Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.38 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
MỤC LỤC
(Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) 16
SV: Nguyễn Tiến Đại
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
DANH MỤC BẢNG BIỂU
(Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX) 16
SV: Nguyễn Tiến Đại
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay, để có thể
tồn tại và phát triển được, mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm cho mình một
hướng đi riêng trên mọi mặt như sản phẩm, cách phân phối, chăm sóc khách
hàng,… Với Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam cũng thế. Là một Công
ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản thiết bị y tế, một lĩnh vực đòi hỏi
luôn có sự tìm tòi đổi mới sản phẩm nhằm khác biệt hóa sản phẩm của mình
so với đối thủ cạnh tranh, trong thời gian qua Công ty luôn quan tâm duy trì
thị phần phân phối sản phẩm phần mềm và thiết bị mạng của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp nói chung luôn quan tâm đến phân phối, đưa
sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng cuối cùng vì nó tạo ra lợi thế
cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Điều này càng quan
trọng với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối như Công ty
TNHH Thiết bị y tế Nhật NamNên việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty.
Nhận thấy sự cần thiết của việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân
phối nhằm mở rộng thị phần của Công ty, sau một thời gian thực tập tại Công
ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống
kênh phân phối tại Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam” làm đề tài


nghiên cứu cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, nhằm chỉ ra những
ưu điểm đã đạt được và những nhược điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn nữa
hệ thống kênh phân phối tại Công ty.
Kết cấu nội dung chuyên đề, ngoài Lời mở đầu và Kết luận gồm có 3
phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam.
Phần 2: Thực trạng hệ thống kênh phân phối tại Công ty TNHH Thiết bị y
tế Nhật Nam.
SV: Nguyễn Tiến Đại
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại
Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Ngô Thị Việt
Nga và các anh chị tại Công ty TNHH Thiết bị y tế Nhật Nam đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
SV: Nguyễn Tiến Đại
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ NHẬT NAM
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
1.1. Thông tin chung
Tên công ty: Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam
Tên tiếng anh: NHẬT NAM MEDICAL EQUIPMENT COMPANY
LTD.
Địa chỉ:Tầng 10, tòa nhà Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến,Thanh xuân,
Hà Nội

Tel: 84.4.5.623491 Fax: 84.4.5623491
• Công ty được thành lập vào ngày 15/4/2004 do sở kế hoạch và đầu
tư thành phố hà nội cấp.
• Đăng ký kinh doanh số: 0101481726 do sở kể hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp sửa đổi ngày 15/4/2013
• Đăng ký mã thuế số: 0101481726 do Cục Thuế thành phố Hà Nội
cấp ngày 12/5/2004
• Đăng ký xuất nhập khẩu số: 0101481726 do tổng cục hải quan cấp
ngày 02/7/2004
• Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, với 100
lao động trong đó số nhân viên kinh doanh là 05 người và các cán
bộ chuyên môn là 25 người và 70 lao động.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam được thành lập năm 2004 nhưng cũng
đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều sự kiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia quá trình
phát triển của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam thành hai giai đoạn chính: Giai
đoạn từ đầu lập công ty đến năm 2010 và giai đoạn sau từ năm 2010 đến nay.
SV: Nguyễn Tiến Đại
5
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Namlà doanh nghiêp tư nhân thành
lập năm 2004 với mục đích tạo dụng thương hiệu trên thị trường và nhằm
phục vụ nhu cầu chuyển giao đưa các công nghệ máy móc từ nước ngoài cung
cấp về cho nước ta, nhằm mục địch thay đổi công nghệ lạc hậu lỗi thời thay
thế bằng công nghệ hiện đại bắt kịp với các nước phương tây. Hiện đại hóa
công nghệ đất nước sánh với các khu vực trong nước và nước ngoài.
Từ khi thành lập đến nay công ty vẫn tiếp tục phát triển mở rộng chức năng kinh
doanh trang thiết bị y tế đạt kết quả khá cao.
Phạm vi hoạt động của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam theo

giấy đăng ký kinh doanh số 0101481726 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 12 tháng 7 năm 2004. Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật
Nam được phép kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết
bị y tế. Ngoài ra Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam còn có các ngành
nghề kinh doanh đi kèm là sửa chữa lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, các loại máy
móc của tất cả các loại máy móc y tế.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Namđược phép kinh doanh và sản
xuất trong các lĩnh vực kinh doanh, xuất khập khẩu các mặt hàng máy móc,
thiết bị y tế, đi kèm với nó là sửa chữa lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, các loại
máy móc liên quan đến thiết bị y tế.
SV: Nguyễn Tiến Đại
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Bảng 1.1: Các sản phẩm kinh doanh
STT Tên sản phẩm kinh doanh
1 Bàn mổ thủy lực
2 Bàn mổ điều khiển điện
3 Bán kéo nắn xương chỉnh hình và bó bột
4 Hệ thống phẫu thuật lazer CO2
Thiết bị phục hồi chức năng
5 Máy siêu âm điều trị
6 Máy điều trị vi song
7 Máy kéo nắn cột sống
8 Thiết bị phục hồi chức năng chi
9 Máy nhiệt trị liệu
Thiết bị chuyên khoa mắt
10 Máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt
11 Sinh hiển vi khám với bàn di chuyển

