BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ NGỌC
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY
QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH - BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ NGỌC
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY
QUA ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH - BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN TRUNG QUÝ
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Phan Trung Quý.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phan Trung Quý,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn,
những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã
giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học
"Khoa học Môi trường” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến
thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi
xin cám ơn về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương
nghiên cứu.
Xin cảm ơn các lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh,
phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình tôi tham gia thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên
Nguyễn Thị Ngọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC VIẾT TẮT x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới 3
1.1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam 5
1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt LVS Cầu 10
1.2.1 Giới thiệu tóm lược về LVS Cầu 10
1.2.2 Nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt 13
1.2.3 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của LVS Cầu 21
1.3 Một số giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước mặt 24
1.3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế 24
1.3.2 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cưỡng chế tuân thủ pháp luật 25
1.3.3 Về áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa học công nghệ 25
1.3.4 Về tăng cường các nguồn lực 26
1.3.5 Về sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng 26
1.3.6 Về hợp tác quốc tế 26
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: 30
2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa: 30
2.3.3 Phương pháp so sánh đánh giá chất lượng môi trường nước: 30
2.3.4 Tần suất phát hiện ô nhiễm: 31
2.3.5 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 31
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến khu vực
nghiên cứu 34
3.1.1 Các yếu tố tự nhiên 34
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40
3.2 Áp lực tác động lên chất lượng môi trường nước sông Cầu tại
khu vực nghiên cứu 46
3.2.1 Áp lực từ hoạt động sinh hoạt 46
3.2.2 Áp lực từ hoạt động y tế 47
3.2.3 Áp lực từ hoạt động nông nghiệp 47
3.2.4 Áp lực từ hoạt động công nghiệp 49
3.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 50
3.3.1 Diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực (NM1) 50
3.3.2 Diễn biến chất lượng nước mặt tại khu vực Khúc Xuyên (NM2) 52
3.3.2 Diễn biến chất lượng nước mặt tại cống Vạn An(NM3) 56
3.3.3 Diễn biến chất lượng nước mặt tại Hòa Long(NM4) 60
3.3.4 Diễn biến chất lượng nước mặt tại cảng cầu Đáp Cầu(NM5) 63
3.3.5 Diễn biến chất lượng nước mặt tại kè Việt Thống( NM6) 66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.4 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất
lượng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu 69
3.4.1 Giải pháp công nghệ 70
3.4.2 Giải pháp quản lý 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Chất lượng nước mặt trên thế giới 4
1.2 Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam 5
1.3 Lượng nước thải ở mỏ khai thác khoáng sản tại Thái Nguyên 15
1.4 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt được đưa vào
môi trường lưu vực sông Cầu năm 2013 18
1.5 Lượng rác thải y tế ở một số tỉnh ở LVS Cầu năm 2012 19
2.1 Vị trí các điểm quan trắc 28
3.1 Đặc trưng khí hậu Bắc Ninh 36
3.2 Bảng dân số thành phố Bắc Ninh trong các năm 40
3.3 Diện tích các loại cây trông thành phố Bắc Ninh qua các năm 42
3.4 Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh qua
các năm 42
3.5 Diện tích nuôi trồng thủy sản biến động qua các năm 43
3.6 Diện tích các CCN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 44
3.7 Ước tính lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu 46
3.8 Diện tích đất trồng nông nghiệp thành phố Bắc Ninh 2013 48
3.9 Lượng phân bón sử dụng ở một số loại cây trồng năm 2013 48
