Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

giáo án địa lý 6 học kỳ 1 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 51 trang )

Giáo án :Địa lí 6 Giáo viên: Phạm Thị Lương
Ngày soạn: 16/8/2015 Ngày dạy: 18/8/2015
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: qua bài học, học sinh cần
- Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí
- Nắm được nội dung chương trình địa lí lớp 6
- Cần học môn địa lí như thế nào
2. Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận
3. Thái độ:
- Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh
- Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tưởng, sự vật địa lí xảy ra
xung quanh
II. Phương tiện dạy học:
Sách giáo khoa
IIII. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Ở tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6 địa lí sẽ
là một môn học riêng. Để hiểu thêm về tầm quan trọng, nội dung cũng như cách học môn
địa lí, cô và các em sẽ vào bài mở đầu
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh Nội dung
GV:- Địa lí là môn khoa
học có từ lâu đời. Những
người đầu tiên nghiên
cứu địa lí là các nhà
thám hiểm. Việc học tập
và nghiên cứu địa lí sẽ


giúp các em hiểu được
thêm về thiên nhiên, hiểu
và giải thích được các
hiện tượng tự nhiên …
- Gọi học sinh yếu đọc
phần 1 trong sách giáo
khoa
? Dành cho HS trung
bình: Ở chương trình địa
lí 6 các em được học
những nội dung gì?
- GV: củng cố và ghi
bảng
? Dành cho HS khá
- Học sinh đọc bài
- Em sẽ được học và tìm
hiểu về Trái Đất, về hình
dạng, kích thước vị trí
cũng như các thành phần
cấu tạo nên Trái Đất
- Ngoài tìm hiểu về Trái
Đất em còn được tìm hiểu
thêm về bản đồ như
phương pháp sử dụng bản
đồ, rèn luyện các kĩ năng
I) Nội dung của môn địa lí ở
lớp 6:
a. Tìm hiểu về Trái Đất:
- Môi trường sống của con người
- Đặc điểm riêng về vị trí, hình

dáng, kích thước của Trái Đất
- Các thành phần cấu tạo nên
Trái Đất (đất, nước, không
khí…)
b. Tìm hiểu về bản đồ:
- Phương pháp sử dụng bản đồ
trong học tập
- Rèn luyện các kĩ năng như: thu
thập, phân tích, xử lí thông tin
và vẽ bản đồ
1
giỏi: ngoài các kiến thức
về Trái Đất các em còn
được học những gì?
- GV: củng cố và ghi
bảng
? Dành cho HS trung
bình: Để học tốt một
môn học, các em phải
học như thế nào?
- GV củng cố: các sự vật
hiện tượng địa lí không
phải lúc nào cũng xảy ra
trước mắt chúng ta nên
chúng ta phải biết quan
sát các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên. Những
hiện tượng ta chỉ nghe
thấy nhưng chưa bao giờ
thấy được thì chúng ta

phải biết quan sát qua
tranh ảnh, hình vẽ và bản
đồ
? Dành cho HS khá
giỏi: sách giáo khoa thì
giúp ích được gì cho
chúng ta?
- Củng cố và ghi bảng
- Mở rộng: quan trọng
hơn, các em phải biết
liên hệ những điều đã
học với thực tế để sau
khi học xong môn địa lí
6 các em có thể giải thích
được một số hiện tượng
xảy ra trong tự nhiên và
ứng dụng vào đời sống
vẽ bản đồ
- Lắng nghe thầy cô giảng
bài, về nhà học bài và
hoàn thành tốt bài tập mà
thấy cô giao
- Quan sát các hiện tượng
trong thực tế, qua tranh
ảnh, hình vẽ và bản đồ
-Sách giáo khoa cung cấp
cho em kiến thức cần
thiết để học môn địa lí
II) Cần học tốt môn địa lí như
thế nào?

- Quan sát các sự vật, hiện tượng
trong thực tế và qua tranh ảnh,
hình vẽ và bản đồ
- Phải biết khai thác các kênh
chữ và kênh hình của sách giáo
khoa
- Phải biết liên hệ những điều đã
học vào thực tế
3. Củng cố - Dặn dò:
- Trong nội dung môn học địa lí lớp 6 các em tìm hiểu gì về Trái Đất và bản đồ?
- Cần học môn địa lí như thế nào cho tốt?
? Dành cho HS khá giỏi: Em hãy thể hiện nội dung môn địa lí lớp 6 bằng sơ đồ.
- Học bài
- Xem trước bài 1
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
2
Giáo án : Địa Lí 6
Ngày soạn: 23/8/2015 Ngày dạy: 25/8/2015

Tiết 2 - Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG
VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I) Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: qua bài học, học sinh cần:
- Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Nắm được một số đặc điểm của Trái Đất (vị trí, hình dạng, kích thứơc …)
- Nắm được các khái niệm và công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
2. Kỹ năng:
- Học sinh xác định được các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,
kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam trên quả Địa Cầu
3. Thái độ:

II) Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Quả Địa Cầu, SGK
- Hình 1,2,3/7 sách giáo khoa (phóng to)
- Phiếu bài tập
2. Học sinh chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, chuẩn bị bài ở nhà.
III) Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung của môn địa lí lớp 6?
- Làm thế nào để học tốt môn địa lí?
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Treo hình 1 sách giáo khoa
cho học sinh quan sát
? Dành cho HS yếu: Có mấy
hành tinh quay quanh Mặt
Trời? Đó là những hành tinh
nào?
- GV mở rộng: 5 hành tinh
( Thủy, Kim, Mộc, Hỏa, Thổ )
được quan sát bằng mắt thường
vào thời cổ đại.
- Năm 1781 bắt đầu có kính
thiên văn phát hiện ra sao Thiên
Vương.
- Năm 1846 phát hiện ra sao
Hải Vương.
- Năm 1930 phát hiện ra sao

Diêm Vương.
- Hoc sinh quan sát hình
- Ngôi sao đó là Mặt Trời
- Có 9 hành tinh quay
quanh Mặt Trời. Đó là sao
Thủy, sao Kim, Trái Đất,
sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ,
sao Thiên Vương, sao Hải
Vương và sao Diêm Vương
1. Vị trí của Trái Đất trong
hệ Mặt Trời:
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
3
Giáo án : Địa Lí 6
? Dành cho HS trung bình:
Mặt Trời cùng với 9 hành tinh
quay quanh nó được gọi là gì?
- GV: Củng cố và ghi bảng
? Dành cho HS yếu: Trái Đất ở
vị trí thứ mấy trong các hành
tinh theo thứ tự xa dần Mặt
Trời?
- Treo hình 2,3 cho học sinh
quan sát
? Dành cho HS yếu: Trái Đất
có hình gì?
- Giới thiệu cho học sinh biết
quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ
của Trái Đất và cho học sinh
quan sát quả Địa Cầu

