Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (dicrocoelium spp ) sán lá tuyến tụy (eurytrema spp ) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.46 MB, 74 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ THỊ HẸN




TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ (DICROCOELIUM Spp.)
SÁN LÁ TUYẾN TỤY (EURYTREMA Spp.) TRÊN ĐÀN BÒ THỊT
NUÔI TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




VŨ THỊ HẸN



TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ (DICROCOELIUM Spp.)
SÁN LÁ TUYẾN TỤY (EURYTREMA Spp.) TRÊN ĐÀN BÒ THỊT
NUÔI TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỊ





CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ



HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều

đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đã được cám ơn.

Hà Nội , ngày 20 tháng 12 năm 2014
Tác giả


Vũ Thị Hẹn










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS,TS Nguyễn
Văn Thọ, thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Ký sinh trùng
- Khoa Thú y H ọc Vi ện N ô n g N g h i ệp Việt N a m đã giúp đỡ em trong
thời gian học tập và làm thí nghiệm tại học viện.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập và hoàn thành công trình này .












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă

n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2012) 3
2.1.1. Vị trí của Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriticum trong hệ thống
phân loại động vật 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo 3
2.1.3. Vòng đời 4
2.1.4. Bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 6
2.1.5. Đặc điểm dịch tễ học 6
2.1.6. Chẩn đoán bệnh 7
2.1.7. Phòng trị bệnh 7
2.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum ở
trong nước và trên toàn thế giới. 8

2.2.1. Nghiên cứu trong nước 8
2.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài 8
2.3. Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum 10
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.1. Vị trí của Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum trong hệ thống phân
loại động vật 10
2.3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo 10
2.3.3. Vòng đời 11
2.3.4. Đặc điểm dịch tể học 12
2.3.5. Đặc điểm bệnh lý học 13
2.3.6. Chẩn đoán bệnh 14
2.3.7. Phòng trị bệnh 14
2.4. Tình hình nghiên cứu sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum trong
nước và trên thế giới 15
2.4.1. Nghiên cứu trong nước 15
2.4.2. Nghiên cứu trên thế giới 17
2.5. Thuốc tẩy và biện pháp phòng bệnh 18
PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Địa điểm nghiên cứu 21
3.1.1. Đặc điểm huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 21
3.2. Đối tượng nghiên cứu 22
3.3. Vật liệu nghiên cứu 22
3.4. Nội dung nghiên cứu 23
3.5. Phương pháp nghiên cứu 23
3.5.1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm 23

3.5.2. Định loại Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 25
3.5.3. Thu thập trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum . 25
3.5.4. Kiểm tra phân tìm trứng sán Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum 26
3.5.5. Kích thước của Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
gây bệnh cho bò ở Việt Nam 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5.6. Sức sống của trứng Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum trong các môi trường 28
3.7. Phương pháp tính toán số liệu 32
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1. Thành phần loài sán lá gan nhỏ 34
4.2. Thành phần loài sán lá tuyến tụy 34
4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum ở bò qua xét nghiệm phân 36
4.4. Tình hình nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
qua mổ khám 38
4.5. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sán Dicrocoelium
dendriaticum và Eurytrema pancreaticum 40
4.5.1. Kích thước của trứng Dicrocoelium dendriaticum 40
4.5.2. Kích thước của trứng Eurytrema pancreaticum 41
4.5.3. Sự phát triển của trứng 43
4.6. Sự phát triển của trứng D. dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
trong bể Biogas 46
4.7. Hiệu lực của thuốc tẩy 51
4.8. Biện pháp phòng trừ 53

