Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng lao động thương binh và xã hội thị xã bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.36 KB, 29 trang )

Lời Mở Đầu
Sau gần 20 năm đổi mới đất nước ta đã có nhiều khởi sắc về kinh tế và
xã hội. Đó là nhờ vào sự đóng góp quan trọng của nhiều nghành nghề khác
nhau mét trong những nghành đó là Nghành lao động thương binh và xã hội.
Cùng với sự phát triển của thời gian thì chức năng của Nghành lao động
thương binh và xã hội ngày càng được mở rộng không còn bó hẹp trong phạm
vi là lo cho những người có công với cách mạng nữa mà còn chăm lo bảo vệ
đời sống cho cho mọi người dân lao động. Thông qua những hoạt động của
các cơ quan chức năng ở từng tỉnh thành trên cả nước đã đóng góp rất lớn cho
sự phát triển của nghành còng nh sù phát triển của đất nước nói chung. Tỉnh
Thanh hoá là một trong những Tỉnh tiêu biểu trong công tác lao động thương
binh và xã hội. Cơ quan đã có rất nhiều thành tích trong công tác như: Công
tác về đờn ơn đáp nghĩa, Lao động việc làm, tiền lương tiền công, lao động
công Ých, phòng chống tệ nạn, thanh tra chính sách, thanh tra lao động, xuất
khẩu lao động và chuyên gia Những thành tích này đã được Bộ Lao Động và
UBND Tỉnh khen thưởng và công nhận.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú trong cơ quan đặc biệt là
các cô chú Phòng Thương bing và Xã hội đã giúp đỡ nhiệt tình. Trong thời
gian 3 tuần thực tập vừa qua em đã làm quen với thời gian làm việc, nội quy
và phong cách làm việc, còng nh các kiến thức khác phục vụ cho công việc và
cuộc sống.
Thời gian thực tập tổng hợp này em đã tìm hiểu khái quát về cơ quan
thông qua những tài liệu mà các cán bộ trong cơ quan cung cấp từ các văn
phòng khác nhau dưới sự giới thiệu và chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thị Huế em đã có những kế hoạch riêng cho mình cụ thể là:
Tuần đầu tiên làm quen với các cán bộ trong phòng và tìm hiểu về nội
quy của phòng nói riêng và cơ quan nói chung, quá trình hình thành và phát
triển của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Thị xã Bỉm Sơn.
Tuần thứ hai tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của
UBND Thị xã Bỉm Sơn.
Tuần thứ ba tìm hiểu về mục tiêu phương hướng hoạt động, những kết


quả đạt được và những nội dung khác.
Sau đây là nội dung mà trong thời gian thực tập tổng hợp em đã thu được:
Phần I - GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I - Tổng quan về Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn
1. Địa điểm.
UBND Thị xã Bỉm Sơn
28- Trần Phú- P. Ba Đình- TX. Bỉm Sơn- T. Thanh Hóa
ĐT: 037.824207
2. Quá trình hình thành và phát triển của Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn:
Quá trình hình thành và phát triển của UBND thị xã Bỉm Sơn gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Bỉm Sơn (1977 - nay).
Ngày 29/6/1977, theo đề nghị của Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá, Bộ
trưởng phủ thủ tướng đã ký quyết định 140/BT phê chuẩn việc thành lập Thị
trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Địa giới Thị trấn Bỉm Sơn được quy định: Phía Đông giáp xã Hà Ninh, Hà
Lan (huyện Hà Trung cũ); phía Tây giáp đường Quốc lé 1A gối cầu khe sông,
các thôn Bùi Lâm và Trạch Lâm, xã Hà Dương, phía Nam giáp xã Cổ Đam và
Nghĩa Môn xã Hà Lan (Hà Trung cũ); phía Bắc giáp Hà Nam Ninh (nay là
Ninh Bình).
Căn cứ Quyết định thành lập Thị trấn và tình hình tổ chức Đảng cũng như
tổng số Đảng viên trên khu vực Bỉm Sơn, ngày 26/10/1977, Ban thường vụ
Tỉnh uỷ Thanh HOá quyết định thành lập Ban chấp hành thị đảng bộ Bỉm Sơn
gồm 9 đồng chí do đồng chí Phạm Như Nhuần làm Bí thư.
Căn cứ Quyết định trên, ngày 27/10/1977, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh
Hoá quyết định thành lập UBND lâm thời thị trấn; đồng chí Phạm Như Nhuần
- Nguyên trưởng phòng bảo vệ chính trị Ty Công an Thanh Hoá làm chủ tịch.
Thị trấn Bỉm Sơn tuy có cố gắng phát triển nhưng bộ máy hành chính
chưa hoàn thiện, do đó quá trình xây dựng Đảng nói riêng và xây dựng địa
phương nói chung còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở vị thế của Bỉm Sơn,
trước yêu cầu của sự phát triển, ngày 18/12/1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ký Quyết định số 157/HĐBT thành lập
thị xã Bỉm Sơn gồm Thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã
Quang Trung, Hà Lan.
Đến nay, thị xã có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (5 phường và 2 xã), bao
gồm các phường: Ngọc Trạo, Ba Đình, Bắc Sơn, Lam Sơn, Đông Sơn và 2 xã
Hà Lan, Quang Trung.
Từ ngày thành lập đến nay, thị xã Bỉm Sơn đã qua 8 khoá Hội đồng nhân
dân, chính quyền các cấp ngày càng được hoàn thiện, năng lực điều hành và
quản lý Nhà nước từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
đổi mới.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND thị xã Bỉm Sơn:
UBND thị xã
Phòng ban
chuyên môn
UBND các ph-
ờng, xã 5 ph-
ờng, 2 xã)
Các đơn vị sự
nghiệp
Phòng
HĐND
UBND
Phòng
Nông
nghiệp
Phòng
thanh
tra NN
Phòng
TCLĐ

