Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.65 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP
Sinh viên Nguyễn Tiến Long- Lớp Tại chức K42
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Việt Nga
Hà Nội, năm 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TUẤN LONG 3
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 3
1.1. Thông tin chung 3
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 3
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 4
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 4
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức 5
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 11
CHƯƠNG 2 13
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TUẤN
LONG 13
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác trả lương, thưởng của Công ty 13
1.1. Cơ cấu lao động của Công ty 13
1.2. Các chính sách quản lý tài chính mà Công ty đang áp dụng 14
2. Thực trạng công tác trả lương, thưởng tại Công ty 17
2.1. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương của Công ty 17
2.2. Các hình thức trả thưởng hiện nay ở Công ty 40
CHƯƠNG 3 46
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRẢ THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ


DỊCH VỤ TỔNG HỢP TUẤN LONG 46
3. Chuẩn bị tốt các điều kiện để trả lương khoán theo công trình 49
3.1. Định mức lao động sát thực tế để tính và trả lương đúng với kết quả công việc 49
3.2. Tổ chức phục vụ nhanh chóng, kịp thời và bố trí lao động phù hợp 51
3.3. Kiểm tra, nghiệm thu công trình thường xuyên và chặt chẽ 53
4. Hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương theo công trình 54
4.1. Cách tính lương cho khối trực tiếp sản xuất: 54
4.2. Cách tính lương cho khối phục vụ 59
5. Hoàn thiện công tác trả thưởng 61
6. Các giải pháp khác 63
6.1. Tăng cường kỷ luật lao động 63
6.2. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên 63
KẾT LUẬN 64
Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt, chiến lược
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là mục tiêu quan trọng nhất.
Trong bối cảnh đó, điều có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của
mỗi doanh nghiệp là phải hoạch định được hệ thống sản xuất kinh doanh thích ứng,
đồng thời phải tìm được phương thức quản lý hữu hiệu và phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản
nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải
thiện đời sống vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, tiền
lương, tiền thưởng và việc áp dụng các hình thức trả lương, trả thưởng là một vấn
đề rất quan trọng để quản trị nhân lực trong doanh nghiệp đạt hiệu quả. Vì tiền
lương, tiền thưởng là điều kiện thúc đẩy người lao động làm việc tốt, tăng năng
suất lao động( NSLĐ), đồng thời nó cũng là một chi phí sản xuất kinh doanh

(SXKD) thường xuyên của doanh nghiệp và được cấu thành trong giá thành sản
phẩm. Doanh nghiệp nào chọn hình thức trả lương, trả thưởng hợp lý sẽ hoàn thành
công việc tốt hơn, tạo động lực thúc đẩy cho người lao động làm việc, tăng NSLĐ,
tiết kiệm nguyên vật liệu và như vậy sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Do đó, việc nghiên cứu các hình thức trả lương, trả thưởng trong các doanh
nghiệp không còn là điều mới mẻ nhưng nó mang tính cấp thiết đối với người lao
động và người quản lý. Đồng thời, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long, em nhận thấy công tác trả lương, trả thưởng
tại Công ty có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những tồn tại cần nghiên cứu hoàn
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 1
Chuyên đề thực tập
thiện. Do vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng tại
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long ”.
Trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề thực tập, em đã được TS. Ngô
Thị Việt Nga hướng dẫn tận tình. Ngoài ra, em còn được các cô, các chị, các anh
trong Công ty hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập
và viết chuyên đề, để em có cơ sở viết chuyên đề tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do khả
năng và thời gian có hạn, nên việc tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá các hình thức
trả lương, trả thưởng tại Công ty còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự giúp đỡ của thầy giáo để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Đề tài này nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tiền
lương, tiền thưởng ở Công ty, phù hợp với các đặc điểm và điều kiện SXKD của
Công ty. Quá trình nghiên cứu đề tài và thực hiện chuyên đề được sử dụng các
phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp về các vấn đề liên quan.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề tốt nghiệp
gồm:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp
Tuấn Long.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác trả lương, trả thưởng tại Công ty

TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng
tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long.
Em xin trân thành cảm ơn sự chỉ bảo trực tiếp, tận tình của Cô giáo Ngô Thị
Việt Ngatoàn thể cán bộ công nhân viên ở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
Tổng hợp Tuấn Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề tốt
nghiệp này.
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
TỔNG HỢP TUẤN LONG
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
1.1. Thông tin chung
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Tuấn Long
Trụ sở chính: số 88, tổ 12, phường Việt Hùng, Long Biên, Hà Nội
Mã số thuê: 0102206692
Điện thoại: 844.37875938
Fax: 844. 37875937
Email:
1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Tuấn Long đăng ký kinh
doanh ngày 02/04/2007, theo giấy phép kinh doanh số 0102030429
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là : Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; Hạ tầng, xử
lý nền móng công trình. Ngày 08/04/2009, sau khi Công ty đã đi vào ổn định và
phát triển, Ban lãnh đạo Công ty quyết định mở rộng thêm ngành nghề đăng ký
kinh doanh với các hạng mục: Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp; Giám sát công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, hệ thống kỹ
thuật – lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công trình, xây dựng – hoàn

thiện; Tư vấn dự án đầu tư xây dựng.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là:
 Đầu tư kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu chế xuất.
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 3
Chuyên đề thực tập
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công nghiệp chuyên ngành
Dầu khí, giao thông, thủy lợi, các công trình điện đến 35 KV, trang trí nội
thất, ngoại thất công trình.
 San lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình
 Sản xuất mua bán , xuất nhập các loại hàng máy móc, thiết bị, dây chuyền tự
động hóa, hàng nông, lâm, thủy sản, hải sản
 Kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua bán rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo,
hàng công nghệ phẩm và mỹ phẩm
 Nhận thầu xây lắp các loại công trình tại nước ngoài.
 Đại lý mua, đại lý bán, đại lý kí gửi hàng hóa
 Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô
 Trồng và cung cấp cây xanh
Khai thác, chế biến, kinh doanh các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: đá,
cát, gạch, ngói, tấm lợp, nhựa đường, các loại cấu kiện bê tông, đá nhân tạo và các
loại vật liệu xây dựng khác.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 4
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp
Tuấn Long
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức
* Ban Giám đốc
Là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo

và chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty, có quyền nhân danh Công ty quyết định các
vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Giám đốc còn là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Công ty.
* Phòng Kinh doanh
- Chức năng
Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện các hoạt động kinh
doanh của Công ty (xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; đảm bảo
nguồn hàng; điều hành vận tải; cơ chế kinh doanh và các chính sách bán hàng; phát
triển thị trường…) theo pháp luật Nhà nước, quy định của các cơ quan chức năng,
của cấp trên, của Công ty.
- Nhiệm vụ
Xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn,
từng thời kỳ.
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 5
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán tài
chính
Phòng quản
lý kỹ thuật
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng đầu tư và
quản lý dự án
Chuyên đề thực tập
Xây dựng và bảo vệ nghiệp vụ kế hoạch sản lượng, doanh thu, vận tải hao
hụt hàng hoá.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các tổ
độ sản xuất và toàn Công ty (thị trường, giá cả, chính sách của các đối tác); đề xuất
giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách bán hàng và tổ chức
kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng, nội dung quảng cáo,
khuyến mại và các văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của
Công ty phù hợp với Pháp luật Nhà nước và quy định của các cơ quan cấp trên, của
Công ty, Công ty. Triển khai thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ các đơn vị trực
thuộc thực hiện các cơ chế, chính sách và các quy định trong lĩnh vực kinh doanh.
Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại khối văn phòng
Công ty theo cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng và phân cấp quản lý của
Công ty.
Phát triển thị trường, thị phần kinh doanh trên địa bàn được phân công.
Quản lý, hướng dẫn các khách hàng kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý của
Công ty.
Đề xuất với lãnh đạo lựa chọn, ký kết hợp đồng với khách hàng mua dịch vụ
tại các đơn vị trực thuộc, các khách hàng bán buôn công nghiệp và các đại lý, tổng
đại lý tại văn phòng Công ty. Xây dựng các hợp đồng và tổ chức thực hiện các hợp
đồng đã ký kết.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị
thực hiện cơ chế kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, quy định về quản lý
hàng hoá, tiền bán hàng và các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.
Tổng hợp, báo cáo số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu
của cấp trên.
* Phòng Kế toán- Tài chính
- Chức năng
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 6
Chuyên đề thực tập
Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện công tác tài chính kế
toán trong phạm vi Công ty theo luật kế toán, thống kê, các quy định khác của Pháp

