ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ ANH
Tên đề tài:
“
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA
HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
69
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên & Môi trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và
khoa đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em suốt những
năm học ngồi trên giảng đường đại học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải,
người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các cô, chú, các anh
các chị đang công tác tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Quan Trắc Môi Trường, Chi cục Bảo vệ
Môi trường, Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Bắc Giang đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu
trong đợt thực tập vừa qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân
những người đã luôn theo sát và động viên trong suốt quá trình theo học và
tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ ANH
70
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nước trên thế giới 8
Bảng 2.2. Đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam 12
Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu trên sông Cầu 24
Bảng 4.1: Tổng số gia súc,gia cầm trên địa bàn huyện 34
Bảng 4.2. Số giường bệnh và khối lượng chất thải y tế trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa 36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 36
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 37
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 38
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 39
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2011 40
Bảng 4.8: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 43
Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 44
Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 45
Bảng 4.11: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 46
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2012
47
Bảng 4.13: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hoàng Vân 50
Bảng 4.14: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 51
Bảng 4.15: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Xuân Cẩm 52
Bảng 4.16: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại Mai Đình 53
Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu năm 2013 54
Bảng 4.18: tổng hợp chất lượng nước sông Cầu qua 3 năm: 2011, 2012, 2013
57
71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai 13
Hình 2.2: Bản đồ lưu vực sông Nhuệ- Đáy 15
Hình 2.3: Bản đồ các con sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 16
Hình 2.4: Bản đồ lưu vực sông Cầu 7
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Hiệp Hòa 26
Hình 4.2: Giá trị pH, BOD
5
, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh,
Xuân Cấm, Mai Đình năm 2011 41
Hình 4.3: Giá trị NH
4
+
, NO
2
-
Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2011 41
Hình 4.4: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2011 42
Hình 4.5: Giá trị pH, BOD
5
, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh,
Xuân Cấm, Mai Đình năm 2012 48
Hình 4.6: Giá trị NH
4
+
, NO
2
-
Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2012 48
Hình 4.7: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2012 49
Hình 4.8: Giá trị pH, BOD
5
, COD, DO, TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh,
Xuân Cấm, Mai Đình năm 2013 55
Hình 4.9: Giá trị NH
4
+
NO
2
-
tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2013 55
Hình 4.10: Giá trị colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
năm 2013 56
Hình 4.11: Giá trị pH tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2013 58
Hình 4.12: Giá trị BOD
5
tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
qua các năm 2011, 2012, 2013 58
Hình 4.13: Giá trị COD tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2013 59
72
Hình 4.14: Giá trị DO tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2013 60
Hình 4.15: Giá trị TSS tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2003 60
Hình 4.14: Giá trị NH
4
+
tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2013 61
Hình 4.17: Giá trị NO
2
-
tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình qua
các năm 2011, 2012, 2013 61
Hình 4.18: Giá trị Colifom tại Hoàng Vân, Hợp Thịnh, Xuân Cấm, Mai Đình
qua các năm 2011, 2012, 2013 62
73
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2.Mục đích của đề tài 2
1.3.Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: 2
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tế 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.2.1. Cơ sở pháp lý 3
2.1.2. Cơ sở lý luận 4
2.1.3. Đánh giá chất lượng nước 6
2.2. Cơ sở thực tiễn 7
2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới 7
2.2.2. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam 11
2.3. Tài nguyên nước của Bắc Giang và chất lượng nước sông Cầu 15
2.3.1. Tài nguyên nước của Bắc Giang 16
2.3.2. Chất lượng nước sông Cầu 17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 23
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 23
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 25
3.4.4. Phương pháp chuyên gia 25
74
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa – tinh Bắc Giang 26
4.1.1.Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.2. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn huyện Hiệp
Hòa – tỉnh Bắc Giang. 36
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua
huyện Hiệp Hòa tháng 9/2011 36
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua
huyện Hiệp Hòa tháng 10/2012. 43
4.2.3. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn chảy qua
huyện Hiệp Hòa tháng 10/2013 50
4.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng nước sông Cầu 62
4.3.1. Giải pháp chung 62
4.3.2. Giải pháp cụ thể 63
4.3.3. Các giải pháp khác 64
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1. Kết luận 65
5.2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
75
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ tài nguyên Môi trường
BVMT Bảo vệ Môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Nồng độ oxy hòa tan
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
LVS Lưu vực sông
NĐ-CP Nghị định - Chính Phủ
QC Quy chuẩn
QCVN Quy chuẩn Việt nam
TC Tiêu chuẩn
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
THCS Trung học cơ sở
TNMT Tài nguyên Môi trường
TSS Tổng chất rắn
TT Thông tư
UBND Ủy ban Nhân dân
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chúng ta đều biết rằng nước là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất,
không có nước thì loài người và tất cả các loài sinh vật đều không thể tồn tại.