11 Máy mài kính tự động
12 Máy điện li Gel
13 Hệ thống CAMERA chủp ảnh Gel
14 Hệ thống phân tích Gel……………
Hệ thống báo trì bảo dưỡng và sửa chữa
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu là
các mặt hàng về máy móc, thiết bị
- Máy móc, thiết bị y tế là loại hàng hóa có tính đặc thù cao, liên quan
đến công nghệ và sự chính xác của chuẩn đoán đến con người: về cơ bản thì
máy móc, thiết bị cũng là một loại hàng hoá, nó chịu sự điều tiết của các quy
luật kinh tế như: Quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…tuy
nhiên, máy móc, thiết bị vẫn khác các loại hàng hoá khác vì nó liên quan trực
tiếp đến sự chuẩn đoán mạng sống con người. Do vậy, khi tham gia kinh
doanh máy móc, thiết bị thì công ty phải quan tâm đến chất lượng và tiêu
chuẩn về sản phẩm nhiều hơn là lợi nhuận của công ty.
- Sức cầu của sản phẩm máy móc, thiết bị y tế hoàn toàn tuân theo quy
luật của cung cầu: Thường khi người tiêu dùng mua sản phẩm máy móc, thiết
SV: Nguyễn Tiến Đại
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
bị bao giờ họ cũng phải tìm hiểu xem giá cả nào tốt nhất và sử dụng hiệu quả
nhất trong việc khám chữa bệnh, số lượng thiết bị họ mua phải hữu dụng thế
nào để khám chữa bệnh một cách có hiệu quả nhất và nhanh nhất. Do đó, giá
cả của sản phẩm máy móc, thiết bị có tăng hay giảm đều phải phụ thuộc rất
nhiều đến lượng cầu của khách hàng.
- Doanh nghiệp kinh doanh máy móc, thiết bị sản phẩm chịu sự quản lý
chặt chẽ của bộ y tế, cụ thể là cục quản lý công nghệ.
Do máy móc, thiết bị y tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự chuẩn đoán và ảnh

hướng gián tiếp đến tính mạng con người nên nhà nước quản lý hoạt động
kinh doanh mặt hàng này rất chặt chẽ. Máy móc, thiết bị là mặt hàng kinh
doanh có điều kiện.Để được sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị đòi hỏi
các doanh nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản
xuất kinh doanh máy móc, thiết bị. Đối với hoạt động nhập khẩu, thì với
mỗi chuyến hàng nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm đơn hàng lên Bộ Y
Tế ( cục quản lý công nghệ), chỉ khi được bộ y tế phê duyệt thì doanh
nghiệp mới được phép nhập lô hàng đó. Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị
nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 6559/YT-
TB-CT-BYT ngày 08/9/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và quy chế quản lý
chất lượng và công nghệ.
2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
SV: Nguyễn Tiến Đại
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam
SV: Nguyễn Tiến Đại
9
Thủ kho
QUẢN ĐỐC PX GMP
QUẢN ĐỐC KỸ THUẬT
TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 2TRƯỞNG CA 2
TT2 TT1 TT1 TT1
TT2
TT2TT2
GIÁM ĐỐC
TP. NC&PTTP.TCHC TP.KT -TVTP.XK
TP NK&KHSX
P. GIÁM ĐỐC

Trưởng nhóm
KTV-ETC
Trưởng nhóm
KTV-OTC
Trưởng nhóm
KTV-CT
Trưởng nhóm KTV-
phụ trách tỉnh
/
TP.BĐCL
CHỦ TỊCH HĐQT
TRƯỞNG CA 1
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
2.2. Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản trị của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Namđược tổ
chức theo quy mô phân tầng . Vẫn áp dụng các chính sách và quy định như
Quản trị theo kiểu trực tuyến - chức năng, quyền lực tập trung vào Hội đồng
quản trị và ban giám đốc. Hệ thống các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp
của Ban giám đốc và có sự tác động qua lại với nhau đồng thời đóng vai trò
tham mưu cho Tổng Giám Đốc điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty. Áp
dụng mô hình này có ưu điểm là kết hợp quản lý tập trung thống nhất với phát
huy quyền chủ động và đang được áp dụng phổ biến hiện nay, nhưng nó lại
đang mắc phải một số những nhược điểm đó là có thể làm chậm quá trình ra
quyết định do phải nghiên cứu nhiều ý kiến và đòi hỏi mỗi người trong Công
ty phải biết cách làm việc trong cơ cấu này thì mới hiệu quả được, người điều
hành Công ty cũng phải là người quyết đoán và có năng lực phân tích tình