3.10 Ước lượng chất thải rắn phát sinh của các loài vật nuôi thành
phố Bắc Ninh, 2013 49
3.11 Kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực NM1 năm 2013 51
3.12 Kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực NM2 năm 2013 52
3.13 Thống kê các thông số quan trắc môi trường nước mặt tại NM2 55
3.14 Kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực cống NM3 năm 2013 57
3.15 Thống kê các thông số quan trắc môi trường nước mặt tại NM3 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
3.16 Kết quả quan trắc nước mặt tại NM4 2013 61
3.17 Thống kê các thông số quan trắc môi trường nước mặt tại NM4 62
3.18 Kết quả quan trắc nước mặt tại NM5 64
3.19 Thống kê các thông số quan trắc môi trường nước mặt tại NM5 65
3.20 Kết quả quan trắc nước mặt tại khu vực NM6 67
3.21 Thống kê các thông số quan trắc môi trường nước mặt tại NM6 68
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Diễn biến hàm lượng BOD
5
trên sông Nhuệ năm 2007 - 2011 7
1.2 Diễn biễn hàm lượng COD dọc sông Đáy năm 2007 - 2011 8
1.3 Diễn biến hàm lượng BOD
5
trên sông Đồng Nai từ sau cửa đập
Trị An đến cầu Hóa An năm 2007 - 2011 9
1.4 Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai năm
2007 – 2011 9
1.5 Sơ đồ vị trí sông Cầu trong LVS Cầu 11
1.6 GDP một số tỉnh thuộc LVS Cầu (JICA, Bộ tài nguyên môi
trường, 2012) 12
1.7 Diễn biến của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc LVS
Cầu (JICA, Bộ tài nguyên môi trường, 2012) 14
1.8 Tỷ lệ nước thải của một số nhóm ngành sản xuất chính (Hiện
trạng môi trường lưu vực sông Cầu,2008) 14
1.9 Tỷ lệ các làng nghề thuộc tỉnh, thành phố trong LVS Cầu 16
1.10 Tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các tỉnh thuộc LVS Cầu (Báo cáo
môi trường quốc gia, 2006) 17
1.11 Tỷ lệ nước thải y tế ước tính theo số giường bệnh của các tỉnh
trong LVS Cầu (Tổng cục môi trường, 2012) 18
1.12 Lượng rác thải sinh hoạt đô thị tại một số tỉnh trong LVS Cầu
năm 2012 (JICA và Bộ Tài nguyên Môi trường, 2012) 20
1.13 Hàm lượng NH
4
+
đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 - 2011 (Báo
cáo môi trường quốc gia, 2012) 21
1.14 Diễn biến hàm lượng BOD
5
tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007 – 2011 (Báo cáo môi trường quốc gia, 2012) 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
1.15 Diễn biến hàm lượng BOD
5
tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007 - 2011(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012) 23
1.16 Diễn biến hàm lượng COD trên sông Ngũ Huyện Khê năm 2007
- 2011(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012) 24
2.1 Vị trí các điểm quan trắc trên sông Cầu, thành phố Bắc Ninh 29
3.1 Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 35
3.2 Mạng lưới hệ thống sông ngòi thành phố Bắc Ninh 39
3.3 Biểu đồ phát triển dân số thành phố Bắc Ninh qua các năm 40
3.4 Tần suất phát hiện ô nhiễm nước tại NM2 56
3.5 Tần suất phát hiện ô nhiễm nước tại NM3 60
3.6 Tần suất phát hiện ô nhiễm nước tại NM4 63
3.7 Tần suất ô nhiễm nước tại cảng NM5 66
3.8 Tần suất phát hiện ô nhiễm nước tại kè Việt Thống 69
3.9 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 71
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
DANH MỤC VIẾT TẮT
1 BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh học
2 BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường
3 BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
4 BVMT : Bảo vệ môi trường
5 BVTV : Bảo vệ thực vật
6 CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
7 COD : Nhu cầu oxy hóa học
8 DO : Oxy hòa tan
9 ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
10 KT - XH : Kinh tế - Xã hội
11 LVHTS : Lưu vực hệ thống sông
12 LVS : Lưu vực sông
13 N - P - K : Đạm - Lân - Kali
14 QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
15 TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
16 TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
17 VQG : Vườn quốc gia
18 WHO : Tổ chức y tế thế giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại
và phát triển của sự sống trên trái đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là
được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự
nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn
của nước. Nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng
2/3 trữ lượng nước lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại
kéo dài 6 - 7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng.
Hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH,
quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng đang bị tác động rất lớn. Chất lượng nước các con sông
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tiếp nhận chất thải của
chúng cũng bị mất dần như sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Đồng Nai, sông
Sài Gòn,… vùng thượng lưu cũng như hạ lưu các con sông đã chịu tác
động mạnh mẽ từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, hoạt động sản xuất nông,
lâm nghiệp và công nghiệp… từ các tỉnh trong lưu vực sông.
Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, lưu vực sông Cầu
có diện tích khoảng 6030 km
2
với chiều dài 288 km, chảy qua các tỉnh Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi đổ vào sông Thái
Bình tại Phả Lại - Hải Dương. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, gia tăng dân số, khai thác khoáng sản cùng với các khu công nghiệp
chế biến mọc lên theo từng ngày, sự canh tác nông nghiệp thâm canh ở 2
bên khu vực sông đã làm cho chất lượng nước sông Cầu bị suy giảm rõ rệt
trong những năm qua.
Đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan
trắc đều có giá trị các thông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
QCVN B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD
5
, NH
4
+
có
xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm.
Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng
tăng do các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi, ). Thời gian tới, nếu
không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ
càng cao (Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá chất lượng sông
Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh - Bắc Ninh” có ý nghĩa
thực tiễn đối với địa bàn nghiên cứu. Giúp nhìn nhận được áp lực tác động
lên chất lượng nước một cách thấu đáo, nắm bắt được thực trạng về chất
lượng nước qua thời gian và không gian, đưa ra các giải pháp có ý nghĩa
thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành
phố Bắc Ninh - Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sông Cầu.
3. Yêu cầu của đề tài
- Chỉ rõ được các áp lực tới chất lượng môi trường nước sông Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa
bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2013 và các đợt quan trắc
trong năm 2013.
- Đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất
lượng nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt
phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ
thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị. Nước dưới đất hay còn gọi
nước ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng
đất đá, có cấu tạo địa chất khác nhau.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh
rạch trong nội thành, nội thị. Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km
3
nước,
trong đó nước mặn chiếm 97%, nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km
3
nước ngọt có thể sử dụng được, phần còn lại là nước đóng băng.
Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống và đô thị.
Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất
liền trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tượng không
cân bằng của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều
đáng báo động là mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào
khoảng 2000 m
3
, nhưng hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân
được cung cấp nước dưới mức 1700 m
3
(1 người/1 năm). Như vậy trong
những thập kỷ tới, chúng ta phải tính đến sự sa mạc hóa và tốc độ tăng dân
số ở một số vùng trên thế giới. Người ta nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1
tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình trạng này cũng là mối đe dọa
của cả Trung Quốc và Ấn Độ (Lan Anh, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm, tất
cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan hoặc
lưu trữ một phần. Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô nhiễm
nước. Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng nề như:
+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật
nào sông nỗi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó.
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất
thải độc hại.
+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm
trọng (Lan Anh, 2011).
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác
nhau được thể hiện qua Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Chất lượng nước mặt trên thế giới
TT Tác nhân gây ô nhiễm Sông Hồ, ao Hồ chứa
1 Vi khuẩn gây bệnh + +++ +
2 Chất răn lơ lửng + + + +
3 Các hợp chất hữu cơ + + +
4 Phú dưỡng + + + + + +
5 Nitrat + - -
6 Mặn hoá + - -
7 Kim loại nặng + + + + + +
8 Axit hoá + + + + +
(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2012)
Ghi chú: (+ + +) Ô nhiễm nghiêm trọng, (+ +) ô nhiễm trung bình, (+) ít ô
nhiễm, (-)không ô nhiễm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
1.1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam
1.1.2.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có
chiều dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372
con sông. Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000
km
2
. Lưu vực của 13 hệ thống sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của
9 hệ thống sông chính: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả -
La, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai, Mê Công chiếm tới gần 93% tổng diện tích
lưu vực sông toàn quốc và xấp xỉ 80% diện tích toàn quốc.