Phòng
GD &
ĐT
Sự nghiệp
khác
Sự nghiệp
giáo dục
Kinh
tế
Văn
hoá
Thể
dục thể
thao
Sự
nghiệp
khác
UBDS,
GĐ &
trẻ em
Phòng
VHTT
TDTT
Phòng
công
thơng
Phòng
TC-
KH
Phòng

ĐCNĐ
& ĐT
Ban
QL các
chợ
Nhà
văn
hoá
Trung
tâm
TDTT
QL
công
trình
công
ích
Qua sơ đồ cho chóng ta nhìn thấy được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
UBND thị xã Bỉm Sơn. UBND thị xã Bỉm Sơn là cơ quan chỉ đạo trực tiếp
gồm có một chủ tịch UBND và hai phó chủ tịch UBND. Cụ thể, cơ cấu nh
sau:
* 10 phòng ban chuyên môn với các chuyên viên làm tham mưu giúp
UBND
- Văn phòng HĐND và UBND: ( văn phòng phục vô chung cho hoạt động
của HĐND - UBND, tiếp dân, thi đua khen thưởng, tôn giáo, tư pháp) với
một chánh văn phòng, hai phó chánh văn phòng; một phó chánh văn phòng tư
pháp, một phó chánh văn phòng nội vụ với 15 chuyên viên.
- Phòng tổ chức lao động: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 chuyên
viên.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 12
chuyên viên.

- Phòng nông nghiệp: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 8 chuyên
viên.
- Phòng công thương: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 chuyên
viên.
- Phòng giáo dục: Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 15 chuyên viên.
- Phòng Thanh tra nhà nước: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6
chuyên viên.
- Phòng địa chính - nhà đất và đô thị: Trên cơ sở hợp nhất phòng địa chính
- nhà đất với phòng quản lý đô thị gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng; 1 phó
phòng đô thị và 1 phó phòng kiểm định với 7 chuyên viên.
- Phòng Văn hoá thông tin - TDTT: Trên cơ sở chuyển nhiệm vụ quản lý
nhà nước từ trung tâm thể dục thể thao về phòng Văn hoá thông tin, gồm 1
trưởng phòng, hai phó phòng, một phụ trách thể dục thể thao, một phụ trách
văn hoá thông tin, có 10 chuyên viên.
- Uỷ ban dân sè - gia đình và trẻ em: Trên cơ sở hợp nhất uỷ ban dân số và
kế hoạch hoá với uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
* Uỷ ban nhân dân các phường, xã: Gồm 5 phường, 2 xã.
- Mỗi phường, xã có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch.
- Các phường thuộc thị xã: phường Bắc Sơn , phường Lam Sơn, phường
Đông Sơn, phường Ngọc Trạo, phường Ba Đình.
- Các xã: xã Quang Trung, xã Hà Lan
* Các đơn vị sự nghiệp:
- Sù nghiệp giao dục: gồm 37 trường học trong đó:
14 trường Mầm non
8 trường Tiểu học
7 trường Trung học cơ sở
2 trường phổ thông, 1 trường ngoài công lập
3 trường THCN
1 trung tâm giáo dục thường xuyên
2 trung tâm dạy nghề.

