Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA BRAXIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.27 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tên đề tài: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA BRAXIN
Nội dung
I. Giới thiệu chung về đất nước Braxin
1. Giới thiệu chung
2. Sự lựa chọn con đường phát triển ở Braxin
2.1 Giới thiệu về con đường nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh
2.2 Tại sao Braxin lại lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô
hình “tăng trưởng nhanh”.
II. Quá trình phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng kinh tế
nhanh
1. Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến năm 1994
1.1 Từ năm 1960 đến năm 1980: giai đoạn phát triển thần kì
1.1.1 Cơ cấu ngành
1.1.2 Những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thời kì này
1.2 Từ năm 1980 đến năm 1994 : giai đoạn nền kinh tế bất ổn
1.3 Bài học chủ yếu cho Braxin
2. Nền kinh tế Braxin trong giai đoạn 1994 đến nay
2.1 Thời điểm khó khăn của nền kinh tế
2.2 Phục hồi kinh tế
2.2.1 Ổn định nền kinh tế vĩ mô
2.2.2 Sự phát triển của nền kinh tế,những thành tựu và hạn chế
2.2.2.1 Cơ cấu các ngành và tình hình đầu tư
2.2.2.2 Những hạn chế của nền kinh tế trong giai đoạn
này
III. Thực trạng về môi trường và xã hội của Braxin
1. Thực trạng xã hội của Braxin
1.1 Các vấn đề xã hôi
1.2 Những giải pháp về xã hội
2. Thực trạng về môi trường
2.1 Các vấn đề về môi trường


2.2 Những giải pháp về môi trường

1. Giới thiệu chung về đất nước Braxin
Giới thiệu chung
Vị trí địa lí: Braxin nằm ở Nam Mĩ, có biên giới chung với hầu hết các
lục địa của Nam Mĩ, giáp Đại Tây Dương, là quốc gia lớn nhất Nam Mĩ.
Diện tích: Braxin là một quốc gia rộng lớn với diện tích 8.511.965km
2
.
Là một đất nước có diện tích lớn thứ 5 thế giới, chiếm tới một nửa diện tích ở
Nam Mĩ. Braxin có phần lớn là diện tích miền đất bằng phẳng, các đồng bằng
châu thổ, các vùng duyên hải với hơn 7000 km đường biển.
Braxin là nước có lượng dự trữ tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn
như boxit, sắt, vàng, dầu mỏ, tiềm năng thủy điện. Đặc biệt, Braxin là một
trong những nước đa dạng về sinh thái học trên thế giới với 60% rừng
Amazon nằm trên lãnh thổ nước này.
Dân số: 186.113.000 người vào năm 2005. Thành phần chủ yếu là người
da trắng, da đen và da lai
Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp
Về lịch sử: từ năm 1500 đến thế kỉ 19, Braxin là thuộc địa của Bồ Đào
Nha. Năm 1822, Braxin giành độc lập. Năm 1889, Braxin tuyên bố là nước
cộng hòa. Năm 1930, Braxin phụ thuộc vào Mĩ. Năm 1960 cho đến năm
1970, Công đảng rồi các tập đoàn quân sự ra đời lần lượt nắm quyền. Năm
1990, quyền lãnh đạo thuộc về Đảng cộng hòa. Hiện nay, có tổng cộng 15
đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong quốc hội Braxin. Tổng thống hiện nay của
Braxin là Luiz Inacio da Silva.
Braxin được biết đến là một nước có nền kinh tế khởi sắc trong những
năm gần đây, là nước có nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới. Với các thế mạnh
về nông nghiệp như cà phê, mía, các ngành công nghiệp điện tử , giày da là
những mặt hàng xuất khẩu. Braxin ngày càng chứng tỏ sự hiện diện của mình

trên thế giới. Braxin cùng với Ấn Độ và Trung Quốc trở thành những nước có
nền kinh tế vượt trội trong những năm gần đây.
Nhưng ẩn sau những thành tựu kinh tế đạt được lại là một xã hội bất ổn,
những bất bình đẳng về thu nhập và sự hủy hoại nghiêm trọng về môi trường
2. Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế ở Braxin
2.1. Giới thiệu về con đường nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế
nhanh
Có 3 con đường phát triển kinh tế khác nhau: nhấn mạnh tăng trưởng
nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội; phát triển toàn diện.
Braxin đã chọn con đường mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh, vậy
mô hình tăng trưởng nhanh là gì?
Là mô hình mà Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình
2
đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt
ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình độ khá cao.
Ưu điểm:
Nền kinh tế rất nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân
năm rất cao.
Nhược điểm:
Những hệ quả xấu đã xảy ra: Sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã
hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường
không được quan tâm, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc
và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy.
Mặt khác, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hủy hoại môi trường
sinh thái, chất lượng tăng trưởng kinh tế không đảm bảo và vi phạm những
yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này đã tạo ra lực cản cho
sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau.
2.2 Tại sao Braxin lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo mô hình
“tăng trưởng nhanh”?

