Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại tổng công ty rau quả việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.91 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Qua 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang phát triển theo
hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, với mục tiêu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xã hội công bằng văn minh. Ngay từ đại hội đảng
VIII, Đảng ta đã có định hướng cho việc sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. Ngày 10-11-1998, Nghị quyết số
06-NQ/ TW của bộ chính trị về việc phát triển nông nghiệp lại đề ra mục
tiêu : “ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng nông, lâm,
thuỷ sản đã được qua chế biến .
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có điều kiện phát triển rau quả rất
đa dạng về chủng loại . Tuy vậy mỗi loại rau quả lại có yêu cầu kỹ thuật
công nghệ chế biến khác nhau, do đó việc tổ chức sản xuất và kinh doanh
có những đòi hỏi khác nhau . Yêu cầu về sản phẩm rau quả chế biến đổi rất
khắt khe và đa dạng tuỳ theo thị trường tiêu thụ cụ thể .
Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước giữ
vai trò định hướng chủ đạo trong việc sản xuất kinh doanh rau, hoa, quả ….
của Việt nam. Nhiệm vụ chính của Tổng công ty rau quả Việt nam là sản
xuất, chế biến và tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm rau, hoa, quả nói
riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung . Việc tìm kiếm, thăm dò và phát
triển thị trường là một công việc quan trọng không thể thiếu đối với Tổng
công ty . Nhất là trong điều kiện nước ta vừa phát triển kinh tế vừa tiến
hành hội nhập khu vực và quốc tế .
Để hiểu thêm về Tổng công ty rau quả Việt nam, em đã quan sát,
tìm hiểu và viết báo cáo tổng hợp về sự hình thành và phát triển của Tổng
công ty rau quả Việt nam .Ngoài phần mở đầu và kết luận , bài báo cáo
tổng hợp của em gồm các phần sau :
I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM .
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU
QUẢ VIỆT NAM .
III. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU


QUẢ VIỆT NAM .
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP .
I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM .
1. Lịch sử hình thành Tổng công ty rau quả Việt Nam .
Tổng công ty rau quả việt nam được thành lập theo quyết định số 63
NN- TCCB/QĐ ngày 11-12-1988 của Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp
thực phẩm , nay là Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, trên cơ sở hợp
nhất giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả, công ty rau quả Trung
ương và liên hiệp các xí nghiệp Phủ Quỳ.
Tổng công ty rau quả việt nam có tên giao dịch quốc tế :
VIETNAM NATIONAL VEGETABLE AND FRUIT
CORPORATION.
Tên viết tắt là : VEGETEXCO VIET NAM .
Tổng công ty rau quả việt nam có trụ sở chính tại số 2 Phạm Ngọc
Thạch – Quận Đống Đa –T hành Phố Hà Nội .
Tổng công ty có cơ quan đại diện tại : MOSCOW- Cộng Hoà Liên
Bang Nga.
Tổng công ty rau quả Việt nam là một doanh nghiệp nhà nước, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng
theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động của Tổng công ty
nhà nước . Tổng công ty rau qủa Việt nam từ khi thành lập đến nay là một
đơn vị kinh tế chuyên ngành rau quả lớn nhất trong nước. Những năm đầu
thành lập Tổng công ty có hơn 37.000 cán bộ công nhân viên, 72đầu mối
trực thuộc, trải khắp 12 tỉnh thành trong phạm vi cả nước .
Thực hiện nghị định 315- HĐBT và quyết định 176- HĐBT của Hội
đồng bộ trưởng (nay là chính phủ ) . Tổng công ty rau quả Việt nam đã sắp
xếp tổ chức lại theo hướng giảm dần các đầu mối, tinh giảm biên chế và bộ
máy quản lý . Đến đầu năm 1995 toàn Tổng công ty có 49 đơn vị trực
thuộc ( trong đó có 42 đơn vị sản xuất kinh doanh, 4 bệnh viện và 1 viện