- Sù nghiệp khác:
+ Sù nghiệp kinh tế: ban quản lý các chợ
Trên địa bàn thị xã có 12 chợ lớn nhỏ trong đó có các chợ lớn nh: Chợ
Bỉm Sơn, chợ Lam Sơn, chợ Ba Đình…
+ Văn hoá: Nhà văn hoá
+ Thể dục thể thao: Trung tâm thể dục thể thao
+ Sù nghiệp khác: Ban quản lý công trình công Ých, ban thanh tra nhà
nước, trung tâm dạy nghề.
4. Chức năng nhiệm vụ của uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn
UBND thị xã có các phòng, ban chuyên môn tham mưu hỗ trợ cho UBND
quản lý nhà nước đối với các hoạt động của thị xã.
* Văn phòng HĐND & UBND:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về Tư pháp, thi đua, tôn giáo, Y tế, Dân téc và miền núi. Nhiệm vụ cụ
thể:
- Xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của UBND thị xã, lịch
công tác tuần của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được phân
công và đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó đạt hiệu quả.
- Thu nhập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo UBND và trước kỳ họp
HĐND, phụ vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND thị xã. Thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cấp trên theo qui định. Ghi biên bản họp
UBND, biên bản giao ban Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND hàng tuần. Thông
báo tinh thần cuộc họp UBND tới các cơ quan, đơn vị, xã phường có liên
quan để thực hiện.
- Trực tiếp hoặc phối hợp soạn thảo một số đề án, phương án; Theo dõi,
đôn đốc các phòng, UBND các xã, phường soạn thảo một số đề án; Tham gia
ý kiến và thẩm tra trước khi trình UBND thị xã xem xét, quyết dịnh.
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu và các điều kiện cần thiết phục vụ các phiên
họp, buổi làm việc, đón tiếp khách, hoạt động của HĐND, TT. HĐND,

UBND, Chủ tịch và Phó chủ tịch.
- Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản, công tác văn thư, lưu trữ của
UBND tỉnh và hướng dẫn các phòng, UBND các xã về nghiệp vụ công tác
văn thư, hành chính, lưu trữ theo quy định của Pháp luật.
- Chăm lo các điều kiện vật chất, phục vụ cho cán bộ công chức TT.
HĐND, UBND làm việc.
- Quản lý tài sản của cơ quan UBND
- Hướng dẫn và kiểm tra UBND xã, phường trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Nhà nước, của cấp trên nhằm bảo đảm thực hiện chính
sách Tông giáo, quyền tự do tín ngưỡng của công dân ở địa phương theo quy
định của pháp luật. Chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái những quy định và chính sách
của Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
- Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các chế độ về thi đua khen thưởng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có kết quả kế hoạch phối hợp tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; Thực hiện quản lý công tác Tư
pháp đối với xã, phường, hướng dẫn và chỉ đạo làm tốt công tác hộ tịch; Thực
hiện phương án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "Một cửa" và việc
chứng thực theo thẩm quyền.
* Thanh tra Nhà nước:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về thanh tra và thực hiện quyền thanh tra theo thẩm quyền. Nhiệm vụ cụ
thể:
- Xây dựng kế hoạch Thanh tra hàng năm trình Chủ tịch phê duyệt và tổ
chức thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với UBND
xã, phường.
- Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan chuyên môn của UBND thị xã,
UBND xã, phường Chủ tịch UBND xã, phường trong việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về nhiệm vụ thanh tra, về tổ chức các cuộc thanh tra và

giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Tổ chức thanh tra theo kế hoạch hàng năm (kể cả thanh tra đột xuất theo
yêu cầu) việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước
của các Trưởng phòng ban, chủ tịch UBND xã, phường. Thanh tra việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế của các cơ quan, đơn vị, cá nhân
thuọc quyền quản lý của UBND thị xã. Các kết luận của Thanh tra phải báo
cáo Chủ tịch UBND thị xã xin ý kiến chỉ đạo.
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực
Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi thẩm quyền mà pháp
lệnh Thanh tra và Luật khiếu nại, tố cáo quy định.
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND thị xã giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền. Giải quyết khiếu nại khi được chủ tịch UBND thị xã uỷ qyuền
theo điều 20 Nghị định 67/1999/NĐ - CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ.
- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo.
- Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, nội dung giải quyết liên quan tới
phần nào mà các đồng chí Phó chủ tịch phụ trách thì phải xin ý kiến đóng
góp, sau đó thanh tra tổng hợp tham mưu cho Chủ tịch ra Quyết định giải
quyết.
- Phối hợp với UBKT thị uỷ giải quyết các vụ việc thanh tra có liên quan
đến đảng viên theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ chính trị, theo quy chế
phối hợp của Uỷ ban kiểm tra Thị uỷ.
- Thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND thị xã và sù chỉ
đạo của Thanh tra Tỉnh về công tác tổ chức và nghiệp vụ.
* Phòng giáo dục:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về giáo dục Mầm non, tiểu học, THCS, giáo dục thường xuyên, kỹ thuật
tổng hợp, hướng nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của thị xã
hàng năm và từng giai đoạn, tổ chức chỉ đạo thực hiện khi được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện Luật giáo dục, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hoá
công tác giáo dục nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra các trường trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước,
nội dung và phương pháp giảng dạy.
- Tham mưu cho UBND thị xã quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa
bàn thị xã, xử lý nghiêm khắc đối với những giáo viên dạy thêm không đúng
quy định.
- Xây dựng đội ngò cán bộ giáo viên, bố trí sử dụng, bồi dưỡng thực hiện
chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chât và tinh thần cho cán bộ, giáo
viên.
- Thực hiện chế độ tiếp nhận giáo viên, tuyên chuyển giáo viên theo phân
cấp của Tỉnh.
- Dù toán kinh phí giáo dục tổng thể, cùng với phòng Tài chính hướng dẫn
chế độ tài chính kế toán của các trường học.
- Quan tâm cho đầu tư mua sắm, phân phối, sư dụng hợp lý các thiết bị,
đồ dùng dạy học, sổ sách dùng trong nhà trường.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND xã, phường về xây dựng, tu bổ
cơ sở vật chất các trường học…
- Chỉ đạo các trường đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt, phát huy sáng
kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Quan tâm đến công
tác phổ cập giáo dục và việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia.
- Phòng giáo dục chịu sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Phó chủ tịch
UBND phụ trách văn xã và sự chỉ đạo của Sở giáo dục - đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ.
* Phòng tổ chức - lao động
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền về lao
động và việc làm, TBXH, đào tạo và dạy nghề. Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực được phân công và tổ chức triển khai

thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiệm vụ cụ thể:
+ Công tác tổ chức cán bộ:
- Quản lý hệ thống tỏ chức bộ máy chính quyền và đội ngò cán bộ cơ sở
xã, phường theo phân cấp qủan lý.
- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các xã, phường thực hiện NĐ 29 của
Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Hướng dẫn và theo dõi các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước đóng trên
địa bàn thực hiện NĐ 07, NĐ71 của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân
chủ trong cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước.
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế lao động tiền lương theo phân cấp,
thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước và cán bộ
chính quyền cơ sở theo quy định của Pháp luật.
- Tham mưu cho UBND trong việc thành lập, sát nhập, giải thể các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thị xã; giúp Chủ tịch UBND thị xã trong việc
đánh giá tuyển chọn, bố trí đề bạt cán bộ thuộc thẩm quyền.
- Tham mưu cho UBND trong công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý và sử
dụng cán bộ từ thị đến cơ sở theo quy định hiện hành.
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND theo
quy định của pháp luật.
- Quản lý địa giới hành chính và hồ sơ mốc giới, bản đồ địa giới hành
chính của thị xã.
- Căn cứ vào văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên giúp UBND
soạn thảo các Quyết định, Chỉ thị thuộc thẩm quyền và kiểm tra việc thực
hiện các văn bản đó.
+ Công tác Lao động - Thương binh xã hội:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác Lao động - Thương
binh và xã hội khi được UBND thị xã phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện pháp
luật, chính sách chế độ về lao động, tiền lương, việc làm, bảo hộ lao động,
điều kiện lao động, lao động công Ých và chương trình xoá đói giảm nghèo.

- Hướng dẫn, kiểm tra thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận hưởng
chính sách ưu đãi người có công để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, thống kê tổng hợp,
điều chỉnh chế độ được hưởng cho các đối tượng người có công, thực hiện
chế độ thông tin báo cáo định kỳ, hướng dẫn việc lập danh sách người có
công ở cấp xã.
- Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ ưu đãi và các khoản kinh phí
cho thương binh, liệt sỹ và người có công, thanh toán, quyết toán theo quy
định của chế độ tài chính Nhà nước hiện hành.
- Trả lời, giải quyết đơn thư khiếu nại của tập thể, cá nhân về chính sách
chế độ thương binh, liệt sỹ và người có công theo thẩm quyền.
- Lập danh sách mộ liệt sỹ, sơ đồ mộ chí ở nghĩa trang liệt sỹ, hướng dẫn
việc xây dựng, tu bổ nâng cấp và bảo quản mộ, tượng đài, bia liệt sỹ.
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiẹn công tác tuyên truyền, xây
dựng các phong trào, mô hình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người
có công trên địa bàn thị xã.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã làm công tác chính sách xã hội.
- Phòng chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND về công tác tổ
chức cán bộ, của Phó chủ tịch về lĩnh vực được phân công và sự chỉ đạo của
Ban tổ chức chính quyền, Sở LĐ & XH tỉnh về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Phòng VHTT - TDTT:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về Văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá,
thôn tin - TDTT của thị xã khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, UBND xã phường và nhân dân trên địa
bàn thực hiện pháp luật và những quy định của ngành VHTT - TDTT, về lễ
hội truyền thống, về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hoá, về bảo
ệ các di tích lịch sử - văn hoá và các hoạt động kinh doanh dịch vụ VHTT -
TDTT.

- Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong
hoạt động vănh hoá, thông tin, thể thao của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá
nhân, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền, xử lý những vi phạm theo quy
định của pháp luật.
- Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và hoạt động
VHTT - TDTT ở địa phương, kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền hoặc
người phụ trách để giải quyết.
- Phòng VHTT - TDTT chịu sự điều hành trực tiếp của Phó chủ tịch văn
xã và sự chỉ đạo của Sở văn hoá - Thông tin, Sở Thể dục thể thao tỉnh về
chuyên môn, nghiệp vụ.
* Phòng Tài chính - kế hoạch:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã về việc thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về tài chính, giá, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh. Nhiệm vụ
cụ thể:
- Tham mưu cho UBND thị trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội hàng năm và từng giai đoạn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển ngành hoặc các lĩnh vực công tác được phân công và tổ chức triển khai
thực hiện khi được Sở quản lý ngành và UBND thị xã phê duyệt.
- Giúp UBND thị xã hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về
tào chính, ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã theo quy định của Pháp
luật.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, Ban tài chính xã, phường xây dựng dự
toán ngân sách hàng năm, tổng hợp xây dựng dự toán ngân sách thị xã báo
cáo UBND thị xã xem xét để trình HĐND thị xã quyết định.
- Lập phương án phân bổ dự toán ngân sách thị xã, phương án điều chỉnh
dù toán trong trường hợp cần thiết theo quyết định của cấp có thẩm quyền
trình UBND xem xét, để trình HĐND thị xã quyết định, hướng dẫn kiểm tra
việc lập, quản lý điều hành và quyết toán ngân sách.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý tài chính, công tác tổ
chức thực hiện dự toán theo Luật ngân sách Nhà nước của phường, xã va cơ

quan, đơn vị HCSN thuộc thị xã và các đơn vị được cấp kinh phí uỷ quyền
Nhà nước.
- Phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách
Nhà nước trên điạ bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các Kho bạc
Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các
đối tượng sử dụng ngân sách cấp thị.
- Tổ chức thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã, phường, các đơn vị
HCSN sử dụng nguồn ngân sách thị xã, lập tổng quyết toán ngân sách toàn
thị.
- Tham mưu cho UBND thị xã tổ chức quản lý các khoản đóng góp và sử
dụng đúng mục đích; Thực hiện quản lý giá theo sự phân cấp.
- Quản lý tài sản Nhà nước thuộc khu vực HCSN xã, phường theo quy
định của Chính phủ.
- Quản lý cấp phát và quyết toán nguồn kinh phí được uỷ quyền quy định.
- Định kỳ bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngò kế toán
đơn vị HCSN và kế toán xã, phường.
- Thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Phòng TCKH chịu sự điều hành trực tiếp của Chủ tịch, Phó chủ tịch kinh
tế và sự chỉ đạo của Sở tài chính - vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh về
chuyên môn, nghiệp vụ.
* Phòng nông nghiệp
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, định canh định cư,
kinh tế mới và hợp tác xã trên địa bàn thị xã. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi, định canh định cư, kinh tế mới và HTX trên địa bàn thị xã, tổ
chức triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch được phê duyệt. Bao gồm:
+ Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản, lâm sản và phát triển ngành
nghề nông thôn.
+ Hướng dẫn việc thành lập và quản lý hoạt động của các HTX.

+ Quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác rừng.
+ Quản lý tài nguyên nước, quản lý việc xây dựng, khai thác các công
trình thuỷ lợi, phòng chống bão lụt, bảo vệ đê điều, quản lý nước sạch sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Quản lý Nhà nước và các hoạt dộng dịch vụ thuộc ngành.
+ Quản lý công tác giống thực vật và động vật.
+ Tổ chức chỉ đạo và thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm.
+ Tổ chức ứng dụng tiến bộ KH - CN thuộc lĩnh vực phòng phụ trách.
+ Phối hợp với trạm Thó y, Trạm bảo vệ thực vật, trạm Thuỷ nông và các
ngành có liên quan trong quản lý công tác Thó y, công tác bảo vệ thực vật, về
sử dông các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm, bảo vệ
công trình thuỷ lợi, đê điều, nguồn nước thuộc phạm vi trách nhiệm được giao
theo quy định của pháp luật.
- Là bộ phận thường trực của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã.
- Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc
chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, đơn vị, công dân hoạt động có liên
quan đến ngành, lĩnh vực công tác của phòng, xử lý hoặc kiến nghị cấp có
thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
- Phòng NN & PTNT chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Phó chủ tịch
Kinh tế và sự chỉ đạo của Sở NN & PTNT, cơ quan quản lý ngành cấp Tỉnh
về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Phòng công thương:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện, khoa học, công nghệ, môi
trường, thương mại, du lịch trên địa bàn thị xã. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của ngành
được phân công trên địa bàn thị xã và tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch đó khi được phê duyệt.
- Thực hiện quản lý Nhà nước các lĩnh vực Công nghiệp, Tiểu thủ công
nghiệp địa phương. Hướng dẫn các xã, phường, tổ chức du nhập các ngành

