Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Toàn cầu hóa và những cơ hội và thách thức với nghành dệt may của tổng công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.48 KB, 2 trang )

Toàn cầu hóa và những cơ hội và thách thức với nghành dệt may của tổng
công ty may 10
1. Với việc đã tham gia tổ chức thương mại quốc tế wto
• Cơ hội
Thứ nhất, Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994) được
ký kết vào năm 1994 có những quy định chung về đối xử tối huệ quốc và
đối xử quốc gia đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt
may. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu của thành viên WTO vào một nước
thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt nhất (chẳng hạn, về thuế
nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO.
Thứ hai,việt nam có cơ hội tiếp cận với những thị trường lớn như EU,mỹ ,
nhật bản.
Thứ ba, một số điều ước của wto có cơ chế xử ý tranh chấp, cơ chế tự bảo
vệ giúp nghành dệt có thể đảm bảo lợi ích của mình khi bị xâm hại thay vì
hành động đơn phương đáp trả
• Thách thức
Thứ nhất, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng có thể
ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may. Hiệp định có thể được áp
dụng để hạn chế nhập khẩu ở các nước thành viên có thể sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới sản lượng sản xuất của nghành dệt nói chung và tổng công ty may
10 nói riêng
Thứ hai, Bản thân việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài
cũng gây ra những khoản chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất
khẩu, và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến
khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may
Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề cần được tính đến. Định giá
hải quan là một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải
quan của hàng nhập khẩu. Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý
nghĩa quan trọng như là mức thuế được áp dụng, vì nếu mức thuế được tính
theo tỷ lệ % của giá trị hải quan, giá trị hải quan cũng ảnh hưởng đến mức


thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu.
2. Tham gia hiệp ước xuyên thái bình dương TPP
• Cơ hội
Với việc tham gia hiệp ước xuyên thái bình dương TPP các doanh nghiệp
việt nam nói chung và nghành dệt may việt nam nói riêng trong đó có tổng
công ty may 10 có nhiều cơ hội trong việc hưởng lợi từ các điều ước về
xóa bỏ hang rào thuế quan,tiếp cận thị trường, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.
• Thách thức
những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng
vệ thương mại. Bên cạnh đó, những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về
xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng
được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP. Đặc biệt, quy định xuất xứ “từ
sợi” (yarn forward) của TPP buộc doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải sử
dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành
viên TPP khác trong khi hiện nay tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp chưa
cao, chỉ mới đạt khoảng 50%.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc,
Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt
Nam. Các công ty này đang mở rộng sản xuất để đón đầu TPP. Điều này tạo
áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy doanh
nghiệp phải thay đổi định hướng, kế hoạch để tạo sự thay đổi, tập trung hơn
vào chất lượng hàng hóa

×