điều dưỡng), với hơn 20.000 cán bộ công nhân viên( Trong đó có 1tiến sĩ,
13 phó tiến sĩ và 1.100 cán bộ đại học ).
Từ năn 1996 đến nay Tổng công ty được thành lập lại, hoạt động
theo mô hình “Tổng công ty 90” (là loại hình Tổng công ty có tổng số vốn
pháp định trên 500tỷ đồng , sè thành viên tối thiểu là 5 đơn vị được quyết
định trong sè 90/ TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 07/ 03/
1994 ) lấy tên là Tổng công ty rau qủa Việt nam và có cơ cấu tổ chức như
sau .
2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả Việt nam .
Tổng công ty rau qủa Việt nam là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn . Tính đến ngày 31/12/2000 Tổng
công ty bao gồm có 1 doanh nghiệp hoạt động công Ých và 17 doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh, 1 công ty cổ phần, 3 công ty liên doanh với
nước ngoài.
* Văn phòng Tổng công ty bao gồm ban lãnh đạo, các phòng nghiệp
vụ và 7 phòng xuất nhập khẩu – kinh doanh tổng hợp .
* Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công Ých là công ty giống rau
quả
* Các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh hoạch toán độc lập .
- Công ty xuất nhập khẩu rau quả I
- Công ty xuất nhập khẩu rau quả II
- Công ty xuất nhập khẩu rau quả III
- Công ty vật tư và xuất nhập khẩu
- Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng
- Công ty sản xuất và dịch vụ xuất nhập khẩu rau quả Sài
Gòn
- Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Nam Hà
- Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Quảng Ngãi
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình
- Công ty thực phẩm khẩu Đồng Giao

- Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang
- Nông trường Đồng Giao 2
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang
- Công ty rau quả Sa Pa
- Công ty rau qủa Hà Tĩnh
- Công ty cổ phần Mỹ châu
- 3 Công ty liên doanh : + Công ty DONA
+ Công ty TOVECAN
+ Công ty LUVECO + C«ng
ty LUVECO

Tại văn phòng Tổng công ty rau quả có: các phòng ban mang
tính chất chủ yếu về nhiệm vụ và quản lý như : văn phòng, phòng tổ chức
cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng quản lý sản xuất kinh doanh, phòng
tư vấn và đầu tư, trung tâm KCS … chịu trách nhiệm và giúp lãnh đạo
Tổng công ty quản lý các hoạt động chung của tất cả các công ty thành viên
của Tổng công ty gồm : 7 phòng xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp và
một xí nghiệp gia công chế biến rau quả mang tính chất kinh doanh như các
công ty thành viên khác như trực thuộc và hạch toán phụ thuộc Tổng công
ty rau quả và 17 công ty thành viên hạch toán sản xuất kinh doanh độc lập
( trong đó có những công ty trước đây là những nông trường lớn như : nông
trường Đồng Giao, nông trường Lục Ngạn … Tổng công ty rau quả còn
quản lý cả một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp hàng nghìn ha hàng
năm, nhất là dứa và cây ăn quả … tự đáp ứng nguyên liệu cho chế biến cuả
mình ) và 3 Công ty liên doanh . Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty rau quả
Việt nam được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty rau quả

Ban kiÓm

so¸t

Tổng giám
đốc
Khối quản lý
- Phòng tổ chức cán bộ
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng quản lý sản xuất
kinh doanh
- Phòng xúc tiến thơng
mại
- Văn phòng
- Phòng t vấn và đầu t
- Trung tâm KCS
Khối kinh doanh
- Phòng xuất nhập khẩuI
- Phòng xuất nhập khẩu II
- Phòng xuất nhập khẩu
III
- Phòng kinh doanh tổng
hợp IV
- Phòng kinh doanh tổng
hợp V
- Phòng kinh doanh và
dịch vụ cơ điện VI
- Phòng kinh doanh VII
- Xí nghiệp chế biến rau
quả Tam Điệp
- Chi nhánh tại Lạng sơn
17 doanh

nghiệp thành
viên hạch toán
kinh doanh
độc lập
Phó tổng
giám đốc
Phó tổng
giám đốc
Phó tổng
giám đốc
3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam .
* Chức năng : Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp
liên nghành do đó có chức năng theo từng nghành đó là : chức năng sản
xuất nông nghiệp, chức năng chế biến và chức năng kinh doanh xuất nhập
khẩu .
- Chức năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp : Đây là chức năng đầu
tiên đảm nhiệm tạo nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng
công ty rau quả Việt nam , chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới
tạo điều kiện cho các chức năng tiếp theo có nguyên liệu để chế biến và
cung cấp cho khách hàng . Sản phẩm đưa ra thị trường có chất lựơng cao
hay thấp thì đầu tiên chất lượng của những nguyên liệu chính này cần được
đảm bảo . Chức năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp là một chức năng cơ
bản nhất của Tổng công ty rau quả, do đó Tổng công ty rau quả luôn thay
đổi giống mới, có những áp dụng khoa học mới vào ngành nông nghiệp để
không ngừng nâng cao năng suất lao đông và chất lượng sản phẩm,để có
khả năng cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường trong nước cũng
như quốc tế .
- Chức năng chế biến : chức năng này có nhiệm vụ chế biến những sản
phẩm nông nghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, thành những sản
phẩm khô nguyên chất để xuất khẩu ra nước ngoài, chức năng này được