? Dành cho HS khá giỏi: Gọi
học sinh xác định điểm cực Bắc
và cực Nam là những điểm cố
định trên Trái Đất
- Phát phiếu bài tập và cho học
sinh thảo luận (5 phút)
- Treo bảng câu hỏi thảo luận
lên bảng
- Củng cố lại và chỉ quả Địa
Cầu
? Dành cho HS trung bình:
Trái Đất có kích thước như thế
nào?
Kinh tuyến là gì?
Vĩ tuyến là gì?
Kinh tuyến gốc là gì?
Vĩ tuyến gốc là gì?
? Xác định kinh tuyến Đông -
Tây, vĩ tuyến Bắc - Nam?
- GV cho HS xác định trên quả
địa cầu
- Hệ Mặt Trời
- Trái Đất ở vị trí thứ 3
- Quan sát hình
- Trái Đất có hình cầu
- Học sinh xác định điểm
cực Bắc và cực Nam trên
quả Địa Cầu
- Học sinh thảo luận
- Học sinh lên bảng làm

- Các nhóm nhận xét nhau

- Trái Đất có hình cầu và
kích thứơc rất lớn

Những đường nối từ cực
Bắc đến cực Nam là những
đường kinh tuyến
Những vòng tròn vuông
góc với kinh tuyến, là vĩ
tuyến
Kinh tuyến gốc là đường
kinh tuyến 0
o
đi qua đài
thiên văn Grin-uýt (Anh)
Vĩ tuyến gốc là đường vĩ
tuyến lớn nhất ( xích đạo)
- Kinh tuyến đông nằm bên
phải kinh tuyến gốc, ngược
lại kinh tuyến tây nằm bên
trái kinh tuyến gốc.
- Mặt Trời cùng 9 hành tinh
quay quanh nó gọi là hệ Mặt
Trời
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong
số 9 hành tinh theo thứ tự xa
dần Mặt Trời
2) Hình dạng, kích thước
của Trái Đất và hệ thống

kinh vĩ tuyến
- Quả Địa Cầu là hình dạng
thu nhỏ của Trái Đất

a.Hình dạng, kích thước
của Trái Đất
- Trái Đất có hình cầu và có
kích thước rất lớn

b. Hệ thống kinh vĩ tuyến
- Các đường kinh tuyến là
những đường nối liền 2 điểm
cực Bắc và cực Nam, có độ
dài bằng nhau.
- Các đường vĩ tuyến là
những vòng tròn vuông góc
với kinh tuyến. Các vĩ tuyến
có độ dài nhỏ dần về 2 cực.
- Các đường kinh, vĩ tuyến
gốc được ghi là 0
o
. Kinh
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
4
Giáo án : Địa Lí 6
? Dành cho HS trung bình: Có
bao nhiêu kinh tuyến và vĩ
tuyến trên quả địa cầu nếu cứ
cách 1 độ vẽ 1 kinh và vĩ
tuyến?

? Dành cho HS giỏi: Đối diện
với kinh tuyến gốc là kinh
tuyến bao nhiêu độ trên quả địa
cầu?
- Mở rộng:
? Dành cho HS giỏi: Vai trò
của hệ thống kinh vĩ tuyến?
- Hệ thống kinh vĩ tuyến dùng
để xác định vị trí của một điểm
trên bề mặt Trái Đất.
- Vĩ tuyến bắc từ xích đạo
lên cực bắc và ngược lại.
-HS trả lời: 360 kinh tuyến
và 181 vĩ tuyến.
- hs trả lời: kinh tuyến 180
độ.
- HS trả lời:
Hệ thống kinh vĩ tuyến
dùng để xác định vị trí của
một điểm trên bề mặt Trái
Đất.
tuyến gốc đi qua đài thiên
văn Grin-uýt (Anh). - Vĩ
tuyến gốc là đường xích đạo.
- Kinh tuyến đông tây
- Vĩ tuyến bắc nam
4. Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh xác định trên quả Địa Cầu các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh
tuyến Đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam
- Học bài

- Làm bài tập 1,2/8 sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài 2
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
5
Giáo án : Địa Lí 6
Ngày soạn: 31/8/2015 Ngày dạy: 1/9/2015

Tiết 3. Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: qua bài học, học sinh hiểu được
- Bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì?
- Nắm được ý nghĩa của 2 loại: số tỉ lệ và thước tỉ lệ
- Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ tỉ lệ 1 khu vực
- Tính được khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
3. Thái độ:
- Hiểu được tầm quan trọng của tỉ lệ bản đồ
II) Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên cần chuẩn bị:
- Hình 8 phóng to
- Sách giáo khoa
- Một số bản đồ tỉ lệ khác nhau
2. Học sinh cần chuẩn bị:
- Sách giáo khoa
III) Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến? Xác định kinh tuyến gốc và vĩ
tuyến gốc trên quả địa cầu?
- Cho biết ý nghĩa vị trí của Trái đất?