luật, Nhà nước, cấp trên.
- Nhiệm vụ
Triển khai thực hiện cụ thể hoá các quy định quản lý tài chính, hạch toán kế
toán, thống kê của Công ty trong mọi lĩnh vực, quản lý các nguồn vốn, tài sản, hoạt
động tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, hạch toán kinh doanh, quản lý cửa hàng,
kho, đội và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đảm bảo đúng pháp
luật của Nhà nước và của cơ quan cấp trên.
Xây dựng và bảo vệ nghiệp vụ kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty.
Xây dựng và triển khai giao kế hoạch chi phí cho các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn
các đơn vị trực thuộc thực hiện quy định quản lý tài chính, công tác kế toán, thống
kê.
Giám sát việc sử dụng tài sản, điều chuyển tài sản trong phạm vi Công ty.
Quản lý TSCĐ, TSLĐ thuộc nguồn vốn cố định, nguồn vốn lưu động của Công ty.
Định kỳ phối hợp với các phòng ban chức năng kiểm kê toàn bộ tài sản, vật tư,
hàng hoá, công cụ dụng cụ, vốn bằng tiền…. theo quy định.
Tham gia triển khai thực hiện cơ chế kinh doanh, chính sách bán hàng của
Công ty tại đơn vị. Tham gia xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng
kinh tế của Công ty.
Xây dựng phương án tiết kiệm chi phí, các giải pháp, biện pháp an toàn tài
chính đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cua Công ty.
Tổ chức thực hiện việc thu nộp tiền hàng và luân chuyển tiền trong Công ty.
Giám sát, kiểm tra, đôn đốc thu hồi công nợ theo quy định trong toàn Công ty.
Nghiên cứu, xây dựng, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực
hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ kế toán – thống kê trong Công ty theo đúng
Pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan chức năng, của cấp trên để phục vụ
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 7
Chuyên đề thực tập
cho việc thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán được nhanh chóng, đầy đủ và
chính xác.
Tổ chức hạch toán kế toán, phân tích thông tin, số liệu tài chính, kế toán để

tham mưu, đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu sử dụng, quản lý, điều hành và ra
quyết định trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phục vụ cho
công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và ra quyết định trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Lập báo cáo, thống kê về công tác tài chính, kế toán của Công ty theo quy
định của Nhà nước, của các cơ quan chức năng và cấp trên
Quản lý và phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ tổ chức lưu trữ toàn bộ hồ sơ,
chứng chỉ, tài liệu, hoá đơn, sổ sách kế toán theo quy định.
Trực tiếp cung cấp tài liệu, giải trình số liệu phục vụ cho các đoàn thanh tra,
kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cấp trên trong lĩnh vực quản lý tài
chính, kế toán, thống kê.
Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ tài chính, thống kê kế toán đối với các đơn
vị thuộc Công ty.
* Phòng Quản lý - Kỹ thuật
- Chức năng
Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện công tác kỹ thuật công
nghệ và đầu tư trong Công ty (quản lý kỹ thuật, đầu tư, phát triển và hiện đại hoá
cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, quản lý an toàn và hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý
đo lường chất lượng hàng hoá, kỹ thuật an toàn, môi trường…) theo quy định của
Pháp luật, Nhà nước, cấp trên.
- Nhiệm vụ
Tổ chức, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch
nội quy, quy chế, quy trình, quy phạm, định mức về quản lý sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản, kỹ thuật về chất lượng các dự án xây dựng
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 8
Chuyên đề thực tập
Tổ chức thực hiện, quản lý nghiệp vụ, hướng dẫn, kiểm tra và triển khai thực
hiện các công tác về quản lý kỹ thuật công nghệ, thủ tục, quy trình đầu tư xây dựng
cơ bản, kỹ thuật chuyên ngành theo các quy định của Nhà nước, cấp trên, Công ty

để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện các công tác tiếp nhận hoặc mua sắm, quản lý, sử dụng vật tư,
trang bị kỹ thuật theo quy định của Công ty.
Phối hợp cùng phòng Kinh doanh thực hiện công tác đầu tư, hỗ trợ khách
hàng.
Quản lý, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật công nghệ mới vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức thực hiện quản lý, kiểm tra các đơn vị về quản lý bảo quản, khai
thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị…
* Phòng Tổ chức - Hành chính
- Chức năng
Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện công tác tổ chức lao
động, tiền lương, công tác hành chính quản trị, công tác bảo vệ, kiểm tra trong
Công ty theo quy định của Pháp luật, Nhà nước, cấp trên.
- Nhiệm vụ
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh
doanh, xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với yêu
cầu nhiệm vụ phát triển của Công ty qua từng thời kỳ.
Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các phương án quy hoạch, đào
tạo, nhận xét Cán bộ theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, cấp trên.
Đề xuất, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyên môn nghiệp vụ
về quản lý lao động, phát triển nguồn nhân lực.
Tham gia xây dựng và tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách về công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách đối với
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 9
Chuyên đề thực tập
người lao động của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước, quy định của cấp
trên.
Xây dựng và bảo vệ nghiệp vụ kế hoạch lao động tiền lương của Công ty,
hướng dẫn thực hiện phương án giao kế hoạch lao động tiền lương cho các đơn vị

