Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân tái định cư thuộc dự án di dân tái định cư trường bắn quốc gia khu vực i tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.08 KB, 138 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



HOÀNG THỊ BÌNH



NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN TÁI ðỊNH
CƯ THUỘC DỰ ÁN DI DÂN TÁI ðỊNH CƯ TRƯỜNG BẮN
QUỐC GIA KHU VỰC I TỈNH BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN





HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực
hiện luận văn ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều
ñược chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngoài phần ñã trích dẫn).

Tác giả luận văn



Hoàng Thị Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ
của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin ñược bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới
tất cả các tập thể và cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cám ơn tới thầy PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn, người ñã trực tiếp giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn phân tích ñịnh
lượng Khoa kinh tế và PTNT ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi mọi mặt trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Ban quản lý dự án di dân tái ñịnh
cư Trường bắn TB1 ñã tạo ñiều kiện cho tôi ñược ñi học; Uỷ ban nhân dân,
Hội ñồng nhân dân, Phòng ðịa chính, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; Uỷ ban nhân dân và nhân dân các xã: Quý
Sơn, Tân Quang, Kim Sơn ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình
thu thập số liệu và nghiên cứu tại ñịa phương.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia ñình, ñồng nghiệp
và bạn bè, những người ñã luôn bên tôi, ñộng viên, giúp ñỡ tôi về vật chất
cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Bắc Giang, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Hoàng Thị Bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
PHẦN I - MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh kế của người dân tái ñịnh cư 15
2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh kế người dân TðC 16
2.1.4 ðặc ñiểm sinh kế của người dân TðC 18
2.1.5 Ảnh hưởng của việc thu hồi ñất nông nghiệp và tái ñịnh cư ñến
sự thay ñổi sinh kế của người dân 22
2.2 Cơ sở thực tiễn về tái ñịnh cư 23
2.2.1 Kinh nghiệm tái ñịnh cư ở các nước trên thế giới 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.2 Chủ trương của ðảng và các chính sách của Nhà nước liên quan
ñến tái ñịnh cư ở Việt Nam 29
PHẦN III- ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 32
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 39
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Chọn ñiểm và chọn mẫu nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 43
3.2.3 Phương pháp thảo luận nhóm 44
3.2.4 Phương pháp chuyên gia 44
3.2.5 Phương pháp tổng hợp số liệu 44
3.2.6 Phương pháp phân tích 44

3.2.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
4.1 Thực trạng sinh kế các hộ nông dân tái ñịnh cư sau khi di dân ñến
nơi ở mới 49
4.1.1 Kết quả thực hiện dự án di dân tái ñịnh cư giai ñoạn 2003 - 2013 49
4.1.2 Các giải pháp ổn ñịnh sinh kế cho hộ nông dân sau khi di dân ñến
nơi ở mới. 61
4.1.3 Thực trạng, nguồn lực sinh kế của hộ dân tái ñịnh cư sau khi di
dân ñến nơi ở mới 65
4.1.4 Các hoạt ñộng sinh kế của các hộ nông dân sau khi tái ñịnh cư 84
4.1.5 ðánh giá những kết quả và hạn chế trong việc ñảm bảo sinh kế
bền vững cho người dân tái ñịnh cư. 93
4.1.6 Nguyện vọng của người dân TðC vùng nghiên cứu về hỗ trợ ñể
phục hồi sinh kế 98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh kế của hộ nông dân 101
4.2.1 Các yếu tố chủ quan 101
4.2.2 Các yếu tố khách quan 104
4.3. Giải pháp nhằm phát triển và ổn ñịnh sinh kế cho người dân tái
ñịnh cư ñến năm 2020 108
4.3.1 ðịnh hướng 108
4.3.2 Các giải pháp cụ thể 111
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
5.1 Kết luận 120
5.2 Kiến nghị 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi

DANH MỤC VIẾT TẮT


TB1 Trường bắn quốc gia khu vực 1
TðC Tái ñịnh cư
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
DT Diện tích
HTX Hợp tác xã
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Nð Nghị ñịnh
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
PTNT Phát triển Nông thôn
SL Sản lượng
CSHT Cơ sở hạ tầng
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
HðND Hội ñồng nhân dân
WB Ngân hàng Thế giới
KKT Khu kinh tế
BTHT Bồi thường hỗ trợ
QSDð Quyền sử dụng ñất