hình thì mới đưa ra được những quyết định chính xác
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có
trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát và
đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Giám đốc:Là người được Hội đồng quản trị giao trách nhiệm quản trị
Công ty, người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện
các vấn đề của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của công ty. Nhiệm
vụ chính của tổng giám đốc là đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc. Chức
năng, nhiệm vụ của phó tổng giám đốc là điều hành việc thực hiện hoạt
động kinh doanh trong nước và đưa ra các kế hoạch kinh doanh trong nước.
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính: Là người có quyền hành và
trách nhiệm cao nhất trong phòng Tổ chức – Hành chính, phụ trách toàn bộ
các vấn đề liên quan đến tổ chức – hành chính như: Quản lý công tác đào tạo,
SV: Nguyễn Tiến Đại
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
quản lý nguồn nhân lực, quản lý công tác tuyển dụng
Trưởng phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất: Là người có quyền
hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất có
chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu và điều phối, đôn đốc
hoạt động nhập hàng theo đúng tiến độ được định ra.
Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ: Là người có quyền hành và trách
nhiệm cao nhất trong phòng Kế toán – tài vụ, phụ trách công tác kế toán tài
chính, theo dõi sổ sách, lập các báo cáo tổng hợp số liệu về kêt quả kinh
doanh của Công ty đồng thời là người giúp các lãnh đạo cấp trên nắm rõ được
tình hình tài chính, vạch ra các mặt trong việc quản lý nguồn tài chính của
doanh nghiệp, giải trình các báo cáo tài chính với các cơ quan quản lý cấp

trên và đưa ra báo cáo thường kỳ hàng năm.
Trưởng phòng Xuất khẩu: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao
nhất trong phòng Xuất khẩu, phụ trách toàn bộ mảng hoạt động xuất khẩu các
thiết bị y tế của Công ty ra các thị trường nước ngoài.
Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng: Là người có quyền hạn và trách
nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảm chất lượng có chức năng phụ trách quá
trình kiểm tra các thiết bị nhập về thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã được
đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm).
Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển: Là người có quyền hạn và
trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu & Phát triển có chức năng
nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hình thành và phát triển các
loại máy móc, thiết bị y tế.
Trưởng nhóm kỹ thuật viên OTC: Có chức năng làm tham mưu cho các
kỹ thuật viên đi giới thiệu thiết bị, máy móc ở các cửa hàng thiết bị y tế trên
tưng địa bàn mà mỗi kỹ thuật viên được giao.
Trưởng nhóm kỹ thuật viên ETC:Có chức năng làm tham mưu cho các
kỹ thuật viên đi giới thiệu các sản phẩm thiết bị, máy móc ở các bệnh viện lớn
SV: Nguyễn Tiến Đại
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
nhỏ trong tưng địa bàn mà mỗi kỹ thuật viên đó được giao nhận.
Nghiên cứu phương án đấu thầu các thiết bị y tế bảo hiểm tại các bênh
viện
Gặp gỡ giao lưu cá khách hàng vip và tham mưu tư vấn phương án giới
thiệu sản phẩm
Tổ chức học tập, nghe báo cáo, tham quan những cơ sở tiên tiến cho cán
bộ trong phòng và đồng nghiệp.
Trưởng nhóm cộng tác viên: Chức năng chính của trưởng nhóm cộng
tác viên là kiểm tra những thành quả của những cộng tác xem có đúng sự thật

hay không, bán hàng có lộn sang địa bàn của người khác hay đưa cho một ai
đó làm không đảm bảo uy tin của công ty…
Trưởng kho: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong tổng
kho, phụ trách việc kiểm soát lượng hàng ra vào kho để trách thất thoát và
tránh nhập các mặt hàng trái phép hoặc chưa được cấp phép vào kho. Trưởng
kho phải thường xuyên kiểm soát được lượng hàng trong kho để báo cáo lên
Phó tổng giám đốc giúp Phó tổng giám đốc kiểm soát tốt được tốc độ luân
chuyển hàng hoá.
Quản đốc phân xưởng: Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất
trong một phân xưởng, nhìn chung quản đốc phân xưởng không thực hiện các
chức năng quản lý như tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, … mà là người
theo dõi, đôn đốc hoạt động kiểm tra chất lượng các máy móc thiết bị ở phân
xưởng theo đúng quy định.
Trưởng ca: Là thủ trưởng cao nhất trong ca làm việc có trách nhiệm chỉ
huy điều hành mọi người và chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra trong ca làm
việc đó.
Tổ trưởng: Là thủ trưởng trực tiếp trong tổ kiểm tra chất lượng máy móc
thiết bị có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các tổ viên hoạt động theo quy định
của trưởng ca.
SV: Nguyễn Tiến Đại
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
 Kết quả về doanh thu kinh doanh
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều mặt
thành công trên các phương diện hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi cổ
phần hóa, hoạt động này đã không ngừng được chú trọng và tăng cường, đưa
Công ty phát triển lên tầm cao mới.
Công ty đã cung cấp được nhiều mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của các