3. Mở bài:
Treo bản đồ lên bảng và giới thiệu cho học sinh biết vì sao ở mỗi cuối bản đồ đều
có ghi tỉ lệ, tác dụng và cách sử dụng của nó ra sao?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- GV: Hướng dẫn HS
đọc khái niệm bản đồ ở
bài 2.
? Dành cho hs yếu,
trung bình: bản đồ là gì?
- Treo 2 bản đồ có tỉ lệ
khác nhau. Giới thiệu và
cho biết:
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Tỉ lệ bản đồ
thường ghi ở đâu?
? Dành cho HS khá:
Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta
biết được gì?
? Dành cho HS yếu: Có
- Bản đồ là hình vẻ thu
nhỏ tương đối chính xác
về một khu vực hay toàn
bộ bề mặt trái đất.
-> Ghi ở phía dưới hay
góc bản đồ
-> Biết bản đồ được thu
nhỏ bao nhiêu lần so với
thực tế
1) Khái niệm bản đồ: Là
hình vẻ thu nhỏ tương đối

chính xác về một khu vực
hay toàn bộ bề mặt Trái
Đất.
2)Tỉ lệ bản đồ
*) Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ
chỉ rõ mức độ thu nhỏ của
khoảng cách được vẽ trên
bản đồ so với thực tế trên
mặt đất

GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
6
Giáo án : Địa Lí 6
mấy dạng tỉ lệ bản đồ?
- Yêu cầu học sinh quan
sát hình 8,9
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Tỉ lệ trên 2
bản đồ H8,9 là bao
nhiêu?
? Dành cho HS khá
giỏi: Mỗi cm trên bản đồ
tương ứng với bao nhiêu
m trên thực tế
- Hỏi: dành cho HS
giỏi: bản đồ nào có tỉ lệ
lớn hơn? Tại sao?
- Hỏi: bản đồ nào thể
hiện các địa điểm chi tiết
hơn? Tại sao em biết?

- Hỏi dành cho hs giỏi:
Vậy mức độ chi tiết của
bản đồ phụ thuộc vào
đâu?
? Dành cho HS giỏi:
Liên hệ thực tế: khi đi
thực địa ta nên dùng bản
đồ tỉ lệ lớn hay nhỏ? Vì
sao?
? Dành cho HS yếu:
Tiêu chuẩn để phân loại
bản đồ như thế nào?
? Dành cho HS khá: Tỉ
lệ số được thể hiện như
thế nào?
- Giảng giải: ví dụ tỉ lệ
bản đồ sau: 1:100.000 có
nghĩa là tử số chỉ khoảng
- 2 dạng
-> Hình 8: 1: 7500
Hình 9: 1: 15000
-> Hình 8: 1 cm = 7500
cm = 75 m thực tế
Hình 9: 1 cm = 150.00
cm = 150 m thực tế
- Hình 8 có tỉ lệ lớn hơn
vì mẫu số nhỏ hơn
- Tỉ lệ lớn vì có nhiều chi
tiết hơn
- Tỉ lệ bản đồ

- Lớn hơn 1:200.000 tỉ lệ
lớn
1:200.000 – 1:1.000.000
tỉ lệ trung bình
- Nhỏ hơn 1:1.000.000 tỉ
lệ nhỏ
- Đối chiếu khoảng cách
trên bản đồ với thước tỉ lệ
- Đánh dấu khoảng cách
giữa 2 điểm vào cạnh 1 tờ
giấy.
- Đặt tờ giấy dọc theo
thước tỉ lệ và đọc trị số
- Là 1 phân số luôn có tử
số là 1
- 2 loại: tỉ lệ số, tỉ lệ thước

- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì
mức độ chi tiết của nội
dung bản đồ càng cao
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
7
Giáo án : Địa Lí 6
cách trên bản đồ còn mẫu
số chỉ khoảng cách trên
thực tế (cùng đơn vị).
1cm = 100.000cm =
1000m = 1 km trên thực
tế
? Dành cho HS khá: các

tỉ lệ bản đồ có gì giống
và khác nhau?
- Hỏi: tỉ lệ bản đồ cho ta
biết điều gì?
- Hỏi: tỉ lệ thước được
thể hiện thế nào?
- Giảng thêm: tỉ lệ bản
đồ là 1:7500, vậy 1cm =
75m trên thực địa thì
người ta đo 1cm trên
thước và ghi số 75 lên
thước, chứng tỏ là 1cm
trên biểu đồ = 75m trên
thực tế
- Hỏi dành cho hs giỏi:
vậy tỉ lệ bản đồ là gì?
- Cho hs đo tính khoảng
cách trên bản đồ theo yêu
cầu.
N1: Đo và tính khoảng
cách thực địa theo đường
chim bay từ khách sạn
Hải Vân - Khách sạn Thu
Bồn?
N2: Khách sạn Hòa Bình
- khách sạn Sông Hàn
N3: Đo và tính chiều dài
của đường Phan Bội
Châu: Trần Qúy Cáp -
Lý Tự Trọng

N4: Đoạn đường Nguyễn
Chí Thanh: Lý Thường
Kiệt - Quang Trung.
- Giống: tử số cùng là 1
Khác: mẫu số khác nhau
- Cho biết khoảng cách
trên bản đồ được thu nhỏ
bao nhiêu so với thực
- Tỉ lệ 1:100.000 vì mẫu
càng nhỏ thì tỉ lệ càng lớn
do tử số giống nhau
- Tỉ lệ được đo sẵn trên
thước, mỗi đoạn có độ dài
tương ứng trên thực tế
- Là tỉ số khoảng cách
giữa khoảng cách trên bản
đồ so với khoảng cách
tương ứng trên thực tế
3) Đo tính khoảng cách
trên thực địa dựa trên tỉ
lệ thước hoặc tỉ lệ số
trên bản đồ
- Muốn biết khoảng cách
trên thực tế, người ta có
thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc
thước tỉ lệ bản đồ
4. Củng cố:
- Dựa vào tỉ lệ thước để đo khoảng cách thực địa ta phải làm gì?
- Làm bài 2/14 sách giáo khoa
5. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà:

- Học bài 1,2,3 chuẩn bị kiểm tra 15’
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
8
Giáo án : Địa Lí 6
Ngày soạn: 6/9/2015 Ngày dạy: 8/9/2015

Tiết 4 + 5 - Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ – VĨ ĐỘ – TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhớ các qui định vẽ phương hướng trên bản đồ
- Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm
2. Kỹ năng:
- Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ
và trên địa cầu
III) Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Sách giáo khoa
- Quả địa cầu
- Bản đồ Đông Nam Á
2. Học sinh chuẩn bị:
- Sách giáo khoa
- Chuẩn bị bài trước
III) Tiến trình hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tỉ lệ bản đồ là gì? Nó có ý nghĩa gì?
- Mức độ chi tiết của bản đồ phụ thuộc như thế nào vào tỉ lệ bản đồ?
3. Vào bài mới:
Các em đang đi tham quan trong 1 khu rừng lớn, do quá mải mê ngắm nhìn phong cảnh,

các em đã bị lạc trong rừng. Với tấm bản đồ trong tay các em phải làm sao để có thể thoát
ra khỏi khu rừng đó. Chúng ta sẽ biết được qua bài 4
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1:
- Muốn xác định bản đồ, cần
nhớ là phần chính giữa bản
đồ là trung tâm. Từ trung tâm
chúng ta sẽ xác định được
các hướng
- Hỏi dành cho HS khá:
kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là
gì?
? Dành cho HS trung bình:
Vậy muốn xây dựng phương
hướng chúng ta dựa vào đâu?
- Các đường kinh tuyến chỉ
- Kinh tuyến là những đường
nối liền cực Bắc và cực Nam
Vĩ tuyến là đường vuông góc
với kinh tuyến
- Đường kinh – vĩ tuyến
1. Phương hướng trên bản
đồ
- Xác định phương hướng
trên bản đồ cần phải dựa vào
các đường kinh, vĩ tuyến.
- Đầu phía trên và phía dưới
kinh tuyến chỉ các hướng
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
9

