Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ảnh hưởng của Nho giáo đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.75 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của đề tài
Lịch sử Trung Hoa cổ đại kéo dài từ cuối thế kỷ III trước Công nguyên
đến thế kỷ II trước Công nguyên với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất đất
nước bằng uy quyền và bạo lực, mở đầu thời kỳ phong kiến. Trong khoảng
2000 năm đó, lịch sử Trung Hoa được chia thành 2 thời kỳ lớn: Thời Tam đại
(Hạ, Thương, Chu và Thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Chính sự phát triển kinh
tế và những biến động trong xã hội trong các thời kỳ này, đặc biệt là thời kỳ
Xuân Thu - Chiến Quốc đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của nhiều học thuyết
triết học, chính trị, xã hội khác nhau, hoạt động sôi nổi, được mệnh danh là
"bách gia chư tử". Trong số những học thuyết đó, Nho giáo có một vị thế hết
sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc trong nhiều thế kỷ.
Hệ tư tưởng chính trị của Nho giáo được thể hiện một cách cơ bản, có hệ
thống trong tư tưởng của Khổng Tử - người khởi xướng. Những nhà Nho tiếp
theo, xuất phát từ đó mà cụ thể hóa và phát triển thêm một số hướng khác
nhau (tiêu biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử). Bộ sách Tứ thư gồm Luận ngữ, Đại
học, Trung dung và Mạnh Tử Là những tác phẩm kinh điển kinh điển của
Nho giáo. Hệ tư tưởng Nho giáo thừa nhận sự thống trị của giai cấp phong
kiến, đứng đầu là Thiên tử, có sự phân chia đẳng cấp xã hội: người lao động
chỉ là hạng tiểu nhân, hèn kém, tầng lớp quý tộc, quan lại phong kiến là quân
tử, cao sang. Chính vì vậy, Nho giáo được giai cấp phong kiến Trung Hoa qua
các thời đại sử dụng làm tư tưởng thống trị.
Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I trước Công nguyên, khi ở Trung
Quốc, nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy
quyền thống trị đất Giao Châu. Tuy nhiên, trong suốt một ngàn năm Bắc
thuộc, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế. Lúc bấy giờ, Nho
giáo chỉ là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính
quyền đô hộ. Nhân dân ở các làng xã vẫn duy trì các tập tục của người Việt cổ
chứ chưa thực sự tiếp thu những nguyên tắc của Nho giáo. Đến thế kỷ X, sau
1
chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước


sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và xây dựng nền văn minh Đại Việt trong
khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì Nho giáo có
vai trò rất lớn đối với lịch sử chính trị Việt Nam truyền thống đặc biệt là thời
kỳ tiền cận đại (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV).
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính vì ý nghĩa và vai trò to lớn của Nho giáo đối với tiến trình phát
triển của Việt Nam, nên học thuyết Nho giáo đã được nghiên cứu một cách
khá toàn diện và sâu sắc trong nhiều công trình lớn. Tuy nhiên, việc nhìn
nhận Nho giáo dưới góc độ chính trị học để vận dụng vào việc nghiên cứu
lịch sử chính trị Việt Nam, mà cụ thể là những ảnh hưởng của Nho giáo trong
lịch sử chính trị Việt Nam truyền thống tiền cận đại vẫn là đề tài mới mẻ cần
được nghiên cứu cụ thể hơn.
3. Mục tiêu của đề tài
- Khái quát nội dung cơ bản của học thuyết Nho giáo và sự truyền bá
Nho giáo vào Việt Nam
- Phân tích Vai trò của Nho giáo đối với nền chính trị Việt Nam truyền
thống tiền cận đại.
2
NỘI DUNG
1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT NHO GIÁO VÀ QUÁ
TRÌNH TRUYỀN BÁ NHO GIÁO VÀO VIỆT NAM
1.1. Nội dung cơ bản của học thuyết Nho giáo
Trong học thuyết Nho giáo của Khổng Tử, những vấn đề cơ bản của
chính trị như quyền lực, ngoại giao, phẩm chất của người cai trị, đều được
ông luận giải ở khía cạnh đạo đức.
Lý tưởng chính trị của Khổng Tử là xây dựng Trung Quốc thống nhất
theo mẫu hình nhà Tây Chu: đứng đầu nhà nước là Thiên tử, dưới có chư hầu,
đại phu cùng cai quản thần dân. Xuất phát từ thực tế thời Xuân Thu, chiến
tranh liên miên, xã hội loạn lạc, ông muốn có một xã hội nhân đạo "lão giả an
chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi" (người già được yên, bạn bè tin nhau,