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU



STT Tên bảng Trang

3.1 Dân số vùng nghiên cứu năm 2013 39
4.1 Kết quả thực hiện dự án thí ñiểm thuộc dự án TB1 54
4.2 ðất sản xuất bình quân/khẩu vùng dự án (2013) 67
4.3 Sự thay ñổi diện tích ñất bình quân các nhóm hộ ñiều tra 68
4.4 Quy mô diện tích ñất nông nghiệp của các hộ ñiều tra 69
4.5 So sánh chất lượng ñất các hộ gia ñình trước và sau TðC 69
4.6 ðánh giá của người dân về tiếp cận các nguồn lực tự nhiên trước
và sau TðC 70
4.7 ðánh giá của người dân về tiếp cận các nguồn lực tự nhiên trước
và sau TðC (tiếp) 71
4.8 Tình hình nhân khẩu và lao ñộng của các hộ ñiều tra trước và
sau tái ñịnh cư 74
4.9 Tình hình sử dụng tiền ñền bù của các hộ ñiều tra 76
4.10 Tiếp cận các nguồn lực xã hội khác của dân tái ñịnh cư 81
4.11 ðánh giá về hệ thống CSHT nơi ở mới của dân tái ñịnh cư 83
4.12 Sản xuất lương thực trước và sau TðC 85
4.13 Số lượng gia súc, gia cầm bình quân/hộ ñiều tra 86
4.14 Diện tích ñất lâm nghiệp của các hộ ñiều tra 87
4.15 Tình hình việc làm của lao ñộng trước và sau tái ñịnh cư 90
4.16 Bình quân thu nhập và cơ cấu thu nhập/1 hộ/năm 92
4.17 Phân tích nguyện vọng của người TðC ñể phục hồi sinh kế 99
4.18 Phân tích nguyện vọng của người TðC ñể phục hồi sinh kế 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I - MỞ ðẦU


1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Từ xưa ñến nay, ñất nước Việt Nam luôn có 2 nhiệm vụ: xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Thực thi ñường lối ñối ngoại hòa bình, hữu nghị, nhưng cũng
cần có ñủ sức mạnh ñể bảo vệ tổ quốc. Khi có ñiều kiện kinh tế thì hiện ñại
hóa quân ñội là việc làm mà tất cả quốc gia nào cũng ñặc biệt quan tâm. Cho
ñến nay, Việt Nam tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội ñã ñạt ñược nhiều
tiến bộ ñáng kể. Việc thu hồi ñất, mặt bằng quy hoạch cho ñầu tư phát triển
các công trình quốc phòng, an ninh, khu công nghiệp, nông nghiệp… là
những bước ñi tất yếu nhằm củng cố, xây dựng ñất nước phát triển vững
mạnh cả về kinh tế, chính trị, và quân sự. ðể thực hiện một dự án ñầu tư xây
dựng thì công tác giải phóng mặt bằng và tái ñịnh cư ñóng vai trò rất quan
trọng, phải ñược thực hiện ở giai ñoạn ñầu tiên.
Dự án Di dân tái ñịnh cư Trường bắn quốc gia khu vực 1 (sau ñây viết
tắt là Dự án TB1) là dự án lớn, quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng, giải
phóng mặt bằng trên diện tích khoảng 290 km
2
, trong ñó diện tích thuộc ñịa
bàn tỉnh Bắc Giang là 225,4 km
2
phục vụ cho diễn tập quân sự, thử nghiệm
các loại vũ khí của quân ñội.
Dự án ñã thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho 5.245 hộ
trên ñịa bàn 02 huyện Lục Ngạn, Sơn ðộng
1
. Trong ñó: hộ phải thực hiện di
chuyển là 2.687 hộ (13.485 khẩu); hộ có nhà ngoài Trường bắn TB1 nhưng
có ñất và tài sản ở bên trong khu vực Trường bắn TB1 là: 2.558 hộ. Các hộ
thực hiện tái ñịnh cư trên ñịa bàn 65 xã thuộc 09 huyện trong ñịa bàn tỉnh
Bắc Giang.


1
Trong tổng số 5391 hộ phải di chuyển TðC và bị mất trên 70% ñất sản xuất vẫn còn 154 hộ chưa có ñiểm
TðC và 5 hộ mới lập phương án TðC.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

Năm 2005 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ñã có Quyết ñịnh số
994/2005/Qð-CT V/v Phê duyệt dự án di dân tái ñịnh cư TB1.
Năm 2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang có Quyết ñịnh số
2201/2008/Qð-UBND, về việc "Phê duyệt ñiều chỉnh, bổ sung dự án di dân
tái ñịnh cư TB1". Thời gian thực hiện dự án 2005-2012. Tổng mức ñầu tư
ñược duyệt là: 1.328,848 tỷ ñồng.
Theo kế hoạch Dự án sẽ thực hiện kết thúc trong năm 2012, tuy nhiên
dự án vẫn tiếp tục thực hiện kéo dài do một số nguyên nhân và ñặc biệt là ñời
sống của các hộ tái ñịnh cư chưa ổn ñịnh, ñang gặp rất nhiều khó khăn, sinh
kế chưa ổn ñịnh
Các hộ di dân, tái ñịnh cư thuộc Dự án nhìn chung có trình ñộ dân trí
thấp, trình ñộ sản xuất lạc hậu nên hòa nhập vào cuộc sống ở nơi tái ñịnh cư
chậm và gặp nhiều khó khăn. Cũng do trình ñộ dân trí thấp nên việc quản lý,
chi tiêu tiền hỗ trợ của nhiều hộ gia ñình không hiệu quả, dẫn ñến một số hộ
dân tiếp tục rơi vào tình trạng hộ nghèo và cận nghèo. Theo số liệu ñiều tra của
các cơ quan chức năng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của vùng dự án là 45,88%.
Trước khi di dân sinh kế của người dân thuộc dự án di dân trường bắn
TB1 chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm lúa nước, trồng rừng Tuy nhiên
sau khi di dân ñến nơi ở mới, sinh kế của người dân có sự ñảo lộn và thay ñổi
lớn. Do ñất sản xuất nông nghiệp và ñất ở không còn ñược nhiều như trước,
tập quán canh tác lạc hậu nên người dân tái ñịnh cư buộc phải thay ñổi sinh kế
ñể phù hợp với tình hình mới. Cũng có nhiều hộ dân ñã thực hiện chuyển ñổi
sinh kế thành công nên ñời sống vật chất và tinh thần ñược cải thiện và nâng