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
55
5.1. Kết luận
55
5.2. Đề nghị
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1. Thành phân loài Dicrocoelium dendriaticum và Eurytrema pancreaticum
gây bệnh cho bò 36
4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Dicrocoelium dendriaticum và
Eurytrema pancreaticum ở bò qua xét nghiệm phân 37
4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán theo loài ở bò qua mổ khám 39
4.4. Kích thước của Dicrocoelium dendriaticum trưởng thành và trứng 41
4.5. Kích thước của Eurytrema pancreaticum trưởng thành và trứng 42
4.6. Sự phát triển của trứng D. dendriaticum trong các môi trường 43
4.7. Sự phát triển của trứng Eurytrema pancreaticum trong các môi trường 45
4.8. Sự biến đổi của trứng D. dendriaticum và Eurytrema
pancreaticum trong bể Biogas 48
4.9. Kết quả xác định hiệu lực thuốc 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1. Hình ảnh sán và trứng sán Dicrocoelium dendriaticum 3
2.2. Hình ảnh vòng đời D. dendriticum 4
2.3. Hình ảnh về sán và trứng Eurytrema pancreaticum 11
2.4. Hình ảnh vòng đời sán lá tuyến tụy 12
2.5. Hình ảnh vật chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum. 13
3.1. Bản đồ hành chính Ninh Bình 22
3.2. Cấu trúc bể Biogas xây cố định 31




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

cs : Cộng sự
GDP : Tổng sán phẩm quốc nội
Spp : Species plural
WHO : Tổ chức y tế thế giới

D. dendriaticum : Dicrocoelium dendriaticum
Eurytrema pancreaticum : Eurytrema pancreaticum





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta có những bước
phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng. Trong đó nghành chăn
nuôi bò thịt – bò sữa đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều
vấn đề cần giải quyết như giống, thức ăn, dịch bệnh Ngoài những bệnh
truyền nhiễm phổ biến như: lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng
đàn trâu, bò ở nước ta còn mắc phải các bệnh ký sinh trùng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi đồng thời
xây dựng các quy trình phòng chống bệnh tại từng địa phương là việc làm cần
thiết nhằm nâng cao sức khỏe đàn gia súc và phát triển kinh tế, xã hội.
Bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy là bệnh thường truyền lây giữa
người và động vật, xảy ra ở thể mãn tính, ít gây chết, nhưng làm gia súc gầy
ốm, tiêu chảy kéo dài, giảm năng suất, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
Bệnh nặng gây tắc ống dẫn mật, viêm gan, xuất huyết các cơ quan mà ấu trùng
đi qua. Như vậy, một phần dinh dưỡng từ thức ăn vào sẽ không được cơ thể hấp
thu, mà bị ký sinh trùng cướp đi, làm giảm khả năng sinh trưởng của gia súc,

cho năng suất thấp, chất lượng kém và tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm
phát sinh “Bệnh ký sinh trùng mở cửa cho bệnh truyền nhiễm”
Do nước ta là nước nhiệt đới gió mùa nên bệnh xảy ra quanh năm, thời
tiết nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho ký chủ trung gian phát triển. Mầm
bệnh phát tán ra môi trường là nguy cơ lớn lây nhiễm cho người. Người mắc
bệnh sán lá gan, cơ thể suy nhược, sút cân, viêm gan, viêm túi mật…
Gần đây, bệnh sán lá gan trên người đã được phát hiện ở một số tỉnh thành
trong cả nước. Hiện nay ở nước ta đã phát hiện thấy có 45 tỉnh thành có người
nhiễm sán lá gan. Từ tháng 1 đến đầu tháng 6 năm 2009, số bệnh nhân được
phát hiện và điều trị sán lá gan là 2.085 ca, tăng 70% so với các năm trước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Trong đó số người nhiễm sán lá gan tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên như Quy Nhơn 1.258 ca, Bình Định 390 ca, Quảng Ngãi 200 ca,
Gia Lai 82 ca…
Đối với bệnh sán lá tuyến tụy mặc dù hiện nay ở nước ta chưa phát hiện
được ca nào trên người nhưng trên thế giới đã có người mắc.
Vì vậy, việc xác định tình hình bệnh sán lá gan trên đàn trâu, bò để có biện
pháp điều trị bệnh đạt kết quả cao là một yêu cầu cấp thiết.Xuất phát từ yêu cầu
thực tế của sản xuất chăn nuôi trâu, bò, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ (Dicrocoelium Spp.), sán lá tuyến tụy
(Eurytrema Spp.) trên đàn bò thịt nuôi tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và
biện pháp phòng trị .”
1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm trứng và sán trưởng thành trên bò.
- Định danh sán lá gan nhỏ và sán lá tuyến tụy tìm được trên bò.
- Xác định thành phần vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ và sán lá