Giáo án : Địa Lí 6
hướng Bắc – Nam, vĩ tuyến
chỉ hướng Đông – Tây
- Vẽ 2 đường vuông góc cho
học sinh lên xác định hướng
- Vẽ thêm các hướng phụ và
gọi học sinh lên bảng xác
định
? Dành cho HS khá: Với
những bản đồ không có vẽ
kinh, vĩ tuyến thì làm sao
chúng ta có thể xác định
hứơng ?
Hoạt động 2:
? Dành cho HS giỏi: muốn
tìm vị trí của địa điểm trên
quả địa cầu hoặc bản đồ
chúng ta phải làm sao?
- Hỏi dành cho HS khá: C
là nơi cắt nhau giữa kinh
tuyến và vĩ tuyến nào?
- 20
o
Tây gọi là kinh độ và
10
o
Bắc gọi là vĩ độ,
? Dành cho HS trung bình:
Vậy kinh độ là gì? Vĩ độ là
gì?

? Dành cho HS khá: Vậy
toạ độ địa lí là gì?
? Dành cho HS yếu: toạ độ

Bắc
Tây Đông


Nam

Tây Bắc Đông Bắc
Tây Nam Đông Nam

- Dựa vào mũi tên chỉ hướng
Bắc và tìm các hướng còn lại

- HS trả lời: Xác định chỗ giao
nhau của 2 đường kinh, vĩ
tuyến qua địa điểm đó
- Kinh tuyến 20
o
Tây và vĩ
tuyến 10
o
Bắc
- Kinh độ là khoảng cách tính
bằng số độ từ kinh tuyến đi qua
điểm đó đến kinh tuyến gốc
Vĩ độ là khoảng cách tính bằng
số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm

đến vĩ tuyến gốc
- Là kinh độ và vĩ độ của địa
bắc, nam.
- Đầu bên phải và bên trái vĩ
tuyến chỉ các hướng đông,
tây
2) Kinh độ, vĩ độ và toạ độ
địa lí

- Kinh độ của một điểm là
khoảng cách tính bằng số độ,
từ kinh tuyến đi qua điểm đó
đến kinh tuyến gốc.
-Vĩ độ của một điểm là
khoảng cách tính bằng số độ,
từ vĩ tuyến đi qua điểm đó
đến vĩ tuyến gốc (đường xích
đạo)

- Kinh độ và vĩ độ của một
địa điểm được gọi chung là
tọa độ địa lí của điểm đó
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
10
Giáo án : Địa Lí 6
địa lí được viết như thế nào?
cho ví dụ?
TIẾT 5: Ngày dạy
23/9/2014
Hoạt động 3: Bài tập

- Treo hình 12 lên bảng
- Yêu cầu học sinh thảo luận
+ Nhóm 1,2,3: câu a
+ Nhóm 4: câu b
+ Nhóm 5: câu c
+ Nhóm 6: câu d
- Gọi đại diện nhóm trả lời:
? Dành cho HS yếu: Điểm
nào sau đây có tọa độ dịa lí
sai? vì sao?
- GV: đưa ra một số dạng bài
tập để học sinh xác định
thêm về tọa độ địa lí và xác
định phương hướng.
- Cho HS làm vào giấy để
nộp và chấm điểm.
điểm đó
- Kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới
20
o
T
C
10
o
B
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
a) Hà Nội -> Viêng Chăn: Tây
Nam
Hà Nội -> Gia-cac-ta: Nam

Hà Nội -> Ma-mi-la: Đông
Nam
Cu-a-la Lăm-pơ -> Băng Cốc:
Tây Bắc
Cu-a-la Lăm-pơ -> Ma-ni-la:
Đông Bắc
Man-ni-la-> Băng Cốc: Tây
Nam.
- Vẽ ngôi sao phương hướng
HS xác định các hướng phụ.
3. Bài tập
(Học sinh lên bảng điền)
4. Củng cố - dặn dò
- Làm bài tập 2/17
- Học bài
- Làm bài 1/17
- Chuẩn bị bài 5: Kí hiệu bản đồ cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
11
Giáo án : Địa Lí 6
Ngày soạn: 29/9/2014 Ngày dạy: 30/9/2014
Tiết 6. Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì
- Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ
- Nắm được cách đọc cắt lát địa hình và hiểu nó
2. Kỹ năng:
- Đọc các kí hiệu trên bản đồ dựa vào bảng chú giải

- Đọc lát cắt địa hình
III) Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Hình 14,15,16 phóng to
- Một số bản đồ cần thiết
2. Học sinh chuẩn bị:
- Sách giáo khoa
- Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào đâu?
- Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí là gì?
- Toạ độ địa lí được ghi như thế nào?
3. Vào bài mới:
Hoạt động 1: 1. Các loại kí hiệu bản đồ.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- GV: treo bản đồ có hệ thống
kí hiệu và giới thiệu.
? Dành cho HS khá giỏi: kí
hiệu bản đồ là gì?
? Dành cho HS yếu: kí hiệu
bản đồ thường được đặt ở đâu
trên bản đồ?
- Treo hình 14 và hình 15 lên
bảng
? Dành cho HS khá: có nhận
xét gì về kí hiệu trên bản đồ?
? Dành cho HS yếu: có mấy
loại kí hiệu?