Mặc dù nước có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nhưng hiện nay ngoài sự
xâm nhập của các yếu tố tự nhiên thì nguồn nước đang bị ô nhiễm do chính
những hoạt động của con người.
Sông Cầu là một con sông có lưu vực lớn, chiều dài chảy qua 6 tỉnh
gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương
và một phần của thành phố Hà Nội. Đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang
qua vài năm giám sát chất lượng nước mức độ ô nhiễm vẫn chưa tới mức báo
động. Tuy nhiên do tác động của phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh hiện nay
đang lên nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và một số khu công nghiệp, đây là
một mối đe dọa lớn đối với chất lượng Sông Cầu nếu công tác xử lý chất thải
không được các đơn vị sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước sông Cầu,
trong những năm vừa qua,tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tỉnh trong lưu
vực sông Cầu xây dựng chương trình, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để bảo vệ
sông Cầu. Tỉnh cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành đặc biệt chỉ đạo
các cơ quan chuyên trách về môi trường tăng cường công tác giám sát, kiểm
tra việc thực hiện bảo vệ môi trường(BVMT) của các doanh nghiệp cơ sở sản
xuất, tăng cường vị trí quan trắc tại nhiều vị trí trên sông Cầu để sớm phát
hiện các điểm có dấu hiệu ô nhiễm.
Để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Cầu, một
trong những biện pháp quan trọng nhất trong công tác BVMT là đánh giá
đúng và chính xác nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra biện pháp, giảm
thiểu một cách hữu hiệu và phù hợp.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó được sự nhất trí của Ban Giám
Hiệu nhà trường, khoa Môi Trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.Nguyễn Thanh Hải, em đã
2
thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua
huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ”.
1.2.Mục đích của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa,
tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước sông Cầu
đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập thông tin, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường
nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Số liệu thu thập được phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quảphân tích thông số hiện trạng chất lượng nước sông Cầu, so
sánh với QCVN 08:2008/BTNMT.
- Những ý kiến đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện ở
địa phương
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Bổ sung tư liệu học tập cho sau này.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tế
-Đưa ra các đánh giá trung nhất về chất lượng môi trường nước, giúp
cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ
môi trường.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dụng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt của huyện.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi cộng đồng dân cư.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 ngày 29/11/2005 . [4]
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định số 126/2003/ NĐ - CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu,
thông tin về tài nguyên nước.
- Nghị định 149/2004/ NĐ - CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 80/2008/NĐ - CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi bổ sung một
số điều của nghị định 80/2006/ NĐ – CP ngày 09/08/2006.
- Nghị định 29/20011/NĐ – CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 02/2009/TT – BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường
về xả thải, đánh giá khả năng tiếp nhận xả thải của nguồn nước.
- Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT, quy định quy trình kỹ thuật quan
trắc môi trường nước mặt lục địa.
- Thông tư số 21/2012/TT – BTNMT ngày 19/ 12/ 2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong quan trắc môi trường.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt.
