Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập về bộ kế hoạch đầu tư và cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.45 KB, 25 trang )

Chương 1:Tổng quan lịch sử hình thành và cơ cấu tổ
chức ,chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư
và Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch - đầu tư
và cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch - đầu tư
Do yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, ngày 8-10-1955 Nhà nước
thành lập Uỷ ban kế hoạch quốc gia để thực hiện nhiệm vụ từng bước kế
hoạch hoá việc xây dựng và phát triển kinh tế- văn hoá, tiến hành công tác
thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Từ đó hệ thống kế
hoach từ Trung ương đến địa phương được thành lập bao gồm:
- Uỷ ban kế hoạch Quốc gia;
- Các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương;
- Ban kế hoạch khu, tỉnh, huyện nằm trong Uỷ ban hành chính khu,
tỉnh, huyện.
Ngày 6-10-1961 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 158-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Theo
nghị đinh này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan chính phủ có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế
và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Uỷ
ban Kinh tế Nhà nước có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản theo
đúng đường lối chính sách kế hoạch của Nhà nước.
Ngày 25-3-1974 Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về
tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bằng Nghị định 49- CP,
bao gồm các chức năng chủ yếu sau:
- Thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân;
-Tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế có
kế hoạch;
-Nghiên cứu và dự báo kinh tế
-Tổng hợp cân đối và xây dựng dự án dài hạn 5 năm ngiên cứu hướng
dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hóa.
Ngày 5-10-1990 chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng đã khẳng định vị trí


của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế
tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần,
Ngày 27-10-1992 chính phủ quyết định đưa Viện quản lý kinh tế Trung
ương về Uỷ ban kế hoạch hoá Nhà nước quản lý.
Ngày 12-8-1994 Chính phủ ban hành Nghị định 86-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 21-10-1995 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ VIII của Quốc hội
khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước vào Uỷ ban Nhà nước về hợp
tác và đầu tư thành Bộ kế hoạch- Đầu tư.
1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư
Chức năng, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã
được quy định rõ trong Nghị định 75/CP của Chính phủ ngày 01/11/1995,
như sau:
1.1. Chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính Phủ có chức năng:
- Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội của cả nước về cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý Nhà
nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước.
- Giúp chính phủ phối hợp, điều hành, thực hiện các mục tiêu và cân
đối chủ yếu của nền Kinh tế quốc dân.
1.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện chức năng của mình, Bộ Kế hoạch - Đầu tư thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan
ngành Bộ quy định tại chương IV Luật tổ chức Chính phủ và tại Nghị định
15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ như sau:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
theo ngành, vùng lãnh thổ.
- Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy
có liện quan đến chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và

ngoài nước.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn kực của nước
ngoài để xây dựng, trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn
hạn về phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền
kinh tế quốc dân.
- Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: xét duyệt định mức kinh
tế kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; là
cơ quan thường trực thẩm định dự án đầu tư trong và ngoài nước; là cơ quan
đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà
nước.
-Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát
triển kinh tế- xã hội trong và ngoài nước phục vụ cho việc xây dựng và điều
hành kế hoạch.
-Tổ chức và đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội
ngò công chức- viên chức thuộc Bộ quản lý.
-Thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính
sách kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ phát triênẻ và hợp tác
đầu tư.
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư
Phục vô cho nhiệm vụ của mình, theo điều 3 của Nghị định 75/CP quy
định về cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hệ thống tổ chức của Bộ
như sau:
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng;
- Các cơ quan trong Bé bao gồm:
a. Các cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
+ Vô pháp luật và đầu tư với nước ngoài;
+ Vô quản lý đầu tư nước ngoài;
+ Vô quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp;

+ Vô tổng hợp kinh tế quốc dân;
+ Vô kinh tế đối ngoại;
+ Vô kinh tế địa phương và lãnh thổ;
+ Vô doanh nghiệp;
+ Vô tài chính tiền tệ;
+ Vô nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Vô công nghiệp;
+ Vô thương mại và dịch vụ;
+ Vô cơ sở hạ tầng;
+ Vô lao động văn hoá và xã hội;
+ Vô khoa học giáo dục và môi trường;
+ Vô quan hệ Lào và Cămpuchia;
+ Vô quốc phòng an ninh;
+ Vô tổ chức cán bộ;
+ Văn phòng thẩm định dự án quốc gia;
+ Văn phòng xét thầu quốc gia;
+ Văn phòng Bộ;
+ Cơ quan đại diện phía nam.
b. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc:
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương:
+ Ban nghiên cứu chhính sách vĩ mô;
+ Ban nghiên cứu quản lý doanh nghiệp;
+ Ban nghiên cứu chính sách cơ cấu;
- Viện chiến lược và phát triển:
+ Ban tổng hợp;
+ Ban phân tích và đự báo kinh tế;
+ Ban kết cấu hạ tầng và đô thị;
+ Ban vùng lãnh thổ;
+ Ban công nghiệp thương mại và dịch vụ;
+ Ban nguồn nhân lực và xã hội;