đối tượng khách hàng khác nhau, nhờ đó doanh thu của Công ty không ngừng
tăng qua các năm. Nhiều mặt hàng mới có tính năng và công dụng mới phù
hợp với thu nhập của người dân, có hiệu nghiệm và đặc trị.
Bảng 1.2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012 2013
Doanh thu 135,201 197,360 222,511 258,635
Chi phí bán hàng 1,65 1,73 2,3 2,5
Chi phí quản lý 4,53 4,44 5,3 7,6
Lợi nhuận 43,7 68,8 82,5 89,8
Vốn cố định 331,6 353,0 421,2 480,1
Vốn lưu động 516,4 573,5 593,8 653,3
( Nguồn : Phòng Tài Chính Kế Toán )
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy, đây là doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả. Doanh thu của công ty tăng liên tục khả năng tiêu thụ sản phẩm
ngày một tăng. Doanh thu năm 2010 là 135 tỷ 201 triệu đồng đến năm 2013là
258 tỷ 635 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2010 đạt được 43,6 tỷ, năm 2013 lợi nhuận đạt được 89,8
tỷ nguồn vốn ngày càng tăng do kinh doanh lãi và các nguồn vay từ ngân
hàng. Do năm 2013 công ty đầu tư vào mua thêm phương tiện chuyên chở và
nâng cấp nhà kho làm tăng mức chi phí.
 Kết quả về việc mở rộng thị trường
- Hoạt động kinh doanh được tăng cường qua các năm.
SV: Nguyễn Tiến Đại
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
- Các mảng kinh doanh của Công ty ngày càng đa dạng và được mở
rộng, không chỉ bó hẹp trong việc tiêu thụ các máy móc, thiết bị y tế trong
nước mà còn nhập khẩu và buôn bán các loại máy móc thiết bị y tế nước

ngoài,…Những mảng mới này đã giúp Công ty mở rộng thị phần của mình,
và có tác dụng hỗ trợ rất lớn tới kênh phân phối thiết bị y tế của mình. Vì
thông qua đó, Công ty có thể tận dụng thị trường để tiêu thụ thiết bị y tế của
mình cũng như tìm kiếm các đối tác mới.
- Kênh phân phối có quy mô ngày càng lớn. Công ty đã triển khai mạng
lưới trên phạm vi cả nước để phục vụ thị trường đầu ra, đặc biệt các tỉnh lớn
như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Sài Gòn và các tỉnh miền trung,
- Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty ngày càng phát huy tác dụng
và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên, chuyên gia, kỹ sư đã được đào tạo chuyên
ngành thiết bị y tế và có chứng chỉ do các hãng nổi tiếng trên thế giới cấp,
nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm vững vàng. Công ty đã tạo những
điều kiện làm việc tốt và nhiều phúc lợi cho người lao động, thường xuyên
chăm lo đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ nhân viên. Tuyển
dụng, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo các cấp quản lý trung gian. Bên cạnh
đó, các cán bộ quản lý cấp cao của Công ty đa số là những cán bộ lâu năm
trong ngành với nhiều kinh nghiệm, được thường xuyên đào tạo hoặc tự đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý.
- Thị trường của Công ty ở nước ngoài ngày càng mở rộng hơn. Không chỉ
còn là 1 số nước ở châu Phi, mà hiện nay, thị trường đã vươn tới nhiều nước
khác.
Bảng 1.3: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH Thiết
Bị Y Tế Nhật Nam từ năm 2009 đến nay
Đơn vị tính: 1000 USD
SV: Nguyễn Tiến Đại
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Mặt hàng
Năm 2009 Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

GT TT% GT TT%
GT TT% GT TT% GT TT%
Nguyên liệu 1198 30,4 1160 26,45 1145 28,2 1250 31,56 1245 30,8
Tốcđộ tăng % 3,94 -1,32 9,33 0,8
Thành phẩm 2076 70,6 3155 73,55 2845 71,8 2755 68,44 2875 69,2
Tốcđộ tăng % 23,36 -9,79 -2,4 2,86
Tổng 3674 100 4315 100 3990 100 4005 100 4120
(Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX)
Ta thấy công ty nhập khẩu mặt hàng thành phẩm với số lượng khá lớn,
tuy nhiên công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị thành phẩm theo hình thức
dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu từ các công ty khác ở trong nước, nên kim
ngạch nhập khẩu được tính cả giá trị hợp đồng ( tức là cả phí ủy thác nhập
khẩu và phần giá vốn của khách hàng trong kinh doanh dịch vụ ủy thác).
Chính sách của công ty là ưu tiên nhập khẩu đối với mặt hàng, máy móc,
nguyên liệu hơn. Vì đối với mặt hàng này công ty vừa làm nhận ủy thác nhập
khẩu vừa nhập khẩu trực tiếp về để trực tiếp kinh doanh nên doanh thu cũng
như lợi nhuận thu được đối với hoạt động kinh doanh từ mặt hàng này luôn
cao hơn mặt hàng thành phẩm.
Thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam, đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
SV: Nguyễn Tiến Đại
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Bảng 1.4: Kim ngạch nhập khẩu của công ty theo thị trường.
Đơn vị tính: 1000 USD
Stt Thị
trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
GT TT% GT TT% GT TT% GT TT%