trẻ nhỏ biết ơn)
1
. Đồng thời, ông cũng nêu ra phương pháp cai trị lý tưởng là
cai trị bằng đạo đức: "Cai trị bằng đức giống như sao Bắc Đẩu, cứ yên một
chỗ mà các sao khác hướng theo về". (Vi chính – Luận ngữ)
2
.
Quan niệm chung về chính trị cũng như lý tưởng chính tri được ông triển
khai theo phương pháp luận: "nhất dĩ nhi quán chi" (lấy cái bao trùm những
cái khác) với các nội dung cụ thể như dùng "lễ", "chính danh" và đạo nhân
làm phương pháp cai trị.
- Quan niệm "Lễ trị": Lễ là chuẩn mực ứng xử mang tính hình thức trong
xã hội nói chung, chính trị nói riêng, chỉ có tuân theo "lễ" thì xã hội mới duy
trì được trật tự, thực hiện được cai trị vương đạo. Khổng Tử đề cao "lễ" đến
mức nếu hiểu rõ được giá trị của lễ giao (tế trời), lễ xã (tế đất) và ý nghĩa của
lễ đế (lễ các vua đời trước) thì việc trị nước như ngửa bàn tay ra xem vậy.
Theo Khổng Tử, "lễ" quan trọng trong việc cai trị vì các lý do sau: thứ nhất,
"lễ" quy định danh phận, thứ bậc người trong xã hội; thứ hai, "lễ" có tác dụng
1
hp://www.wapad.com/336270-luận-ngữ-khổng-tử
2
hp://www.wapad.com/336270-luận-ngữ-khổng-tử
3
điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ ứng xử; thứ ba, "lễ" có tác dụng
hình thành quan hệ đạo đức, thí dụ như cho cha mẹ ăn phải cung kính, nếu
không cung kính thì không khác nào cho chó ngựa ăn.
- Quan niệm về chính danh: Theo Khổng Tử, muốn cai trị trước hết phải
chính danh, nghĩa là mọi vật đều phải phù hợp với cái danh nó mang. Mỗi cái
danh đều bao hàm một số trách nhiệm và bổn phận, những cá nhân mang
danh nào thì phái có trách nhiệm và bổn phận với danh ấy. Chính danh là xác

định đúng trật tự cai trị, thứ bậc, trách nhiệm xã hội. Ông cho rằng chính danh
là hợp với tự nhiên và mệnh trời. Người cai trị cần phải có các phẩm chất như
nhân, nghĩa, liêm, chính, ; đồng thời chỉ sử dụng "lễ" tương ứng với địa vị
đang được thừa nhận. Khổng Tử cũng chủ trương không dùng pháp luật hà
khắc để cai trị: "Cai trị mà cứng rắn quá, hình phạt hà khắc quá thì dân sợ mà
theo chứ không biết xấu hổ" (Vi chính - Luận ngữ).
3
- Cai trị bằng đạo nhân: "nhân" là chuẩn mực ứng xử giữa người với
người, là một giá trị của đạo đức xã hội. Khổng Tử định nghĩa về "nhân" theo
nhiều nội dung khác nhau như: Tự thắng mình, thực hiện lễ là làm đạo nhân;
Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác; Cung¸ khoan, tín, mẫn,
huệ (nghĩa là cung kính, khoan dung, giữ lòng tin, chăm chỉ, lòng tốt).
Người cai trị phải có đức "nhân", phải thực hiện "nhân" bằng các phẩm
chất như thương người, thanh liêm, tiết kiệm trong chi dùng phải nêu gương
tốt để quần chúng noi theo. Ngoài biện pháp nêu gương, người cai trị phải
thực hiện "nhân" bằng những việc cụ thể, tạo điều kiện để dân làm ăn yên ổn,
được sống trong hòa bình. Quan hệ vua tôi như quan hệ cha con, cha lo cho
con là điều tự nhiên, hợp lý. Khổng Tử khẳng định, chỉ khi nào thu phục được
lòng dân thì mới có quốc gia hưng thịnh. Chủ trương dùng "lễ", "nhân",
"chính danh"¸ nêu gương và noi theo đều nhằm thu phục lòng dân. Ngoài ra,
Khổng Tử còn nêu những vấn đề khác có liên quan đến việc cai trị như xây
dựng hình mẫu con người lý tưởng, người quân tử; phương pháp rèn luyện
đạo đức con người, giáo hóa dân,
3
hp://www.wapad.com/336270-luận-ngữ-khổng-tử
4
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được các môn đệ của ông phát triển
theo nhiều chiều hướng khác nhau, tiêu biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh
Tử ít bàn đến cách thức tổ chức thể chế chính trị mà thường bàn nhiều về
phương pháp cai trị. Ông lên án "bá đạo" (cai trị bằng bạo lực, làm bá chủ chư