tuyến tụy.
- Thử nghiệm dùng thuốc Han – Dertil B (1 viên có Triclabendazol
300mg và Albendazole 300mg; liều 12mg/kg TT) và Nitroxinil – 25% (liều
0,04 ml/kg TT) tẩy sán lá gan

nhỏ và sán lá tuyến tụy ở bò.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Bổ sung cơ sở khoa học về một số đặc điểm sinh học của sán lá gan
nhỏ và sán lá tuyến tụy ở Việt Nam.
- Bổ sung cơ sở cho công tác chẩn đoán thông qua vật chủ trung gian
và công tác phòng trị bệnh.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2012)
2.1.1. Vị trí của Sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriticum trong hệ thống
phân loại động vật
Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá gan ký
sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động
vật như sau:

Ngành Plathelminthes Schneider, 1873
Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Bộ Plagiorchiida Skrjabin et Schulz, 1937
Họ Dicrocoeliidae Stiles et Hassall, 1898
Giống Dicrocoelium Linnaeus, 1758
Loài Dicrocoelium dendriaticum (Linnaeus, 1758)
2.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo



Hình 2.1. Hình ảnh sán và trứng sán Dicrocoelium dendriaticum
D. dendriaticum được Rudolphi phát hiện năm 1819 và D. hospes được
Loos phát hiện năm 1899. Hình dạng của D. dendriaticum giống như
Clonorchis sinensis, nhưng nhỏ hơn, kích thước của sán từ 1,0 - 2,5mm x 5 -
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

15mm. Tinh hoàn phân thùy yếu, nằm ở phần trước cơ thể, ngược lại tinh
hoàn của C. Sinensis nằm ở phía sau cơ thể. Giác bụng lớn hơn giác miệng,
đường kính 0,40 - 0,45mm. Giác miệng có đường kính 0,30 - 0,40mm. Túi
sinh dục dài 0,50 - 0,60mm, thường nằm chéo cái nọ sau cái kia. Buồng trứng
hình tròn nằm giữa cơ thể, đường kính 0,25 - 0,35mm. Tuyến noãn hoàng
nằm hai bên, từ sau tinh hoàn đến giữa cơ thể.
Trứng hình bầu dục, vỏ dày, màu nâu sẫm, có kích thước 0,045 - 0,053
x 0,022 - 0,033mm, trong trứng chứa Miracidium.
2.1.3. Vòng đời
Sán thải trứng theo phân ra môi trường, một số loài ốc trên cạn ăn phải

và phát triển thành Sporocyst rồi thành Cercaria trong gan ốc. Kiến ăn phải
Cercaria vào cơ thể sẽ phát triển thành Metacercaria, mỗi kiến có thể nhiễm
tới 300 Metacecaria. Trâu, bò, dê, cừu và người ăn phải kiến có ấu trùng sẽ bị
nhiễm bệnh. Khi vào đến ruột ấu trùng theo ống mật lên ký sinh trong ống
dẫn mật của gan. Từ khi ấu trùng xâm nhập vào vật chủ chính đến khi phát
triển thành sán trưởng thành mất khoảng 1,5 - 2 tháng.

Hình 2.2. Hình ảnh vòng đời D. dendriticum
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1. Trứng có phôi được thải ra ngoài môi trường thông qua phân.
2. Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc đất ăn phải trứng sán vào ruột và
phát triển thành Miracidia. Các Miracidia di chuyển đến gan, nơi nó trở thành
Sporocysts. Các Sporocysts sau đó di chuyển đến các tuyến tiêu hóa, nơi các
Sporocysts lần lượt sản xuất Cercariae, sau đó di chuyển đến buồng hô hấp
của ốc. Ốc tạo thành một chất nhờn bao xung quanh các ký sinh trùng.
3. Ốc thải ra các bọc chất nhờn bóng có chứa ấu trùng.
4. Vật chủ trung gian thứ hai là kiến, ăn chất nhờn do ốc thải ra. Kiến sẽ
ăn các nang chứa ấu trùng như vậy (có thể lên đến hàng trăm ấu trùng). Ký
sinh trùng vào ruột và đi theo chiều hướng của cơ thể. Hầu hết Cercariae
đóng kén trong túi máu của kiến (haemocoel) và chuyển dạng thành
Metacercariae, nhưng chỉ có một Metacercariaeđi đến hạch dưới thực quản
(một chùm tế bào thần kinh nằm bên dưới thực quản). Khi màn đêm xuống,
trời mát, kiến nhiễm ấu trùng bắt đầu tách khỏi các thành viên khác trong bầy
để bò lên ngọn cỏ. Chúng ở tại đó cho đến khi không có không khí phù hợp
nữa. Sau đó, nó quay trở lại hoạt động bình thường như các thành viên khác
trong bầy. Nếu trời nóng hoặc dưới ánh sáng mặt trời, chúng sẽ chết. Đêm này