- Mở rộng:
+ Kí hiệu điểm
- Là những hình vẽ, màu
sắc … được dùng để thể
hiện những đối tượng địa lí
trên bản đồ
- Ở cuối bản đồ
- Rất đa dạng
1. Các loại kí hiệu bản đồ.
a. Khái niệm:
Kí hiệu bản đồ: Là những
hình vẽ, màu sắc được
dùng để thể hiện những đối
tượng địa lí trên bản đồ.

GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
12
Giáo án : Địa Lí 6
+ Kí hiệu đường
+ Kí hiệu diện tích
? Dành cho HS yếu, trung
bình: nêu ví dụ của mỗi loại?
? Dành cho HS khá: kí hiệu
bản đồ có tác dụng gì?
? Dành cho HS giỏi: tại sao
khi sử dụng bản đồ ta phải
xem bảng chú giải đầu tiên?
GV: Yêu cầu học sinh quan
sát hình 15
? dành cho HS yếu: có mấy

dạng kí hiệu?
- Mở rộng:
+ Kí hiệu hình học:
+ Kí hiệu chữ:
+ Kí hiệu tượng hình:
? Dành cho HS khá giỏi: mỗi
loại cho ví dụ minh họa.
- Yêu cầu học sinh quan sát
hình 8 và phân biệt các loại và
dạng kí hiệu
- HS trả lời: 3 loại
- Kí hiệu điểm: sân bay,
cảng biển, nhà máy thủy
điện
Kí hiệu đường: ôtô, sông …
Kí hiệu diện tích: vùng
trồng lúa, rừng
- HS trả lời: Phản ánh vị trí
và sự phân bố của các đối
tượng địa lí theo không gian
- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng
và bảng chú giải đã giải
thích đầy đủ các quy ước
của kí hiệu đó
- Có 3 dạng: kí hiệu hình
học, chữ, tượng hình
- Nhà thờ, khu dân cư, động
thực vật : kí hiệu tượng
hình
Chợ, cửa hàng: kí hiệu

chữ, khoáng sản
Bệnh viện, phân bố
khoáng sản: kí hiệu hình
học
-
Có ba loại kí hiệu thường
dùng là: kí hiệu điểm, kí
hiệu đường, kí hiệu diện
tích

b. Tác dụng: Phản ánh vị trí,
đặc điểm và sự phân bố của
các đối tượng địa lí được
theo không gian.
Bảng chú giải của bản
đồ giúp chúng ta hiểu nội
dung và ý nghĩa của các kí
hiệu
dùng trên bản đồ
Hoạt động 2: 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Hoạt động của giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung
- Treo hình 16 lên bảng:
đây là cách biểu hiện địa
hình trên bản đồ (cao,
thấp,…)
- Cho học sinh thảo luận
câu hỏi sau:
+ Người ta thường biểu
hiện địa hình bằng các
yếu tố nào?

+ Đường đồng mức là
gì?
+ Mỗi lát cắt cách nhau
bao nhiêu m?
+ Dựa vào đường đồng
- bằng bảng thang màu
và đường đồng mức
-> Là những đường nối
điểm có cùng độ cao
-> 100m
-> Sườn Tây : đường
2. Cách biểu hiện địa hình trên
bản đồ.
Độ cao của địa hình trên bản đồ
được biểu hiện bằng thang màu
hoặc bằng đường đồng mức
- Khái niệm đường đồng mức: là
những đường nối các điểm có
cùng độ cao với nhau.
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
13
Giáo án : Địa Lí 6
mức cho biết sườn nào
dốc hơn
- Gọi đại diện nhóm trả
lời
- Hỏi: có mấy cách thể
hiện địa hình trên bản
đồ?
? Các đường đồng mức

càng gần nhau thì địa
hình sẽ như thế nào?
đồng mức gần nhau hơn.
- Đại diện nhóm trả lời
- Dùng thang màu và
đường đồng mức
=> Các đường đồng mức càng
gần thì địa hình càng dốc.
4. Củng cố:
- Gọi học sinh lên phân biệt các kí hiệu trên bản đồ
- Vẽ hình đường đồng mức và yêu cầu học sinh xác định độ cao
5. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà:
- Học bài
- Ôn lại bài 1 đến bài 5
Ngày soạn: 5/10/2014 Ngày dạy: 7/10/2014
Tiết 7: ÔN TẬP
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
14
Giáo án : Địa Lí 6
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức các bài đã học (Bài 1 – 5)
- Biết cách tóm tắt khái quát kiến thức.
2. Về kĩ năng:
- Quan sát, ghi nhớ kiến thức.
- Kỹ năng khái quát kiến thức đã học.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
III. Phương tiên dạy học:
1. Giáo viên chuẩn bị:

- Nội dung ôn tập.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Ôn tập ở nhà.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Lồng vào quá trình ôn tập.
3. Ôn tập:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
- Nôi dung môn địa lý lớp 6 tìm hiểu
những vấn đề gì ?
- Lớp ĐT2: Trái đất có hình dạng, kích
thước như thế nào ?
- Chung: Như thế nào là kinh tuyến, vĩ
tuyến ? Trên bề mặt trái đất có bao
nhiêu đường kinh tuyến, vĩ tuyến ?
- Lớp chọn: Ý nghĩa vị trí thứ 3 của
trái đất trong hệ mặt trời?
- Cần học tập môn địa lý lớp 6 như thế
nào ?
- Chung: Bản đồ là gì ?
- Lớp chọn: Tỷ lệ bản đồ có ý nghĩa
như thế nào ?
- Lớp ĐT2: Có mấy loại tỷ lệ bản đồ ?
Đặc điểm của mỗi loại tỷ lệ ?
- Nêu cách đo tính khoảng cách trên
thực tế dựa vào tỷ lệ thước ? tỷ lệ số ?
Bài tập: Các bản đồ có tỉ lệ là: 1:
Trả lời các câu hỏi.