1 Nhật Bản 1679,6 38,92 1532,9 38,43 1438,4 35,74 1697,1 38,05
2 Đức 765,8 17,75 795,3 19,94 870,5 21,63 906,4 21,96
3 Ilan 334,1 7,743 284,6 7,135 302,6 7,518 397,3 8,051
4 Italy 96,3 2,232 84,7 2,123 78,6 1,953 106,4 1,727
5 Hà lan 217,4 5,038 189,8 4,758 204,5 5,081 263,7 5,458
6 Đức 118,2 2,739 109,1 2,735 120,9 3,004 106,1 2,889
7 Hàn quốc 137,4 3,184 148,9 3,733 169,7 4,216 114,5 3,118
8 Nhật bản 243,5 5,643 235,4 5,901 208,8 5,118 187,2 5,098
9 Mỹ 114,2 2,647 99,7 2,499 95,2 2,365 104,3 2,84
10 Pháp 93,7 2,171 91 2,281 107,4 2,668 109,7 2,987
11 Bungari 88,5 2,051 77,2 1,935 73,2 1,819 102,1 2,781
12 Canada 72,6 1,683 61,3 1,537 56,8 1,411 89,9 2,448
13 Nước
khác
353,7 8,197 279,1 6,997 298,4 7,414 130,3 3,548
14 Tổng 4315 100 3989 100 4025 100 4115 100
(Nguồn: phòng XNK & ĐĐSX)
Thị trường nhập khẩu của công ty hầu hết là các nước công nghiệp
phát triển, có nền sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng trên thế giới, do đó thiết bị
y tế của công ty nhập về đảm bảo chất lượng và uy tín. Và theo bảng 1.6 thì
thấy tỉ trọng nhập khẩu của công ty là khá đều qua các năm, mặc dù có sự
chênh lệch nhưng nó không đáng kể. như vậy thị trường tiêu thụ của công
ty là khá ổn định.
 Kết quả về doanh thu lợi nhuận
Về vốn điều lệ: Vốn được tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2011, vốn
điều lệ mới chỉ là 30 tỷ thì đến năm 2012, Công ty đã tăng lên 45 tỷ đồng, gấp
1,5 lần so với năm 2011. Đến năm 2013, vốn điều lệ đã được điều chỉnh lên
tới 70 tỷ, gấp 2,3 lần so với năm 2012.
Về doanh thu, tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty có tăng qua các năm,
nhưng tốc độ tăng chưa cao. Nếu như năm 2011 doanh thu đạt 500 tỷ, thì đến

SV: Nguyễn Tiến Đại
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
năm 2012, tốc độ tăng chỉ đạt 12%, và đến năm 2011, tốc độ này còn ít hơn,
chỉ đạt 10.7% so với năm 2012.
Qua các năm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều, từ 2,080 tỷ
năm 2009 lên tới 4,608 năm 2012, và năm 2011, tốc độ tăng là 50% so
với năm 2012.
Qua đó cho thấy hoạt động qua các năm 2011, 2012, 2013 của Công ty
TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam đạt hiệu quả, kết quả doanh thu, lợi nhuận
tăng qua các năm. Tuy con số này chưa tăng mạnh, nhưng cũng phản ánh
được tốc độ phát triển của Công ty những năm qua (bảng )
Bảng 1.5: Các chỉ tiêu chung
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1
Vốn điều lệ 30 35 40
Tốc độ tăng ( %) 16 14
2
Doanh thu 500 560 620
Tốc độ tăng ( %) 12 10.7
3
Các khoản nộp NSNN 15 16 18
Tỷ lệ tăng ( %) 6.6 12.5
4
Lợi nhuận trước thuế 3, 9 6 ,4 9, 6
Tỷ lệ tăng ( %) 64.1 50
5
Lợi nhuận sau thuế 2 ,808 4 ,608 6, 912

Tỷ lệ tăng ( %) 64.1 50
6
Cổ tức bình quân 10 12 18
Tỷ lệ tăng ( %) 20% 50
7
Lao động bình quân 370 400 420
Tỷ lệ tăng ( %) 8.1 5
(Nguồn:http://)
 Kết quả nộp ngân sách và thu thập bình quân đầu người lao động
- Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam chưa phải là một công ty lớn,
xong hàng năm công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước đáng kể, cụ thể
trung bình một số năm gần đây trung bình hàng năm công ty nộp ngân sách
nhà nước hơn 3 tỷ đồng, trong đó phải kể tới là đóng góp của hoạt động kinh
SV: Nguyễn Tiến Đại
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
doanh nhập khẩu là hơn 2 tỷ. điều này cho thấy vai trò của hoạt động nhập
khẩu của công ty là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả xã hội.
SV: Nguyễn Tiến Đại
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ NHẬT NAM
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống kênh phân phối của Công ty
1.1. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Con người là động lực của sự phát triển, nhưng cũng sẽ là vật cản nếu

