Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá dịch vụ bổ sung tại khách sạn thượng hải nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.24 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Bố cục đề tài khóa luận tốt nghiệp: 7
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lí luận về khách sạn và kinh doanh khách sạnError! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm về khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạnError! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại về khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động kinh doanh khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.2. Lí luận về dịch vụ trong khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm về dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ du lịchError! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái niệm về DVBS Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Phân loại dịch vụ bổ sung trong khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Vai trò của dịch vụ bổ sung trong khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Điều kiện phát triển dịch vụ bổ sung trong khách sạnError! Bookmark not defined.
1.2.6. Ý nghĩa kinh doanh DVBS trong khách sạn Error! Bookmark not defined.
1.2.7. Xu thế phát triển dịch vụ bổ sung trong khách sạnError! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI KHÁCH SẠN
THƯỢNG HẢI – NGHỆ AN Error! Bookmark not defined.


2.1. Tổng quan về khách sạn Thượng Hải – Nghệ An Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Thượng Hải-Nghệ AnEr
ror! Bookmark not defined.
2.1.2. Chức năng: Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhiệm vụ: Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh: Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Quyền hạn: Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Error! Bookmark not defined.
2.1.7. Cơ cấu nguồn nhân lực của khách sạn Error! Bookmark not defined.
2.1.7.1. Cơ cấu nguồn nhân lực chung Error! Bookmark not defined.
2.1.7.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ở các DVBS của khách sạnError! Bookmark not defined.
2.1.8. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật Error! Bookmark not defined.
2.1.9. Nguồn khách của khách sạn từ năm 2010 đến năm 2012Error! Bookmark not defined.
2.1.10. Kết quả kinh doanh của khách sạn trong 3 năm 2010 – 2012
Error! Bookmark not defined.
2.2. Đánh giá DVBS của khách sạn Thượng Hải so sánh với một số khách sạn cùng
cấp hạng ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giới thiệu về một số khách sạn 3 sao ở Việt NamError! Bookmark not defined.
2.2.1.1. Khách Sạn Majestic Salute Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2. Khách sạn Đống Đa – Huế Error! Bookmark not defined.
2.2.1.3. Khách sạn Xanh Nghệ An (Green Hotel) Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đánh giá khái quát DVBS tại một số khách sạn 3 sao ở Việt Nam và khách sạn
Thượng Hải Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá dịch vụ bổ sung của du khách điều tra tại khách sạn Thượng Hải – Nghệ
An Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thông tin về phiếu điều tra Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Thông tin về đối tượng điều tra Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Mục đích việc đi du lịch của du khách điều tra Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Số lần du khách điều tra lưu trú tại khách sạn Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Thời gian du khách điều tra lưu trú tại khách sạn Error! Bookmark not defined.

2.3.6 Hình thức đi du lịch của du khách điều tra Error! Bookmark not defined.
2.3.7. Nguồn thông tin tiếp cận khách sạn của du khách điều traError! Bookmark not defined.
2.3.8. Mức độ sai khác giữa thông tin quảng cáo và thực tếError! Bookmark not defined.
2.3.9. Các dịch vụ bổ sung du khách điều tra đã sử dụng Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá dịch vụ bổ sung của khách sạn Thượng Hải của du khách điều tra
Error! Bookmark not defined.
2.5. Đánh giá về từng dịch vụ bổ sung của du khách điều traError! Bookmark not defined.
2.5.1 Đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Đánh giá dịch vụ thể thao Error! Bookmark not defined.
2.5.3. Đánh giá dịch vụ karaoke Error! Bookmark not defined.
2.5.4. Đánh giá dịch vụ vui chơi giải trí Error! Bookmark not defined.
2.5.5. Đánh giá dịch vụ đội xe du lịch Error! Bookmark not defined.
2.5.6. Đánh giá dịch vụ giặt là Error! Bookmark not defined.
2.5.7. Đánh giá chất lượng dịch vụ khác Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA DU KHÁCH VỀ DỊCH VỤ BỔ SUNG CỦA KHÁCH SẠN THƯỢNG HẢI –
NGHỆ AN Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm nguồn khách của khách sạn Error! Bookmark not defined.
3.2. Ma trận SWOT về sản phẩm DVBS của khách sạn Thượng Hải
Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung tại khách sạn
Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đa dạng hóa các loại hình DVBS trong khách sạnError! Bookmark not defined.
3.3.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuậtError! Bookmark not defined.
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Xây dựng những quy trình nghiệp vụ chuẩn Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Thực hiện thích hợp các chính sách về giá của dịch vụ massage, đội xe du
lịch Er
ror! Bookmark not defined.
PHẦN III 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7
1. Kết luận 7
2. Kiến nghị 8
2.1. Kiến nghị với Nhà nước 8
2.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch 10
2.2 Kiến nghị với Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An 10


























PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo nhịp xô bồ của cuộc sống hiện đại, tấp nập như ngày nay, bên cạnh những nhu
cầu tối thiểu như ăn, mặc, ngủ, thì dường như cầu vui chơi giải trí ngày càng được
quan tâm. Bởi lẽ cuộc sống ngày càng "khắc nghiệt", con người ngày càng phải làm
việc vất vả dưới nhiều áp lực. Do đó, giải trí thư giãn càng quan trọng, càng cấp thiết.
Và trong đó, du lịch là một trong những loại hình được nhiều người ưa chuộng và ngày
càng phổ biến. Trải qua một quá trình dài manh nha và phát triển, du lịch ngày nay được
mọi người xem là một ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”. Đối
với Việt Nam, là một quốc gia “đẹp”, với hệ thống tài nguyên hết sức đa dạng, phong
phú thì du lịch thực sự đã trở thành một ngành kinh tế góp phần rất lớn vào doanh thu
hàng năm của quốc gia, đồng thời du lịch phát triển chính là một công cụ hữu hiệu để
con người, đất nước Việt Nam ngày càng gần gũi hơn với bạn bè năm châu. Nhận thức
được tầm quan trọng cũng như tiềm năng mà du lịch mang lại, các doanh nghiệp cũng
như Nhà nước đã và đang có sự đầu tư thích đáng và hiệu quả. Bằng chứng là hệ thống
các cơ sở vật chất kĩ thuật, chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng cao,
đồng thời là quá trình bảo tồn các tài nguyên du lịch được chú trọng…
Một trong những nhu cầu tối thiểu cũng như đầu tiên mà du khách đi du lịch quan
tâm là nhu cầu về lưu trú. Do đó, ở hầu hết các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú rất được
chú trọng đầu tư. Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có nhiều loại hình
lưu trú khác nhau như khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, làng du lịch, resort, dịch vụ home
stay…đã ra đời.
Hệ thống cơ sở lưu trú của nước ta những năm gần đây tăng nhanh về số lượng, tuy
nhiên về chất lượng của các cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như của các dịch vụ vẫn chưa
cao, đặc biệt đối với các cơ sở lưu trú với quy mô vừa và nhỏ. Với tình hình của nền
kinh tế đang suy thoái hiện nay, cùng với mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng gia tăng, kèm theo đó là “khách hàng” ngày càng khó tính với những đòi hỏi
cao, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh
lưu trú nói riêng chính là sự đổi mới và nâng cao về chất lượng. Ngoài ra, một trong

những điểm khác biệt giữa các cơ sở lưu trú chính là hệ thống các dịch vụ bổ sung. Bên
cạnh chất lượng và kiến trúc của phòng nghỉ, thái độ phục vụ của nhân viên thì loại hình
cũng như chất lượng của các dịch vụ bổ sung là dấu ấn mà du khách lưu lại sau chuyến
đi của họ. Chú trọng đầu tư cho các dịch vụ bổ sung là phù hợp và cần thiết đối với các
cơ sở lưu trú, hơn nữa là sự sống còn của các doanh nghiệp, bởi không đổi mới chính là
tự vẫn.
Trong quá trình thực tập tại khách sạn Thượng Hải, tôi đã có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu
về các dịch vụ bổ sung của khách sạn, tôi nhận thấy khách sạn vẫn chưa nhận thức được
tầm quan trọng của các dịch vụ bổ sung trong việc thu hút du khách lưu trú cũng như
kéo dài thời gian lưu trú tại khách sạn, và quan trọng hơn hết là làm hài lòng du khách.
Do đó, khách sạn hiện vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng đối với các DVBS. Nhằm tìm
hiểu rõ hơn về thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp để khai thác hiệu quả các
DVBS, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá dịch vụ bổ sung tại khách sạn Thượng Hải-
Nghệ An” nhằm giúp khách sạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các DVBS trong xu
thế cạnh tranh nhu hiện nay để từ đó có những giải pháp cải thiện và đổi mới thích hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề về DVBS của khách sạn.
- Đánh giá DVBS của khách sạn Camellia – Huế
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của du khách về DVBS tại khách sạn
Thượng Hải-Nghệ An
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại khách sạn
Thượng Hải và có sử dụng một trong những DVBS của khách sạn Thượng Hải.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Nghiên cứu các DVBS của khách sạn Thượng Hải-Nghệ An, tầm quan trọng cũng như
mức độ quan tâm sử dụng của du khách đối với các DVBS ở khách sạn. Từ đó, đánh giá
được các DVBS trong khách sạn và đưa ra được các giải pháp để mở rộng và nâng cao
các DVBS của khách sạn Thượng Hải-Nghệ An.
Về không gian:

Khách sạn Thượng Hải-Nghệ An, đặc biệt là ở các bộ phận cung cấp DVBS cho khách.
Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: từ năm 2010 đến năm 2012
Số liệu sơ cấp: từ tháng 02/2013 đến tháng 04/2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, phân tích đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
a. Phương pháp thu thập tài liệu
Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet, các báo cáo của cơ quan,
phòng ban, các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó,
tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, xử lý để rút ra những nội dung đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu.
b. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu
Các tài liệu sau khi thu thập thì được tiến hành chọn lọc, phân tích, xử lý, hệ thống
hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hơp cho phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp thống
kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên
chương trình SPSS 16.0.
c. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Tiến hành khảo sát thực tế tại khách sạn nhằm so sánh những số liệu thu thập được
với tình hình thực tiễn, thấy được những nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển rồi từ
đó đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế của khách sạn.
d. Phương pháp chọn mẫu
* Đối với các DVBS: chọn các DVBS tiêu biểu ở khách sạn Thượng Hải-Nghệ An để
tiến hành điều tra.
* Đối với việc chọn mẫu điều tra:
+ Công thức tính mẫu:
)*1(
2
eN
N

n


Trong đó: n: Quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể, N = 40.290 (tổng lượt khách tại khách sạn
Thượng Hải năm 2012). Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép giữa tỷ
lệ mẫu và tổng thể là e =10% . Lúc đó:



Như vậy, quy mô mẫu là 100 mẫu.
Để tránh khỏi sự sai sót do khách không đánh đủ các câu nên tôi chọn tổng số mẫu
điều tra phân tích là 130 mẫu. Bên cạnh đó, số liệu thống kê lượt khách đến lưu trú tại
khách sạn Thượng Hải vào năm 2012 cho thấy: Tổng lượt khách đến lưu trú tại khách
sạn vào năm 2012 là 40.290 lượt khách, trong đó có đến 80% là khách nội địa, 20% còn
lại là khách quốc tế. Do đó, tôi cũng đã thực hiện việc phát bảng hỏi nghiên cứu theo tỉ
lệ như trên. Cụ thể, tổng số bảng hỏi nghiên cứu phù hợp với đề tài là 130 bảng hỏi,
trong đó có 104 bảng hỏi được dành cho khách nội địa và 26 bảng hỏi dành cho khách
quốc tế.
5. Bố cục đề tài khóa luận tốt nghiệp:
Đề tài khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 phần :
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu, bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về nội dung của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Giải pháp và định hướng về vấn đề nghiên cứu
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình làm bài, do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm bản
thân nên đề tài còn có nhiều sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của quý thầy
cô.


PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với nhịp phát triển nhanh của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng hiện
nay, ngành kinh doanh khách sạn ngày càng được chú trọng đầu tư hơn, dẫn chứng là sự
ra đời của một số lượng lớn khách sạn cũng như các loại hình cơ sở lưu trú khác. Đồng
thời với sự gia tăng về số lượng là sự nâng cấp về tiêu chuẩn đạt sao như về cơ sở vật
chất kỹ thuật, số lượng phòng, trang trí và nội thất trong khách sạn, và đặc biệt là đa
dạng hóa và hoàn thiện các DVBS trong mỗi khách sạn. Trong xu thế cạnh tranh ngày
càng gia tăng đó, đòi hỏi khách sạn phải không ngừng tìm tòi và đổi mới, hoàn thiện các
dịch vụ để hình thành một lượng khách trung thành, đồng thời thu hút những nguồn
khách mới để tận dung tối đa nguồn lực hiện có của mình và mang lại doanh thu cao
nhất cho khách sạn.
Trải qua một quá trình ra đời và hoạt động, khách sạn Thượng Hải đã có một nền tảng
khá vững chắc là đội ngũ nhân viên làm việc có trách nhiệm và tinh thần cao, nội thất
trong phòng đẹp và hiện đại chính là điều gây ấn tượng đầu tiên cho du khách khi mới
đến khách sạn. Tuy nhiên, để có thể giữ chân du khách lưu trú lâu tại khách sạn thì yếu
tố quan trọng chính là các DVBS mà khách sạn có. Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù đã
có sự hình thành nhưng những DVBS của khách sạn chưa được quan tâm và đầu tư
thích đáng. Không gian chưa thích hợp, chất lượng của các trang thiết bị, máy móc chưa
cao, cùng với đó là hoạt động quảng bá, giới thiệu chưa thật sự hiệu quả đã làm lãng phí
một phần lớn doanh thu của khách sạn. Để có được một sự quan tâm đúng mức và có
hiệu quả đối với các DVBS, ban lãnh đạo khách sạn trước hết cần nhận thức đúng và
kịp thời tầm quan trọng của các DVBS đối với việc thu hút du khách lưu trú, kéo dài
thời gian lưu trú, tăng sự chi tiêu tại khách sạn để từ đó vừa làm hài lòng du khách vừa
mang lại một nguồn thu lớn, lâu dài cho khách sạn.
2. Kiến nghị
Trong những năm gần đây, ngành kinh doanh khách sạn đang được Nhà nước hết sức
quan tâm và tạo mọi điều kiện để phát triển. Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh –

Nghệ An có rất nhiều khách sạn mọc lên ồ ạt, trong đó có cả khách sạn Nhà nước và
khách sạn liên doanh, điều này đã tạo lên sự cạnh tranh gay gắt cả về giá cả và chất
lượng sản phẩm dịch vụ lưu trú. Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà nước về vấn đề này
còn chưa được đúng mức tạo nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp. Vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng DVBS nói riêng
tại khách sạn Thượng Hải – Nghệ An, vấn đề đặt ra không chỉ đối với ban lãnh đạo,
nhân viên của khách sạn mà còn cần phải có sự kết hợp đổi mới cơ chế quản lý của Nhà
nước và ban ngành liên quan trong những năm tới.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
2.1. Kiến nghị với Nhà nước
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành
kinh doanh khách sạn nói riêng đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Tuy
nhiên trong ngành du lịch nước ta vẫn tồn tại những bất cập. Đó là chưa quy hoạch rõ
ràng việc xây dựng hệ thống các khách sạn phục vụ du lịch, dẫn đến tình trạng xây dựng
tràn lan, ồ ạt, gây khó khăn cho việc quản lý. Việc cấp giấy phép kinh doanh còn buông
lỏng, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu
Chính vì vậy, để khắc phục những tồn tại này, nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch
nói chung, ngành kinh doanh khách sạn và khách sạn Thượng hải nói riêng phát triển,
xin kiến nghị một số giải pháp với Nhà nước như sau:
Nhà nước cần ban hành các tiêu chuẩn đo lường cụ thể với từng cơ sở đào tạo nguồn
nhân lực du lịch, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành.
Tăng ngân sách đầu tư cho các hoạt động du lịch quốc gia như tăng ngân sách cho
xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam, tăng ngân sách hoạt động cho Tổng cục du lịch,
Sở du lịch tổ chức các ngày hội du lịch, năm du lịch
Thiết lập một cách linh hoạt và hợp lí các chính sách vĩ mô ảnh hưởng đến chi phí
đầu vào và năng lực cạnh tranh của khách sạn như chính sách về thuế, giá điện nước,
viễn thông, lao động
Tạo môi trường xã hội, môi trường kinh doanh thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp
kinh doanh du lịch.
Quản lý, điều tiết giá cả, tỉ giá hối đoái ổn định, tạo tâm lí an toàn trong kinh doanh