hầu), ca ngợi và lựa chọn "vương đạo" để cai trị (cai trị bằng đạo đức). Ông
chủ trương theo các đời vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ. Mạnh Tử lý giải
nguồn gốc quyền lực mang tính thần bí với 3 yếu tố ý trời - lòng dân - nhân
đức có quan hệ với nhau. Đồng thời với việc thừa nhận chính thể phong kiến,
ông coi ngôi thiên tử là của chung thiên hạ. Tiêu chuẩn ngôi thiên tử là được
lòng dân mà không theo dòng họ. Về triết lý nhân sinh, Mạnh Tử cho rằng,
con người vốn có tính thiện, đều có nhân, lễ, trí, nghĩa, nhưng do cai trị không
khéo, để dân đói khổ, cùng đường mới đi làm trộm cướp. Một số vấn đề lớn
trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử là tư tưởng dân chủ sơ khai. Trong quan
hệ vua tôi, bề tôi ứng xử với vua theo lễ và ngược lại, vua cũng phải cư xử với
bề tôi theo lễ. Bề tôi có thể bỏ vua mà đi nếu vua không nghe lời can gián
đúng. Hoặc bề tôi có thể giết vua bạo ngược như Kiệt, Trụ mà không có tội
mà đó là thay trời hành đạo.
Quan niệm về vua, nước, dân được ông xếp theo thứ tự quan trọng: dân
quý nhất, xã tắc thứ hai, vua là nhẹ nhất. Mặc dù ngôi vua là không đáng
trọng nhưng ngôi vua là của chung thiên hạ, không dòng họ nào được lấy làm
của riêng. Ngoài ra, Mạnh Tử còn nêu những vấn đề chính trị khác như tổ
chức thể chế chính trị thời Tây Chu; quan hệ bang giao hòa hợp mệnh trời
giữa nước lớn và nước nhỏ.
Tuân Tử cũng là một trong những học trò của Khổng Tử nhưng ông phát
triển nho học theo hướng đối lập với Mạnh Tử về một số nội dung chính trị ,
triết học. Trong số di sản ông để lại có cuốn Tuân Tử 32 chương bàn về
những vấn đề chính trị, triết học, nhận thức. Ông cho rằng, con người có tính
ác, nhưng tính ác không phải có sẵn, mà là do con người có dục vọng và bị
dục vọng này làm cho bỏ cả nhân nghĩa mà làm loạn. Về phương pháp cai trị,
5
Tuân Tử coi trọng việc cai trị bằng lễ và pháp luật. Trước hết, ông coi "lễ" là
tất yếu và sự tác động của nó với trật tự xã hội cũng là tất yếu. Ông so sánh
"lễ" trong việc trị quốc cũng như quả cân với cán cân, như dây mực với
đường cong. Ông chủ trương trị nước bằng pháp luật, pháp luật có thưởng, có