qua đêm khác, kiến lên xuống ngọn cỏ cho đến khi có động vật đến và ăn
chúng, tùy thuộc từng loại vật chủ. Sán trưởng thành sống bên trong động vật,
sinh sản và tiếp tục chu kỳ.
5. Sau khi vào ruột của vật chủ ấu trùng ở trong ruột non.
6. Các Metacercarie di chuyển đến mật, nơi chúng phát triển thành sán
trưởng thành và đẻ trứng.
7. Con người chỉ có thể bị lây nhiễm khi tình cờ nuốt phải con kiến bị
nhiễm bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

2.1.4. Bệnh lý, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Khi bệnh súc bị nhiễm nhẹ thì không gây hại cho thành ruột, nhu mô
gan. Khi bị nhiễm nặng, bệnh súc bị thiếu máu, vàng da, khi sán non cư trú
gây vết loét ở mắt, da, não và phổi.
D. dendriaticum ký sinh trong ống dẫn mật, gây kích thích, ống dẫn mật
viêm, tăng sinh, xơ hóa. Tổ chức gan tăng sinh, thoái hóa, xơ hóa, thoái hóa
mỡ, gan to có nhiều điểm trắng nhạt, có thể gây ung thư gan, gây rối loạn
chức năng gan và chức năng tiêu hóa. Ống tụy có thể bị dày, lách có khi sưng
và xơ hóa, bệnh súc già yếu và có thể mắc các bệnh kế phát khác.
2.1.5. Đặc điểm dịch tễ học
Động vật cảm nhiễm
Trong tự nhiên bò, dê, cừu, lợn và người đều mẫn cảm với
Dicrocoelium dendriaticum.
Vật chủ trung gian
Có 54 loài ốc trên cạn là vật chủ trung gian thứ nhất, Cochlicopa spp.
Ở Mỹ và khoảng 14 - 17 loài kiến Formica spp là vật chủ trung gian thứ hai

của D. dendriaticum.

Đường truyền lây
Gia súc và người bị nhiễm bệnh là do ăn phải kiến có chứa
Metacercaria. Theo Nguyễn Văn Đề và cộng sự 2009 thì người bị nhiễm với
tỷ lệ 0,14% ( 1/721)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2.1.6. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng
Căn cứ vào một số triệu chứng lâm sàng ở thể bệnh nặng; những vùng
thường có lưu hành bệnh, có mật độ ký chủ trung gian cao cũng là một trong
những căn cứ để xác định bệnh.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Lấy phân của gia súc kiểm tra bằng phương pháp dội rửa nhiều lần, rồi
kiểm tra trên kính hiển vi để tìm trứng sán, nên lấy phân 2 - 3 ngày liền để
kiểm tra.
Sử dụng phản ứng ELISA để phát hiện kháng thể của D. dendriaticum trong
máu, phương pháp này có thể phát hiện bệnh sớm hơn 28 ngày sau khi nhiễm.
Phương pháp mổ khám
Mổ khám bệnh súc thu thập sán trưởng thành ở ống dẫn mật để xác
định cường độ nhiễm và xác định thành phần loài sán ký sinh.
2.1.7. Phòng trị bệnh
Điều trị
+ Điều trị cho con vật
Có một số thuốc có thể tẩy được D. Dendriaticum, nhưng tốt hơn là:
- Prariquantel, liều 25mg/kg TT x 3lần / ngày