không biết khơi dậy ở đó khả năng tiềm tàng. Việc sắp xếp, bố trí hợp lý đúng
người, đúng việc, đúng khả năng trình độ của từng nhân lực cụ thể sẽ tạo
thành một hệ thống chặt chẽ với đầy đủ sức mạnh và khả năng hoạt động đạt
hiệu quả cao. Ý thức được vai trò to lớn đó ngay từ những ngày đầu, công ty
đã chú trọng chăm lo công tác nhân sự cả về số lượng lẫn chất lượng cùng các
mối quan hệ xã hội khác nhau, các biện pháp khác nhau động viên thu hút,
đào tạo nhân lực một cách hệ thống, kết hợp với sắp xếp tổ chức hợp lý.
Bảng 2.1: Đặc điểm chung về số lượng lao động tính đến 31/12/ 2013
của công ty
Chỉ tiêu Tổng số Nữ Nam Tỷ trọng % Nữ % Nam
Lao động trực tiếp
Lao động phục vụ
Lao động gián tiếp
76
18
6
39
6
5
37
12
1
76%
18%
6%
39%
6%
5%
37%
12%

1%
Tổng 100 50 50 100% 50% 50%
( nguồn: phòng tổ chức - hành chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng số lao động là 100 trong đó riêng nữ là
50 chiếm tỷ trọng 50%. Đây là một tỷ lệ khá cao phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của công ty đòi hỏi sự khéo léo, cần cù và nhanh nhẹn chứ không đòi
hỏi yêu cầu nặng nhọc.
Sự thay đổi lao động của công ty giai đoạn 2010 -2013
Thực ra từ năm 2010 đến năm 2013 công ty cũng không có thay đổi về
nhân sự nhiều lắm vì đây cũng đúng là lúc nền kinh tế Việt Nam cũng như thế
SV: Nguyễn Tiến Đại
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
giới đang bị khủng hoảng.
Bảng 2.2: Trình độ học vấn, kinh nghiệm của lao động ( năm 2013)
Các phòng ban
Số
lượng
Trình độ
Thâm niên
công tác
ĐH CĐ CN <5 năm >5 năm
1- Ban quản lý
2- Ban văn phòng
3 - Ban giao hàng
4- nhóm Ktv Hà nội
5- Nhóm trình kỹ
thuật phụ trách tỉnh
11

15
23
28
23
5
3
2
1
7
5
4
5
5
8
1
8
16
22
8
7
10
13
16
21
4
5
10
12
2
Tổng số 100 18 27 55 67 33

( nguồn: phòng tổ chức- hành chính)
Nhìn chung,chất lượng lao động của công ty như vậy là chưa cao vì số
lượng lao động đạt trình độ là trung cấp khá nhiều. Trong khi đó hiện nay, số
lao động có trình độ đại học, cao đẳng là khá nhiều.
Theo trưởng tổ chức hành chính thì Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật
Nam đang từng bước thay đổi về cơ cấu nhân sự cũng như chất lượng lao
động. Công ty có kế hoạch tuyển thêm nhân sự chủ yếu trình độ đại học và
cao đẳng để thay thế một số vị trí và thêm vào một số vị trí mới.
Số lượng lao động lớn cộng thêm trình độ lao động chủ yếu là phổ thông như
trên gây khó khăn đối với Công ty trong việc tổ chức hệ thống kênh phân phối
1.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế
Nhật Nam ta thấy việc kiểm tra các thiết bị y tế ở đây phần lớn là cơ giới hoá
(đặc biệt ở hai công đoạn lắp ráp và hoàn thiện). Do đó, máy móc đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng các mặt hàng thiết bị
y tế của công ty.
Nhận thức được vấn đề này, ban lãnh đạo công ty tìm nguồn vốn bổ sung
cho quỹ phát triển của công ty, đầu tư vào mua sắm một số thiết bị nhằm đảm
bảo cho sự phát triển của công ty có đủ sức cạnh tranh trên thương trường
SV: Nguyễn Tiến Đại
20
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
hiện nay.
Có thể nói rằng sản phẩm thiết bị y tế là một sản phẩm đặc biệt, yêu cầu kỹ
thuật tỷ mỷ và quy trình sản xuất chặt chẽ theo những công thức được quy định
và phê duyêt từ bộ quản lý chất lượng.
- Các lọai máy móc cho hoạt động quản lý
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp coi
việc có công nghệ quản lý riêng thay cho việc quản lý qua sổ sách là quan

