Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên của các dự án ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.63 KB, 6 trang )

GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA CÁC DỰ ÁN ODA
Phạm Văn Hoan
1

Bùi Văn Quân
2

Bài viết đề cập một số vấn đề liên quan đến công tác bồi dưỡng
giáo viên theo các dự án ODA và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả của công tác này

1. Mở đầu
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về
công tác bồi dưỡng giáo viên [1-6]. Thực hiện nhiệm vụ này, nhiều dự án giáo dục đã được
triển khai. Công tác bồi dưỡng giáo viên (BDGV) hiện nay đang được thực hiện với các hình
thức: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo
viên; Bồi dưỡng để cập nhật những nội dung khi chương trình, sách giáo khoa có sự thay đổi,
bổ sung hay cải tiến; Bồi dưỡng theo chuẩn chức danh; Bồi dưỡng cho giáo viên chưa đạt
chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.
Công tác bồi dưỡng giáo viên trước kia do Vụ Giáo viên/Cục Đào tạo bồi dưỡng đảm
nhận. Gần đây, khi Vụ Giáo viên đã bị giải thể, công tác bồi dưỡng giáo viên được giao về
các bậc học. Song song với nó là một loạt Dự án giáo dục (dự án ODA) được khởi động và
góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo viên. Đó là: Dự án Việt – Bỉ, Dự án Phát
triển Giáo dục THCS pha I, pha II, Dự án Phát triển Giáo dục THPT, Dự án Giáo dục THCS
vùng khó khăn nhất, Dự án hỗ trợ trẻ em tiểu học có hoàn cảnh khó khăn…đều tham gia vào
công tác bồi dưỡng giáo viên.
Trong bài viết này, chúng tôi tập trung đề cập các vấn đề liên quan đến công tác bồi
dưỡng giáo viên hiện nay của các dự án, thông qua đó cũng mong muốn rút ra một số bài học
kinh nghiệm để có thể duy trì làm tốt hơn nữa hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên mà các
dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện đáp ứng yêu cầu đổi mới


giáo dục hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Đánh giá chung [7-8]
Dù phạm vi tác động về địa lí, về chuyên môn, cơ sở vật chất khác nhau, nhìn chung
các Dự án đã góp phần làm thay đổi đáng kể cho giáo viên nhận thức cũng như việc làm về
đổi mới phương pháp dạy học. Các Dự án đã tập trung vào việc trang bị cho giáo viên những
kiến thức về dạy học tích cực/dạy học lấy học sinh làm trung tâm, với các kĩ thuật dạy học
hiện đại. Bên cạnh đó, các dự án còn tổ chức biên soạn nhiều tài liệu tham khảo minh hoạ cho
việc đổi mới PPDH.

1
PGS.TS, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
2
PGS.TS, trường ĐHSP Hà Nội
Tuy nhiên, do quan niệm khác nhau và có chỗ còn chưa thật đúng về tài liệu tham khảo,
một số tài liệu tham khảo đơn thuần chỉ là giáo án của một hoặc một nhóm tác giả, do đó dù
rất công phu nhưng chắc chắn hiệu quả của các tài liệu này không cao, vì đó chỉ là chủ quan
của tác giả.
Dự án Việt Bỉ còn tổ chức thi biên soạn giáo án điện tử và đã tạo được sự giao lưu trao đổi
rất sôi động trong giáo viên THCS của 14 tỉnh miền núi phía bắc. Dự án Giáo dục THCS vùng
khó khăn nhất đã khắc phục hạn chế đó bằng cách sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong
tập huấn giảng viên, giáo viên và hiệu trưởng THCS.
Thực tế công tác BDGV trong thời gian vừa qua dẫu đã có mang lại một số thành quả
nhất định nhằm phục vụ cho việc đổi mới dạy và học hiện nay ở nhà trường phổ thông, tuy
nhiên trong quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều vấn đề chưa thật sự
chuyển biến trong quá trình dạy học của giáo viên, chưa tương xứng với công sức, nguồn
kinh phí bỏ ra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên thì có nhiều, qua theo dõi công tác BDGV trong
thời qua, chúng tôi nhận thấy có các nguyên nhân chính sau :
2.1.1. Về phương thức bồi dưỡng