4
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải công nghiệp.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 47/2012/BTNMT, về quan trắc thủy văn.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường
nước, quan trắc môi trường, tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường
• Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 [4],
môi trường được định nghĩa như sau: “ môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” .
• Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 6 điều 3 luật bảo vệ môi trường việt Nam 2005 [4]: Ô
nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩnmôi trường , gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật”.
• Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“ Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý –
hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc địa với con người và sinh vật, làm giảm độ
đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và nguy hiểm thì ô
nhiễm nước nguy hiểm hơn ô nhiễm đất” [11].
• Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam 2005 [4]: “ Tiêu
chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”.
• Khái niệm về quy chuẩn môi trường
Là quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức
5
khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh
quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
• Khái niệm về quan trắc môi trường:
Theo khoản 17 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm
2005[4]:“Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thồng về môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối
với môi trường”.
2.1.2.2. Một số ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến môi trường và sức khỏe
con người
* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến môi trường
Ô nhiễm môi trường nước không những ảnh hưởng tới môi trường đất,
môi trường không khí mà còn ảnh hưởng tới môi trường sống của sinh vật
trong nước. Nước thải chứa chất hữu cơ có thể thuận lợi cho thực vật phát
triển nhưng nếu vượt quá sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy
trong nước. Khi trong nước xuất hiện hóa chất, dầu mỡ, kim loại nặng, sẽ tác
động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Ô
nhiễm nước dẫn đến sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là hoạt động nuôi
cá bè) đã bị tác động rất nhiều. Các loài tôm, cá, thủy sản hầu như không thể
tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái nước chỉ có thể tồn tại một số loài động thực
vật phù du, các loài tảo ưa thích môi trường dinh dưỡng cao và chính sự phát
triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trường nước[ 15 ].
* Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến con người
Khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến con người, các
bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các
ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
- Ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm nước tới sức khỏe con
người[16]:
6
+ Nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể
gây ung thư.
+ Nhiễm Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong
khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao.
+ Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh
gây bệnh về đường tiêu hoá.
+ Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
+ Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan,
nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
+ Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường
hô hấp.
+ Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường
tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
+ Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm
gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2.1.3. Đánh giá chất lượng nước
Chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu và chỉ số là
- Các thông số lý học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan.
+ Độ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh
vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong
quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn.
Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được
khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan,
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát
triển của vi sinh vật trong nước.
7
+ Tổng các chất rắn trong nước (TSS) : Chất lơ lửng là các hạt rắn vô
cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo… sự có
mặt của chất lơ lửng trong nước mặt do hoạt động sói mòn, nước chảy tràn
làm mặt nước bị đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng
ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các chất rắn được giữ lại
trong quá trình nước thấm qua các tầng đất.
- Các thông số hóa học:
+ Oxy hòa tan (DO):Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô
hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được
tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do
trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào
nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO
thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết.
+ Nhu cầu Oxy sinh học (BOD): Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để
vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt
độ và thời gian.
+ Nhu cầu Oxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các
hợp chất hoá học trong nước.
- Các chất dinh dưỡng: NO
2
-
, NH
4
+
,
+ Nitrit (NO
2
-
): là sản phẩm trung gian trong chu trình chuyển hóa nitơ
Nitrit có mặt trong nước do sự phân hủy sinh học của các chất protein.
+ Amoni (NH
4
+
): Được tạo ra trong nước do quá trình khử NO
3
-
trong
điều kiện yếm khí. Hàm lượng amoni cao là rất độc hại đối với các sinh vật
sống trong nước, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước.