trực thuộc, thực hiện nghiệp vụ về các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
Tham mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vụ việc vi phạm về quản lý, vi
phạm về bán hàng, vi phạm về kỷ luật lao động ….
Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ nội bộ, kiểm tra,
huấn luyện quân sự cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo sự chỉ đạo của
cơ quan cấp trên.
Theo dõi, quản lý nghiệp vụ , kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của các cơ quan chức năng, của cấp
trên về công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác hành chính – quản trị, công
tác bảo vệ – kiểm tra trong toàn Công ty.
Lập các kế hoạch về báo cáo, thống kê công tác tổ chức lao động tiền lương,
công tác hành chính – quản trị, công tác bảo vệ tra kiểm tra trong toàn Công ty theo
quy định của cấp trên.
Tổng hợp báo cáo các mặt hoạt động của Công ty phục vụ cho yêu cầu quản
lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cấp trên.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Ban
giám đốc Công ty trực tiếp lãnh đạo quản lý chung mọi hoạt động của toàn Công
ty. Các phòng chức năng được tổ chức theo mảng nghiệp vụ chuyên môn, có nhiệm
vụ tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của Công
ty.
* Phòng Đầu tư và Quản lý dự án
Bao gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ: Giúp việc cho ban giám đốc Công ty về tiếp
thị, khai thác dự án và trình các luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 10
Chuyên đề thực tập
hiệu quả đầu tư các dự án của Công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và
xử lý phân tiến các thông tin nhận được các dự án, thiết kế các khu lán trại tạm
phân trợ. Trực tiếp giao dịch, quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị
có liên quan để tiến hành các công việc. Cùng với các bên có liên quan đến và trình

các bộ định mức, đơn giá dự toán các công trình thuỷ điện. Tham mưu với ban
giám đốc quan hệ với đơn vị bạn hình thành các hợp động liên doanh, nắm bắt
được các thông tin về các dự án đầu tư, báo cáo với Ban giám đốc để có kế hoạch
dự thầu. Nắm bắt tình hình biến động của thị trường xây dựng trong từng thời kỳ,
đồng thời đưa ra những chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
BẢNG 1.6: KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH Thương mại và dịch vụ Tuấn Long
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
% so với
doanh thu
Số tiền
% so với
doanh thu
Doanh thu thuần 1,390,182 100.00% 1,770,419 100.00% 27.4%
Chi phí SXKD 1,374,469 98.87% 1,752,904 99.01% 27.5%
- Giá vốn hang bán 1,254,534 90.24% 1,560,718 88.16% 24.4%
- Chi phí hoạt động 119,935 8.63% 192,186 10.86% 60%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 15,713 1.13% 17,515 0.99% 11.5%
- Thu nhập hoạt động khác 327 0.02% 1,382 0.08% 322.6%
- Chi phí hoạt động khác 1,340 0.10% 0 0.00% -100.0%
Tổng lợi nhuận trước thuế 14,700 1.06% 18,897 1.07% 29%
Thuế TNDN 3,950 4,380
Lợi nhuận sau thuế 10,750 0.77% 14,517 0.82% 35%
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ
tổng hợp Tuấn Long năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012. Cụ thể, doanh thu năm
2013 tăng 27,4% so với năm 2012, từ 1.390.182 triệu đồng năm 2012 lên 1.770.419
triệu đồng năm 2013. Tốc độ tăng của doanh thu chỉ có sự biến động nhẹ so với tốc