- Albendazole liều 15mg / kg TT/ ngày cho trâu, bò (Roberson, 1988b).
- Triclabendazole liều 300mg/ ngày x 6 ngày có tác dụng tốt hơn cho dê, cừu.
+ Điều trị cho người
Có thể tẩy sán cho người bằng Albendazole, liều 600mg/kgTT x 3 lần/ngày x
3 ngày ( nguồn tài liệu của Đức).
- Triclabendazole, liều 300mg/kgTT/ngày x 6 ngày có tác dụng tốt cho người.
Phòng bệnh
- Vệ sinh đồng cỏ, bãi chăn thả, diệt ốc, kiến ký chủ trung gian của D.
dendriaticum
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- Không để gia súc và người ăn phải kiến, đặc biệt là kiến chết rơi vào thức ăn
khó nhìn thấy.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần phát hiện vật bệnh để điều trị.
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân để phòng chống bệnh.
2.2. Tình hình nghiên cứu sán lá gan nhỏ Dicrocoelium dendriaticum ở
trong nước và trên toàn thế giới.
2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Hiện nay bệnh chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.
2.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Dicrocoelium dendriticum là một loài sán lá tương đối hiếm gặp, sán
lá thuộc họ Dicrocoelidae, gây tổn thương hệ gan mật trên người, với thống
kê số ca chưa đầy đủ thì con số bệnh nhân bị tổn thương gan và hệ đường mật
trên toàn cầu chưa đến 1.000 (Jarisdh và cs., 2005); trái lại, trên gia súc như
cừu, bò thì loài sán lá này gây tổn thương cũng khá phổ biến như sán lá gan
lớn. Hậu quả cuối cùng của nhiễm sán lá Dicrocoelium dendriticum trên
người hiếm gặp xơ gan, nhưng động vật thì khá phổ biến.

Dicrocoeliumdendriticum (Rudolphi, 1819) và Dicrocoelium hospes(Looss,
1907) được công nhận là loài sán lá tác động lên gan của động vật nuôi và
hoang dại. một loài sán lá thứ 3 là Dicrocoelium orientalis được mô tả liên
quan đến dê ở vùng Baikal (Liên xô cũ), sau đó đặt tên lại là Dicrocoelium
chinensis (Sudarikov và Ryjikov, 1951) Tang đã phân lập được một loài khác
trên dê ở các quốc gia châu Á và dê ở châu Âu (1978).
Trên động vật, nhất là cừu, nhiễm ký sinh trùng này hay xảy ra, triệu
chứng hay gặp là chán ăn, suy nhược và một số triệu chứng khác như gan to,
thiếu máu, đau vùng bụng trên. Sán gây bệnh và xuất hiện triệu chứng khi có
một lượng lớn sán trong người. Nhiễm D. dendriticum đã được báo cáo nhiều
nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể có phát hiện được trứng
ký sinh trùng trong phân do hậu quả của việc ăn sống hoặc xử lý chưa chín
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

các gan có nhiễm ấu trùng giai đoạn nhiễm. Chẳng hạn, một nghiên cứu ở
Saudi Arabia trên 208 bệnh nhân có trứng trong phân thì chỉ có 7 ca nhiễm
trùng thật sự. (El Sheikh và cs.,1990)
Sự lây truyền của ký sinh trùng đến vật chủ cuối cùng xảy ra, luôn do
ăn phải kiến nhiễm ấu trùng lẫn trong thức ăn. Do vậy, nhiễm trùng ở người
với ký sinh trùng này là rất hiếm và nhiễm trùng hầu như chỉ gặp ở trẻ em.
Một nghiên cứu tại Đức, tìm thấy cường độ ấu trùng metacercariae
Dicrocoelium thuộc 76 loài kiến là Formica pratensis và 38 loài kiến là F.
rufibarbis đóng vai trò như vật chủ trung gian thứ 2 (Schuster, 1991). Người
ta cho rằng vật chủ trung gian thứ nhất của ký sinh trùng này (Helicella obvia)
bị nhiễm thường là mùa thu của năm thứ hai của cuộc đời, khi đường kính vỏ
(shell) có kích thước trung bình. Phần trăm ốc chứa Sporocysts cao nhất là
vào mùa xuân (Schuster, 1993).