- Kim loại nặng: Pb, Zn, Fe, Cu,
Kim loại nặng là những kim loại có phân tử lượng lớn hơn 52(g)
- Các thông số sinh học: Coliform
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới
8
Trên thế giới có khoảng 361 triệu km
2
diện tích các đại dương (chiếm
khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng
1,5 tỷ km
3
, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km
3
(61%), còn lại 93,9%
là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km
3
(1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất
(hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng
được là 4,2 triệu km
3
(0,28% thủy quyển). Tài nguyên nước trên thế giới được
thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nước trên thế giới
Vị trí
Thể tích
(* 10
12
m
3
)
Tỷ lệ
(%)
Vùng lục địa
Hồ nước ngọt 125 0,009
Hồ nước ngọt, biển nội địa 104 0,008
Sông 1,25 0,0001
Độ ẩm trong đất 67 0,005
Nước ngầm 8350 0,61
Băng ở bắc cực 29200 2,14
Tổng vùng lục địa (làm tròn) 37800 2,8
Khí quyển (hơi nước) 13 0,001
Các đại dương 1320000 97,3
Tổng (làm tròn)
1360000 100
(Nguồn: Tyson, J, (1989)) [14]
Nước lục địa bao gồm nguồn nước mặt và nước dưới đất. Nước mặt
phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh, rạch và các hệ
thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị. Nước dưới đất hay còn gọi nước
ngầm là tầng nước tự nhiên chảy ngầm trong lòng đất qua nhiều tầng đất đá,
có cấu tạo địa chất khác nhau.
9
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở
nên nghiêm trọng. Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km
3
nước, trong đó
nước mặn chiếm 97%, nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km
3
nước có
thể sử dụng được, phần còn lại là nước đóng băng.Thế giới hiện nay tỉ lệ sử
dụng nước như sau: Sử dụng cho nông nghiệp 69%, sử dụng cho công nghiệp
23%,sử dụng cho đời sống và đô thị 8%.
Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất
liền trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tượng không
cân bằng của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều
đáng báo động là mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào
khoảng 2000 m
3
, nhưng hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân
được cung cấp nước dưới mức 1700 m
3
(1 người/1năm). Như vậy trong
những thập kỷ tới, chúng ta phải tính đến sự sa mạc hóa và tốc độ tăng dân
số ở một số vùng trên thế giới. Người ta nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ
người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình trạng này cũng là mối đe dọa của
cả Trung Quốc và Ấn Độ [2].
Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm,
tất cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan
hoặc lưu trữ một phần. Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô
nhiễm nước. Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm
nặng nề như:
+ Tại Trung Quốc 80% chất thải ra sông hàng ngày mà không có bất kỳ
khâu xử lý nào.
+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật
nào sông nổi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó.
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất thải
độc hại.
+ Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất
trầm trọng [2].
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố kết quả
nghiên cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các
10
vấn đề về nguồn nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực
Thái Bình Dương. Theo đó nhu cầu cấp bách đối với khu vực này là tăng
cường hiệu quả các biện pháp sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
con người và thúc đẩy phát triển bền vững. Đặc biệt là nền sản xuất nông
nghiệp đang bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước mưa nên đã đặt
các nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở các quốc đảo trong khu vực
trước nhiều hiểm họa khôn lường.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi
ở các quốc đảo này bắt nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90%
các ca tử vong còn lại là do những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện
mất vệ sinh.
Nghiên cứu của UNEP cũng nêu rõ, các quốc đảo ở Thái Bình Dương
cũng đang đứng trước những căng thẳng chưa từng có về sinh thái với nhiều
đảo có từ 85-90% diện tích không có hệ thực vật sống và hầu như không có
khả năng xử lý nguồn nước thảo từ các khu vực đô thị khiến nguồn nước
mặt bị ô nhiễm nghiêm trọng (Kỳ Sơn, 2011).[19]
Khan hiếm nước và sự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho khan hiếm nước trên toàn cầu tăng lên
20% trong thế kỷ này. Theo dự đoán của các chuyên gia, nóng lên toàn cầu sẽ
làm thay đổi chế độ mưa trên toàn thế giới, làm tan chảy các núi băng và hơn
thế nữa gây ra những cực đoan về hạn hán và lũ lụt.