nghề sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
- Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra
viecẹ chấp hành pháp luật và văn bản quản lý Nhà nước đối với tổ chức, đơn
vị, công dân hoạt dộng có liên quan đến lĩnh vực công tác của phòng, xử lý
hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng phương án phát triển mạng lưới Thương mại, dịch vụ, thực
hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động
Thương mại, dịch vụ trên địa bàn thị xã.
- Phòng Công thương chịu sự quản lý, điều hành của đồng chí Phó chủ
tịch kinh tế và sự chỉ đạo của các Sở quản lý ngành về chuyên môn, nghiệp
vụ.
* Phòng quản lý đô thị:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về địa chính, nhà đất, quy hoạch đô thị, kiến trúc, giao thông công
chính. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực công tác
được giao trên địa bàn thị xã và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc
chấp hành pháp luật và văn bản quản lý Nhà nước đối với các tổ chức, đơn vị,
công dân hoạt động có liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác của phòng, xử
lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Quản lý Đô thị theo quy hoạch được tỉnh phê duyệt, theo Luật đất dai và
các quy định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tham gia với các cơ quan có thẩm quyền cấp Tỉnh lập hoặc điều chỉnh
bổ sung quy hoạch chung và các quy hoạch chi tiết trên địa bàn thị xã.
- Lập các dự án đàu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền thị xã được
Tỉnh duyệt đầu tư. Lập thiết kế dự toán các công trình thị đầu tư hoặc được
phân cấp.
- Tham gia giám sát các công trìh XDCB, sửa chữa thuộc xã, phường; Tư
vấn giám sát giúp các xã, phường trong công tác XDCB do phường, xã đầu

tư.
- Lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, đất giao thông
thuỷ lợi theo hướng dẫn của ngành.
- Lập hồ sơ xin đất ở, xin thuê đất trình Tỉnh phê duyệt cho các hé dân và
cơ quan, doanh nghiệp.
- Tham mưu cho UBND thị xã trong việc xét duyệt cấp đất ở dân cư.
- Thực hiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc
chuyển quyền sở hữu đất ở dân cư, đất nông lâm nghiệp theo quy định.
- Kiểm tra đôn đốc các xã, phường quản lý đất theo luật; phát hiện, lập
biên bản xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, lấn
chiếm đất đai theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì giải quyết các tranh chấp về đất đai.
- Tham gia lập quy hoạch hệ thống giao thông của thị xã với tỉnh; Lập quy
hoạch giao thông đường phố; Quản lý tốt việc xây dựng các công trình giao
thông trên địa bàn; Thực hiện QLNN và hướng dẫn hoạt động của Tổ quy tắc
xã, phường.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các bến, bãi đậu, đỗ xe; Quản lý
phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn, giúp đỡ các HTX vận tải thực
hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của ngành, của Nhà nước.
- Phòng QLĐT chịu sự quản lý, điều hành của đồng chí Phó chủ tịch kinh
tế và sự chỉ đạo của các Sở quản lý ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
* Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em:
Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về dân số, gia đình và trẻ em. Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chương
trình mục tiêu các dự án về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn thị xã và
chức năng thực hiện khi được phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình, mục tiêu,
chính sách đã được phê duyệt và các quy định của Nhà nước về dân số, gia
đình và trẻ em trên địa bàn thị xã.

- Phối hợp với các ngành chức năng trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận
động nhân dân thực hiện chính sách DS - KHHGĐ, công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác DSGĐ & TE xã, phường.
- Xây dựng chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thực hiện chương
trình.
- Uỷ ban BVCSTE chịu sự quản lý trực tiếp của Phó chủ tịch văn xã và sự
chỉ đạo của UB DSGĐ & TE tỉnh về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban thuộc UBND thị
xã Bỉm Sơn:
- Các phòng ban là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thị xã, đồng
thời là tổ chức của hệ thống quản lý ngành từ Trung Ương đến cấp thị. Phòng
không phải là cơ quan cấp trên của đơn vị cơ sở, không có quyền ra các quyết
định đối với các đơn vị cơ sở.
- Bên cạnh đó phòng, ban giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn thị xã.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành
thống nhất với phòng Tài chính - kế hoạch trình UBND thị phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chế độ chính sách của Đảng và Nhà
nước.
+ Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn về việc
thực hiện các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chính
sách chế độ, quy định của Nhà nước và địa phương.
+ Tổ chức việc quản lý, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng và sử dụng cán
bộ chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành ở cơ sở, tổ chức sơ kết, tổng kết công
tác ngành hàng năm, giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực chuyên
môn nghiệp vụ theo thẩm quyền, thực hiện các báo cáo theo quy định của thị
xã.
- Phòng chịu trách nhiệm trước UBND thị xã, các sở chuyên ngành về