cao nhưng cũng không ít hộ dân ñang loay hoay với bài toán chuyển ñổi sinh
kế nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. ðể ổn ñịnh sản xuất và ñời sống cho
người dân tái ñịnh cư ñòi hỏi người dân, ban quản lý dự án, chính quyền các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

cấp phải nổ lực nhiều hơn nữa và phải có các giải pháp phù hợp, ñồng bộ.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên
cứu sinh kế của hộ nông dân tái ñịnh cư thuộc dự án di dân tái ñịnh cư
trường bắn Quốc gia khu vực I tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng sinh kế của các hộ thuộc Dự án di dân
tái ñịnh cư trường bắn TB1, tỉnh Bắc Giang thời gian qua ñề xuất ñịnh hướng
và một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn ñịnh và phát triển sinh kế cho người dân
thuộc ñịa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế hộ
nông dân tái ñịnh cư.
 ðánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh kế
của hộ nông dân thuộc Dự án di dân tái ñịnh cư TB1 tỉnh Bắc Giang giai ñoạn
2011-2013;
 ðề xuất các giải pháp phát triển và ổn ñịnh sinh kế cho người dân
trên ñịa bàn nghiên cứu ñến năm 2020.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau ñây liên quan ñến sinh kế
của hộ nông dân thuộc Dự án di dân tái ñịnh cư TB1 tỉnh Bắc Giang:
1. Sinh kế của người dân vùng dự án trước và sau khi thực hiện di dân
tái ñịnh cư như thế nào, ngành nghề sản xuất gì là chủ yếu?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến sinh kế của người dân vùng dự

án sau khi thực hiện di dân tái ñịnh cư ở ñịa bàn nghiên cứu?
3. ðể phát triển và ổn ñịnh sinh kế cho người dân tại ñịa bàn nghiên
cứu các bên liên quan cần phải ñề xuất những giải pháp cụ thể nào?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu chính của ñề tài là các hộ gia ñình di dân tái ñịnh
cư thuộc dự án di dân tái ñịnh cư trường bắn TB1 trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh ñó, tác giả cũng tiến hành tham khảo ý kiến của các cơ quan liên
quan ñến việc di dân tái ñịnh cư thuộc ñịa bàn nghiên cứu (cán bộ phòng quản
lý di dân tái ñịnh cư, lãnh ñạo Ban quản lý dự án di dân tái ñịnh cư TB1 và
lãnh ñạo xã có liên quan của dự án thuộc tỉnh Bắc Giang, ); và nghiên cứu
một số tài liệu, văn bản liên quan ñến nguồn lực và thu nhập của nông hộ, các
chính sách của ðảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu ñược tiến hành tại 3 xã tiếp nhận nhiều hộ dân tái ñịnh cư,
có sự khác biệt về ñiều kiện tự nhiên và ñịa lý, ñã ñược hỗ trợ ñầu tư xây
dựng công trình tái ñịnh cư (gồm xã Kim Sơn, Tân Quang, Quý Sơn huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
1.4.2.2 Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập phục vụ cho nghiên cứu trong 3 năm 2011-
2013
- Số liệu sơ cấp ñiều tra năm 2014
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Tháng 8/2013 ñến tháng 11/2014.
- Các giải pháp ñề xuất ñến năm 2020.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


PHẦN II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm sinh kế
Ý tưởng về sinh kế ñã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa
những năm 80; sau ñó ñược phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway và
những người khác vào ñầu những năm 1990. Từ ñó một số cơ quan phát triển
ñã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng ñưa vào thực hiện.
ðã có nhiều tác giả, tổ chức nghiên cứu và ñưa ra khái niệm về sinh kế.
- Theo DFID (2003) một sinh kế có thể ñược miêu tả như là sự tập hợp
các nguồn lực và khả năng mà con người có ñược kết hợp với những quyết
ñịnh và hoạt ñộng mà họ thực thi nhằm ñể kiếm sống cũng như ñể ñạt ñược
các mục tiêu và ước nguyện của họ.
- Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, ñất ñai, ñường sá) và các hoạt ñộng cần có ñể kiếm sống.
- Các sinh kế có thể bao gồm mức ñộ sung túc, con ñường vận chuyển
thức ăn và tiền mặt phục vụ cho các phúc lợi về thể chất và xã hội. ðiều này
bao gồm sự ñảm bảo chống lại bệnh tật, tử vong sớm và trở nên nghèo hơn
(Chamber, 1993).
- Các sinh kế là các phương tiện, các hoạt ñộng và các quyền dựa vào ñó
con người tạo ra cuộc sống (N.Singh, 1996).
Sinh kế thường ñược bao gồm sinh kế thay thế, sinh kế bổ sung và sinh
kế bền vững. Trong nhiều cách dùng thuật ngữ, sinh kế chủ yếu nhằm vào
lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên nó có thể ñược xem xét vượt quá các hoạt ñộng
kinh tế và bao gồm chất lượng các tiêu chuẩn của cuộc sống, các chuẩn thức
ăn, nơi cư trú, sức khỏe và sự toại nguyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6