Việc tiêu thụ nước trên thế giới đã tăng 6 lần so với thế kỷ trước, gấp
đôi tỷ lệ gia tăng dân số và sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thế kỷ tới. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên nước ngọt sẵn có là có hạn, lượng nước này nhỏ hơn 1%
nước trên Trái Đất.
Hơn thế, tài nguyên nước và dân số phân bố không đồng đều trên
toàn cầu, các khu vực khô cằn và bán khô cằn có diện tích 40% tổng diện
tích đất của thế giới nhưng chỉ nhận được 2% các dòng chảy bề mặt và
một nửa trong số dân cư của khu vực này thuộc diện nghèo của thế giới.
Hiện nay nguồn tài nguyên nước ngọt hiện có trên thế giới đang bị đe dọa
nghiêm trọng bởi các hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm và nóng lên
11
toàn cầu. Với xu hướng này, việc cung cấp đủ nước cho các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của con người là một trong những thách
thức lớn nhất của thế kỷ 21.
Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự khan hiếm nước trên toàn cầu
có ảnh hưởng giống nhau đến các nước giàu và nước nghèo. Gần ba tỷ
người sống trong điều kiện khan hiếm nước (chiếm hơn 40% dân số thế
giới) và tình hình này ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu xu hướng hiện nay
cứ tiếp diễn. Các biểu hiện của việc khan hiếm nước phổ biến đó làcó hàng
triệu người chết mỗi năm vì suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đến
nguồn nước, xung đột chính trị do tranh chấp nguồn nước, sự tuyệt chủng
của các loài nước ngọt và sự suy thoái của các hệ sinh thái thủy sinh.
(Andrew D. Eaton, 2009) [13].
2.2.2. Các vấn đề môi trường nước mặt ở Việt Nam
2.2.2.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 16 lưu vực sông,
2.372 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Trong đó, 13 hệ thống sông
lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km
2
. Lưu vực của 13 hệ thống sông
này chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ và 10 hệ thống sông trong số này là
sông liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Campuchia (với 70% diện tích lưu
vực ở ngoài biên giới Việt Nam); 12/13 là sông liên tỉnh, có lưu vực bao
phủ trên địa bàn 2 tỉnh trở lên, ngoại trừ sông Mã. Chín (9) hệ thống sông
chính bao gồm: sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Thái Bình, sông Hồng,
sông Cả, sông Mã, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông
Mekong (Cửu Long) chiếm tới 93% tổng diện tích lưu vực sông trên toàn
quốc (4 lưu vực sông lớn còn lại là sông Đà, sông Lô, sông Sê San và sông
Srêpok). Tổng lưu lượng nước hàng năm của sông Mekong chiếm 60%
tổng lượng nước trên toàn quốc. Sông Hồng chiếm 15% và sông Đồng Nai
chiếm 4% tổng lượng nước. Lượng mưa thay đổi theo từng mùa trong năm.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 7 (riêng miền Trung, mùa mưa từ tháng 7
đến tháng 12). Lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 75%- 85% tổng lượng
nước mưa trong năm. [2]
12
Bảng 2.2. Đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam
TT Hệ thống sông
Diện tích lưu vực (km
2
)
Tổng lượng dòng chảy
năm (tỷ m
3
)
Mức đảm bảo
nước trong năm