độ tăng của chi phí. Chi phí năm 2013 tăng tới 27,5% so với năm 2012, trong khi
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 11
Chuyên đề thực tập
đó, tốc độ tăng doanh thu của Công ty năm 2013 là 27,4%, dẫn tới lợi nhuận của
công ty giảm sút nghiêm trọng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn
so với năm 2012 là 11,5% từ 15.713 triệu đồng năm 2012 lên 17.515 triệu đồng
năm 2013.
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 12
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG, THƯỞNG TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TUẤN LONG
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác trả lương, thưởng của Công ty
1.1. Cơ cấu lao động của Công ty
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất và sự
đổi mới thiết bị công nghệ, người lao động làm việc ở Công ty đòi hỏi có tay nghề
và trình độ văn hoá ngày càng cao.
Đứng trước nhu cầu này, ngoài việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ,
Công ty mỗi năm còn tuyển thêm một số lượng lao động có trình độ tay nghề cao
vào làm việc tại các phòng ban, các đội xây lắp. Đồng thời Công ty tổ chức tập
huấn, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV và tổ chức thi nâng bậc cho
công nhân. Vì vậy, qua 42 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã có một đội
ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tay nghề
giỏi. Ngoài số lao động dày dạn kinh nghiệm của Công ty, hàng năm Công ty còn
tiếp nhận thêm lực lượng lao động đáng kể làm hợp đồng cũng có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, tuy nhiên nòng cốt vẫn là lực lượng lao động trong biên chế
của Công ty. Cơ cấu công nhân lao động của Công ty được phân bổ đều cho các
ngành nghề, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 13
Chuyên đề thực tập

Đơn vị: người
Năm 2010 2011 2012 2013
Tổng số công nhân
Số CN bậc 4 trở lên
Số CN bậc dưới 4
Trong đó:
- Công nhân XD
- Công nhân cơ giới
- Công nhân lắp máy
- Công nhân cơ khí
- Công nhân khảo sát
- Lao động phổ thông
345
199
146
26
31
169
85
1
34
382
214
168
26
31
173
117
1
34

391
223
168
25
30
173
126
1
36
415
227
188
25
30
179
144
1
36
Nguồn: Trích báo cáo số lượng, chất lượng công nhân thuộc đơn vị quản lý các
năm 2010, 2011, 2012, 2013( Phòng tổ chức)
Như vậy, qua hai bảng thống kê trên ta thấy số lao động qua các năm từ 2010
đến 2013 đều tăng và số lượng công nhân bậc 4 trở lên lớn hơn công nhân dưới bậc
4. Điều này cho thấy, đội ngũ lao động có chất lượng cao và phát triển nhanh như
hiện nay sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác trả lương trả thưởng của Công
ty.
1.2. Các chính sách quản lý tài chính mà Công ty đang áp dụng
a) Về quản lý, sử dụng vốn và tài sản
+ Về nguồn vốn:
Công ty được có vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn
pháp định cho ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Công ty chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về hiệu quả bảo toàn và
phát triển vốn được giao từ kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có
nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được hội đồng
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 14
Chuyên đề thực tập
thành viên giao không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển
vốn.
Trong quá trình kinh doanh khi cần thiết hội đồng thành viên có thể xem xét
đầu tư bổ sung vốn cho Công ty.
+ Ngoài vốn điều lệ Công ty được huy động vốn để phát triển kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn.
Công ty được sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời nhu cầu
kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử
dụng nguồn vốn vác quỹ khác với mục đích đã quy định cho các nguồn quỹ đó thì
phải theo nguyên tắc có hoàn trả việc sử dụng vốn quỹ để đầu tư và xây dựng phải
chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
+ Về tài sản:
Công ty có quyền cho thuê thế chấp cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền
quản lý của Công ty để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo
toàn phát triển vốn tuân thủ các quy định theo quy chế của hội đồng thành viên và
nhà nước khi nhượng bán, cho thuê tài chính thì phải lập phương án báo cáo hội
đồng thành viên phê duyệt trước khi thực hiện.
- Công ty được thanh lý những tài sản kém phẩm chất, tài sản hư hỏng không
có khả năng phục hồi tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử
dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng.
- Khấu hao và sử dụng vốn khấu hao tài sản. Công ty thực hiện đúng chế độ
trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định thuộc
vốn nhà nước được để lại theo sự phân cấp của hội đồng thành viên để tái đầu tư
thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh theo quy định của bộ
tài chính Công ty sử dụng vốn khấu hao TSCĐ, các loại vốn và quỹ để đầu tư xây