Điều thứ hai là các dự án tập trung chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nhưng
cách tập huấn của báo cáo viên thì rất nhiều người vẫn như cũ: báo cáo viên trình bày, học
viên nghe, ghi chép, Dùng phương pháp cũ để chuyển tải phương pháp và nội dung mới.
2.1.2. Nội dung bồi dưỡng
Tuy nhiên, có một số hạn chế mà những người tham gia đều dễ nhận thấy. Thứ nhất là
sự trùng lặp về nội dung của các lớp tập huấn do các dự án khác nhau thực hiện. Các dự án
đều tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học và khai thác sử dụng, ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên, có một điều dễ thấy là có sự trùng lặp về nội dung
của các dự án trên cùng một địa bàn tác động, do đó hiệu quả cuối cùng là không cao. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giáo viên đi dự bồi dưỡng không
hào hứng, hay nghỉ/bỏ buổi. Vì vậy, để tránh hiện tượng này, trước khi triển khai, cần tham
khảo đầy đủ về các nội dung mà các dự án, chương trình đã triển khai trước, từ đó có nội
dung phù hợp, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả của các lớp bồi dưỡng. Cần có khảo sát
đối tượng trước khi tiến hành bồi dưỡng.
Theo ý kiến phản ánh của nhiều giáo viên, nội dung bồi dưỡng không phải lúc nào cũng
đáp ứng được hoặc phục vụ thiết thực cho hoạt động sư phạm của người giáo viên; một thực tế
khách quan là nội dung bồi dưỡng thường nặng về lý thuyết hơn là thực hành, thiếu thực tiễn và ít
mang tính phân hóa theo nhu cầu cá nhân.
2.1.3. Tài liệu, giáo trình, sách tham khảo
Một vài dự án đã tổ chức biên soạn lại giáo trình cao đẳng (Dự án Phát triển giáo viên).
Đây là một việc làm cần thiết, bởi đã rất lâu các giáo trình này chưa được viết lại, vì vậy có rất
nhiều kiến thức đã lạc hậu cả về nội dung khoa học và quan điểm. Tuy nhiên, nếu xem xét một
cách kĩ càng sẽ thấy chất lượng của nhiều giáo trình không được như kì vọng. Bởi lẽ, nội dung
khoa học hiện đại còn ít được cập nhật, mới chủ yếu là sự sắp xếp lại theo một logic khác. Có
một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là việc tổ chức bản thảo quá gấp gáp, nên các tác giả
rất bị động về thời gian.
Các sách tham khảo cho giáo viên phổ thông được nhiều dự án tổ chức biên soạn. Thí dụ: các
sách biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm, thiết kế bài giảng, Tuy nhiên, do quan niệm khác nhau và
có chỗ còn chưa thật đúng về tài liệu tham khảo, một số tài liệu tham khảo đơn thuần chỉ là giáo án
của một hoặc một nhóm tác giả, do đó dù rất công phu nhưng chắc chắn hiệu quả của các tài liệu

này không cao, vì đó chỉ là chủ quan của tác giả.
2.1.4. Về nguồn lực
Một trong những khó khăn, trở ngại lớn đến công tác bồi dưỡng giáo viên chính là
nguồn lực. Vấn đề kinh phí thực hiện là một trong các khó khăn cơ bản mà các cơ sở tổ chức
thường rất bị động; hiện nay nguồn kinh phí này chủ yếu là của địa phương, bị tác động của
các cơ quan chức năng quản lý nên kinh phí cho công tác đào tạo hiện nay đã hạn chế thì kinh
phí để đào tạo lại (bồi dưỡng giáo viên) càng khiêm tốn hơn nhiều; Đối với các dự án thì vấn
đề kinh phí đã phần nào được giải quyết, tuy vẫn còn chưa đáp ứng được những biến động về
giá cả thị trường.
Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho công tác
BDGV cũng đóng vai trò rất quan trọng tới thành công của các lớp bồi dưỡng. Triển khai
công tác BDGV để thực hiện và cũng là để hướng dẫn cho đội ngũ thầy cô giáo phổ thông
biết áp dụng các phương pháp mới, biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại, nhưng trên thực
tế, đã không ít các lớp BDGV đã giảng bài dưới dạng thuyết trình, báo cáo bởi vì không có
đủ các thiết bị cần thiết. Có thể tại lớp tập huấn học viên được sử dụng các thiết bị phù hợp
nhưng khi về địa phương lại không đáp ứng được, đặc biệt là đối với các địa phương còn
nghèo.
2.1.5. Về đội ngũ bồi dưỡng (báo cáo viên)
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, trong thời gian qua, khi triển khai công tác BDGV, đội
ngũ báo cáo viên luôn có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Bởi vì chính họ là
những người tham gia biên soạn tài liệu, đề cương - bài giảng, thực hiện việc hướng dẫn học
tập, giảng bài, giải đáp thắc mắc Việc lựa chọn, bố trí báo cáo viên có chất lượng đi BDGV
và tạo điều kiện để họ nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác này, nắm vững chương
trình, nội dung, nắm vững đặc điểm, nhu cầu của từng địa phương, vùng, miền, biết được yêu
cầu thực tiễn của giáo viên phổ thông cần phải được quan tâm đúng mức.
Đội ngũ giảng viên tham gia dạy bồi dưỡng giáo viên hiện nay chưa đủ mạnh và ổn
định. Một số người là giảng viên đại học, nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, ít sâu sát
với người học và chương trình giáo dục phổ thông nên còn có nhiều hạn chế trong việc
hướng dẫn cho giáo viên phổ thông biết tự học, tự nghiên cứu, áp dụng các phương pháp
giảng dạy hiện đại, sử dụng đồ dùng dạy học hay giải đáp thắc mắc cho học viên (chưa kịp