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Ngoài
nước
Trong
nước
Tổng
Nghìn
m
3
/năm
m
3
/người
1
Bằng Giang- Kỳ
Cùng
1.980 11.280 13.260 1,7 7,3 9,0 798 9.070
2 Thái Bình - 15.180 15.180 - 9,7 9,7 1.550 5.160
3 Hồng 82.300 72.700 155.000 45,2 81,3 126,5 - -
4 Mã 10.800 17.600 28.400 5,6 14,0 19,6 1.110 5.500
5 Cả- La 9.470 17.730 27.200 4,4 17,8 22,2 1.250 8.290
6 Thu Bồn - 10.350 10.350 - 20,1 20,1 1.940 16.500
7 Ba - 13.900 13.900 - 9,5 9,5 683 9.140
8 Đồng Nai 6.700 37.400 44.100 3,5 32,8 36,3 877 2.980
9 Mê Kông 726.180 68.820 795.000 447,0 53 500,0 7.265 28.380
10 Các sông khác - 66.030 66.030 - 94,5 94,5 1.430 8.900
Cả nước 837.430 330.990 1.167.000 507,4 340 847,4 2.560 11.100
(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước )
13
Theo số liệu hiện có, tài nguyên nước sẵn có tính theo đầu người trung
bình ở Việt Nam vào khoảng 10.000 m
3
/người/năm và được coi là có nguồn
tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn của nhiều
lưu vực sông chính nên hơn 60% lưu lượng nước phụ thuộc vào thượng
nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Hiện nay, lưu vực sông MêKông phụ
thuộc tới 95% vào nguồn nước quốc tế. Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình
cũng phụ thuộc đến 40% vào lượng nước từ Trung Quốc. Do đó, nếu loại trừ
tất các các nguồn nước từ ngoài lãnh thổ, thì trong tương lai Việt Nam có
lượng nước dưới mức thiếu hụt. Với việc các nước ở thượng nguồn đã, đang
và sẽ xây dựng nhiều công trình khai thác, phát triển thủy năng với quy mô
lớn, nguồn nước chảy vào Việt Nam sẽ ngày càng cạn kiệt và nước ta sẽ ở
vào tình trạng thiếu hụt nước.[1]
2.3.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt một số lưu vực sông chính
* Hiện trạng môi trường lưu vực sông Đồng Nai
Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai
Hệ thống sông Đồng Nai là một trong hai hệ thống sông lớn nhất khu
vực phía Nam với lưu vực rộng khoảng 44.612 km
2
, liên quan đến 11
tỉnh/thành phố trên lưu vực với dân số hiện tại khoảng 15 triệu người. Môi
trường nước của hệ thống sông này đang chịu tác động trực tiếp của các
14
nguồn thải từ 116 khu đô thị với các qui mô khác nhau, 47 khu công
nghiệp/khu chế xuất, trên 57.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều qui
mô khác nhau.
Nước sông Đồng Nai ở thượng nguồn, nơi gần với các điểm lấy nước
sinh hoạt có chất lượng tương đối tốt, gần đạt tiêu chuẩn QCVN
08:2008/BTNMT loại A
1
. Tuy nhiên, các dòng chảy trung lưu của sông Đồng
Nai nằm sau hồ Trị An tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt, đô thị và
nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Các nguồn ô nhiễm bao gồm một số
trung tâm đô thị và khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh. Chất lượng nước tại vùng hạ lưu của sông Đồng Nai bị ô
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thuỷ triều. Mức độ DO đang giảm,
trong khi SS lại cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn quốc gia QCVN
08:2008/BTNMT loại B
1
. Khu vực này cũng chịu sự nhiễm mặn, do đó nước
tại khu vực này không thể bị sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tưới tiêu.
