Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Môi trường KD của nganh du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.07 KB, 24 trang )

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.Tổng quan về Môi trường kinh doanh
1.1.Khái niệm về môi trường kinh doanh
Môi trường là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận
động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và giãn tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Xuất phát từ quan niệm này có thể coi môi trường kinh doanh là
giưới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại phát triển. sự tồn tại và phát triển
của bất kỳ doanh nghiệp nào dù quy mô như thế nào hoặc kinh doanh trong các lĩnh
vực khác nhau đi chăng nữa bao gời cũng là quá trình vận động không ngừng trong
một môi trường kinh doanh đầy biến động.
Mở rộng: Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, suy
cho cùng phụ thuộc vào kết quả của các phần tử cấu thành - các doanh nghiệp. Mức
độ đạt được hệ thống mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi doanh nghiệp lại phụ thuộc
vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnh
của môi trường kinh doanh.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan
hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác
nhau. Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận,
nhưng lại có yếu tố tạo thành lực cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cố
định một cách tĩnh tại mà thường xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén
và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.2.Các loại môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Xét theo cấp độ tác
động đến sản xuất và quản trị doanh nghiệp, có cấp độ nền kinh tế quốc dân và cấp độ
ngành. Ngoài ra còn có môi trường quốc tế.


1
Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân (còn gọi là môi trường vĩ mô, môi trường tổng quát),
các yếu tố(bối cảnh) môi trường bao gồm:
- Môi trường chính trị - pháp lý.
- Môi trường kinh tế
- Môi trường văn hóa - xã hội
- Môi trường kỹ thuật - công nghệ.
- Môi trường dân số và lao động
- Môi trường điều kiện tự nhiween, cơ sở hạ tầng
- Những đối tượng hữu quan bên ngoài
Ở cấp độ ngành (còn gọi là môi trường tác nghiệp hay môi trường ngánh), các yếu tố
môi trường bao gồm:
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
- Áp lực của các sản phẩm thay thế
- Áp lực của các đối thủ cạnh trang tiềm ẩn
- Áp lực của các nhà cung cấp
2
- Áp lực của khách hàng
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả
các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp trong ngành
đó.
Môi trường nội bộ doanh nghiệp
- Phân tích theo chuỗi giá trị của M.Porter
- Các phân tích bổ sung: tình hình tài chính doanh nghiệp;văn hóa doanh
nghiệp; uy tín, danh tieengscuar doanh nghiệp; lãnh đạo doanh nghiệp.
- Các đối tượng hứu quan bên trong

3
PHẦN 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÀNH KINH
DOANH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
2.1.Lịch sử hình thánh và phát triển của ngành Du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở
Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng
hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở
phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham
dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958. Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du
lịch "Thăm viếng Đông Dương"

với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì
chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ
kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt
Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960
Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB
quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công
ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6
phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịchViệt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành
lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể
thao và Du lịch.

Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục
Du lịch.
4
Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Du lịch.
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc
cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Khẩu hiệu của ngành du lịch Việt Nam qua các giai đoạn
oạn Biểu trưng Khẩu hiệu Ghi chú
2001-2004
Việt Nam - Điểm đến của thiên niên
kỷ mới
Vietnam - A destination for the new
millennium
2004-2005
Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
2006-2011
Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm
2012-2015
Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận
Vietnam - Timeless Charm
Logo bị đánh giá là
"khó hiểu"
*. Đặc điểm
Dịch vụ du lịch ngoài những đặc điểm chung còn có những đặc điểm sau:
- Là sản phẩm tổng hợp cần sự phối hợp của nhiều ngành

- Như cầu du lịch của khách thuộc laoi như cầu hông cơ bản nên rất dễ
thay đổi, do đó dịch vụ du lịch có tính linh động rất cao.
- Dịch vụ du lịch có tính mùa vụ lớn.
- Khác với các loại dịch vụ khác, thông thường mỗi loại dịch vụ du lịch
được sử dụng nhiều lần và kéo dài suốt hành trình của kháh hàng(dịch vụ hướng dẫn
viên dịch vụ cung cấp thông tin , dịch vụ tư vấn,…). Đối với doanh nghiệp khác thời
gian tiếp xúc giữa người mua và người bán chỉ một lần.
- Dịch vụ du lịch giải quyết được nhiều việc làm và mang lại nhiều lợi nhuận.
- Điều kiện để tự động hóa dịch vụ du lịch là không thể có.
5
*. Tốc độ phát triển của ngành
Khách và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn:
TCTK
Năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Lượt khách đến Việt
Nam (triệu người, làm
tròn) 2.1 2.3 2.6 2.4 2.9 3.4 3.5 4.2 4.2 3.7 5.0
Lượt khách đến Việt
Nam du lịch(triệu người,
làm tròn) 1.1 1.2 1.4 1.2 1.5 2.0 2.0 2.6 2.6 2.2 3.1
Xếp hạng du lịch thế giới
Năm 2011 2012 2013
Lượt khách quốc tế(1000) 4.236 3.747 5.050
Tổng doanh thu du lịch quốc tế
(triệu USD) 3.930 3.050 4.450
Du khách nước ngoài đến Việt Nam, theo năm :
Năm Du khách từ nước ngoài Thay đổi
1995 1.351.300
1996 1.607.20018.9%

1997 1.715.6006.7%
1998 1.520.100-11.4%
1999 1.781.80017.2%
2000 2.140.10020.0%
2001 2.330.8008.9%
2002 2.628.20012.8%
2003 2.429.600-7.6%
2004 2.927.87620.5%
2005 3.467.75718.4%
2006 3.583.4863%
2007 4.171.56416%
6
2008 4.253.7400.6%
2009 3.772.359-10.9%
2010 5.049.85534.8%
2011 6.014.03219.1%
2012 6.847.67810.8%
2013 7,572,35210,6%
Mười quốc gia có số du khách đến Việt Nam nhiều nhất
Thứ hạng Từ Quốc gia 2012 2013
1 Trung Quốc 1.416.804 1,428,693
2 Hàn Quốc 536.408 700,917
3 Nhật Bản 481.519 576,386
4 Hoa Kỳ 439.872 443,826
5 Campuchia 423.440 331,939
6 Đài Loan 361.051 409,385
7 Úc 289.762 289,844
8 Malaysia 233.132 299,041
9 Pháp 211.444 219,721
10 Thái Lan 181.820 225,866

(trích) Một số hình ảnh đẹp về thắng cảnh của ngành du lịch Việt Nam
7
Trấn Ba Đình (trái) và cầu Thê Húc bên
bờ hồ Gươm, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc - Hồ Tây- Hà Nội
Hòn Gà chọi, Vịnh Hạ Long Cố đô Huế
Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt
8
Bãi biển Nha Trang,Khánh Hòa Sa Pa, Lào Cai
Đền Hùng- tỉnh Phú Thọ Tràng An ở Ninh Bình
Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà Vườn quốc gia Tràm Chim
9
Vì thời gian có hạn và phần nghiên cứu rất rộng nên trong phạm vi của bài em xin
phân tích gọn một số yếu tố của môi trường kinh tế quốc đân và đi sâu vào phần
môi trường ngành của M.Porter.
2.2.Môi trường kinh tế quốc dân đối với ngành du lịch Việt Nam
* Môi trường chính trị - pháp luật:
Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm: luật
pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự thay
đổi về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Ngành du lịch là một trong các ngành rất
nhạy cảm với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và tập trung quyền
lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước, hệ
thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp, luật đầu tư, luật
bảo vệ người tiêu dùng, luật môi trường ), văn bản quy phạm pháp luật du lịch, đường
lối phát triển du lịch của trung ương và địa phương, luật bảo vệ sức khỏe, an toàn vệ
sinh thực phẩm, chống tệ nạn xã hội, quan hệ quốc tế. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính
sách này hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường du lịch và ra
thị trường du lịch.
* Môi trường văn hóa – xã hội:

Là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du
lịch. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, học vấn
và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trường văn hóa – xã hội
hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói
quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Văn hóa quy định cách thức mà doanh
nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài. Văn hóa ảnh hưởng đến việc hình
thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp. Lối sống con người ngày
càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cực làm việc. Qua đó, họ cần có thời gian
để thư giãn (giảm stress) bằng cách đi du lịch. Do giới trẻ ngày càng năng động, thích
khám phá, thích thể hiện cá tính của mình nên sự quan tâm hàng đầu của họ là những
sự phiêu lưu mạo hiểm để khám phá thế giới bên ngoài. Văn hóa tạo thành nền móng
cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của
Saigontourist luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi
trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội, tạo nên mối
quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với
hoạt động phát triển. Hoạt động từ thiện xã hội chăm lo cộng đồng là một trong những
đặc trưng của văn hóa Du lịch.
* Môi trường kỹ thuật – công nghệ:
Ngành Du lịch là một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị. Website www.vietnamtourism.gov.vn ngày
càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh kinh doanh, giao dịch
qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng toàn cầu Hotel Bank và các
10
mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách truy cập, chào bán các sản phẩm,
dịch vụ của vietnamtourism. … Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện
hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong
công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin Ảnh hưởng
của môi trường này đến doanh nghiệp du lịch chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật
chất như là các phương tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương thức liên lạc,
Điều này giúp cho vietnamtourism phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có

chất lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn.
* Môi trường tự nhiên:
Phân tích môi trường tự nhiên bao gồm phân tích: vị trí, địa hình, thời tiết, khí hậu,
mùa vụ, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên liệu, tăng giá
năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí
và môi trường xung quanh đã đến mức báo động. Với nhiều cách khác nhau doanh
nghiệp nên chủ động tìm cách giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đảm bảo
vệ sinh an toàn cho con người trong doanh nghiệp hoạt động tích cực đem lại hiệu quả
cao. Việc phân tích này không những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối
với khách mà còn làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các
doanh nghiệp du lịch. Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trên các mặt:
- Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.
- Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.
- Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh hưởng đến
sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa. Trong môi trường như vậy, thì chiến lược
kinh doanh dịch vụ du lịch mạo hiểm của ngành hết sức thuận lợi cho việc phát triển
các hoạt động du lịch nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự
nhiên. Trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệt góp phần phát triển các yếu tố
cạnh tranh của môi trường tư nhiên.

11
2.2. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của ngành du lịch:
2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu:
Trong nước:
Đối thủ cạnh tranh lớn cho ngành du lịch trong nước là các công ty du lịch có
100% vốn từ nước ngoài tại Việt Nam, khả năng dồi dào về tài chính cho họ có thể
nhanh chóng tạo ra sự đa dạng trong các tour du lịch, đồng thời nâng cao được chất
lượng dịch vụ cho các chuyến du lịch, tạo ra sự thoả mãn cao hơn cho khách du lịch,
đồng thời với chi phí rất cạnh tranh. Có 143 công ty du lịch cả trong và ngoài nước.

Sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Đây là bài toán khó cho các công ty du lịch trong
nước, bởi khả năng tài chính của các công ty du lịch trong nước là rất hạn chế để
đương đầu trong cuộc cạnh tranh trên yếu tố tất yếu là không ngừng cải tiến nâng cao
chất lượng phục vụ.
Với chất lượng cao và giá cạnh tranh thì nguy cơ mất khách hàng trong tương
lai của các công ty du lịch trong nước là rất lớn. Hơn nữa việc tạo tâm lý cho khách du
lịch là rất quan trọng, trong tương lai thì nhu cầu đi du lịch nước ngoài trong cộng
đồng dân cư là rất lớn. Thử hỏi nếu một người khách du lịch được đặt trước một sự
chọn lựa giữa một công ty du lịch nước ngoài và một công ty du lịch nội địa cho một
chuyến xuất ngoại của họ thì sao? Trong khi công ty nước ngoài kia đã quá dày dạn
trong ngành du lịch còn công ty Việt Nam thì còn khá non nớt về các tour du lịch
nước ngoài.
Ngoài nước:
Có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành du lịch của các nước trong vùng như
Thái Lan, Singapore, Malaysia. Đây có thể là những nước đại diện cho ngành du lịch
của Đông Nam Á. Cụ thể, năm 2013, Việt Nam đón 5.050 nghìn lượt khách quốc tế,
tốc độ tăng trưởng 25%. Song, con số này chỉ bằng 2/3 của Thái Lan (khoảng 12.000
nghìn lượt) và Singapore (trên 10 triệu lượt), chưa bằng 1/3 của Malaysia (17,5 triệu
lượt).
Sự thu hút của Việt Nam có nguy cơ giảm sút, khi vào năm 2008 giá tour đến
các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ tăng từ 5 đến 10% còn tour đến Việt Nam
tăng từ 15 - 30%, chủ yếu là do giá phòng và giá vé máy bay. Hàng không, khách sạn
của Việt Nam phát triển chậm trong mấy năm qua nên vào những tháng cao điểm luôn
bị thiếu hụt trầm trọng, khách sạn tăng giá còn hàng không thì có quá ít sự lựa chọn
về giờ giấc, mức giá. Điều đó dẫn tới sức cạnh tranh của ngành bị giảm sút.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn "cất cánh" nên có thể phát
triển nhanh trong vòng 10-15 năm tới, trong khi Thái Lan, Singapore và Malaysia
đang trải qua giai đoạn trưởng thành và từ nay đến năm 2020, sản phẩm du lịch của họ
sẽ bão hoà.
2.2. Các đối thủ tiềm ẩn:

12
Sau khi gia nhập WTO các chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch - dịch vụ đang
là "điểm nóng" thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp.
Các nhà đầu tư nước ngoài dường như không muốn chậm chân trước những cơ
hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam đã đứng trước cánh cửa rộng
mở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 5,15 tỷ USD vốn đầu tư vào nước ngoài
cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng của năm 2013, có tới 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn
đầu tư đổ vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, chủ yếu là vào xây dựng khách sạn, nhà hàng.
Dẫn đầu về qui mô đầu tư vào du lịch Việt Nam là dự án khu nghỉ mát đa năng
Đan Kia - Suối Vàng thuộc thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn
của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec liên doanh đầu tư, với số
vốn 1,2 tỷ USD.
Một tổ hợp khách sạn - căn hộ - trung tâm thương mại 5 sao có số vốn đầu tư
200 triệu USD tại TP.HCM do Tập đoàn Kumho Asiana của Hàn Quốc làm chủ đầu
tư cũng dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng này sau một thời gian dài tạm ngừng vì
khủng hoảng tài chính.
Tập đoàn Winvest LLC (Mỹ) cũng đã nhận giấy phép đầu tư khu du lịch 5 sao
Saigon Atlantic tại Vũng Tàu với số vốn đầu tư 300 triệu USD. Cũng tại Vũng Tàu,
tập đoàn Plantium Dragon Empire đang khảo sát để đầu tư dự án khu du lịch vui chơi
giải trí với số vốn lên đến 550 triệu USD.
Ngoài các tập đoàn nước ngoài đầu tư trực tiếp, làn sóng đầu tư gián tiếp vào
lĩnh vực này cũng sôi động không kém. Cách đây hai tháng, Quỹ VinaCapital đã mua
52,5% cổ phần của khách sạn 5 sao Hilton Hà Nội, nâng tổng số cổ phần của Quỹ tại
khách sạn này lên tới 70%.
Trước đó, Quĩ VinaLand cũng đã mua lại 70% cổ phần của Sofitel Metropole,
khách sạn lâu đời, sang trọng và đắt khách nhất Hà Nội hiện nay.
Công ty Rockingham (Anh) cũng đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự án xây
dựng khu du lịch biển có qui mô lên đến 1 tỷ USD tại Phú Quốc.

Sức hút từ Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ du
lịch thổi một luồng sinh khí mới mẻ cho ngành du lịch Việt Nam. Họ mang vào trong
nước phong cách quản lý hiện đại, những kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Đây cũng
là một cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch với thế mạnh về vốn
cùng với phong cách quản lý hiện đại, năng lực cạnh tranh cao, có nhiều sản phẩm
mới mẻ, chất lượng cao tạo ra sự hài lòng cho khách hàng, sẽ tạo ra một áp lực cạnh
tranh lớn cho các doanh nghiệp du lịch trong nước. Nếu không có những sự thay đổi
cần thiết, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, áp lực khi Việt Nam
thực sự mở cửa với quốc tế.
2.3. Nhà cung ứng:
13
Hệ thống khách sạn, nhà hàng:
Trong mùa du lịch trọng điểm hay các dịp lễ, Tết, nhiều hãng lữ hành có uy tín
đều phải từ chối khách rất sớm vì không có phòng. Theo bà Đỗ Thị Xoan, Vụ trưởng
Vụ Khách sạn thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, trên địa bàn cả nước hiện có 8.556
cơ sở lưu trú du lịch với 170.551 phòng, trong đó lượng khách sạn 4-5 sao chỉ có hơn
15.000 phòng, lại chỉ tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM. Hiện công suất phòng
của các khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, TPHCM luôn từ 90%- 95%, thậm chí 99%. Tại
Nha Trang, Phan Thiết, Hội An, Phú Quốc trong mùa cao điểm hoặc lễ hội cũng
thiếu phòng trầm trọng, dẫn đến tăng giá đột biến, có khi lên gấp đôi. Hiện giá phòng
tại TPHCM đã tăng từ 30%-40% mà vẫn không đủ phục vụ.
Hệ thống giao thông vận tải:
Không chỉ thiếu phòng khách sạn mà các đường bay quốc tế lẫn trong nước của
hàng không Việt Nam vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp đã bán
tour cho khách hàng nhưng khi đặt vé máy bay lại không có nên đành hủy tour với
khách hàng. Theo tiêu chí về vận chuyển hàng không được đánh giá bởi tổ chức du
lịch và lữ hành quốc tế năm 2014 thì đây là tiêu chí khá quan trọng đối với hoạt động
du lịch trong thời kỳ hội nhập và mở cửa với thế giới, nó rút bớt khoảng cách về mặt
không gian, đồng thời có thể tiết kiệm về mặt thời gian và tiền bạc cho du khách.

Nhưng tiêu chí này Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức yếu và được xếp hạng 90.
Vận chuyển đường bộ trong nước cũng chẳng khá hơn. Lượng ôtô phục vụ cho
du lịch vẫn chưa đủ về chất lượng lẫn số lượng, nhất là vào các mùa du lịch cao điểm.
Tiêu chí về cơ sở vận chuyển đường bộ cũng là tiêu chí có ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh du lịch của mỗi quốc gia. Về chỉ tiêu này Việt Nam cũng được đánh giá ở
mức thấp thứ 85.
Tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt: cũng là một trong những tiêu
chí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đánh giá của tổ chức du
lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt của Việt
Nam là thứ 70, cũng là ở mức thấp.
Đánh giá chung thì tiêu chí cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch thì Việt Nam
được đánh giá ở mức yếu kém, xếp hạng thứ 121. Đây là tiêu chí cần phải được quan
tâm đúng mức để nâng cao sản phẩm cạnh tranh của sản phẩm du lịch tại mỗi điểm
đến.
Nguồn nhân lực:
Số lượng:
Ngành du lịch đang đối mặt với một thực trạng hết sức nan giải là tình trạng
thiếu hướng dẫn viên (HDV). Tuy nhiên nếu như trước đây, các doanh nghiệp hoạt
động du lịch có thể "tận dụng" nguồn nhân lực khác nhau để làm HDV thì đến nay,
hoạt động này đang vấp phải rào cản lớn là những quy định pháp luật.
Cụ thể luật quy định: Chỉ được sử dụng HDV người Việt Nam, có thẻ để
hướng dẫn khách du lịch nước ngoài. Theo các doanh nghiệp thì quy định này chẳng
14
khác nào "trói" doanh nghiệp; khi mà ngành du lịch không đủ năng lực đào tạo; không
đáp ứng được nhu cầu HDV cho các doanh nghiệp.
Ông Phạm Từ (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch) thừa nhận, đây đúng là
một mâu thuẫn rất gay gắt giữa phát triển du lịch và quy định hành chính. Hiện Việt
Nam chỉ có khoảng 5.750 HDV. Đây là con số quá ít để đáp ứng cho các doanh
nghiệp.
Bản thân ông chánh thanh tra Tổng cục du lịch cũng thừa nhận: trong 1 tháng

kiểm tra tại Hà Nội, thanh tra phát hiện tới 40 trường hợp vi phạm, trục xuất gần 20
HDV chui. Ông Phạm Từ thừa nhận: Đây là vấn đề Tổng cục du lịch không giải quyết
nổi. Còn các doanh nghiệp thì cho biết: Để kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải vi
phạm vì nếu không sẽ không thể hoạt động.
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực cần thiết cho ngành du lịch gây ra sức ép lớn cho
ngành: không đủ HDV cho các tour làm dồn số lượng du khách vào trong một đơn vị
gây mất thoải mái, hoặc dẫn đến không tổ chức được tour cho du khách, Vì vậy vấn
đề đào tạo đủ nguồn nhân lực cho ngành du lịch hiện nay đang là một vấn đề cấp bách
cần được xem xét một cách nghiêm túc để có thể phát triển du lịch thành một ngành
quan trọng.
Chất lượng:
Ngoại ngữ nào cũng yếu
Theo thống kê của Tổng Cục du lịch năm 2013, tổng số lao động làm trong
ngành du lịch là 950.000 người, trong đó có 350.000 người là lao động trực tiếp,
nhưng chỉ có gần 50% trong số này qua đào tạo. Trước yêu cầu phát triển, mỗi năm
ngành du lịch cần khoảng 45.000 lao động được đào tạo bài bản, nhưng thực tế các cơ
sở đào tạo mới chỉ đáp ứng được gần 1/3 số lượng đó.
Ngoài điểm yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của
nhân viên du lịch Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh tiếng Anh - ngôn ngữ
giao tiếp chính, các ngôn ngữ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc , nhân
viên du lịch cũng rơi vào tình trạng thiếu và yếu. Cụ thể, lượng khách Hàn Quốc đến
Việt Nam tăng mạnh (đứng thứ hai sau Trung Quốc) nhưng hiện cả nước chỉ có 50
hướng dẫn viên biết tiếng Hàn. Hay với Nhật Bản - thị trường tiềm năng đứng thứ ba
hiện nay cũng mới chỉ có 8% hướng dẫn viên thành thạo tiếng
Tiếng Anh: Dưới chuẩn tối thiểu
Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL
Việt Nam, mới đây TOEIC Việt Nam đã tiến hành khảo sát, đánh giá trình độ tiếng
Anh cho một số nghề trong ngành du lịch.
Dựa vào nhu cầu sử dụng tiếng Anh với từng vị trí, TOEIC đã thực hiện gần
400 cuộc điều tra khảo sát về yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của gần 200 khách sạn (từ 3

sao - 5 sao) và doanh nghiệp lữ hành đại diện trên toàn quốc. Đối tượng chính là giám
đốc, cán bộ quản lý nhân sự và cán bộ quản lý trực tiếp như trưởng, phó bộ phận -
15
những người nắm rõ nhất yêu cầu về trình độ sử dụng tiếng Anh đối với nhân viên do
mình quản lý và định hướng phát triển của đơn vị.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 1.000 nhân viên ở các doanh nghiệp, đơn vị cho
thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên phần lớn đều thấp và còn cách khá xa so với
chuẩn xây dựng theo yêu cầu của cấp quản lý đề ra. Như vậy, qua kết quả có thể thấy
trình độ tiếng Anh của nhân viên đang ở mức thấp, thấp hơn cả chuẩn thấp.
Điều này không chỉ là rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch mà còn đối
với nhiều ngành khác khi ngày càng có nhiều du khách đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội
kinh doanh.
Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của TOEIC Việtnam.
2.4. Khách hàng:
Khách hàng quốc tế:
Theo Tổng cục du lịch, phân khúc thị khách quốc tế vào Việt Nam cho thấy:
khách Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm tới 33%, châu Âu: 16%, Bắc Mỹ
13%, Úc và New Zealand chiếm 6%
Thị trường Đông Bắc Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan vẫn là nhóm thị trường
quan trọng nhất, với tổng lượng khách chỉ riêng 3 thị trường này đạt hơn 1,2 triệu lượt
khách, chiếm gần 30% tổng lượng khách du lịch đến trong năm 20013.
Thị trường Tây Âu là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam trong đó
tiêu biểu là các thị trường Pháp, Anh và Đức. Hai năm nay trở lại đây, khách Tây Âu
bắt đầu tăng và đặc biệt trong năm 2013 khách đến từ nhóm thị trường này tăng
trưởng với tốc độ cao như khách Pháp tăng 42% (đạt 183 nghìn lượt khách), khách
Đức tăng 32% và khách Anh tăng xấp xỉ 28%.
Một số thị trường trọng điểm:
Đức: là một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Số lượng khách
Đức vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh.
16

Đặc điểm thị hiếu của khách du lịch Đức là thích du lịch tại bờ biển và tắm
nắng, đi nghỉ ở nông thôn để thư giãn, thưởng thức thú vui ẩm thực, tận hưởng lòng
mến khách của người dân địa phương. Do là đối tượng khách có khả năng chi trả cao
nên người Đức thường đi du lịch bằng máy bay và ở khách sạn. Nhìn chung, người
Đức ở các nhóm tuổi khác nhau đều thích đi du lịch, đặc biệt là người cao tuổi
Nhật Bản: từ lâu đã nằm trong danh sách 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng
khách du lịch đến Việt Nam đông nhất, gồm Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản
và Đài Loan.
Người dân Nhật rất nhạy cảm trước những tin tức tiêu cực, như những bất ổn
về chính trị, rủi ro Người Nhật yêu thích thiên nhiên tươi đẹp, các di sản thế giới, sự
yên bình, sự hấp dẫn về ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Do vậy,
Việt Nam hiện là một trong 20 điểm đến hàng đầu của du khách Nhật, với những địa
điểm được yêu thích như Vịnh Hạ Long, Huế, Hội An, Mỹ Sơn
Nga: khách Nga đang xem đây là lượng khách tiềm năng. Với nền kinh tế phát
triển thì ngày càng có nhiều người Nga đi du lịch nước ngoài dài ngày và thường chi
tiêu nhiều khi đi du lịch. Người Nga rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết
hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa
độc đáo của nước sở tại.Hiện nay, doanh nghiệp du lịch vẫn đánh giá khách Nga đến
Việt Nam là khách nhà giàu, dùng dịch vụ cao cấp
Mỹ: Hiện nay, Mỹ là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt
Nam. Khách Mỹ lưu trú dài ngày, có khả năng chi trả cao, phần lớn trong số này là
Việt Kiều về Việt Nam du lịch kết hợp với thăm thân và kinh doanh. Theo dự đoán,
Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những điểm đến mới nổi của khách Mỹ tại khu vực
Châu Á Thái Bình Dương trong thời gian tới.
Theo thống kê trong 3 tháng 6, 7, 8 vừa qua, lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng khách sụt giảm chủ yếu thuộc về các thị trường lớn và có mức chi tiêu
cao, cụ thể là khách đường biển giảm 19%, khách Nhật Bản giảm 4,2%, khách Hàn
Quốc giảm 6,3%, khách Mỹ, Canada, Anh giảm hơn 3%, khách Trung Quốc giảm
8,3%

Theo các chuyên gia, lý do chính dẫn đến việc giảm sút khách du lịch quốc tế
là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thời gian qua đồng USD mất giá so với
đồng Euro khiến nhiều người châu Âu chọn đi du lịch ở Mỹ thay cho châu Á. Tuy
nhiên, giá tour tại Việt Nam tăng quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến một bộ phận
không nhỏ khách du lịch quốc tế chuyển hướng. Trong khoảng 1 năm qua, giá tour
đến các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ tăng từ 5 đến 10%, trong khi tour đến
Việt Nam tăng từ 15 - 30%, chủ yếu là do giá phòng và giá vé máy bay.
Thị trường trong nước:
17
Khách du lịch nội địa năm 2013 đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm
2012. Du lịch nội địa năm 2000 đạt doanh thu chừng 100 triệu USD, nhưng năm 2013
đã tăng lên hơn 2 tỉ USD.
Thị trường trong nước cũng mang lại tiềm năng lớn cho ngành du lịch. Với thu
nhập ngày càng cao nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng ngày càng gia
tăng về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Nếu khai khác tốt thị trường này chắc
chắn ngành du lịch sẽ thu được nhiều lợi nhuận .
2.5. Sản phẩm thay thế:
Trước hết, cần tìm hiểu một số đặc điểm của ngành du lịch. Các doanh nghiệp
hoạt động trong lãnh vực này chủ yếu cung cấp các dịch vụ du lịch với sản phẩm là
các tour du lịch trong và ngoài nước. Mọi người sử dụng các sản phẩm này vì nhiều lý
do, chủ yếu là:
+ Cảm giác sảng khoái vì có sự thay đổi không khí
+ Sự phấn khích khi được tham gia vào những hoạt động mới. Các hoạt động
này mang tính chất chinh phục thiên nhiên, đem lại cảm giác lạ như leo núi hay ngắm
cảnh.
Bản tính con người là luôn muốn tìm cảm giác mới lạ giúp họ thư giãn. Cần
lưu ý hoạt động đi du lịch khiến khách hàng phải đi xa nhà; do đó các sản phẩm hay
dịch vụ thay thế đối với ngành du lịch cũng phải “mang” khách hàng ra khỏi địa điểm
cư trú của họ vì thực ra mọi người đi du lịch một phần để bỏ đi không gian quen thuộc
của mình (tức ngôi nhà). Một số dịch vụ hay sản phẩm thay thế dễ thấy nhất là:

+ Các dịch vụ giải trí bình thường như trình chiếu phim ở rạp, ca nhạc sống.
+ Cắm trại qua đêm trong công viên (thông thường thì dịch vụ này miễn phí,
đây chỉ là hoạt động vui chơi bình thường, nó đem lại cho người tham gia cảm giác
mới như đi du lịch).
Có thể nói rằng rất ít các dịch vụ nào có thể thay thế hoàn toàn cho du lịch.
Đơn giản vì những tính chất đặc biệt của nó: du lịch khiến người ta xa nhà, cung cấp
dịch vụ giúp khách hàng tận hưởng những phong cảnh tại địa phương mà họ chưa
từng biết. Dù thấy thành phố New York trên tivi, họ vẫn có một ước ao thấy New
York qua chính con mắt mình. Do đó, trừ khi các dịch vụ du lịch kém chất lượng hay
du khách muốn tự đi du lịch mà không có dịch vụ (điều này rất ít vì khách du lịch
luôn cần hướng dẫn đế thăm những nơi họ chưa từng đến), mọi người luôn cần các
công ty du lịch để đảm bảo mình sẽ có những trải nghiệm thú vị.
18
PHẦN 3
HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Qua các chỉ tiêu của ngành, qua phân tích môi trường ngành ở phần trên em
nhận thấy việc nhận định về ngành còn mang tính chủ quan, thực tế mặc dù Việt Nam
có 9 di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận (Thái Lan chỉ
có 3, Malaysia chỉ có 2, Singapore thì không có di sản nào), nhưng theo Diễn đàn kinh
tế thế giới năm 2012, ngành du lịch Việt Nam lại chỉ xếp thứ 80/139 quốc gia được
xếp hạng, trong khi, Malaysia đứng thứ 35, Thái Lan là 41 và Singapore là thứ 10.
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường kinh doanh du lịch hiện nay còn thiếu lành
mạnh và đang bộc lộ nhiều bất cập.
Môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp nguồn thu
đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Với tốc độ tăng trưởng này, ước tính năm 2014 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,8 triệu lượt
khách quốc tế và 38 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 205.000 tỷ đồng. Như vậy,
sau 5 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hai lần,
tổng thu từ du lịch tăng trên 2,5 lần.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh du lịch ở Việt Nam hiện nay cũng bộc lộ nhiều vấn
nạn phức tạp, mà điển hình là tình trạng bắt chẹt, chèn ép, lừa đảo khách du lịch, mà
dân gian đã phải dùng cụm từ “chặt, chém” khách du lịch để lên án những hành vi
này. Sự nhức nhối của vấn nạn này đang ngang nhiên tồn tại làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
Điển hình là, việc vi phạm trong kinh doanh vận chuyển khách du lịch hay kinh doanh
ăn uống, dịch vụ tại các bãi tắm, điểm du lịch đang diễn ra khá thường xuyên. Thậm
chí, cứ vài ngày, các phương tiện báo chí, truyền thông lại đưa tin với cái những tít
“giật gân” như: “Du khách bị bắt chẹt gần 1 triệu đồng cho 7km taxi”, “Đi xích lô
5km, du khách phải trả 1,3 triệu đồng” hay “Du lịch Cát Bà: 150.000 đồng/đĩa rau
muống”. Còn theo phản ánh của một số du khách, Vũng Tàu và Nha Trang là hai
trong số những điểm “đen” về hiện tượng “chặt chém” du khách ở dịch vụ ăn uống.
Chẳng hạn như ở 2 vùng biển này, đã có du khách phải trả 500.000 – 600.000 đồng/kg
mực tươi và 800.000 đồng/kg ghẹ.
Một vấn đề tiêu cực không kém, đó là sự xuống cấp trong đạo đức kinh doanh, hay
nói cách khác là “vắng bóng văn hóa” trong kinh doanh của không ít công ty du lịch.
Điển hình là chỉ mới đây, đoàn du khách 700 người của Công ty du lịch Travel Life bị
bỏ rơi tại Thái Lan vì công ty tổ chức tour và đối tác bên Thái Lan từ chối tiếp tục
phục vụ. Các "thượng đế" đã phải bỏ tiền túi thanh toán một số dịch vụ ăn uống, vận
chuyển trong thời gian còn lại, mặc dù đã bỏ tiền mua tour. Số du khách bị bỏ rơi đã
trở về nước an toàn, nhưng câu chuyện về cung cách quản lý của ngành du lịch và văn
hóa kinh doanh lại một lần nữa “bùng lên”.
19
Có thể lý giải sự việc “bỏ rơi” khách là vì Travel Life là một công ty nhỏ, không có
kinh nghiệm nên bỏ thầu giá thấp mà không ngờ chi phí quá lớn, lại không đàm phán
được với hàng không, nên không còn tiền trả tour du lịch trọn gói. Nhưng rõ ràng,
việc làm của Travel Life suy cho cùng là một kiểu kinh doanh chụp giật, nếu không
muốn nói là một hành vi lừa đảo (Cù Xuân Trường, 2013).
Và, sau khi vụ việc xảy ra, các nhà quản lý vào cuộc và phát hiện ra, Travel Life
không có giấy phép lữ hành quốc tế để đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Do

vậy, việc đưa người sang Thái Lan của Travel Life không những vi phạm những cam
kết trong các hợp đồng với khách du lịch, mà còn hoạt động trái pháp luật.
Điều đáng nói là tình trạng các công ty du lịch phá sản, hết vốn, bỏ rơi du khách đã
xảy ra khá nhiều, rất tiếc trường hợp như của Travel Life cũng không phải là cá biệt.
Thế nhưng, chỉ đến khi xảy chuyện lớn các nhà quản lý mới nháo nhào tìm xem
những công ty ấy ở đâu, hoạt động thế nào? Hiện trạng này cho thấy, việc quản lý
trong kinh doanh du lịch của Việt Nam còn quá lỏng lẻo.
Nguyên nhân do đâu?
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch tại Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi
trường du lịch Việt Nam ngày 6/6/2013, tại Hà Nội, đã nêu lên 7 vấn đề đang tác động
tiêu cực đến ngành là: Buông lỏng quản lý; Nhiều cơ quan quản lý nhưng thiếu đầu
mối chịu trách nhiệm chung; Thiếu thông tin cảnh báo đến du khách; Tâm lý thời vụ
trong kinh doanh dịch vụ du lịch; Thiếu văn minh, chèn ép và lừa đảo du khách; Việc
quá tải tại một số điểm du lịch; Thiếu điều tiết tổng thể chung, “mạnh ai, nấy làm”.
Cụ thể, nguyên nhân của tình trạng chèo kéo, đeo bám, “chặt chém” khách, một mặt,
là do sự phối hợp liên ngành chưa tốt, việc kiểm tra, giám sát những điểm du lịch còn
thiếu và yếu. Mặt khác, các văn bản liên quan để xử lý vi phạm còn chưa đầy đủ, các
mức độ xử phạt còn nhẹ, kể cả văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
20
Ngoài ra, sự thiếu trách nhiệm, việc buông lỏng quản lý trong thời gian dài đã dẫn đến
tình trạng các công ty du lịch “mọc lên như nấm” với đủ kiểu làm ăn, như: sử dụng
giấy phép của doanh nghiệp khác, thành lập hàng loạt trung tâm để kinh doanh… Hơn
nữa, do lực lượng thanh tra có hạn, khi muốn thanh tra, kiểm tra phải phối hợp với các
cơ quan ban ngành, trong khi đó, các công ty hoạt động chui khá tinh vi và theo mùa
nên rất khó phát hiện và xử lý.
Do ngành du lịch chưa quan tâm tới việc hằng năm có vài triệu người Việt Nam ra
nước ngoài du lịch, nên thiếu một hệ thống quản lý hoạt động này. Vì vậy, bên cạnh
việc “chụp giật, chặt chém” vẫn là vấn nạn nhức nhối của du lịch trong nước, thì
những hành động bỏ rơi khách tương tự như vụ Travel Life, đang biến hoạt động du
lịch Việt Nam ở nước ngoài trở nên hỗn độn. Đây là điều không thể chấp nhận và

đương nhiên có trách nhiệm của những người làm công tác quản lý trong ngành du
lịch.
Ngoài ra, nguyên nhân còn do sự chồng chéo, nhiều cơ quan quản lý, nhưng lại thiếu
đầu mối chịu trách nhiệm; thiếu thông tin cảnh báo đến du khách, đạo đức nghề
nghiệp không được coi trọng
Tại Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam ngày 6/6/2013, theo
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, vấn nạn
đeo bám, chèo kéo, "chặt chém", thậm chí lừa đảo, đe dọa khách du lịch ở Thủ đô khó
giải quyết được triệt để. Điều này xuất phát từ thực tế, nhân lực tham gia dịch vụ du
lịch tại Thành phố chủ yếu chưa được tập huấn và trang bị về kiến thức chuyên môn.
Mặt khác, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn của cả nước với hơn chục triệu lượt khách
trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch hàng năm. Hoạt động của du khách nhìn
chung không giới hạn về địa bàn, không gian cũng như thời gian, đồng thời các hoạt
động lại rất đa dạng, liên quan tới nhiều lĩnh vực nên khó khăn cho công tác quản lý
chất lượng sản phẩm du lịch cũng như bảo đảm an toàn, an ninh đầy đủ cho du khách.
Thêm vào đó, chế tài xử lý vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Chẳng hạn, hành
vi vi phạm về bán hàng rong, chèo kéo, ép khách chỉ bị tạm giữ hành chính không quá
12 giờ và xử phạt ở mức tối đa 100-150 nghìn đồng.
Đề xuất giải pháp
Nhằm hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế nói riêng, đồng thời, cải thiện một
môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh nói chung, chúng tôi xin đề xuất một số giải
pháp sau:
Thứ nhất, cần phải có chế tài mạnh mẽ, quyết liệt để xử phạt những hành vi vi phạm
trong kinh doanh du lịch. Đồng thời, những chiến dịch ngăn chặn tình trạng chặt
chém, chèo kéo du khách cần phải tiến hành trong một thời gian dài, thường xuyên và
liên tục. Ví dụ như: vi phạm trong kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh
tại các bãi tắm, điểm du lịch sẽ bị xử lý bằng chế tài thật nghiêm khắc theo cam kết
đã ký với cơ quan quản lý, thậm chí có thể bị chấm dứt thuê điểm kinh doanh Với tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch vi phạm nghiêm trọng nên thu hồi Giấy phép kinh
21

doanh và vĩnh viễn không cấp phép cho hoạt động ngành du lịch. Các tổ chức cá nhân
vi phạm sẽ bị công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, Tổng cục Du lịch cần phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị sửa
đổi Luật Du lịch theo hướng siết chặt quy định, điều kiện đăng ký thành lập doanh
nghiệp du lịch. Đặc biệt, cần quy định lại những tiêu chí, điều kiện hành nghề chặt chẽ
hơn về vốn ký quỹ, số lượng, chất lượng hướng dẫn viên, những cam kết về chất
lượng dịch vụ, bảo hiểm cho khách… Cùng với đó, cần tiến hành các biện pháp sau:
- Các cơ quan quản lý cần kiểm tra thường xuyên, đột xuất xem doanh nghiệp có tuân
thủ đúng những cam kết, và phạt nặng nếu vi phạm.
- Tổng cục Du lịch cần rà soát lại toàn bộ doanh nghiệp lữ hành trên toàn quốc.
Những doanh nghiệp nào không có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, hoạt động
không giấy phép cần bị trừng phạt thích đáng. Đồng thời, hạn chế số lượng doanh
nghiệp được phép kinh doanh lữ hành quốc tế bằng cách đưa ra những tiêu chí rõ
ràng.
- Cơ quan cấp phép phải thẩm định được chất lượng nhân lực (trình độ, nghiệp vụ,
ngoại ngữ của hướng dẫn viên, năng lực chuyên môn của giám đốc điều hành…).
- Các cơ quan quản lý nên cùng phối hợp với nhau trong công tác thẩm định, cấp giấy
phép kinh doanh cho doanh nghiệp, thanh, kiểm tra, giám sát cũng như xử phạt.
Thứ ba, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu việc
thành lập cảnh sát du lịch để tham gia và trấn áp kịp thời những hành vi xâm hại tài
sản và tính mạng của khách. Lực lượng này vừa có tác dụng tạo dựng hình ảnh, tạo sự
an tâm, đồng thời có tác động thiết thực đến những trường hợp cụ thể, có thể hỗ trợ du
khách kịp thời và thiết thực.
Thứ tư, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Để làm được điều này cần
tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đặc biệt lãnh đạo cấp cao; huy động nguồn
lực; tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao; công tác xúc tiến phải gắn với sản phẩm, thị
trường du lịch; liên kết, hợp tác trong cạnh tranh. Đồng thời, tăng cường năng lực xúc
tiến, quảng bá du lịch; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại chỗ thông qua khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam; Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về xúc tiến du lịch;
Nghiên cứu và ban hành các chính sách, cơ chế tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho

hoạt động xúc tiến du lịch; Tăng cường công tác phối kết hợp với các bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch; Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin truyền thông phục vụ xúc tiến du lịch
Thứ năm, cần có sự đồng thuận, chung tay góp sức, trí tuệ từ cộng đồng doanh
nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân để có được một môi trường kinh doanh du
lịch lành mạnh, điểm đến hấp dẫn du khách. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa
kinh doanh để tạo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Mỗi cá
nhân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ hình ảnh đẹp của du lịch
Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, cần chủ động phản ánh và tố cáo đến các cơ quan
chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý khi có các hành động đáng tiếc xảy ra.
22
Thứ sáu, các bộ, ngành, địa phương tập trung đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Cụ
thể, mở lớp đào tạo, siết chặt công tác cấp bằng và quản lý cấp thẻ hướng dẫn viên du
lịch, liên tục mở lớp tập huấn cho người dân nâng cao ý thức về cải thiện môi trường
du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, công nhận những đơn vị đạt chuẩn về
kinh doanh du lịch, nêu những vấn đề tồn tại để khắc phục, hướng đến nâng cao chất
lượng du lịch Việt Nam. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế như: Cộng
đồng châu Âu với du lịch Việt Nam với việc hỗ trợ thông qua các dự án phát triển
nguồn nhân lực (Giai đoạn I) và Chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm với
môi trường và xã hội ESRT (Giai đoạn II); Dự án Luxembourg về phát triển nguồn
nhân lực; Dự án Tây Ban Nha về tăng cường năng lực cho ngành du lịch Việt Nam
trong thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030…
23
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2007). Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
2. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch (2013). Báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước về
du lịch,Hội nghị trực tuyến về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam, ngày 6/6/2013,
Hà Nội
3. Tổng cục Du lịch (2013). Báo cáo tổng kết công tác ngành du lịch năm 2012 và

triển khai nhiệm vụ năm 2013, Hội nghị Tổng kết công tác năm 2012 và triển khai
nhiệm vụ năm 2013, ngày 4/1/2013, Hà Nội.
4.
24

×