thời, thiếu tính thực tiễn ). Nhiều thí dụ minh hoạ mang tính lí thuyết, võ đoán ít sát với thực
tiễn giáo dục phổ thông. Nhiều chuyên gia giáo dục tham gia đồng thời nhiều dự án giáo dục
là một thuận lợi khi họ biết điều chỉnh nội dung để tránh trùng lặp. Tuy nhiên cũng không ít
trường hợp mang nguyên vẹn nội dung tập huấn của dự án này sang dự án khác trong khi một
địa phương lại là đối tượng thụ hưởng của nhiều dự án.
2.1.6. Về công tác kiểm tra, đánh giá
Nhìn chung, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn mang tính hình thức và chưa
thường xuyên. Chưa đổi mới phương pháp đánh giá, chưa thể hiện được chính xác những kết
quả mang lại sau mỗi đợt bồi dưỡng cũng như chưa đánh giá được khả năng tự học và tự
nghiên cứu của giáo viên, chưa gắn kết công tác BDGV với công tác đánh giá, khen thưởng,
đề bạt
Có hai vấn đề cần phải được đánh giá đối với giáo viên phổ thông là: Nhận thức của
giáo viên đối với các vấn đề đã được bồi dưỡng và khả năng vận dụng của giáo viên với
những kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tế dạy học phổ thông. Trong thực tế, cả 2 vấn
đề này đều chưa được coi trọng. Phương pháp đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng hiện nay chủ
yếu dưới dạng tự luận, thông qua một “đề kiểm tra”; có nơi, có lúc đã triển khai việc đánh giá
thông qua một bài tập lớn hoặc dưới dạng viết một tiểu luận khoa học. Nên chăng sử dụng
kinh nghiệm của Dự án Việt Bỉ: cuối mỗi đợt bồi dưỡng, thu hoạch của giáo viên là một sản
phẩm cụ thể tương ứng với nội dung của đợt bồi dưỡng.
2.1.7. Về công tác tổ chức, quản lý
Trong thời gian hoạt động của các dự án, tại mỗi địa phương có ban quản lí dự án địa
phương. Tuy nhiên, chức năng của Ban quản lí này chủ yếu là theo dõi tiến độ giải ngân chứ
không làm chức năng chuyên môn. Hiện nay, công tác tổ chức, quản lý công tác bồi dưỡng
giáo viên còn chưa nhất quán, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện công tác này
của các địa phương không thống nhất; có tỉnh giao cho phòng Giáo dục chuyên nghiệp &
thường xuyên hoặc giao cho Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, có nơi giao cho
phòng Giáo dục các bậc học, có tỉnh lại giao cho phòng Tổ chức cán bộ Thực tế hiện nay,
ngay cả cấp trung ương vẫn còn chồng chéo, Ban chỉ đạo của Bộ và của các địa phương đã
thật sự làm tròn chức năng của mình (!), có nơi, có lúc đã khoán trắng cho cơ sở vì vậy khi
tham gia công tác bồi dưỡng giáo viên, các trường (khoa) sư phạm khá lúng túng để xây