Tổng công ty rau quả rất quan tâm , thường xuyên đổi mới trang thiết bị
nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho
chức năng xuất khẩu ngày càng mở rộng thị trường cũng như tăng khối
lượng xuất khẩu
- Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu : Đây là chức năng quyết định
của Tổng công ty rau quả Việt nam, chức năng này phản ánh thực chất kết
quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả,
* Nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt nam : Căn cứ vào quyết
định số 395 NN- TCCB/ QĐngày 29/ 12/ 1995 của bộ trưởng bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn . Tổng công ty rau quả Việt nam được giao
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rất rộng, trong đó có các ngành nghề kinh
doanh chủ yếu như sau :
- Sản xuất giống rau quả, rau quả và các nông lâm sản khác, chăn nuôi
gia sóc .
- Chế biến nông sản, đồ uống ( nước quả các loại, nước uống có và
không có cồn ).
- Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi , trồng rừng .
- Sản xuất bao bì (gỗ , giấy, thủy tinh, hộp sắt …)
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống, sản phẩm của ngành rau qủa làm ra
nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị…chuyên dùng .
- Kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và
cây cảnh, gia vị, giống rau quả .
II. MÔI TRƯỜNG KIMH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU
QUẢ VIỆT NAM .
1. Môi trường bên ngoài .
Tổng công ty rau quả Việt nam không giống những công ty khác
là Tổng công ty rau quả Việt nam hoạt động trong môi trường rộng và ở
nhiều tỉnh thành trong nước, còn những doanh nghiệp khác thì quá trình
sản xuất kinh doanh của họ hoạt động trong phạm vi hẹp hơn . Cho nên
Tổng công ty rau quả Việt nam có những điều kiện về Kinh tế Chính trị,

điều kiện về Xã hội , thu nhập dân cư, điều kiện về giao thông vận tải, điều
kiện về cơ sở hạ tầng theo từng địa bàn và từng lĩnh vực hoạt động khác
nhau . Từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến và cuối cùng là kinh doanh
(chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu ) .
* Ở vùng sản xuất nông nghiệp là vùng sản xuất ra những sản phẩm
nguyên liệu đầu tiên phục vụ cho chế biến và kinh doanh, ở đây hầu như là
những vùng nông thôn, đồn điền hoặc những nông trường , cho nên nguồn
thu nhập chủ yếu của họ là những sản phẩm nông nghiệp . Bởi là những sản
phẩm nông nghiệp do đó giá trị thu được của họ tính ra tiền mặt không cao
dẫn đến đời sống của nhân dân dang còn chưa cao , đường giao thông trước
kia đi lại khó khăn nhưng mấy năm gần đây đã có phần tu sửa, nhưng vẫn
có những vùng đường còn chật hẹp, nhất là những vùng sâu, cho nên đôi
khi trong quá trình vận chuyển sản phẩm gặp phải thời tiết xấu sẽ không
thực hiện được đúng theo kế hoạch đã định ra mà còn làm cho sản phẩm
tươi bị tổn thương cơ học nhiều. Về văn hoá, giáo dục thì không được chú
trọng cao, hầu như con em của họ đều phải bỏ học giữa chõng( một phần
do kinh tế gia đình, một phần không có động lực để phấn đấu ) .Về Chính
trị thì sự nắm bắt những thông tin của cấp trên đang còn chậm . Về dân số
thì quá trình thực hiện kế hoạch hoá gia đình chưa được tiến hành chiệt để ,
cho nên dân số vẫn tăng cao
* Ở khu vực chế biến : Các nhà máy chế biến thực phẩm, các nhà máy
sản xuất bao bì hầu như đề đặt tại ngay gần khu vực sản xuất ra sản
phẩm nông nghiệp . thường là ở thị xã, thị trấn ngay vùng lân cận có
nguyên liệu chế biến cho nên điều kiện về kinh tế, điều kiện về Chính trị-
Xã hội , an ninh quốc phòng, điều kiện về văn hoá- giáo dục có phần khá
hơn . Đời sống của dân cư khu vực này có khá hơn khu vực sản xuất sản
phẩm nông nghiệp . Ở đây cũng có sản xuất nông nghiệp nhưng chủ yếu là
công nghiệp và buôn bán dịch vô .
* Khu vực kinh doanh : Tổng công ty rau quả Việt nam có nhiều công
ty kinh doanh ( chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu ) . Ở các công ty này