công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND thị xã và các cơ ở đối với
hoạt động quản lý được giao.
- Các phòng được quyền triệu tập các đơn vị cơ sở để phổ biến chủ
trương, quy định của Nhà nước, UBND tỉnh, UBND thị xã triển khai các công
tác nghiệp vụ chuyên môn của ngành.
- Ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy
tới UBND phường và các tổ chức có liên quan đến thị xã.
- Phòng có trưởng phòng phụ trách, từ 1 - 2 phó trưởng phòng và một số
chuyên viên cán sự. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động của phòng trước UBND thị xã, đồng thời chịu trách nhiệm với giám đốc
sở về các mặt công tác chuyên môn do sở chỉ đạo. Phó trưởng phòng giúp
việc trưởng phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng về những việc
do trưởng phòng phân công, thay mặt trưởn phòng khi đi vắng.
- UBND thị xã giao chỉ tiêu biên chế cho các phòng ban trên cơ sở tổng
biên chế quản lý Nhà nước của thị xã được UBND tỉnh giao hàng năm và
chức năng nhiệm vụ, khối lượng công việc, chức danh tiêu chuẩn cán bộ,
công chức của phòng.
- Phòng chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND thị xã, phòng là
cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước thuộc
lĩnh vực ngành trên địa bàn. Bên cạnh đó phòng có trách nhiệm báo cáo tình
hình hoạt động, khó khăn vướng mắc, đồng thời đề xuất những biện pháp
giúp cơ sở giải quyết tháo gỡ khó khăn, tiếp nhận và triển khai nhanh chóng
các Chỉ thị của UBND thị xã về lĩnh vực quản lý Nhà nước được phân công.
- Phòng chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và chịu
sự giám sát, kiểm tra của sở về công tác chuyên môn, có trách nhiệm báo cáo
tình hình hoạt động, khó khăn vướng mắc của sở, công tác của phòng và kiến
nghị các giải pháp giải quyết thuộc thẩm quyền của sở.
- Phòng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, giúp UBND
phường thực hiện chủ trương, chính sách pháp luạt, quy định của Nhà nước,
tỉnh và thị xã, chỉ đạo về chuyên môn đối với cán bộ quản lý ngành của

phường.
- Các phòng có quan hệ với nhau phối hợp hỗo trợ, bình đẳng, đảm bảo
tính thống nhất, giúp UBND thị xã quản lý Nhà nước trên địa bàn.
- Phòng có trách nhiệm hướng dẫn chế độ chính sách, pháp luật chuyên
môn, nghiệp vụ, chương trình mục tiêu, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và
nghĩa vụ đối với Nhà nước, tiếp nhận báo cáo thống kê, kế toán và các đề
nghị, yêu cầu của đơn vị đối với cấp trên.
II - THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2004
1. Về kinh tế
Tuy gặp không Ýt khó khăn ngay từ đầu năm, dịch cóm gia cầm, thời tiết
rét đậm kéo dài và hạn hán gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; sự
tăng giá đột biến của một số nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Song nền kinh tế thị xã tiếp tục
phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, giá trị sản xuất trên địa
bàn dạt 2.073.000 tr.đ = 110,1% kế hoạch năm (KH), tăng 23,3% so với năm
2003 (CK), trong đó địa phương 439.750tr.đ = 138.6% KH, tăng 52,5% so
CK.
Cơ cấu các ngành kinh tế công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch vụ,
nông - lâm, ngư nghiệp tương ứng là: 90,6% - 6,7% - 2,7%; Thu ngân sách
NN địa phương tăng 26% so CK; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 23,3%; GDP
bình quân đầu người 992 USD, tăng 94 USD so CK, tổng giá trị hàng hoá
xuất khẩu đạt 1,019 triệu USD, tăng 7,6% so CK.
2. Về xây dựng cơ bản - Quản lý đô thị:
Tổng vốn dầu tư toàn xã hội 259.000 tr.đ, trong đó vốn nhà nước
19.000tr.đ, vốn khu vực dân cư 50.000tr.đ, vốn đầu tư của các doanh nghiệp
190.000tr.đ.
Tổng vốn đầu tư XDCB thực hiện của địa phương 18.108tr.đ = 73% so
KH. đã thanh toán 11,069 tỷ.đ, nợ tồn đọng 7,039 tỷ.đ.
Công tác quy hoạch được UBND thị xã đặc biệt quan tâm, trọng tâm là
quy hoạch khu Công nghiệp phía Bắc, khu thương mại, khu đô thị mới phía