dựng. Nếu hội đồng thành viên huy động theo hình thức vay Công ty được thu lãi
theo lãi suất do hội đồng quản trị quy định.
- Về đánh giá lại tài sản Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 15
Chuyên đề thực tập
trường hợp sau:
b) Về doanh thu
Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu của các đơn vị trực thuộc và
doanh thu được hoạt động sản xuất - kinh doanh trực tiếp của Công ty.
Doanh thu gồm các loại sau:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
- Doanh thu về hoạt động tài chính
- Doanh thu khác
- Các sản phẩm hàng hoá đem tặng, biếu, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội
bộ đơn vị cũng phải được hoạch toán để xác định doanh thu thời điểm xác định
doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc tiền đã thu
được hay chưa phải được thể hiện trên hoá đơn chứng từ hợp lệ.
- Công ty có thể phân cấp uỷ quyền cho các đơn vị trực thuộc quản lý, các
khoản thu theo quy định của nhà nước và hội đồng thành viên.
c) Về chi phí
Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về quản lý chi phí của Công ty theo các
quy định hiện hành.
+ Chi phí hoạt động kinh doanh
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhiên liệu, động lực
- Tiền lương
- Các khoản trích nộp theo quy định của nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, Kinh phí công đoàn.
- Khấu hao TSCĐ
- Chí phí dịch vụ mua ngoài

Các khoản chi phí trên đây phải được quản lý chặt chẽ và hạch toán theo
đúng chế độ, định mức kinh tế –kỹ thuật, định mức lao động, định mức chi phí gián
tiếp, đơn giá tiền lương do Công ty tự xây dựng và quyết định ban hành (trừ các
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 16
Chuyên đề thực tập
sản phẩm chủ yếu phải trình Hội đồng thành viên phê duyệt) và phải có hoá đơn,
chứng từ hợp lệ. Công ty phải hạch toán đầy đủ chi phí phát sinh trong năm tài
chính.
d, Về lợi nhuận và trích lập các quỹ:
+ Lợi nhuận của Công ty bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý có liên
đến thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác . Lợi nhuận phát sinh bao gồm lợi nhuận năm trước phát hiện trong năm
và được trừ đi khoản lỗ không quá năm năm.
+ Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện theo qui định tại Thông tư
64/2008/TT-BTC ngày 07/6/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ phân phối lợi
nhuận sau thuế và Thông tư số 30/2002/TT-BTC về việc sử dụng khoản tiền sử
dụng vốn Nhà nước tại Công ty
Việc quản lý tài chính thắt chặt của Công ty được nêu trên, đặc biệt là trong
quá trình khó khăn hiện nay của nền kinh tế ảnh hưởng tới việc thắt chặt quỹ tiền
lương của Công ty.
2. Thực trạng công tác trả lương, thưởng tại Công ty
2.1. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương của Công ty
Hiện nay, Công ty đang áp dụng thống nhất hai hình thức trả lương đó là
lương theo công trình và lương thời gian. Trả lương theo công trình được áp dụng
cho khối trực tiếp sản xuất, căn cứ vào số tiền lương trong tháng của tổ, đội được
hưởng, số ngày công thực tế trong tháng được thể hiện trên bảng chấm công chia
lương và căn cứ vào chất lượng và hiệu quả sản xuất của từng người có bình xét A,
B, C. Trả lương thời gian áp dụng cho khối gián tiếp (Bộ máy quản lý của Công
ty ), căn cứ vào số ngày làm việc thực tế và hiệu quả công việc.
Khi ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng Công ty luôn dựa trên những

căn cứ pháp lý được Nhà nước quy định. Cụ thể khi lập kế hoạch quỹ lương, quy
định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho CBCNV, Công ty căn cứ vào Nghị định
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 17
Chuyên đề thực tập
28/ CP ngày 28/3/2009 của CP về “đổi mới cơ chế quản lý tiền lương”. Thông tư số
13/ LĐ- TBXH ngày 10/4/1994 của Bộ lao động thương binh xã hội và Bộ tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/ CP và công văn số 4320/LĐTBXH/TL,
ngày 29/12/ 2010 hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong các doanh nghiệp
Nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn các chế độ trả lương hiện hành
của Nhà nước, căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ Tổng hợp Tuấn Long và tình hình sản xuất của Công ty, căn cứ vào
đề nghị của trưởng phòng Tổ chức sau khi trao đổi thống nhất với công đoàn Công
ty và hội đồng xây dựng cơ chế trả lương của Công ty, Giám đốc Công ty ban
hành quy chế quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho CBCNV trong toàn
Công ty.
Đồng thời, khi áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng Công ty dựa
trên những nguyên tắc sau:
- Tiền lương, tiền thưởng trả CBCNV phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo
lao động, mức độ hao phí lao động của từng thành viên được thể hiện ở từng công
việc nhằm khuyến khích CBCNV phát huy tính chủ động, sáng tạo để hoàn thành
công việc được giao. Đồng thời phải dựa vào khả năng thực tế của Công ty và tình
hình sản xuất của Công ty.
- Việc phân phối tiền lương, tiền thưởng phải dựa trên quy định về chế độ tiền
lương của Nhà nước và phải lựa chọn hình thức phù hợp cụ thể với Công ty.
- Khuyến khích nâng cao thu nhập cho người lao động bằng cách tạo điều kiện,
tạo động lực cho người lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác,
chống phân phối bình quân. Tuy nhiên, quy chế tiền lương phải kịp thời, đơn giản
và dễ hiểu.
- Trường hợp có những biến động lớn trong sản xuất kinh doanh do khách quan