thường diễn ra đàm phán thương lượng và ký kết hợp đồng, cho nên các
công ty kinh doanh này thường được thành lập tại các trung tâm lớn, có
điều kiện về giao thông vận tải để thuận tiện cho khách hàng . Nói chung
khu vực mà Tổng công ty rau quả đã thành lập các công ty là những khu
vực dân cư có thu nhập cao, đời sống dân cư có phần ổn định hơn so với 2
khu vực trên . Điều kiện sinh hoạt thuận tiện, hiện đại . Ở đây về văn hoá -
giáo dục rất được quan tâm, nắm bắt được nhanh các thông tin của Đảng và
Nhà nước, ở đây dịch vụ thì nhiều phục vụ mọi lúc mọi nơi, hầu hết dân cư
ở đây là sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại là chủ yếu
2 Môi trường bên trong của Tổng công ty rau quả Việt nam .
* Điều kiện về tài chính : Quy mô và vị thế của Tổng công ty rau quả
Việt nam trong ngành nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân đã không
ngừng phát triển . biểu hiện qua vài số liệu dưới đây :
Tổng số vốn điều lệ (năm 1999) là : 175,6 tỷ đồng
Vốn cố định là : 120,2 tỷ đồng
Vốn lưu động là : 37,2 tỷ đồng
Vốn khác là : 18,2 tỷ đồng
* Tổng công ty rau quả Việt nam có tổng số lao động (năm 1999) bao
gồm 5.855 người chia ra :
- Khối nông nghiệp : 1.818 người
- Khối sự nghiệp : 473 người
- Khối công nghiệp : 2.170 người
- Khối thương mại : 922 người
- Khối liên doanh : 339 người
- Cơ quan văn phòng: 133 người
* Lợi thế kinh doanh : Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con
người càng đòi hỏi càng cao . Bên cạnh những mặt hàng khác, mặt hàng
rau quả tươi cũng như rau quả chế biến cũng được nhu cầu của con người
hết sức quan tâm . Do đó nó đã tạo điều kiện cho Tổng công ty rau quả có
lợi thế trong sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm của mình .

Tổng công ty rau quả Việt nam là doanh nghiệp nhà nước được giao
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm rau, hoa, quả của Việt nam . Tổng
công ty rau quảViệt nam là doanh nghiệp có tính toàn quốc về mặt hàng
đầu ngành rau quả. Tổng công ty rau quả Việt nam có vai trò chủ đạo trong
sản xuất và kinh doanh rau quả trên thị trường trong nước và ngoài nước,
đã không ngừng lớn mạnh và phát triển .
Tổng công ty rau quả Việt nam có bề dầy về thời gian hơn 30 năm
trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu rau qủa , kể từ khi Tổng công ty
rau quả Việt nam chưa hợp nhất giữa 3 đơn vị .Tổng công ty rau quả Việt
nam có uy tín với bạn hàng trên thị trường trong nước cũng như thế giới, đã
xác dịnh được thị trường tiêu thụ như Đông Âu, Tây Âu và các nước có
nền kinh tế mạnh như Nhật , Mỹ.
Hiện nay Tổng công ty rau quả Việt nam đang tiến hành các dự án
đầu tư xây dựng các nhà máy, các thiết bị hiệh đại và công nghệ tiên tiến .
III NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU
QUẢ VIỆT NAM .
1 Mặt hàng kinh doanh : Tổng công ty rau quả Việt nam kinh doanh
chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Những mặt hàng chủ yếu cho xuất khẩu bao gồm :
- Rau quả tươi và rau quả đông lạnh .
- Rau quả đóng hộp
- Sản phẩm nước quả cô đặc
- Rau quả muối
- Rau quả, gia vị sấy khô
* Những mặt hàng nhập khẩu :
- Giống rau, hoa, quả
- Công nghệ
- Trang thiết bị
-
2. Kết quả sản xuất kinh doanh hiện nay của Tổng công ty rau quả