- Vị trí thứ 3 của Trái Đất là một trong những
điều kiện quan trọng để góp phần nên Trái
Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ
Mặt Trời ( khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt
Trời là 150 triệu km - > khoảng cách này vừa
đủ để nước tồn tại ở thể lỏng, rất cần cho sự
sống.
Nghe GV hướng dẫn giảng giải.
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
15
Giáo án : Địa Lí 6
200.000; 1: 6000000, cho biết 4cm trên
bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực
địa?
- Dành cho lớp chọn: Em hãy tính tỉ lệ
bản đồ, biết rằng khoảng cách từ thành
phố A đến thành phố B trên thực tế là
1000 km ( theo đường chim bay ) và
khoảng cách đo được trên bản đồ là
10cm ?
- Lớp ĐT2: Muốn xác định phương
hướng trên bản đồ người ta dựa vào
đâu ?
- Cho hs xác định phương hướng của
một số vị trí trên bản đồ.
- Chung: Kinh độ là gì ? Vĩ độ là gì ?
Toạ độ địa lý là gì ?
- Cho hs xác định toạ độ địa lý của một
số điểm trên bản đồ.
- Bài tập: Địa điểm nào sau đây có tọa

độ địa lí sai, vì sao?
M 35 độ B N 50 độ Đ
20 độ N 10 độ B
- Chung: Ký hiệu bản đồ là gì ? Có
những loại ký hiệu gì được thể hiện ở
những dạng nào ?
- Chung: Thế nào là đường đồng mức ?
Có mấy cách thể hiện độ cao trên bản
đồ ?
- 1: 200000 -> 4cm trên bản đồ tương ứng với
8km ngoài thực tế.
- 1: 6000000 -> 4cm trên bản đồ tương ứng
với 240 km ngoài thực tế.
Thực hiện các yêu cầu của GV
- Điểm M vì có 2 vĩ độ không có kinh độ.
4. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà:
- Ôn tập cho kiểm tra 1 tiết
- Lưu ý học sinh tuần tới kiểm tra 1 tiết
IV: Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 12/9/2014 Ngày dạy: 14/10/2014
Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
16
Giáo án : Địa Lí 6
- Kiến thức: Kiểm tra nội dung kiến thức từ bài 1 đến bài 6.
- Kỹ năng vân dụng các khái niệm địa lý trong thao tác làm bài kiểm tra.
Nội
dung
Mức độ kiến thức kỹ năng

TổngNhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Vị trí
hình
dạng
kích
thước
Trái đất
1 câu
(0,5
điểm)
5%
1 câu
(2 điểm)
20%
2 câu
(2,5
điểm)
25%
Tỷ lệ
bản đồ
1 câu
(0,5
điểm)
5%
1 câu
(2 điểm)
20%
2 câu
(2,5

điểm)
25%
Ký hiệu
bản đồ
1 câu
(0,5
điểm)
5%
1 câu
(2 điểm)
20%
2 câu
(2,5
điểm)
25%
Phương
hướng
trên bản
đồ Kinh
độ vĩ độ
toạ độ
địa lý
1 câu
(0,5
điểm)
5%
1 câu
(2 điểm)
20%
2 câu

(2,5
điểm)
25%
Tổng
2 câu
(1 điểm)
10%
1 câu
(2 điểm)
20%
2 câu
(1 điểm)
10%
2 câu
(4 điểm)
40%
1 câu
(2 điểm)
20%
8 câu
(10
điểm)
100%
II. Đề kiểm tra : Dành cho đối tượng trung bình yếu( lớp 6/2;6/3;6/4)
Câu 1 ( 3đ ) : Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến ? Nếu trên quả địa cầu cứ cách 1 độ vẽ một
kinh tuyến , vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh vĩ tuyên trên quả địa cầu?
Câu 2 ( 2đ ) : Bản đồ là gì?
Câu 3 (3đ) : Đường đồng mức là gì ? Khi quan sát vào đường đồng mức tại sao người ta
biết sườn nào là dốc hơn ?
Câu 4 ( 2đ ) Các bản đồ có tỉ lệ là: 1: 200000; 1: 6000000, cho biết 4cm trên bản đồ

tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Tự luận
Câu 1 ( 3đ )
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
17
Giáo án : Địa Lí 6
- Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa cầu , có
độ dài bằng nhau. (1 điểm)
- Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với đường kinh tuyến trên quả Địa cầu và có độ
dài nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực. (1 điểm)
- Nếu cứ cách 1 độ vẻ một kinh tuyến và 1 vĩ tuyến thì sẽ có 360 đường kinh tuyến và
181 đường vĩ tuyến trên quả địa cầu. ( 1 điểm )
Câu 2 ( 2đ ) : Bản đồ là hình vẻ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ
bề mặt Trái Đất.
Câu 3 ( 3đ )
Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao. (1 điểm)
Khi quan sát vào đường đồng mức người ta biết sườn núi núi nào dốc hơn vì ở bên sườn
dốc hơn các đường đồng mức gần nhau hơn. (2 điểm )
Câu 4 ( 2đ )
- Đối với bản đồ có tỉ lệ là: 1: 200000 > 4cm trên bản đồ tương ứng với 8km trên thực
địa. ( 1 điểm )
- Đối với bản đồ có tỉ lệ là: 1: 6000000 > 4cm trên bản đồ tương ứng với 240km trên
thực địa ( 1 điểm )
III. Cũng cố: - Nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Sự vận động tự quay quang trục của Trái đất.
Ngày soạn: 14/10/2014 Ngày kiểm tra: 18/10/2014
ĐỀ RA: Dành cho lớp chọn ( 6/1 )
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
18

Giáo án : Địa Lí 6
Câu 1: ( 2 đ) Trái Đất có vị trí, hình dạng và như thế nào? Ý nghĩa vị trí thứ 3 của Trái
Đất trong hệ Mặt Trời.
Câu 2: ( 2,5 đ ) Thế nào là kinh tuyến và vĩ tuyến? Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh
tuyến bao nhiêu độ?
Câu 3 ( 2 đ ) Muốn đọc và hiểu bản đồ thì ta phải dựa vào đâu? Vì sao?
Câu 4: ( 2,5đ ) Em hãy điền tiếp vào ô trống để hoàn thành bảng sau:

Bản đồ tỉ lệ 1/ 100000 Bản đồ có tỉ lệ 1/ 200000 Bản đồ tỉ lệ 1/ 500000
Khoảng
cách trên
bản đồ
(cm )
5 10 5 10 5 10
Khoảng
cách thực
tế ((km)
25 25 40
Câu 5: ( 1,0 ) Em hãy tính tỉ lệ bản đồ, biết rằng khoảng cách từ thành phố A đến thành
phố B trong thực tế là 1000km ( theo đường chim bay ) và khoảng cách đo được trên bản
đồ là 10cm. Nêu cách tính.
Đáp án:
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
19
Giáo án : Địa Lí 6
Câu 1: ( 2đ ) - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời (0,5đ)
- Trái Đất có dạng hình cầu. (0,5đ)
- Ý nghĩa vị trí thứ 3 của Trái Đất: Vị trí thứ 3 của Trái Đất là một trong những điều kiện
quan trọng làm cho Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. khoảng
cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km -> khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại

ở thể lỏng rất cần cho sự sống.(1đ)
Câu 2:( 2,5đ ) - Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam, có độ dài
bằng nhau ( 1đ)
- Vĩ tuyến: Là những vòng tròn vuông gốc với kinh tuyến, có độ dài nhỏ dần từ xích đạo
về 2 cực (1đ )
- Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyên 180 độ ( 0,5 đ ).
câu 3: (2đ) - Muốn đọc hiểu bản đồ thì ta phải dựa vào bảng chú giải (1đ)
- Vì bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu sử dụng trên bản đồ(1đ)
Câu 5: ( 1đ) - Đổi 1000km -> cm
- Bản đồ có tỉ lệ là: 1/ 10000000
Câu 4: ( 2,5đ ) Em hãy điền tiếp vào ô trống để hoàn thành bảng sau:

Bản đồ tỉ lệ 1/ 100000 Bản đồ có tỉ lệ 1/ 200000 Bản đồ tỉ lệ 1/ 500000
Khoảng
cách trên
bản đồ
(cm )
5 10 25 5 10 12,5 5 10 8
Khoảng
cách thực
tế ((km)
5 10 25 10 20 25 25 50 40
III. Cũng cố: - Nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Sự vận động tự quay quang trục của Trái đất.
Ngày soạn: 19/10/2014 Ngày dạy: 21/10/2014
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
20
Giáo án : Địa Lí 6
Tiết 9. Bài 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ

I) Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nắm được sự chuyển động của Trái Đất: từ Tây -> Đông. Thời gian 1 vòng là 24
giờ
- Trình bày được các hệ quả:
+ Ngày – đêm kế tiếp nhau
+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều lệch hướng, giờ khu vực và quốc
tế
2. Kĩ năng:
- Học sinh có thể sử dụng quả địa cầu
- Học sinh có thể giải thích được hiện tượng ngày – đêm, học sinh có thể tính được
khu vực giờ
II) Trọng tâm bài học:
Mục 2: Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
III) Phương tiện dạy học :
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Quả địa cầu
- Hình 19,20,21,22 trong sách giáo khoa phóng to
- Phiếu bài tập
2. Học sinh chuẩn bị:
- Đọc kĩ bài trước ở nhà
IV) Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Yêu cầu học sinh quan
sát hình 19 và quả Địa
Cầu
? Dành cho HS yếu: Trái
Đất quay quanh trục theo

hướng nào?
- Gọi 1 học sinh khá lên
bảng quay thử quả Địa
Cầu
? Dành cho HS yếu:Thời
gian Trái Đất tự quay
quanh một trục trong một
ngày đêm được quy ước
là bao nhiêu giờ?
- GV mở rộng đối với
HS khá giỏi: thời gian
quay 23 giờ 56 phút
( vòng đúng dài 23 giờ 56
phút 4 giây) -> đó là ngày
thực ( ngày thiên văn )
? Dành cho HS giỏi: Còn
3 phút 56 giây là ngày gì?
- Học sinh quan sát
- Từ Tây sang Đông
- Học sinh lên bảng quay
quả Địa Cầu
- Thời gian tự quay quanh
một vòng là 24 giờ (một
ngày đêm)
1) Sự vận động của Trái Đất
quanh trục
Trái Đất tự quay quanh trục
theo hướng từ Tây sang Đông
- Thời gian quay một vòng
quanh trục mất 24 giờ.

GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
21
Giáo án : Địa Lí 6
là thời gian trái đất phải
quay thêm để thấy được
vị trí xuất hiện ban đầu
của Mặt Trời.
? Dành cho HS khá:Hãy
quan sát hình 20 cho biết
biết Trái Đất được chia ra
thành bao nhiêu khu vực
giờ ?
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Mỗi khu vực
giờ có bao nhiêu giờ
riêng?
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Một giờ riêng
được gọi là gì?
? Dành cho hS khá:
Trong mỗi khu vực người
ta chọn kinh tuyến nào để
tính giờ chung cho khu
vực?
? Dành cho HS khá giỏi:
Tính tốc độ gốc tự quay
quanh trục của Trái Đất?
? Dành cho HS khá:
Cùng một lúc trên trái đất
có bao nhiêu giờ khác

nhau?
? Dành cho HS khá giỏi:
Mỗi khu vực giờ rông bao
nhiêu kinh tuyến?
? Dành cho HS giỏi: Sự
phân chia bề mặt Trái đất
ra làm 24 khu vực giờ có
ý nghĩa gì?
? Dành cho HS khá: giờ
gốc thuộc múi giờ số
mấy?
? Dành cho HS khá:
Ranh giới của khu vực
giờ gốc?
? Dành cho HS yếu: Việt
Nam thuộc múi giờ thứ
mấy?
- GV: cho HS tính toán
một số giờ trên Trái Đất:
- 24 khu vực giờ
- Một giờ riêng
- Đó là giờ khu vực
- Kinh tuyến đi qua giữa
khu vực
- Khu vực có đường kinh
tuyến gốc đi qua được
chọn là khu vực giờ gốc
- 36o độ: 15 độ/h > 60':
15 độ = 4'/ độ
- 24 giờ khác nhau-> 24

khu vực giờ ( 24 múi giờ )
- 360: 24= 15 kinh tuyến
- Học sinh thảo luận
- Tiện cho việc giao dịch,
đi lại
- Múi giờ số o, đi qua đài
thiên vă n ở London.
- Thứ 7
- Học sinh lên bảng làm
Người ta chia bề mặt Trái Đất
ra 24 khu vực.
Mỗi khu vực có một giờ riêng.
Đó là giờ khu vực.
- giờ gốc ( GMT ) khu vực có
kinh tuyến gốc đi qua chính
giữa và đánh số 0
- giờ phía đông sớm hơn phía
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
22
Giáo án : Địa Lí 6
Khi ở khu vực giờ gốc là
12h thì nước ta, Bắc
Kinh, Matxcova là mấy
giờ?
? Dành cho HS trung
bình: giờ phía Đông và
Tây có sự chênh lệch như
thế nào?
? Dành cho HS giỏi: Để
tránh nhầm lẫn có quy