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
Braxin là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, có
các mỏ sắt, măng-gan, bốc-xít, kền, chì, crôm,vàng,. . .với trữ lượng lớn lại có
đất đai khí hậu hết sức thuận lợi nên cả nông nghiệp và công nghiệp của
Braxin đều có khả năng phát triển.
Do bối cảnh chính trị ở Braxin những năm 1945
Thời kì sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh đòi dân
chủ, chống độc tài, đòi cải thiện đời sống và bảo vệ chủ quyền dân tộc chống
chủ nghĩa đế quốc của các tầng lớp nhân dân Braxin đã diễn ra ngày càng
mạnh mẽ. Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ âm mưu thiết lập một chính quyền
phản động độc tài, đàn áp, khủng bố mọi phong trào dân chủ yêu nước tiến
bộ. Giới cầm quyền Braxin dựa vào sự ủng hộ của Mỹ, đã biến Braxin thành
một nhà nước với chính quyền tư sản mại bản, quân phiệt, độc tài bao trùm cả
nước với một lực lượng rất đông đảo.Braxin mở rộng cửa đón tư bản nước
ngoài trước hết là Mỹ vào đầu tư,bóc lột tàn bạo và vơ vét thả cửa các nguồn
tài nguyên giàu có của đất nước.
Theo quan điểm tăng trưởng và phát triển kinh tế nhằm phục vụ thiểu
số(giới cầm quyền) đã loại trừ đa số( tầng lớp nhân dân). Kết quả: Tốc độ
3
tăng trưởng kinh tế cao nhưng vấn đề bình đẳng công bằng xã hội và nâng cao
chất lượng cuộc sống dân cư bị bỏ qua.
II. Quá trình phát triển kinh tế Braxin theo con đường tăng trưởng
nhanh:
Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến 1994
1.1 Những năm 1960- 1980, nền kinh tế phát triển thần kì
Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980, nền kinh tế của Braxin tăng
trưởng nhanh có thể coi như một sự phát triển thần kì về kinh tế
1.1.1 Cơ cấu ngành
Ngành nông nghiệp
Ở Braxin sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí đáng kể trong

nền kinh tế quốc dân.
Braxin là một trong những nước có trình độ phát triển nhất ở châu Mỹ
la tinh: do đất đai, khí hậu hết sức thuận lợi nên nông nghiệp của Braxin phát
triển khá phong phú. Sản lượng cà phê đứng hàng đầu trên thế giới, ngô đứng
hàng thứ hai, ca cao đứng thứ ba và bông đứng thứ năm …(năm 1972).
Ngành chăn nuôi của Braxin cũng phát triển mạnh do có nhiều đồng
cỏ, thung lũng. Braxin có trên 200 triệu gia súc, là nguồn cung cấp chủ yếu
cho ngành công nghiệp thực phẩm. Năm 1971,ngành nông nghiệp chiếm 20
% tổng sản phẩm quốc dân.
Ngành công nghiệp
Braxin có nhiều tài nguyên phong phú, có những mỏ sắt, măng –gan,
bốc-xít, kền, chì, crôm, vàng, tung-xten, đồng, than đá, dầu mỏ với trữ lượng
khá lớn. Do đó công nghiệp khai thác chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế. Ngoài công nghiệp khai thác, ngành công nghiệp nặng của Braxin còn
có công nghiệp xe hơi, đóng tầu khá phát triển. Mặc dù trong các ngành công
nghiệp tiêu dùng, tư bản bản xứ nắm các khâu sản xuất và làm chủ nhà máy,
nhưng thiết bị máy móc và một số nguyên liệu vẫn phải dựa vào tư bản nước
ngoài.
Ngành dịch vụ
Braxin tiến hành trao đổi chủ yếu với các nước tư bản Anh, Mỹ,
cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, ý, Hà Lan …ngoài ra Braxin còn trao đổi
kinh tế với Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác.
Braxin xuất khẩu nhiều nhất là cà phê (hàng năm chiếm chừng 40% giá
trị hàng xuất khẩu) rồi đến quặng sắt, bông, đường, ngô, ca cao và nhiều loại
gỗ quý. Trị giá hàng xuất khẩu hàng năm xê dịch từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ Đô la,
4
hàng nhập khẩu chủ yếu của Braxin là bột mì, máy móc và phụ tùng thay thế
cho ngành công nghiệp nặng, hóa chất, dầu thô … trị giá hàng nhập khẩu
hàng năm xấp xỉ trên dưới 3,5 tỷ Đô la.
Thành tựu đạt được