Việt nam được phản ánh như sau :
Trong báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh 10 năm từ
( 1988- 1998 ) của Tổng công ty rau quả Việt nam về các mặt hàng, dịch vụ
mà Tổng công ty sản xuất và có thế mạnh đều thay đổi gắn với nhòng mốc
trong quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty .
Từ năm 1988- 1990 sản phẩm rau quả tươi bán trong nước chưa
phát triển, người dân còn nghèo nên nhu cầu về hoa quả thấp . Quan trọng
hơn là cơ chế bao cấp khiến cho người sản xuất ( nông trường, nhà máy chế
biến ) không có động lực thúc đẩy để tạo sản phẩm tốt hơn, đáp ứng cho
nhiều nơi hơn . Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển nên rau
quả cũng không chuyên chở được nhiều từ nông trường đến nhà máy chế
biến hoặc đến trung tâm dân cư xa nơi sản xuất . Mặt khác, sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty thời gian này chủ yếu nằm trong chương trình hợp
tác rau quả Việt – Xô . Rau quả tươi và rau quả chế biến xuất sang Liên
Xô chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu . Vì vậy trong thời kỳ này mỗi khi
có tàu lạnh từ vùng Viễn đông của Liên xô sang, người tà thu hoạch ồ ạt
các loại quả (chủ yếu là cam ) để đưa đi xuất khẩu. Giá xuất khẩu do Nhà
nước đặt ra trên cơ sở tỷ giá đồng Rúp chuyển nhượng (RCN) của Liên Xô
và thanh toán bằng vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp .
Năm cao nhất tổng khối lượng rau quả xuất khẩu tươi và nguyên liệu chế
biến khoảng 300.00tấn/năm bằng khoảng 6% so với sản lượng cả nước ( 3
triệu tấn rau và 2 triệu tấn quả )
Từ năm 1991-1995 là thời kỳ đầu cả nước hoạt động theo cơ chế
thị trường Tổng công ty không còn là đầu mối xuất khẩu rau quả duy nhất
của nước ta . Các doanh nghiệp mới (vừa và nhỏ )xuất hiện, kinh doanh
linh hoạt hơn nhất là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi thế về
vốn và công nghệ tạo thế mạnh cạnh tranh rất quyết liệt với Tổng công ty .
Chương trình hợp tác rau quả Việt –Xô không còn, khiến Tổng công ty
lúng túng nhiều trong việc tìm thị trường mới thay thế . Những năm gần
đây Tổng công ty rau quả Việt nam có mở rộng thị trường bán một số rau

quả ( chuối, xoài, vải nhãn tươi, vải nhãn sấy )qua biên giới Trung Quốc
song cũng chỉ đạt số lượng thấp gần 100.000tấn /năm . Trong nước, tỷ lệ
tiêu thụ rau quả bình quân trên đầu người chưa cao nhưng có tình trạng
vừa thừa vừa thiếu, vào mùa thu hoạch ré mỗi loại, nơi trồng nhiều thì thừa
và rất rẻ, các nơi khác vẫn thiếu và đắt do lưu thông phân phối chưa đáp
ứng được .
Đến nay, dần dần Tổng công ty đã tạo được uy tín trong quan hệ
thương mại trong và ngoài nước .Tổng công ty đã tạo được nhiều cây,
giống rau có năng suất cao, kháng bệnh tốt, phù hợp với khí hậu thổ
nhưỡng của từng vùng trên toàn quốc .Do đó sản lượng và lợi nhuận thu
được từ rau quả qua các năm đều tăng .
Trên 8.000 ha diện tích gieo trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và các cây khác hàng năm Tổng
công ty rau quả sản xuất ra 7.033 tấn mía cây, 260 tấn chè búp tươi, 116 tấn
hạt điều .
Các sản phẩm trên được chế biến đạt tổng giá trị sản lượng nông
nghiệp ( năm 2000) là 199. 847,5 triệu đồng gồm 4.850 tấn mía, 1.474 tấn
đồ hộp các loại, 4.730 tấn nước quả rễ mở và 1.129 tấn sản phẩm khác .
Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh trong
những năm (1990 – 2000 ), kết quả chính Tổng công ty rau quả Việt nam
đạt được .