Praziquantel là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm loại sán này. Liều dùng
20mg/kg x 3 lần/ ngày trong 1 ngày duy nhất hoặc chia 2 ngày cho hiệu quả
khỏi cao đến 96% (Drabick và cs., 1988; Eberman và cs 2005)
Một số thuốc khác có hiệu lực điều trị trên gia súc, song trên người cho
kết quả chưa cao như Netobimin (liều 15mg/kg) hoặc Albendazole (liều dùng
400mg x 2 lần/ ngày) cũng chỉ cho hiệu quả khỏi chỉ 72-83%.
Nhiễm Dicrocoleium dendriticum gọi là bệnh Dicrocoeliiasis ở người
thường có triệu chứng mơ hồ hoặc không, nhiều trường hợp bệnh nghi ngờ là
khi hỏi là tiền sử có ăn gan của động vật bị nhiễm, trứng của sán ở trong gan
chu du khắp cơ thể đến ruột. Ca nhiễm thật sự ở người với loài sán này khi
con người tình cờ hoặc cố ý ăn các con kiến mà không biết chúng bị nhiễm.
Điều Trị
Praziquantel là thuốc điều trị đầu tay của nhiễm loại sán này. Liều dùng
20mg/kg x 3 lần/ ngày trong 1 ngày duy nhất hoặc chia 2 ngày cho hiệu quả
khỏi cao đến 96% (Drabick và cs., 1988; Eberman và cs 2005)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Một số thuốc khác có hiệu lực điều trị trên gia súc, song trên người cho
kết quả chưa cao như Netobimin (liều 15mg/kg) hoặc Albendazole (liều dùng
400mg x 2 lần/ ngày) cũng chỉ cho hiệu quả khỏi chỉ 72-83%.
2.3. Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum
2.3.1. Vị trí của Sán lá tuyến tụy Eurytrema pacreaticum trong hệ thống
phân loại động vật
Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), sán lá gan ký
sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động
vật như sau:
Ngành Plathelminthes Schneider, 1873

Phân ngành Platodes Leuckart, 1854
Lớp Trematoda Rudolphi, 1808
Bộ Dicrocoetiidae (Looss, 1899) Odhner, 1910
Họ Eurytrematini Yamaguti, 1958
Giống Eurytrema Looss, 1907
Loài Eurytrema pancreaticum (Janson, 1889),
Looss, 1907
2.3.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Eurytrema pancreaticum: Có màu đỏ sáng, hình lá, cuối thân nhô
ra giống hình lưỡi. Sán dài 13,5 – 18,5 mm, rộng 5,5 - 8,5 mm, có hai
giác bám hình tròn: giác miệng lớn hơn giác bụng. Hầu nhỏ, dài 0,3-0,4mm.
Thực quản ngắn. Hai manh tràng hình ống xếp dọc hai bên thân. Tinh hoàn
hình bầu dục, có khi phân thùy, nằm hai bên mép sau của giác bụng. Túi sinh
dục hình bầu dục dài, nằm giữa nơi phân mánh của ruột với giác bụng. Buồng
trứng nhỏ hơn tinh hoàn nhiều lần, đôi khi co phân thùy ở sau giác bụng.
Tử cung uốn cong xếp gần kín phần sau thân sán. Tuyến noãn hoàng hình
chùm ở hai bên thân và xếp phía sau tinh hoàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

- Trứng màu nâu nhạt, không đối xứng. Ở trứng già, bên trong đã hình
thành Miracidium. Kích thước trứng: 0,045-0,052mm X 0,029 - 0,033mm.