+ Ban kinh tế thế giới;
+ Văn phòng;
- Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam;
- Trung tâm thông tin;
- Trường nghiệp vụ kế hoạch;
- Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài.
II.Lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1 Lịch sử hình thành
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11
năm 2001 về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ thì:DNNVV là các cơ sở sản
xuất,kinh doanh độc lập đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành có
vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm
không quá 300 người.
Cũng theo nghị định này thì Chính phủ đưa ra mục tiêu phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhỏ và vừa phát
huy được tính chủ động sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh,quản lý phát
triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực,mở rộng các mối liên kết với các
loại hình doanh nghiệp khỏc,tăng hiệu quả kinh doanh,tạo việc làm và nâng
cao đời sống cho người lao động.
Nghị định này cũng đưa ra các chính sách trợ giúp và chương trình trợ giúp
đối với DNNVV
Chương trình trợ giúp gồm: Mục tiêu, đối tượng DNNVV cụ thể theo
ngành nghề lĩnh vực và địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp nguồn lực,kế
hoạch và biện pháp về cơ chế chớnh sỏch,tổ chức thực hiện.Chỳ trọng ưu tiên
chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ doanh nhân quản
lý.
Chính sách trợ giúp gồm:
- Chính sách khuyến khích đầu tư

-Thành lập quỹ bóo lónh tín dụng cho DN nhỏ và vừa
- Mặt bằng sản xuất
-Thị trường và tăng khả năng cạnh tranh
-Về xúc tiến xuất khẩu
-Về thông tin tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực
Để thực hiện các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa chính phủ quyết định thành lập Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong điều 12 NĐ 90/2001/NĐ-CP có quy định:’’ Thành lập Cục
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, để giúp bộ
trưởng Bộ kế hoạch đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ’’
Căn cứ nghị định 75/CP ngày 01/11/1995 của chính phủ về chức năng
nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch và đầu tư
Căn cứ NĐ90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của chính phủ về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Xét đề nghị của vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra quyết định số 562NĐ-BKH
ngày 11-9-2002 về chức năng nhiệm vụ và bộ máy của Cục phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Đến năm 2003 sau khi có NĐ 61/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ quy định chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu
tư,theo đề nghi của cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và vụ
trưởng của vụ tổ chức cán bộ thì khi đó Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa sát nhập với Vụ doanh nghiệp tao thành Cục phát triển doanh nghiệp
nghỏ và vừa như hiện nay.Cục đã được thành lập và tổ chức hoạt động theo
quyết định 504/QĐ-BKH ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu
tư.Năm 2004 là năm đầu tiên Cục vận hành thực thụ theo mô hình tổ chức và
chức năng nhiệm vụ mới trong khi đó Cục là mô hình tổ chức mới trong Bộ
kế hoạch và đầu tư.
2.Cơ cấu tổ chức của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1 Lãnh đạo Cục
-Cục trưởng
-Cỏc phó cục trưởng
Cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước bộ
trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của
cục.
Cỏc phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước cục trưởng về lĩnh vực công tác
được phõn cụng.Cục trưởng,cỏc phú cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và
miễn nhiệm
2.2 Bộ máy giúp việc cho Bộ trưởng.Gồm:
-Phòng tổng hợp và khuyến khích đầu tư trong nước
-Phòng sắp xếp và đổi mới DNNN
-Phòng xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Phòng đăng kí kinh doanh
-Phòng hợp tác quốc tế
-trung tâm thông tin doanh nghiệp
-Văn phòng
2.3 Các đơn vị sự nghiệp có thu
-Trung tâm hỗ trợ kĩ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các thành phố:Hà Nội,
Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh
3.Chức năng nhiệm vụ của cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1 Quyết định của Bộ trưởng về chức năng nhiệm vụ của Cục phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.1.1 Chức năng
Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư,giỳp
Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến và phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, đăng kí kinh doanh,khuyến khích đầu tư trong nước
và sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước
Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có tư cách phỏp nhõn,cú con dấu
riờng,cú tài khoản cấp 2 ,kinh phí hoạt động do nhà nước cấp, được tổng hợp