trọng và cần thiết, nó giúp cho việc hoạt động của Công ty nhanh chóng hơn,
bí mật hơn và gọn gàng hơn.
Tất cả các văn phòng, nhân viên trong Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế
Nhật Nam đều được trang bị mỗi người 1 máy tính riêng, và hệ thống quản lý
của Công ty dựa trên nền của Foxfro và được thay đổi để phù hợp với mục
đích quản lý của Công ty.
Ngoài ra, Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam còn sử dụng internet
như một công cụ để quảng bá hình ảnh của mình. Hiện tại website chính thức
của Công ty là http:///
- Máy móc cho hoạt động kiểm tra chất lượng các thiết bị y tế
Nội dung cơ bản của GMP áp dụng cho các cơ sở kiểm tra thiết bị y tế:
1/ Nhân sự
2/ Nhà xưởng
3/ Thiết bị
4/ Vệ sinh
5/ Sản xuất
6/ Đảm bảo và kiểm tra chất lượng
7/ Tự kiểm tra
8/ Xử lý khiếu nại và xử lý sản phẩm thu hồi
9/ Hồ sơ, tài liệu
Như vậy. GMP đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình kiểm tra, bảo
quản và phân phối sản phẩm, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
SV: Nguyễn Tiến Đại
21
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
hình thành chất lượng sản phẩm ở mọi khía cạnh.
Dưới đây, chỉ xem xét cụ thể vào 2 góc độ là thiết bị và nhà xưởng của
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam.
- Thiết bị

Thiết bị cũng là một mặt quan trọng trong các tiêu chuẩn của WHO.
Dưới đây ta xem xét liệu rằng thiết bị của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật
Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra.
Bảng 2.3:Cơ cấu thiết bị của Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam
Đơn vị: máy
TT Tên thiết bị
Năm
SX
Năm NK Nguồn gốc
Số
lượng
Giá trị
còn lại
( %)
1 Bàn mổ thủy lực 2007 2008 Nhật bản 2 100%
2
Bàn mổ điều khiển
điện
2007 2008 Nhật bản 2 100%
3
Bán kéo nắn xương
chỉnh hình và bó bột
2007 2010
Trung
Quốc
1 100%
4
Hệ thống phẫu thuật
lazer CO2
2007 2008 Nhật bản 2 100%

5 Máy siêu âm điều trị 2007 2008 Nhật bản 2 100%
6 Máy điều trị vi sóng 2007 2008 Ấn độ 8 100%
7 Máy kéo nắn cột sống 2007 2008 Nhật bản 2 100%
8
Thiết bị phục hồi
chức năng chi
2007 2008 Hàn Quốc 2 100%
9 Máy nhiệt trị liệu 2006 2008 Đan Mạch 3 100%
10
Máy sinh hiển vi
phẫu thuật mắt
2007 2010 Nhật bản 1 100%
11
Máy mài kính tự
động
2007 2008 Pháp 1 100%
12 Máy điện li Gel 2007 2008 Ấn Độ 1 100%
13
Hệ thống CAMERA
chụp ảnh Gel
2007 2008 Nhật Bản 1 100%
14
Hệ thống phân tích
Gel
2006 2008 Nhật Bản 1 98%
(Nguồn: phòng kế toán tài vụ Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam)
Cùng với nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, máy móc thiết bị đồng bộ, có
hiệu năng sử dụng cao và có bền mặt không hấp thụ, không phản ứng, nhẵn
SV: Nguyễn Tiến Đại
22

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
và dễ làm sạch cũng là một tiêu chuẩn quan trọng khác. Nhận thức được tầm
quan trọng của máy móc thiết bị, năm 2008 Công ty khởi công xây nhà xưởng
thì từ năm 1997 để thử nghiệm các thiết bị y tế khi bắt đầu có ý tưởng, Công
ty đã cử cán bộ đi nghiên cứu các loại máy móc thiết bị thử nghiệm các thiết
bị y tế của các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Đan Mạch và lựa
chọn nhà cung cấp trang thiết bị cho Công ty. Tất cả các máy móc thiết bị tuy
không cùng một nước sản xuất những đều đạt tiêu chuẩn GMP và đồng bộ với
nhau. Nhìn trên bảng cơ cấu thiết bị ta thấy, tất cả máy móc thiết bị đều được
sản xuất trong thời gian gần đây và được nhập về nguyên chiếc với giá trị sử
dụng còn lại hầu hết là 100%.
Công ty có khá nhiều máy móc thiết bị có giá trị lớn và hiện đại.Điều đó tạo
điều kiện rất tốt cho nhân viên trong Công ty tham gia các khóa đào tạo thực
hành về chuyên môn, giúp nhân viên nâng cao trình độ trong việc xây dựng
hệ thống kênh phân phối.
- Tổng qua chung
Từ những đặc điểm cụ thể trên nhờ các nhân tố từ con người đặc biệt
về trình độ tư duy và sự kinh nghiệm của con người, đi kèm với nó là cơ sở
vật chất kỹ thuật mới đã tạo nên một sự tác động rất lớn đến hệ thống kênh
phân phối của công ty. Nhờ vào các nhân tố này mà công ty có thể quản lý
được các đại lý và các showroom một cách bài bản. Nhưng ở đây Lãnh Đạo
công ty đang muốn mở rộng thị phần của mình trong khi đó vẫn còn hạn chế
về số nhân lực cho nên công ty vẫn phải đi tuyển thêm cán bộ là khá nhiều
vừa một phần để bù đắp vào các cán bộ công nhân viên trình độ còn kém hai
là muốn tìm thêm cho mình những người giỏi để có thể giúp cho công ty ngày
một mở rộng thị phần của mình hơn. Biết được điều đó lãnh đạo công ty đề ra
hai giải pháp cho mình vừa thể tìm thêm nhân lực giỏi hai là vẫn giữ được
những nhiên viên lâu năm của mình, giải pháp hữu hiệu nhất công ty đưa ra
hai giải pháp. Thứ nhất một năm công ty luôn có thông báo tuyển nhân viên

