Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 16 trang )



Nội dung

Vị trí địa lý

Lịch sử

Văn hóa

Du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' –
10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông :
+ Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
+ Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
+ Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
+ Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.


Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành
phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay.
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành
phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng
về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền
các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải
cảng quan trọng của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập
vào thế kỷ 17. Thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai


phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho
lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp
vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành
triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được
mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Sài Gòn
là thủ đô của Liên Bang Đông Dương giai đoạn 1887-1901. Năm
1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành
phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của
vùng Đông Nam Á. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, lãnh thổ
Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc
hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành
"Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một số sự kiện lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 1 tháng 1 năm 1864, tờ Le Courrier de Sài Gòn (Tin Sài Gòn) ra số
đầu tiên.
Từ ngày 23 tháng 2 năm 1868 đến 25 tháng 9 năm 1869, xây dựng Tòa Soái
phủ Nam Kỳ (sau là Phủ Thống đốc, rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương,
thường được gọi là Dinh Gia Long).
Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài
5 km, rộng 1 m, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động.
Năm 1882, thành lập Thư viện Sài Gòn.
1901: Tờ báo chữ Việt Nông cổ mín đàm ra đời.
1902: Xây cầu Bình Lợi trên sông Sài Gòn.
1903: Đường tàu điện nội hạt của Sài Gòn được xây dựng.
1908: Dinh Xã Tây, nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố (được khởi
công xây dựng từ tháng 3 năm 1898), hoàn thành và được đưa vào sử
dụng.
1910: Chiếc máy bay xuất hiện đầu tiên trên bầu trời Việt Nam hạ cánh
xuống Sài Gòn.

1914: Xây cất xong chợ Bến Thành.

Một số hình ảnh Sài Gòn xưa:
Ga Sài Gòn
Chợ Bến Thành
Quảng trường trước chợ Bến Thành Nhà hát Lớn

Truyền thông:

Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38
đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất
bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các
đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện
nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.

Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu
sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được
phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng
sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữđầu tiên.
Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện
nay. Ngoài ra còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người
lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay Ngoài báo chí
tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh,
một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.

Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn
thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng
đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài
truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài sáu kênh phát trên sóng analogue,
HTV còn một số kênh truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp. Đối tượng chính của HTV là

dân cư thành phố và một số tỉnh lân cận.
Gia Định báo

Thể dục, thể thao:

Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có
492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người,
trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế
hiện nay thấp hơn. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86
bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay
là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sâ
Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao,
đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một
địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ.
Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua
ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục - Thể thao thành phố cũng quản
lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích.
Môn bóng đá, Câu lạc Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân
Thống Nhất, từng 4 lần vô định V League. Đội Công an Thành phố cũng
từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể
đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các
câu lạc bộ bóng rổ, cờ, điền kinh, bóng bàn của thành phố.

Trung tâm văn hóa, giải trí:

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn
hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác
nhau: Kinh, Hoa, Chăm Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ

thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh
tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.

Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có
22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt
động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố
nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như
Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu
phim của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng.
Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư
giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng
tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí
Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài
những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình,
Sân khấu Trống Đồng hoạt động âm nhạc hoạt động âm nhạc ở thành phố ở
những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega,
Carmen

Bạn chỉ có một ngày rảnh rỗi để đi chơi?
Xin giới thiệu 5 địa điểm cho chuyến du
lịch Sài Gòn trong 1 ngày. Bạn không phải
di chuyển nhiều, được nghỉ ngơi trong
không gian rộng với nhiều cây xanh…


1. Lâu đài TajmaSago:


Lâu đài TajmaSago – Một điểm nên đế khi đi du lịch Sài gòn


Tọa lạc bên cạnh hồ bán nguyệt – Phú Mỹ Hưng, Q.7, lâu đài
TajmaSago tuyệt đẹp được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc
thánh đường Tajma, một trong những kỳ quan của thế giới.