Trong vòng từ năm 1966 đến năm 1976, nền kinh tế Braxin đã có
những thay đổi rõ rệt. tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân như sau: từ
1959 đến 1969 trung bình năm tăng 5,9%; năm 1972 tăng 10.8%; năm 1973
tăng 11.4%; năm 1974 tăng chừng 9%.
Số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng ở
Braxin: năm 1960 khoảng 3,6 tỷ đô la. Tính đến năm 1969, ở Braxin có tới
498 công ty nước ngoài và 36 chi nhánh nước ngoài hoạt động. 510 xí nghiệp
lớn nhất là thuộc tư bản nước ngoài.
Trong giai đoạn 1967-1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm đã vượt trên con số 11%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao
tới 13%. Một bước tới trời, Brazil khi ấy bước thẳng lên vị trí nền kinh tế
mạnh thứ 8 thế giới
Chính dựa trên các con số trên, giới cầm quyền Mỹ và Braxin
trong những năm 70 đã làm rùm beng lên về cái gọi là sự “thần kì kinh tế của
Braxin”, về “kiểu mẫu phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp Braxin”, về
“hiện tượng kì lạ của nền văn minh nhiệt đới” …
Những mặt hạn chế của nền kinh tế phát triển thần kì
Nếu chỉ căn cứ vào những chỉ số phát triển kinh tế trên đây thì thấy
có sự gia tăng khá nhanh chóng trong tổng sản phẩm quốc dân cũng như trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp của Braxin. Nhưng thực chất của sự thần kì đó
không như các giới cầm quyền Braxin khẳng định; trong thực tế nó đã gắn
liền với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với Braxin.
Điều chủ yếu của sự thần kì đó là các giới cầm quyền phản động ở
Braxin, nhất là các tập đoàn quân sự độc tài lên nắm chính quyền từ tháng 4
năm 1964, đã theo đuổi một đường lối kinh tế thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của
tư bản nước ngoài vào Braxin nhằm tạo nên một sự phát triển nhanh chóng,
đỡ tốn kém nhất cho chúng, đồng thời duy trì sự áp bức và bóc lột nặng nề đối
với quần chúng nhân dân, tăng cường chế độ phát xít khủng bố và thủ tiêu
mọi quyền tự do dân chủ trong nước.
Chính quyền Braxin đã đưa ra những ưu đãi về đặc quyền, đặc lợi

hết sức béo bở mà các công ty tư bản độc quyền nước ngoài ít khi giám mơ
tưởng tới. Các công ty nước ngoài kinh doanh ở Braxin sẽ được giảm hoặc
5
miễn thuế, đảm bảo không bị quốc hữu hóa. Đồng thời, các nhà cầm quyền lại
thi hành chính sách “ ướp lạnh” tiền lương, duy trì mức lương rất thấp và
thậm trí còn bảo đảm không có sự tăng lương ở Braxin. Với đường lối đó các
tập đoàn cầm quyền Braxin đã mở đường cho tư bản nước ngoài mặc sức
cướp bóc vơ vét, biến Braxin thành thị trường tiêu thụ , một nguồn cung cấp
nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Chính vì vậy theo báo cáo của Ngân hàng
thế giới vào năm 1970, 82,5% nền kinh tế Braxin tập trung nằm trong tay TB
nước ngoài. Hậu quả nền công nghiệp Braxin lệ thuộc ngày càng nhiều CNTB
và nhân dân bị bóc lột nặng nề.
Điều đáng tiếc là, vấp phải cuộc khủng hoảng dầu thô năm 1973 và nối
tiếp sau đó là khủng hoảng trái phiếu, khủng hoảng kinh tế do lạm phát bùng
phát, Brazil chưa kịp cất cánh bao lâu đã rơi rụng, trở thành đại diện điển hình
“mười năm tụt hậu” của Mỹ Latinh.
Những năm 1980- 1994, nền kinh tế bất ổn
Những năm 1980 là thời kì khó khăn của Brazil, do nước này đã
vay nợ nước ngoài rất nhiều trong những năm 70.
Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm là 400%. Tỷ lệ trao đổi đối với
hàng xuất khẩu trong thập niêm đó ở mức âm,tiền lương thực tế giảm trung
bình 3%. Đồng tiền của Brazil bị phá giá. Trong những năm 1990, nước này
phát triển mô hình kinh tế mở của tự do. Sự can thiệp của nhà nước vào nền
kinh tế bị bãi bỏ thông qua tư nhân hoá ngân hàng và các ngành thuộc sở hữu
nhà nước.
Các bảng số liệu của nền kinh tế Braxin
Bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
GDP/ người của Braxin tăng và giảm bất ổn
Năm 1985