( Đơi vị tính : 1000đ
)

m
Doanh sè Nép ngân sách
199
0
260.222.000 5.843.000

199
1
249.989.000 10.528.000
199
2
285.681.000 12.847.000
199
3
249.989.000 10.662.000
199
4
291.552.000 15.889.000
199
5
396.025.000 20.188.000
199
6
509.757.000 21.496.000
199
7
532.180.000 25.396.000
199
8
605.624.000 30.396.000
199
9
682.000.000 37.100.000
200
0
719.000.000 22.000.000

Theo bảng trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty rau quả Việt nam hàng năm đều tăng, riêng năm 1993 do thời tiết không
tốt cho nên doanh số bị giảm đi . Nếu lấy doanh số năm 1990 làm gốc để so
sánh thì năm 2000 doanh số bằng 276,30% so với năm 1990 .
3. Với kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được trong thời gian
qua( theo số liệu bảng trên) thì Tổng công ty rau quả Việt nam đã đạt được
những khoản lợi nhuận cho mình cũng tăng tương đối. Điển hình qua
những năm sau :
- Năm 1997 lợi nhuận là : 3.728.000.000 đ
trong đó : + khối công nghiệp và nông nghiệp : 710.000.000 đ
+ khối kinh doanh : 3.018.000.000 đ
- Năm 1998 lợi nhuận là : 4.250.000.000 đ
( Bằng 114% so với kế hoạch năm 1997 )
trong đó : + khối công nghiệp và nông nghiệp : 885.000.000 đ
+ khối kinh doanh : 3.365.000.000 đ
- Năm 1999 lợi nhuận là : 9.200.000.000 đ
( Bằng 112,6%so với kế hoạch bộ giao )
- Năm 2000 lợi nhuận là : 10.700.000.000 đ
(Bằng 148,6% so với kế hoạch bộ giao )

4. Kêt quả phản ánh kinh doanh có lãi cũng được phản ánh phấn nào
qua mức tăng thu nhập bình quân một tháng của một người lao động trong
từng khối sản xuất kinh doanh các năm như sau :
(Đơn vị tính :
1000đ)
C
ác
khối
1
991

1
992
1
993
1
994
1
995
1
996
1
997
1
998
1
999
2
000
K 1 1 2 2 5 6 7 7 7 8
hối
XNK
03 88 24 94 12 22 20 50 90 50
K
hối
CN
8
5
1
12
1

72
2
35
2
82
3
88
4
20
4
40
4
70
5
00
k
hối
NN
6
0
8
7
1
48
2
00
2
36
2
50

3
55
3
65
3
90
4
30
*Vối quá trình phát triển sản xuất kinh doanh như vậy thì quy mô
doanh nghiệp và vị thế cạnh tranh của Tổng công ty rau quả Việt nam trong
ngành nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân đã không ngừng phát triển
.Trên đà này, Tổng công ty rau qủa Việt nam đã đề ra những phương
hướng cho những năm tới cần đạt được, để nâng cao thu nhập cho người
dân lao động, tăng thu nhập cho Tổng công ty cũng như tăng ngân sách
cho nhà nước góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu, đẹp hơn .
IV . ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP .
1.Đánh giá kêt quả kinh doanh.
Từ khi Tổng công ty rau quả Việt nam được thành lập đã phải trải
qua nhiều thăng trầm . Bước đầu thành lập quá trình tổ chức hoạt động
đang có nhiều thiếu sót không tránh khỏi những thiếu sót ,hơn nữa cùng với
đất nước bước sang cơ chế mới còn nhiều bỡ ngỡ, phần nào vẫn còn ảnh
hưởng của cơ chế cũ, cho nên kết quả thu được chưa cao . trong thời kỳ này
chưa tiếp thu được nhiều công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, do đó năng
suất tăng chậm, đời sống của người lao động đang còn khó khăn . Cho đến
những năm sau và những năm gần đây Tổng công ty rau quả Việt nam đã
vượt qua được những khó khăn dần dần củng cố và có đà phát triển cao, tạo
được nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động ,nhất là lao động ở
lĩnh vực sản xuất , thu nhập của họ ngày được tăng , do đó đời sống khá giả
hơn .