SV: Nguyễn Tiến Đại
23
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
vài lần để tìm người có năng lực chuyên môn cao phục vụ cho công ty. Hai là
lãnh đạo công ty cử các nhân viên của mình đi học thêm một số nơi để tìm
hiểu thật sâu và năng lực quản lý của hệ thống kênh phân phối , đồng thời các
cán bộ thường xuyên sắp xếp bố trí làm việc theo nhóm kênh trao đổi chia sẻ
kinh nghiệm của kênh phân phối của mình cho người khác. Tạo ra một môi
trường mở cho nhau học hỏi kinh nghiệm và phát triển vì mục tiêu chung đó
là phải tạo lợi nhuận và doanh thu về cho công ty ngày một lớn mạnh ngày
một phát triển hơn.
1.3. Đặc điểm về khách hàng trên thị trường
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam phục vụ nhiều đối tượng khách
hàng. Các đối tượng này rất phong phú và đa dạng, bao gồm khách hàng nước
ngoài và khách hàng trong nước, (bao gồm các bệnh viện, các doanh nghiệp
trung gian, và người tiêu dùng cuối cùng). Trên mỗi thị trường khác nhau, đối
tượng này cũng được phân chia thành những khách hàng trọng yếu và thứ yếu
khách nhau, tùy vào đặc điểm của từng loại thị trường để tập trung vào phục
vụ những nhóm khách hàng được coi là trọng tâm.
Nhóm 1: Khách hàng nước ngoài
Các doanh nghiệp, các công ty nước ngoài mà Công ty TNHH Thiết Bị Y
Tế Nhật Namxuất khẩu hàng sang Châu Phi, Ấn độ và một số nước khác. Hiện
tại, doanh thu từ thị trường này còn thấp, chỉ chiếm tỷ trọng 6 – 10% / năm.
Công ty đang nghiên cứu nhằm nâng cao các sản phẩm, đưa doanh thu từ thị
trường này tăng lên, thị trường nước ngoài là thị trường lớn song sức cạnh tranh
rất cao.
SV: Nguyễn Tiến Đại
24
Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Ngô Thị Việt Nga
Bảng 2.4: Doanh thu theo nhóm khách hàng thời kỳ 2010 - 2012
TT Nhóm khách hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh
số(trđ)
TT
(%)
Doanh
số(trđ)
TT
(%)
Doanh
số(trđ)
TT
(%)
1 Khách hàng nước ngoài 30 353 7 33 423 7 50 000 10
2 Bệnh viện 92 456 20 93 000 21 130 456 27
3 Doanh nghiệp 176 893 40 183 042 41 187 236 39
4 Người tiêu dùng 141 033 32 132 012 31 112 365 24
Tổng 440 735 100 441 477 100 480 057 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam)
Nhóm 2: Khách hàng trung gian
Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Nhật Nam thường phân phối sản phẩm của
mình thông qua trung gian, đó là các bệnh viện, Công ty y tế, Cục quân y,
Cục y tế, và các chương trình đấu thầu thiết bị Y Tế. Tiền mua máy móc thiết
bị do Ngân sách Nhà nước cấp và một số khác do tư nhân đóng góp cổ phần
lên mua, các thiết bị, máy móc này được sử dụng giám tiếp cho người bệnh.
Gần đây chủ yếu là thực hiện theo cơ chế đấu thầu nhằm cung cấp thiết bị,
máy móc kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý phục vụ cho

các cơ sở để khám chữa bệnh cho người bệnh được đảm bảo hơn tỉ lệ chẩn
đoán được nâng cao hơn. Thiết bị, máy móc nhập vào bệnh viện chủ yếu là
các loại thiết bị, máy móc phụ giúp cho các bác sỹ để chẩn đoán cho bệnh
nhân nắm bắt được bệnh tình của từng người một các có hiểu quả nhất và sớm
tìm ra được căn bệnh tiềm ẩn để chữa trị kịp.
Ngoài ra, Công ty con thong qua các chi nhánh nhỏ để bán cho các cửa
hàng bán lẻ để mở rộng kênh phân phối của mình. Sản phẩm của Công ty
được bán với giá cả cạnh tranh, chính vì thế các trung gian này thường giới
thiệu cho nhau về sản phẩm của công ty nên mức độ cạnh tranh của công ty
có tỉ lệ cao so với các đối thủ cạnh tranh. Số lượng bán hàng hàng với các
nhanh nhỏ cũng bán được số lượng nhiều. Giá cả cạnh tranh, đặc biệt thường
được thanh toán ngay. Tỷ trọng hàng tiêu thụ qua kênh phân phối này cao
SV: Nguyễn Tiến Đại
25

×