trong dự toán hàng năm cảu Bộ kế hoạch và đầu tư.
3.1.2 Nhiệm vụ
a. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cơ chế
quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đăng kí kinh doanh, ưu đãi đầu tư để bộ
trưởng trình thủ tướng chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền
b.Xỳc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Xây dựng định hướng,kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,hướng
dẫn các địa phương xây dựng các kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
- Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của nhà nước, điều phối
hướng dẫn,theo dõi việc triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi
được duyệt
-Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DN nhỏ và vừa ở các Bộ
ngành và địa phương. Định kì 6 tháng tổng hợp báo cáo về tình hình phát
triển DNNVV và đề xuất các giải pháp cần thiết để Bộ trưởng trình chính phủ
-Phối hợp với các cơ quan,tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần
thiết về trợ giúp DN nhỏ và vừa trong việc tư vấn kĩ thuật và tiếp cận công
nghệ thông tin,trang thiết bị mới,hướng dẫn đào tạo vận hành kĩ thuật và quản
lý thông qua các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Làm nhiệm vụ thư kí thường trực của hội đồng khuyến khích phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
c. Về đăng kí kinh doanh
-Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng kí kinh doanh,trỡnh bộ trưởng ban
hành thẩm quyền về những văn bản chuyờn mụn,nghiệp vụ,biễu mẫu phục vụ
công tác đăng kí kinh doanh
- Quy định chế độ báo cáo và kiểm tra,theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện
đăng kí kinh doanh và sau đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp tại các
địa phương trong phạm vi cả nước,phối hợp xử lớ cỏc vi phạm,vướng mắc
trong việc thực hiện đăng kí kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ

-Xây dựng,quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi cả
nước,cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan liên quan của nhà
nước theo định kì cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp
-Phát hành bản tin công bố các thông tin về doanh nghiệp,doanh nghiệp thành
lập,giải thể ,phá sản,những nội dung thay đổi trong đăng kí kinh doanh của
doanh nghiệp,cỏc văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
d. Về khuyến khích đầu tư trong nước
-Hướng dẫn,theo dõi kiểm tra việc thực hiện các biện pháp ưu đãi về đầu tư
- Quy định trình tự,thủ tục đăng kí ưu đãi đầu tư và cấp giấy chứng nhận ưu
đãi đầu tư theo quy định của pháp luật
- Trình Bộ trưởng quyết định cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh
nghiệp theo quy định của Chính phủ
e. Về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
-Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược,chương
trình kế hoạch,sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước để Bộ
trưởng trình thủ tướng chính phủ
-Làm đầu mới phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định các đề án thành
lập,sắp xếp,tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ kế hoạch và đầu tư
được chính phủ phân công để Bộ trưởng trỡnh chớnh phủ.Tổng hợp,sắp xếp,
đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
f. Các nhiệm vụ khác
- Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực mà thuộc chức năng nhiệm vụ của
Cục
- Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc lĩnh
vực phụ trách thuộc chuyờn mụnnghiệp vụ của cục
-Quản lý,tổ chức biên chế tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư giao
3.2. Quyết định của Cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về

việc ban hành chức năng nhiệm vụ các đơn vị trong cục phats triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ
3.2.1 Văn phòng cục
a.Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo cục trong công tác: Tổ chức cán bộ và đào
tạo,hành chính quản trị,văn thư,kế toỏn.tài chớnh
b. Nhiệm vụ
* Tổ chức cán bộ và đào tạo
-Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của cục
-Tổng hợp,dự kiến biên chế và lao động hợp đồng
-Xây dựng,thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công chức của cục
-Thực hiện các công tác về cán bộ theo phân cấp của Bộ
* Hành chớnh-quản trị-văn thư-lễ tân
-Tổng hợp kế hoạch chương trình làm việc của lãnh đạo cục và cỏc phũng
chức năng,giỳp lãnh đạo cục theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch
chương trình nhiệm vụ theo đúng tiến độ,lập báo cáo tình hình giải quyết
công việc
- Quản trị tài sản của Cục theo phân cấp của Bộ
- Lưu trữ,quản lý văn bản theo quy định
- Bố trớ,sắp xếp phòng làm việc,phũng họp
- Các nhiệm vụ khác như: điều động xe phục vụ công tác chuyờn mụn,nghiệp
vụ của cục
* Kế toỏn,tài chớnh
-Lập dự trù kế hoạch ngân sách hàng năm của Cục,hướng dẫn các đơn vị trực
thuộc lập dự trù ngân sách,tổng hợp phân bổ ngân sách
-Thực hiện việc thu chi ngân sách theo kế hoạch được duyệt và chế độ kế toán
hiện hành.Thực hiện nghiệp vụ về kế toán tài chính
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc( tài khoản cấp 3) về công tác kế toán tài
chính và giúp lãnh đạo cục kiểm tra giám sát việc thu chi của các đơn vị

