Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

PHOI HOP CAC LUC LUONG GIAO DUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.78 KB, 4 trang )

Tiêu đề: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CÁC
LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC Tue May 11, 2010 5:09 am
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC K34
BÀI BÁO CÁO MÔN GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG
 & 
Đề Tài: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI
HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
- Pt. Nguyễn Ngọc Duy -
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục không thể thiếu trong
việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác, mỗi lực lượng
giáo dục lại có một vai trò nhất định, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.
Nên chủ động tạo nên sự thống nhất của ba lực lượng giáo dục này là một
nhiệm vụ hết sức bức thiết và quan trọng mà giáo dục đặt ra cho nhà giáo dục,
cụ thể ở đề tài này là giáo viên chủ nhiệm (GVCN). Nhằm tạo nên một sức
mạnh tổng hợp, tác động đồng bộ lên nhân cách học sinh. Thế nhưng trên thực
tế, để thống nhất được ba lực lượng giáo dục này không phải là một điều đơn
giản. Vì thế mà GVCN cần phải lưu ý những điểm sau để có thể thống nhất
được ba lực lượng trên trong quá trình giáo dục cho học sinh của mình.
Điểm lưu ý đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đó chính là
phải tương tác như thế nào đối với mỗi lực lượng trên để đem lại hiệu quả trong
giáo dục. Vâng như đã nói ở trên, trong ba lực lượng giáo dục thì nhà trường
là lược lượng đóng vai trò chủ đạo nên có lẽ ta nên nói đến nó đầu tiên.
Trong môi trường giáo dục này có rất nhiều lực lượng giáo dục. Đầu tiên đối
với Ban giám hiệu nhà trường, GVCN phải nắm rõ và quán triệt làm theo các
chỉ thị, định hướng mà Ban giám hiệu để ra. Và thường là Ban giám hiệu không
có những chỉ thị cụ thể cho từng lớp, nên GVCN phải biết linh hoạt để vận
dụng và chuyển đổi những chỉ thị chung đó thành những chỉ thị riêng phù hợp
với lớp của mình. Một lực lượng giáo dục khác mà GVCN không thể không
quan tâm đến trong quá trình giáo dục học sinh của mình đó là giám thị. Bởi lẽ
GVCN không thể luôn ở bên để kiểm tra, theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động


của học sinh nên GVCN phải thường xuyên trao đổi với giám thị để nắm được
tình hình toàn diện của học sinh. Đồng thời phải kết hợp với giám thị để giáo
dục học sinh một cách triệt để và hiệu quả. Ngoài ra GVCN còn cần phải
hướng học sinh của mình tích cực tham gia các hoạt động rất hữu ích mà lực
lượng đoàn, đội của nhà trường tổ chức để các em có thể được giáo dục thông
qua các hoạt động mà lực lượng này tổ chức. Bên cạnh đó, một lực lượng giáo
dục trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh nữa đó là giáo viên bộ
môn. Và GVCN cần phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giáo viên bộ
môn để có thể nắm được thông tin của học sinh trong quá trình học các môn
học cũng như để cung cấp thông tin mà mình biết về học sinh để giúp các giáo
viên bộ môn có cách tiếp cận và giáo dục cho các em một cách phù hợp và hiệu
quả. Đồng thời trao đổi để giáo viên bộ môn thống nhất với mình về cách thức
giáo dục học sinh để có thể tạo nên sự cộng hưởng trong giáo dục.
Bên cạnh các lực lượng trong nhà trường, GVCN không thể không quan tâm
đến một lực lượng giáo dục có vai trò rất lớn và gần như là đồng hành cùng với
học sinh trong quá trình giáo dục đó là gia đình. Đối với gia đình, GVCN phải
nắm được gia cảnh của mỗi học sinh, kết hợp với gia đình để giáo dục học sinh.
Đồng thời thông qua gia đình để nắm vững và điều chỉnh phương pháp giáo
dục cho thích hợp nhất.
Và cuối cùng là đối với lực lượng giáo dục từ xã hội. Đây là một lực lượng
phức tạp và khó điều chỉnh nhất. Trong lực lượng này thì một bộ phận mà
GVCN không thể không quan tâm đó là bạn bè của các học sinh. GVCN cần
nắm được các bạn thân của mỗi học sinh để có thể vận dụng khi cần thiết. Và
khi cần giáo dục đặt biệt đối với một học sinh nào đó, thì GVCN cần phải giáo
dục, uốn nắn cả nhóm bạn bè xung quanh học sinh đó.
Ta có thể thấy được qua những tác động như trên, giáo viên sẽ thu được kết quả
giáo dục cao hơn. Thế nhưng, một nhà giáo dục thực sự không thể dừng lại ở
chỗ tác động riêng lẻ đối với các lực lượng giáo dục trên mà phải biết cách phối
hợp các lực lượng đó để trở tạo ra một sức mạnh cộng hưởng trong giáo dục.
Nên điều lưu ý tiếp theo mà GVCN cần phải quan tâm đó là phải biết và sử