Hình 2.3. Hình ảnh về sán và trứng Eurytrema pancreaticum
2.3.3. Vòng đời
- Sán trưởng thành ký sinh ở tuyến tụy và thường xuyên đẻ trứng.
Trứng theo phân ra ngoài đã hình thành Miracidium bên trong. Trứng chịu

được nhiệt độ từ -20°C đến 50°C trong vài giờ. Trong điều kiện khô
ráo, sau 5 ngày trứng bị chết. Miracidium thoát khỏi vỏ trứng
ở trong ống tiêu hóa của ký chủ trung gian và chui sâu vào gan, tụy của ký
chủ này. Sau bốn tuần (kể từ khi xâm nhập vào ký chủ trung gian),
Miracidium biến thành Sporocyst I. Sau 97 ngày cảm nhiễm, Sporocyst I biến
thành Sporocyst II. Sau 165 ngày, Sporocyst sinh ra 144 -218 Cercaria.
Cercaria ra khỏi ký chủ trung gian bằng đường phổi dưới dạng
những bọc có phủ chất nhầy. Những bọc này bám trên cây cỏ. Nếu ký
chủ cuối cùng nuốt phải, Cercaria vào ống tiêu hóa qua ống dẫn tụy xâm
nhập vào những ống của tuyến tụy và phát triển thành dạng trưởng thành. Sán
trưởng thành tiếp tục sống ở tuyến tụy và đẻ trứng. Thời gian sống của sán
trong ký chủ không quá 12 tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


Hình 2.4.Hình ảnh vòng đời sán lá tuyến tụy

2.3.4. Đặc điểm dịch tể học
Vật chủ cảm nhiễm
Sán ký sinh trong tuyến tụy, có khi ở gan, dạ múi khế của trâu, bò, dê,
cừu, những động vật nhai lại khác và cả ở người.
Trứng sán lá Eurytrema pancreaticum chịu được nhiệt độ từ - 20°C đến +
50°C trong vài giờ. Trong điều kiện khô ráo sau 5 ngày trứng bị chết. Trứng
không bị chết bởi muối vô cơ và một số chất hữu cơ như Aceton, Glycerin,
Phenol 5%. Tỷ lệ nhiễm của bê 75%, bò 50%, cừu 75%, trâu bị nhiễm với tỷ
lệ cao hơn. Tỷ lệ nhiễm bệnh gia súc tăng theo lứa tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v

ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Vật chủ trung gian
Eurytrema pacreaticum phát triển phải qua ký chủ trung gian. Ký chủ
trung gian thứ nhất là những loài ốc trên cạn: Bradybaena similaris ,
Cathaierravida siboldiana, ốc nước ngọt Eulota lantzi, Mesodon thyroides. Ký
chủ trung gian thứ hai là côn trùng Conocephalus maculatus, C. Percaulatus,
C. Sinensis, châu chấu và dế.

Hình 2.5. Hình ảnh vật chủ trung gian của Eurytrema pancreaticum.
2.3.5. Đặc điểm bệnh lý học
Do sán bám làm ống tuyến tụy bị viêm, niêm mạc dày lên, tổ chức liên
kết và cơ ống tuyến tụy phát triển, thẩm xuất bạch cầu ái toan và những loại tế
bào khác, bạch cầu ái toan tăng. Khi ấu trùng chui sâu vào những ống dẫn nhỏ,
phát triển thành sán, gây tắc và viêm ống dẫn nhất là khi nhiễm nặng. Những
biến đổi bệnh lý không chỉ ở những ống dẫn tụy mà còn có ở tổ chức tụy và
các đảo Langerhan. Khi tắc ống dẫn dịch tụy thường rỉ qua thành làm rách vỡ
tuyến. Tuyến, đảo Langerhan có những biến đổi hoại tử do quá trình thoái hóa,
tyến bị phá hủy còn do tác động gây viêm quá nặng của ống dẫn tụy, làm tổ
chức bên cạnh bị teo. Những biến đổi bệnh lý ở tất cả các bộ phận của tuyến,
gây nên những rối loạn trong quá trình đồng hóa chất đạm, đường và mỡ,
công năng tuyến tụy của vật bệnh giảm, dinh dưỡng kém, thiếu máu, gầy yếu.
Triệu chứng
Bệnh súc thường ăn uống kém, thiếu máu, gầy yếu, tiêu chảy, phân có
nhiều chất nhày, phù ở cổ, ở ngực, thân nhiệt giảm, mạch yếu, con vật suy nhược.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14