-Thực hiện nhiệm vụ khác khi cục trưởng giao
3.2.2 Phòng tổng hợp và khuyến khích đầu tư trong nước
a. Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo cục trong công tác tổng hợp các vấn đề chung
của cục và quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước
b. Nhiệm vụ
-Làm đầu mối tổng hợp các báo cáo chung của Cục,phối hợp với các đơn vị
có liên quan giúp lãnh đạo cục thực hiện chức năng Thư kí thường trực của
Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng,bổ sung sửa đổi luật phỏp,cơ chế chính sách
về khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng bổ sung,sửa đổi luật pháp ,cơ chế chính sách
về khuyến khích đầu tư trong nước.Theo dõi tình hình thực hiện việc cấp giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư,bỏo cỏo định kì, đề xuất các giải pháp cần thiết
-Xử lý hồ sơ đăng kí ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoach và đầu

- Tham gia chủ trì thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến các ĩnh vực
khác như : hội nhập quốc tế, WTO, cạnh tranh ,chống độc quyền,quy hoạch,
đấu thầu, đầu tư…
- Hướng dẫn các địa phương các ngành trình tự,thủ tục ưu đãi đầu tư,trả lời
các vướng mắc
-Thực hiện nhiệm vụ khác khi cục trưởng giao
3.2.3 Phòng xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
a. Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo cục trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc
tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
b. Nhiệm vụ
-Chủ trì hoặc tham gia xây dựng luật phỏp,cơ chế chính sách về phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa,theo dõi tình hình thực hiện cơ chế chính sách trợ
giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các Bộ,ngành và địa phương,kịp thời báo cáo

đề xuất các giải pháp cần thiết
- Xây dựng định hướng kế hoạch xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa,hướng dẫn Bộ ngành địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất các vấn đề cần kiến nghị cấp có
thẩm quyền giải quyết
-Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của nhà nước( bao gồm cả
kế hoạch cân đối các nguồn lực để thực hiện chương trình). Điều phối hướng
dẫn,theo dõi việc triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp nguồn nhân
lực,chương trình xúc tiến xuất khẩu,theo dõi việc thực hiện chương trình trợ
giúp thông tin,chương trình trợ giúp kĩ thuật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Xây dựng kế hoạch và các hoạt động bồi dưỡng,tập huấn nâng cao năng lực
cán bộ cho hệ thống xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa( gũm cơ
quan xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh, của các tổ chức trợ
giúp DN nhỏ và vừa,cỏc tổ chức hiệp hội,cõu lạc bộ doanh nghiệp…)
- Tham gia phối hợp với các bộ các ngành và địa phương xây dựng các vườn
ươm doanh nghiệp,chỉ đạo thực hiện việc xây dựng các vườn ươm doanh
nghiệp
- Theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa,kiến nghị các giải pháp trợ giúp cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa
- Phối hợp với phòng hợp tác quốc tế xây dựng kế hoạch chương trình hợp tác
quốc tế về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.Tổng hợp báo cáo tình
hình hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng được giao
- Chủ trỡ,phối hợp với các đơn vị trong cục và các tổ chức liên quan trong và
ngoài nước triển khai công tác trợ giúp xuất khẩu,kết nối doanh nghiệp và hợp
tác phát triển với các doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài.
-Theo dõi và giúp lãnh đạo cục chỉ đạo hoạt động của 3 trung tâm Hỗ trợ kĩ
thuật DN nhỏ và vừa,tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của 3 trung tâm
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi cục trưởng giao

3.2.4 Phòng hợp tác quốc tế
a. Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo cục thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế
thuộc chức năng nhiệm vụ của cục
b. Nhiệm vụ
- Xây dựng, kế hoạch chủ trì phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc
tế thuộc chức năng nhiệm vụ của cục
-Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài và đề xuất trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới DNNN,khuyến khích đầu tư trong nước, đăng kí
kinh doanh
- Đầu mối giúp lãnh đạo Cục thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khuôn khổ ASEAN,APEC,cỏc nước,tổ chức
quốc tế khác
-Tổng hợp tỡnh hỡnh,phõn tớch đánh giá hiệu quả việc trợ giúp quốc tế trong
linhc vực thuộc Cục phụ trách
- Tổng hợp nhu cầu của các cơ quan, địa phương, tổ chức trong nước và các
đơn vị của Cục đối với sự hỗ trợ của nước ngoài trong việc phát triển doanh
nghiệp đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện
-Nghiên cứu theo dừi,nắm bắt thông tin của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp
- Tổ chức các hoạt động đối ngoại để quảng bá vai trò của Cục, tăng cường
mối quan hệ với các nhà tài trợ nhằm vận động các nhà tài trợ huy động các
nguồn tài trợ của nước ngoài để hỗ trợ cho cục
- Tham gia vào các cơ cấu thực hiện dự ỏn,chương trỡnh tài trợ nước ngoài do
Cục,Bộ lập ra.
- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo,hội nghi quốc tế của
Cục,phiờn dịch cho lãnh đạo Cục ,công tác lễ tân liên quan đến hợp tác đối
ngoại của cục khi cần thiết
-Thực hiện nhiệm vụ khác khi cục trưởng giao
3.2.5 Phòng sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước

a. Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sắp
xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước
b. Nhiệm vụ
-Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược,chương
trỡnh,kế hoạch sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
-Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định đề án thành lập và
sắp xếp,tổ chức doanh nghiệp nhà nước
-Tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
3.2.6 Trung tâm thông tin doanh nghiệp
a. Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo Cục thực hiện hoạt động về thông tin doanh
nghiệp
b. Nhiệm vụ
-Chủ trì phối hợp xây dựng,quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp.Phối
hợp với các cơ quan,tổ chức liên quan thu thập thông tin và tổ chức cung cấp
thông tin cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp(cỏc
thông tin: Về cơ chế chính sách khuýen khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa và các chương trình trợ giúp của nhà nước,về thị trường tài chính, đất
đai,quy hoạch phát triển các ngành lĩnh vực,thụng tin về tiến bộ khoa học)
- Qủn trị và vận hành hệ thống thông tin doanh nghiệp toàn quốc,bao gồm
quản trị mạng LAN tại trung tâm thông tin doanh nghiệp,hướng dẫn hỗ trợ
cho cỏc phũng ĐKKD tại các tỉnh thành phố đó cú mạng hoạt động.Tiếp tục
cập nhật,hoàn thiện kho dữ liệu đăng kí khinh doanh
- Tiếp tục triển khai cỏc khoỏ đào tạo về vận hành sử dụng hệ thống thông tin
doanh nghiệp.
-Quản trị vận hành Website doanh nghiệp VN, bổ sung thêm thông tin trên cơ
sở chức năng nhiệm vụ của Cục
- Tiếp tục triển khai mở rộng kờt nối mạng thông tin cho doanh nghiệp trong
toàn quốc khi có đủ điều kiện

- Tham gia chương trình thông tiin xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa với cỏc nước,cỏc tổ chức quốc tế, đồng thời thu thập thêm thông tin về
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta.Thụng qua mạng thông tin
doanh nghiệp mở rộng tăng cường hợp tác với các nước,tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức,hiệp hội,cõu lạc bộ… doanh nghiệp phát triển sản xuất
kinh doanh
- Tăng cường năng lực thông tin cho các tổ chức cho các tổ chức trong hệ
thống xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với cỏc tụe chức và
doanh nghiệp( hiệp hội,cõu lạc bộ,doanh nghiệp)
-Nhiệm vụ khác khi Cục trưởng giao
Chương II: Các hoạt động chủ yếu của cục doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Một trong những đặc điểm và chuyển biến mạnh mẽ nhất trong công
tác chuyên môn của Cục trong thời gian qua là đã tập trung sức lực trí tuệ xây
dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách
thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước do Bộ phân công. Đây là những công
việc phức tạp tuy nhiên nhờ những hình thức tổ chức linh hoạt,huy động được
trí tuệ của tập thể cán bộ công chức hiện có nờn đó hoàn thành để án Bộ giao
cả về chất lượng và số lượng và tiến độ. Đồng thời Cục cũng đã phối hợp
tham gia xây dựng nhiều đề án quan trọng khác do các đơn vị trong và ngoài
bộ chủ trỡ.Cụ thể như sau:
1.Chủ trì nghiên cứu soạn thảo và trỡnh cỏc cấp ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và đề ỏn,chương trỡnh
- Nghị định số 132/2005/NĐ-CP của chính phủ về quyền và nghĩa vụ chủ sỡ
hữu đối với công ty nhà nước đã được ban hành 20/10/2005.
- Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của chính phủ về sản xuất và cung ứng sản
phẩm dịch vụ công ích đã được ban hành 11/3/2005
- Dự thảo nghị định của Chính phủ về ĐKKD và cơ quan ĐKKD thực hiện
luật doanh nghiệp 2005 được quốc hôi thông qua tháng 12, đã dự thảo lần thứ
4,xin ý kiến các Bộ ngành địa phương đang được tiếp tục nghiên cứu tu chỉnh