phạt nhưng thưởng không quá đức, phạt không quá tội. Ông coi hình luật là
tất nhiên, nhưng không chỉ có mục đích xử tội kẻ phạm pháp mà có ý nghĩa
sâu xa là giáo dục ngăn cấm.
Nhìn chung, nếu lấy tính thực tiễn làm tiêu chuẩn thì tư tưởng chính trị
của Tuân Tử có bước tiến bộ quan trọng so với Khổng Tử và Mạnh Tử. Đề
cao quân quyền nhưng ông đòi hỏi quân quyền phải thiết thực với cuộc sống
hơn. Ông đề cao lễ nhưng với tinh thần phải có lý giải phê phán hợp lý. Ông
chủ trương cai trị bằng pháp luật, điều này Khổng Tử và Mạnh Tử hầu như
chưa bàn đến.
Sau Tuân Tử là một thời kỳ dài Nho giáo không có người kế tục.Tuy
nhiên, nhiều nội dung của Nho giáo được các nhà tư tưởng phát triển ở một số
học phái khác. Khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, thực hiện chính sách "phần thư¸
khanh nho" thì Nho giáo trở nên suy sụp. Phải đến đời Hán, địa vị của Khổng
Tử và Nho giáo mới được khôi phục và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống
chính trị Trung Quốc cũng như nhiều nước ở Châu Á.
1.2. Quá trình truyền bá Nho giáo vào Việt Nam
Trong hàng nghìn năm bị Phong kiến phương Bắc đô hộ, Nho giáo được
đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai
trị và đồng hóa. Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận khi
nền độc lập dân tộc được ổn định và đi vào phục hưng dân tộc ở triều Lý bắt
đầu từ năm 1010 - năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng
Long (Hà Nội ngày nay).
Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông (1054-1072), triều đình cho xây
miếu thờ Khổng Tử, tức Văn Miếu, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư,
Mạnh Tử cùng 72 người học trò giỏi khác của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn
6
mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập.
Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) triều đình cho mở khoa
thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường. Khổng miếu và Quốc tử giám
được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở

Việt Nam, nhưng dưới triều Lý (1010-1225) và triều Trần (1225-1400), Phật
giáo giữ vai trò Quốc giáo. Đến cuối triều Trần, số nho sĩ đỗ cao, làm quan to
đông dần lên và xất hiện các nhân vật đại diện cho giới nho gia như Trương
Hán Siêu, Lê Quát Nhưng thời gian này đạo Phật vẫn chiếm ưu thế. Nho
giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối triều Trần và triều Hồ (1400-1407) là
Tống Nho, song diện mạo tư tưởng chưa thật rõ nét.
Năm 1406, nhà Minh đem quân xâm lược Việt Nam. Năm 1407, cuộc
kháng chiến của triều Hồ thất bại. Nhà Minh đổi nước Việt thành quận Giao
Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh
mẽ. Nhằm Hán hóa Việt Nam, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở
các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền
miếu thờ cúng, cầu đảo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được
khuyến khích hành nghề khắp nơi.
Sau khi đánh đuổi quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính
thức được thành lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn
hóa độc lập dân tộc. Để thống nhất tư tưởng xã hội, thống nhất văn hóa, củng
cố đời sống tinh thần, nhà Lê đã chọn Nho giáo làm ngọn cờ tư tưởng của
vương triều phục vụ cho công cuộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương
tập quyền. Lê Thái Tông rồi Lê Nhân Tông cùng tiếp nối đi theo đường lối
của Lê Thái Tổ là lấy Nho giáo làm đạo chính thống trong nước.
Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Ngay tháng 8 năm đó,
Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều
lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Tháng 3 năm Nhâm Tuất
(1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê chính thức cho thi đối sách ở sân điện để
lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi
7
Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là
cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam thế kỷ XV.
Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho học, vào tháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435),
vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng

làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, từ đấy về sau định làm thường lệ.
Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-
1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh và thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam từ
thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, suốt hai triều đại Lê Nguyễn.
Bước sang thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa
tư bản vào các nước châu Á lạc hậu, cùng sự lan toả trên phạm vi toàn thế
giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn
và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Do đó, nhà nước phong
kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nó
đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức chống lại sự
xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt
Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Văn hoá
phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam. Đồng thời, nền giáo
dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy
sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến nửa thuộc địa. Từ
đây, có thể nói, trên bình diện là một vũ khí tư tưởng của giai cấp thống trị
không còn tồn tại nữa. Nhưng, trong xã hội Việt Nam, tàn dư của Nho giáo
vẫn còn sống một cách dai dẳng trong các quan hệ xã hội, trong sự ứng xử,
trong phong tục tập quán và cả những nghi thức thờ cúng tín ngưỡng cổ
truyền của dân tộc.
2. VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT
NAM TRUYỀN THỐNG THỜI KỲ TIỀN CẬN ĐẠI
2.1. Vai trò đối với tư tưởng chính trị
8
Nho giáo ảnh hưởng đến Việt Nam và đã đáp ứng được những nhu cầu
xã hội của nước ta lúc bấy giờ, dó đó nó nhanh chóng trở thành tư tưởng
chính trị chiếm vị trí độc tôn. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long. Những khái niệm cơ bản của Nho giáo như "mệnh
trời", "ý dân" đã được ông tiếp thu và thể hiện trong bức Chiếu dời đô: "Muốn

mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên vâng mệnh trời, dưới
theo ý dân"
4
. Lý Thường Kiệt cũng sử dụng khái niệm về "mệnh trời" trong
bài thơ bất hủ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
của dân tộc Việt Nam.
Trong hoàn cảnh đất nước vừa giành được độc lập và bước vào công
cuộc xây dựng, kiến thiết, và gìn giữ chủ quyền, nhu cầu quan trọng đặt ra
trước hết đối với Việt Nam là cần phải có một nhà nước phong kiến tập quyền
lớn mạnh để thực hiện sự thống nhất quốc gia, tiến hành xây đắp các công
trình thủy lợi và nhất là, để động viên, tổ chức và chỉ đạo những cuộc chiến
tranh giữ nước khi có nạn ngoại xâm. Vì quyền lực của nhà nước đó nằm
trong tay vua, nên chữ “trung” của Nho giáo cần được tiếp thu để củng cố
quyền lực của nhà vua. Tuy nhiên, chữ "trung" của nho giáo với nội hàm là
"trung quân", khi vào Việt Nam đã được cải biến rất nhiều. Ngay từ thời Lý -
Trần, trung với vua không tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua
thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đi đến
thắng lợi., “trung” còn gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách nhiệm của con
người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm.
Tiếp thu học thuyết "nhân trị" và "đức trị" theo tinh thần Khổng - Mạnh,
Trần Quốc Tuấn đã nêu lên tư tưởng thân dân, "khoan thư sức dân", "phụ tử
thư binh" để dựa vào dân, làm kế sâu bền gốc rễ đánh giặc giữ nước. Thời nhà
Trần, triều đình thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" để cho dân được an cư
lạc nghiệp.
4
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Lịch sử tư
tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội 2001, Tr 268
9
Nhân nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng liêng
của bề tôi đối với nhà vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng, nhưng

đối với Nguyễn Trãi và các nho sỹ Việt Nam thì điều cốt yếu của nhân nghĩa
là phải đem lại cho nhân dân cuộc sống thanh bình, và đội quân chính nghĩa
phải nhằm tiêu diệt những quân tàn bạo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
5
. Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi
được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống giặc như một thứ vũ khí tư
tưởng lợi hại, đánh thẳng vào tư tưởng, tâm lý, tinh thần của giặc Minh. Khi
kẻ thù đã thua, muốn sống thì ta không những không giết, mà còn chu cấp
ngựa, thuyền cho lũ tàn binh rút về nước. Ở đây, tư tưởng nhân nghĩa đã được
mở rộng thành chủ nghĩa nhân đạo cao cả, toàn diện, không chỉ vì hạnh phúc
của người dân Đại Việt mà còn vì cả những người Hán vô tội bị bắt làm lính
đi xâm lược.
Sau chiến tranh, Nguyễn Trãi tiếp tục theo đuổi lý tưởng nhân, nghĩa
trong đường lối chính trị. Nhân nghĩa trở thành cơ sở của đường lối trị nước
và là nguyên tắc trong giải quyết công việc quốc gia. Nội hàm khái niệm "đức
trị" của Nho gia một lần nữa được mở rộng. Nhân nghĩa là phải xem dân là
gốc của nước. Ông khuyên nhủ các vua: "mến người có nhân là dân mà chở
thuyền và lật thuyền cũng là dân"
6
. Đất nước thanh bình, nhân dân no đủ, vua
sáng tôi hiền là lý tưởng nhân nghĩa của ông.
Cũng tiếp thu khái niệm đức trị của Nho giáo, Lê Thánh Tông dùng
đường lối "nhân- chính" để cai trị kết hợp với pháp trị. Lê Thánh Tông chủ
trương dùng lễ nghĩa để củng cố uy quyền của triều đình, nhưng trong quan
niệm của ông lễ nghĩa phải được xây dựng trên cơ sở đời sống ấm no của dân,
trách nhiệm của vua là phải có nhân. Đường lối "lễ trị" hay "đức trị" còn bao
gồm cả việc tăng cường cảnh giác, thường xuyên củng cố việc võ bị, sẵn sàng
5
Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, bản dịch của Ngô Tất Tố, Nguồn

