công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao đã gắn
bó với Thành Đô ngay từ những ngày đầu thành lập. 100% công nhân sau một năm làm
hợp đồng đều được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 100% công nhân được trang
bị bảo hộ lao động và luôn bảo đảm đủ việc làm, thu nhập ổn định….Số lượng lao
động của công ty tương đối lớn nên vấn đề tuyển dụng và đào tạo của công ty phải tốn
chi phí nhiều hơn.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
17

Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH ĐÔ
2.1Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
TRÌNH TỰ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY
Quá trình xây dựng chương trình đào tạo của Công ty cũng theo trình tự 7 bước.
Tuy nhiên, có phương pháp bị cắt bớt một số bước mà Công ty cho là có thể bỏ qua:
SV: Nguyễn Hoàng Quân
18
Chuyên đề thực tập
Do đặc điểm máy móc, thiết bị của Công ty là đã và đang được trang bị với chất
lượng tốt, công suất cao, đầy đủ, đa dạng được sản xuất từ nhiều nước tiên tiến nên
người lao động làm việc ở Công ty đòi hỏi có thay nghề, trình độ ngày càng cao. Vì
vậy, công tác đào tạo cho công nhân sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong Công
ty.
Hàng năm, Công ty đều có sự đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ và có tuyển
thêm một số người lao động có trình độ cao. Công ty thực hiện đào tạo mới và đào tạo
lại lao động nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu về trình độ. Công tác đào tạo của
Công ty được tiến hành theo các bước:
SV: Nguyễn Hoàng Quân
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào
tạo và lựa chọn phương pháp
đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo
viên
Tính toán chi phí đào tạo

Thiết lập quy trình đánh giá
19
Chuyên đề thực tập
Quy trình đào tạo của công ty về cơ bản là đã tốt và đáp ứng nhu cầu công tác đào
tạo của công ty trong những năm vừa qua.
2.1.1Xác định nhu cầu đào tạo
Sau đây là nhu cầu đào tạo nhân lực của công ty trong những năm gần đây:
Bảng 2.1. Bảng Số lượng nhu cầu đào tạo nhân lực của công ty
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Nhu cầu đào tạo
nhân lực
25 32 38 40 43
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Qua bảng trên ta thấy rằng nhu cầu đào tạo của công ty ngày càng tăng từ năm
2009- 2013. Để xác định nhu cầu đào tạo, cán bộ phòng tổ chức đã dựa vào bản phân
tích công việc để xem xét người lao động cần phải có yêu cầu gì, trình độ như thế nào,
sau đó phân tích người lao động xem trình độ của họ đáp ứng đến đâu so với yêu cầu
công việc đặt ra. Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của người lao động. Công ty sẽ
tìm cách để khắc phục những điểm yếu của người lao động. Nếu khoảng cách trình độ
giữa bản yêu cầu công việc và người lao động có mà quá xa để có thể thực hiện tốt
công việc thì Công ty sẽ mở lớp đào tạo.
Ngoài ra nhu cầu đào tạo còn được xác định dựa vào những biến động của thị
trường cũng như những biến động trong Công ty. Đó là khi mà nhu cầu về thị trường
đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Đô là Công ty
lâu đời và có uy tín trên thị trường nên thường xuyên nhận được những hợp đồng. Để
đáp ứng yêu cầu công việc Công ty luôn chú trọng việc xác định đúng nhu cầu đào tạo.
Do công việc nhiều nên việc xác định đúng số lượng người được đào tạo là rất

quan trọng, thường Công ty chú trọng đào tạo những công nhân chính và do số lượng
công nhân trong Công ty là không nhiều nên số lượng đào tạo mỗi khoá đào tạo của
mỗi bộ phận chỉ khoảng 2-3 người.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
20
Chuyên đề thực tập
Việc đào tạo là rất cần thiết cho tổ chức nhưng không phải cho bất kỳ ai đi đào
tạo cũng mang lại kết quả tốt và hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào kinh phí bỏ ra. Chính
vì vậy phải xác định nhu cầu đào tạo xem khi nào, ở bộ phận nào, đào tạo kỹ năng nào,
cho loại lao động nào, bao nhiêu người. Nhu cầu lao động được xác định dựa trên phân
tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công
việc thực hiện và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng của người lao động.
Phân tích tổ chức:
Mức độ đạt được mục tiêu của tổ chức tới đâu: doanh thu, lợi nhuận, tỉ trọng thị
trường đạt đựơc so với mong đợi của tổ chức.
Trong sự tương quan về cơ cấu của tổ chức, xác định ra bộ phận nào làm tốt và
bộ phận nào chưa tốt.
Phân tích tác nghiệp:
Sử dụng bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện
để phân tích xem công việc đó muốn thực hiện tốt thì người lao động cần phải có yêu
cầu, trình dộ gì.
Phân tích người lao động:
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của người lao động trên cơ sở bản mô tả công
việc và yêu cầu công việc đối với người thực hiện.
Để xác định nhu cầu đào tạo, cán bộ phòng tổ chức đã dựa vào bản phân tích
công việc để xem xét người lao động cần phải có yêu cầu gì, trình độ như thế nào, sau
đó phân tích người lao động xem trình độ của họ đáp ứng đến đâu so với yêu cầu công
việc đặt ra. Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của người lao động. Công ty sẽ tìm cách
để khắc phục những điểm yếu của người lao động. Nếu khoảng cách trình độ giữa bản
yêu cầu công việc và người lao động có mà quá xa để có thể thực hiện tốt công việc thì