và khuyến khích đầu tư.
Không ngừng đầu tư xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cuộc
sống dân cư, phục vụ cho sự phát triển ngành du lịch như hệ thống giao thông sân bay,
bến cảng, đường sắt
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các thủ tục hải quan để tạo không khí vui vẻ,
không bị ức chế đối với khách khi phải làm thủ tục ở sân bay, cửa khẩu trong quá trình
đi du lịch ở Việt Nam. Từ đó tăng cường khả năng thu hút khách đến Việt Nam.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các điều lệ, quy chế của Nhà
nước về hoạt động kinh doanh. Từ đó xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tạo môi
trường kinh doanh, cạnh tranh trong sạch.
Đời sống của người dân ngày một được nâng cao, song mức lương của người lao
động vẫn chưa theo kịp được xu thế tăng đó. Vì vậy, Nhà nước cần thiết lập một hệ
thống tiền lương hợp lý hơn, tăng dần mức lương cơ bản nhằm mục đích cải thiện đời
sống của người lao động.
Có sự biến đổi linh hoạt, mềm dẻo các quy tắc, nội quy về hoạt động kinh doanh,
tránh tình trạng dập khuôn, máy móc, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp.
2.2 Kiến nghị với Tổng cục du lịch
Tổng cục du lịch cần phải là cầu nối liên kết các doanh nghiệp trong ngành, nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chung của ngành và từng doanh nghiệp. Để
làm được điều này, Tổng cục du lịch có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về nâng
cao chất lượng dịch vụ bổ sung trong khách sạn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa
nhiều doanh nghiệp trong ngành, nhằm tháo gỡ những khó khăn, đồng thời hỗ trợ thông
tin giúp các khách sạn xây dựng chiến lược kinh doanh DVBS phù hợp.
Cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh khách sạn nói
chung và các DVBS nói riêng bằng việc liên kết các trường Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp chuyên nghiệp đào tạo về du lịch nhằm hỗ trợ các trường trong việc đào tạo cũng
như định hướng cho các trường, cho sinh viên những ngành nghề mới trong kinh doanh
khách sạn, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ bổ sung. Từ đó, tạo ra một đội ngũ lao động
có chuyên môn nghiệp vụ cao và đạo đức tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh các

DVBS trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần tiến hành thực hiện các chương trình xúc tiến, quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam với thế giới thông qua nhiều hình thức và nhiều kênh thông tin như: tham
gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, tham gia các tổ chức du lịch quốc tế, tổ chức
các cuộc thi sáng tác về du lịch Việt Nam, giới thiệu du lịch Việt Nam trên các tạp chí
du lịch quốc tế Tổng cục du lịch nên đưa ra một số lãnh đạo khách sạn trong nước
sang nước ngoài tham quan học hỏi kinh nghiệm phát triển DVBS.
Phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành, các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển du lịch, giáo dục ý thức toàn dân làm du lịch.
2.2 Kiến nghị với Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Nghệ An
- Cần tổ chức thi công các hạng mục cơ sở hạ tầng trong thành phố một cách khoa học,
hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tham quan, và tiếp cận với các khu
du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí, các khách sạn và nhiều doanh nghiệp khác kinh
doanh trong ngành du lịch.
- Cần có cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn cho tài sản và tính mạng khách du lịch quốc
tế và trong nước, nhằm giảm thiểu tình trạng khách du lịch bị lừa đảo, cướp giật.
- Cần tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
nhằm liên kết các doanh nghiệp du lịch, tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh du lịch của thành phố.
- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND thành phố thay đổi phương thức bán vé tham
quan, chú trọng các quy định, cam kết, phương thức quản lý trong việc liên kết với các
đơn vị kinh doanh lưu trú bán vé tham quan tại chỗ cho du khách.
- Tổ chức nhiều hoạt động lễ hội du lịch, năm du lịch, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất
nước và của thành phố nhằm thu hút ngày một nhiều hơn du khách đến với thành phố.
- Phát triển hợp lý loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái để thu hút thêm du
khách đến với Nghệ An, góp phần đa dạng hoá loại hình du lịch.

×