để hoàn thiện theo kế hoạch chung của Bộ
- Thông tư số 04/2005/TT-BKH ngày 17/8/2005 hướng dẫn trình tự thủ tục
thành lập mới,tổ chức lại, ĐKKD và giải thể công ty nhà nước.
- Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục đẩy
mạnh công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ban hành ngày
16/12/2005.
- Đề án 3 năm thực hiện nghị định 90 của CHính phủ về trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục cảnh sát kinh tế và tội phạm chức vụ, Bộ công an,
Toà án nhân dân tối cao,Bộ tư pháp dự thảo thông tư liên tịch hưpứng dẫn về
việc xác định nhõn thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp, sẽ trình
bày lãnh đạo Bộ trong thời gian tới.
- Đang soạn thảo Danh mục công ty nhà nước đặc biệt quan trọng do thủ
tướng chính phủ trực tiếp thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu
nhà nước để trình thủ tướng chính phủ trực tiếp ban hành.
2. Phối hợp với các cơ qun trong và ngoài Bộ thực hiện nhiều văn bản
quy phạm pháp luật
Cục đã tích cực tham gia trực tiếp vào công tác soạn thảo hoặc đóng góp ý
kiến cho trên 30 văn bản pháp quy quan trọng do các đơn vị trong và ngoài
Bộ chủ trì soạn thảo như:
- Luật doanh nghiệp chung
- Luật đầu tư chung
- Nghị định của chính phủ về tổ chức,quản lý tổng công ty nhà nước,cụng ty
nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ công ty con
- Nghị định của chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động trong
doanh nghiệp và HTX tuyên bố phá sản
- Nghị định của chính phủ về giao,bỏn, khoỏn kinhdoanh, cho thuê công ty
nhà nước ;
- Nghị định của chính phủ về phát hành trái phiếu
- Nghị định của chính phủ về khoán đất nông nghiệp

- Nghị định của chính phủ về khuyến khích phát triển kinh tế tập thể
- Nghị định của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của chính phủ về chuyển đổi công ty nhà
nước thành công ty TNHH 1 thành viên
- Nghị định của chính phủ về đăng kí kinh doanh hợp tác xã
- Nghị định của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
03/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điộu của Luật doanh nghiệp
- Nghị định của chính phủ về điều kiện sản xuất,kinh doanh các ngành nghề
thuỷ hải sản
- Nghị định của chính phủ về sửa đụir bổ sung một số điều của Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật đất đai
- Chỉ thị ,quyết định của thủ tướng chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ
Ngành …
Trong số các đề án các dự thảo văn bản nói trên thỡ cú những đề ỏn,dự ỏn
phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau và trái ngược nhau như nghị định của
chính phủ về đăng kí kinh doanh, Nghị định của Chính phủ về đăng kí hợp tác
xó mà bản tham gia ý kiến dài bằng hoặc hơn dự thảo văn bản, đòi hỏi cục
phải nghiên cứu chuẩn bị công phu kĩ lưỡng.
Ngoài ra năm 2005 Cục cũng đã thực hiện nhiều chương trình khác phục
vụ công tác điều hành của thủ tướng chính phủ và lãnh đạo Bộ như:Chuẩn bị
nội dung và phối hợp với VP chính phủ tổ chức hội nghi toàn quốc đánh giá
triển khai thực hiện nghị định 90/NĐ-CP về trợ giúp donh nghiệp nhỏ và vừa;
chuẩn bị nội dung báo cáo về định hướng doanh nghiệp trong kế hoạc phát
triển kinh tế xã hội 2006-2010 tại cuộc gặp của Thủ tướng với doanh nghiệp
trong dự kiến cuối năm 2005.Triển khai việc rà soát cỏc khõu gia nhập thị
trường của doanh nghiệp tai 33 tỉnh thành phố
3. Thực hiện các công việc chuyên môn về quản lý nhà nước thuộc chức
năng nhiệm vụ của Cục
Cùng với công tác xây dựng cơ chế chớnh sỏch,xõy dựng các văn bản quy
phạm pháp luật,năm 2005, Cục đã hoàn thành một khối lượng công việc rất