dựng, triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình khi được Bộ giao.
Công tác chỉ đạo cũng cần phải quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch có tính khoa học,
nhất quán - trong đó có thời gian, giao nhiệm vụ cụ thể về việc xây dựng khung chương trình,
biên soạn và xuất bản tài liệu bồi dưỡng. Những việc này trong quá khứ đã có nhiều bất cập,
gây không ít khó khăn cho các cơ sở thực hiện nhiệm vụ. Công tác tổ chức, quản lý cũng nên
chú ý đến chế độ, hình thức khuyến khích, động viên các thầy cô giáo phổ thông tham gia bồi
dưỡng và biết vận dụng kiến thức kĩ năng được bồi dưỡng vào công tác chuyên môn, nghiệp
vụ của mình.
Cần có các định hướng cụ thể về kế hoạch, nội dung, phương thức thực hiện, đội ngũ
báo cáo viên, trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong bối
cảnh hội nhập hiện nay.
2.2. Đề xuất
Về nội dung và phương pháp bồi dưỡng: Không nên quá nặng nề về kiến thức hàn lâm;
nên trình bày dưới dạng định hướng chung dạy học tích cực cho từng môn học, từng loại bài
học kèm theo các ví dụ minh hoạ. Trên cơ sở định hướng chung đó, giáo viên biên soạn các
bài cụ thể phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, trình độ nhận thức của học sinh.
Nên có 2 nội dung riêng biệt cho các đợt bồi dưỡng: Nội dung bắt buộc cho tất cả các đối
tượng (Phần bồi dưỡng về năng lực chung về đổi mới PPDH, sử dụng CNTT ), và có một số
nội dung tự chọn, nhất là về kiến thức chuyên sâu. Phần tự chọn nên để các cơ sở giáo dục
đại học đào tạo giáo viên xây dựng và tổ chức bồi dưỡng. Trong mỗi phần cũng cần có sự
phân hoá đối tượng, nhất là vấn đề bồi dưỡng chuyên môn sâu. Bởi lẽ tại mỗi cấp học đều có
rất nhiều giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, do đó nếu bồi dưỡng chuyên môn đồng
loạt sẽ không có hiệu quả như mong muốn. Nên chăng, cần tận dụng khả năng chuyên môn
của số giáo viên này làm cốt cán bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên khác.
Có thể lấy kinh nghiệm của Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất: sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong tập huấn giảng viên CĐSP, giáo viên và hiệu trưởng
THCS. Hình thức tổ chức này đem lại hứng thú cho học viên, đòi hỏi các học viên đều phải
tham gia vào quá trình tập huấn và thông qua đó rèn luyện luôn kĩ năng về dạy học tích cực
ngay tại lớp tập huấn.
Phương thức bồi dưỡng: Hình thức bồi dưỡng lại tập trung, với lớp học đông người,

được thực hiện trong nhiều ngày (thường là trong dịp hè) ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của người học. Nên chăng, cần phát huy các hình thức học tập mới theo hình thức đào tạo từ
xa, kết hợp các hội thảo khoa học hay chuyên đề cấp tổ ở trường hay cụm trường. Chỉ nên mở
các lớp bồi dưỡng tập trung (theo khung thời gian của chương trình) với thời gian hợp lý
trong năm học đối với những nội dung tăng cường năng lực chung cho giáo viên, tránh lễ
nghi hình thức, ít hiệu quả, thiếu chất lượng, tốn kém cho ngân sách lẫn của người tham gia
bồi dưỡng.
Thời điểm, thời gian bồi dưỡng: Có lẽ không nhất thiết phải tập trung bồi dưỡng hè như
nhiều năm vừa qua. Trong cùng thời điểm, nhiều dự án, cơ quan chỉ đạo đều tổ chức bồi
dưỡng giáo viên dẫn đến quá tải, chồng chéo thời gian, báo cáo viên Nên có kế hoạch để có
thể tổ chức bồi dưỡng xen kẽ trong năm học với thời gian ngắn.
Các điều kiện khác: Cần cung cấp tài liệu bồi dưỡng và yêu cầu cần đạt được đến giáo
viên đủ để họ có thời gian nghiên cứu trước khi tổ chức bồi dưỡng. Như vậy sẽ rút ngắn thời
gian tập trung bồi dưỡng mà hiệu quả lại cao hơn.
3. Kết luận
Bồi dưỡng giáo viên theo các Dự án là một hướng mới, cần tiến hành thường xuyên nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay. Việc bồi dưỡng có thể tiến hành dưới nhiều hình
thức và bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cần có sự phối hợp chặt
chẽ với các Vụ bậc học để thống nhất trong chỉ đạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD giai
đoạn 2005-2010”.
2. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020”.
3. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X.
4. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông”.
5. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về “Xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD”.
6. Chỉ thị 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo
về “Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ QLGD hàng năm”.
7. Báo cáo tổng kết công tác BDTX cho giáo viên Phổ thông và mầm non chu kỳ 1997-
2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Tây Ninh, 03/2002.
8. Báo cáo tổng kết của các dự án Việt - Bỉ, Dự án phát triển giáo dục THPT.
IN ORDER TO INCREASE QUALITY OF TEACHER IMPROVEMENT
Pham Văn Hoan, Bui Văn Quan
Abstract
ODA projects in education which implemneting in the last time brought some good
results. However, it show that there are many problems. In order to maintain achieved results
some solutions have to implement.

×