Theo Bùi ðình Toái (2004) sinh kế của hộ hay một cộng ñồng là một
tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những
quyết ñịnh và những hoạt ñộng mà họ sẽ thực hiện ñể không những kiếm sống
mà còn ñạt ñến mục tiêu ña dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ
gia ñình hay một cộng ñồng còn ñược gọi là kế sinh nhai của hộ gia ñình hay
cộng ñồng ñó.
Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn
lực và khả năng của con người có thể kết hợp ñược với những quyết ñịnh và
những hoạt ñộng mà họ sẽ thực hiện ñể không những kiếm sống mà còn ñạt
ñến mục tiêu và ước nguyện (tham vọng) của họ.








Sơ ñồ 2.1. Sơ ñồ hóa khái niệm sinh kế
Một kế sinh nhai ñược gọi là bền vững khi con người với khả năng của
mình có thể ñối phó, phục hồi lại ñược sinh kế của mình sau các áp lực và
những tổn thương (từ các cú sốc, từ các khuynh hướng và từ thay ñổi của kỳ-
vụ) và ñồng thời có thể duy trì hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn lực
con người và thiên nhiên.
Khái niệm sinh kế bền vững có ý nghĩa ñặc biệt quan trong cho các dự
án giảm nghèo, giảm rủi ro, tổn thương tại các vùng khó khăn, nghèo khổ,
vùng chịu nhiều tác ñộng của thiên tai như bão, lũ, lụt, hạn hán
Nguồn lực và
khả năng

Nguồn lực sinh kế
Mục tiêu và
kỳ vọng khác

Kiếm sống
Mục tiêu sinh kế
Các
Quyết ñịnh
Các
Hoạt ñộng
Chiến lược sinh kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

2.1.1.2 Khái niệm di dân
Di dân là quá trình phân bố lại lực lượng lao ñộng và dân cư, là nhân
tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Di dân và quá trình tập trung
dân số ở ñịa bàn nơi ñến luôn ñặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, ñặc biệt trong mối quan hệ với các nguồn lực
tự nhiên, môi trường của các vùng miền ñất nước.
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong
một không gian, thời gian nhất ñịnh kèm theo sự thay ñổi nơi cư trú tạm thời
hay vĩnh viễn. Với khái niệm này, di dân ñồng nhất với sự di ñộng dân cư.
Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một ñơn vị lãnh thổ này ñến
một ñơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng
thời gian nhất ñịnh.
“Di dân tự nguyện”: Là trường hợp người di chuyển tự nguyện di
chuyển theo ñúng mong muốn hay nguyện vọng của mình.
“Di dân ép buộc”: Diễn ra trái với nguyện vọng di chuyển của người
dân. Loại hình di chuyển này thường ñem lại những hậu quả không mong

muốn cho xã hội và cần ñược hạn chế tối ña.
“Di dân có tổ chức”: Là hình thái di chuyển dân cư ñược thực hiện theo
kế hoạch và theo chương trình mục tiêu nhất ñịnh do nhà nước, chính quyền
các cấp vạch ra và tổ chức, thực hiện với sự tham gia của các tổ chức ñoàn thể
xã hội. Về nguyên tắc, người dân di chuyển có tổ chức ñược nhà nước và
chính quyền ñịa phương nơi nhập cư giúp ñỡ. Di dân có tổ chức có thể giảm
bớt khó khăn cho những người nhập cư, tăng nguồn lực lao ñộng ñịa phương,
có thể tránh ñược việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường.
“Di dân tự phát (tự do)”: Là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản
thân người di chuyển hoặc bộ phận gia ñình quyết ñịnh, không có và không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Di
dân tự phát phản ánh tính năng ñộng và vai trò ñộc lập của cá nhân và hộ gia
ñình trong việc giải quyết ñời sống, tìm công ăn việc làm.
2.1.1.3 Khái niệm tái ñịnh cư
Tái ñịnh cư là việc phải di chuyển ñến một nơi khác ñể sinh sống, ñây
là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi ñất, mất ñất, mất chỗ ở, mất tài sản,
mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác. (Ngân hàng
Châu Á, 2005).
Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á năm 1995, tái ñịnh cư
ñược phân loại dựa trên thiệt hại của người tái ñịnh cư:
- Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao gồm ñất ñai, thu nhập và ñời sống.
- Thiệt hại về nhà ở, có thể là toàn bộ cộng ñồng và các hệ thống, dịch
vụ kèm theo.
- Thiệt hại về các tài sản khác.
- Thiệt hại về các nguồn tài nguyên của cộng ñồng như môi trường sinh
sống, văn hóa, và hàng hóa.