Công ty sẽ mở lớp đào tạo.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
21
Chuyên đề thực tập
Ngoài ra nhu cầu đào tạo còn được xác định dựa vào những biến động của thị
trường cũng như những biến động trong Công ty. Đó là khi mà nhu cầu về thị trường
đòi hỏi sản phẩm mới với những tính năng hiện đại, mới mẻ, đòi hỏi trình độ thích ứng.
Để đáp ứng yêu cầu công việc Công ty luôn chú trọng việc xác định đúng nhu
cầu đào tạo.
Do công việc nhiều nên việc xác định đúng số lượng người được đào tạo là rất
quan trọng, thường Công ty chú trọng đào tạo những công nhân chính và do số lượng
công nhân trong Công ty là không nhiều nên số lượng đào tạo cũng không nhiều lắm.
Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty hiện nay vẫn mang tính chủ quan
nhiều bằng chứng là việc xác định số lượng có nhu cầu đào tạo vẫn mang tinh ước
được chưa có căn cứ xác đáng về số lượng được đào tạo.
2.1.2 Xác định mục tiêu đào tạo
Sau đây là mục tiêu đào tạo nhân lực của công ty trong những năm gần đây:
Bảng 2.2. Bảng mục tiêu đào tạo nhân lực của công ty
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Mục tiêu đào tạo
nhân lực
90 95 97 100 105
Nguồn: phòng tổ chức hành chính
Qua bảng trên ta thấy mục tiêu đào tạo của công ty đặt ra đạt trên 90% từ năm
2009- 2013.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
22

Chuyên đề thực tập
Để xác định được mục tiêu công ty đã thực hiện những công việc sau:
Xác định kết quả hy vọng đạt được sau khi chương trình được thực hiện.
Yêu cầu khi xác định mục tiêu đào tạo và phát triển:
Phải xuất phát từ nhu cầu.
Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, phục vụ được cho việc đánh giá.
Nội dung của mục tiêu:
Kỹ năng cụ thể cần đào tạo và trình độ có được sau đào tạo.
Số luợng và cơ cấu học viên.
Thời gian đào tạo.
Việc xác định mục tiêu đào tạo Công ty đã vạch rõ các mục tiêu:
Trình độ cần đạt được sau đào tạo đó là thành thạo công việc mới của mình; đạt
trình độ để thi nâng bậc thợ, Công ty đang cố gắng để nâng bậc cho lao động lên bậc 6,
bậc 7 và trên bậc 7 ngày càng nhiều. Mục tiêu của Công ty còn là lợi nhuận.
Việc xác định mục tiêu đào tạo Công ty đã vạch rõ các mục tiêu cần đạt được: +
Trình độ cần đạt được sau đào tạo đó là thành thạo công việc mới của mình; đạt trình
độ để thi nâng bậc thợ, Công ty đang cố gắng để nâng bậc cho lao động lên bậc 6, bậc
7 và trên bậc 7 ngày càng nhiều. Mục tiêu của Công ty còn là lợi nhuận
Thời gian đào tạo tuỳ thuộc vào trình độ cần đào tạo có thể 1 tuần, 2 tháng hoặc
cũng có thể lên tới 2 năm.
2.1.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo
Để đào tạo được một người lao động là rất tốn kém, vì vậy, trước khi thực hiện
chương trình đào tạo phải xác định, lựa chọn đối tượng được cho đi đào tạo. Trước hết,
người đó phải nằm trong số nhu cầu cần đào tạo, sau đó xem xét động cơ học tập của
họ có muốn được tham gia khoá đào tạo hay không? Tuy nhiên, cũng phải xem xét đến
khả năng học tập của từng người lao động, có thể do trình độ thấp hoặc tuổi cao nên
SV: Nguyễn Hoàng Quân
23
Chuyên đề thực tập
không có khả năng tiếp thu bài học thì không nên lựa chọn. Và cuối cùng là dự đoán