gây ra, khi quyết toán tiền lương Giám đốc Công ty sẽ xem xét điều chỉnh để đỡ
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 18
Chuyên đề thực tập
làm ảnh hưởng đến thu nhập của CBCNV. Trường hợp điều kiện lao động có thay
đổi thì cũng phải thay đổi định mức lao động và đơn giá tiền lương cho phù hợp.
- Tiền lương, tiền thưởng và cách trả phải được thể hiện trong sổ lương của
Công ty và sổ thu nhập của cá nhân do Công ty ban hành theo thông tư số 15/
LĐTBXH ngày 10/4/2009. Tiền lương, tiền thưởng chỉ được dùng để trả lương, trả
thưởng cho CBCNV, tuyệt đối không được dùng vào các mục đích khác.
2.1.1. Hình thức trả lương theo thời gian
a) Đối tượng áp dụng
Lương thời gian áp dụng cho bộ máy quản lý của Công ty, căn cứ vào cấp bậc
và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Bộ máy quản lý của Công ty bao
gồm các đối tượng sau:
- Cán bộ lãnh đạo quản lý
- Cán bộ làm công tác đoàn thể
- Cán bộ hành chính
- Cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ
- Cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật
Lương thời gian áp dụng với những đối tượng này do công việc của họ không thể
tiến hành định mức một cách chặt chẽ vì tính chất công việc của những người này
là không trực tiếp tham gia công trình, vì thế không thể đo lường một cách chính
xác được.
Hiện nay, quỹ lương của bộ máy quản lý của Công ty (quỹ lương thời gian) được
hình thành từ chi phí chung, cấu thành trong giá thi công công trình. Tỷ lệ tiền
lương thời gian được trích trong nguồn chi phí chung thu được từ 20 - 30% tuỳ
theo từng loại hình sản xuất và mức độ tiết kiệm chi phí chung của bộ máy quản lý.
b) Cách trả lương
- Tiêu chuẩn bình xét:
Căn cứ vào năng lực của từng người mà tiền lương trả cho bộ máy quản lý chia

thành 4 mức: A, B, C, N. Việc bình xét này được công khai dân chủ, công bằng và
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 19
Chuyên đề thực tập
được mọi người đồng ý ký nhận vào tiêu chuẩn bình xét của mình, được tiến hành
1 tháng một lần.
- Mức A:
+ Đảm bảo công quy định là 24 công / tháng, không có ngày đi muộn về sớm.
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với thời hạn nhanh nhất kể cả công
việc đột xuất
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy cơ quan
+ Có ý thức vươc lên trong công tác, đoàn kết nội bộ.
- Mức B:
+ Đảm bảo đủ 22 công/ tháng trở lên, đi muộn về sớm không quá 1-2 lần.
+ Hoàn thành đầy đủ công việc được giao.
+ Chấp hành tốt kỷ luật lao động và nội quy cơ quan.
+ Có ý thức đoàn kết nội bộ.
- Mức C
+ Đảm bảo đủ 20 công / tháng, đi muộn về sớm không quá 3-4 lần
+ Hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, đảm bảo nhận ít công việc
+ Chưa có ý thức vươn lên trong công tác.
- Mức N
+ Chỉ đảm bảo 20 công/ tháng trở xuống, đi muộn về sớm từ 4-6 lần
+ Làm việc không có chất lượng, không có hiệu quả
+ Vi phạm kỷ luật lao động
Trưởng các phòng ban là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức bình bầu. Các tiêu
chuẩn bình xét cho 4 mức trên không khống chế tỷ lệ % nhưng các đơn vị phải bình
bầu chính xác, công bằng để động viên thực sự cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Trong trường hợp đặc biệt, để động viên kịp thời những cán bộ, nhân viên có mức
lương cơ bản thấp nhưng lại đảm nhận nhiều công việc trong phòng và đạt hiệu quả
cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năng động sáng tạo trong công tác,

