Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tài liệu hỏi đáp về bộ máy hành chính, thủ tục hành chính p10.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.64 KB, 2 trang )

Câu7: VBQPPL khác biệt với văn bản cá biệt như thế nào? Đặc trưng cơ bản để phân
biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng là gì? Cho ví dụ minh họa.
* VBQPPL: là VB do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định,
trong đó có các quy tắc xử sự chung, được NN bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các qhệ XH
theo định hướng XHCN.
Đặc điểm của VBQPPL là:
a) VB do CQNN, ng có thẩm quyền ban hành theo hình thức do pháp luật quy định.
b) VB đc ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật Ban hành VBQPPL, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL, các quy định của Nghị định số
161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Ban hành VBQPPL, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
VBQPPL, các VBQPPL có liên quan, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND.
c) Có chứa quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tg hoặc 1 nhóm
đối tg và có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phg;
Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi CQ, tổ chức cá nhân phải tuân thủ theo
khi tham gia qhệ XH được quy tắc đó điều chỉnh:
+ K chỉ đích danh đối tg thi hành;
+ Đc sd nhiều lần;
+ Có hiệu lực pháp luật mang tính bắt buộc;
d) VB đc NN bảo đảm thi hành bằng các biện pháp như tuyên truyên, giáo dục, thuyết
phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, KT; trong trường hợp cần thiết thì NN áp dụng biện
pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với ng có hành vi vi phạm.
* VB cá biệt: là VB do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định,
trong đó chỉ để giải quyết 1 vấn đề cá biệt, 1 đối tg cá biệt. VD: quyết định lên lương, khen
thưởng, kỷ luật, điều động công tác; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức,
tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức; quyết định xử lý vi phạm hành chính; VB quy phạm nội
bộ của cơ quan, đơn vị; VB cá biệt để phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt;
VB cá biệt có tính chất chỉ đạo, điều hành hành chính hoặc để hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
và các văn bản cá biệt khác để giải quyết vụ việc cụ thể đối với đối tượng cụ thể (trích khoản 2
Điều 3 Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật


Ban hành VBQPPL).
Đăc điểm:
- VB cá biệt thuộc loại VB áp dụng pháp luật, do những CQ có thẩm quyền áp dụng pháp
luật ban hành và đc bảo đảm thực hiện = cưỡng chế NN. VD: quyết định xử lý vi phạm hành
chính.
- Đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong
những trường hợp xác định. VD: Quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công
chức.
- Có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với luật pháp và dựa trên những quy
phạm pháp luật cụ thể. Nếu không có sự phù hợp trên thì văn bản cá biệt sẽ bị đình chỉ hoặc hủy
bỏ; còn nếu không phù hợp với thực tế sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành kém hiệu quả.
- Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: Quyết định cá biệt, Chỉ thị
cá biệt...
- Là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, mà thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật cụ
thể không thể thực hiện được; nó luôn luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các
yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp; củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu pháp lý thống
nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được bảo
đảm bởi nhà nước.
- Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là đặc tính cơ bản
của Quyết định hành chính cá biệt.
* Đặc trưng cơ bản để phân biệt quy tắc xử sự chung với xử sự riêng:
Quy tắc xử sự chung Quy tắc xử sự riêng
- Không chỉ đích danh đối tượng thi hành - Chỉ đích danh đối tượng thi hành
- Được sd nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc
một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi
toàn quốc hoặc từng địa phương.
- Được sd một lần, cho một hay một số
đối tượng cụ thể
- Khi sử dụng hiệu lực pháp lý không bị mất đi

- Mang tính bắt buộc chung đối với tất cả các cá
nhân và tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã
hội mà nó điều chỉnh
Chỉ có giá trị pháp lý đối với đối tượng cụ
thể.
* Cho ví dụ
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ, VB cá biệt bao gồm:
- VB cá biệt xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực, trong đó xác định cụ
thể ai có quyền chủ thể, ai có mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần quy định
của pháp luật.
VD: Quyết định tuyển dụng một người vào làm việc trong một cơ quan phải thực hiện một
cách tích cực các quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn công chức.
- VB cá biệt mang tính bảo vệ pháp luật là VB chứa đựng những biện pháp trừng phạt,
cưỡng chế nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật .
VD: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một người nào đó vi phạm luật giao
thông.

×