Sông Sài Gòn tiếp nhận ô nhiễm do một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý
giống như sông Đồng Nai. Cả sông Đồng Nai và Sài Gòn đều là những tài
nguyên nước quan trọng cho sinh hoạt tại khu vực, nhưng nước ở cả hai con
sông này đều bị ô nhiễm và chất lượng nước dưới loại A
1
của QCVN
08:2008/BTNMT đối với BOD
5
. Sông Thị Vải là khu vực ô nhiễm nhất trên
lưu vực sông và được biết đến như “một con sông chết”. Nước bị ô nhiễm
nặng bởi các chất hữu cơ và có màu đen nâu với mùi khó chịu, cả khi thuỷ
triều thấp và cao. Khi giá trị DO đạt hoặc gần ở mức không, các loại sinh vật
không thể sống được. Hàm lượng N
-
và NH
4
+
vượt tiêu chuẩn loại B
1
của
QCVN 08:2008/BTNMT rất nhiều lần. Tại cảng Mỹ Xuân, hàm lượng thuỷ
ngân là điều đáng lo ngại nhất vì kết tụ trong trầm tích và trong các loại sinh
vật. Các hành động đối phó với các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đang được
tiến hành. Tuy nhiên, các con sông thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai
cũng cần đến các biện pháp phục hồi môi trường hợp lý.[2]
* Hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ- Đáy
15
Hình 2.2: Bản đồ lưu vực sông Nhuệ- Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có diện tích tự nhiên là 7388km
2
, tổng lượng
nước hằngnăm khoảng 28,8 tỷ m
3
. Chất lượng nước tại lưu vực sông Nhuệ -
Đáy phụ thuộc vào lưu lượng nước sông, lượng nước thải ở vùng thượng lưu.
Nhìn chung, nước sông Đáy ít bị ô nhiễm hơn nước sông Nhuệ, môi trường
nước mặt của LVS Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh
hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực. Ở
vùng hạ lưu, từ điểm giao với sông Tô Lịch, nước sông cực kỳ ô nhiễm, đặc
biệt trong mùa khô khi dòng chảy pha loãng từ sông Hồng chảy vào ở mức tối
thiểu. Gần đây, hệ thống hồ điều hoà Yên Sở đã làm nhiệm vụ tiếp nhận phần
lớn nước thải của Hà Nội và bơm ra sông Hồng (chủ yếu hoạt động vào mùa
khô), hạn chế bớt một phần nguồn nước của sông Tô Lịch đưa sang sông
Nhuệ. Tuy nhiên, vào mùa mưa, nước thải từ sông Tô Lịch vẫn được đưa ra
sông Nhuệ nên hàm lượng BOD
5
, DO, NH
4
+
và coliform đều không đạt
QCVN 08:2008/BTNMT loại B
2
. Từ điểm giao với sông Tô Lịch tới điểm hợp
dòng với sông Đáy, mức độ ô nhiễm giảm dần do cơ chế tự làm sạch của dòng
sông. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tổng thể vẫn vượt quá tiêu chuẩn quốc gia.
[1]
2.3. Tài nguyên nước của Bắc Giang và chất lượng nước sông Cầu
16
2.3.1. Tài nguyên nước của Bắc Giang
Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng
chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ,
đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa,
nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt,
cụ thể tài nguyên nước trên các sông như sau:
Hình 2.3: Bản đồ các con sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận
Bắc Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu
ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm
khoảng 4,2 tỷ m
3
, hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục
vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần
thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn
chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm
các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò.
Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m
3
. Hiện tại trên hệ thống sông
Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục
vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
17
- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính
là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng
1,46 tỷ m
3
, trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn
phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam,
Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
- Chế độ thủy văn của sông ngòi Bắc Giang có 2 mùa là mùa lũ và
mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm trên 70% lượng nước cả
năm nhưng yêu cầu dùng nước tưới không lớn. Ngược lại mùa cạn từ
tháng 10 đến tháng 4 chiếm có 30% lượng nước cả năm thì yêu cầu dùng
nước tưới lại nhiều.
- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện
tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như:
Hồ Cấm Sơn, trữ lượng nước khoảng 307 triệu m
3
; hồ Suối Nứa, trữ lượng
khoảng 6,27 triệu m
3
; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ
Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m
3
và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng
2,024 triệu m
3
…
- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng
0,33 tỷ m
3
/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và
làm nước tưới trong nông nghiệp.
2.3.2. Chất lượng nước sông Cầu
* Tổng quan về sông Cầu
Lưu vực Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21
0
07
’
-22
0
08
’
vĩ
bắc, 105
0
28
’
– 106
0
08
’
kinh đông