Bảng 1.2. Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sông chính
ở Việt Nam
TT
Hệ thống sông
Diện tích khu vực
Tổng lượng dòng chảy
năm
Mức đảm bảo nước
trong năm
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Nghìn
m
3
/km
2
m
3
/người
1
Băng Giang –
Kỳ Cùng
1.980
11.280
13.260
1,7
7,3
9
798
9070
2 Thái Bình
15.180
15.180
9,7
9,7
1.550
5.160
3 Hồng 82.300
72.700
155.000
45.2
81,3
126,5
4 Mã 10.800
17.600
28.400
5,6
14,0
19,6
1.110
5.500
5 Cả - La 9.470
17.730
27.200
4,4
17,8
22,2
1.250
8.290
6 Thu Bồn
10.350
10.350
20,1
20,1
1.940
16.500
7 Ba
13.900
13.900
9,5
9,5
683
9.140
8 Đồng Nai 6.700
37.400
44.100
3,5
32,8
36,3
877
2.980
9 MêKong 726.180
68.820
795.000
447,0
53,0
500,0
7.265
28.380
10 Các sông khác
66.030
66.030
94,5
94,5
1.430
8.900
Cả nước 837.430
330.990
1.167.000
507,4
340
874,4
2.560
11.100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
(Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2012)
Mỗi LVS có một đặc điểm riêng về tài nguyên thiên nhiên cũng như
tài nguyên nước. Chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, cách
thức quản lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình
sử dụng đất, đặc điểm môi trường, giá trị của mỗi LVS…
Các sông lớn của Việt Nam như Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu),
Hồng, Cả - La đều bắt đầu từ nước ngoài. Một số nhánh của hệ thống sông
Mê Kông bắt nguồn từ lãnh thổ nước ta như sông Sê San, Srêpok chảy qua
Lào, Campuchia rồi nhập lại vào sông Mê Kông, cuối cùng lại chảy vào
lãnh thổ Việt Nam rồi đổ ra biển qua 9 cửa (Cửu Long). Trong khi đó, sông
Kỳ Cùng - Bằng Giang lại là một trong các nguồn chính ở Việt Nam của
sông Châu Giang (Trung Quốc). Còn lại, phần lớn các sông nhỏ và vừa đều
bắt nguồn từ trong lãnh thổ.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, 3/4 địa hình đồi núi mà
lượng mưa phân bố không đồng đều và lượng mưa trung bình toàn lãnh thổ
khoảng 1.940 mm. Lượng mưa biến đổi không đều trong năm và ảnh
hưởng của chế độ mưa đối với chế độ dòng chảy sông ngòi là nguyên nhân
chủ yếu gây ra hạn hán trong mùa khô và mùa mưa. Phần lớn lượng dòng
chảy mặt của các sông được sinh ra từ mưa. Tổng lượng mưa trung bình
nhiều năm sinh ra trên lãnh thổ nước ta khoảng 640 tỷ m
3
/năm.
Khả năng cung cấp nước cũng khác nhau đối với các vùng khác nhau
trên lãnh thổ. Đối với LVHTS Đồng Nai (khu vực có đóng góp đến 40%
tổng sản phẩm quốc nội cả nước), hiện tại có khả năng cung cấp nước đạt
2.350 m
3
/người/năm và có thể giảm xuống còn khoảng 1.600
m
3
/người/năm vào 2025 nếu dân số vẫn tiếp tục tăng như xu hướng hiện
nay. Tình hình này còn xấu hơn tại LVS Cầu, khả năng cung cấp nước hiện
tại là 656 m
3
/người/năm. LVS Nhuệ - Đáy con số này là 2.830
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
m
3
/người/năm (Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).