dụng các phương pháp cụ thể để phối hợp các lực lượng đó. Và chúng ta có thể
đơn cử một vài bước cụ thể như sau:
Đầu tiên, GVCN phải nắm được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tiêu biểu, tiền sử
học tập của học sinh. Nên trong buỗi gặp mặt đầu năm, giáo viên phải tìm hiểu
và nắm được các vấn đề trên bằng các biện pháp khác nhau. Và một biện pháp
mà được sử dụng khá phổ biến trong thực tế và đã thu được nhiều kết quả là
phát phiếu điều tra với nội dung là những vấn đề nêu trên. Và học sinh sẽ nộp
lại sau khi trả lời đầy đủ sẽ giúp giáo viên nắm được những thông tin cần thiết.
Bên cạnh đó, thống nhất quan điểm giáo dục đối với phụ huynh học sinh là một
điều rất cần thiết. Nên trong buỗi họp mặt phụ huynh đầu năm, GVCN quy
định với phụ huynh một số vấn đề như nghỉ học phải gọi điện, lấy và lưu chữ
kí, số điện thoại của phụ huynh để đối chiếu và sử dụng khi cần Ngoài ra,
GVCN còn phải cho phụ huynh biết nội quy của nhà trường, thời khóa biểu học
tập tại trường của học sinh để phụ huynh có thể phối hợp và tạo điều kiện cho
giáo viên giáo dục học sinh một cách tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình giáo
dục giáo viên cần phải thường xuyên thống báo, trao đổi tình hình học sinh đối
với phụ huynh để hai bên có thể nắm bắt thông tin và kết hợp giáo dục đồng bộ.
Không những thế, GVCN cần phải thường xuyên tìm hiểu thông tin học sinh
qua những bạn bè của chúng. Để có thể biết được các thông tin thầm kín rất
phổ biến ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mà đưa ra những cách thức giáo dục,
can thiệp phù hợp và kịp thời.
Quan sát từ thực tế, chúng ta dễ dàng thấy rằng mọi GVCN điều biết và sử
dụng những biện pháp trên, thế nhưng tại sao lại có người thành công có người
lại không thành công? Vâng đó là vì những khó khăn mà thực tiễn giáo dục và
xã hội chi phối. Nên điều lưu ý tiếp theo mà GVCN cần phải quan tâm đó là
những khó khăn trong thực tiễn mà quá giáo dục gặp phải. Khó khăn thì có rất
nhiều và rất phong phú tùy theo từng thời gian và không gian giáo dục. Thế
nhưng ta có thể nêu ra một số khó khăn tiêu biểu như sau: Ban giám hiệu
thường thì hổ trợ GVCN nhưng có lúc lại né tránh đối với một số vụ việc có
liên quan đến “con ông cháu cha” hoặc là liên quan đến các giáo viên, cán bộ