Bình-Ngô-đại-cáo-(Ngô Tất Tố dịch)
6
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Lịch sử tư
tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội 2001, Tr 276
10
đánh trả âm mưu xâm lược. Lê Thánh Tông chủ trương độc tôn đạo Nho,
nhưng phải lấy kinh nghiệm thực tế để xét đoán, giải thích sự việc. Ông hết
sức đề cao ý thức độc lập và tự cường dân tộc trong nhân dân.
Có thể nói rằng, tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống thời kỳ tiền
cận đại chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Tuy nhiên, Việt Nam với vị trí
địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á, là nơi tiếp xúc, gặp gỡ của nhiều nền văn
minh lớn nên người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo cùng lúc với cả Phật giáo
và Lão giáo tạo nên hiện tượng Tam giáo đồng nguyên. Trong đó, Nho giáo
đóng vai trò giải quyết vấn đề về mối quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ,
phục vụ cho việc xây dựng, củng cố chế độ phong kiến tập quyền, chuyên chế
và Phật giáo, Lão giáo thì giải quyết vấn đề về đời sống tinh thần, tâm linh.
Những khái niệm của Nho giáo trong tư tưởng chính trị của Lý Công Uẩn, Lý
Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, đều chứa đựng những yếu tố
dân tộc,tinh thần nhân ái sâu sắc.
2.2. Vai trò đối với thể chế chính trị
Nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam ra đời là một sự phủ định
chính quyền của bọn phong kiến phương Bắc kéo dài trong 1000 năm Bắc
thuộc. Thế cho nên khi xây dựng nhà nước tập quyền của mình, giai cấp
phong kiến Việt Nam phải tiếp thu những kinh nghiệm và nguyên tắc tổ chức
của nhà nước phong kiến tập quyền phương Bắc cùng với Nho giáo là cơ sở
lý luận của Nhà nước. Vả lại, trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ chỉ có Nho giáo
mới có thể giải đáp được những vấn đề thiết thân đến việc củng cố nhà nước
như vấn đề quân quyền, quy định các chương lễ chế và cơ cấu hành chính từ
triều đình đến địa phương Đó là những vấn đề mà bản thân phật giáo cũng
như Lão giáo với toàn bộ hệ thống lý thuyết của nó không hề có một sự giải