có ý thức vươn lên, gắn bó xây dựng Công ty. Trưởng đơn vị là người đề xuất khi
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 20
Chuyên đề thực tập
duyệt lương hàng tháng, nếu được Hội đồng duyệt lương đồng ý thì mức lương trả
thêm cho các đối tượng trên với hệ số 0,5 cho những người được bình loại A, với
hệ số 0,2 cho những người được bình loại B.
- Cách chia lương:
TL
t
=
TL
tt
x H
c
22
x Q x H
t
Trong đó:
TLtn : là tiền lương thu nhập trong tháng
Ltt : là tiền lương tối thiểu hiện hành
Hcb : là hệ số lương cấp bậc công việc
Hb : là hệ số được bình bầu
Mức hưởng hệ số bình bầu của cán bộ quản lý được thể hiện thông qua bảng
sau:
Chức danh công tác Hệ số áp dụng
A B C N
Giám đốc 3,0 2,7 2,4
PGĐ, Chủ tịch công đoàn,
kế toán trưởng
2,6 2,3 2,0

Trưởng phòng, đội trưởng
cơ giới
2,4 2,1 1,9
Phụ trách phòng, phó
phòng
2,2 1,9 1,7
Nhân viên các phòng ban 2,0 1,7 1,5 1,0
Nguồn: Quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng của Công ty năm
2013(Phòng tổ chức).
Như vậy, với mỗi CBCNV khác nhau sẽ hưởng một mức lương khác nhau do họ
khác nhau về hệ số lương, số ngày làm việc thực tế và mức họ được bình bầu. Để
xác định lương của một người lao động, cần xác định được lương cấp bậc, số ngày
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 21
Chuyên đề thực tập
công thực tế của họ và hệ số bình bầu là bao nhiêu. Trong Công ty lương cấp bậc
của một người lao động hưởng lương thời gian được tính như sau:
Lcb = 1.150.000x Hcb
Từ đây ta thấy lương cấp bậc gồm hai yếu tố:
- Thứ nhất, mức lương tối thiểu mà Công ty áp dụng là 1.150.000đ. Mức lương tối
thiểu này Công ty áp dụng bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Thực
tế, so với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng của Công ty và so
với các đơn vị khác trong và ngoài ngành thì mức lương này là thấp. Công ty có
khả năng tăng mức lương này cao hơn cho phù hợp với hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và như vậy thu nhập của người lao động cũng được
nâng cao, nó sẽ tạo niềm tin cho người lao động thực hiện tốt hơn công việc được
giao.
- Thứ hai, hệ số lương của người lao động hưởng lương thời gian có sự khác nhau
giữa những người lao động khác nhau dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật và
chuyên môn nghiệp vụ. Việc áp dụng hệ số đó ở Công ty đôi khi chưa tính đến thực
tế thực hiện công việc của người lao động, bố trí cán bộ còn sai lệch chưa đúng với

chuyên môn nghiệp vụ và trình độ của cán bộ quản lý. Trong khi đó, áp dụng hệ số
chính xác cho người lao động đòi hỏi căn cứ vào thực tế tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động, trình độ lao động và công nghệ. Khi người lao động được tổ chức sắp xếp
đúng công việc, đúng khả năng thì hệ số lương cấp bậc của họ mới tương xứng, họ
sẽ nhận được mức lương chính xác. Ngược lại, việc tổ chức sắp xếp không đúng
người, đúng việc thì áp dụng hệ số đó là chưa đủ cơ sở. Khi một người có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ nhất định nếu được sắp xếp công việc ở mức khó hơn thì hệ
số lương đó thấp so với hệ số thực tế phải áp dụng. Còn nếu anh ta được bố trí công
việc đơn giản hơn khong cần thiết đến trình độ thì đó là một sự thiếu sót trong tổ
chứcc gây lãng phí nguồn lực.
Một yếu tố rất quan trọng quyết định lương thời gian cao hay thấp là thời gian
làm việc thực tế của người lao động(Q). Công ty tiến hành theo dõi thời gian làm
SV: Nguyễn Tiến Long Trang 22

×