Vũ Công Lân, Nguyễn Việt Hải và các cộng sự (2007) cho rằng: “Tái
ñịnh cư bắt buộc” (do những ñiều kiện khách quan như chiến tranh, thiên tai,
xây dựng công trình, thu hồi ñất, ): Là việc tái ñịnh cư do người dân bị trưng
dụng ñất ñể xây dựng dự án vì lợi ích chung của cộng ñồng. Việc tái ñịnh cư
bắt buộc liên quan tới tất cả lứa tuổi và giới, những mong muốn của một số
người bị ảnh hưởng có thể không ñược ñáp ứng. Rất nhiều người có thể gặp
rủi ro và thiếu ñộng lực, sáng tạo ñể di chuyển và tái lập nơi ở mới và thực
hiện những ñịnh hướng mới. Phụ nữ và những hộ gia ñình do họ ñứng ñầu
thường chịu nhiều thiệt thòi vì ñền bù lại thường chỉ giành cho nam giới,
những hộ do phụ nữ ñứng ñầu lại thường trong tình trạng kinh tế mong manh,
hơn nữa phụ nữ thường bị hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ. Không có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

sự giúp ñỡ mạnh mẽ, thì những người bị tái ñịnh cư bắt buộc sẽ trở nên nghèo
khó. Nếu việc tái ñịnh cư bắt buộc là không thể tránh khỏi thì nó cần ñược
hoạch ñịnh và thực thi một cách chu ñáo ñể kinh tế có thể ñược tăng trưởng
và giảm ñược nghèo ñói, ñặc biệt ñối với những người dễ bị tổn thương.
“Tái ñịnh cư tự nguyện”(do nhu cầu người dân muốn cải thiện cuộc
sống): Là di cư tự phát, diễn ra mạnh ở một số thời ñiểm và thường gây áp lực
lớn về ñất ñai. Những người tái ñịnh cư tự nguyện ñược tự quyết ñịnh lựa
chọn. Họ thường là nam giới ở lứa tuổi trẻ hoặc trung niên vì vậy họ khá năng
ñộng, sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Chính phủ sẽ tổ chức các chương trình tái
ñịnh cư ñược quy hoạch trước, các chương trình này không chỉ quy hoạch nơi
ở mới mà còn quy hoạch ñiều kiện sống tại nơi ở mới, cung cấp các dịch vụ
xã hội và thậm chí phục vụ cả nhu cầu văn hóa và tôn giáo.
ðể khôi phục sinh kế, bản thân hộ gia ñình phải ñặt ra chiến lược sinh kế
riêng cho mình phù hợp với chiến lược sinh kế chung của cả cộng ñồng ñã bị
ảnh hưởng. Chiến lược sinh kế ñể chỉ ra phương pháp và mức ñộ kết hợp các
lựa chọn và quyết ñịnh mà con người ñưa ra trong việc sử dụng và quản lý các

nguồn vốn nhằm ñạt ñến mục tiêu và kết quả sinh kế ñã ñược xác ñịnh. Chiến
lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết ñịnh của con người như:
- Sử dụng nguồn vốn nào và kết hợp các nguồn vốn và tài sản như thế
nào ñể ñạt hiệu quả cho sinh kế.
- Xác ñịnh qui mô của các hoạt ñộng tạo thu nhập.
- Cách thức quản lý như thế nào ñể bảo tồn các nguồn vốn.
- Cách thức tiếp nhận và áp dụng những kiến thức, kỹ năng tăng cường
sinh kế như thế nào.
- Cách thức ñối phó với những cú sốc, những rủi ro hay khủng hoảng
như thế nào.
- Cách sử dụng nguồn lao ñộng (sức lao ñộng, kỹ năng lao ñộng, thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

gian lao ñộng) như thế nào ñể làm ñược những ñiều trên.
Như vậy, mục tiêu của hoạt ñộng khôi phục sinh kế bền vững là kết quả
của các sinh kế bền vững, bao gồm:
- Tăng cường an ninh lương thực;
- Nâng cao thu nhập và ổn ñịnh nguồn thu nhập;
- Nâng cao chất lượng ñời sống và giá trị cuộc sống.
- Giảm khả năng tổn thương từ các biến ñộng (như thiên tai, bệnh dịch,
thay ñổi môi trường sống, môi trường sản xuất ) và các tác ñộng do mùa vụ
gây ra trong quá trình hoạt ñộng sinh kế;
- Sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bản thân hộ gia ñình và cộng ñồng bị ảnh hưởng có thể tự ñiều chỉnh
ñể khôi phục sinh kế cho mình nhưng như vậy sẽ phải mất rất nhiều thời gian
cũng như sẽ phải trả những giá rất ñắt cho quá trình này. Hơn nữa, những hộ
phải tái ñịnh cư thường là người dân tộc thiểu số có trình ñộ dân trí thấp và rất
chậm thích nghi, vì vậy việc tái ñịnh cư nếu không có sự hỗ trợ từ những
người tổ chức tái ñịnh cư ñể cùng với người dân xây dựng chiến lược khôi