Bệnh tích
Khi nhiễm nhẹ, tuyến tụy hơi sưng, ống dẫn tụy có hiện tượng thẩm
xuất và dày lên.
Khi nhiễm nặng tổ chức tụy có màu đỏ sẫm, thoái hóa, hoại tử tuyến.
Đảo Langerhan thấm dịch và tăng sinh, viêm tắc hoặc vỡ ống dẫn tụy, ống
dẫn mật sưng to.
2.3.6. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán lâm sàng
Có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình để xác định bệnh và làm
cơ sở cho các xét nghiệm.
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Kiểm tra phân tìm trứng sán bằng phương pháp dội rủa nhiều lần
( Benedek), cần phân biệt với trứng sán lá D. Crocoelium, nên lấy phân 2 - 3
ngày liền để kiểm tra.
Chẩn đoán bằng mổ khám
Phương pháp mổ khám thu thập sán trong ống dẫn tụy là rất quan
trọng, nó xác định chính xác cường độ nhiễm và thành phần loài.
2.3.7. Phòng trị bệnh
Trị bệnh
Có thể tẩy sán lá tuyến tụy trâu, bò bằng một số loại thuốc sau:
- Antimoin potatrat (C
4
H
4
S
6
.1/2H
2

O) nồng độ 2% cho uống với liều: 10
- 20g/ gia súc lớn, 1- 2g/ gia súc nhỏ.
- Praziquantel liều 20mg/kgTT, tẩy 2 ngày liền.
- Albendazole, liều 7,5mg/kgTT cho cừu và 10mg/kgTT cho bò.
Phòng bệnh
- Hiện nay quy trình phòng bệnh sán lá tuyến tụy trâu, bò chưa được
nghiên cứu đầy đủ, nên thực hiện quy trình phòng bệnh tổng hợp như đối với
các bệnh sán lá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận v
ă
n Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

- Kiểm soát giết mổ để sử lý các cơ quan có sán ký sinh, sử lý chất thải ở lò mổ.
- Vệ sinh môi trường, chuồng trại, ủ phân, chất thải để diệt trứng giun sán.
- Tiêu diệt những ký chủ trung gian là ốc cạn và châu chấu.
- Định kỳ tẩy sán cho gia súc 5 - 6 tháng/lần bằng các thuốc kể trên trong
vùng có lưu hành bệnh.
- Giáo dục sức khỏe cho nhân dân, ăn chín, uống nước sôi, không ăn
châu chấu, dế
2.4. Tình hình nghiên cứu sán lá tuyến tụy Eurytrema pancreaticum trong
nước và trên thế giới
2.4.1. Nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu trên trâu, bò, dê
Loài sán lá Eurytrema pancreaticum thường ký sinh trong tuyến tụy, đôi
khi thấy ở tá tràng, gan, ống dẫn mật và dạ múi khế của động vật nhai lại.
Sán lá tuyến tụy được tìm thấy ở nhiều nước châu Á và Mỹ la tinh như
Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil…Ở nước ta loài sán này gặp chủ yếu ở
hầu khắp các vùng thuộc miền Bắc.
Houdermer (1938) cho biết bò vùng Bắc bộ nhiễm Eurytrema

pancreaticum 29,40% .
J. Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy Eurytrema pancreaticum ở
tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu 4 cũ với tỷ lệ
nhiễm chung là 75,00% ở bê và 50,00% ở bò trưởng thành, còn trâu thì chỉ
gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành .
Tác giả Trịnh Văn Thịnh tổng hợp các tài liệu trước năm 1978 cho biết:
tỷ lệ nhiễm sán lá tuyến tụy ở bò dao động từ 26,50-83,00% và mức độ nhiễm
phụ thuộc vào tuổi.
Ở Nam trung bộ bò nhiễm sán lá tuyến tụy từ 0,55-25,0% tùy theo lứa tuổi
và sinh thái từng vùng. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, thấp nhất là bê dưới 6
tháng tuổi (0,55%) và cao nhất là bò từ 25-60 tháng tuổi (Bùi Lập và cs, 1998) .

×