Nam và quy hoạch chi tiết các khu dân cư. Hoàn thành đề án xây dựng và
phát triển thị xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Năm 2004 giao đất làm nhà ở cho 126 hộ (đất ở mới 102 hộ, đất xen cư
24 hé), giao đất thuê cho 6 doanh nghiệp; chuyển quyền SDĐ ở 52 hộ và
chuyển quyền SDĐ lâm nghiệp 17 hộ; cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ 699
hộ, tăng 515 hé so CK, đưa tổng số hộ nội thị được cấp giấy lên trên 3.000 hộ,
đạt gần 40% hộ dân cư phù hợp quy hoạch; cấp phép xây dùng cho 71 hé gia
đình và 7 đơn vị, tăng 33 hộ và 2 đơn vị so CK, giải quyết xong việc khiếu nại
tranh chấp đất đai 05 trường hợp.
Vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị được đảm bảo, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của nhân dân từng bước được nâng lên, phạm vi gom rác thải
được mở rộng đáng kể, có gần 3.000 hộ nội thị = 40% số nội thị và 68 cơ
quan hợp đồng thu gom rác, tăng gần 500 hộ và 30 cơ quan so CK; thu phí vệ
sinh thu đạt 70% KH, tăng 45% so CK, các công trình phóc lợi, vỉa hè, cống
rãnh được sửa chữa kịp thời, chiếu sáng đô thị, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
đường phố được duy trì thường xuyên.
3. Về văn hoá - xã hội:
Giáo dục đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển toàn diện về
chất lượng; giáo dục Bỉm Sơn tiếp tục được Sở GD - ĐT đánh giá là một
trong những đơn vị dẫn đầu của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá; học sinh tốt
nghiệp các cấp đạt 99,03% trở lên, có 1.069 học sinh giỏi các cấp học, môn
học (Câp thị xã: 744, cấp tỉnh và Quốc gia 325).
Hoạt động văn hoá thông tin, phát thanh và phát lại truyền hình tập trung
vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Phong trào TDTT phát triển rộng và đạt thành tích cao; tổ chức tốt các
hoạt động hè cho thiếu niên, nhi đồng; tổ chức nhiều hoạt động thể thao
truyền thống nhân dịp Tết cổ truyền và nhiều giải thể thao chào mừng các
ngày kỷ niệm lớn.
Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất và

thiết bị y tế được đầu tư, công tác y tếd ự phòng được tăng cường, vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được tuyên truyền và tổ chức thực hiện
có hiệu quả.
4. Về quốc phòng an ninh
Công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân được triển khai và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả; nền Quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố và
phát triển vững chắc, số cơ sở xã phường vững mạnh, cụm tuyến an toàn làm
chủ được củng cố. Lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện nghiêm phương
án, kế hoạch chiến đấu, thường xuyên phối hợp, hợp đồng tác chiến đảm bảo
an ninh chính trị, TTATXH.
Công tác bảo đảm trật tự ATGT được tăng cường; Ban ATGT từ thị xã
đến các xã, phường được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong
đợt diễn tập BS 04 và thực hiện đợt cao điểm ATGT góp phần nâng cao ý
thức chấp hành luật lệ giao thông của nhân dân.
Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội và trật tực công cộng, quản
lý hộ tịch, hộ khẩu, làm chứng minh thư nhân dân, phòng chống cháy nổ có
nhiều tiến bộ, công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ được
duy trì thường xuyên.
5. Về công tác chỉ đạo và điều hành của UBND thị xã:
UBND thị xã chỉ đạo điều hành công việc theo quy chế làm việc, thực
hiẹn nguyên tắc tập trung dân chr trong mọi hoạt động, các thành viên UBND
thị xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xử lý kịp thời những vấn đề thực
tiễn xảy ra theo đúng thẩm quyền được giao.
UBND thị xã thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai, tổ chức
thực hiện các Chỉ thị, NQ cấp trên, tăng cường công tác quản lý quy hoạch,
quản lý đất đai và XDCB, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cải cách thủ
tục hành chính ở địa phương.
Trong chỉ đạo và phát triển kinh tế xã hội , UBND thị xã tập trung hàng
đầu cho công tác quy hoạch và tích cực thu hót đầu tư vào địa bàn thị xã, tích

cực khai thác nguồn lực để xây dựng thị xã sớm trở thành Thành phố công
nghiệp.
III - MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu
- Tinh giảm biên chế, đảm bảo chất lượng chính trị, chất lượng công tác
của cán bộ.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
- Tập trung chỉ đạo, rà soát các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian quy
trình giải quyết công việc.
- Kiện toàn bộ máy làm việc
- Cải cách hành chính, thực hiện chủ trương một dấu (một cửa).
- Tách hẳn việc quản lý nhà nước ra khỏi việc quản lý kinh doanh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp
của hệ thống chính trị.
2. Quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010
Trong những năm tới thị xã tiếp tục phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm
năng sẵn có về đất đai, kết cấu hạ tầng, nhân lực dồi dào, an ninh chính trị
đảm bảo kết hợp với tăng cường thu hót đầu tư, sớm đưa thị xã từ đô thị loại
IV lên đô thị loại III. Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, thì phát triển

×