ước như thế nào trên
đường giao thông quốc
tế?
GV: Có thể làm thí
nghiệm nhỏ để minh họa
cho hiện tượng ngày và
đêm: Dùng đèn pin
chiếu vào quả Địa Cầu
yêu cầu HS cho biết đèn
chiếu sáng được bao
nhiêu phần quả địa cầu.
? Dành cho HS khá: Sự
vận động tự quay quanh
trục của Trái Đất làm xuất
hiện hiện tượng gì?
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Hiện tượng
ngày và đêm có ở những
nơi nào trên Trái Đất?
? Dành cho HS yếu:
Diện tích được chiếu sáng
gọi là gì? diện tích nằm
trong bonhs tối gọi là gì?
? Dành cho HS giỏi:
- Vậy tại sao hằng ngày
chúng ta thấy Mặt Trời,
Mặt Trăng và các ngôi
sao trên bầu trời chuyển
động theo hướng Đông
sang Tây?

? Dành cho HS khá giỏi:
Ngoài hiện tượng ngày và
đêm thì sự vận động tự
quay quanh trục của Trái
Đất còn sinh ra hiện
- giờ phía Đông sớm hơn
giờ phía tây.
- Kinh tuyến 180 độ là
đường đổi ngày quốc tế.
- Khắp nơi trên Trái Đất
đều lần lượt có ngày và
đêm
- Vì Trái Đất tự quay
quanh trục từ Tây sang
Đông
- Ngày và đêm.
- Chuyển động ảo: giải
thích giống như khi ta đi
tàu xe ( bài đọc thêm)
- Sinh ra hiện tượng lệch
hướng của các vật chuyển
động trên bề mặt Trái Đất
- Bên phải
- Bên trái
tây 1 giờ.
2) Hệ quả sự vận động tự
quay quanh trục của Trái
Đất
a. Hiện tượng ngày đêm
Do Trái Đất quay quanh trục

từ Tây sang Đông nên khắp
mọi nơi trên Trái Đất đều lần
lượt có ngày và đêm
b. Sự lệch hướng
Sự chuyển động của Trái Đất
quanh trục còn làm cho các
vật chuyển động trên bề mặt
Trái Đất bị lệch về hướng.
Nếu nhìn xuôi theo chiều
chuyển động thì ở nửa cầu
Bắc, vật chuyển động sẽ lệch
về bên phải, còn ở nửa cầu
Nam lệch về bên trái
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
23
Giáo án : Địa Lí 6
tượng gì?
? Dành cho HS yếu,
trung bình: Sự lệch
hướng như thế nào?
- Sự lệch hướng này
không những ảnh hưởng
đến những vật rắn bay
như đường đi của viên
đạn, mũi tên … mà còn
ảnh hưởng tới sự chuyển
động của dòng sông,
hướng gió …
3. Củng cố:
a/ Trái Đất vận động quay từ Tây sang Đông qui ước là bao nhiêu giờ? Có bao

nhiêu khu vực giờ trên Trái Đất?
b/ Nếu khu vực gốc là 15, 20, 7 giờ thì ở Mát-xcơ-va, Nhật Bản, Niu york, Pháp là
mấy giờ?
c/ Sự vận động của Trái Đất sinh ra hệ quả gì?
4. Dặn dò:
- Học bài phần ghi nhớ trang 23 sách giáo khoa
- Đọc bài đọc thêm trang 24 sách giáo khoa
- Xem trước bài 8
PHIẾU HỌC TẬP
1/ Từ khu vực giờ gốc đi về phía Đông là khu vực có thứ tự như thế nào?
2/ Từ khu vực giờ gốc đi về phía Tây là khu vực có thứ tự như thế nào?
3/ Cho biết thủ đô và các thành phố sau nằm ở khu vực giờ thứ mấy?
Hà Nội: Bắc Kinh:
Tôkiô: Niu Iooc :
Pari:
Ngày soạn: 26/10/2014 Ngày dạy: 28/10/2014

GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
24
Giáo án : Địa Lí 6
Tiết 10 - Bài 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Nhớ vị trí: Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí trên quĩ đạo Trái Đất
- Hiểu được các hệ quả do sự vận động nâng tạo ra
2. Kĩ năng:
- Xác định vị trí của Trái Đất ở bốn mùa
- Có thể chứng minh hiện tượng các mùa
3. Thái độ:

- Tạo hứng thú tìm hiểu các hiện tượng trong thiên nhiên
II) Phương tiên dạy học:
- Mô hình chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Hình 23
` III) Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập tính giờ: Khi ở Việt Nam là 6h thì các địa phương sau đây là mấy giờ:
Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
- Sự vận đông của Trái Đất quanh trục sinh ra những hệ quả gì ?
3. Vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Cho học sinh quan sát mô
hình sự chuyển động của Trái
Đất quanh Mặt Trời và hình
23
? Dành cho HS yếu, trung
bình: Trái Đất cùng lúc tham
gia mấy hoạt động?
? Dành cho HS trung bình:
Đó là những hoạt động nào?
- Cho học sinh quan sát mô
hình thêm 1 lần nữa
? Dành cho HS yếu: Thời
gian Trái Đất quay quanh
Mặt Trời mất bao lâu?
*) GV đặt câu hỏi mở rộng
dành cho HS giỏi: An năm
nay 8 tuổi nhưng mới tổ chức
sinh nhật được 2 lần, Tại

sao?
- Học sinh quan sát mô
hình
- 2 hoạt động
- Vận động tự quay
quanh trục và vận động
quay quanh Mặt Trời
- Học sinh quan sát
- 365 ngày 6 giờ
* Vòng quay của Trái
Đất quanh mặt trời mất
365 ngày 6 giờ - > mất 4
năm Trái Đất mới dư
thêm đủ 1 ngày => Cứ 4
năm tháng 2 mới có ngày
29.
I. Sự chuyển động của Trái
Đất quanh Mặt Trời.
Trái Đất chuyển động quanh
Mặt Trời theo hướng Tây
sang Đông trên một quỹ đạo
có hình elip gần tròn
Thời gian Trái Đất chuyển
động một vòng trên quỹ đạo
là 365 ngày 6 giờ
GV:Phạm Thị Lương Năm học 2015- 2016
25
Giáo án : Địa Lí 6

×