lớn về chuyên môn trong 4 khối công việc chuyên môn của Cục là: sắp xờp
đổi mới doanh nghiệp nhà nước,khuyến khích đầu tư trong nước, đăng kí kinh
doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,cụ thể là:
- Đã trực tiếp soạn thảo văn bản các loại trình bộ, tăng gấp đôi 2004,trong đú
cú cỏc văn bản trả lời,xử lý vướng mắc,kiến nghị của các cơ quan quản lý nhà
nước,cỏc doanh nghiệp nhà nước về các vấn đề có liên quan đến chuyển đổi
sở hữu, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước ,trả lời các văn bản giải đáp các
vướng mắc,kiến nghị và hướng dẫn các doanh nghiệp các sở đầu tư,uỷ ban
nhân dân tỉnh về khuyến khích đầu tư trong nước,cụng văn hướng dẫn các sở
kế hoạch và đầu tư liên quan đến đăng kí kinh doanh,văn bản hướng dẫn các
Bộ địa phương,hiệp hội xây dựng các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa,Cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho Chi
nhánh ngân hàng kiên doanh và chi nhánh ngân hangf nước ngoài,cấp đăng kí
thay đổi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng liên
doanh và ngân hàng nước ngoài
- Tổ chức 2 hội nghị nhóm đối tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm
điều phối các nhà tài trợ,cỏc chương trình các dự án trong lĩnh vực phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân.
- Tham dự 2 cuộc họp nhóm công tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
khuôn khổ APEC 2005
- Tham dự 2 cuộc họp nhóm công tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
khuôn khổ các nước ASEAN
- Tổ chức hội nghị lần thứ 17 với các cơ quan doanh nghiệp nhỏ và vừa của
các nước ASEAN tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng đề án tổ chức thực hiện các sự kiện về doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong khuôn khổ APEC -2006,tại Hà Nội phần được Bộ giao cho Cục chủ trì
- Tổ chức diễn đàn Việt – Ý
- Tham gia các đoàn thanh tra.kiểm tra của chính phủ của Bộ
4. Công tác tổ chức cán bộ đào tạo
Công tác đào tạo là để đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt cũng như

lâu dài,mặc dù nguồn nhân lực hạn hẹp,cụng việc chuyên môn nghiệp vụ lại
nhiều.Cục đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào
tạo trong nước,nước ngoài,ngắn hạn,dài hạn theo kế hoạch chung của Bộ cũng
như lớp đào tạo do cục tổ chức.Hầu hết các công chức trẻ đều đã được tham
gia các lớp đào tạo.Hiện tại Cục có 2 công chức đang đi làm thạc sĩ và tiộn sĩ
dài hạn ở nước ngoài
5. Các công tác khác
- Công tác văn phòng, đó cú sự đổi mới về cách thức tổ chức thực hiện cụng
việc,tớch cực tham mưu,làm đầu mối giúp lãnh đạo cục trong công tác điều
hành mọi hoạt động của Cục,tổ chức bàn giao hàng tháng trong toàn cục,tổng
hợp công việc đã thực hiện trong hàng tháng và dự kiến hoạch cho tháng tiếp
theo,bước đầu đã tạo ra được sự liờn thụng,xõu chuỗi công việc trong toàn
cục
- Thực hiện nghiêm túc và đầu đủ việc báo cáo công việc tuần và hàng tháng
cho Văn phòng Bộ và vụ tổng hợp và có những kiến nghị đề xuất hợp lý phục
vụ cho công tác chuyên môn cũng như công tác khác
- Tích cực tham gia các phong trào của Đảng bộ đoàn thể cơ quan đề ra
Chương III: Đánh giá chung
1.Mặt tích cực
Hầu hết các cán bộ công chức trong cục đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm,tinh thần xây dựng,khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc được
giao
- Cán bộ công chức trong cục luôn chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo và
phân công của lãnh đạo cục và của lãnh đạo đơn vị,bỏm sỏt chức năng nhiệm
vụ của mình để triển khai công tác chuyờn mụn.Thực hiện tốt các quy trình
xử lý công việc của Bộ,cú ý thức giữ gìn kỉ luật lao động
- Thường xuyên duy trì phổ biến nội dung giao ban Bộ và hàng tháng tổ chức
họp giao ban,phõn cụng công việc cho từng đồng chí lãnh đạo Cục và từng
đơn vị.Tạo lập phương thức tiếp cận công việc và phương thức làm việc theo
nhóm một cách linh hoạt,tạo sự liên kết dọc và liên kết ngang