khác trong trường. Và đối với những khó khăn loại này thì GVCN nên báo cáo
cho BGH và nếu không được giải quyết thì phải linh hoạt để tự giải quyết theo
cách riêng của mình. Khó khăn tiếp theo mà GVCN cũng thường gặp phải đó
là, sự “tránh mệt”, không muốn hợp tác hoặc quá quan tâm, “lấn sân” công tác
chủ nhiệm của các giáo viên bộ môn. Đối với những loại khó khăn này, ta nên
gặp riêng để trao đổi, đề nghị và thống nhất quan điểm giáo dục học sinh với
các giáo viên bộ môn. Loại khó khăn tiếp theo mà cũng thường gặp đó là sự
làm việc qua loa, tránh đụng chạm của giám thị. Và ta nên trao đổi, nhờ, yêu
cầu giám thị một cách chi tiết, cụ thể trong việc giáo dục học sinh. Một khó
khăn điển hình nữa trong giao dục mà chúng ta hay gặp phải đó là sự bất hợp
tác, bao che, chạy tội của phụ huynh cho con của mình. Đối với trường hợp
này, GVCN cần phải dùng các thủ thuật để phụ huynh không thể bao biện cho
con, phân tích cho phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục đúng đắn
cho con em và yêu cầu họ phải kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.
Bên cạnh những khó khăn trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải quan tâm
đến những yếu tố, điều kiện để giúp cho công tác chủ nhiệm được diễn ra một
cách tốt nhất để ta có thể xây dựng, đề nghị các lực lượng giáo dục cùng hợp
tác để tạo ra những điều kiện ấy góp phần thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển
nhanh hơn, sâu sắc hơn. Những điều kiện tối cần thiết mà chúng ta phải nói đến
như sau: Ban giám hiệu chỉ đạo thống nhất, không chạy theo bệnh thành tích,
tích cực hợp tác; Các ban bệ, giáo viên làm việc thống nhất, điều tay; Gia đình
tích cực hợp tác, tạo điều kiện cho việc giáo dục con em; Xã hội quan tâm đến
việc bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Trên đây là một số điều cần thiết mà GVCN cần phải quan tâm để có thể đạt
được kết quả cao trong hoạt động giáo dục mà tôi đã rút ra được qua buỗi nói
chuyện chuyên đề. Còn nếu như được chọn một tình huống ấn tượng trong bài
báo cáo thì tôi xin chọn tình huống về một phụ huynh không chịu hợp tác và có
thái độ bao che cho con của mình. Bởi vì báo cáo viên đã rất hay khi xử lý
trường hợp của một học sinh nghỉ học nhiều ngày mà cha mẹ lại bênh vực. Báo
cáo viên đã gọi điện cho phụ huynh và thay vì thông báo thẳng là con của chị

hôm nay không đi học, thì báo cáo viên lại dẫn dắt từ khiến cho phụ huynh đó
không thể biện minh cho việc không đi học của con mình ví dụ như: bữa giờ
con chị vẫn học hành bình thường chứ? Cháu có đau ốm gì không? Sáng nay
cháu có đau bụngh hay đau đầu gì không? Và chờ đến khi phụ huynh trả lời
không thì cô giáo đi thẳng vào vấn đề là mấy hôm nay cháu nhà không đi học.
Và yêu cầu phụ huynh phải biết đặt nặng vấn đề giáo dục cho con cái. Vì cho
dù chị có làm ra được nhiều tiền, có được vị thế cao trong xã hội. Nhưng nếu
như con chị hư hỏng thì những cái đó điều trở thành vô nghĩa. Chị hãy cố gắng
giành thời gian cho cái “kho báu” vô giá là con của chị. Sau đó phụ huynh hiểu
ra và đã kết hợp với báo cáo viên để giúp cho học sinh chuyên cần học tập trở
lại.
Quả thực chuyên đề “Nội dung và phương pháp nâng cao hiệu quả của việc
phối hợp các lực lượng giáo dục” vừa qua rất hay. Nó đã mang lại cho tôi
những kiến thức rất hữu ích và đặt biệt là thiết thật. Bởi vì, những gì báo cáo
viên chia sẽ không phải là một khối lý thuyết như trong các trang sách mà tôi
hay đọc mà nó là những kinh nghiệm xương máu sau nhiều năm làm công tác
chủ nhiệm của báo cáo viên. Ngoài ra những tình huống mà báo cáo viên hoặc
các tham dự viên đưa ra rất hay, cụ thể và xác thực nên đã để lại trong tôi nhiều
ấn tượng sâu sắc, cũng như rút ra cho mình những cách thức giải quyết cho
những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, không khí của buỗi chuyên đề vẫn còn
trầm chưa được sôi nổi. Có lẽ một phần do cách báo cáo của báo cáo viên chưa
thật sự hấp dẫn và do thái độ thiếu chuẩn bị, tích cực và nghiêm túc của các
tham dự viên. Số lượng các câu hỏi thảo luận chưa nhiều, tham dự viên đến trễ
và nói chuyện riêng vẫn có chiếm một tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, phòng ốc không
được thỏa mái. Nếu tham dự viên đi đủ thì chắc chắn không đủ chỗ ngồi. Nên
qua đó, nếu được tôi xin có những yêu cầu sau: Tham dự viên xin đi tham dự
đầy đủ, đúng giờ, chuẩn bị những kiến thức và thông tin liên quan đến chuyên
đề trước, làm việc với tinh thần tích cực và nghiêm túc hơn; Báo cáo viên thì
xin trình bày sôi nổi và lôi cuốn hơn một chút; Phòng ốc thì rộng hơn để có đủ
chỗ cho tham dự viên.

THE END

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×