phục sinh kế phù hợp, ñúng ñắn có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho cộng ñồng bị ảnh hưởng cũng như những dự án ñược triển khai.
Chính vì vậy, với các dự án buộc phải thu hồi ñất và di chuyển người
dân quy mô lớn (như các dự án xây dựng các khu ñô thị, khu công nghiệp hay
các dự án thuỷ ñiện) cần phải có kế hoạch tái ñịnh cư và khôi phục sinh kế
bền vững cho người dân phải tái ñịnh cư. Các kế hoạch tái ñịnh cư này ngoài
những hỗ trợ về xây dựng hạ tầng cơ sở còn cần các kế hoạch tạo sinh kế và
chiến lược khôi phục sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng. Do người dân buộc
phải tái ñịnh cư một cách không tự nguyện ñể phục vụ lợi ích kinh tế hay lợi
ích quốc gia, vì vậy ñòi hỏi chính phủ hay các tổ chức kinh tế xã hội liên quan
phải có những kế hoạch, những chiến lược phù hợp và mang tính bền vững
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

trong việc khôi phục sinh kế bền vững cho họ.
Bùi ðình Toái (2004) cho rằng: Việc khôi phục sinh kế bền vững chỉ
phải thực hiện trong các trường hợp người dân bị tác ñộng ñột biến ñến sinh
kế và các tác ñộng này ảnh hưởng không có lợi ñến sinh kế của họ. Thông
thường, sinh kế thường bị ảnh hưởng bởi các biến ñộng hay các thay ñổi của
hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường như sau:
* Các loại biến ñộng thường gặp
- Biến ñộng do sức khỏe của con người.
- Biến ñộng kinh tế (làm ăn thua lỗ, mất nguồn thu nhập ).
- Biến ñộng do chiến tranh và xung ñột.
- Biến ñộng về mùa màng thất bát (mất mùa).
- Biến ñộng về khủng hoảng gia súc, gia cầm, cây trồng (do dịch bệnh).
- Biến ñộng về thời tiết, khí hậu (do bão lụt, ngập lũ, hạn hán, nóng
lạnh), do môi trường bị phá hoại nghiêm trọng.
* Các thay ñổi về kinh tế - xã hội
- Tăng dân số.

- Biến ñộng về lao ñộng (thiếu hoặc thừa lao ñộng).
- Biến ñộng về kinh tế (giá hàng hoá bấp bênh).
- Biến ñộng về chính trị.
- Thay ñổi công nghệ (mẫu mã biến ñổi, chủng loại mặt hàng thay thế ).
- Biến ñộng về giá cả, thị trường.
- Biến ñộng do phải di chuyển chỗ ở và ñiều kiện sản xuất (do các dự
án di dân tái ñịnh cư). ðây là trường hợp nghiên cứu của luận văn.
Theo ðặng Nguyên Anh (2006) biến ñộng dân số bao gồm hai cấu
thành cơ bản là tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tăng trưởng tự nhiên của dân số
gắn liền với quá trình sinh học sinh ra, tồn tại và mất ñi của con người theo thời
gian. Quá trình này thông qua hiện tượng sinh và chết. Di biến ñộng dân cư còn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

do tác ñộng cơ học của quá trình di dân. Trong mọi quốc gia, những luồng di
cư tạo nên sự phân bố lại dân cư, ñồng thời làm tăng giảm mật ñộ dân cư giữa
các vùng miền ñịa lý. Di dân về bản chất không phải là hiện tượng sinh học
như sinh, chết. Di dân có thể diễn ra nhiều lần, lặp ñi lặp lại trong cuộc ñời của
một cá nhân, trong khi sinh ñẻ và tử vong chỉ diễn ra một lần.
ðặng Nguyên Anh (2007) cho rằng: Mặc dù các dự án Quốc phòng, hồ
chứa nước, thuỷ ñiện… thường ñược triển khai xây dựng tại miền núi, nơi ít có
dân cư sinh sống, tuy nhiên không tránh khỏi phải di chuyển những cộng ñồng
dân cư sinh sống trong phạm vi ñã ñược xác ñịnh. Những cộng ñồng dân cư
này chủ yếu là người dân tộc thiểu số với tập quán sản xuất, sinh hoạt và nền
văn hoá lâu ñời. Vì vậy, việc di dời và tái ñịnh cư người dân ở miền núi có
nhiều khác biệt với các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi. Việc di dời này
sẽ khiến cho ñời sống của người dân vùng tái ñịnh cư gặp phải nhiều biến ñộng
hơn. Do ñó rất cần có những chính sách và biện pháp ñặc biệt trong công tác di
dân, tái ñịnh cư nhằm giảm thiểu tác ñộng tiêu cực ñến tài nguyên, con người,
“bảo ñảm cho người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ”