đáp thích đáng nào cả. Cho nên từ thế kỷ XV trở đi Nho giáo ngày càng được
giai cấp phong kiến Việt Nam trọng dụng. Trong thời Lý, Trần, Nho giáo đã
bắt đầu được vận dụng một cách rõ rệt vào hoạt động thực tiễn nhằm củng cố
chính quyền nhà nước.
11
Nhà Lý xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình Nhà nước quân chủ tập
quyền như nhà Tống. Đứng đầu nhà nước là vua. Vua có quyền lực tuyệt đối,
nắm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, vua đặt ra các chức quan, đặt ra pháp
luật và bắt mọi người phải thực hiện. Khi các cơ quan chuyên trách chưa
được kiện toàn, vua còn trực tiếp xử kiện. Vua còn là tổng chỉ huy quân đội,
trực tiếp cầm quân khi có chiến tranh. Vua có quyền sở hữu tối cao đối với
toàn bộ ruộng đất và tài nguyên đất nước. Vua nắm cả quyền thế tục và thần
quyền, quyết định cả về thế tục và chức sắc tôn giáo.
Kế thừa nhà Lý, nhà Trần tiếp tục giữ vững nền độc lập đất nước, mở
rộng cương vực về phía Nam, củng cố chế độ chính trị quân chủ tập quyền.
Thời Trần, chế độ quân chủ mang ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của Nho giáo.
Vua là người đứng đầu cả nước, thay trời trị dân. Các vua có quyền lực tuyệt
đối, toàn diện. Đặc biệt, vua đích thân cầm quân đánh giặc. Nhà Trần mở ra
một tổ chức triều đình mới, trong đó quyền lực thực tế trên vua có Thái
Thượng Hoàng, dưới vua là các vương hầu, quan lại rồi đến thứ dân. Vương
hầu, quý tộc nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong triều. Tầng lớp thấp kém
nhất trong xã hội là nô tỳ và hoành. Chính quyền nhà Trần hoạt động theo
nguyên tắc "dân chi phụ mẫu" và "quốc dĩ dân vi bản", đội ngũ quan lại nêu
gương để cai trị dân, chăm lo cuộc sống của dân. Mối quan hệ giữa chính
quyền với nhân dân như quan hệ giữa gia đình, cha mẹ với con cái.
Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần, tiền hành cải cách tổ chức bộ máy nhà
nước nhằm tăng cường uy lực của nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền. Tuy nhiên, những cải cách của nhà Hồ nhằm chống lại quan lại, quý
tộc nhà Trần chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của người dân nên không
được nhân dân ủng hộ. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, Triều Hồ nhanh

chóng bị thất bại.
Sau khi Lê Lợi đánh tan giặc Minh, nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh và đạt tới trình độ
cao. Các chế độ về quân đội, cai trị đều được lập thành quy chế. Việc tổ chức
12
và hoạt động của bộ máy nhà nước đã có sự giám sát lẫn nhau giữa một số
loại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, mô hình thể chế chính trị này cứng nhắc và
gò ép nên không thể tồn tại lâu dài.
Trên phương diện văn hoá - giáo dục, Nho giáo đã đáp ứng được yêu cầu
tuyển dụng nhân viên cho bộ máy quan liêu của nhà nước phong kiến bằng
việc đào tạo ra hàng loạt những Nho sĩ có bằng cấp.
Khi chế độ phong kiến tập quyền bắt đầu, việc bổ sung quan lại bằng hai
con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần phải bổ sung một phương
thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới. Phương thức này chỉ có thể phát triển
giáo dục văn hoá và thực hiện chế độ thi cử để tuyển lựa nhân tài. Cho nên,
Nho giáo vốn có đầy đủ lý thuyết và quy chế về giáo dục và khoa cử tất nhiên
phải đảm đương nhiệm vụ lịch sử ấy.
Nho học là một nền giáo dục có tinh thần dân chủ cao. Mọi tầng lớp
trong xã hội không phân biệt giầu nghèo đều có thể đi học, đi thi đỗ đạt làm
quan. Nhà nho luôn luôn nêu cao phương châm cao quý của Khổng Tử
là "dạy không mệt, học không chán". Ngay từ thời Lý, khi được coi trọng và
giữ vị trí là nền giáo dục chính thức của nhà nước phong kiến. Nho học đã
thể hiện rõ vai trò của một nền giáo dục có cơ chế, bài bản và đầy sức sống.
Nó đã tạo ra một bước tiến vượt bậc về nội dung giáo dục, cũng như về mặt
tổ chức và thực thi việc giáo dục và thi cử. Sang thời Trần, nhờ sự phát triển
của nền giáo dục Nho học mà tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo. Những
Nho sĩ này không những phục vụ trong bộ máy nhà nước, mà còn tham gia
thúc đẩy các hoạt động tư tưởng, văn hoá của đất nước, như sáng tác văn học
nghệ thuật, biên soạn quốc sử, phát triển y học và bàn luận về các vấn đề
chính trị, pháp luật. Trong khi đó, Phật giáo với cơ chế hoạt động và tổ chức