1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993
GDP/người(US
D) 1645 1938 2094 2299 3068 2961 2568 2477 2836
Dưới đây là biểu đồ về GDP/người từ năm 1984-1993
6
Ta có bảng số liệu về tổng sản phẩm trong nước
7
Bảng số liêu về tốc độ tăng GDP
năm 1985 1986 1987 1990 1991 1992 1993 1994 1995
tốc độ
tăng
GDP
8.3 7.7 7.1 -2.4 0.4 -0.9 4.2 5.8 4.2
8
Ta có tỷ lệ lạm phát từ năm 1981 đến năm 1997
.Tỉ lệ lạm phát ở Bra-xin, 1981 đến 1997
Năm Tỉ lệ lạm phát
1981 100%
1982 100%
1983 138%
1984 192%
1985 226%
1986 147%
1987 228%
1988 629%
1989 1.430%
1990 30.377%
1991 400%
1992 1.020%
9

1993 1.929%
1994 2.076%
1995 66%
1996 16%
Tỷ lệ thất nghiệp
Năm 198 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
tỷ lệ
thất
nghiệp
2.4 3.6 3.8 3.0 3.7 - 6.5 5.3 5.1 4.6
Từ năm 1992 đến nay, nền kinh tế phát triển khá ổn định vì nước này
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, phát triển một nền kinh tế khai mỏ và
xuất khẩu nông sản,buôn bán gỗ,kim cương…, sau đó là sự phát triển của
ngành công nghiệp chế tạo máy, luyện kim.
Như vậy từ năm 1981-1994, tỷ lệ lạm phát của Brazil đều có xu
hướng tăng với tốc độ khá nhanh, tuy nhiên tù năm 1992- 1995, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát đã được giảm xuống. Điều này cho thấy chính sách
của Brazil có tác động tích cực tới nền kinh tế.
Bài học chủ yếu cho Brazil.
Thứ nhất, tăng trưởng không thể chỉ là giúp một số ít người thu lợi. Thời
kỳ “kỳ tích” những năm 60 và 70 của thế kỷ trước cũng là thời kỳ phân hoá
giàu nghèo ở đây diễn ra đặc biệt sâu sắc. Xã hội có thể duy trì được ổn định
chỉ bởi được đặt dưới tầm khống chế của một chính quyền quân sự. Lúc bấy
giờ, nếu các vấn đề xã hội hay vấn đề dân sinh không được xử lý tốt, sự ổn
định xã hội chắc chắn vẫn sẽ bị đe doạ và khả năng trỗi dậy một lần nữa hoàn
toàn chỉ là viễn tưởng.
Thứ hai, phải phát huy vai trò của cơ chế thị trường kết hợp với sự tham
gia có hiệu quả của chính phủ để tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, duy trì
cạnh tranh công bằng, khống chế có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài, xử lý
kịp thời những nguy hiểm trong các lĩnh vực như tài chính. Kinh tế mở mang

