Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ THI + ĐÁP ÁN HỌC KÌ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.76 KB, 2 trang )

Phòng GD&ĐT Tân Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Trà Vong Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn. Lớp: 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Văn học: (2điểm)
Câu 1:
a. Chép tiếp hai câu thơ còn lại trong bài thơ. (0,5 điểm)
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
…………………………………
………………………………….
b. Cho biết tên bài thơ và tên tác giả. (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu mục đích, phương pháp của việc học được thể hiện qua đoạn trích “Bàn về phép học”
- Nguyễn Thiếp. (1 điểm)
II. Tiếng Việt: (2 điểm)
Câu 1: Chức năng chính của câu trần thuật dùng để làm gì? (0,5 điểm). Cho ví dụ. (0,5 điểm)
Câu 2: Xét về mục đích nói của câu văn: “ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc,
ông tha cho” là kiểu câu gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu dưới đây:
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
( Qua Đèo Ngang - Huyện Thanh Quan)
III. Tập làm văn: (6 điểm)
Trang phục và văn hóa
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn. Lớp: 8
Câu Đáp án Điểm
I. Văn học: (2điểm)
Câu 1:
(1 điểm)


a. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Lưu ý: Học sinh viết sai hai lỗi chính tả hoặc thiếu một câu trừ 0,25đ)
0,5 điểm
b. Tên bài thơ: Ngắm trăng.
Tên tác giả: Hồ Chí Minh.
0,5 điểm
Câu 2:
(1 điểm)
a. - Mục đích của việc học: để thành người tốt, vì sự thịnh trị của đất nước; học
không cầu danh lợi.
- Phương pháp học: học từ dễ đến khó, học rộng rồi tóm lấy tinh chất, học đi
đôi với hành.
0,5 điểm
0,5 điểm
II. Tiếng Việt: (2 điểm)
Câu 1: - Chức năng chính của câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu
tả,… Ngoài ra câu trần thuật còn có thể được sử dụng để nhận xét, giới thiệu,
hứa hẹn,…
- Học sinh cho ví dụ.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2: Kiểu câu cầu khiến. 0,5 điểm
Câu 3: Nhấn mạnh tâm trạng nhớ nước thương nhà của tác giả. 0,5 điểm
III. Tập làm văn: (6 điểm)
Trang phục và văn hóa
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết cách đưa vào bài viết các yếu tố miêu
tả, tự sự, biểu cảm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
làm rõ được các ý cơ bản như:
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con
người nói chung, của học sinh trong nhà trường nói riêng.
1 điểm
Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện
đại, tân tiến nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục.
Trang phục theo mốt thời đại, vì vậy chứng tỏ một phần của con người hiểu
biết, lịch sự, có văn hoá.
1 điểm
Nhưng chạy đua theo mốt trang phục nói chung, trong nhà trường nói riêng lại
là vấn đề cần xem xét lại, cần bàn bạc kĩ lưỡng.
0,5 điểm
Chạy theo mốt vì cho như thế mới là con người văn minh, sành điệu, có văn
hoá.
0,5 điểm
Chạy theo mốt rất tai hại vì mất thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập và tu
dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm…dễ
coi thường bạn bè, người khác lạc hậu vì không mốt, chưa mốt…
1 điểm
Người học sinh có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm, ngoan…mà trong
cách trang phục cũng cần giản dị và đẹp, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ
thể, phù hợp với truyền thống trang phục của dân tộc…
1 điểm
Bởi vậy, bạn cần phải suy tính, lựa chọn trang phục sao cho đạt yêu cầu trên
nhưng nhất quyết không nên và không thể đua đòi, chạy theo mốt trang phục
thời thượng.
1 điểm

×