Nhìn từ xa, lâu đài nổi bật với màu trắng tinh tế và những đường
nét kiến trúc cổ điển kết hợp hiện đại. Sau cánh cửa được canh gác
ngày đêm dẫn vào lâu đài là gian sảnh được thiết kế theo phong
cách siêu sang của các bậc vua chúa, những hồ nước rộng rãi,
thoáng đãng, những bộ bàn ghế tinh tế, những bức tường với phù
điêu được chạm khắc tinh xảo… Ngoài điểm nhấn với hai nhà hàng
khác nhau để thực khách cảm nhận, lâu đài còn hút khách với dịch
vụ nghỉ dưỡng siêu sang cùng trang thiết bị hiện đại. Lâu đài là một
nét độc đáo đối khi đến tham quan du lịch Sài gòn.

2. Công viên văn hóa Đầm Sen và Suối Tiên

Đầm Sen và Suối Tiên là hai công viên văn hóa, giải trí nổi tiếng
nhất trong số các điểm du lịch Sài Gòn. Điểm nhấn của hai công
viên này ngoài cảnh quan tuyệt đẹp là hệ thống trò chơi phong phú
với ba cấp bậc khác nhau, phục vụ tất cả các đối tượng đến vui
chơi và thư giãn.

Bên cạnh đó, hai công viên này liên tục làm mới mình với hàng loạt
trò chơi, trang thiết bị nên dù có đến bao nhiêu lần, bạn vẫn cảm
thấy mới mẻ và đáng để trải nghiệm. Trước khi du du lịch Đại Nam
ở Bình Dương xuất hiện thì Suối tiên là một trong những khu phức
hợp lớn đối cho người dân khi du lịch Sài Gòn.

Địa chỉ: Công viên văn hóa Đầm Sen, 3 Hòa Bình, phường 3, quận

11, TP.HCM; Suối Tiên: 120 Quốc lộ 1A, Tân Phú, Quận 9.

3. Khu du lịch Kỳ Hòa


Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, KDL Kỳ Hòa
xanh mát với khu công viên, trung tâm hội chợ
quốc tế, khách sạn hiện đại và cả một hệ thống
nhà hàng. Tại đây có đủ các loại hình vui chơi
giải trí dành cho người lớn và trẻ em như bơi
thuyền trên hồ, đu quay đứng, bập bênh, đi xe
lửa vòng quanh đất nước, nhà cười, sở thú
mini…

Địa chỉ: 12 đường 3 tháng 2, Q 10.

4. Khu du lịch Văn Thánh

Tọa lạc gần ngã tư hàng xanh, KDL Văn Thánh với
những trảng cỏ bạt ngàn, hàng dừa xanh mát, hồ bơi
rộng thoáng, thức ăn giá rẻ… là điểm đến hấp dẫn cho
những ai muốn nghỉ dưỡng một ngày mà không muốn đi
xa. Đến đây, bạn có thể chọn bất kỳ chỗ ngồi nào cho
mình và bạn bè, song lựa chọn nhiều nhất lại thiên về
những căn chòi nhỏ dọc bờ sông. Ngoài cái thoáng mát,
dễ chịu của một ngôi chòi trên nước, mỗi lều còn được
trang bị một giường gỗ và một bếp than nướng đáp ứng
nhu cầu BBQ hay nghỉ ngơi của bạn. Một trong những
điểm đến “mì ăn liền” cho dân du lịch Sài Gòn.


Địa chỉ: 48/10 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh

5. Cần Giờ

Cách trung tâm thành phố vài chục km theo hướng Nhà
Bè, địa danh Cần Giờ thu hút du khách với hàng loạt loại
hình du lịch khác nhau như chơi đùa với khỉ tại đảo khỉ,
len lỏi thuyền khám phá rừng Sác, vui đùa thư giãn ở bãi
biển cát đục, thưởng thức hải sản tươi ngon.

Bên cạnh việc khám phá địa danh này trong ngày, bạn
có thể chọn ở lại qua đêm để tham gia hội trại hay xin
ngủ tại nhà dân, tìm hiểu thêm nét văn hóa phương Nam
tại thành phố hiện đại bậc nhất nước ta. Cần giờ là một
điểm đến quan thuộc trong số các khu du lịch Sài Gòn.

Bài giới thiệu đến đây kết thúc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×