1.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt một số lưu vực sông
* Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động
mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và
thuỷ sản trong khu vực. Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm
tới mức báo động, vào mùa khô, giá trị các thông số BOD
5
, COD, TSS tại
các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/ BTNMT loại A1 nhiều lần (Báo cáo
môi trường quốc gia, 2012).
Sông Nhuệ
Tại đầu nguồn (sau khi nhận nước sông Hồng), nước sông hầu như
chưa bị ô nhiễm. Sông Nhuệ từ khu vực Cổ Nhuế, nước bắt đầu bị ô nhiễm.
Đặc biệt, ô nhiễm nước tăng cao từ khu vực tiếp nhận nước sông Tô Lịch,
giá trị tại các điểm đo đều vượt QCVN loại A1 nhiều lần. Nước thải sông
Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành
Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho sông.
Hình 1.1. Diễn biến hàm lượng BOD
5
trên sông Nhuệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
năm 2007 - 2011
Sông Đáy
Nước sông Đáy và các sông khác bị ô nhiễm ở mức nhẹ hơn sông
Nhuệ và ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ. Sông Đáy chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ ở
từng đoạn sông với các mức độ khác nhau.
Càng về hạ lưu mức ô nhiễm trên sông Đáy có xu hướng giảm. Hạ lưu
sông Đáy (từ Kim Sơn - Ninh Bình ra cửa Đáy), do nguồn thải ở thượng
nguồn dồn về đã được pha loãng cộng với quá trình tự làm sạch của dòng sông
nên chất lượng nước ở hạ lưu sông Đáy được cải thiện so với các đoạn trên.
Hình 1.2. Diễn biễn hàm lượng COD dọc sông Đáy năm 2007 - 2011
Sông Đồng Nai
Khu vực thượng nguồn: nước khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai bắt
nguồn từ tỉnh Lâm Đồng còn tương đối tốt. Tuy nhiên theo kết quả quan trắc
của Sở TN&MT Lâm Đồng, khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và các
phụ lưu như sông Đạ Huoai, sông La Ngà, tại một số vị trí khảo sát các
thông sốđã vượt loại A2 theo QCVN 08:2008 do ảnh hưởng bởi các nguồn
thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai tuy ít bị tác động từ các nguồn
thải công nghiệp nhưng đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phù sa vào mùa mưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
làm chất lượng nước thay đổi.
Sông Đồng Nai từ sau cửa đập Trị An đến cầu Hóa An và phụ lưu
Chất lượng nước sông đoạn này khá tốt. Tuy chưa có tác động xấu từcác
nguồn thải lớn nhưng cần quan tâm vì đoạn sông này tiếp nhận nước từ sông
Bé (nguồn thải từ tỉnh Bình Dương)
Hình 1.3. Diễn biến hàm lượng BOD
5
trên sông Đồng Nai từ sau cửa
đập Trị An đến cầu Hóa An năm 2007 - 2011
Các phụ lưu trên sông Đồng Nai thuộc khu vực trên như sông Bé, La Ngà
có chất lượng nước khá tốt, hầu hết đều nằm dưới loại A2 theo QCVN 08:2008
Hình 1.4. Diễn biến hàm lượng BOD5 trên phụ lưu sông Đồng Nai
năm 2007 – 2011
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và phụ lưu, phân lưu
Chất lượng nước sông khu vực này chịu tác động nặng nhất trên toàn
tuyến sông Đồng Nai.