như chủ trương, chính sách của ðảng, Nhà nước ta ñã xác ñịnh.
Theo Bùi ðình Toái (2004), ñể duy trì sinh kế, mỗi hộ gia ñình thường
có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược
sinh kế của hộ là quá trình ra quyết ñịnh về các vấn ñề cấp hộ. Bao gồm
những vấn ñề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân
bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của
hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau: Nguồn nhân lực,
nguồn lực xã hội, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng ñồng họ ñang sống, các
tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng
ñồng ñó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ ñều có sự tương ñồng và phù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng ñồng.
Chiến lược sinh kế cộng ñồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên
nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng ñồng, ñó là số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực của cộng ñồng; thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín
của cả cộng ñồng; ñiều kiện tự nhiên của ñịa bàn cộng ñồng sinh sống; các cơ
sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ
thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin
Theo Minh Trâm, 2011 từ khi ñược ñưa về khu tái ñịnh cư, cuộc sống
của gần 60 hộ dân ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế), trở nên cùng
cực vì không có ñất ñai, nghề nghiệp mưu sinh. ðể giải quyết bức xúc của
người dân ở khu tái ñịnh cư về tình trạng không có ñất sản xuất, vừa qua, xã
ñề xuất huyện cấp 10ha ñất nông nghiệp hoang hóa do nhiễm mặn cho người
dân cải tạo ñể sản xuất. Tuy nhiên, qua khảo sát của Phòng Nông nghiệp
PTNT huyện Phú Lộc, phương án này không thể triển khai do diện tích ñất
trên không có nguồn nước ñể rửa mặn. Phương án cấp ñất sản xuất bế tắc, xã
tiếp tục ñề xuất huyện cho người dân phát triển nuôi cá lồng trên sông Bù Lu

ñể cải thiện kinh tế, nhưng ñến nay ñề xuất này chưa ñược chấp thuận.
Hà Bình, (2011) cho rằng: Phần lớn các hộ dân ñi ñầu trong công cuộc
tái ñịnh cư (TðC) ñể phục vụ dự án Khu kinh tế (KKT Hòn La) ñều không
khỏi bức xúc khi nói về thực trạng cuộc sống của mình tại nơi ở mới. ðiều
khiến họ ñau ñầu nhất là từ những nông dân bám mảnh ruộng, mảnh vườn, họ
trở thành những người thất nghiệp. 38 hộ dân ñều phải ñôn ñáo ñi tìm kế sinh
nhai - từ làm mướn, phụ nề, nhưng ở mảnh ñất nghèo khó này muốn kiếm
một việc làm chân tay không hề dễ dàng.
“GS. ðặng Hùng Võ - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên” 2010 (nguồn tin
Người dân phải ñược quyền lựa chọn khu tái ñịnh
cư. Sự thực là chất lượng các khu tái ñịnh cư ñã ñược cải thiện nhiều so với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

trước khi sửa ñổi Luật ðất ñai 1993. Tuy nhiên, cho dù ñã không còn hiện
tượng người dân bị thu hồi ñất ở chưa nhìn thấy nơi tái ñịnh cư ở ñâu ñã bị
ñuổi khỏi nhà, nhưng vẫn chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của Luật ðất ñai, Nghị
quyết số 26 ñược Hội nghị Ban chấp hành T.Ư ðảng lần thứ VII, khóa IX
thông qua là: Nơi tái ñịnh cư phải có ñiều kiện phát triển tốt hơn hoặc bằng so
với nơi ở cũ.
Một giải pháp chiều sâu nữa, cần phải nâng giá bồi thường về ñất ở -
nhà ở sao cho tương xứng với giá thị trường, ñể ñảm bảo ñiều kiện người
ñược tái ñịnh cư có thể tiếp cận ñược với những nơi tái ñịnh cư chất lượng
cao hơn và ñiều kiện phát triển tốt hơn. Một chỉ số quan trọng ñể ñánh giá
mức ñộ hài lòng của người ñược tái ñịnh cư là tỷ lệ người ñược tái ñịnh cư
không bán nơi ñược tái ñịnh cư mà tiếp tục ở lại ñó trên tổng số người ñược
tái ñịnh cư.
Bên cạnh ñó, quá trình triển khai công tác tái ñịnh cư chưa ñược như
mong muốn là do thiếu kinh phí ñể xây dựng trước các khu tái ñịnh cư. Lãnh
ñạo nhiều ñịa phương còn thiếu quyết tâm, mặc dù HðND các tỉnh, rất quan

tâm ñến lĩnh vực này. Một nguyên nhân nữa, UBND cấp tỉnh cũng như các
chủ ñầu tư ở nhiều ñịa phương chưa thực sự coi trọng ñúng mức lợi ích chính
ñáng của người dân mất ñất ở - nhà ở. Tiền bồi thường và hỗ trợ người dân
nhận ñược thấp mà tiền phải trả cho suất tái ñịnh cư lại cao.
ðiểm mấu chốt là chúng ta phải tổ chức thực hiện tái ñịnh cư chung
cho tất cả các dự án của ñịa phương, cần chấm dứt việc tái ñịnh cư theo từng
dự án. Việc thực hiện tái ñịnh cư chung cho cả ñịa bàn cần tới một quy hoạch
tổng thể, một chương trình xây dựng nơi tái ñịnh cư dài hơi và sẽ tạo ra quỹ
nhà tái ñịnh cư ña dạng về chất lượng, diện tích, tọa lạc tại nhiều vị trí khác
nhau và kết nối hợp lý với các khu vực dân cư kế cận với ñiều kiện ñủ về hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, quan trọng hơn cả là tạo ñiều kiện ñể người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

ñược tái ñịnh cư có quyền ñược lựa chọn nơi phù hợp với hoàn cảnh của
mình. Tất nhiên, ñây là cách làm chủ ñộng nhưng cần một tầm nhìn, tư duy và
năng lực ñủ dài hơi.
“Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp” 2005, Báo cáo tổng thể dự
án di dân tái ñịnh cư Trường bắn quốc gia khu vực 1.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh kế của người dân tái ñịnh cư
ðể duy trì sinh kế, mỗi hộ gia ñình thường có các kế sách sinh nhai khác
nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra
quyết ñịnh về các vấn ñề cấp hộ. Bao gồm những vấn ñề như thành phần của
hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí
vật chất của hộ. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực
(tài sản) cơ bản sau:

Hình 2.1 Các nguồn lực tạo thành sinh kế
- Nguồn nhân lực: Bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao ñộng và
sức khoẻ con người. Các yếu tố ñó giúp cho con người có thể theo ñuổi những

chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và ñạt những mục tiêu kế sinh nhai
của họ. Ở mức ñộ gia ñình nguồn nhân lực ñược xem là số lượng và chất
lượng nhân lực có sẵn.
Ngu
ồn nhân
lực
Ngu
ồn lực tự
nhiên
Nguồn lực
tài chính
Nguồn lực
vật chất
Nguồn lực
xã hội

SINH KẾ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16

- Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực ñịnh tính dựa trên những gì mà
con người ñặt ra ñể theo ñuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm
uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.
- Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của
cộng ñồng, ñược trông cậy vào ñể sử dụng cho mục ñích sinh kế như ñất ñai,
nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng Trong thực tế, sinh kế của người
dân thường bị tác ñộng rất lớn bởi những biến ñộng của nguồn lực tự nhiên.
Trong các chương trình di dân tái ñịnh cư, việc di chuyển dân ñã làm thay ñổi
nguồn lực tự nhiên của người dân và qua ñó ñã làm thay ñổi sinh kế của họ.
- Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia ñình hỗ trợ cho sinh kế như

nhà ở, các phương tiện sản xuất, ñi lại, thông tin
- Nguồn lực tài chính: Là những gì liên quan ñến tài chính mà con người
có ñược như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn
khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia ñình và
cho cộng ñồng.
Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng ñồng họ ñang sống, các
tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng
ñồng ñó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ ñều có sự tương ñồng và phù
hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng ñồng.
Chiến lược sinh kế cộng ñồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên
nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng ñồng, ñó là số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực của cộng ñồng; thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín
của cả cộng ñồng; ñiều kiện tự nhiên của ñịa bàn cộng ñồng sinh sống; các cơ
sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ
thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin
2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh kế người dân TðC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17

Thực tiễn thực hiện dự án “Di dân tái ñịnh cư trường bắn quốc gia khu
vực 1 (TB1) trong giai ñoạn từ năm 2005 ñến nay cho thấy: ñến nay vẫn còn
rất nhiều bất cập về sinh kế của người dân chưa ñược giải quyết dẫn ñến ñời
sống người dân tái ñịnh cư gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao so
với nhóm hộ dân sở tại. Các bất cập này bao gồm:
1) Về kinh tế, sản xuất
* Quỹ ñất sản xuất thiếu, tiến ñộ khai hoang chậm
Kết quả khảo sát cho thấy các khó khăn về ñời sống, sản xuất hiện nay
của các vùng tái ñịnh cư chủ yếu là do thiếu ñất sản xuất, ñất sản xuất không
ñảm bảo ñộ phì hoặc không phù hợp với các mục tiêu quy hoạch.
* Khó khăn về lương thực

Nhiều khu vực sau hơn 4 năm tái ñịnh cư người dân vẫn chưa có ñất ñể
sản xuất. ðối với những vùng này, hỗ trợ lương thực 12 tháng như quy ñịnh là
chưa ñủ, cần hỗ trợ lương thực ñến khi nào người dân tự sản xuất ñủ lương
thực hoặc có nguồn thu nhập thay thế ñảm bảo cho cuộc sống ổn ñịnh.
* Kinh phí cấp không ñủ và chậm tiến ñộ
Gây rất nhiều khó khăn cho ñịa phương trong các vấn ñề như: thu hồi
ñất cho khai hoang, tái cấp ñất, xây dựng công trình thủy lợi …
* Các khó khăn khác
- Không có thu nhập ngoài nông lâm nghiệp.
2) Về xã hội
* Tỷ lệ hộ nghèo rất cao
Các vùng tái ñịnh cư hiện nay có tỷ lệ nghèo rất cao và cao hơn nhiều
so với nhóm dân sở tại. Nhanh chóng giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững
là một trong những nhiệm vụ rất cấp thiết hiện nay ở các vùng tái ñịnh cư.
Mục tiêu là mỗi năm giảm 3-5% hộ nghèo.
* Trình ñộ và kỹ năng sản xuất thấp

×