10
đến một trình độ nhất định đều buộc phải bước vào giai đoạn thu hẹp. Trong
tình hình đó, đúng ra Brazil cần thực hiện điều chỉnh kinh tế thông qua quá
trình giảm tốc tăng trưởng. Nhưng lựa chọn của chính phủ đương nhiệm lại là
bằng con đường phát hành trái phiếu vay nước ngoài, tuy việc làm này duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nó lại dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng
chủ yếu là từ những gánh nặng và trách nhiệm đi kèm các khoản vay và kết
cục đẩy nền kinh tế Brazil vào cuộc khủng hoảng trái phiếu vào thập kỷ 80
của thế kỷ 20.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bước thăng trầm của kinh tế Brazil giai đoạn
này là một kinh nghiệm quý báu cho lần trỗi dậy mới này của kinh tế hiện nay
và đồng thời nó cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự trỗi dậy ấy.
Nền kinh tế Brazil trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay
2.1 Thời điểm khó khăn của nền kinh tế
Lạm phát cao
Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát,
Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch -
Plano Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 Tỷ
lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm
rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Cụ thể : lạm phát năm 1994 là 2076%
năm 1995 chỉ còn 66% , năm 1996 là 16% , năm 1997 là 7% và đến năm
1998 như đã nói – 2.5%.
Tuy nhiên Sự phát triển của Brazil là hệ quả của hiện tượng đô thị
hóa và sự bùng nổ nền kinh tế thị trường. Rồi chịu ảnh hưởng nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, và bùng nổ vào 2 năm sau. Tháng 1 năm
1999, đồng Real mất giá 37%, sau khi bị phá giá, ngân hàng trung ương nâng
lãi suất lên 37% . Giá cả leo thang , IMF đã đề nghị tăng lãi suất ngân hàng
lên tới 70%.
Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài
Cũng trong năm 1999, Brazil đã nợ nước ngoài 244 tỷ đôla Mỹ,

tương đương 46% GDP và cuối cùng cũng không ngăn được thâm hụt ngân
sách lên tới 6-7% trong thập niên 1990. Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng
lai bắt đầu manh nha từ 1995. Tới 1998, thâm hụt tài khoản vãng lai lên tới
con số chóng mặt : 4.2% GDP. Trong năm thứ 2 liên tiếp , Brazil không còn
nhận được các dòng tiền từ bên ngoài bù đắp cho khoản thâm hụt này . Chính
vì vậy , trong các năm 1997 và 1998 , chính phủ Brazil đã phải trích ngân
sách ra để trang trải .
Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2001 , nền kinh tế Brazil mới tạm
thời ổn định trở lại , tuy vậy cũng chỉ là dậm chân tại chỗ thậm chí , còn tụt
11
lùi , 1 ví dụ minh chứng là Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000,
giảm xuống còn 1,3% năm 2001.
Tốc độ tăng trưởng tụt giảm
Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ
bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ
nần của Brasil về mức ổn định. Lí do mà trong giai đoạn từ 2002-2005, sự
phát triển của Brazil là không ổn định. Cụ thể : GDP 2002 đạt 2.7% , song tới
năm 2003 lại chỉ còn 1.1% , còn thấp hơn so với năm 2000. Tới năm 2004,
GDP tăng đột biến, từ 1.1% lên tới 5.7%. Nó làm cho Mức tăng trưởng kinh
tế của Brasil thấp hơn các nước Mỹ Latinh khác và hai cường quốc mới nổi
Ấn Độ, Trung Quốc. Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh
tranh của diễn đàn kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 – 2005 .
Vì nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, cho nên năm 2005, GDP của
Brazil tăng không đạt mức dự kiến (3,5%), mà chỉ tăng 2,6%, đạt 619,7 tỷ
USD, so với 604,6 tỷ USD năm 2004. Các chuyên gia Liên hiệp quốc cho
rằng, đây là mức tăng thấp nhất năm 2005 trong số 24 nền kinh tế thị trường
đang nổi lên hiện nay.
Các ngành kinh tế trọng điểm
Ngành Công nghiệp chủ đạo:
Braxin có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công

nghiệp chiếm một phần ba tổng GDP. Các ngành công nghiệp đa dạng của
Braxin bao gồm từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các
sản phẩm tiêu dùng. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real,
các công ty Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và
thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc
Mỹ. Năm 2008 Braxin được tổ chức quốc tế S & P công nhận là "Nước đạt
cấp độ đầu tư "ổn định, ít rủi ro.

Braxin cũng có nền công nghiệp dịch vụ đa dạng,chất lượng cao. Những
năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dịch vụ tài
chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra
các loại hàng hóa phong phú, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, kể cả các công
ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán và Hàng hoá tương lai
BM&F ở Sao Paulo rất phát triển.

- Một số ngành công nghiệp chủ đạo gồm : Máy bay, ô tô và phụ tùng,
máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học
etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi
măng, da nguyên phụ liệu da, giày.

12

×