Trên khu vực trung lưu sông Đồng Nai, mức độ ô nhiễm dinh dưỡng
khá cao. Nồng độ NH
4
+
tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt giá trị giới hạn
theo QCVN 08:2008, loại A1, đặc biệt tại vị trí Cầu Ông Buông, giá trị luôn ở
mức cao trong nhiều năm. Ngoài ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong nước thải
sinh hoạt, nguyên nhân chủ yếu của sự tăng cao hàm lượng NH
4
+
khu vực
này là do nước rửa trôi từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có sử dụng các
loại phân bón hóa học
Mức độ ô nhiễm vi sinh vật tăng dần từ khu vực trung lưu cho đến
gần cuối hạ lưu sông Đồng Nai. Hàm lượng Coliform khu vực từ Trạm
bơm nhà máy nước Thiện Tân cho đến bến đò Hãng Da đều vượt
QCVN 08:2008 loại A1, thậm chí một sốđoạn vượt QCVN 08:2008 loại
B1 nhiều lần. Trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh cao nhất tại vị trí Bến
đò Lợi Hòa, bến đò Hãng Da do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải
sinh hoạt và các khu công nghiệp Hố Nai, Biên Hòa1 (Báo cáo môi
trường quốc gia, 2012).
1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt LVS Cầu
1.2.1. Giới thiệu tóm lược về LVS Cầu
Sông Cầu là sông chính trong hệ thống LVS của nó, hệ thống này có
tổng số chiều dài các nhánh sông là 1.600 km. Trong đó, riêng sông Cầu có
chiều dài 288 km, chảy qua địa bàn các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Hà Nội , Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Cầu đi qua cả 3 vùng sinh thái
là miền núi, trung du và đồng bằng. Địa hình chung của khu vực theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
Hình 1.5. Sơ đồ vị trí sông Cầu trong LVS Cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
Mạng lưới sông, suối phát triển dọc theo sông Cầu thành một lưu vực
rộng lớn với tổng diện tích 6.030 km
2
, nằm trên 6 tỉnh. Các nhánh sông
chính phân bố tương đối đều dọc theo dòng chính và đổ thẳng ra sông Cầu
bao gồm: Sông Chu, Nghinh Tường, Đu, Công, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê.
Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m
3
/năm. Lưu lượng
dòng chảy mùa lũ không vượt quá 75% lưu lượng cả năm từ tháng 6
đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ 7 - 8 tháng, có lưu lượng chiếm 18 -
25% lưu lượng cả năm, 3 tháng kiệt nhất là tháng 1, 2 và 3 lưu lượng
chỉ chiếm 5,6 - 7,8%.
Sông Cầu rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa dạng
độ che phủ rừng ước đạt khoảng 45%, nguồn nước dồi dào, tài nguyên khoáng
sản như sắt, kẽm, than, vàng, thiếc, ngoài ra còn có VQG Ba Bể, VQG Tam
Đảo, khu BTTN Kim Hỷ và các khu văn hóa lịch sử có giá trị cao.
Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp,
lâm nghiệp và công nghiệp, thuỷ sản đóng góp đáng kể vào cơ cấu này.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia. Sản
phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 26% và có xu
hướng giảm nhanh. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng
trưởng nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Hình 1.6 GDP một số tỉnh thuộc LVS Cầu
(JICA, Bộ tài nguyên môi trường, 2012)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
1.2.2. Nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên LVS Cầu nói chung và sông
Cầu nói riêng đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sông. Cơ cấu kinh
tế LVS Cầu có sự khác biệt giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng
bằng trong lưu vực. Vì vậy mà các nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm
chất lượng môi trường nước mặt trên LVS Cầu cũng có những khác biệt
nhau về tính chất đối với từng khu vực trên LVS Cầu. Trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn, Bắc Giang thì tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh
hoạt và hoạt động nông nghiệp. Ngược lại, ở các huyện giáp sông Cầu
thuộc tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội,… tác nhân gây ô nhiễm
ngoài hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp còn kể tới hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề và đô thị.
* Sản xuất công nghiệp
Theo thống kê đến năm 2013, toàn bộ LVS Cầu có hơn 2.000 doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó Bắc Giang chiếm tỷ lệ cao nhất
28%, sau đó là Hải Dương 23%, Bắc Ninh 22%.
Hình 1.7 Diễn biến của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp