Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân tái định cư thuộc dự án formosa của khu kinh tế vũng áng tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 147 trang )


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi





NGUYỄN HỒNG CƯƠNG







NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN TÁI
ðỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN FORMOSA CỦA KHU
KINH TẾ VŨNG ÁNG, TỈNH HÀ TĨNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi





NGUYỄN HỒNG CƯƠNG






NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN TÁI
ðỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN FORMOSA CỦA KHU
KINH TẾ VŨNG ÁNG, TỈNH HÀ TĨNH





CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TUẤN SƠN




HÀ NỘI 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự góp ý cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ghi rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Cương




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Bộ môn phân tích ñịnh lượng; cảm ơn các thầy, cô giáo ñã truyền ñạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS - TS: Nguyễn Tuấn
Sơn người ñã dành nhiều thời gian, tạo ñiều kiện thuận lợi, hướng dẫn về
phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn BQL Khu Kinh Tế Vũng Áng, Huyện uỷ- HðND
- UBND- MTTQ các ban ngành ñoàn thể, Hð BT- HT tái ñịnh cư huyện Kỳ Anh;
ðảng uỷ- UBND- MTTQ các xã Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương cùng các hộ dân và
công ty Formosa Hà Tĩnh ñã tạo nhiều ñiều kiện, cung cấp những số liệu, thông tin
cần thiết và giúp ñỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại ñịa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình, người thân, bạn bè và
các anh chị em học viên lớp K20KTNNB ñã chia sẻ, ñộng viên, khích lệ và
giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù ñã có nhiều cố gắng ñể hoàn
thành luận văn, ñã tham khảo nhiều tài liệu và ñã trao ñổi, tiếp thu ý kiến của
thầy, cô và bạn bè. Song, do ñiều kiện về thời gian và trình ñộ nghiên cứu của
bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận ñược sự quan tâm ñóng góp ý kiến của thầy, cô và các
bạn ñể luận văn ñược hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Tĩnh, ngày……tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn


Nguyễn Hồng Cương

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục ñồ thị viii
Danh mục hình ix
Danh mục hộp ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế và tái ñịnh cư 4
2.1.1 Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế bền vững 4
2.1.2 Di dân tái ñịnh cư xây dựng KCN, KKT 17
2.1.3 Những vấn ñề nảy sinh trong quá trình thu hồi ñất xây dựng
KCN, KKT ñối với người dân có ñất bị thu hồi 22
2.2 Cơ sở thực tiễn 27

2.2.1 Kinh nghiệm giải quyết sinh kế cho người dân ở các vùng bị thu
hồi ñất xây dựng các KCN, KKT của một số nước trên thế giới 27
2.2.2 Thực tiễn giải quyết sinh kế cho người dân khi thu hồi ñất xây
dựng khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) 33
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 37
3.1.1 Khái quát về khu kinh tế Vũng Áng 37
3.1.2 ðặc ñiểm tự nhiên của 3 xã nghiên cứu 41
3.1.3 ðặc ñiểm kinh tế - xã hội 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 50
3.2.1 Chọn ñiểm và chọn mẫu nghiên cứu 50
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 51
3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 55
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 55
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 56
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
4.1 Thực trạng sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi ñất xây
dựng dự án Pormosa 59
4.1.1 ðặc trưng cơ bản của các hộ ñiều tra 59
4.1.2 Sự thay ñổi các nguồn lực sinh kế của hộ 62
4.1.3 Sự thay ñổi chiến lược và các hoạt ñộng sinh kế 89
4.1.4 Kết quả của sự thay ñổi sinh kế của các hộ dân 96
4.1.5 Những kết quả và hạn chế trong sự thay ñổi sinh kế của các hộ dân 106
4.2 ðịnh hướng và giải pháp ñảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ
dân tái ñịnh cư Dự án Pormosa 109
4.2.1 ðịnh hướng 109

4.2.2 Các giải pháp cụ thể 112
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
5.1 Kết luận 122
5.2 Kiến nghị 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 130

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19

BQ
CNH
CSHT
DFID
DN
ðVT
HðH
HTX
KCN
KCX
KD – DV
KKT
KT – XH

NN
SX – KD
TTCN
BQL
UBND
Bình quân
Công nghiệp hóa
Cơ sở hạ tầng
Cơ quan phát triển quốc tế Anh
Doanh nghiệp
ðơn vị tính

Hiện ñại hóa
Hợp tác xã
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Kinh doanh – Dịch vụ
Khu kinh tế
Kinh tế - xã hội
Lao ñộng
Nông nghiệp
Sản xuất – Kinh doanh
Tiểu thủ công nghiệp
Ban quản Lý
Ủy Ban nhân dân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của 3 xã nghiên cứu năm 2012 44
3.2 Tình hình dân số và lao ñộng của các xã nghiên cứu năm 2012 46
3.3 Giá trị sản xuất của xã Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Phương giai
ñoạn 2007 – 2012 49
4.1 Tình hình cơ bản của các nhóm hộ ñiều tra sau khi bàn giao ñất 60
4.2 Sự thay ñổi diện tích ñất bình quân của các nhóm hộ 63
4.3 Sự thay ñổi về nguồn lực lao ñộng của hộ năm 2007 – 2013 66
4.4 Sử dụng tiền ñền bù của các nhóm hộ ñiều tra 71
4.5 Sự thay ñổi về chất lượng nhà cửa và công trình vệ sinh của

nhóm hộ ñiều tra giai ñoạn 2008 - 2013 78
4.6 ðánh giá của các hộ ñiều tra về sự thay ñổi cơ sở vật chất dùng
chung cả cộng ñồng 82
4.7 Cơ cấu sử dụng ñất của các nhóm hộ ñiều tra sau khi bàn giao ñất 91
4.8 Sự thay ñổi thu nhập của các hộ ñiều tra trước và sau khi bị thu
hồi ñất 100
4.9 Sự thay ñổi về mức ñộ tự chủ lương thực của các hộ ñiều tra 101
4.10 ðánh giá của người dân về sự thay ñổi của hộ trước và sau khi
bàn giao ñất 103



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC ðỒ THỊ

STT Tên hình Trang

4.1 Phân loại thực trạng kinh tế của các hộ ñược ñiều tra 61
4.2 Tổng diện tích ñất bình quân nhân khẩu trước và sau khi thu hồi ñất 64
4.3 Thay ñổi cơ cấu lao ñộng của các hộ ñiều tra sau khi bàn giao ñất 69
4.4 Sự thay ñổi khả năng tích lũy tài chính của hộ 74
4.5 Sự thay ñổi thu nhập bình quân hàng tháng của các nhóm hộ
trước và sau khi thu hồi ñất 76
4.6 Cơ cấu sử dụng tiền ñền bù, hỗ trợ thu hồi ñất của các hộ dân 77
4.7 Sự thay ñổi ñồ dùng tiện nghi trước và sau thu hồi ñất 80
4.8 ðánh giá của người dân về mức ñộ thay ñổi văn hóa, phong tục,
nếp sống sau bàn giao ñất 87
4.9 ðánh giá của người dân về mức ñộ ảnh hưởng của lực lượng lao

ñộng nước ngoài tại ñịa phương 88
4.10 Thay ñổi cơ cấu lao ñộng trong các lĩnh vực sau khi bàn giao ñất 90
4.11 So sánh trình ñộ, kỹ năng lao ñộng của công nhân trong khu
kinh tế và lao ñộng tự do 93
4.12 ðánh giá của người lao ñộng về khả năng tìm kiếm việc làm ở
Khu kinh tế Vũng Áng 104
4.13 Tính chất các công việc hiện tại ở khu kinh tế Vũng Áng 105


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững 7
2.2 Mô hình 5 nguồn lực sinh kế của người dân 11
2.3 Khung lý thuyết về các hợp phần ñể phân tích sinh kế 15
2.4 Khung phân tích sự thay ñổi sinh kế 16
3.1 Vị trí ñịa lý khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh 40
4.1 Mô hình trồng nấm người dẫn xã Kỳ Liên 114
4.2 Các học viên chụp hình lưu niệm với lãnh ñạo tỉnh, lãnh ñạo
công ty và giáo viên nhà trường 119




DANH MỤC HỘP


STT Tên hộp Trang

4.1 Cuộc sống bây giờ dở nông thôn, dở thành phố 86
4.2 Ảnh hưởng của người lao ñộng nước ngoài tại ñịa phương 89
4.3 Làm việc với người nước ngoài chẳng dễ dàng chút nào 92

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðể thực hiện CNH-HðH ðảng và Nhà nước ta ñã xây dựng nhiều khu
kinh tế, KCN. Các khu kinh tế hình thành ñã tạo ñiều kiện ñể sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực của ñịa phương ñẩy nhanh tốc ñộ phát triển kinh tế, góp
phần cải thiện ñời sống vật chất và tinh thần của người dân ñịa phương. Các
khu kinh tế ñã thực sự có sức lan tỏa, là ñầu tàu cho kinh tế của các ñịa
phương và ñóng góp ñáng kể làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhiều khu kinh tế ñã trở thành ñiểm sáng trong thu hút ñầu tư, trở thành ñộng
lực cho cả một vùng như các khu kinh tế Dung Quất và Nghi Sơn, các khu
kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Lào Cai và Móng Cái,
Khu kinh tế Vũng Áng thuộc ñịa bàn huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh ñược
thành lập ngày 3 tháng 4 năm 2006 theo quyết ñịnh số 72/Qð-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết ñịnh số 19/2010/Qð-TTg ngày 3 tháng 3 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ. Khu kinh tế Vũng Áng gồm tổ hợp của 6 dự
án lớn là Dự án nhà máy lọc hóa dầu, Dự án khu công nghiệp Vũng Áng, Dự
án khu liên hợp gang thép và cảng biển Sơn Dương Formosa, Nhà máy nhiệt
ñiện Vũng Áng, Khu công nghiệp phụ trợ, Cảng Vũng Áng. Trong ñó dự án
Pormosa là dự án luyện cán thép và Cảng Biển Sơn Dương. Vùng dự án
Pormosa có diện tích 3200 ha thuộc 5 xã Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ

Phương và Kỳ Thịnh của huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Ban quản lý Khu kinh
tế Vũng Áng, 2008).
Trước khi khu kinh tế Vũng Áng và dự án Pormosa hình thành, sinh kế
của người dân của 5 xã thuộc vùng dự án chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
một bộ phận làm nghề khai thác và chế biên thủy hải sản, một bộ phận nhỏ
sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán (buôn bán thủy sản, các sản phẩm chế
biến từ thủy sản), dịch vụ nhà hàng, dịch vụ vận tải, dịch vụ sản xuất cung

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

ứng vật tư nông nghiệp, kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh vật liệu xây dựng, làm
lúa nước, trồng rừng Tuy nhiên sau khi có dự án, sinh kế của người dân có
sự ñảo lộn và thay ñổi lớn. Do ñất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ
hoặc một phần, do nhu cầu về lương thực và thực phẩm phục vụ cho cán bộ
công nhân của dự án và người dân ñịa phương, do vùng biển ñánh bắt hải sản
của ngư dân bị thu hẹp nên người dân ñịa phương buộc phải thay ñổi sinh kế
ñể phù hợp với tình hình mới. Cũng có nhiều hộ dân ñã thực hiện chuyển ñổi
sinh kế thành công nên ñời sống vật chất và tinh thần ñược cải thiện và nâng
cao nhưng cũng không ít hộ dân ñang loay hoay với bài toán chuyển ñổi sinh
kế cuộc sống gặp nhiều khó khăn. ðể ổn ñịnh sản xuất và ñời sống cho người
dân vùng dự án ñòi hỏi người dân ñịa phương, ban quản lý khu kinh tế và ban
quản lý dự án, chính quyền các cấp phải nổ lực nhiều hơn nữa và có các giải
pháp phù hợp, ñồng bộ. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân tái ñịnh cư thuộc
dự án Formosa của khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích hiện trạng sinh kế của người dân tái ñịnh cư phục
vụ dự án Pormosa của khu kinh tế Vũng Áng thời gian qua ñề xuất ñịnh

hướng và các giải pháp nhằm phát triển và ổn ñịnh sinh kế cho người dân
thuộc ñịa bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ
nông dân bị thu hồi ñất phục vụ các dự án xây dựng khu công nghiệp ở nước ta;
2. ðánh giá thực trạng sinh kế của các hộ nông dân tái ñịnh cư phục vụ
dự án Pormosa của khu kinh tế Vũng Áng giai ñoạn 2010-2012;
3. ðề xuất giải pháp ñảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân ở ñịa
bàn nghiên cứu ñến năm 2015 và tầm nhìn ñến năm 2020.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau ñây liên quan ñến sinh kế
của hộ nông dân vùng tái ñịnh cư phục vụ dự án Pormosa thuộc khu kinh tế
Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh:
1. Sinh kế của hộ nông dân vùng dự án sau khi thực hiện di dân tái ñịnh
cư như thế nào, ngành nghề gì chủ yếu?
2. Những yếu tố nào ảnh hưởng ñến sinh kế của người dân vùng dự án sau
khi thực hiện di dân tái ñịnh cư ở ñịa bàn nghiên cứu?
3. ðể ñảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân ở ñịa bàn nghiên cứu
các bên liên quan cần phải thực hiện những giải pháp gì?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
Các vấn ñề lý luận và thực tiễn liên quan ñến sinh kế của người dân
thực hiện di dân tái ñịnh cư phục vụ xây dựng các khu kinh tế, khu công
nghiệp ở các tỉnh ven biển miền Trung;
Các hộ gia ñình phải di dân tái ñịnh cư thuộc dự án Pormosa của khu
kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh, các cơ quan liên quan ñến việc di dân tái ñịnh

cư thuộc ñịa bàn nghiên cứu (UBND các xã, UBND và các phòng ban liên
quan của huyện Kỳ Anh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng, ).
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tập trung tại 3 xã Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Phương liên
quan ñến dự án Pormosa của khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh.
* Phạm vi về thời gian
- Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu trong 3 năm 2010-2012
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Tháng 8/2012 ñến tháng 10/2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế và tái ñịnh cư
2.1.1. Khái niệm về sinh kế và khung sinh kế bền vững
2.1.1.1 Sinh kế
Ý tưởng về sinh kế ñược ñề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của
R. Chamber những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn
trong các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison,
Dorward,… Có nhiều cách tiếp cận và ñịnh nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy
nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh
hưởng ñến hoạt ñộng sống của mỗi cá nhân hay hộ gia ñình. Về căn bản,
các hoạt ñộng sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết ñịnh dựa vào
năng lực của họ, ñồng thời chịu sự tác ñộng của các thể chế, chính sách và
những quan hệ xã hội mà cá nhân hộ gia ñình ñã thiết lập trong cộng ñồng.
Trong nhiều nghiên cứu của mình F. Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm
những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và

nguồn vốn xã hội), những hoạt ñộng và cơ hội tiếp cận ñến các tài sản và
các hoạt ñộng ñó (ñạt ñược thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà
theo ñó các quyết ñịnh về sinh kế ñều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông
hộ (Ellis, 2000). Theo Bộ phát triển quốc tế của Vương quốc Anh (DFDI)
thì “Một sinh kế có thể ñược miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và
khả năng con nguời có ñược kết hợp với những quyết ñịnh và hoạt ñộng mà
họ thực thi nhằm ñể kiếm sống cũng như ñể ñạt ñược các mục tiêu và ước
nguyện của họ” (Bộ Kế hoạch và ðầu tư, 2003).
Theo khái niệm trên có thể thấy sinh kế bao gồm toàn bộ những hoạt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

ñộng của con người ñể ñạt ñược mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có
của con người như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao ñộng, trình
ñộ phát triển của khoa học công nghệ.
Sinh kế của một cá nhân hay hộ gia ñình ñược thiết lập bởi ba trụ cột
cơ bản ñó là: tài sản (nguồn lực) sinh kế, chiến lược sinh kế và các kết quả
sinh kế.
Theo Chamber and Conway (1992), “Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản
(sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu và quyền sử dụng) và các hoạt ñộng cần
thiết cho cuộc sống. Sinh kế bền vững là sinh kế có thể ñương ñầu với khủng
hoảng và phục hồi sau khủng hoảng, duy trì hoặc nâng cao năng lực và tài
sản, và cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững cho những thế hệ tương lai
và ñóng góp lợi ích ròng cho những nghề nghiệp khác ở các cấp ñịa phương
và thế giới trong ngắn và dài hạn”. Như vậy, sinh kế là tất cả các nguồn lực
(gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt ñộng cần thiết làm
phương tiện sống của con người (Bộ Kế hoạch và ðầu tư, 2003).
Như vậy, có thể nói sinh kế của hộ hay một cộng ñồng là một tập hợp
của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết

ñịnh và những hoạt ñộng mà họ sẽ thực hiện ñể không những kiếm sống
mà còn ñạt ñến mục tiêu ña dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một
hộ gia ñình hay một cộng ñồng còn ñược gọi là kế sinh nhai của hộ gia ñình
hay cộng ñồng ñó (Bùi
ð
ình Toái, 2004).
2.1.1.2 Sinh kế bền vững
Yếu tố ñược xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong
tương lai, ñối phó và phục hồi ñược sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ
hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Các nguồn lực này có
thể thuộc nguồn tự nhiên, xã hội, kinh tế hay thể chế. ðiều này giải thích tại
sao tính bền vững thường ñược phân tích theo 4 khía cạnh: bền vững về kinh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

tế, về môi trường, về thể chế và xã hội. Bền vững không có nghĩa là sẽ không
có gì thay ñổi, mà là có khả năng thích nghi theo thời gian. Tính bền vững là
một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp sinh kế bền vững.
Theo R. Chamber (1989); T. Reardon & J.E Taylor (1996), một sinh kế
ñược xem là bền vững nếu nó có thể ñối phó và khôi phục trước tác ñộng của
những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài
sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm giảm nguồn tài
nguyên thiên nhiên (ðặng Nguyên Anh, 2006).
Các chính sách ñể xác ñịnh sinh kế cho nguời dân theo hướng bền vững
ñược cho là có liên quan chặt chẽ ñến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác ñộng của
các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005),
Barrett và Reardon (2000). Các nghiên cứu này ñã chỉ ra mối liên hệ giữa
mức ñộ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện ñói nghèo của người
dân. ðồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối

liên hệ và hỗ trợ xã hội ñối với cải thiện sinh kế, xóa ñói giảm nghèo. Sự bền
vững trong các hoạt ñộng sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả
năng trang bị nguồn vốn, trình ñộ lao ñộng, các mối quan hệ trong cộng ñồng,
các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên
là yếu tố nền tảng trong việc quyết ñịnh một sinh kế có bền vững hay không.
Hiện nay sinh kế bền vững ñang là mối quan tâm hàng ñầu của các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch ñịnh chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới trong ñó có Việt Nam. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh
tế ở các quốc gia là cải thiện ñược sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho
cộng ñồng dân cư, ñồng thời phải luôn ñặt nó trong mối quan hệ với phát triển
bền vững. Các nghiên cứu và phân tích về sinh kế hiện nay cơ bản ñược thực
hiện dựa trên nền tảng một khung phân tích hết sức khoa học và logic ñược

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

gọi là khung phân tích sinh kế bền vững (Nguyễn Trọng ðắc, Nguyễn Thị
Minh Thu, Nguyễn Viết ðăng, 2007).
2.1.1.3 Khung sinh kế bền vững
Phân tích sinh kế bền vững (SLA) ñơn giản là tìm hiểu về sinh kế của
người dân và từ ñó tìm cách ñể làm cho chúng trở nên bền vững. ðể thực hiện
ñiều này chúng ta sử dụng công cụ mang tên “khung sinh kế bền vững”
(SLF). Khung sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hoá ñược Cơ quan
phát triển quốc tế Vương Quốc Anh phát triển với mục ñích là giúp người sử
dụng nắm ñược những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, ñặc biệt
là những yếu tố làm nảy sinh vấn ñề hoặc những yếu tố tạo cơ hội.

















Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững
(Stable livelihood frame - SLF)
BỐI CẢNH
TỔN
THƯƠNG

- Sốc
- Xu hướng
- Mùa vụ
ảnh hưởng
& tiếp cận
CẤU TRÚC & QUÁ
TRÌNH BIẾN ðỔI

- Các cấp
chính quyền
- Khu vực
tư nhân




- Pháp luật
- Chính sách
- Văn hoá
- Thể chế

QUY TRÌNH
THỰC HIỆN







CHI
ẾN

ỢC
SINH
KẾ
KẾT QUẢ
SINH KẾ

- Tăng thu nhập
- Tăng mức sống

- Giảm tình tr

ạng
dễ bị tổn thương
- Cải thiện an
ninh lương thực
- Tăng tính bền
v
ững khi sử dụng
nguồn t
ài nguyên
thiên
nhiên
H

S

P

F

N

H: Nguồn vốn con người (Human Capital) F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital)
N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital)
S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Một sinh kế ñược coi bền vững khi nó có khả năng liên tục duy trì hay
củng cố mức sống ở hiện tại mà không làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Theo Chamber và Conway (1992), sinh kế bền vững không ñược
khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại
và tương lai, trên thực tế thì nó thúc ñẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại
những ñiều tốt ñẹp cho các thế hệ tương lai.
SLF không ñơn thuần chỉ là công cụ phân tích, người ta xây dựng nó
với dụng ý sẽ cung cấp nên tảng cho các hoạt ñộng hướng ñến sinh kế bền
vững. Phân tích sinh kế bền vững tạo ra cơ hội cải thiện các nỗ lực giảm
nghèo bằng cách ñưa ra cái nhìn tổng quan tình trạng của người nghèo như là
chính họ tự ñánh giá họ chứ không phải là ñưa ra các kết luận chủ quan nông
nổi, rời rạc mang tính chụp mũ. ðể làm ñược ñiều này, không gì thành công
hơn việc vận dụng lồng ghép khung phân tích sinh kế bền vững (SLF) với
phương pháp ñánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Cách
thức tiếp cận vấn ñề và phương pháp nghiên cứu của ñề tài cố gắng vận dụng
triệt ñể sự kết hợp này.
Khung sinh kế của DFID ñược phát triển dựa trên nhiều khái niệm, ñã
ñưa ra một cấu trúc phân tích ñể tìm hiểu về các loại hình sinh kế hiện hữu.
Khung sinh kế giúp chúng ta sắp xếp những nhân tố gây cản trở hoặc tăng
cường các cơ hội sinh kế, ñồng thời cho ta thấy cách thức chúng liên quan.
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm: Bối cảnh tổn thương;
Các nguồn lực sinh kế; Chính sách và thể chế; Các chiến lược, hoạt ñộng sinh
kế và các kết quả sinh kế (Trần Thị Thu Huyền, 2011).
Bối cảnh dễ bị tổn thương: Bối cảnh dễ tổn thương ñề cập tới phạm vi
người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc, xu hướng gồm cả các xu
hướng kinh tế - xã hội, môi trường và sự dao ñộng. Nó có tác ñộng rất lớn và
sâu sắc ñến các nguồn lực sinh kế và chiến lược sinh kế của con người. Chính

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

những ñiều này khiến sinh kế và tài sản sinh kế trở nên bị giới hạn và không

kiểm soát ñược. Một ñặc ñiểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con
người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn
nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu
tố này là một thực tế thường trực cho rất nhiều hộ nghèo. ðiều này chủ yếu là
do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ
mình khỏi những tác ñộng xấu. Ở Việt nam, bối cảnh tổn thương tác ñộng rất
mạnh ñến chiến lược xoá ñói giảm nghèo, do người nghèo là người dễ bị tổn
thương nhất, sức chống ñỡ ñối với các cú sốc là rất yếu, cùng với khả năng
tăng thu nhập rất hạn chế nên sinh kế của họ thường không bền vững, hiện
tượng tái nghèo thường phổ biến. Như vậy có thể thấy, những nhân tố cấu
thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương rất quan trọng vì chúng có tác ñộng trực
tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ
mở ra cơ hội ñể họ theo ñuổi những kết quả sinh kế có lợi.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế: Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật
chất mà con nguời có thể sử dụng ñể duy trì hay phát triển sinh kế của họ.
Nguồn vốn hay tài sản sinh kế ñược chia làm 5 loại vốn chính: vốn tự nhiên,
vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội.
- Vốn tự nhiên: Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như
ñất ñai, diện tích mặt nước, tài nguyên rừng,… mà con người có ñược hay có
thể tiếp cận ñược nhằm phục vụ cho các hoạt ñộng và mục tiêu sinh kế của
họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng năm giữ và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ñể tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế. Ðây
có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến chất lượng cuộc
sống của con nguời từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vốn nhân lực: ðây là nguồn vốn quan trọng nhất, vốn nhân lực là
ñiều kiện cần ñể có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.
Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe ñể giúp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10


con người theo ñuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm ñạt ñược
kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia ñình vốn nhân
lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao ñộng ở trong
gia ñình ñó. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, nguồn lực con người ñược
xem là nguồn lực có tính chi phối mạnh mẽ ñối với việc sử dụng các nguồn
lực khác cũng như các chiến lược và hoạt ñộng sinh kế.
- Vốn tài chính: Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính mà người ta
sử dụng nhằm ñạt ñược các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn ñó bao gồm
nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo ñịnh kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn
vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác
nhau. ðây là yếu tố trung gian cho sự trao ñổi và có ý nghĩa quan trọng ñối
với việc sử dụng thành công các tài sản khác. Khi xem xét nguồn lực tài
chính, ngoài việc xem xét số lượng và nguồn gốc, một vấn ñề rất quan trọng
cần ñược quan tâm ñó là khả năng tiếp cận nguồn lực này của người dân và
cách thức họ sử dụng nguồn lực.
- Vốn vật chất: Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và trang
thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt nhằm hỗ trợ việc thực
hiện các hoạt ñộng sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở hai cấp ñộ khác
nhau: cấp hộ và cấp cộng ñồng. Ở cấp hộ bao gồm công cụ dụng cụ phục
vụ sản xuất, kinh doanh và các phương tiện phục vụ cuộc sống. Ở câp
cộng ñồng chủ yếu ñề cập tới cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc,
y tế, giáo dục, ñiện, nước.
- Vốn xã hội: Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, là các tiềm lực xã
hội mà con người vạch ra nhằm theo ñuổi các mục tiêu sinh kế của mình. ðây
là những vấn ñề liên quan tới tình làng nghĩa xóm, sự hợp tác trong sản xuất,
vai trò của các tổ chức truyền thống, tổ chức ñoàn thể, các mối quan hệ xã
hội, tiếng nói của người dân, các bên liên quan trong việc ra các quyết ñịnh
liên quan ñến phát triển sinh kế. Những yếu tố này có thể tạo nên sức mạnh


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

cho phát triển sản xuất cũng như ñạt ñược các mục tiêu mong muốn của người
dân, cộng ñồng. Vốn xã hội ñược phát triển thông qua mạng lưới và các mối
liên kết với nhau, tính ñoàn hội của các nhóm chính thức; và các mối quan hệ
dựa trên sự tin tưởng, sự trao ñổi và ảnh hưởng lẫn nhau (Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà, 2013).
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể
hiện khả năng thay ñổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con
người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem
xét khả năng hay cơ hội thay ñổi của nguồn vốn ñó như thế nào ở trong tương
lai. Nguồn vốn (tài sản) sinh kế ñược xác ñịnh bằng mô hình 5 loại tài sản
trung tâm mà dựa vào ñó các sinh kế ñược hình thành ñó là: Vốn con người;
vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và ñặc biệt cần quan tâm
ñến mối quan hệ giữa các tài sản sinh kế.


Hình 2.2 Mô hình 5 nguồn lực sinh kế của người dân

ðặc ñiểm của mô hình 5 loại nguồn lực sinh kế:
- Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với
các loại tài sản. Tâm ñiểm là nơi không tiếp cận ñược với loại tài sản nào. Các
ñiểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối ña với các loại tài sản.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

- Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể ñược vẽ cho những
cộng ñồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng

ñồng ñó.
- Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể
tiếp cận chắc chắn với ñất ñai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có ñược nguồn
tài chính vì họ có thể sử dụng ñất ñai không chỉ cho những hoạt ñộng sản xuất
trực tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có
thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng ñồng) cho người sở
hữu chúng…
- Phẩm chất của tài sản thay ñổi thường xuyên, vì vậy ngũ giác cũng
thay ñổi liên tục theo thời gian.
Sơ ñồ hình ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra ñiểm nào thích hợp, những tài
sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa
những tài sản ñó như thế nào.
Chính sách và thể chế: Các chính sách và thể chế bao gồm một loạt
những yếu tố liên quan ñến bối cảnh có những tác ñộng mạnh lên mọi khía
cạnh của sinh kế. Rất nhiều trong số những yếu tố này có liên quan ñến chính
sách và các dịch vụ do nhà nước thực hiện. Tuy nhiên những vấn ñề ñó cũng
bao gồm cả các cơ quan cấp ñịa phương, các tổ chức dựa vào cộng ñồng và
những hoạt ñộng của khu vực tư nhân. Các chính sách và thể chế là phần
quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng ñịnh ra:
- Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến
lược sinh kế, với những cơ quan ra quyết ñịnh và các nguồn lực ảnh hưởng.
- Những quy ñịnh cho việc trao ñổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế.
- Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc ñầu tư một số hoạt ñộng
sinh kế nhất ñịnh.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Trong khung sinh kế bền vững, chiến lược sinh kế ñược hiểu như là
sự phối hợp các hoạt ñộng và lựa chọn mà người dân sử dụng ñể thực hiện

mục tiêu sinh kế của họ hay ñó là một loạt các quyết ñịnh nhằm khai thác hiệu
quả nhất nguồn vốn hiện có. Ðây là một quá trình liên tục nhưng những thời
ñiểm quyết ñịnh có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại ñối với
chiến lược sinh kế. Thuật ngữ “chiến lược sinh kế” ñược dùng ñể chỉ phạm vi
và sự kết hợp những lựa chọn và quyết ñịnh mà người dân ñưa ra trong việc
sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và
nâng cao ñời sống (kết quả sinh kế). Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa
chọn và quyết ñịnh của người dân về những việc như:
- Họ ñầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế nào.
- Quy mô của các hoạt ñộng tạo thu nhập mà họ theo ñuổi.
- Cách thức họ quản lý như thế nào ñể bảo tồn các tài sản sinh kế và
thu nhập.
- Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ
năng cần thiết ñể kiếm sống.
- Họ ñối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những
cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau.
- Họ sử dụng thời gian và công sức lao ñộng mà họ có như thế nào ñể
làm ñược những ñiều trên
Mục ñích của việc sử dụng khung sinh kế là ñể tìm hiểu những cách
thức mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm
sống cũng như ñạt ñược các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu
và ước nguyện này có thể gọi là kết quả sinh kế ñó là những thứ mà con
người muốn ñạt ñược trong cuộc sống cả trước mắt lẫn lâu dài. Kết quả của
sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự ña dạng
về trọng tâm và sự ưu tiên. Ðó có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần
của con người như xóa ñói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14


và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (DFID, 2001). Kết quả sinh kế có thể là:
- Hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn ñịnh hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn; kết quả của những côngviệc mà người dân ñang thực hiện tăng lên và
nhìn chung lượng tiền của hộ gia ñình thu ñược gia tăng.
- ðời sống ñược nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua ñược bằng
tiền, người ta còn ñánh giá ñời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật
chất khác. Sự ñánh giá về ñời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất
nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn ñề giáo dục và y tế cho các thành viên
gia ñình ñược ñảm bảo, các ñiều kiện sống tốt, sự an toàn.
- Khả năng tổn thương ñược giảm: Người nghèo luôn phải sống
trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập
trung cho việc bảo vệ gia ñình khỏi những ñe doạ tiềm ẩn, thay vì phát
triển tối ña những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có
trong ổn ñịnh giá cả thị trường, an toàn sau các thảm hoạ, khả năng kiểm
soát dịch bệnh gia súc
- An ninh lương thực ñược củng cố: An ninh lương thực là một vấn
ñề cốt lõi trong sự tổn thương và ñói nghèo. Việc tăng cường an ninh
lương thực có thể ñược thực hiện thông qua ñảm bảo khả năng tiếp cận
nguồn tài nguyên ñất, nâng cao và ổn ñịnh thu hoạch mùa màng, ña dạng
hoá các loại cây lương thực
- Sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự bền vững
môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho
các kết quả sinh kế khác. Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế mà sự nhấn
mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện ñể ñạt ñược
mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau.
Ðể ñạt ñược các mục tiêu, sinh kế phải ñược xây dựng từ một số lựa chọn
khác nhau dựa trên các nguồn vốn và tiến trình thay ñổi cấu trúc của họ (Vũ
Công Lân, Nguyễn Việt Hải và cộng sự, 2007).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

Như vậy, khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng
cao sự hiểu biết về ñời sống, ñặc biệt là các sinh kế của nguời nghèo. Nó xuất
phát từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan
hệ với nạn ñói và ñói nghèo, gần ñây ñược Cơ quan phát triển Quốc tế Anh
(DFID) và một số học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào lý thuyết về khung sinh kế bền
vững (SLF) ñể phân tích sự thay ñổi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tạo sinh
kế, tác ñộng của sự thay ñổi này ñến sinh kế của các hộ nông dân trong quá trình
thu hồi ñất nông nghiệp phục vụ ñô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển
kinh tế. Trên cơ sở ñó, nghiên cứu tiến hành thiết lập khung nghiên cứu sinh kế
bền vững của người dân bị thu hồi ñất nông nghiệp phục vụ ñề tài.
2.1.1.4 Sự thay ñổi sinh kế
Thay ñổi sinh kế là sự thay ñổi các nguồn lực, khả năng mà con người
có ñược và các quyết ñịnh nhằm ñể kiếm sống cũng như ñể ñạt ñuợc các mục
tiêu và ước nguyện của họ.














Hình 2.3 Khung lý thuyết về các hợp phần ñể phân tích sinh kế
Nguồn lực sinh kế
- Tài nguyên thiên
nhiên
- Tài chính
- Vật chất
- Lao ñộng
- Nguồn lực xã hội
Ph
ục vụ
cho

Chiến
lược và
hoạt ñộng
sinh kế
Kết quả sinh kế
- Cải thiện thu nhập
- Gia tăng phúc lợi
- Tăng cường vị thế
- Sử dụng tài nguyên
thiên nhiên bền vững
- Giảm thiểu rủi ro
Nhằm
ñạt ñược
Tái ñầu tư
Chính sách
R
ủi
ro


×