Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Đề tài chuẩn mực kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.48 KB, 18 trang )

Chuẩn mực kiểm
toán
I. Khái quát chung

Chuẩn mực kiểm toán: là những quy phạm pháp
lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm
toán và cơ sở điều tiết hành vi của KTV và các bên
hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định.

Hình thức:
+ Luật pháp : là hình thức pháp
lý cao nhất của chuẩn mực kiểm
toán, là những quy định của pháp
luật do cơ quan lập pháp ban hành.
+ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
cụ thể: là hình thức phổ biến của
chuẩn mực kiểm toán, bao gồm các
nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề
nghiệp và nghiệp vụ chuyên môn.
+ Những quy định cụ thể áp
dụng cho từng đối tượng kiểm toán
Các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế
(International Auditing Guidilines-IAGs)

Mỗi văn bản có thể là những hướng
dẫn nghiệp vụ cụ thể(IAG5,7…)
hướng dẫn một chuyên mục cụ
thể(IAG4,6,8…) hoặc khái quát
những nguyên tắc theo một hệ thống
xác định (IAG3,13,19…).



Bao gồm 29 văn bản chỉ
đạo được ban hành trong
suốt 10 năm từ 1980 đến
1990.
Văn bản chỉ đạo kiểm toán số 3

Các nguyên tắc cơ bản :
+ Giới thiệu
+ Chính trực khách quan và độc lập
+ Bí mật
+ Kĩ năng và khả năng
+ Công việcdo người khác thực hiện
+ Dẫn chứng bằng tài liệu
+ Lập kế hoạch
+ Bằng chứng kiểm toán
+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Kết luận và báo cáo kiểm toán.
II. Các chuẩn mực kiểm toán được chấp
nhận phổ biến
(Generally accepted auditing standards-GAAS)

Nhóm chuẩn mực chung

Loại chuẩn mực chuyên môn :
+ Nhóm chuẩn mực thực hành
+ Nhóm chuẩn mực báo cáo
1. Nhóm chuẩn mực chung


Đào tạo nghiệp vụ và thành thạo về chuyên môn như
một KTV: KTV phải được đào tạo một cách đầy đủ
và hợp lý về lĩnh vực kiểm toán, am hiểu sâu sắc về
kế toán và kiểm toán.

Thái độ độc lập của KTV: phụ thuộc vào 2 yếu tố là
bản chất thực của KTV và cách nhìn nhận của công
chúng đối với KTV.

Thận trọng nghề nghiệp thích đáng: đòi hỏi KTV luôn
phải đa nghi nghề nghiệp cần thiết.
2. Loại chuẩn mực chuyên môn

Nhóm chuẩn mực thực
hành

Nhóm chuẩn mực báo
cáo
a. Nhóm chuẩn mực thực hành
Lập kế hoạch và giám sát công việc kiểm toán:
nhằm xác định rõ lượng công việc cần hoàn
thành, số lượng KTV cần thiết, các thủ pháp
kiểm toán cần thực hiện,…
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Nhằm
giúp KTV xây dựng một chương trình kiểm
toán hợp lý
Thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có
hiệu lực: đầy đủ và có hiệu lực là những yêu cầu
về số lượng và chất lượng của Bằng chứng
kiểm toán cần thu thập.

b. Nhóm chuẩn mực báo cáo

Tuân thủ GAAP: Xác
nhận bảng khai tài chính
trình bày đúng nguyên
tắc kế toán được chấp
nhận phổ biến.

Tính nhất quán: Chỉ ra
trường hợp không nhất
quán giữa các kỳ kế toán.

Khai báo đầy đủ: Đánh
giá tính đầy đủ các khai
báo kèm theo bảng khai
tài chính.

Trình bày ý kiến: Đưa ra
ý kiến. KTV có 4 lựa
chọn để đưa ra ý kiến.
3. Liên hệ hệ thống chuẩn mực kiểm toán tại
Việt Nam

Tính đến nay, Hệ thống
chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam do Bộ Tài chính ban
hành gồm có 41 chuẩn mực
còn hiệu lực.
a. Những thành tựu về phát triển của hệ thống
kiểm toán VN


Pháp luật về kiểm toán sớm hình thành, đã tạo tiền đề
cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán.

Sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội
bộ đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công
cuộc đổi mới kinh tế của VN.

Hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn
ổn định. Hoạt động KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh,
nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành từ 2006.

Mối quan hệ giữa ba phân hệ kiểm toán đã bước đầu hình
thành.
b.Hạn chế của hệ thống kiểm toán VN

Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa
đầy đủ và đồng bộ.

Các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đặc biệt là quy trình,
chuẩn mực, quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán của cả ba phân hệ
kiểm toán mặc dù đã được chú trọng xây dựng và ban hành nhưng còn
thiếu đồng bộ .

Sự phát triển về tổ chức của cả ba phân hệ kiểm toán chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn.

Hoạt động kiểm toán trong thực tế còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và
chất lượng.


Các phân hệ kiểm toán chưa tạo lập được những quan hệ chặt chẽ, có tính
hệ thống.

Chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước đối với ba phân hệ kiểm toán.
c. Mục tiêu và quan điểm phát triển hệ thống
kiểm toán VN đến năm 2020

Thứ nhất, quán triệt đường lối của Đảng và tuân thủ pháp luật của
Nhà nước về phát triển hệ thống kiểm toán ở VN.

Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán, trong đó KTNN là
công cụ mạnh trong kiểm tra, giám sát của Nhà nước.

Thứ ba, phát triển hệ thống kiểm toán phù hợp với lộ trình xây
dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.

Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các tổ
chức nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán.

Thứ năm, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của VN và thông lệ
quốc tế.
d. Giải pháp phát triển hệ thống kiểm toán VN
đến năm 2020

Hoàn thiện môi trường pháp lý của hoạt động kiểm toán.

Tăng cường năng lực, phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập
mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán.


Đổi mới tổ chức công tác kiểm toán phù hợp với những vấn đề
cải cách tài chính công, tài chính doanh nghiệp.

Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán.

Tăng cường nhận thức về hoạt động kiểm toán.

Phân định chức năng, nhiệm vụ và xác lập mối quan hệ giữa hệ
thống kiểm toán với hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về hoạt động kiểm toán.
Thank you !!!

×