đào tạo của nó đã không đáp ứng được những yêu cầu nói trên của xã hội
phong kiến Việt Nam. Dưới triều Lê (1428-1788), việc học Nho được phổ
biến rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu sắc là học từ chương, khoa cử. Đặc biệt
13
thời Lê Thánh Tông, khoa cử được đề cao, vì khoa cử là con đường chính
thức tuyển chọn nhân tài quan chức cho bộ máy hành chính các cấp.
Khác với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đến nhà nước phong
kiến, ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình, dòng họ và làng xã Việt Nam
diễn ra chậm hơn. Trong thời Lý - Trần, ảnh hưởng đó còn mờ nhạt. Các
thành viên của gia đình, dòng họ và làng xã còn chịu ảnh hưởng nặng của
những giá trị đạo đức truyền thống và một phần của những giá trị đạo đức
Phật giáo. Phải đến thế kỷ XV, khi Nho giáo được độc tôn, thì nhà nước
phong kiến và các Nho sĩ mới áp đặt được những quy phạm đạo đức của Nho
giáo xuống các gia đình, dòng họ và làng xã thông qua các điều luật, các chỉ
dụ, các huấn điều và những quy ước về nghi lễ, như tang lễ, hôn lễ.
Mặc dù có những mặt tích cực, lý thuyết xây dựng chế độ quân chủ tập
quyền và quản lý xã hội của Nho giáo cũng có nhiều hạn chế. Bởi vậy, ở Việt
Nam, Nho giáo được độc tôn chưa đầy một thế kỷ, xã hội đã loạn lạc, các tập
đoàn phong kiến nổi lên tranh quyền, đoạt vị suốt ba thế kỷ tiếp đó. Niềm tin vào
Nho giáo, nhất là vào đức trung quân của Nho giáo, đã giảm dần. Nhưng, trong
ba thế kỷ này, các tập đoàn phong kiến vẫn dùng Nho giáo làm vũ khí tư tưởng
để trị nước. Lúc ấy, quyền lực trong xã hội vẫn thuộc về những người đứng đầu
các tập đoàn phong kiến, nên dù đức trung quân có bị giảm sút thì nó vẫn được
sử dụng để củng cố uy quyền của các vị vua, chúa mới nổi lên.
KẾT LUẬN
Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam và đặc biệt là thời kỳ tiền cận đại,
Nho giáo đã góp phần rất lớn trong việc củng cố và phát triển chế độ quân
chủ, cung cấp những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng
14
nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những

thể chế và quy phạm. Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp
phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới.
Tuy nhiên, Nho giáo Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì
cũng vẫn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ
thống trị và tư tưởng của giai cấp đó. Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở
về trước tuy có một vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối
với nhân dân. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu
cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực.
Từ Nho giáo chuyển sang chủ nghĩa Mác là một cuộc đấu tranh cách
mạng lâu dài và một biến chuyển về tư tưởng cơ bản: từ một hệ tư tưởng duy
tâm lấy ý chí con người làm gốc sang chủ nghĩa duy vật với phương pháp
khoa học, từ tưởng tôn ti trật tự gia trưởng sang dân chủ, từ dân tộc sang tư
tưởng Mác xít phải đòi hỏi một quá trình.
Ngày nay, Việt Nam tiếp thu Nho giáo trên cơ sở phát huy những mặt
tích cực, loại bỏ những mặt hạn chế, kế thừa tinh hoa của nền chính trị truyền
thống, nhằm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nền
đạo đức mới phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
và xây dựng những con người kiểu mới cho xã hội ngày mai.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Minh Giang (chủ biên), Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản
lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2008;
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, Khoa Chính trị học, Chính trị học Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Ha Nội 2005;
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, Khoa Chính trị học, Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị
quốc gia, Ha Nội 2001;
4. Tạ Ngọc Liễn, Nho giáo Việt Nam ở thế kỷ XV - đầu thể kỷ XVI,

hp://htx.dongtak.net/spip.php?ar)cle1359;
5. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sủ Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội 2003;
6. Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, bản dịch của Ngô Tất Tố,
Tất Tố dịch)
7. Phạm Hồng Tung, Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa
chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội 2010;
8. Khổng Tử, Luận ngữ, />khổng-tử.
16

×