việc thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động tới đâu. Nếu thấy có khả quan thì
lựa chọn.
Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, Công ty đưa ra danh sách những người cần
phải đào tạo. Tuy nhiên, để xác định đối tượng đào tạo còn phải xem xét động cơ, thái
độ của người lao động xem họ có thực sự mong muốn được đưa đi đào tạo . Phải nhìn
nhận tới khả năng học tập của người lao động, khả năng tiếp thubài, kiến thức mới. Và
dự đoán xem việc đào tạo sẽ làm thay đổi hình vi nghề nghiệp của người lao động tới
đâu. Công ty tiến hành điều tra người lao động thông qua hồ sơ nhân sự và qua kết quả
thực hiện công việc qua các thời kỳ trước đó hoặc qua quan sát người lao động, phỏng
vấn trực tiếp mong muốn của họ. động cơ của họ trong việc nâng cao trình độ của
mình.
2.1.4Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Sau khi xác định được đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, đi xây dựng chương
trình đào tạo phù hợp với đối tượng cần đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo.
Xác định các chương trình đào tạo bao gồm:
Số lượng các bài học và môn học cần phải học.
Thời lượng của từng môn học, bài học.
Thứ tự của từng môn học.
Sau đó xác định xem, phương pháp đào tạo nào là phù hợp với yêu cầu dặt ra
cũng như phù hợp về mặt kinh phí của tổ chức.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo của Công ty mà lựa chọn
phương pháp đào tạo. Công ty thường áp dụng 2 phương pháp đào tạo. Đối với những
công nhân mới vào, để họ thích ứng với công việc, Công ty áp dụng phương pháp đào
tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc giúp họ làm quen với công việc sắp phải làm. Người
công nhân mới sẽ được đưa xuống phân xưởng lắp máy, ở đó họ sẽ được một số công
SV: Nguyễn Hoàng Quân
24
Chuyên đề thực tập
nhân lành nghề được cử ra để huớng dẫn. Đầu tiên sẽ hướng dẫn giải thích mục tiêu
của công việc, sau đó giảng giải các cách thao tác từng động tác, thao tác công việc và

để người học tự thực hiện cho đến khi thành thạo thì thôi. Quá trình đào tạo này kéo
dài khoảng 2 tuần, tuy nhiên, tuỳ theo độ phức tạp khác nhau của công việc mà thời
gian cũng thay đổi theo, với những công việc phức tạp, người học có thể phải học kéo
dài khoảng 2 tháng ở phân xưởng. Trong thời gian học việc người học được hưởng
75% lương so với khi làm việc chính thức. Ngoài ra khi có sự thay đổi nhỏ về công
nghệ, người lao động đã có thêm kỹ năng thì cũng được đào tạo theo cách này.
Để chuẩn bị cho một công cuộc thay đổi công nghệ mới, đòi hỏi trình độ công
nhân đã nâng lên ở bậc cao thì công ty đã tổ chức cho công nhân của mình đi học ở các
trường chính quy. Nhất là những công việc đòi hỏi phải có kỹ năng đặc thù, công việc
có kỹ năng khác hẳn so với công việc trước kia do Công ty mở rộng sản xuất, công
việc đòi hỏi người lao động phải được trang bị một hệ thống kiến thức đầy đủ cả lý
thuyết và thực hành thì bắt buộc Công ty đã cho đi đào tạo tại trường chính quy. Học
phí có thể Công ty phụ cấp một phần. Trong thời gian đi học, người công nhân đã chấp
nhận nghỉ không lương. Do đó việc lựa chọn đối tượng đào tạo là rất quan trọng.
Từ hai phương pháp đào tạo trên, Công ty xây dựng chương trình học cho phương
pháp chỉ dẫn cv. Phương pháp này chỉ học thực hành, không có lý thuyết nên phương
pháp cũng không được vạch ra chương trình học mà chỉ quy định những công việc
phức tạp thì tổ chức đào tạo trong thời gian 2 tháng, công việc đơn giản có thể 1-2
ngày hoặc 1 tuần.
Việc xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo của công ty hiện
nay vẫn chưa được quan tâm nhiều việc xây dụng vẫn giản đơn và phương pháp sử
dụng vẫn chưa mấy hiệu quả trong công tác đào tạo
2.1.5 Dự tính chi phí đào tạo
Đây là một trong những vấn đề then chốt trong việc ra quyết định đào tạo.
SV: Nguyễn Hoàng Quân
25

×