- Tập thể Cục luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong phối hợp công việc
không chỉ trong giữa các đơn vị trong Bộ mà cả với các cơ quan liên quan
khác ngoài bộ.thực hiện tốt công tác dân chủ cơ sở,cú sự phối hợp và tham
khảo ý kiến thường xuyờn,chặt chẽ giữa lãnh đạo cục và đảng uỷ cục,cụng
đoàn cục,giữa cỏc phũng chuyên môn với chi uỷ
2. Tồn tại
- Việc triển khai các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy đã
hết sức nỗ lực và đạt được những kết quả nhất định,tuy nhiên so với đòi hỏi
cấp bách của cộng đồng doanh nghiệp thỡ cũn chưa đáp ứng được đầy đủ.
Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề.mới mẻ đòi hỏi từng cán bộ công chức phải
tiếp tục nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước,trau dồi kiến
thức chuyên môn và ngoại ngữ, đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức thực
hiện,phối hợp chặt chẽ nhiều cơ quan trong qua trình triển khai
- Có sự bất cập nhất định trong mô hình tổ chức với phạm vi chức năng nhiệm
vụ,giữa định hướng mục tiêu với tính khả thi của các phương thức thực
hiện.Hiện tại cục được gaio 4 mảng công tác quản lý nhà nước chính: khuyến
khích đầu tư trong nước,sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đăng kí kinh
doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng hết sức bất cập
trong nguồn lực triển khai.Thời gian tới,Cục sẽ xin phép Lãnh đạo Bộ phối
hợp với vụ tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan xây dựng đề án tổng thể
góp phần xử lý tồn tại này
- Quá trình thực hiện công việc 2005 đã thấy nổi lên nhiều vấn đề cực kì quan
trọng,cần được tiến hành trong công tác phát triển doanh nghiệp như công tác
thông tin về doanh nghiệp,củng cố cơ sở dữ liệu,thụng tin về sắp xếp đổi mới
doanh nghiệp nhà nước và trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,vấn đề
nhõn thõn,tờn doanh nghiệp trong đăng kí kinh doanh,hoàn chỉnh các văn bản
pháp quy về khuyến khích đầu tư trong nước
3. Kiến nghị
- Đề nghị lãnh đạo Bộ khẳng định rõ với các đơn vị trong bộ về vị trí trách
nhiệm của cục đối với các nhiệm vụ được Bộ giao để có những quyết sách về

nhân lực,diều kiện phương tiện làm việc cũng như ba trung tâm hỗ trợ kĩ thuật
doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Bộ sớm sửa đổi và ban hành quy trình xử lý công việc, đẩy mạnh hơn nữa
cải cách hành chớnh,cú quy chế làm việc và phối hợp công tác giữa các đơn
vị một cách rõ ràng hơn
- Đề nghị Bộ và vụ tổ chức cán bộ quan tâm đến việc tưng cường nhân lực
cho cục cả về số lượng và chất lượng. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan
trọng để đảm bảo thành công trong công tác của cục
- Đề nghị lãnh đạo Bộ,văn phòng bộ quan tâm đến chỗ làm việc của cục cũng
như của các trung tâm hỗ trợ kĩ thuật donh nghiệp nhỏ và vừa để sớm triển
khai được công việc theo chỉ đạo của Bộ
MỤC LỤC
Chương 1:Tổng quan lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức ,chức năng
nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư và Cục phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ 1
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch - đầu tư và cơ
cấu chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch - đầu tư 1
1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư 2
1.1. Chức năng 2
1.2 Nhiệm vụ 2
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư 3
II.Lịch sử hình thành phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1 Lịch sử hình thành 5
2.Cơ cấu tổ chức của Cục doanh nghiệp nhỏ và vừa 7
2.1 Lãnh đạo Cục 7
2.2 Bộ máy giúp việc cho Bộ trưởng.Gồm: 7
2.3 Các đơn vị sự nghiệp có thu 7
3.Chức năng nhiệm vụ của cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
3.1 Quyết định của Bộ trưởng về chức năng nhiệm vụ của Cục phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa 8

3.1.1 Chức năng 8
3.1.2 Nhiệm vụ 8
3.2. Quyết định của Cục trưởng cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về việc
ban hành chức năng nhiệm vụ các đơn vị trong cục phats triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ 10
3.2.1 Văn phòng cục 10
3.2.2 Phòng tổng hợp và khuyến khích đầu tư trong nước 11
3.2.3 Phòng xúc tiến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
3.2.4 Phòng hợp tác quốc tế 13
3.2.5 Phòng sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước 14
3.2.6 Trung tâm thông tin doanh nghiệp 15
Chương II: Các hoạt động chủ yếu của cục doanh nghiệp nhỏ và vừa 17
1.Chủ trì nghiên cứu soạn thảo và trỡnh cỏc cấp ban hành văn bản quy phạm pháp
luật và đề ỏn,chương trỡnh 17
2. Phối hợp với các cơ qun trong và ngoài Bộ thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp
luật 18
3. Thực hiện các công việc chuyên môn về quản lý nhà nước thuộc chức năng nhiệm
vụ của Cục 19
4. Công tác tổ chức cán bộ đào tạo 20
5. Các công tác khác 21
Chương III: Đánh giá chung 22
1.Mặt tích cực 22
2. Tồn tại 22
3. Kiến nghị 23


×