Tổng công ty rau quả Việt nam đã và đang đi đúng hướng trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua, Tổng công ty đã
đạt được những thành tựuđáng kể với mức tăng trưởng nói chung, năm sau
luôn cao hơn năm trước . Tổng doanh số năm 2000 đạt 719.000 triệu đồng
tăng 14.5% so với năm 1999 các khoản nép nhà nước cũng tăng theo các
năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 là 39.128.525 USD thì đến năm 2000
đạt được 43.041.525 USD khẳng định hoạt động của Tổng công ty rau quả
Việt nam đi từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến và đặc biệt là kinh doanh
xuất nhập khẩu trong lĩnh vực rau quả là phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tws thị trường. Trong quan hệ xuất nhập khẩu năm 2000, Tổng
công ty rau quả đã có quan hệ với 44 nước trên thế giới, trong đó có một số
thị trường có kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng, như : Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và những thị trường mới mở có kim ngạch đáng quan
tâm, như: Mỹ, Hàn Quốc Nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu
Tổng công ty rau quả đã rất quan tâm đến các hoạt động khác của kinh tế
đối ngoại . Tuy nhiên trong quá trình phát triển Tổng công ty đã có nhiều
biến động . Những biến động đó do nhiều nguyên nhân như : do khí hậu
không thuận hoà do có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện và do khủng
hoảnh tài chính khu vực .
Bên cạnh những thành tựu mà Tổng công ty rau quả Việt nam đã đạt
được trong thời gian qua thì hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại
một số vấn đề : Chất lượng sản phẩm có tăng, nhưng so với các đối thủ
cạnh tranh trên thế giới về ngành rau quả thì đang còn thấp hơn, quy trình
công nghệ có cải tiến nhưng chưa được đồng bộ, cho nên năng suất lao
động cũng chưa được cao.Những yếu tố đó làm cho giá cả sản phẩm cao
nên chưa cạnh tranh được với các doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại trên
thế giới dẫn đến doanh thu chưa cao.
2. Đánh giá công tác quản trị.
Tổng công ty rau quả Việt nam từ khi thành lập đến nay đã trải qua
nhiều thăng trầm, là một doanh nghiệp có quy mô rộng, ngành nghề kinh

doanh đa dạng , cho nên công tác quản trị để triển khai công việc cũng có
nhiều khó khăn. Tuy vậy để vượt được qua mọi khó khăn, Tổng công ty đã
tìm ra nhiều biện pháp để khắc phục .
Nhìn chung các hoạt động tác nghiệp của Tổng công ty rau quả Việt
nam là tốt, công tác hoạch định đã vạch ra được những hướng đi phù hợp
với thực trạng của Tổng công ty và xu hướng phát triển của xã hội. Cùng
với công tác hoạch định thì công tác tổ chức cũng được thực hiện theo mục
tiêu đề ra, cấu trúc tổ chức của Tổng công ty được xây dựng hợp lý, theo
từng khu vực, theo chức năng, theo từng lĩnh vực hoạt động Bên cạnh đó
công tác lãnh đạo cũng được Tổng công ty rau quả phân công, đôn đốc
thực hiện những mục tiêu đã đề ra và hoàn thành kế hoạch, cùng với công
tác lãnh đạo thì việc kiểm tra, giám sát được tiến hành song song để nâng
cao chất lượng quản trị

KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Tổng công ty rau quả Việt nam
em đã nhận thức và rót ra được một số nhận xét sau:
Thông qua việc nghiên cứu tổng hợp về quá trình hình thành và
hoạt động của Tổng công ty rau quả Việt nam . Quy mô kinh doanh của
Tổng công ty rau quả tương đối lớn, hoạt động ở nhiều lĩnh vực . Đứng
trước nền kinh tế đang trên đà phát triển, thị trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn
đấu trong sản xuất kinh doanh, đã có tổ chức tốt trong công tác hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Về công tác quản trị, Tổng công ty rau quả đã lập kế hoạch hàng
năm và những mục tiêu cơ bản để thực hiện . Tổng công ty rau quả đã thực
hiện và hoàn thành những quy định của pháp luật cũng như của nhà nước
đề ra, đảm bảo đời sống cho người lao động và đưa doanh nghiệp ngày
càng phát triển mạnh hơn.
Trong thời gian thực tập tổng hợp, do điều kiện có hạn, cũng như

trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo tổng này không tránh khỏi
những thiếu sót. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý
kiến của các Thầy Cô giáo cũng như các Cô Chú ở phòng tổ chức sản xuất-
kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt nam, để trong bài chuyên đề em
làm tốt hơn .
Em xin chân hành cảm ơn Cô giáoVũ Thuỳ Dương và Ban lãnh đạo
cùng cán bộ nhân viên Tổng công ty rau quả Việt nam đã giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo tổng hợp này .

×